Luận án Quan điểm của v.i.lênin về chế độ tập trung dân chủ và sự vận dụng của đảng ta từ khi đổi mới đến nay

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

MỞ ĐẦU . 1

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu . 1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án . 3

2.1. Mục đích của luận án 3

2.2. Nhiệm vụ của luận án . 3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 4

4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án . 4

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án . 5

6.1. Ý nghĩa lý luận . 5

6.2. Ý nghĩa thực tiễn . 5

7. Kết cấu của luận án . 5

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI . 6

1.1. Những công trình nghiên cứu quan điểm của V.I.Lênin về tập trung

dân chủ và chế độ tập trung dân chủ . 6

1.1.1. Những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học nước ngoài . 6

1.1.2. Những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước . 9

1.1.3. Những công trình bàn về các thuật ngữ: Chế độ tập trung dân chủ hay

nguyên tắc tập trung dân chủ . 13

1.2. Những công trình nghiên cứu sự vận dụng quan điểm của V.I.Lênin về

chế độ tập trung dân chủ của Đảng ta trong thời kỳ đổi mới . 17

1.2.1. Hồ Chí Minh - một kiểu mẫu trong vận dụng quan điểm của V.I.Lênin

về chế độ tập trung dân chủ . 17

1.2.2. Thực hiện chế độ tập trung dân chủ phải có “điều kiện tiên quyết”, mà

thiếu nó thì không thể thực hiện đúng đắn được . 19

1.2.3. Thực hiện chế độ tập trung dân chủ phải gắn liền với đổi mới sự lãnh

đạo của Đảng . 21

1.2.4. Những thành tựu và hạn chế chủ yếu khi thực hiện chế độ tập trung dân

chủ của Đảng ta trong thời kỳ đổi mới . 22

1.3. Những công trình nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả vận dụng

quan điểm của V.I.Lênin về chế độ tập trung dân chủ 25

1.3.1. Giải pháp đề cao giáo dục nhận thức, thể chế hoá nguyên tắc thành quy

chế, quy định cụ thể, tăng cường tự phê bình và phê bình 25

1.3.2. Giải pháp đề cao kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực, thực hiện

pdf165 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 10/03/2022 | Lượt xem: 384 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quan điểm của v.i.lênin về chế độ tập trung dân chủ và sự vận dụng của đảng ta từ khi đổi mới đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thức ấy trong thực tiễn”. V.I.Lênin cũng cảnh báo, nhận thức không đúng sẽ gây nguy hại vô cùng cho Đảng. Nội dung của chế độ tập trung dân chủ trên hết và trước hết là chế độ tổ chức và nguyên tắc tổ chức của Đảng. Để thực hiện đúng đắn chế độ tập trung dân chủ, V.I.Lênin đòi hỏi phải thực hiện nghiêm chỉnh các nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, nguyên tắc tự phê bình và phê bình, nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, đây là những nội dung cụ thể hoá của chế độ tập trung dân chủ. Đồng thời, Người cho rằng, sức mạnh về chính trị, tư tưởng của Đảng chỉ có thể thực hiện bằng 71 tổ chức đảng, thông qua tổ chức đảng. Thực hiện chế độ tập trung dân chủ chính là cách thức để bảo đảm tính kỷ luật, kỷ cương và đoàn kết, thống nhất trong Đảng, làm cho Đảng thực sự vững chắc và phát huy được tối đa sức mạnh của toàn Đảng. Qua nghiên cứu các tác phẩm của V.I.Lênin, có thể thấy, từ trong bản chất, chế độ tập trung dân chủ đã loại bỏ các khuynh hướng vô chính phủ, sự thiếu thống nhất về lãnh đạo, đồng thời cũng loại bỏ khuynh hướng độc đoán, chuyên quyền, gia trưởng, cục bộ địa phương. Nghiên cứu V.I.Lênin còn cho thấy một điểm mới ít người chú ý, đó là chế độ bảo vệ người yếu thế (ý kiến thiểu số). Điều này cho thấy, V.I.Lênin chẳng những trung thành với chế độ tập trung dân chủ, nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng, mà Người còn triệt để tôn trọng quy luật khách quan, bởi vì, hơn ai hết, Người thừa hiểu rằng quyết định của số đông không phải bao giờ cũng đúng, cho nên Người tôn trọng nguyên tắc tập thể lãnh đạo, đồng thời cũng ra sức bảo vệ người yếu thế, ý kiến thuộc về thiểu số. Đây là kinh nghiệm quý cho các đảng mácxít vận dụng trong quá trình xây dựng đất nước, đoàn kết dân tộc. Phần tiếp theo NCS sẽ làm rõ thực trạng vận dụng quan điểm này của Đảng ta từ đổi mới đến nay. 72 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VẬN DỤNG CHẾ ĐỘ TẬP TRUNG DÂN CHỦ CỦA ĐẢNG TA TỪ KHI ĐỔI MỚI ĐẾN NAY Qua 30 năm đổi mới và trưởng thành, với vị thế cầm quyền, Đảng ta đã tích lũy nhiều kinh nghiệm quý báu, có những bổ sung, phát triển lý luận phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam trong điều kiện mới. Kinh nghiệm của một đảng cầm quyền cho thấy, giữ vững và thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ là một quy luật, là vấn đề có ý nghĩa quyết định đến sự đoàn kết, thống nhất, đến năng lực lãnh đạo, cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng. Những thành tựu và nhất là những hạn chế trong công tác xây dựng Đảng ta trong thời gian qua đều có nguyên nhân từ việc nhận thức và thực hiện nguyên tắc này. Bài học sâu sắc từ các nước xã hội chủ nghĩa trước đây cũng cho thấy sự suy yếu, tan rã của Đảng Cộng sản Liên Xô có nguyên nhân do từ bỏ nguyên tắc tập trung dân chủ. Đại hội VII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã tổng kết: “Phủ nhận nguyên tắc tập trung dân chủ là phủ nhận Đảng từ bản chất”; đồng thời nhấn mạnh: “Củng cố Đảng về tổ chức, thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ” là một biện pháp quan trọng xây dựng Đảng ngang tầm với những đòi hỏi của thời kỳ cách mạng mới. Từ Đại hội VII đến nay, Đảng ta luôn đề cao nguyên tắc cơ bản của Đảng. Với bản lĩnh của một đảng cách mạng chân chính, dày dạn kinh nghiệm, luôn nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình, gắn bó mật thiết với nhân dân, Đảng ta đã lãnh đạo, tổ chức và phát huy sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đưa đất nước giành được nhiều thắng lợi vĩ đại, vững bước trên con đường xã hội chủ nghĩa. Tổng kết quá trình ấy nhằm chỉ ra một số kết quả, thành tựu nổi bật, những bài học kinh nghiệm cho công tác xây dựng Đảng là cần thiết. Tổng kết thực tiễn gắn với soi chiếu qua vận dụng của Hồ Chí Minh và những chỉ dẫn của Người khi vận dụng chế độ tập trung dân chủ của V.I.Lênin sẽ làm kinh nghiệm phong phú và sâu sắc hơn. 73 3.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc tập trung dân chủ Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng kiểu mới là một trong những di sản lý luận quan trọng nhất mà Người để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta. Đó là một hệ thống lý luận, nguyên tắc về xây dựng Đảng với những nội dung phong phú và vô cùng sâu sắc. Trong các bài viết, bài nói của mình, Hồ Chí Minh có khi dùng “dân chủ tập trung” hoặc “tập trung dân chủ” tuỳ thuộc hoàn cảnh khác nhau. Đây là hai phạm trù có sự khác nhau ở cách nói, viết, nhưng nội hàm được hiểu giống nhau, thống nhất, biện chứng theo quan điểm của V.I.Lênin về chế độ TTDC. Khi nhấn mạnh dân chủ thì Hồ Chí Minh dùng phạm trù “dân chủ tập trung”, khi nhấn mạnh tập trung, Hồ Chí Minh dùng phạm trù “tập trung dân chủ”. Hồ Chí Minh nêu ra và sử dụng phạm trù “dân chủ tập trung” xuất phát từ thực tiễn cách mạng và văn hoá đặc trưng của người Việt Nam. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận Mác-Lênin, đặc biệt là quan điểm của V.I.Lênin về xây dựng Đảng kiểu mới của giai cấp vô sản, Hồ Chí Minh đã có những đóng góp nhất định về mặt nhận thức lý luận và cả trên phương diện hành động. Tuy nhiên, Hồ Chí Minh thường không tách lý luận với thực tiễn. Người thường thông qua hoạt động thực tiễn nêu ý kiến của mình và sau này được rút thành lý luận. Theo chúng tôi trong tư tưởng Hồ Chí Minh về chế độ TTDC được thể hiện ở một số điểm sau: 3.1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tập trung trong Đảng Tập trung trong Đảng được hiểu là thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, bộ phận phải phục tùng toàn thể, tất cả các đảng viên phải chấp hành vô điều kiện nghị quyết của Đảng. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Đảng tuy nhiều người, nhưng khi tiến đánh thì chỉ như một người” [6, tr.67]. Điều đó có nghĩa là đề cao vai trò của tập trung, thực hiện tập trung trong Đảng để tạo sự thống nhất ý chí và hành động, tạo thành sức mạnh to lớn trong đấu tranh cách mạng. Đây là biểu hiện cụ thể tính tiên phong chiến đấu của giai cấp công nhân. Theo Người, thực chất đó là những nội dung cơ bản của nguyên tắc TTDC. Những nội dung đó là bộ phận và thuộc tính của chế 74 độ TTDC. Bàn về sửa đổi lối làm việc, Hồ Chí Minh viết: “Có những cán bộ chỉ thấy lợi ích bộ phận của mình, không thấy lợi ích của toàn thể, muốn đem lợi ích của toàn thể phục tùng lợi ích của bộ phận mình. Họ quên hẳn cái chế độ dân chủ tập trung. Họ quên rằng thiểu số phải phục tùng đa số, hạ cấp phải phục tùng thượng cấp, bộ phận phải phục tùng toàn thể” [72, tr.276]. Người nhấn mạnh: “Về tổ chức, Đảng Lao động Việt Nam theo chế độ dân chủ tập trung” [73, tr.174]. 3.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong Đảng Theo Hồ Chí Minh, dân chủ trong Đảng được hiểu là việc khuyến khích nói hết, nói thẳng trong nội bộ Đảng, đồng thời phải thực hành dân chủ thường xuyên, rộng rãi trong Đảng và nhân dân. Dân chủ là làm cho mọi người mạnh dạn có ý kiến, làm cho Đảng tập trung được trí tuệ, tăng cường sức mạnh của Đảng. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Ðảng ta là một Ðảng chân chính cách mạng, Ðảng là đạo đức, là văn minh. Do vậy, thực hiện dân chủ và tập trung dân chủ trong Ðảng chẳng những nâng cao sức chiến đấu của Ðảng mà còn nâng cao uy tín và ảnh hưởng của Ðảng trong xã hội. Giác ngộ và thực hiện TTDC tự giác, xét trong chiều sâu văn hóa của nó lại là vấn đề tự do trong nhận thức quy luật và hành động đúng quy luật, thuận theo chân lý và đạo lý. Người giải thích rằng, chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do. Ðó là một quyền lợi mà cũng là một nghĩa vụ của mọi người. Khi mọi người đã phát biểu ý kiến, “đã tìm thấy chân lý, lúc đó quyền tự do tư tưởng hóa ra quyền tự do phục tùng chân lý” [75, tr.216]. Chỉ dẫn sâu sắc của Hồ Chí Minh về điều này đáng để cho mỗi chúng ta suy ngẫm và vận dụng. Trong nền chính trị dân chủ xã hội chủ nghĩa thì sự lãnh đạo của Ðảng bằng phương thức dân chủ là nội dung cốt lõi. Đây là một trong những sự khác biệt căn bản trong phương thức cầm quyền của đảng cộng sản so với các đảng khác. Dân chủ trong Đảng không những là vấn đề cốt tử, sống còn của Đảng, mà còn là nhân tố bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội được vững bền và hiệu quả. 75 3.1.3. Những phát triển mới của Hồ Chí Minh về chế độ tập trung dân chủ Từ cách giải thích ngắn gọn về tập trung và dân chủ trên đây, có thể khái quát sự vận dụng một cách sáng tạo của Hồ Chí Minh về chế độ TTDC của V.I.Lênin ở một số điểm sau: Một là, Hồ Chí Minh coi tập trung và dân chủ phải luôn luôn đi đôi với nhau: Dân chủ phải đi đến tập trung và tập trung trên cơ sở dân chủ. Tập trung dân chủ là một phạm trù độc lập có đời sống riêng. Nó không phải là sự lắp ghép của hai khái niệm có nội dung đối lập nhau giữa tập trung và dân chủ. Theo Hồ Chí Minh, một khi hệ thống tổ chức đảng đã hình thành và phát triển nó thường có xu hướng tăng cường tập trung và mở rộng dân chủ. Tăng cường tập trung và mở rộng dân chủ về thực chất là thực hành dân chủ thực sự trong nội bộ các tổ chức của Đảng, nhằm đoàn kết nội bộ và phát huy tính tập trung, thống nhất. Hồ Chí Minh chỉ rõ, “nếu không có dân chủ thì nội bộ của Đảng âm u”, “nếu không có đoàn kết nội bộ thì Đảng sẽ không thống nhất”. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, dân chủ và tập trung có sự thống nhất biện chứng. Người không hề đối lập hai mặt đó và cho rằng: Sự tập trung của Đảng được xây dựng trên nền tảng dân chủ và dân chủ dưới sự chỉ đạo của tập trung, là cơ sở của tập trung; dân chủ có lãnh đạo chứ không phải dân chủ cực đoan, vô chính phủ [74, tr.240-241]. Dân chủ là để đi đến tập trung và tập trung là nhằm thực hiện dân chủ. Dân chủ trong Đảng càng rộng rãi bao nhiêu thì tập trung trong Đảng càng đúng đắn bấy nhiêu. Do vậy, tập trung là điều kiện cần thiết cho sự tồn tại và hoạt động của Đảng. Chống lại thói tập trung quan liêu, Hồ Chí Minh chỉ rõ, “Từ Trung ương đến chi bộ xã đều phải làm đúng nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; đều phải chống cái tệ sùng bái cá nhân và quan liêu mệnh lệnh; đều phải thật thà tự phê bình và phê bình thẳng thắn; đều phải thật sự dân chủ” [75, tr.255]. Người nhấn mạnh: “Đảng phải giữ chế độ dân chủ tập trung. Phải 76 luôn luôn chỉnh đốn tổ chức, loại bỏ những phần tử xấu ra khỏi Đảng. Phải bồi dưỡng, lựa chọn và dùng cán bộ một cách đúng đắn” [74, tr.235]. Hai là, Hồ Chí Minh đề cao nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách phải luôn đi đôi với nhau. Chỉ có tập thể lãnh đạo mới phát huy được toàn bộ trí tuệ đội tiên phong của giai cấp công nhân và nhân dân lao động vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Người giải thích: “Vì sao cần phải có tập thể lãnh đạo? Vì một người dù khôn ngoan tài giỏi mấy, dù nhiều kinh nghiệm đến đâu, cũng chỉ trông thấy, chỉ xem xét được một hoặc nhiều mặt của một vấn đề, không thể trông thấy và xem xét tất cả mọi mặt của một vấn đề. Vì vậy, cần phải có nhiều người, nhiều người thì nhiều kinh nghiệm. Người thì thấy rõ mặt này, người thì trông thấy rõ mặt khác của vấn đề đó. Góp kinh nghiệm và sự xem xét của nhiều người thì vấn đề đó được thấy rõ khắp mọi mặt. Mà có thấy rõ khắp mọi mặt thì vấn đề ấy mới được giải quyết chu đáo, khỏi sai lầm” [72, tr.619]. Người còn nhấn mạnh: “Để lãnh đạo tốt, các cấp uỷ phải thật đoàn kết, thật dân chủ, phải thực hành chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách” [77, tr.600]. Theo Hồ Chí Minh, cá nhân phụ trách là nhằm tạo ra tính chuyên trách, gắn trách nhiệm để giải quyết công việc một cách tốt nhất. Người giải thích: “Việc gì đã được đông người bàn bạc kỹ lưỡng rồi, kế hoạch đã rõ ràng rồi, thì cần phải giao cho một người hoặc một nhóm ít người phụ trách Nếu không có cá nhân phụ trách, thì sẽ sinh ra cái tệ người này ủy cho người kia, người kia ủy cho người nọ, kết quả là không ai thi hành” [72, tr.619-620]. Người còn lưu ý, trong thực hiện nguyên tắc này phải chống lại bệnh độc đoán, chuyên quyền, vi phạm dân chủ trong Đảng; đồng thời chống lại tệ dựa dẫm tập thể, không dám chịu trách nhiệm. Đây là hiện tượng thường thấy hàng ngày, khi có thành tích thì nhận về mình, còn khuyết điểm thì đổ lỗi cho tập thể. Người đã chỉ rõ, lãnh đạo không tập thể thì đi đến cái tệ bao biện độc 77 đoán, chủ quan, kết quả là hỏng việc. Phụ trách không do cá nhân thì sẽ đi đến tệ bừa bãi, lộn xộn, vô chính phủ. Kết quả cũng hỏng việc. Tập thể lãnh đạo phải gắn liền với cá nhân phân công phụ trách. Từ đó, Người xác định: “Tập thể lãnh đạo là dân chủ. Cá nhân phụ trách là tập trung” [72, tr.620]. Tư tưởng đó của Người cho thấy, TTDC phải thực sự là sức mạnh của dân chủ, bản chất đích thực của nó xa lạ với tập trung quan liêu, tự do vô tổ chức kỷ luật. Dân chủ không đối lập với tập trung mà chỉ đối lập với quan liêu chuyên chế độc tài; cũng như vậy, tập trung không đối lập với dân chủ mà chỉ đối lập với phân tán cục bộ, tự do vô chính phủ. Theo Hồ Chí Minh: “Thực hành dân chủ là cái chìa khoá vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn” [78, tr.249]. Ba là, thực hành dân chủ rộng rãi trong Đảng là cách thức để thực hiện có chất lượng tự phê bình và phê bình. Khi quyền dân chủ được phát huy, đảng viên sẽ có trách nhiệm và tích cực tự phê bình, phê bình trên cơ sở tình đồng chí thương yêu lẫn nhau. Theo Hồ Chí Minh, thực hành dân chủ rộng rãi trong Đảng sẽ hạn chế được thái độ sợ phê bình, nể nang và đặc biệt sẽ khắc phục được căn bệnh lợi dụng phê bình để nói xấu, để công kích lẫn nhau, gây mất đoàn kết nội bộ. Phải thật sự mở rộng dân chủ, “luôn luôn dùng cách thật thà phê bình và thẳng thắn phê bình, nhất là phê bình từ dưới lên đảng viên ở địa vị càng cao, thì càng phải giữ đúng kỷ luật của Đảng, càng phải làm gương dân chủ” [74, tr.269] Thực hành dân chủ rộng rãi trong Đảng là để “có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách sửa chữa khuyết điểm đó” [72, tr.301]. Bởi vì: “Người đời không phải thánh thần, không ai tránh khỏi khuyết điểm. Chúng ta không sợ có khuyết điểm, nhưng chỉ sợ không biết kiên quyết sửa nó đi” [72, tr.166]. Thực hành dân chủ rộng rãi sẽ ngăn chặn được khuynh hướng tập trung quan liêu rất dễ nảy sinh trong điều kiện Đảng cầm quyền; đồng thời ngăn ngừa tình trạng “khi có ít nhiều quyền 78 hạn trong tay thì đâm ra kiêu ngạo, tham ô, lãng phí, quan liêu, không tự giác, mà biến thành người có tội với cách mạng” [73, tr.494]. Bốn là, quan điểm chế độ dân chủ tập trung trong tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện một cách sâu sắc tinh thần văn hoá Đảng. Thực hiện chế độ dân chủ tập trung thực chất là thực hành dân chủ thực sự trong nội bộ của Đảng. Hơn thế, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, có dân chủ trong Đảng mới có dân chủ trong xã hội, vì Đảng ta là Đảng cầm quyền, Đảng không có quyền lợi gì riêng của mình, Đảng không ở trên dân mà cũng không ở ngoài dân. Chế độ ta là chế độ dân chủ. Nhân dân là chủ. Đảng lãnh đạo là để nhân dân được làm chủ. Do đó, phải thực hành dân chủ rộng rãi trong Đảng. Quan điểm này là sự vận dụng quan điểm của V.I.Lênin cho rằng, “tất cả mọi công việc của Đảng đều được toàn thể các đảng viên, hoàn toàn bình quyền và không ngoại lệ nào, tiến hành trực tiếp hoặc thông qua các đại biểu; đồng thời tất cả những người có trách nhiệm trong Đảng, tất cả các ban lãnh đạo của Đảng, tất cả các cơ quan của Đảng đều được bầu ra, đều có trách nhiệm phải báo cáo và có thể bị bãi miễn” [54, tr.324]. Người yêu cầu mọi tổ chức đảng “phải thực sự mở rộng dân chủ để tất cả các đảng viên bày tỏ hết ý kiến của mình”. Dân chủ là điều kiện không thể thiếu để đảm bảo sinh hoạt bình thường của Đảng và phát huy tính tích cực của đảng viên. Không có dân chủ thì Đảng không thể thực hiện thành công vai trò lịch sử là “đội tiên phong của giai cấp và dân tộc”, không phát huy được tinh thần văn hoá Đảng. Dân chủ, chân lý và văn hoá Đảng quyện chặt làm một. Năm là, thực hiện chế độ tập trung dân chủ trong Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh tạo nên sức sống của Đảng. Trước hết, theo Hồ Chí Minh, thực hiện chế độ tập trung dân chủ sẽ phát huy được toàn diện sức mạnh của Đảng, của quần chúng trong một tổ chức thống nhất. Thực hiện nghiêm chế độ TTDC sẽ tạo điều kiện cho đảng viên với tư cách chủ thể của Đảng có nhiều cơ hội đóng góp khả năng sức lực, trí 79 tuệ của mình vào nhiệm vụ chung của Đảng; mọi hoạt động của Đảng được vận hành một cách có tổ chức, có kỷ luật vừa phát huy được sức mạnh, trí tuệ của toàn Đảng, vừa phát huy được năng lực nội sinh, sự khát khao cống hiến và ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân. Bên cạnh đó, thực hiện dân chủ trong Đảng là con đường tất yếu để đổi mới phong cách lãnh đạo của Đảng. Sự lãnh đạo hiệu quả, đúng, sai của Đảng được quyết định bởi việc kiên trì phát huy dân chủ; kiên trì thực hiện đúng nguyên tắc TTDC của các tổ chức đảng từ Trung ương đến cơ sở. Vì thế, “mở rộng dân chủ” trong Đảng hiện nay là vũ khí quan trọng nhất để đoàn kết trong Đảng, đoàn kết dân tộc. Mặt khác, theo Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam là một tổ chức tự nguyện, mọi đảng viên phải chấp hành nghị quyết và kỷ luật Đảng. “Đảng có kỷ luật rất nghiêm khắc. Tất cả đảng viên đều tuân theo tư tưởng chính trị và tổ chức của Đảng, đều phải thống nhất” để khi hành động thì toàn Đảng “thống nhất như một người”. Người khẳng định, thực hiện nghiêm chế độ TTDC “là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng”, “là then chốt của thành công” [79, tr.186]. Người nhấn mạnh: Đảng ta là một khối thống nhất về tư tưởng và hành động. Nếu thiếu điều đó Đảng sẽ xệch xoạc, ý kiến lung tung, kỷ luật lỏng lẻo, công việc bế tắc. Vì vậy, học tập Hồ Chí Minh, chúng ta phải thật sự nghiêm khắc phê phán và khắc phục cho được tình trạng mất dân chủ ở từng cấp, từng đơn vị, trước hết là trong cấp lãnh đạo; đồng thời phải khắc phục tình trạng buông lỏng về tổ chức, kỷ luật; không nghiêm chỉnh chấp hành Điều lệ Đảng, các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước thì mới tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong Đảng. Thực hiện dân chủ rộng rãi trong Đảng đi đôi với giữ nghiêm ý thức tổ chức, kỷ luật là vấn đề cơ bản mấu chốt để ngăn chặn và giải quyết kịp thời, tận gốc mọi sự tha hoá, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; nạn tham nhũng, chia rẽ, bè phái, trong Đảng hiện nay. 80 Sáu là, Hồ Chí Minh có sự sáng tạo khi vận dụng nguyên lý kinh điển mácxit về dân chủ. Hồ Chí Minh diễn đạt nguyên tắc này là dân chủ tập trung. Cái mới ở Hồ Chí Minh là đặc biệt chú trọng tới dân chủ, vận dụng đúng đắn quan hệ giữa dân chủ và tập trung, bảo đảm cho mối quan hệ này là lành mạnh, tích cực, không bị lệch lạc, cực đoan. Nói về Đảng Lao động Việt Nam, tại Đại hội II (năm 1951) và khi Đảng ra công khai, Người nhấn mạnh, về tổ chức, Đảng Lao động Việt Nam theo chế độ dân chủ tập trung. Người nhiều lần giải thích rằng thảo luận, tranh luận thẳng thắn, nói rõ và nói hết ý kiến, cùng nhau tìm tòi chân lý, đạt tới sự thống nhất, đó là dân chủ. Tôn trọng quyết định, chỉ thị, nguyên tắc, chấp hành mệnh lệnh chỉ huy, chấp hành nghị quyết của các cấp lãnh đạo, của người lãnh đạo, đó là tập trung. Tập thể lãnh đạo là dân chủ. Cá nhân phụ trách là tập trung. Kết hợp giữa tập thể lãnh đạo với cá nhân phụ trách, đó là dân chủ tập trung. Đảng là một tổ chức cách mạng, phải thống nhất tư tưởng, ý chí, hành động. Kỷ luật của Đảng nghiêm minh, là “kỷ luật sắt” nhưng là kỷ luật tự giác. Cũng có khi Người sử dụng khái niệm tập trung dân chủ nhưng vẫn luôn nhấn mạnh dân chủ, tập trung trên cơ sở dân chủ. Người cũng thẳng thắn phê bình một số cán bộ lãnh đạo của Đảng có lúc, có nơi, không được dân chủ. Vấn đề sâu xa là ở chỗ, dân chủ không đối lập với tập trung, rất cần tập trung; tập trung không đối lập với dân chủ, phải luôn dựa trên cơ sở dân chủ. Dân chủ chỉ đối lập với quan liêu, chuyên chế, độc tài. Tập trung chỉ đối lập với phân tán, cục bộ, tự do vô chính phủ. Dựa trên dân chủ, xuất phát và hướng đích tới dân chủ thì sẽ có tập trung lành mạnh, không biến thành tập trung quan liêu. Dân chủ phải được bảo đảm bởi tập trung, dẫn tới tập trung để không rơi vào tự do vô chính phủ, bè phái, cục bộ. Nguyên tắc dân chủ tập trung, coi dân chủ là mục đích, tập trung là điều kiện, phương thức thực hiện. Là một nhà dân chủ giữ vững nguyên tắc, nhưng rất tinh tế trong ứng xử, Hồ Chí Minh luôn đề cao tự phê bình và phê bình, tôn trọng ý kiến khác, không đồng nhất thiểu số với sai lầm, bởi đa số không 81 phải khi nào cũng đúng. Phải căn cứ vào thực tiễn, khi thực tiễn đã làm sáng tỏ sự thật đúng - sai thì phải xem xét lại các kết luận, không thành kiến với người có ý kiến thiểu số. Hồ Chí Minh đã rất chú trọng nguyên tắc và thực hành mẫu mực, có lý có tình, tôn trọng tổ chức, tôn trọng con người, tôn trọng nhân cách từng người. Đó cũng là tiêu biểu cho văn hóa dân chủ của Hồ Chí Minh. 3.2. Những thành công của Đảng ta trong vận dụng quan điểm của V.I.Lênin về chế độ tập trung dân chủ từ khi đổi mới đến nay 3.2.1. Về phương diện nhận thức 3.2.1.1. Tập trung dân chủ - nguyên tắc tổ chức cơ bản của Đảng Có thể nói, toàn bộ Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, ngoài đoạn mở đầu nói gọn về quá trình hình thành, bản chất, tôn chỉ mục đích của Đảng, tất cả các chương, điều còn lại đều thể hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trên từng mặt hoạt động của Đảng. Ý thức tổ chức tự giác là nét riêng nổi bật để phân biệt đảng viên cộng sản với bất cứ đảng nào khác. “Tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức cơ bản của Đảng Cộng sản” có thể giải thích gọn là nguyên tắc quy định mọi công việc quan trọng của Đảng đều phải được toàn thể đảng viên thảo luận một cách hoàn toàn dân chủ, rồi tập trung mọi ý chí và hành động vào các trung tâm lãnh đạo của từng cấp. Kể cả cấp cơ sở, những trung tâm đó không bao giờ là một cá nhân mà là một tập thể đã được toàn thể đảng viên trong đảng bộ lựa chọn và bầu cử bằng phiếu kín, không chịu áp lực của bất cứ thế lực nào. Suốt chặng đường gằn 90 năm qua, trong từng giai đoạn cách mạng cũng như từng nhiệm vụ cụ thể, nguyên tắc tập trung dân chủ luôn được coi trọng trong hoạt động, tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng từ Trung ương tới cơ sở. Nhất là trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta càng tích cực vận dụng, tổng kết và đưa ra những quyết định quan trọng, đúng đắn, phù hợp quy luật khách quan hơn. Hội nghị Trung ương 6 lần 2 (khoá VIII) của Đảng đã thông qua Nghị quyết xây dựng, chỉnh đốn Đảng và khẳng định: “Tập trung 82 dân chủ là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức, sinh hoạt và hoạt động của Đảng” [22, tr.59]. Đảng yêu cầu tất cả các tổ chức cơ sở đảng và đảng viên phải “nâng cao nhận thức thống nhất trong Đảng về nguyên tắc tập trung dân chủ. Xây dựng và bổ sung các quy định, quy chế thực hiện nguyên tắc này. Cụ thể hóa nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; chế độ trách nhiệm của người đứng đầu; quy định cụ thể về bảo lưu ý kiến, bảo đảm cho người có ý kiến bảo lưu được phát biểu đầy đủ trong tổ chức đảng và một số cơ quan lý luận thích hợp” [22, tr.62-63]. Trong các kỳ Đại hội IX, X và XI, Đảng ta tiếp tục mở rộng nội hàm dân chủ bằng cách hướng dẫn xây dựng quy chế, quy định cụ thể nhằm từng bước mở rộng, phát huy dân chủ trong sinh hoạt đảng, coi trọng xây dựng và thực hiện quy chế làm việc của cấp ủy từng cấp, thực hiện nghiêm kỷ luật Đảng, nâng cao vai trò, trách nhiệm của tổ chức cơ sở đảng và đảng viên. Gần đây nhất, trong Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI năm 2011, Đảng ta tiếp tục khẳng định rõ: “Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ”, đồng thời xác định 6 nội dung cụ thể không những về tổ chức mà chủ yếu là về hoạt động và sinh hoạt của Đảng. Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đã mở rộng hơn nữa nội hàm của nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng, đó là: “Phát huy dân chủ, đề cao trách nhiệm công dân, kỷ luật, kỷ cương xã hội; phê phán và nghiêm trị những hành vi vi phạm quyền làm chủ của nhân dân [17, tr.239]. Hội nghị Trung ương 9 (khóa XI) đã ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng. Quy chế bầu cử trong Đảng là một bước tiến mới trong mở rộng dân chủ trong nội bộ Đảng, nhằm đảm bảo cho việc bầu cấp ủy các cấp được thực hiện chặt chẽ, theo tinh thần mở rộng dân chủ, nhưng cũng rất tập trung, đúng nguyên tắc xây dựng Đảng. Quy chế này đã tạo nên sự đoàn kết, thống nhất cao trong các tổ chức đảng cấp tỉnh và tương đương trở xuống. Việc thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ đã góp phần đảm bảo giữ nghiêm kỷ luật Đảng, phát huy được trí tuệ tập thể trong xác định chủ trương, biện pháp lãnh đạo, 83 tạo sự đồng thuận cao trong Đảng và trong xã hội; khắc phục được những biểu hiện nghi kỵ, hiềm khích, bằng mặt nhưng không bằng lòng, thiếu tôn trọng nhau trong sinh hoạt và hoạt động. Đồng thời, là cơ sở để đấu tranh ngăn ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_quan_diem_cua_v_i_lenin_ve_che_do_tap_trung_dan_chu.pdf
Tài liệu liên quan