MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN C ỨU LIÊN QUAN ĐẾN
QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔ NG THÔ N VÀ
BẢO VỆ MÔ I TRƯỜ NG 6
1.1. Các công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài và tổ chức
quốc tế liên quan đến đề tài 6
1.2. Các công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước có liên quan
đến đề tài 10
1.3. Một số nhận xét rút ra từ những công trình nghiên cứu liên quan đến
đề tài và những vấn đề đặt ra cho hướng nghiên cứu tiếp theo 25
Chương 2: C Ơ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ Q UAN HỆ GIỮA PHÁT
TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 29
2.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về quan hệ giữa phát triển kinh tế nông
thôn và bảo vệ môi trường 29
2.2. Thực chất và các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ giữa phát triển kinh
tế nông thôn và bảo vệ môi trường 39
2.3. Một số kinh nghiệm phát triển kinh tế nông thôn gắn với bảo vệ môi
trường và bài học cho Đồng Tháp 55
Chương 3: THỰC TRẠNG QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ
NÔNG THÔN VÀ BẢO VỆ MÔ I TRƯỜNG Ở TỈNH ĐỒNG
THÁP GIAI ĐO ẠN 2010 – 2015 66
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Tháp ảnh hưởng
đến phát triển kinh tế nông thôn và bảo vệ môi trường 66
3.2. Thực trạng quan hệ giữa phát triển kinh tế nông thôn và bảo vệ môi
trường ở Đồng Tháp giai đoạn 2010-2015 75
3.3. Những vấn đề đặt ra cần xử lý để giải quyết hài hòa quan hệ giữa
phát triển kinh tế nông thôn và bảo vệ môi trường ở tỉnh Đồng Tháp 102Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢI QUYẾT HÀI
HÒA Q UAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔ N
VÀ BẢO VỆ MÔ I TRƯỜNG Ở TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM
2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025 109
4.1. Dự báo xu hướng phát triển kinh tế nông thôn và các vấn đề môi
trường phát sinh ở tỉnh Đồng Tháp thời gian tới 109
4.2. Phương hướng giải quyết hài hòa quan hệ giữa phát triển kinh tế
nông thôn và bảo vệ môi trường ở tỉnh Đồng Tháp 117
4.3. Những giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết hài hòa quan hệ giữa phát
triển kinh tế nông thôn và bảo vệ môi trường ở tỉnh Đồng Tháp
trong giai đoạn đến năm 2025 122
KẾT LUẬN 145
DANH MỤC CÁC CÔ NG TRÌNH ĐÃ CÔ NG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN
Q UAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 147
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 148
PHỤ LỤC
193 trang |
Chia sẻ: Lavie11 | Lượt xem: 603 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quan hệ giữa phát triển kinh tế nông thôn và bảo vệ môi trường ở tỉnh Đồng Tháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
492 5.915 5.927 7.558 5.809
Sản lượng khai thác (tấn) 14.205 15.256 14.316 15.322 16.636 16.607
Sản lượng nuôi trồng (tấn) 331.373 376.818 440.213 451.838 474.500 469.015
Sản lượng cá nuôi (tấn) 336.927 382.949 446.044 458.654 458.000 476.663
Sản lượng tôm (tấn) 1.776 1.953 1.956 1.602 1.500 1.459
Nguồn: [27] và tổng hợp của tác giả.
77
So sánh năm 2014 với năm 2010, ngành chăn nuôi phát triển không đáng kể,
sản lượng chăn nuôi qua các năm thay đổi không nhiều.
Bảng 3.3: Diễn biến ngành chăn nuôi tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2010 - 2015
Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Trâu (con) 1.770 2.134 2.366 2.494 2.695 2.566
Bò (con) 20.457 18.156 19.000 22.626 28.606 36.157
Lợn (con) 272.598 274.112 274.510 252.623 300.000 242.931
Dê, cừu (con) 2.463 2.560 2.783 3.485 3.975 6.688
Gia cầm (con) 5.605.270 5.692.350 5.754.796 5.219.060 6.122.350 4.820.340
Nguồn: [27] và tổng hợp của tác giả.
Khoa học công nghệ đã được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp
ở Đồng Tháp, trong đó cơ giới hoá trong sản xuất lúa những năm qua được chú
trọng phát triển mạnh. Hiện nay, toàn tỉnh có 1.553 máy gặt đập liên hợp và 942 lò
sấy với diện tích thu hoạch bằng máy đạt tỷ lệ 75%, nông dân đã giảm chi phí trên
816 tỷ đồng (thu hoạch bằng máy bình quân 2.000.000 đồng/ha, thu hoạch bằng tay
4.200.000 đồng/ha), ngoài ra còn giảm lượng lúa thất thoát khâu sau thu hoạch trên
77 ngàn tấn/năm (bình quân giảm 2,5%) và góp phần tăng chất lượng lúa gạo [99].
Trong giai đoạn 2010-2014, trong nông nghiệp của Tỉnh cũng đã chú trọng ứng
dụng công nghệ sinh học, chọn tạo giống nhằm tạo ra các giống cây trồng vật nuôi,
thủy sản có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với điều kiện của địa phương.
* Phát triển công nghiệp và làng nghề nông thôn của Tỉnh
Công nghiệp nông thôn là một bộ phận của kết cấu ngành công nghiệp, bao
gồm các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tồn tại ở nông thôn, gắn
bó mật thiết với sản xuất nông nghiệp và kinh tế - xã hội ở nông thôn. Đồng Tháp là
một tỉnh nông nghiệp nên hầu như công nghiệp của Tỉnh chủ yếu là phục vụ cho
sản xuất nông nghiệp.
Tỉnh Đồng Tháp đã có 03 KCN đang hoạt động. Các loại hình sản xuất hoạt
động tại các KCN trong tỉnh Đồng Tháp hiện nay chủ yếu là chế biến thủy sản và
sản xuất thức ăn chăn nuôi; ngoài ra, có các lĩnh vực khác như: chế biến lương thực,
thực phẩm, thực phẩm đóng hộp...
78
Đồng Tháp có 215 doanh nghiệp chế biến nông sản, đứng thứ 4 về số lượng
trong vùng ĐBSCL; trong đó, có đến 148 doanh nghiệp (chiếm 68,8%) hoạt động
trong lĩnh vực lau bóng, xay xát gạo; chế biến thủy sản có 20 doanh nghiệp (chiếm
9,5%); sản xuất thức ăn gia súc (bột cá) có 31 doanh nghiệp (chiếm 14,4%) [75].
Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lúa gạo chủ yếu tập trung ở vùng ven sông
Tiền, sông Hậu (như Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành nơi kết nối với hệ thống giao
thông thủy vận chuyển gạo lên TP. HCM ). Một số lượng khác các doanh nghiệp chế
biến lúa gạo tập trung ở khu vực thành phố và thị xã của tỉnh, nơi hệ thống giao
thông khá phát triển và là đầu mối đi tỉnh, khu vực trong vùng ĐBSCL.
Các doanh nghiệp sản xuất thức ăn gia súc và chế biến thủy sản có xu
hướng phát triển gắn với các KCN trong thời gian gần đây. Một phần do chính
sách thu hút đầu tư của tỉnh đã tạo điều kiện thông thoáng, phần khác do đặc điểm
sản xuất kinh doanh cho nên các doanh nghiệp này có xu hứớng tập trung tại các
KCN để giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh và nâng cao khả
năng xử lý môi trường.
Năm 2014, có 11 sản phẩm công nghiệp được UBND Tỉnh quyết định công
nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh, góp phần thúc đẩy ngành
nông nghiệp phát triển, tăng năng suất lao động, tạo dần diện mạo mới cho sản xuất
nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững.
Do ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau như vị trí địa lý, đặc điểm tự
nhiên, mật độ phân bố dân cư, điều kiện xã hội và truyền thống lịch sử, sự phân bố
và phát triển làng nghề giữa các địa phương của Tỉnh là không đồng đều, thông
thường tập trung vào những khu vực nông thôn đông dân cư nhưng ít đất sản xuất
nông nghiệp, nhiều lao động dư thừa lúc nông nhàn. Các làng nghề trong Tỉnh chủ
yếu tập trung ở các huyện phía Nam sông Tiền như: Lấp Vò, Lai Vung, Châu
Thành và Thành phố Sa Đéc, hoạt động làng nghề trên địa bàn Tỉnh có thể chia
thành các nhóm chính:
- Làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi: đây là làng nghề
phát triển với số lượng lớn, phân bố khá đều trong Tỉnh, phần nhiều sử dụng lao
động lúc nông nhàn, không yêu cầu trình độ cao, hình thức sản xuất thủ công và gần
79
như ít thay đổi về quy trình sản xuất so với thời điểm khi hình thành nghề. Phần lớn
các làng chế biến lương thực, thực phẩm của Tỉnh là các làng nghề thủ công truyền
thống nổi tiếng như nấu rượu, làm nem, hủ tiếu... với nguyên liệu chính là gạo, ngô,
khoai, sắn, đậu và thường gắn với hoạt động chăn nuôi ở quy mô gia đình điển hình
như làng nghề truyền thống sản xuất bột chăn nuôi heo ở xã Tân Phú Đông, thành
phố Sa Đ éc; xã Tân Phú Trung, Tân Bình, huyện Châu Thành...
- Làng nghề dệt chiếu, dệt choàng, đan lát lục bình, đan võng, đan lưới, đan
bội...: nhiều làng nghề có từ lâu đời, có các sản phẩm mang tính lịch sử, văn hóa, mang
đậm nét địa phương. Những sản phẩm như chiếu, từ lục bình, cói... không chỉ là những
sản phẩm có giá trị mà còn là những tác phẩm nghệ thuật được đánh giá cao.
- Làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng: hình thành từ hàng trăm năm nay,
tập trung ở vùng có khả năng cung cấp nguyên liệu cơ bản cho hoạt động xây dựng.
Lao động gần như thủ công hoàn toàn, quy trình công nghệ thô sơ, tỉ lệ cơ khí hóa
thấp, ít thay đổi. Khi đời sống được nâng cao, nhu cầu về xây dựng nhà cửa, công
trình ngày càng tăng, hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng phát triển nhanh và tràn
lan ở các vùng nông thôn. Điển hình như CCN sản xuất gạch ngói xã An Hiệp,
huyện Châu Thành; xã Tân Quy Tây, Thành phố Sa Đéc.
- Các nhóm ngành khác: Bao gồm các làng nghề chế tạo nông cụ thô sơ như
cày bừa, cuốc xẻng, liềm hái, mộc gia dụng, đóng thuyền, làm quạt giấy, dây thừng,
đan vó, đan lưới, làm lưỡi câu Những làng nghề nhóm này xuất hiện từ lâu, sản
phẩm phục vụ trực tiếp cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của địa phương. Lao động
phần lớn là thủ công với số lượng và chất lượng ổn định. Điển hình như Làng nghề
truyền thống đóng xuồng ghe ở ấp Long Hòa, xã Long Hậu; Làng nghề đan Lờ, Lợp
ở ấp Long Bình, xã Hòa Long huyện Lai Vung
* Phát triển dịch vụ nông thôn của tỉnh
Dịch vụ trong KTNT bao gồm các dịch vụ cung ứng phục vụ cho sản xuất và
dịch vụ xã hội nông thôn. Những năm gần đây cùng với quá trình phát triển của
KTNT, nhiều loại hình dịch vụ mới mang đậm nét của nền kinh tế thị trường đã
hình thành, phát triển như các hoạt động dịch vụ tài chính, bảo hiểm, bưu chính viễn
thông, du lịch, kinh doanh bất động sản, tư vấn tin học, pháp lý.
80
Ở Đồng Tháp, dịch vụ trong KTNT chủ yếu là các dịch vụ phục vụ cho sản
xuất nông nghiệp là chính và các dịch vụ này được thực hiện dưới nhiều hình thức,
trong đó HTX là loại hình tổ chức cung cấp dịch vụ chủ yếu cho phát triển KTNT
[Xem phụ lục 7].
Hiện nay, toàn tỉnh có 205 HTX (tăng 4,2%), với trên 56.800 thành viên
(tăng 4,3%), vốn điều lệ trên 159 tỷ đồng (tăng 12,8%) và vốn hoạt động trên 719,7
tỷ đồng (tăng 37%) so với cuối năm 2010. Từ đầu năm 2010 đến nay, số HTX được
thành lập mới là 39 HTX (bình quân hàng năm thành lập mới 9 HTX) và giải thể 22
HTX do ngừng hoạt động, yếu kém và không hoạt động. Các HTX hoạt động trên
các lĩnh vực như: nông nghiệp (170 HTX), vận tải (8 HTX), tiểu thủ công nghiệp (6
HTX), xây dựng (1 HTX), thương mại (2 HTX), môi trường (1 HTX) [46].
Đối với Đồng Tháp thế mạnh là sản xuất nông nghiệp, tiềm năng trong nông
nghiệp rất lớn nên đa số các H TX nông nghiệp hoạt động chủ yếu là dịch vụ tưới tiêu.
Đồng thời, có một số mô hình mới trong phát triển HTX là tổ chức hoạt động đa
ngành nghề để phục vụ tốt đầu vào, đầu ra sản xuất của nông dân, điển hình như HTX
nông nghiệp Tân Cường, HTX nông nghiệp Tân Bình, HTX nông nghiệp Tân Phú
Đông và những HTX mới thành lập cũng định hướng là hoạt động đa ngành nghề.
Ngoài ra, các HTX nông nghiệp đã và đang phát triển cánh đồng liên kết để
liên kết với doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Có 5 HTX liên kết với
doanh nghiệp để tiêu thụ xoài, nhãn, cá, heo như: HTX cá điêu hồng Bình Thạnh
liên kết với các doanh nghiệp, chợ đầu mối ở thành phố Hồ Chí Minh để tiêu thụ cá
điêu hồng; HTX nhãn Châu Thành liên kết với doanh nghiệp Út Hiện tiêu thụ nhãn
và gần đây có thêm thị trường từ M ỹ; HTX Thuận Phong liên kết với cơ sở muối
Dũng Ớt tiêu thụ ớt; HTX chăn nuôi heo Phú Bình liên kết với Công ty Visan tiêu
thụ heo thịt; HTX xoài M ỹ Xương liên kết với các doanh nghiệp ở Hà N ội, thành
phố Hồ Chí Minh tiêu thụ xoài.
3.2.1.2. Hiện trạng bảo vệ môi trường ở tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2010-2015
Công tác BVMT ở Đồng Tháp trong thời gian qua được quan tâm thực hiện
và đã đạt được những kết quả quan trọng.
Về nhận thức các cấp ủy chính quyền, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp
nhân dân đã có sự chuyển biến tích cực. Các cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm
81
đúng mức trong công tác chỉ đạo, xử lý các vấn đề về môi trường; cơ bản giải quyết
các điểm nóng về ô nhiễm môi trường. Công tác tuyên truyền về BVM T được triển
khai sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và quần chúng, các doanh nghiệp, cơ sở sản
xuất kinh doanh, từ đó góp phần làm chuyển biến về nhận thức của nhân dân và
doanh nghiệp, tạo sự đồng thuận trong xã hội về công tác BVMT.
Tỉnh đã xây dựng Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học đến năm 2020; có kế
hoạch bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn các vùng đất ngập nước và các khu du lịch
sinh thái, các loài động vật nguy cấp, các nguồn gen quý hiếm cũng được ưu tiên
quan tâm bảo vệ. Trong năm 2012, Vườn quốc gia Tràm Chim đã được công nhận
là khu Ramsar thứ 4 của Việt Nam và thứ 2000 của thế giới. Tỷ lệ che phủ rừng
cũng được duy trì và có kế hoạch phục hồi, phát triển hàng năm; Xây dựng và triển
khai Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH và nước biển dâng trên địa bàn tỉnh
Đồng Tháp; qua đó hình thành ý thức chủ động ứng phó với BĐKH và ý thức tự
giác bảo vệ tài nguyên, môi trường trong nhân dân. Khuyến khích nhân dân có thói
quen tiêu dùng thân thiện với môi trường; tổ chức phổ biến kinh nghiệm, xây dựng
năng lực, kỹ năng phòng tránh thiên tai, thích ứng với BĐKH. Các cấp, các ngành
đã đẩy mạnh thực hiện các chương trình tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, nghiên cứu,
ứng dụng đổi mới công nghệ trong các ngành, lĩnh vực, đời sống dân sinh, phát
triển kinh tế - xã hội. Đẩy mạnh các biện pháp kỹ thuật canh tác nông nghiệp bền
vững nhằm giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất nông nghiệp. Triển khai các
quy hoạch, p hương án, công nghệ quản lý, xử lý chất thải và tái sử dụng nước thải.
Thay đổi phương thức canh tác nông nghiệp, thúc đẩy phát triển sản xuất nông
nghiệp xanh, bảo đảm phát triển bền vững, an ninh lương thực và giảm nghèo.
Việc huy động các nguồn lực cho công tác BVMT được tập trung thực hiện.
Công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong BVM T được đẩy
mạnh. Công tác xã hội hóa hoạt động BVMT được các địa phương thực hiện đạt
những kết quả đáng khích lệ, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng trạm nước
sạch, đầu tư hệ thống xử lý chất thải bảo đảm tiêu chuẩn về môi trường. Đồng thời,
Tỉnh đã tranh thủ sự hỗ trợ kinh phí, các nguồn vốn vay ODA từ Ngân hàng Thế
giới, Chính phủ Na Uy và các tổ chức quốc tế đầu tư cho công tác xử lý ô nhiễm
82
môi trường, xử lý nước thải, nước sạch và vệ sinh môi trường. Công tác quản lý và
thu các loại phí BVMT đã được thực hiện theo đúng pháp luật và được Cục Thuế
Tỉnh theo dõi chặt chẽ.
Tuy nhiên, hoạt động BVMT ở Tỉnh vẫn còn những mặt hạn chế nhất định.
Cụ thể:
Ô nhiễm môi trường trong nông nghiệp nông thôn ngày càng nghiêm trọng.
Việc chăn nuôi gia súc gia cầm ở hộ gia đình vùng nông thôn còn chưa có ý thức
tiết kiệm nguồn nước trong việc vệ sinh chuồng trại, chưa có hệ thống xử lý chất
thải, nước thải, phần lớn cho vào ao hồ, bể tự hoại để thấm vào đất dễ gây ô nhiễm
môi trường nguồn nước ngầm. Việc nuôi các lồng, bè cá trực tiếp trên các dòng
nước mặt sông rạch đã làm ô nhiễm nguồn nước do thức ăn của cá dư thừa, cản trở
lưu thông trên các dòng chảy trên mặt. Việc sử dụng các loại thuốc BVTV, thuốc
trừ sâu không theo quy định đã dẫn đến dư lượng thuốc trừ sâu cao, làm ô nhiễm
trực tiếp nguồn nước mặt, đất và gián tiếp đến nguồn nước dưới đất.
Ô nhiễm môi trường trong phát triển công nghiệp nông thôn cũng gia tăng do
việc gia tăng nhiều nhà máy, xí nghiệp từ quy mô nhỏ hộ gia đình đến quy mô lớn
dẫn đến nhu cầu về nước phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt cho một số lượng lớn
công nhân từ nhiều vùng khác nhau tập trung về ngày càng tăng. Đặc biệt ở các khu
vực chưa có hệ thống cấp nước, mật độ khai thác nước dưới đất một cách tự phát
gia tăng nhanh, dẫn đến không thể kiểm soát được. Việc xả nước thải sản xuất từ
các nhà máy, khu chế xuất KCN chưa được xử lý vào sông rạch, ao hồ gây ô nhiễm
nước mặt, nước dưới đất. Thậm chí có nơi còn cho nước thải chảy tràn trên mặt đất
để tự thấm xuống đất hoặc đào các hố dưới đất để xả nước thải không qua các hệ
thống lắng lọc... gây ô nhiễm nguồn nước và đất.
3.2.2. Thực trạng ảnh hưởng của phát triển kinh tế nông thôn đến bảo
vệ môi trường
3.2.2.1. Ảnh hưởng tích cực
* Kinh tế nông thôn phát triển góp phần đầu tư bảo vệ môi trường ở Đồng Tháp.
Nhìn chung, KTNT của tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2010-2015 đã có những
bước phát triển khả quan. Với những thành quả đạt được trong phát triển KTNT đã
góp phần vào việc BVMT của Tỉnh trên các phương diện như:
83
Một, khi KTNT phát triển sẽ thêm tạo nguồn lực vật chất để đầu tư cho công
tác BVMT xét trên quy mô chung và trong từng hộ gia đình, từng cơ sở sản xuất.
Khi KTNT phát triển sẽ góp phần vào việc tăng ngân sách nhà nước, từ đó,
việc đầu tư để cho công tác BVMT cũng sẽ được nâng lên.
Giá trị sản xuất nông nghiệp của Tỉnh có xu hướng tăng và đóng góp gần
50% cơ cấu GDP của Tỉnh qua các năm. Từ đóng góp đó, hàng năm, Tỉnh dành 1%
tổng chi ngân sách để chi cho công tác BVM T và kinh phí này có tăng qua các năm.
Việc bố trí kinh phí sự nghiệp môi trường được tăng đều hàng năm, tùy theo
nhiệm vụ và tình hình thực tế để cân đối, bố trí và sử dụng cho từng nhiệm vụ khác
nhau như: tuyên truyền giáo dục về BVMT; công tác thanh tra kiểm tra, hậu thẩm
định ĐTM; chi xử lý ô nhiễm, sự cố môi trường, chi thực hiện các dự án, đề tài; chi
dự hội nghị, hội thảo, tập huấn Tổng kinh phí sự nghiệp môi trường đã phân bổ
qua các năm như bảng 3.4.
Bảng 3.4: Kinh phí sự nghiệp môi trường được phân bổ qua các năm
STT Đơn vị
Kinh phí sự nghiệp môi trường (triệu đồng)
2010 2011 2012 2013 2014
I. Cấp Tỉnh
1 Sở TN & MT 9.343 5.245 6.000 6.500 6.500
II. Cấp Huyện, Thị, Thành phố
1 H. Hồng Ngự 762 1.175,47 952 101,439 390
2 TX. Hồng Ngự 500 662,740 750 593,390 781
3 H. Tân Hồng 616 1.346,262 1.350 1.350 1.350
4 H.Tam Nông 120 1.113 1.530 947,700 1.490
5 H.Thanh Bình - 567 461 614,053 932
6 H.Tháp Mười 1.000 1.622,860 1.837 1.685,5 2.090
7 H.Cao Lãnh 1.278 372,268 474,098 2.025 2.025
8 TP. Cao Lãnh 140 457,588 500 19.835,585 10.100
9 H. Lấp Vò - 1.800 2.100 3.503 1.713,38
10 H. Lai Vung 307 333,993 258.474 459,791 630
11 TP. Sa Đéc 450 7.465,144 10.669,568 11.900 8.840
12 H. Châu Thành 856 553 1.000 1.112,387 1.590
Cộng 15.372 22.714,325 27.882,14 50.627,845 58.431,38
Nguồn: [85].
84
Đồng thời, khi các cơ sở sản xuất và các hộ gia đình được cải thiện đời sống
và tăng thu nhập thì cách thức sản xuất hiện đại sẽ được ứng dụng nhiều hơn và
việc đầu tư cho những thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ mới sẽ được chú
trọng hơn. Từ đó, trong sản xuất sẽ hạn chế được những tác động đến môi trường,
giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Hai, khi KTNT phát triển mà đặc biệt chú trọng đến bảo vệ, phát triển rừng
sẽ đảm bảo được yêu cầu BVM T bền vững
Hiện tại, diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh ổn định, diện tích rừng được đầu
tư phát triển theo các chương trình dự án với mục tiêu bảo tồn sinh thái vùng Đồng
Tháp Mười, do đó phong trào trồng gây rừng được coi trọng.
Hiện Đồng Tháp có 15.577,2 ha đất lâm nghiệp, trong đó diện tích có rừng là
8.974,9 ha và 6.602,3 rừng theo qui hoạch lâm nghiệp. Rừng được phân loại như
sau: rừng đặc dụng 3.088,6 ha (Vườn quốc gia Tràm Chim, Khu di tích Xẻo Quýt
và Gò Tháp), rừng phòng hộ 1.266,6 ha và rừng sản xuất 4.619,6 ha [82].
Với kết quả đó, một mặt đã tác động mạnh tới BVMT ở Đồng Tháp như: tạo
độ che phủ cản lũ, chắn sóng, chắn gió phòng hộ cho nông nghiệp, chống sạt lỡ, bảo
vệ công trình hạ tầng, tạo môi trường sống cho các loài động vật hoang dã, bảo tồn
các gen và sinh cảnh tự nhiên (đa dạng sinh học) tạo cảnh quan thu hút khách tham
quan du lịch; mặt khác, vừa phục vụ phát triển kinh tế lâm nghiệp phục vụ đời sống
của người dân và phục vụ quốc phòng.
* Kinh tế nông thôn ở Đồng Tháp đã phát triển với các mô hình và cách thức
sản xuất thân thiện, có ảnh hưởng tích cực với môi trường và BVMT.
Thời gian qua, trong phát triển KTNT, Tỉnh đã cho áp dụng một số mô hình
sản xuất tích cực, hợp lý, gắn với việc BVM T. Các mô hình chủ yếu dưới hình thức
liên kết và hộ gia đình. Cụ thể một số mô hình chủ yếu bao gồm:
- Mô hình Cánh đồng sản xuất lúa theo hướng hiện đại được thực hiện dưới
hình thức liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp.
Cánh đồng sản xuất lúa theo hướng hiện đại với mục đích hướng nông dân
vào sản xuất hàng hóa tập trung qui mô lớn, giá thành hạ và tạo ra sản phẩm chất
lượng, an toàn phục vụ người tiêu dùng và xuất khẩu mang lại giá trị kinh tế cao.
85
Phát huy lợi thế từ các mô hình ban đầu là "Giảm giá thành sản xuất lúa", M ô
hình "Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất lúa", Mô hình "3 giảm - 3
tăng , Mô hình "1 phải - 5 giảm, Mô hình "Ứng dụng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật
vào sản xuất lúa", M ô hình "Cánh đồng mẫu sản xuất lúa chất lượng cao", Đồng Tháp
đã thực hiện cánh đồng sản xuất lúa theo hướng hiện đại và đã đạt nhiều kết qủa khả
quan. Diện tích và số hộ tham gia tăng lên theo từng năm, trình độ nhận thức và kỹ
thuật sản xuất của xã viên HTX đã được nâng cao, việc áp dụng cơ giới vào đồng
ruộng từng bước được hiện đại hóa, năng suất, sản lượng và chất lượng lúa gạo ngày
càng được nâng lên, sản xuất mang lại hiệu quả cao [Xem phụ lục 8].
6.236.1
23.9
6.8
17.127
6.8
41.5
7.1
83.5
7.2
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
2010 2011 2012 2013 2014
Diện tích (nghìn ha)
Năng suất (tấn/ha)
Biểu đồ 3.1: Diện tích và năng suất lúa trên cánh đồng hiện đại
(cánh đồng mẫu lớn, cánh đồng liên kết) qua các năm
Nguồn: [102, 103] và tổng hợp của tác giả.
Năm 2012, CĐHĐ được thống nhất tên gọi chung là "Cánh đồng liên kết".
Nông dân trong cánh đồng sử dụng từ 1 - 3 giống, diện tích sạ hàng tăng, xuống
giống tập trung đồng loạt né rầy, nông dân sử dụng phân đạm giảm, bón phân cân
đối NPK, cơ giới hóa từ khâu làm đất đến thu hoạch và sau thu hoạch, hướng dẫn
nông dân thực hiện ghi chép Sổ tay tình hình sản xuất lúa theo VietGAP. Đến nay,
theo thông tin từ Sở NN & PTNT, cánh đồng liên kết được thực hiện với diện tích
tăng lên khoảng hơn 85.569 ha.
Khi thực hiện cánh đồng liên kết, nông dân liên kết với nhau trong sản xuất
86
lúa trên qui mô lớn, ứng dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật vào sản xuất từ khâu
làm đất, gieo sạ, bón phân, phun thuốc BVTV, thu hoạch và sau thu hoạch đều áp
dụng bằng cơ giới hóa, sử dụng từ 1-3 giống lúa/cánh đồng tạo ra vùng nguyên liệu
sản xuất lúa hàng hóa tập trung, chất lượng lúa gạo ngày càng được nâng cao và
đồng nhất, tạo mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp tiêu thụ lúa gạo được
thuận lợi. Kết quả thực hiện mô hình cho thấy, lượng giống gieo sạ bình quân 110,8
kg/ha, tiết kiệm bình quân 22,8kg/ha, tiết kiệm chi phi giống bình quân 162.800
đồng/ha. Phân bón giảm bình quân 9,1 kg N/ha tương đương với 19,7 kg ure/ha,
tương đương 149.500 đồng/ha. Số tiền tiết kiệm được trong một vụ cả cánh đồng
55,329 triệu đồng. Giảm thuốc BVTV bình quân 956.715 đồng/ha. Giá thành sản
xuất trong cánh đồng 2.379 đ/kg, thấp hơn sản xuất bình thường 339,2 đ/kg. Lợi
nhuận bình quân trong cánh đồng 19,74 triệu đồng/ha, lợi nhuận tăng so với sản
xuất bình thường 2,446 triệu đ/ha [78].
Trong mô hình, với việc ứng dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật vào sản
xuất sẽ giúp giảm được lượng phân, thuốc dư thừa, xả thải ra môi trường nên có thể
gắn được với công tác BVMT.
Bên cạnh đó, các mô hình khác vẫn được các hộ sản xuất thực hiện như:
+ Mô hình quản lý rầy nâu bằng biện pháp sinh học kết hợp công nghệ
sinh thái.
Để bảo vệ năng suất lúa, nông dân đã xem thuốc BVTV là giải pháp hàng
đầu để phòng trừ các đối tượng dịch hại, dẫn đến hiện tượng sâu hại ngày càng tăng
tính kháng thuốc nên nông dân càng sử dụng phân bón, thuốc BVTV với liều lượng
nhiều hơn. Mô hình quản lý rầy nâu bằng biện pháp sinh học kết hợp công nghệ
sinh thái là biện pháp gieo trồng hoa các loại như sao nháy, cúc mặt trời, hướng
dương,trên bờ ruộng nhằm thu hút thiên địch để khống chế côn trùng gây hại.
Thiên địch sẽ tấn công các loài sâu rầy hại lúa, giúp nông dân ít hoặc không sử dụng
thuốc BVTV trừ sâu rầy trong sản xuất.
Năm 2012, mô hình được thực hiện ở các huyện Lấp Vò, Cao Lãnh, Tam
Nông và Tháp Mười của Tỉnh với hơn 40ha [17]. Năm 2013, tổng diện tích thực
hiện mô hình ở các Huyện tăng lên khoảng 130 ha [18].
87
Đây là một tiến bộ kỹ thuật đã được Bộ NN&PTNT công nhận là một giải
pháp công nghệ theo xu hướng chung của thế giới về việc nghiên cứu ứng dụng
giảm thiểu sử dụng phân, thuốc nhằm hạn chế các tác động xấu đến môi trường.
+ Mô hình "3 giảm 3 tăng" là trong sản xuất lúa phải giảm lượng giống gieo
sạ, lượng thuốc trừ sâu bệnh và lượng phân đạm; đồng thời, 3 tăng tức là tăng năng
suất lúa, chất lượng lúa và hiệu quả kinh tế. Mô hình "1 phải 5 giảm" là phải sử
dụng giống lúa xác nhận, giảm lượng giống gieo sạ, thuốc BVTV, phân đạm (N),
nước (tiết kiệm nước) và giảm thất thoát sau thu hoạch. Với việc áp dụng các mô
hình này sẽ vừa tiết kiệm được chi phí trong sản xuất, vừa dễ dàng kiểm soát dịch
hại. Nhờ thế, năng suất trong sản xuất cũng tăng lên, giá thành sản xuất giảm, giảm
tác động xấu đến môi trường và thu nhập của nông dân từ đó cũng tăng theo, góp
phần cải thiện cuộc sống. Năm 2014, các mô hình này được áp dụng trên tổng diện
tích khoảng 100 ha với 76 hộ. Nông dân tham gia mô hình được tập huấn theo qui
trình sản xuất giảm phát thải khí nhà kín, sử dụng thuốc BVTV an toàn và hiệu
quả,... Năng suất trong mô hình đạt 6,5 tấn/ha cao hơn ngoài mô hình 300 kg/ha; giá
thành sản xuất 2.785 đồng/kg lúa thấp hơn sản xuất bình thường 705 đồng/kg, lợi
nhuận trong mô hình 15,4 triệu đồng/ha cao hơn sản xuất bình thường 6,6 triệu
đồng/ha [100].
Khi thực hiện mô hình, ngoài việc nâng cao được hiệu quả sản xuất, việc sản
xuất của nông dân đã gắn được với việc BVMT vì đã tiết kiệm được nước và giảm
được các chất thải gây ô nhiễm môi trường từ việc hạn chế phân, thuốc.
- Mô hình chăn nuôi heo đảm bảo vệ sinh môi trường.
Hiện nay, phương thức chăn nuôi heo của bà con nông dân ở Tỉnh vẫn còn
mang tính nhỏ lẻ. Bằng nguồn vốn của Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia, Trung
tâm Khuyến nông tỉnh Đồng Tháp đã đầu tư xây dựng mô hình chăn nuôi heo chăn
nuôi heo đảm bảo vệ sinh môi trường.
Các mô hình được thực hiện dưới dạng: chăn nuôi heo sinh sản hướng nạc
đảm bảo vệ sinh môi trường, sử dụng thiết bị Ozone. Ngoài ra các hộ còn xây dựng
hệ thống hầm biogas. Hầm biogas được thiết kế tuỳ theo diện tích đất của các hộ
chăn nuôi, có thể làm dạng vòm hoặc túi nilon treo. Trước đây, nông dân thường
88
thải phân, nước ra quanh khu vực nhà hoặc thải xuống ruộng nên rất hôi thối, ô
nhiễm môi trường sống của nhân dân. Việc sử dụng hầm biogas đã giải quyết khâu
chất thải của việc nuôi heo, không còn ô nhiễm như trước đây, môi trường chăn
nuôi đã được cải thiện đáng kể. Ngoài việc xử lý chất thải, việc xây dựng hầm
biogas còn cung cấp cho các hộ chăn nuôi lượng khí gas để đun nấu hàng ngày, tiết
kiệm một khoản đáng kể cho người sử dụng.
Từ năm 2011, thực hiện mô hình chăn nuôi heo sinh sản hướng nạc đảm bảo
vệ sinh môi trường sử dụng thiết bị Ozone, triển khai tại huyện Lấp Vò, số lượng 50
con heo nái sinh sản và 02 thiết bị ozone. Trên cơ sở các mô hình heo sinh sản mỗi
năm sẽ cung cấp hơn 1.000 heo con thương phẩm tỉ lệ nạc cao trên địa bàn của
Tỉnh. Đến nay, tổng số heo nái được đưa vào mô hình đã hơn 100 con. Năm 2012,
thực hiện mô hình chăn nuôi heo thịt sử dụng đệm lót sinh học, triển khai t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- la_vo_thi_tuyet_hoa_2415_1916232.pdf