Luận văn Những giải pháp việc làm bền vững cho lao động ở vùng đầm phá huyện Quảng Điền – tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu

MỤC LỤC

Lời cam đoan.i

Lời cảm ơn .ii

Tóm lược luận văn . .iii

Danh mục các từ viết tắt.iv

Danh mục các sơ đồ, hình vẽ .v

Danh mục các bảng biểu. . .vi

Mục lục.vii

MỞ ĐẦU.1

1. Tính cấp thiết của đề tài .1

2. Khái quát những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài.3

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài .4

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.4

5. Phương pháp nghiên cứu.5

6. Đóng góp khoa học của luận văn .6

7. Kết cấu của luận văn .6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VIỆC LÀM BỀN VỮNG DƯỚI ẢNH HƯỞNG

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU.7

1.1 Việc làm bền vững của lao động vùng đầm phá .7

1.1.1 Các khái niệm.7

1.1.2 Phân loại việc làm lao động vùng đầm phá .12

1.2 Những vấn đề về biến đổi khí hậu .15

1.2.2 Tác động của biến đổi khí hậu ở khu vực Đông Nam Á và Việt Nam.22

1.2.3 Về biến đổi khí hậu ở TT-Huế .28

1.3 Những kinh nghiệm về việc thay đổi việc làm của các lao động nhằm thích ứng

vơi biến đổi khí hậu .35

1.3.1 Các nước trên thế giới .35

1.3.2 Ở Việt Nam .37

1.3.3 Ở vùng đầm phá .38

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG VÙNG ĐẦM PHÁ

HUYỆN QUẢNG ĐIỀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN

ĐỔI KHÍ HẬU.40

2.1 Đặc điểm tự nhiên và kinh tế-xã hội của huyện Quảng Điền .40

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên .40

2.1.2 Đặc điểm kinh tế-xã hội .42

2.2 Thực trạng việc làm của lao động vùng đầm phá huyện Quảng Điền tỉnh TTHuế .46

2.2.1 Sự tác động của biến đổi khí hậu ở huyện Quảng Điền tỉnh TT-Huế.46

2.2.2 Cơ cấu việc làm và biến động của việc làm lao động vùng đầm phá huyện

Quảng Điền tỉnh TT-Huế .54

2.2.3 Khả năng thích ứng thay đổi việc làm của lao động dưới ảnh hưởng của biến

đổi khí hậu ở huyện Quảng Điền tỉnh TT-Huế .60

2.2.4 Các chính sách của chính quyền địa phương nhằm tạo việc làm cho người lao

động.67

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP VIỆC LÀM BỀN VỮNG

NHẰM THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở HUYỆN QUẢNG ĐIỀN – TỈNH

THỪA THIÊN HUẾ .71

3.1. Phương hướng .71

3.2 Mục tiêu phát triển .72

3.2.1 Mục tiêu tổng quát .72

3.2.2 Mục tiêu cụ thể.73

3.3 Giải pháp việc làm bền vững nhằm thích ứng biến đổi khí hậu ở vùng đầm phá

huyện Quảng Điền - tỉnh TT-Huế .73

3.3.1 Đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi .73

3.3.2 Phát triển làng nghề thủ công truyền thống - dịch vụ .75

3.3.3 Ứng dụng khoa học kỹ thuật và áp dụng mô hình theo hướng thích nghi với

biến đổi khí hậu.77

3.3.4 Tham gia các loại hình bảo hiểm .79

3.3.5 Nâng cao nhận thức về việc làm dưới tác động biến đổi khí hậu .81

3.3.6 Quy hoạch vùng sản xuất và chính sách hỗ trợ.82

3.3.7 Xuất khẩu lao động và di cư tìm việc làm .82

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.85

I. KẾT LUẬN.85

II. KIẾN NGHỊ.86

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

pdf129 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 495 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Những giải pháp việc làm bền vững cho lao động ở vùng đầm phá huyện Quảng Điền – tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u được chính quyền địa phương và các tổ chức Phi chính phủ quan tâm hỗ trợ lương thực, cây con giống, vật liệu xây dựng ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 50 và cả tiền mặt. Số liệu điều tra ở Bảng 2.6.1 và 2.6.2 chỉ ra rằng có 73.6% các hộ phỏng vấn có nhận được các loại hỗ trợ, trong đó chủ yếu là nhu yếu phẩm chiếm 67.2%, kế đến là hỗ trợ về tài chính 33.6% để các hộ sửa chữa nhà cửa, phương tiện sản xuất,... và hỗ trợ về sản xuất 31,2% cụ thể các loại cây, con giống để phục hồi sinh kế. Mặc dù có nhận được sự hỗ trợ từ bên ngoài nhưng hầu hết các hộ đều vay mượn tiền từ ngân hàng hoặc từ người thân, hàng xóm hoặc bạn bè (xem Bảng 2.6.3). Bảng 2.6.1: Hộ nhận được hỗ trợ để thích nghi với thiên tai Số lượt Tỉ lệ (%) Hợp lệ Không 33 26.4 Có 92 73.6 Tổng cộng 125 100.0 (Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả-xử lý bằng SPSS) Bảng 2.6.2: Các loại và nguồn hỗ trợ Số lượt Tỉ lệ (%) Loại hỗ trợ Hỗ trợ ngày công 0 0 Hỗ trợ tài chính 42 33.6 Hỗ trợ vật liệu 11 8.8 Công cụ ứng cứu khẩn cấp 37 29.6 Nhu yếu phẩm 84 67.2 Hỗ trợ sản xuất 39 31.2 Thay đổi sinh kế 4 3.2 Tư vấn mùa vụ 15 12 Các loại tập huấn 35 28 Nguồn hỗ trợ Chính quyền trung ương 54 43.2 Chính quyền địa phương 85 68 Người thân, bạn bè, hàng xóm 38 30.4 Tổ chức phi chính phủ 41 32.8 Khác 1 0.8 (Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả-xử lý bằng SPSS) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 51 Bảng 2.6.3: Nguồn tiền khắc phục thiên tai và nguồn vay Số lượt Tỉ lệ (%) Nguồn tiền khắc phục thiên tai Tiền tiết kiệm 21 16.8 Vay mượn 101 80.8 Khác 1 0.8 Không tìm thấy 2 1.6 Tổng cộng 125 100 Nguồn vay Ngân hàng 82 78.8 Người thân, bạn bè, hàng xóm 21 20.2 Khác 1 1 Tổng cộng 104 100 (Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả-xử lý bằng SPSS) Tuy nhiên chi phí cho hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai lặp đi lặp lại hàng năm đã ảnh hưởng đến tiền tích luỹ của gia đình, khiến việc đầu tư tái sản xuất bị hạn chế và gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra áp lực của việc khắc phục hậu quả thiên tai để sớm ổn định cuộc sống gia đình cũng khiến lao động tác động tiêu cực đến thiên nhiên hoặc khai thác cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Ví dụ: tăng cường hoạt động đánh bắt thuỷ sản huỷ diệt, bón nhiều phân hoá học, khai thác cát ở bờ sông,... Hiện tượng biển xâm thực, một tác động của BĐKH cũng đã xảy ra ở huyện Quảng Điền. Cụ thể xã Quảng Công trung bình mỗi năm (từ 2005-2009) có 15 ha bị biển xâm thực, và thống kê sau đây tại xã Quảng Ngạn cho thấy diện tích biển xâm thực qua các năm tăng lên một cách nhanh chóng và mạnh ( Xem Bảng 2.7) Bảng 2.7: Thống kê diện tích biển xâm thực ở xã Quảng Ngạn Năm Diện tích bị biển xâm thực (m2) 2005 9.000 2006 11.000 2007 12.000 2008 13.000 2009 18.000 ( Nguồn: Thống kê của UBND huyện Quảng Điền) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 52 Tính đến thời điểm hiện nay đã có 46 hộ dân thuộc hai xã trên đã phải di dời và tái định cư. Hiện tượng xâm thực này gây ra thiệt hại khá nặng nề về kinh tế và tinh thần cho các hộ dân và chính quyền địa phương. Số liệu điều tra cho thấy 62,4% người được phỏng vấn biết đến thuật ngữ BĐKH chủ yếu qua các phương tiện truyền thông đại chúng như Ti-vi, radio. Tuy nhiên có 84,0% người được phỏng vấn chưa được tập huấn về BĐKH, trong khi đó 100% người được phỏng vấn khẳng định rằng thiên tai khắc nghiệt có ảnh hưởng đến công việc hoặc thu nhập của gia đình (xem Bảng 2.8) Bảng 2.8: Số liệu thống kê liên quan đến thuật ngữ BĐKH Stt Kiến thức về Biến đổi khí hậu Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Số lượng người không biết thuật ngữ Biến đổi khí hậu 47 37,6% 2 Số lượng người biết thuật ngữ Biến đổi khí hậu 78 62,4% Tổng cộng 125 100% 3 Số lượng người được tập huấn BĐKH 19 15,20% 4 Số lượng người chưa được tập huấn BĐKH 106 84,80% Tổng cộng 125 100% 5 Số lượng người không có kế hoạch đối với công việc hiện tại để thích nghi với BĐKH 80 64,00% 6 Số lượng người có kế hoạch đối với công việc hiện tại để thích nghi với BĐKH 45 36,00% Tổng cộng 125 100% 7 Biến đổi khí hậu có ảnh hưởng đến thu nhập 125 100% (Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả) Như vậy qua thực tiễn trên, chính quyền địa phương đã chú trọng đến công tác phòng chống và ứng phó thiên tai mà điển hình là kế hoạch Phòng chống thiên tai của địa phương đều được triển khai và kiện toàn hàng năm nhưng chưa đẩy mạnh tuyên truyền về tác động của BĐKH cũng như áp dụng các biện pháp thích nghi với BĐKH. Cũng không khó để hiểu mặt hạn chế trong việc thích nghi BĐKH là vì các lý do sau: ĐA ̣I H ỌC KI N TÊ ́ HU Ế 53 - Năng lực của đội ngũ lãnh đạo và cán bộ chuyên trách có liên quan đến thích nghi BĐKH hiện nay còn yếu kém, chưa thể bắt kịp những đòi hỏi về mặt quản lý và điều hành của lĩnh vực này khi mà sự kiện thời tiết bất lợi gia tăng đe doạ kinh tế-văn hoá-xã hội và môi trường. Thích nghi BĐKH là một lĩnh vực mới, ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế, đời sống và xã hội và BĐKH đòi hỏi tầm quản lý và chiến lược cao, cũng như sự phối hợp nhịp nhàng giữa các ngành-lĩnh vực kinh tế. Điều này yêu cầu chính quyền địa phương phải có một kế hoạch hoàn chỉnh lồng ghép thích nghi BĐKH với các lĩnh vực kinh tế khác.Trong khi kiến thức của lãnh đạo và cán bộ chuyên trách về lĩnh vực này rất yếu, công cụ để lập chiến lược, hoạch định chính sách chưa có. Theo Chương trình Mục tiêu Quốc gia ứng phó với BĐKH, thì năm 2009-2010 sẽ là giai đoạn khởi động của chương trình, các kế hoạch nâng cao nhận thức, phát triển nguồn nhân lực ở các lĩnh vực, bộ khung văn bản quy phạm pháp luật và cơ chế, chính sách ứng phó với BĐKH, cơ chế phối hợp giữa các bộ ngành, địa phương và bộ máy quản lý thực hiện chương trình sẽ được xây dựng, ban hành và bắt đầu triển khai trên phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên để chương trình được áp dụng về tận cấp cơ sở vẫn đang là một thách thức lớn cho địa phương. Ngoài ra cơ chế kiêm nhiệm quá nhiều việc cũng khiến lãnh đạo và cán bộ chuyên trách không thể đảm đương được công tác này. - Trình độ và nhận thức của người dân về tác động của BĐKH còn rất thấp. Như đã đề cập trên, có tới 84,8% người được phỏng vấn chưa được tham gia vào các khoá tập huấn liên quan BĐKH, điều này cũng hợp với chỉ tiêu của chương trình Mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH vào năm 2010 là trên 10% cộng đồng dân cư hiểu biết về BĐKH và các tác động của nó, và đạt 80% vào năm 2015. Người dân hầu hết quen thụ động dựa vào kế hoạch và sự chỉ đạo của chính quyền địa phương và các ban ngành có liên quan. Họ chưa chủ động thích nghi với các tác động của BĐKH do đó chưa dám mạnh dạn thử nghiệm và áp dụng các mô hình hoặc hoạt động mới, chưa tự lập được kế hoạch cho công việc của mình nhằm thích nghi BĐKH trong thời gian tới. Điều này thể hiện rõ qua số liệu điều tra của Bảng 2.8, có tới 64,00% số lượng người được phỏng vấn trả lời không có kế hoạch gì đối ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 54 với công việc hiện tại để thích nghi với BĐKH hoặc thụ động chờ chính quyền địa phương. Những hộ có kế hoạch thích nghi đã nêu ra một số hoạt động thích nghi sẽ được áp dụng như: phát triển mô hình trồng trọt kết hợp với chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản hay còn gọi đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp; chuyển quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ sang quy mô lớn, trang trại; vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh phát triển nghề dịch vụ đang làm, thay đổi kỹ thuật sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản, chuyển dần từ sản xuất nông nghiệp sang thương mại-dịch vụ hoặc các ngành nghề phi nông nghiệp; và kiên cố hoá nhà cửa đê điều. - Kinh phí hạn hẹp cũng khiến cho việc thực hiện công tác thích nghi BĐKH gặp khó khăn trong khi có quá nhiều việc quan trọng khác cần chính quyền địa phương ưu tiên phân bổ ngân sách. Trong những năm qua, nguồn vốn cho các hoạt động BĐKH được thực hiện dựa vào kinh phí hợp tác quốc, hỗ trợ kỷ thuật của cơ chế tài chính Công ước BĐKH và quỹ hợp tác song phương với các nước (theo Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó BĐKH). Cơ cấu nguồn kinh phí cho các hoạt động của Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó BĐKH cho giai đoạn 2009 - 2015 là: Vốn nước ngoài 50%, vốn trong nước 50%, trong đó: + Ngân sách Trung ương: khoảng 15%; + Ngân sách địa phương: khoảng 10%; + Tín dụng ưu đãi: khoảng 15%; + Dân đóng góp: khoảng 10% Hiện tại huyện Quảng Điền chưa hề có ngân sách dành cho các hoạt động thích nghi BĐKH. Đây là một khó khăn lớn cho chính quyền và nhân dân địa phương trong công tác này. 2.2.2 Cơ cấu việc làm và biến động của việc làm lao động vùng đầm phá huyện Quảng Điền tỉnh TT-Huế Số liệu điều tra và số liệu thống kê của UBND Huyện cho thấy người dân vùng đầm phá huyện Quảng Điền chủ yếu sinh sống bằng nghề nông (trồng trọt, chăn nuôi) và thuỷ sản (đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản) và một số nghề bổ trợ khác như thợ hồ, thợ mộc, thợ may, thu gom phế liệu, buôn bán nhỏ, giúp việc,... (Xem Bảng 2.9). ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 55 Thuộc vùng đầm phá nên người dân ở Quảng Điền cũng có đặc điểm hoạt động sản xuất như những cư dân đầm phá nói chung mà ở phần trên đã nêu: Người dân nuôi trồng thuỷ sản như là một hoạt động chính cũng làm nông nghiệp, chăn nuôi, và đánh bắt thuỷ sản trong lúc nông dân làm ruộng như là một hoạt động chính cũng tiến hành chăn nuôi nhưng nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản rất hạn chế. Ngư dân cũng tham gia nuôi tôm và chăn nuôi nhưng không làm nông nghiệp. Bảng 2.9 Thống kê một số nghề chính ở các xã điều tra huyện Quảng Điền Loại nghề Số lượng Tỉ lệ (%) Thuần nông (trồng trọt, chăn nuôi) 31 24.80 Đánh bắt/Nuôi trồng thuỷ sản 40 32.00 Nông nghiệp – thuỷ sản kết hợp 26 20.80 Nghề khác 28 22.40 Tổng cộng 125 100 (Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả) Qua số liệu thống kê cho thấy cơ cấu lao động của các ngành chuyển dịch theo hướng giảm dần ở các ngành nông-lâm-thuỷ sản và tăng dần ở các ngành công nghiệp-xây dựng và dịch vụ. Hay có thể nói rằng lao động giản đơn có xu hướng giảm dần và lao động trí tuệ tăng lên (xem Bảng 2.10). Tỷ trọng ngành nông nghiệp-lâm nghiệp-thuỷ sản cũng giảm dần qua các năm trong khi tỷ trọng ngành công nghiệp-TTCH, xây dựng cơ bản dịch vụ lại tăng dần (xem Bảng 2.11) Bảng 2.10: Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế tại thời điểm 1/7 hàng năm phân theo các ngành chủ yếu ĐVT: người Ngành 2005 2006 2007 2008 Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 28.093 26.724 23.647 21.836 Công nghiệp-xây dựng 5.628 6.110 6.182 6.098 Dịch vụ 13.179 13.805 13.401 13.266 Tổng số 46.900 46.639 43.230 41.200 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Quảng Điền 2008) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 56 Bảng 2.11: Cơ cấu tổng giá trị sản xuất ĐVT: % Ngành 2005 2006 2007 2008 Nông nghiệp 43,25 42,40 30,23 27,37 Lâm nghiệp 0,88 0,48 0,30 0,27 Thuỷ sản 15,18 12,57 11,58 10,46 Công nghiệp-TTCN 5,17 6,06 7,77 8,01 Xây dựng cơ bản 12,40 12,65 13,97 14,91 Dịch vụ 23,12 25,84 36,15 38,98 Tổng số 100 100 100 100 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Quảng Điền 2008) Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch này, sau đây là những nhân tố chính liên quan đến vấn đề này: - Quá trình Công nghiệp hoá – Hiện đại hóa (CNH-HĐH) nông nghiệp nông thôn ở TT-Huế những năm qua góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng hợp lý hoá, hiệu quả. CNH-HĐH góp phần phát triển nhanh các cơ sở kinh tế trên địa bàn nông thôn cả về số lượng và quy mô, nhiều cơ sở kinh tế trong sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn đã xuất hiện với nhiều loại hình tổ chức và quy mô khác nhau. Tình trạng lao động dôi dư, nhất là thời kỳ nông nhàn đã từng bước được giải quyết [7]. - Các sự kiện thiên tai khắc nghiệt (Biến đổi khí hậu) gia tăng qua các năm khiến người dân gặp nhiều rủi ro trong sản xuất, năng suất và sản lượng bị giảm sút. Thêm nữa, nhiệt độ tăng cùng với biến động về các yếu tố khí hậu và thời tiết khác có thể làm giảm sức đề kháng của cây trồng, vật nuôi đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh phát triển, gây ra đại dịch trên gia súc gia cầm [32]. Công việc trở nên không ổn định và tính bền vững thấp. Ngoài ra bảo hiểm nông nghiệp vẫn chưa được áp dụng, sự rủi ro của sản xuất nông nghiệp chưa được chia sẽ. Vì vậy người dân bắt buộc phải tự tìm biện pháp thích nghi. Đa dạng hoá sản xuất được người dân lựa chọn. Đó là lý do ta thấy số hộ thuần nông và chuyên canh thuỷ sản giảm dần và chuyển sang hộ nông kiêm ngành nghề khác, các hộ chuyên ngành nghề, dịch vụ cũng tăng dần những năm gần đây. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 57 Bảng 2.12: Thống kê giá trị sản xuất (GO) của các ngành nghề của các hộ điều tra Số hộ điều tra (N) Tối thiểu Tối đa Số trung bình Độ lệch chuẩn Thống kê Thống kê Thống kê Thống kê Sai số Thống kê Tổng GO của hộ 125 4000000.00 1000000000.00 57673600.0000 8777278.30135 98132954.69627 GO từ trồng trọt 125 0 27000000 3794400.00 478754.168 5352634.323 GO từ chăn nuôi 125 0 30000000 1780800.00 330289.601 3692750.002 GO từ đánh bắt & NTTS 125 0 1000000000 27992000.00 8710812.680 97389846.460 GO từ làm thêm (ngoài nông ngư nghiệp) 125 0 25000000 2105600.00 409385.541 4577069.495 Lương công nhật 125 0 32000000 3133600.00 670686.643 7498504.625 Thu nhập do thành viên gia đình gửi về 125 0 15000000 951200.00 269469.290 3012758.248 Lương hưu/trợ cấp 125 0 17000000 297600.00 168126.158 1879707.596 Khác (nói rõ) 125 0 200000000 17930400.00 3803451.611 42523881.761 Hợp lệ N 125 ( Nguồn: số liệu điều tra của tác giả-xử lý bằng SPSS) 59 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 58 - Việc thu hồi đất nông nghiệp để phát triển đô thị và các khu công nghiệp khiến một bộ phận lao động nông nghiệp không còn đủ đất để sản xuất nên họ đã di cư tìm việc làm hoặc chuyển sang làm một số nghề khác như công nhân, thợ hồ, thu gom phế liệu, buôn bán nhỏ, dịch vụ... Số liệu thống kê ở Bảng 2.12 cho thấy giá trị sản xuất lớn nhất của các hộ là từ nghề khai thác đánh bắt- nuôi trồng thuỷ sản và kế đến là từ nghề dịch vụ và buôn bán. Những hộ có giá trị sản xuất từ nghề nuôi trồng thuỷ sản đều là những hộ nuôi sản xuất với quy mô và diện tích lớn, có sự đầu tư cao về công nghệ và kỹ thuật nuôi trồng. Điều này cũng phù hợp với thống kê ở Bảng 2.13 bên dưới khi phỏng vấn các hộ về ngành nghề nào mang lại thu nhập cao ở vùng đầm phá. Bảng 2.13: Thống kê những nghề có thu nhập cao nhất ở vùng đầm phá Ngành nghề cho thu nhập cao nhất Số lượt Tỉ lệ (%) 1) Sản xuất nông nghiệp 2 1.6 2) Đánh bắt và NTTS 84 67.2 3) Thương mại và dịch vụ 32 25.6 4) Cán bộ nhà nước 1 0.8 5) Nghề phụ và tiểu thủ công nghiệp 7 5.6 6) Nghề khác 1 0.8 Ngành nghề đó có phải gia đình đang làm không 1. Có 51 40.8 2. Không 74 59.2 ( Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả-xử lý bằng SPSS) Qua phỏng vấn 125 người, 67.2% cho rằng nghề có thu nhập cao nhất ở vùng đầm phá là đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản và 25.6% thì cho rằng nghề buôn bán- dịch vụ có thu nhập cao nhất (số liệu của Bảng 2.13). Tuy vậy, khi được hỏi lý do tại sao không chuyển nghề hiện tại sang làm những nghề có thu nhập cao như trên thì các hộ đưa ra một số lý do sau: ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 59 Thứ nhất, nuôi trồng thuỷ sản là nghề gặp nhiều rủi ro do thiên tai và dịch bệnh mang lại. Hàng năm lụt bão làm vỡ đê bao hồ tôm, cá; làm cuốn trôi lượng lớn thuỷ sản khi người dân chưa kịp thu hoạch. Thường thì người dân trúng vụ đầu tiên khi thực hiện hoạt động nuôi trồng thuỷ sản, sau đó thì do ô nhiễm nguồn nước một số loại bệnh dịch gây hại cho tôm cá đã xuất hiện, khiến tôm cá chết hàng loạt làm người dân lâm vào cảnh không thể trả nợ ngân hàng. Khai thác thuỷ sản cũng thường xuyên chịu rủi ro do lụt bão gây ra, loại thiên tai này thường cuốn trôi ngư cụ của ngư dân, khiến ngư dân hàng năm phải đầu tư tiền của cho việc sửa chữa hoặc thay mới ngư cụ. Thứ hai, đầu tư cho một hồ nuôi trồng thuỷ sản cần có điều kiện về diện tích ao hồ, vốn và lao động gia đình khoẻ mạnh. Ngoài ra khai thác thuỷ sản cũng đòi hỏi đầu tư số vốn khá lớn để mua ngư cụ hiện đại. Những hộ nghèo thì thường không thể đáp ứng các yêu cầu này được. Ngoài ra giá cả các loại thuỷ sản không ổn định và phụ thuộc nhiều vào nhiều yếu tố khác. Thứ ba, có một vấn đề làm người dân ngần ngại chuyển sang làm nghề khai thác thuỷ sản (đánh bắt) như sau: Có 2 phương thức khai thác thuỷ sản trên đầm phá là nghề khai thác cố định bao gồm nò sáo, đáy, rớ giàn, chuôm, dạy và nghề khai thác lưu động [6]. Hầu hết ngư dân đánh bắt thuỷ sản lưu động ở vùng đầm phá sử dụng một số ngư cụ đánh bắt tận diệt nhập từ Trung Quốc về, những ngư cụ này bị nhà chức trách nghiêm cấm phát triển và gia tăng số lượng nhằm bảo vệ môi trường sinh thái và nguồn lợi thuỷ sản của phá. Đối với nghề khai thác cố định thì diện tích mặt phá cũng đã được sử dụng gần hết bởi hộ các dân làm nghề này trước đó. Thứ tư, nghề buôn bán – dịch vụ cũng cần có vốn liếng dù là buôn bán nhỏ. Ngoài ra quan trọng nhất là người làm nghề này phải có đầu óc nhạy bén với thị trường và nhu cầu của người tiêu dùng. - Các chính sách và chương trình sau cũng góp phần làm chuyển dịch cơ cấu lao động ở vùng này: Chính sách hỗ trợ vay vốn Quốc gia giải quyết việc làm còn gọi là Chương trình 120 (xem Bảng 2.14) và chương trình đào tạo, tạo việc làm và phát triển nguồn nhân lực nông thôn (xem Bảng 2.15) đã hỗ trợ người lao động tiền vốn cũng như ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 60 kiến thức và trình độ chuyên môn về nghề họ lựa chọn. Ngoài ra các hoạt động tín dụng và tài chính cũng khuyến khích người dân vay vốn, mạnh dạn đầu tư vào các loại hình dịch vụ và phát triển các mô hình trang trại, các ngành nghề truyền thống. Chương trình xuất khẩu lao động qua các năm cũng đã giải quyết cho một lượng lao động không nhỏ sang nước ngoài làm việc (xem số liệu ở Bảng 2.2 ở trên) Một số chương trình trọng điểm của huyện như phát triển cụm tiểu thủ công nghiệp và làng nghề, phát triển đô thị và cơ sở hạ tầng, chính sách đất đai,.. cũng đã góp phần làm thay đổi cơ cấu lao động trong vùng. Bảng 2.14: Chính sách hỗ trợ vay vốn Quốc gia giải quyết việc làm (Chương trình 120) Stt Thông tin về hỗ trợ vay vốn giải quyết việc làm Đơn vị Thời gian 2005 2006 2007 2008 2009 1 Vốn hỗ trợ Triệu đồng 1.799 1.603 2.598 2.537 2.129 2 Số hộ vay Hộ 187 106 196 100 150 (Nguồn: UBND huyện Quảng Điền) Bảng 2.15: Chính sách đào tạo nghề nông thôn, giải quyết việc làm cho lao động nghèo Stt Thông tin về đào tạo nghề nông thôn Đơn vị Thời gian 2005 2006 2007 2008 2009 1 Số lao động được đào tạo Người 439 1.161 1.183 1.371 1.292 2 Số lớp được đào tạo Lớp 18 34 36 40 44 (Nguồn: UBND huyện Quảng Điền) 2.2.3 Khả năng thích ứng thay đổi việc làm của lao động dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ở huyện Quảng Điền tỉnh TT-Huế Có rất nhiều phương pháp thích nghi biến đổi khí hậu, tuy nhiên các phương pháp sau rất phổ biến [32]: (1) chấp nhận những tổn thất, (2) chia sẽ những tổn thất, ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 61 (3) giảm nhẹ nguy cơ và ngăn chặn các tác động, (4) thay đổi cách sử dụng, (5) giáo dục, truyền thông và khuyến khích thay đổi hành vi. Để đánh giá khả năng thích ứng với BĐKH của lao động đầm phá, ta xem xét khả năng này qua phân tích các phương pháp thích nghi này tại Quảng Điền như sau: 2.2.3.1 Chấp nhận những tổn thất Qua phỏng vấn, chỉ có 9 người (chiếm 7,26% tổng số người được phỏng vấn) thể hiện mong muốn đi làm ăn xa phần còn lại đều không muốn rời khỏi quê hương vì lý do: đã quen với thời tiết khắc nghiệt, sự gắn bó với cộng đồng, quê hương, vì phải hương khói cho tổ tiên, ngoài ra có một lý do nữa là đi xa cũng phải lao động cật lực và thuê mướn nhà để ở chi bằng sống ở quê nhà tốt hơn. Tuy nhiên những người được phỏng vấn là những người đứng tuổi vì vậy họ không muốn thử nghiệm những thay đổi trong cuộc sống. Mặc dầu 100% người được phỏng vấn nhận thức rằng các sự kiện thời tiết khắc nghiệt ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của họ nhưng có 64,52% người được phỏng vấn lại không có kế hoạch gì đối với công việc hiện tại để thích ứng với BĐKH trong thời gian tới và thụ động chờ đợi nhà nước hỗ trợ hoặc chính quyền địa phương chỉ đạo trong việc lập kế hoạch cho bản thân các hộ gia đình này. 35,48% hộ còn lại cho biết sẽ chuyển đổi từ việc độc canh nuôi tôm sang nuôi xen tôm, cua và cá hoặc từ nuôi trồng thuỷ sản sang sản xuất nông nghiệp; lên thành phố kiếm việc làm; hoặc đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp... Do tư duy và trình độ sản xuất của người dân còn thấp, quy mô sản xuất nhỏ lẻ và thiếu vốn đầu tư nên cư dân vùng đầm phá Quảng Điền không dám mạo hiểm thay đổi mô hình sản xuất nhằm thích nghi với BĐKH, kéo theo không dám thay đổi công việc vì sợ rủi ro và thất bại. Kết quả điều tra cho thấy chỉ có 24,19% hộ được phỏng vấn đã có thay đổi nghề nghiệp hoặc làm thêm nghề khác nhằm đảm bảo đa dạng hoá thu nhập vì các lý do sau: đất ruộng quá ít làm không đủ ăn; theo phong trào nuôi tôm nên chuyển sang nghề nuôi trồng thuỷ sản; do thất bại trong việc nuôi tôm, nợ ngân hàng nhiều nên phải kiếm việc làm để trả nợ; nguồn thuỷ sản ngày càng cạn kiệt khiến việc đánh bắt trở nên khó khăn hơn do vậy phải tìm việc khác làm thêm,... ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 62 Bảng 2.16: Thống kê thích nghi với BĐKH Stt Thống kế Số lượng Tỉ lệ % 1 Không thay đổi nghề 95 76,00% 2 Thay đổi nghề hoặc làm thêm nghề mới 30 24,00% Tổng cộng 125 100% 3 Mong muốn di cư đi làm ăn xa 10 8,00% 4 Không muốn đi làm ăn xa 115 92,00% Tổng cộng 124 100% 5 Có kế hoạch thích nghi BĐKH 80 64,00% 6 Không có kế hoạch thích nghi 45 36,00% Tổng cộng 125 100% (Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả) Như vậy có thể nói rằng lao động vùng đầm phá Quảng Điền cam chịu với thiên tai khắc nghiệt trong suốt bao đời nay hay tính chấp nhận tổn thất của họ rất cao. Dù thiên tai xảy ra ngày càng khắc nghiệt, người dân vẫn “bám đất bám làng” khắc phục hậu quả của thiên tai và tiếp tục canh tác, sản xuất. 2.2.3.2 Chia sẽ những tổn thất Với tinh thần và truyền thống “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, “lá rách ít đùm lá rách nhiều” người dân sẵn sàng sẽ chia lương thực, thực phẩm, quần áo, chăn màn, sách vở và giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng khi thiên tai xảy ra, các hoạt động cứu trợ, phục hồi và tái thiết được triển khai nhanh chóng và có hiệu quả giữa cộng đồng không bị ảnh hưởng với những cộng đồng bị ảnh hưởng hoặc của chính phủ đối với các vùng bị thiên tai. Bảo hiểm cũng là một hình thức chia sẽ tổn thất. Tuy nhiên như đã đề cập ở trên, bảo hiểm nông nghiệp chưa được thực hiện cho nông dân Việt Nam nói chung và cư dân Quảng Điền nói riêng. Để giúp đỡ người dân Quảng Điền khắc phục hậu quả và phục hồi sinh kế sau trận lụt lớn và kéo dài năm 2007, một số cơ quan, đoàn thể, tổ chức tôn giáo, nhóm từ thiện, tổ chức phi chính phủ trong và ngoài tỉnh đã thực hiện nhiều hoạt động cứu trợ cho nhân dân Quảng Điền. Trong đó điển hình là tổ chức Bắc Âu Trợ ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 63 Giúp Việt Nam đã hỗ trợ hơn 3 tỉ đồng tập trung vào cứu trợ lương thực-thực phẩm, cây con giống và xây nhà chống lụt cho các hộ bị ảnh hưởng. Ngoài ra chính quyền huyện Quảng Điền cũng đã hỗ trợ gạo cho các hộ nghèo và cận nghèo cụ thể 50 kg/hộ nghèo chia làm 2 đợt và hỗ trợ 5.000.000 đồng/hộ cho những hộ thuộc diện di dời do sạt lở bờ sông (Xem bảng 2.6.2). 2.2.3.3 Giảm nhẹ nguy cơ và ngăn chặn tác động Cư dân vùng đầm phá đã thực hiện một số hoạt động kiểm soát được mối nguy hiểm từ thiên tai như xây nhà chống lụt bão (áp dụng kỹ thuật do tổ chức phi chính phủ DWF giới thiệu và phổ biến), trồng cây chắn gió bão, chống xói lở đất. Người dân cũng đã áp dụng khoa học kỹ thuật, xây dựng hầm Biogas nhằm mục đích hạn chế ô nhiễm môi trường, giảm phát thải khí nhà kính và tận dụng biogas làm chất đốt phục vụ sinh hoạt hằng ngày. Bảng 2.17 cho thấy, có tới 91.2% các hộ được phỏng vấn gia cố nhà cửa phòng chống lụt bão và 20,8% các hộ được phỏng vấn đã trồng cây chắn gió, chống xói lở đất. Bảng 2.17: Các hoạt động thích nghi biến đổi khí hậu đã áp dụng Hoạt động thích nghi Số lượt Tỉ lệ (%) 1 Gia cố /xây dựng lại nhà và sử dụng các vật liệu chắc chắn, có khả năng chống chịu với lụt bão 114 91.2 1 Chuẩn bị phương tiện di dời khi lụt bão đến 110 88 2 Trồng cây chắn gió và chống xói lở đất 26 20.8 3 Thay đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ và thay đổi lịch thời vụ 36 28.8 4 Đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp (sử dụng các giống đậu, trồng rừng, chăn nuôi...) 26 20.8 5 Di cư đến thành phố để tìm việc làm, tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp tại địa phương, làm thuê... 2 1.6 6 Tham gia các lớp tập huấn về thích nghi 17 13.6 8 Khác 10 8 ( Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 64 Người dân địa phương ở Quảng Điền cũng đã áp dụng một số hoạt động sản xuất nông nghiệp nhằm ngăn chặn sự biến đổi và bất ổn của khí hậu. Cụ thể, để khắc phục đợt rét kéo dài năm 2008, nhân dân và chính quyền địa phương đã tăng cường các biện pháp chống rét cho cây trồng như: giữ nước thường xuyên trong ruộng lúa, tăng cường bón phân

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhung_giai_phap_viec_lam_ben_vung_cho_lao_dong_o_vung_dam_pha_huyen_quang_dien_tinh_thua_thien_hue_n.pdf
Tài liệu liên quan