Luận án Quan hệ kinh tế của Trung Quốc với châu phi kể từ năm 2000 đến nay và gợi ý chính sách cho Việt Nam

MỞ ĐẦU .1

Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN

QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .11

1.1. Các nghiên cứu trong nước .11

1.2. Các nghiên cứu nước ngoài.14

1.3. Kết luận rút ra từ những công trình liên quan đến đề tài luận án và vấn đề

tiếp tục nghiên cứu .19

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUAN HỆ KINH TẾ

CỦA TRUNG QUỐC VỚI CHÂU PHI .23

2.1. Cơ sở lý luận cho việc đánh giá quan hệ kinh tế của Trung Quốc với châu Phi .23

2.2. Cơ sở thực tiễn của quan hệ kinh tế của Trung Quốc với Châu Phi.39

Chương 3: THỰC TRẠNG QUAN HỆ KINH TẾ CỦA TRUNG QUỐC

VỚI CHÂU PHI TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY.61

3.1. Thực trạng quan hệ thương mại của Trung Quốc với Châu Phi.61

3.2. Thực trạng quan hệ đầu tư của Trung Quốc với Châu Phi .71

3.3. Thực trạng viện trợ của Trung Quốc dành cho Châu Phi .88

3.4. Đánh giá thực trạng quan hệ kinh tế của Trung Quốc với Châu Phi từ năm

2000 đến nay .98

Chương 4 : TRIỂN VỌNG QUAN HỆ KINH TẾ CỦA TRUNG QUỐC VỚI

CHÂU PHI VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM .119

4.1. Triển vọng quan hệ kinh tế của Trung Quốc với Châu Phi trong giai đoạn

mới.119

4.2. Thực trạng quan hệ kinh tế Việt Nam – Châu Phi thời gian qua.131

4.3. Bài học cho Việt Nam từ quan hệ kinh tế Trung Quốc - Châu Phi .140

4.4. Kiến nghị chính sách cho Việt Nam .145

KẾT LUẬN .150

TÀI LIỆU THAM KHẢO .153

pdf170 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 373 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quan hệ kinh tế của Trung Quốc với châu phi kể từ năm 2000 đến nay và gợi ý chính sách cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c thành lập ở cả các nước nằm sâu trong lục địa như Ethiopia, Zambia, đến các nước giàu có về tài nguyên (Nigeria, Zambia) và các đảo quốc (Mauritius). Tính đến cuối năm 2012, Trung Quốc đã thành lập các SEZs tại các nước Ethiopia, Mauritius, Tanzania, Uganda, Zambia, Ai Cập, Botswana, Nam Phi, Ghana, Nigeria và Sierra Leone. Trung Quốc cũng tiến hành xây dựng các khu công nghiệp và các khu vực thương mại tự do ở các nước Sierra Leone, Nigeria, Uganda, Botswana, Nam Phi. Năm 2013, Tanzania đã ký kết một thỏa thuận với Công ty cổ phần cơ khí Trung Quốc xây dựng một khu cảng mới, một SEZ và hệ thống đường sắt, trị giá 10 tỷ USD [79]. Đầu năm 2014, Trung Quốc cũng đã đầu tư 2 tỷ USD để xây dựng một công viên công nghiệp mới ở Shama - vốn là một cảng đánh cá nhỏ ở miền tây Ghana. Công viên này dự kiến sẽ tạo ra 5000 việc làm trực tiếp và thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng và cầu cảng ở miền Tây Ghana [104]. FDI của Trung Quốc vào Châu Phi đã tăng lên 8 lần, từ 317 triệu USD (năm 2004) lên 2,52 tỷ USD (năm 2012). Tổng vốn đầu tư của Trung Quốc ở châu Phi đã tăng 30 lần, từ 1,5 tỷ USD năm 2005 lên 21,23 tỷ USD năm 2012 [92]. Mặc dù Mỹ và Châu Âu tiếp tục là đối tác đầu tư truyền thống của Châu Phi, nhưng sự đóng góp của vốn FDI của Trung Quốc ở Châu Phi đã tăng lên rất nhanh trong thập niên 2000. Tính đến cuối năm 2012, đã có khoảng 2000 doanh nghiệp Trung Quốc có mặt và đầu tư ở trên 50 quốc gia Châu Phi, từ ngành nông nghiệp, khai khoáng đến ngành công nghiệp xây dựng công nghiệp chế tạo, tài chính, vận tải, thương mại và bất động sản [100] Tính đến cuối năm 2012, tổng số vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (OFDI) của Trung Quốc đạt khoảng 531,94 tỷ USD, trong đó tổng vốn tích lũy FDI của Trung Quốc vào Châu Phi đạt 21,73 tỷ USD, chiếm 4,1% tổng vốn OFDI của Trung Quốc. Năm 2012, dòng vốn FDI của Trung Quốc vào Châu Phi trong các ngành phi tài chính đạt 3,61 tỷ USD, tăng 24,7%/năm. Năm 2008, FDI của Trung Quốc tại Châu Phi đạt 5,49 tỷ USD, chiếm tới 9,8% tổng vốn FDI đầu 73 tư ra nước ngoài của Trung Quốc. Đây là năm Trung Quốc đạt đỉnh điểm trong việc tăng cường đầu tư vào Châu Phi. Theo báo cáo của Chính phủ Trung Quốc, năm 2013 vốn FDI tích lũy của Trung Quốc tại Châu Phi đạt 26 tỷ USD. Hình 3.3: FDI của Trung Quốc tại Châu Phi giai đoạn 2004-2012 (tỷ USD) Nguồn: PRC, National Bureau of Statistics 2013, China Statistics Yearbook 2012, China Statistics Press, Beijing. Báo cáo của UNCTAD về FDI song phương năm 2014 cho biết, EU, Trung Quốc, Nhật bản và Mỹ chiếm tới 54% vốn OFDI vào Châu Phi nam Sahara năm 2012. Tổng số vốn tích lũy của Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, EU vào Châu Phi nam Sahara đã tăng gần 5 lần trong giai đoạn 2001-2012, từ 27,2 tỷ USD lên 132,8 tỷ USD. Vốn tích lũy của 4 nước này đã tăng rất nhanh kể từ năm 2001 chủ yếu do Trung Quốc trong thời gian này đã tăng nhanh lượng vốn FDI vào Châu Phi, với tốc độ tăng đạt 53%/năm, trong khi Nhật Bản chỉ đạt tốc độ tăng 29%/năm, EU đạt 16%/năm và Mỹ đạt 14%/năm. Mặc dù có tốc độ tăng vốn FDI vào Châu Phi nhanh hơn rất nhiều so với các nước lớn khác trên thế giới, nhưng Trung Quốc vẫn chỉ là đối tác nước ngoài lớn thứ 2 ở Châu Phi, sau EU. Lần đầu tiên vào năm 2013 FDI của Trung Quốc vào Châu Phi đạt 26 tỷ OFDI của Trung Quốc (tỷ USD) Tỷ trọng OFDI của Trung Quốc vào châu Phi trong tổng OFDI của Trung Quốc 74 USD, vượt Mỹ (Mỹ đạt 22 tỷ USD). Trong giai đoạn 2005-2016, Trung Quốc đã đầu tư vào 293 dự án ở châu Phi với tổng vốn đầu tư 66,4 tỷ USD và tạo ra 130.750 việc làm. Hình 3.4: Tỷ trọng của FDI của Trung Quốc trong dòng vốn FDI vào Châu Phi Nam Sahara giai đoạn 2001-2012 Nguồn: Brookings (2014), The US-Africa leaders Summit: a focus on foreign direct investment, Number 3 of 12, July. FDI của Trung Quốc tập trung chủ yếu ở những nước giàu tài nguyên thiên nhiên. Trong giai đoạn 2003-2007, hơn một nửa FDI của Trung Quốc đổ vào Nigeria (20,2%), Nam Phi (19,8%) và Sudan (12,3%). Algeria (nhiều dầu lửa) và Zambia (nhiều khoáng sản) đứng thứ 4 và thứ 5 trong số những nước nhận được nhiều vốn FDI của Trung Quốc, chiếm tỷ lệ tương ứng 12% và 8%. Năm 2010, top 10 nước châu Phi thu hút tới 73,3% tổng vốn FDI của Trung Quốc vào Châu Phi, là: Nam Phi (19,5%), CHDC Congo (11,2%), Niger (9,3%), Nigeria (8,8%), Algeria (8,8%), Angola (4,8%), Kenya (4,8%), Zambia (3,6%), Ethiopia (2,8%), Ghana (2,7%) [72]. 75 Bảng 3.4: FDI của Trung Quốc phân theo điểm đến năm 2012 Tên nước Tổng vốn FDI (trăm triệu USD) Tỷ lệ (%) Nam Phi 40,60 25% Sudan 15,26 9% Nigeria 14,16 9% Zambia 12,00 7% Algeria 10,59 7% CHDC Công gô 7,09 4% Mauritus 6,06 4% Zimbabwe 5,76 4% Niger 4,30 3% Ethiopia 4,27 3% Tanzania 4,07 3% Ai Cập 4,03 2% Angola 4,01 2% Kenya 3,09 2% Ghana 2,70 2% Madagascar 2,54 2% Bostwana 2,01 1% Guinea 1,68 1% Mali 1,60 1% Congo- Brazzaville 1,42 1% Những nước khác 15,21 9% Nguồn: China’s foreign direct investment statistical bulletin. 2013 76 Năm 2012, 20 nước châu Phi nhận vốn FDI lớn nhất của Trung Quốc chiếm tới 80% vốn đầu tư của Trung Quốc ở châu lục đen, gồm: Nam Phi, Sudan, Nigeria, Zambia, Algeria, CHDC Congo, Mauriritus, Zimbabwe, Niger, Ethiopia, Tanzania, Ai Cập, Angola, Kenya, Ghana, Madagascar, Botswana, Guinea, Mali, CH Congo. Đây cũng là những nước tập trung nhiều doanh nghiệp đầu tư nhất ở Trung Quốc. Ví dụ, năm 2012 Nam Phi thu hút được 4,06 tỷ USD vốn FDI của Trung Quốc, chiếm 25% tổng FDI của Trung Quốc vào Châu Phi và có khoảng 166 doanh nghiệp đầu tư tại đây; Sudan thu hút được 1,526 tỷ USD vốn FDI của Trung Quốc, chiếm 9% tổng số vốn FDI của Trung Quốc vào Châu Phi và có khoảng 81 doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư tại đây; Nigeria thu hút được 1,416 tỷ USD vốn FDI của Trung Quốc, chiếm 9% tổng số vốn FDI của Trung Quốc vào châu Phi và có 253 doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư tại đây. Các doanh nghiệp Trung Quốc tập trung nhiều nhất ở các nước Nigeria, Nam Phi, Zambia, Ethiopia, Ai Cập, Ghana, Tanzania, CHDC Congo, Sudan Bảng 3.5: Tổng số doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư ở Châu Phi năm 2012 phân theo nước tiếp nhận đầu tư Tên nước Tổng số doanh nghiệp Tỉ lệ Nigeria 253 12% Nam Phi 166 8% Zambia 143 7% Ethiopia 124 6% Ai Cập 104 5% Ghana 102 4% Tanzania 94 4% Angola 90 4% CHDC Congo 87 4% Sudan 81 4% Kenya 81 4% Algeria 77 4% 77 Zimbabwe 71 3% Uganda 50 2% Mozambique 46 2% Mauritus 41 2% Lybia 32 1% Nam Sudan 32 1% Bostwana 31 1% Những nước khác 438 20% Nguồn: China’s Commerce Ministry Overseas Investment Enterprises Directory. 2013 Nam Phi là nước tiếp nhận đầu tư lớn nhất của Trung Quốc. Các ngành thu hút vốn FDI nhiều nhất của Trung Quốc ở Nam Phi là năng lượng, công nghệ, khai mỏ, điện tử, viễn thông, dệt may, ngân hàng thương mại, vận tải, công nghiệp chế tạo, xây dựng và ô tô. Ban đầu, các dự án của Trung Quốc ở Nam Phi chủ yếu tập trung trong ngành khai thác tài nguyên và xây dựng, nhưng sau đó đã chuyển sang lĩnh vực tài chính, công nghiệp chế tạo sản phẩm tiêu dùng, truyền thông. Theo số liệu của UNCTAD, năm 2012 FDI của Trung Quốc vào Nam Phi là 5,077 tỷ USD, trong khi EU đầu tư vào Nam Phi 124,269 tỷ USD và Mỹ đầu tư vào Nam Phi 11,711 tỷ USD. Trung Quốc đầu tư mạnh vào lĩnh vực ngân hàng tại Nam Phi. Điển hình là các vụ Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC) nhận 219 triệu USD từ Ngân hàng Standard Nam Phi. ICBC là ngân hàng lớn nhất thế giới về giá trị vốn hóa thị trường và có 20% cổ phần trong Ngân hàng Standard Nam Phi, khiến nó trở thành cổ đông lớn nhất của ngân hàng với tổng số 305 triệu cổ phiếu [52]. Sau khi hợp tác, hai ngân hàng đã cùng nhau đầu tư vào 65 dự án trên lục địa Châu Phi [52]. Ngoài ra, Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc đã hợp tác với ngân hàng FirstRand Bank Limited nhằm tăng cường khả năng thắng thầu của Trung Quốc tại Châu Phi. Theo đó, Ngân hàng FirstRand Bank Limited của Nam Phi có kế hoạch cung cấp tư vấn và chuyên môn cho các khách hàng của Ngân hàng xây dựng Trung Quốc cũng như làm việc với khách hàng Châu Phi. 78 Zambia là điểm đến đầu tư quan trọng khác của Trung Quốc ở Châu Phi. Theo Cơ quan phát triển Zambia, tính đến năm 2007 đã có 166 doanh nghiệp Trung Quốc có mặt ở Zambia, với tổng số vốn đầu tư 666 triệu USD và tạo ra 11.000 việc làm. Các ngành chế tạo, xây dựng, khai khoáng, thương mại bán lẻ, du lịch hấp dẫn lớn nhất đối với đầu tư nước ngoài của Trung Quốc. Các dự án lớn nhất của Trung Quốc ở Zambia là dự án khai mỏ Chambishi trị giá 20 triệu USD, dự án khu nhà phức hợp chính phủ, dự án Nhà thể thao, dự án xây dựng nhà máy xi măng ở Lusaka, dự án đường sắt Ludazi – Chamma, dự án nhà máy thủy điện tại Kafue Gorge miền Nam Zambia Nigeria là điểm đến thứ 3 của dòng vốn FDI của Trung Quốc tại Châu Phi. Lĩnh vực chủ yếu thu hút FDI của Trung Quốc là dầu mỏ. Các dự án điển hình của Trung Quốc tại Nigeria là dự án khai thác dầu mỏ trị giá 2,3 tỷ USD giữa Tập đoàn dầu mỏ Trung Quốc với Tập đoàn dầu mỏ quốc gia Nigeria năm 2005, dự án xây dựng hệ thống đường bộ 6 làn xe 125 km ở Port Hardcourt (cửa ngõ của ngành công nghiệp dầu mỏ Châu Phi) trị giá 1 tỷ USD; dự án xây dựng nhà máy thủy điện ở Zamfara trị giá 65 tỷ USD; dự án khai thác dầu mỏ ngoài khơi trụ giá 800 triệu USD; dự án xây dựng nhà máy điện sử dụng than ở Kogi và Benui trị giá 80 triệu USDCó khoảng 1000 doanh nghiệp Trung Quốc đã đăng ký hoạt động tại Nigeria tính đến năm 2007. Năm 2010, Nigeria và một công ty Trung Quốc đã ký một thỏa thuận 23 tỷ USD để xây dựng ba nhà máy lọc dầu và hóa dầu. Trung Quốc sẽ được khai thác các nguồn tài nguyên dầu mỏ lớn của Nigeria, nhưng ít nhất một trong những nhà máy lọc dầu sẽ được sử dụng để cung cấp cho thị trường và đảm bảo các mục tiêu trong nước của Nigeria từ đó mang lại nhiều quyền lợi hơn cho người dân. Chính phủ Nigeria tuyên bố rằng, thỏa thuận này sẽ ngăn chặn cơn lũ của các sản phẩm hóa dầu tinh chế nhập khẩu vào từ các nước khác, hiện ước tính khoảng 10 tỷ USD. Trung Quốc đang nỗ lực để tăng cường trao đổi và hợp tác liên chính phủ, trong đó có việc hỗ trợ các công ty Trung Quốc tại Nigeria để đào tạo nhân tài địa phương bằng cách truyền đạt các công nghệ hiện đại và các kỹ năng cần thiết 79 cho thanh niên Nigeria muốn làm việc trong các doanh nghiệp đa quốc gia. Ví dụ, năm 2013 công ty viễn thông đa quốc gia của Trung Quốc Huawei và Bộ Công nghệ truyền thông Nigeria đã tổ chức một chương trình đào tạo kiến thức cơ bản cho 1.000 phụ nữ để khuyến khích nhiều phụ nữ Nigeria để tham gia vào ngành công nghệ thông tin [14]. Trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng, năm 2017, Trung Quốc đã hỗ trợ Nigeria khởi công xây dựng dự án đường sắt cao tốc lớn nhất Nigeria, trị giá hơn 11 tỷ USD. Dự kiến sau khi hoàn thành vào năm 2020, dự án sẽ tạo ra một mạng lưới đường sắt hiện đại nối liền thành phố cảng Lagos với một loạt thành phố ở miền Tây và miền Nam Nigeria, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập và phát triển của khu vực này. Đặc biệt, dự án cũng tạo thêm hơn 500.000 việc làm mới và tăng khả năng vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt của Nigeria thêm 3,2 triệu tấn/năm. Trung Quốc cũng đang đẩy mạnh hợp tác với Nigeria trong lĩnh vực nông nghiệp. Mặc dù chỉ chiếm 9% đất canh tác trên toàn thế giới, Trung Quốc sản xuất thực phẩm cho lượng dân chiếm 20% dân số thế giới còn Nigeria có đất canh tác rộng lớn, và có nhiều tiềm năng lớn trong nông nghiệp. Các chuyên gia Trung Quốc đã tham gia vào Chương trình Quốc gia đặc biệt của Nigeria về vấn đề an ninh lương thực dưới sự tài trợ của Liên hợp quốc. Các chuyên gia Trung Quốc đã giúp các cộng đồng nông dân Nigeria khắc phục tình trạng thiếu nguồn cung cấp nước uống và tưới tiêu, đào tạo họ các kỹ năng trồng, đánh bắt và nuôi ong. Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã đầu tư phát triển các giống cây trồng, tinh xảo được trồng bởi các kỹ thuật canh tác thích nghi với môi trường địa phương. Ngoài ra, Nigeria cũng khuyến khích thu hút các nhà đầu tư Trung Quốc chú trọng kỹ thuật trong nông nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực đánh bắt, nuôi trồng thủy sản và các lĩnh vực chế biến nông sản. Chính phủ Nigeria cũng có các chính sách khuyến khích phát triển trong nông nghiệp, bao gồm cả chính sách thuế suất đối với nhập khẩu các hóa chất nông nghiệp, phụ tùng máy móc chế biến và thuế suất đối với sản xuất nông nghiệp và chế biến ở Nigeria [14]. 80 Angola là nước tiếp nhận đầu tư lớn thứ 4 của Trung Quốc ở Châu Phi. Các dự án đầu tư lớn của Trung Quốc ở Angola có thể kể đến là dự án đường sắt Luanda trị giá 90 triệu USD, dự án mở rộng các nhà máy điện ở Luanda, Lubango, Namibe, Tombwa trị giá 55 triệu USD, dự án khai thác kim cương, dự án xây dựng đường bộ 317 km từ Luanda đến Uige. Có khoảng trên 100 doanh nghiệp Trung Quốc đang làm ăn tại Angola. Đầu tư nước ngoài của Trung Quốc tại Sudan cũng tăng rất nhanh, chủ yếu nhằm khai thác nguồn tài nguyên dầu mỏ của nước này. Đầu tư của Trung Quốc tại Sudan chủ yếu tập trung ở các mỏ dầu ở vùng Moglad, Melut và Fola. Tỷ lệ đầu tư của Công ty dầu khí Trung Quốc trong tổng vốn đầu tư nước ngoài cho cơ sở hạ tầng ở các vùng dẫn dầu ở Sudan năm 2007 là 40% trong tổng vốn FDI vào mỏ dầu vùng Moglad, 47% ở mỏ dầu vùng Melut và 100% tại vùng Fola [77]. Ngoài lĩnh vực dầu khí, FDI của Trung Quốc vào Sudan còn tập trung ở các ngành công nghiệp nhẹ và dịch vụ. Tổng vốn bình quân của Trung Quốc vào Sudan trong các ngành này là 81,83 triệu USD/năm trong giai đoạn 2000- 2008, đỉnh cao là năm 2000 (29,04 triệu USD) và năm 2007 (25,3 triệu USD) [77]. Sudan hiện đang là nước thu hút đầu tư nước ngoài lớn thứ 5 của Trung Quốc ở Châu Phi, chiếm 6% tổng FDI của Trung Quốc vào Châu Phi năm 2012. Trung Quốc đã trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của Ethiopia. Từ năm 2006, Trung Quốc thông qua các cơ chế khác nhau đã cung cấp hỗ trợ tài chính cho việc xây dựng một số dự án lớn của Ethiopia như đầu tư vào cao tốc thu phí, nhà máy điện dùng sức gió. Tuy nhiên, hiện tại có những vấn đề liên quan đến lao động Trung Quốc dẫn đến khiếu nại thường xuyên từ các thành viên của Quốc hội Ethiopia. Các đại sứ quán Trung Quốc đã thừa nhận có hơn 10.000 người Trung Quốc làm việc tại Ethiopia song các ước tính khác đưa ra con số cao hơn nhiều. Tháng 5/2014, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường thăm Ethiopia. Trong chuyến thăm này, Trung Quốc đã ký 16 hiệp định kinh tế và phát triển với Ethiopia, bao gồm một thỏa thuận khung toàn diện cho giai đoạn 2015-2024 và 81 đồng ý cấp một khoản vay cho các dự án đường sắt đô thị tại Addis Ababa- Djibouti. Trung Quốc cho Ethiopia vay 1,4 tỷ USD cho dự án các đường cao tốc, và các dự án phát triển đường tại Ethiopia. Ethiopia đã ký biên bản ghi nhớ với hàng loạt công ty phát triển cơ sở hạ tầng của Trung Quốc như: Tổng công ty Xây dựng, Tổng công ty Đường sắt Kỹ thuật, Công ty Truyền thông Xây dựng Trung Quốc,Những công ty này xây dựng phát triển các đặc khu kinh tế ở Kombolcha, Hawassa và Dire Dawa [14]. Trung Quốc đang hỗ trợ xây dựng tuyến đường sắt Ethiopia-Djibouti tiêu tốn đến 4 tỷ USD, dài 470 dặm và là hệ thống đường sắt xuyên biên giới đầu tiên ở châu Phi. Khi hoàn thành, tuyến đường sắt sẽ phát triển thành một mạng lưới đường sắt dài 3000 dặm nối với các nước láng giềng Sudan, Nam Sudan, và Kenya – nơi Trung Quốc cũng vừa hoàn thành một tuyến đường sắt với chi phí lên tới 3,8 tỷ USD. Các đặc khu kinh tế (SEZs) ở châu Phi nơi tập trung FDI của Trung Quốc. Theo số liệu của Bộ thương mại Trung Quốc, tính đến hết năm 2013 Trung Quốc đã đầu tư trọng điểm vào một số SEZs như Jinfei (Mauritius) với số vốn 220 triệu USD, trong đó 100% vốn FDI là sở hữu của người Trung Quốc; Ogun (Nigeria) thu hút được 720 triệu USD, trong đó 82% vốn là thuộc sở hữu của người Trung Quốc; Lekki (Nigeria) thu hút được 330 triệu USD, trong đó 60% vốn là thuộc sở hữu của người Trung Quốc; Chambishi (Zambia) thu hút được 410 triệu USD, trong đó 95% vốn là thuộc sở hữu của người Trung Quốc; Eastern (Ethiopia) thu hút được 849 triệu USD, trong đó 100% vốn là thuộc sở hữu của người Trung QuốcLĩnh vực đầu tư trong các SEZs này rất đa dạng, từ bệnh viện, bất động sản, dịch vụ, chế tạo và logistics, xây dựng, khai khoáng, dệt may, chế tạo, điện tử, ô tôSEZs có tác dụng thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa vào Trung Quốc nhờ cơ sở hạ tầng và hệ thống logistics tương đối đồng bộ. Mặc dù chưa có số liệu thống kê đầy đủ về tác động của FDI Trung Quốc trong SEZs ở Châu Phi, nhưng dễ nhận thấy rằng các SEZs do Trung Quốc đầu tư đang trở thành những đầu mối xuất khẩu và là cửa ngõ để Trung Quốc tiến vào Châu Phi do cơ sở hạ tầng của các khu này tương đối đầy đủ, gần cầu cảng, sân bay và có vị trí địa lý quan trọng. 82 Bảng 3.6. Đặc điểm cơ bản của SEZs của Trung Quốc ở một số nước Châu Phi Khu thương mại tự do Lekki (Nigeria) Khu Ogun – Quảng Đông (Nigeria) Công viên công nghiệp phía đông Ethiopia Đặc khu kinh tế Jin Fei (Mauritius) Địa điểm 60 km phía đông Lagos nối biển Atlantic với vùng phía nam và Kekki Lagoon với phía bắc Vùng Igbessa của bang Ogun, 30 km tính từ sân bay quốc tế Lagos Tại Dukem, cách Addis Ababa 30 km về phía đông bắc Tại Riche Terre, cách cảng Louis 3 km về phía tây bắc, gần cảng Free Khung khổ luật pháp Luật khu kinh tế tự do Luật khu kinh tế tự do Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp Luật đầu tư Mauritius và một phần của Luật Cảng tự do Diện tích và giai đoạn Giai đoạn I: 109 ha (0-5 năm) Giai đoạn II: 6-10 năm Tổng diện tích: 3000 ha Giai đoạn I: 250 ha Giai đoạn 2: 1750 ha Tổng diện tích: 10.000 ha Giai đoạn I: 100 ha Giai đoạn II: 100 ha Tổng diện tích: 200 ha Giai đoạn I: 70 ha Giai đoạn II: 141 ha Tổng diện tích: 211 ha Tổng vốn đầu tư cam kết Giai đoạn I: 392 triệu USD Giai đoạn II: 67 triệu USD Giai đoạn I: 220 triệu USD Giai đoạn II: 280 triệu USD Giai đoạn I: 22 triệu USD Giai đoạn II: 78 triêu USD Tổng cam kết: 413 triệu USD Giai đoạn I: 220 triệu USD Giai đoạn II: 720 triệu USD Đầu tư tính đến 7/2010 64 doanh nghiệp Trung Quốc có giấy phép đầu tư (730 triệu USD) 7 doanh nghiệp Trung Quốc đã hoạt động tại đây 11 doanh nghiệp Trung Quốc đã ký kết đầu tư, trị giá 91 triệu USD 9 doanh nghiệp Trung Quốc đã hoạt động tại đây Các nhà đầu tư trong nước Được phép hoạt động Được phép hoạt động Được phép hoạt động Được phép hoạt động 83 Các ưu đãi Miễn thuế 100% Ưu đãi cơ sở hạ tầng Miễn thuế 100% Ưu đãi cơ sở hạ tầng Ưu đãi tiền thuê đất: 1 Birr/m2 Hoàn lại 30% tiền đầu tư cơ sở hạ tầng Miễn thuế thu nhập 6 năm Thời hạn thuê đất 99 năm Ưu đãi cơ sở hạ tầng Miễn thuế nhập nguyên liệu xây dựng, thiết bị, máy móc Nguồn: World Bank (2011), Chinese investments in Special economic zones in Africa: progress, challenges and lessons learned, January 2011. Bảng 3.7: FDI của Trung Quốc vào các SEZs ở Châu Phi tính đến hết năm 2013 SEZs Vốn đầu tư (triệu USD) Tỷ lệ sở hữu (%) Tập đoàn, tỷ lệ sở hữu Lĩnh vực đầu tư JinFei (Mauritius) 220 100% Trung Quốc Taiyuan Iron &Steel Co. (50%); Shanxi Coking Coal Co., Ltd. (30%); Tianli Group (20%). Bệnh viện, bất động sản, dịch vụ, chế tạo, logistics Ogun (Nigeria) 720 Trung Quốc : 82% ; địa phương 18% Tập đoàn Guangdong Xinguang và Phát triển Nam Trung Quốc (82%); Chính phủ Nigeria (18%) Vật liệu xây dựng, chế biến gỗ, dược phẩm, máy tính cá nhân, đèn chiếu sáng Lekki (Nigeria) 330 Trung Quốc : 60% ; địa phương 40% CCECC-Beiya Tập đoàn cơ khí xây dựng Trung Quốc; Tổng công ty phát triển Jiangning; Tập đoàn đường sắt Trung Quốc (60%); Chính quyền bang Lagos, Nigeria (20%); Tập đoàn đầu tư Lekki (20%) Thiết bị vận tải, dệt may, công nghiệp nhẹ, thiết bị trong nhà, viễn thông Chambishi (Zambia) 410 Trung Quốc : 95%, Công ty khai mỏ phi kim Trung Quốc; Đồng và cobalt : khai 84 địa phương : 5% Công ty mỏ châu Phi NFC (15%). thác, chế biến, máy móc, dịch vụ Suez (Ai Cập) 460 Trung Quốc : 95% ; địa phương : 5% Công ty đầu tư phát triển kinh tế-kỹ thuật Tianjin (45%); Công ty quốc tế Tianjin Suez (5%), Liên doanh đầu tư Trung Quốc – Ai cập (20%) Dệt may, thiết bị dầu khí, lắp ráp ô tô, thiết bị điện tử Eastern (Ethiopia) 849 Trung Quốc : 100% Tập đoàn Yonggang; Tập đoàn Qiyuan; Công ty quản lý tài sản Jianglian và Yangyang Máy móc điện tử, sắt thép, vật liệu xây dựng Jianling (Algeria) 556 Trung Quốc : 100% Tập đoàn ô tô Jiangling; Tập đoàn quốc tế Zhongding Ô tô, vật liệu xây dựng Nguồn: Ministry of Commere of the People’s republic of China. Tính đến cuối năm 2011, tổng vốn FDI của Trung Quốc ở Châu Phi phân theo ngành kinh tế là như sau: khai thác tài nguyên (31%), tài chính (20%), công nghiệp xây dựng (16,4%), chế tạo (15%), còn lại là các ngành khác như bán buôn bán lẻ, nông lâm ngư nghiệp, nghiên cứu khoa học, bất động sản, dịch vụ cho thuê và kinh doanh. Trong ngành khai thác tài nguyên, FDI của Trung Quốc tại Châu Phi chủ yếu tập trung trong ngành năng lượng và khai thác khoáng sản. Trong lĩnh vực này, các doanh nghiệp Trung Quốc đã giúp các nước Châu Phi thiết lập các chuỗi sản xuất công nghiệp, khai thác lợi thế so sánh để phát triển kinh tế, đầu tư cơ sở hạ tầng. Chẳng hạn tại CHDC Congo, Trung Quốc đã xây dựng các đường cao tốc, bệnh viện và các cơ sở hạ tầng công cộng khác để tiếp cận khai thác các mỏ đồng và coban ở nước này. Tại Nam Phi, các doanh nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản của Trung Quốc đã thành lập các quỹ hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, xóa đói giảm nghèo và phát triển giáo dục ở địa phương, xây dựng các hệ thống xử lý nước sạch hiện đại để tạo thuận lợi cho các dự án FDI của Trung Quốc ở các nước này. 85 Tính đến cuối năm 2012, Trung Quốc đã đầu tư khoảng 3,43 tỷ USD vào ngành chế tạo. Mali, Ethiopia và một số nước khác nghèo tài nguyên chiếm phần lớn vốn FDI của Trung Quốc trong ngành này. Trung Quốc đã xây dựng nhà máy sản xuất đường ở Mali, nhà máy sản xuất ô tô và bao con nhộng y tế (medical capsule) ở Ethiopia, xây dựng nhà máy dệt may và các dự án chế tạo ống thép ở Uganda Trong ngànhdịch vụ, các doanh nghiệp Trung Quốc đã đầu tư vào các dịch vụ tài chính, thương mại, khoa học và công nghệ, cung cấp điện và một số lĩnh vực khác ở Châu Phi. Tính đến cuối năm 2012, FDI của Trung Quốc vào ngành tài chính đạt 3,87 tỷ USD, chiếm 19,5% tổng FDI của Trung Quốc ở Châu Phi. Trong giai đoạn 1998-2012, trong 10 ngành thu hút FDI của Trung Quốc nhiều nhất ở Châu Phi, ngành dịch vụ kinh doanh đứng đầu bảng về số dự án (1053 dự án), tiếp theo là ngành bán buôn bán lẻ (693 dự án), xuất nhập khẩu (539 dự án), xây dựng, vận tải, dịch vụ cầu cảng (392 dự án), khai khoáng (319 dự án), sắt thép và sản phẩm từ sắt thép (148 dự án), khai thác đá và xi măng (96 dự án), sản xuất máy móc thiết bị, thiết bị điện tử (76 dự án), dệt may (75 dự án), sản xuất rau quả (72 dự án). Bảng 3.8: Tỷ trọng các lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc (năm 2012) Dịch vụ kinh doanh và cho thuê tài chính Tài chính Khai thác mỏ Chế tạo Các lĩnh vực khác Tỷ trọng các lĩnh vực đầu tư của Trung Quốc ra thế giới 33% 18% 14% 6% 29% Tỷ trọng các lĩnh vực đầu tư của Trung Quốc vào Châu Phi 5% 20% 31% 15% 29% 86 Nguồn: Ministry of Commerce of the People’s Republic of China, National Bureau of Statistics of the People’s Republic of China, State Administration of Foreign Exchange (2014). 2013 Statistical Bulletin of China’s Outward Foreign Direct Investment. Beijing, China: China Statistics Press Đầu tư nước ngoài của Trung Quốc trong lĩnh vực nông nghiệp ở Châu Phi đang tăng mạnh dưới các hình thức khác nhau, bao gồm cả các dự án viện trợ, các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng nông nghiệp, các dự án đầu tư công nghệ nông nghiệp và các chương trình đào tạo. Năm 2009 Trung Quốc đã hoàn thành 884 dự án viện trợ ở Châu Phi, trong đó có 142 dự án viện trợ trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng nông nghiệp, Trung Quốc đã đầu tư khoảng 500 dự án ở Châu Phi, điển hình là ở Zambia và Nigeria. Ngân hàng thế giới ước tính, trong giai đoạn 2001-2006, vốn FDI của Trung Quốc trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng nông nghiệp ở Châu Phi ngang bằng với lượng tài chính mà OECD cấp cho châu lục đen trong lĩnh vực này trong cùng giai đoạn. Chẳng hạn tại Zambia, Trung Quốc đã đầu tư 12 nhà kho chứa nông sản với tổng diệ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_quan_he_kinh_te_cua_trung_quoc_voi_chau_phi_ke_tu_na.pdf
Tài liệu liên quan