PHẦN MỞ ĐẦU.1
1. Lý do chọn đề tài . 1
2. Mục đích nghiên cứu . 3
3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu . 3
3.1. Khách thể nghiên cứu.3
3.2. Đối tượng nghiên cứu.3
4. Giả thuyết khoa học. 3
5. Nội dung nghiên cứu . 4
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu. 4
7. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu. 4
7.1. Cách tiếp cận . 4
7.2. Phương pháp nghiên cứu . 5
8. Luận điểm bảo vệ . 6
9. Những đóng góp mới của luận án . 7
9.1. Về lý luận .7
9.2. Về thực tiễn .7
10. Cấu trúc luận án. 7
CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CHỦ
CHỐT CẤP HUYỆN TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI .8
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề . 8
1.1.1. Những nghiên cứu về bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp huyện .9
1.1.2. Những nghiên cứu về quản lý bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp huyện .17
1.2. Những khái niệm cơ bản . 18
1.2.1. Đào tạo .18
1.2.2. Bồi dưỡng.20
1.2.3. Quản lý bồi dưỡng.21
1.2.4. Cán bộ chủ chốt cấp huyện .26
1.2.5. Quản lý bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp huyện.30
1.3. Bối cảnh đổi mới và yêu cầu đặt ra đối với quản lý bồi dưỡng cán bộ chủ
chốt cấp huyện. 30
1.3.1. Đặc điểm của bối cảnh đổi mới hiện nay.30v
1.3.2. Yêu cầu đặt ra đối với cán bộ chủ chốt cấp huyện, quản lý bồi dưỡng cán bộ
chủ chốt cấp huyện.33
1.4. Một số cơ sở lý luận về bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp huyện . 40
1.4.1. Vị trí, vai trò của cán bộ chủ chốt cấp huyện.40
1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của cán bộ chủ chốt cấp huyện .41
1.4.3. Bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp huyện .44
1.4.4. Vị trí, chức năng, vai trò của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trong
bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp huyện.48
1.5. Quản lý bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp huyện . 51
1.5.1. Mô hình CIPO .51
1.5.2. Quản lý bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp huyện theo mô hình CIPO.54
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1. 61
CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP
HUYỆN TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI.63
2.1. Khái quát về vùng Đồng bằng sông Hồng . 63
2.1.1. Tình hình kinh tế, xã hội .63
2.1.2. Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện vùng Đồng bằng sông Hồng.66
2.2. Tổ chức khảo sát về thực trạng bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng cán bộ chủ
chốt cấp huyện. 71
2.2.1. Mục đích.71
2.2.2. Nội dung.71
2.2.3. Công cụ khảo sát .72
2.2.4. Thực hiện điều tra, khảo sát .72
2.2.5. Tiêu chí, cách cho điểm và thang đánh giá .72
2.3. Thực trạng bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp huyện . 73
2.3.1. Mục tiêu, phương pháp bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp huyện .73
2.3.2. Nội dung, hình thức tổ chức bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp huyện.76
2.3.3. Học viên, giảng viên bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp huyện .80
2.3.4. Cơ sở vật chất bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp huyện.82
2.3.5. Đánh giá về bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp huyện .84
2.4. Thực trạng quản lý bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp huyện. 87
2.4.1. Thực trạng tác động của các yếu tố bối cảnh đến quá trình bồi dưỡng .91
2.4.2. Quản lý các yếu tố đầu vào của quá trình bồi dưỡng.95vi
2.4.3. Quản lý các yếu tố quá trình bồi dưỡng.101
2.4.4. Quản lý các yếu tố đầu ra của quá trình bồi dưỡng .107
2.5. Đánh giá chung thực trạng quản lý bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp huyện 111
2.5.1. Những thuận lợi, kết quả bước đầu.113
2.5.2. Khó khăn .114
2.5.3. Nguyên nhân .117
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2. 120
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP
HUYỆN TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI THEO TIẾP CẬN CIPO .122
3.1. Định hướng giải pháp quản lý bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp huyện . 122
3.1.1. Những nhân tố tác động đến quản lý bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp huyện
.122
3.1.2. Tiêu chuẩn cán bộ trong bối cảnh đổi mới.125
3.2. Nguyên tắc đề xuất biện pháp . 133
3.2.1. Đảm bảo tính khả thi .133
3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học.133
3.2.3. Đảm bảo tính thực tiễn.133
3.2.4. Đảm bảo tính kế thừa và phát triển .134
3.2.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống.134
3.3. Giải pháp chủ yếu quản lý bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp huyện trong bối
cảnh đổi mới. 135
3.3.1. Giải pháp 01 - Xây dựng quy định về chế độ bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp
huyện .135
3.3.2. Giải pháp 02 - Chỉ đạo đổi mới xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cán bộ chủ chốt
cấp huyện.138
3.3.3. Giải pháp 03 - Tổ chức bồi dưỡng, rèn luyện đạt chuẩn đối với cán bộ chủ
chốt cấp huyện trong bối cảnh đổi mới.142
3.3.4. Giải pháp 04 - Chỉ đạo đổi mới nội dung, chương trình bồi dưỡng cán bộ chủ
chốt cấp huyện.144
3.3.5. Giải pháp 05-Chỉ đạo đánh giá người học sau quá trình bồi dưỡng nhằm hoàn
thiện nội dung, chương trình bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp huyện.148
3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp . 150
3.5. Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp . 152vii
3.5.1. Đối tượng khảo sát .153
3.5.2. Công cụ và tiêu chí đánh giá khảo sát.153
3.5.3. Kết quả khảo sát .154
3.6. Thử nghiệm giải pháp 02 . 159
3.6.1. Mục đích thử nghiệm .159
3.6.2. Giả thuyết thử nghiệm.159
3.6.3. Các chỉ báo đánh giá thử nghiệm.159
3.6.4. Các bước thử nghiệm .159
3.6.5. Hình thức, thời gian và mẫu thử nghiệm .159
3.6.6. Quy trình triển khai thử nghiệm.160
3.6.7. Kết quả thử nghiệm.162
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3. 164
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.166
1. Kết luận. 166
2. Khuyến nghị . 169
2.1. Ban Tổ chức Trung ương .169
2.2. Ban Tuyên giáo Trung ương .170
2.3. Bộ Nội vụ .170
2.4. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.170
2.5. Các tỉnh, thành phố .171
2.6. Trường chính trị tỉnh, thành phố .171
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU .172
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.173
PHỤ LỤC .181
217 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 462 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp huyện trong bối cảnh đổi mới - Nguyễn Thanh Hùng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(1) Các văn bản, quy định,
chính sách của Đảng, Nhà
nước liên quan đến bồi
dưỡng cán bộ.
3.67 1 3.77 1 0
(2) Nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam.
3.43 4 3.40 5 1
(3) Nhu cầu của người học. 3.57 3 3.50 2 1
(4) Môi trường của trường
học.
3.60 2 3.43 4 2
(5) Tình hình chính trị,
kinh tế, xã hội trên thế giới
3.37 5 3.47 3 2
Trung bình 3.53 3.51
Bảng 2.18. Tương quan giữa mức độ cần thiết và mức độ thực hiện điều tiết
yếu tố bối cảnh quá trình quản lý bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp huyện
Thay vào Công thức tính hệ số tương quan thứ bậc (Spearman):
R = {1 - (60 / 120)} = 1 - 0.5 = 0.5
Ta có R = 0.5 > 0; Giữa mức độ cần thiết và mức độ thực hiện các yếu
tố bối cảnh của quá trình bồi dưỡng có tương quan với nhau.
Vì các yếu tố: từ (2) đến (5) cơ bản là yếu tố khách quan, Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh không thể điều tiết được vào bối cảnh quá
trình bồi dưỡng; (2) Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam. (3) Nhu cầu của người học. (4) Môi trường của trường học. (5)
Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội trên thế giới. Chỉ có thể điều tiết được yếu
94
tố (1) Các văn bản, quy định, chính sách của Đảng, Nhà nước liên quan đến
bồi dưỡng cán bộ.
Việc quản lý bối cảnh quá trình bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp huyện,
đã được học viện, các ban đảng trung ương, các bộ, cùng các cơ quan chức
năng liên quan phối hợp triển khai thực hiện, tham mưu ban hành các văn
bản, quy định, chính sách của Đảng, Nhà nước liên quan đến công tác đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ đã được ban hành, gồm có:
(1) Nghị định số 18/2010/NĐ-CP, ngày 05/3/2010 của Chính phủ, về
đào tạo, bồi dưỡng công chức
(2) Quy định 164-QĐ/TW ngày 01 tháng 2 năm 2013 của Bộ Chính trị về
chế độ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.
(3) Kết luận số 57-KL/TW, ngày 08 tháng 3 năm 2013 của Ban Bí thư
về tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ
lãnh đạo, quản lý các cấp.
(4) Nghị quyết số 52-NQ/TW, ngày 30 tháng 7 năm 2005 của Bộ Chính
trị về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác cán bộ và nghiên cứu
khoa học của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
(5) Nghị quyết số 32-NQ/TW, ngày 26 tháng 5 năm 2014 của Bộ Chính
trị về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng lý
luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý.
(6) Kết luận số 94-KL/TW, ngày 28 tháng 3 năm 2014 của Ban Bí thư
về tiếp tục đổi mới học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân.
(7) Công văn số 7950-CV/VP, ngày 21/5/2014 của Văn phòng Trung
ương Đảng, thông báo sự đồng ý của Thường trực Ban Bí thư cho bồi dưỡng
bí thư cấp ủy cấp huyện, giao cho Ban Tổ chức Trung ương, Học viện Chính
trị quốc gia Hồ Chí Minh và các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch và tổ
chức thực hiện.
(8) Quyết định số 415/QĐ-BNV, ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ
trưởng Bộ Nội vụ về Chương trình Bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp huyện.
Đối tượng bồi dưỡng, Chủ tịch và Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện
(huyện, thị xã, thành phố thuộc tinh, quận) và những đối tượng được quy
hoạch vào các chức danh trên.
95
(9) Kết luận số 117-KL/TW, ngày 20 tháng 11 năm 2015 của Ban Bí
thư về công tác đào tạo, bồi dưỡng tại các trường chính trị, tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương.
Đây là những văn bản quan trọng của Đảng, Nhà nước liên quan đến
bồi dưỡng cán bộ, là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến bối cảnh quá trình quản
lý bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp huyện.
Bối cảnh tác động trực tiếp đến đổi mới chương trình bồi dưỡng cán bộ
chủ chốt cấp huyện; Ví như, Nghị quyết 6 khóa XII bàn về một số vấn đề về
tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tinh gọn, hoạt
động hiệu lực, hiệu quả nhằm hạn chế, giảm thiểu sự cồng kềnh, nhiều tầng
nấc, nhiều đầu mối; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối
quan hệ của một số cơ quan, tổ chức chưa thật rõ, còn chồng chéo, trùng lắp.
Thì khi đổi mới nội dung, chương trình bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp huyện,
các chuyên đề về công tác tổ chức phải tuân theo tinh thần của nghị quyết để
triển khai, thực hiện để đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động
hiệu lực, hiệu quả.
2.4.2. Quản lý các yếu tố đầu vào của quá trình bồi dưỡng
Các yếu tố đầu vào của quá trình bồi dưỡng, gồm: (1) Xây dựng kế
hoạch bồi dưỡng; (2) Tiêu chuẩn, điều kiện đối tượng bồi dưỡng; (3) Năng
lực, trình độ giảng viên tham gia giảng dạy; (4) Năng lực, trình độ cán bộ
tham gia tổ chức, quản lý bồi dưỡng;
2.4.2.1. Quản lý xây dựng kế hoạch bồi dưỡng
Kế hoạch bồi dưỡng, là một phần trong Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (ngoài bồi dưỡng chức
danh; học viện còn có đào tạo cao cấp lý luận chính trị; đại học văn bằng 2;
sau đại học và bồi dưỡng nghiệp vụ...) có 02 nội dung cơ bản: (1) Phân bổ chỉ
tiêu cho các học viện chính trị khu vực (2) Ban hành kế hoạch tuyển sinh, mở
lớp, giảng dạy-học tập.
Bước một: Phân bổ cụ thể, số lớp, số học viên, cơ quan, đơn vị đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ cho các học viện chính trị khu vực: Căn cứ theo kế hoạch
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ do Ban Tổ chức Trung ương giao; tình hình thực
hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng năm hiện tại và nhiệm vụ, quyền hạn, và
năng lực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của các học viện chính trị khu vực. Trên
cơ sở đó, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh sẽ: Phân bổ cụ thể các địa
96
phương, đơn vị, số lớp, số học viên đào tạo, bồi dưỡng tại các học viện chính
trị khu vực.
Bước hai: Ban hành kế hoạch chiêu sinh, mở lớp, giảng dạy, học tập;
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, gồm Phân bổ cụ thể, số lớp, số học viên, cơ quan, đơn vị đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ cho các học viện chính trị khu vực; kế hoạch tuyển
sinh, mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng trong cả năm. Các học viện chính trị khu
vực, căn cứ vào kế hoạch của Ban Tổ chức Trung ương và Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh: Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ toàn
năm học (nêu rõ đối tượng, tiêu chuẩn xét cử; chỉ tiêu tuyển sinh hệ tập trung,
hệ không tập trung; các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, chức danh cho các địa
phương, đơn vị; thời gian tuyển sinh, xét tuyển; thời gian đào tạo, bồi dưỡng; khai
giảng, bế giảng các lớp. Xây dựng kế hoạch giảng dạy và học tập của từng loại
hình lớp (nêu rõ cán bộ theo dõi lớp, thời gian, phương thức học tập, địa điểm học
tập, số lượng học viên; lịch giảng dạy, học tập các chuyên đề, số tiết, giảng viên,
ngày giảng. Từ khi chiêu sinh, xét tuyển, khai giảng đến bế giảng).
2.4.2.2. Quản lý việc xây dựng tiêu chuẩn, điều kiện đối tượng bồi
dưỡng
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh thực hiện công tác chiêu sinh
bồi dưỡng bí thư cấp ủy cấp huyện, theo các nội dung chủ yếu: (1) Thực hiện
quy định về đối tượng, tiêu chuẩn cử đi bồi dưỡng. (2) Lập danh sách cán bộ
đi bồi dưỡng. (3) Đánh giá tiến độ, kết quả chiêu sinh theo kế hoạch. (4) Giải
đáp những đề xuất, kiến nghị liên quan đến công tác chiêu sinh.
Vì vậy, công tác bồi dưỡng bí thư cấp ủy cấp huyện trong thời gian qua
đã dần đi vào nề nếp, đạt được những tiến bộ. Công tác chiêu sinh được thực
hiện nghiêm, đúng đối tượng, bảo đảm đúng với mục tiêu, yêu cầu đề ra.
Tiếp theo ra thông báo triệu tập: (1) Thông báo triệu tập tới từng học
viên; với đầy đủ nội dung, chương trình, thời gian học, ngày bế giảng, khai
giảng. Kèm theo, quyết định cử đi học, lý lịch 2c... và chuẩn bị các điều kiện
về hội trường, giảng viên, ký túc xá..
Việc quản lý hoạt động giảng dạy của các cơ sở đào tạo là một khâu
quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả của toàn bộ quá trình đào tạo,
bồi dưỡng. Quá trình này đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ giữa giảng viên
đứng lớp, đội ngũ giáo viên chủ nhiệm và ý thức tự giác của học viên.
97
Quá trình học tập, đã tập trung làm rõ những vấn đề mới về công tác
xây Đảng; một số vấn đề về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và
phát triển bền vững; về cục diện thế giới và đường lối đối ngoại của Việt
Nam; vấn đề an ninh phi truyền thống, dân chủ cơ sở và đổi mới hệ thống
chính trị, Các chuyên đề trên đã được các nhà khoa học, giảng viên biên
soạn bổ sung những vấn đề mới trong Văn kiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ XII và thực tiễn đang đặt ra cần giải quyết về phát triển kinh tế-
xã hội, về công tác xây dựng Đảng,... trong bối cảnh nước ta hiện nay. Đặc
biệt, chương trình nội dung bồi dưỡng đối với bí thư cấp ủy cấp huyện và
tương đương đã dành 1/2 thời học tập để báo cáo các chuyên đề về kỹ năng
lãnh đạo, ra quyết định, giải quyết những vấn đề đặt ra từ thực tiễn của người
bí thư cấp ủy cấp huyện; kinh nghiệm lãnh đạo xử lý các điểm nóng về giải
phóng mặt bằng đất đai để phát triển kinh tế-xã hội, về xung đột xã hội và vấn
đề tôn giáo,v.v...
Với khối lượng kiến thức nêu trên, được cập nhật kịp thời và những
kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn lãnh đạo của người bí thư cấp ủy cấp huyện,
cùng với việc duy trì học tập theo hình thức nghe giảng trên lớp, tổ chức thảo
luận, đi nghiên cứu thức tế ở địa phương, với kết cấu chương trình, phương
pháp tổ chức học tập như vậy vừa đảm bảo tính hệ thống, chặt chẽ và cập nhật
thông tin, bước đầu cung cấp cho các học viên một số kiến thức cơ bản về lý
luận, kỹ năng lãnh đạo, quản lý và xử lý tình huống nhằm phục vụ cho công
tác lãnh đạo của người bí thư cấp ủy cấp huyện trong tình hình hiện nay.
Nghiên cứu thực trạng quản lý các yếu tố đầu vào của quá trình bồi
dưỡng, tác giả đã thực hiện đánh giá, khảo sát các yếu tố đầu vào; mức độ cần
thiết và mức độ thực hiện quản lý các yếu tố đầu vào.
Có đến 84.88%, với điểm đánh giá trung bình 3,54/5; các ý kiến cho
rằng đầu vào của quá trình bồi dưỡng cán bộ, gồm các yếu tố: (1) Xây dựng
kế hoạch bồi dưỡng; (2) Tiêu chuẩn, điều kiện đối tượng bồi dưỡng; (3) Năng
lực, trình độ giảng viên tham gia giảng dạy; (4) Năng lực, trình độ cán bộ
tham gia tổ chức, quản lý bồi dưỡng;
Trong đó, đầu vào của quá trình quản lý bồi dưỡng là những yếu tố cần
thiết của giai đoạn chuẩn bị bồi dưỡng phản ánh chất lượng công tác chuẩn bị
tổ chức bồi dưỡng, chịu ảnh hưởng bởi 2 yếu tố (1) Quản lý việc chiêu sinh,
đối tượng cán bộ tham gia bồi dưỡng trước khi tổ chức bồi dưỡng; (2) Quản
98
lý việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho giảng viên cơ hữu; những yêu cầu
đối với giảng viên thỉnh giảng sẽ tham gia bồi dưỡng.
Chủ thể quản lý, thực hiện vai trò chỉ đạo toàn bộ quá trình quản lý yếu
tố đầu vào của quá trình bồi dưỡng. Các vụ, viện, ban... chức năng của Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh áp dụng các biện pháp quản lý yếu tố
đầu vào giai đoạn chuẩn bị bồi dưỡng.
Kết quả khảo sát như sau:
Yếu tố đầu vào
CBQL,
TM
GV,
BCV
Học
viên
Tổng
cộng
(1) Xây dựng kế hoạch bồi
dưỡng
Cho
điểm
3.60 3.80 3.70 3.70
% 86.00 82.00 84.00 84.00
(2) Tiêu chuẩn, điều kiện đối
tượng bồi dưỡng;
Cho
điểm
3.40 3.50 3.40 3.43
% 85.00 84.00 86.00 85.00
(3) Năng lực, trình độ giảng
viên tham gia giảng dạy;
Cho
điểm
3.50 3.60 3.50 3.53
% 85.00 84.00 84.50 84.50
(4) Năng lực, trình độ cán bộ
tham gia tổ chức, quản lý bồi
dưỡng;
Cho
điểm
3.40 3.60 3.50 3.50
% 86.00 84.00 88.00 86.00
Cộng:
Cho
điểm 3.48 3.63 3.53 3.54
% 85.50 83.50 85.63 84.88
Bảng 2.19. Đánh giá mức độ cần thiết quản lý yếu tố đầu vào quá trình bồi
dưỡng cán bộ chủ chốt cấp huyện
Qua khảo sát, cho thấy, các nhóm có đánh giá cơ bản đồng đều nhau;
bình quân đều từ 84% đến 86% các ý kiến đánh giá, cho rằng việc quản lý các
yếu tố đầu vào của quá trình bồi dưỡng là cần thiết, cần phải thực hiện tốt;
điểm đánh giá trung bình là 3,54/5; trong đó các yếu tố cơ bản được đánh giá
đồng đều nhau, không có sự chênh lệch nhau lớn giữa các yếu tố.
Phỏng vấn các học viên tham gia khóa bồi dưỡng bí thư cấp ủy cấp
huyện năm 2016 với câu hỏi, theo đồng chí để quá trình bồi dưỡng bí thư cấp
ủy cấp huyện đạt hiệu quả cao thì giai đoạn chuẩn bị bồi dưỡng cần quan tâm
đến vấn đề gì? Có 85,23% ý kiến cho rằng nội dung cần quan tâm nhất, quan
trọng nhất của giai đoạn này là năng lực, trình độ giảng viên tham gia giảng
dạy (người dạy); Tiếp đến mới là việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng; xây
dựng tiêu chuẩn, điều kiện đối tượng bồi dưỡng.
99
Khảo sát, mức độ thực hiện quản lý yếu tố đầu vào quá trình bồi dưỡng
cán bộ chủ chốt cấp huyện cho thấy:
Yếu tố đầu vào
CBQL,
TM
GV,
BCV
Học
viên
Tổng
cộng
(1) Xây dựng kế hoạch bồi
dưỡng
Cho
điểm
3.70 3.70 3.80 3.73
% 89.00 90.00 91.00 90.00
(2) Tiêu chuẩn, điều kiện đối
tượng bồi dưỡng;
Cho
điểm
3.30 3.40 3.40 3.37
% 86.00 82.00 85.00 84.33
(3) Năng lực, trình độ giảng
viên tham gia giảng dạy;
Cho
điểm
3.50 3.50 3.60 3.53
% 84.00 85.00 86.00 85.00
(4) Năng lực, trình độ cán bộ
tham gia tổ chức, quản lý bồi
dưỡng;
Cho
điểm
3.40 3.60 3.70 3.57
% 85.00 85.30 83.00 84.43
Cộng:
Cho
điểm
3.48 3.55 3.63 3.55
% 86.00 85.58 86.25 85.94
Bảng 2.20. Mức độ thực hiện quản lý yếu tố đầu vào quá trình bồi
dưỡng cán bộ chủ chốt cấp huyện
Với 85,94 % ý kiến cho rằng, mức độ thực hiện quản lý yếu tố đầu vào
quá trình bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp huyện đạt mức khá tốt, các yếu tố
trên có điểm đánh giá trung bình là: 3.55 / 5.
Yếu tố, (1) Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, được đánh giá cao nhất, với
điểm đánh giá trung bình là: 3.73 / 5. (4) Tiêu chuẩn, điều kiện đối tượng bồi
dưỡng;, bị đánh giá thấp nhất, với điểm đánh giá trung bình là: 3.37/ 5.
Phỏng vấn các chuyên gia (gồm: giảng viên, báo cáo viên, các cán bộ,
viên chức tham gia tổ chức khóa bồi dưỡng..), đồng chí hãy cho biết sự tác
động như thế nào của các yếu tố đầu vào đến quá trình bồi dưỡng? Có đến,
86,79% cho rằng, ngoài yếu tố năng lực, trình độ của người cán bộ được bồi
dưỡng (người học); thì việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cũng rất quan
trọng, cần phải phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương để thống kê, xác
định nhu cầu, năng lực đào tạo; tiếp đến nghiên cứu, trao đổi thống nhất về
điều kiện, tiêu chuẩn đối tượng cán bộ tham gia bồi dưỡng; ban hành quy
định, quy chế bồi dưỡng phù hợp; cùng với địa phương kiểm tra, rà soát và cử
cán bộ đi bồi dưỡng đúng điều kiện, tiêu chuẩn chiêu sinh.
100
Từ kết quả đánh giá mức độ cần thiết (bảng 2.19) và mức độ thực hiện
(bảng 2.20) các yếu tố đầu vào quá trình quản lý bồi dưỡng; đánh giá mối
tương quan như sau:
Yếu tố đầu vào
Mức độ cần thiết
(Bảng 2.19)
Mức độ thực hiện
(Bảng 2.20) D2 = (n-
m)2 Điểm
TBC
Thứ bậc
(n)
Điểm
TBC
Thứ bậc
(m)
(1) Xây dựng kế hoạch bồi
dưỡng
3.70 1 3.73 1 0
(2) Tiêu chuẩn, điều kiện đối
tượng bồi dưỡng;
3.43 4 3.37 4 0
(3) Năng lực, trình độ giảng
viên tham gia giảng dạy;
3.53 2 3.53 3 1
(4) Năng lực, trình độ cán bộ
tham gia tổ chức, quản lý bồi
dưỡng;
3.50 3 3.57 2 1
Cộng: 3.54 3.55
Bảng 2.21. Tương quan giữa mực độ cần thiết và mức độ thực hiện quản lý
yếu tố đầu vào của quá trình bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp huyện
Thay vào Công thức tính hệ số tương quan thứ bậc (Spearman):
R = {1 - (12 / 60)} = 1 - 0.2 = 0.8
Ta có R = 0.8 > 0; sự tương quan giữa tính cần thiết và mức độ thực
hiện các yếu tố đầu vào của quá trình bồi dưỡng có tương quan thuận chặt.
Nội dung quản lý quan trọng nhất của giai đoạn này là quản lý năng
lực, trình độ giảng viên sẽ tham gia giảng dạy (người dạy) và năng lực, trình
độ của người cán bộ chuẩn bị bồi dưỡng (người học). Để có được đội ngũ
giảng viên có trình độ chuyên môn cao, phương pháp sư phạm giỏi, áp dụng
thành thạo phương pháp giảng dạy hiện đại và kinh nghiệm thực tiễn sâu sắc -
Đòi hỏi học viện, phải có chiến lược cán bộ lâu dài, từ khâu tuyển chọn giảng
viên giỏi; quy trình đào tạo, bồi dưỡng giảng viên bài bản cả về lý luận, trình
độ chuyên môn và đi thực tế cơ sở... Với người học, để có được đội ngũ cán
bộ lãnh đạo, quản lý có đủ đức - tài; giỏi về chuyên môn, tinh thông nghiệp
vụ, đòi hỏi các cấp liên quan phải có chiến lược cán bộ lâu dài, từ khâu lựa
chọn cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng; quy hoạch, bổ nhiệm đúng quy trình, khoa
101
học, khách quan, công bằng... có như vậy kết quả đầu vào của quá trình bồi
dưỡng mới đáp ứng yêu cầu đề ra.
2.4.3. Quản lý các yếu tố quá trình bồi dưỡng
Quá trình quản lý bồi dưỡng là giai đoạn trọng tâm, tập trung vào tổ
chức và thực hiện bồi dưỡng tri thức, thực tiễn cho người học. Đòi hỏi người
học phải tự giác, tích cực, vận dụng sáng tạo kiến thức đã học vào xử lý các
yêu cầu của bài học, hội thảo, khoá bồi dưỡng; người cán bộ quản lý (theo
dõi), giảng viên lên lớp phải vận dụng tri thức, kinh nghiệm của mình để
hướng dẫn, giúp đỡ người học hoàn thành các yêu cầu nhiệm vụ đề ra của
khóa bồi dưỡng. Đây chính là giai đoạn tổ chức bồi dưỡng.
Các yếu tố của quá trình quản lý bồi dưỡng, gồm: (1) Quá trình tiếp
sinh, thủ tục nhập học. (2) Chương trình, nội dung bồi dưỡng. (3) Điều kiện
cơ sở vật chất của nhà trường. (2) Học tập của người học (trên lớp và đi thực
tế). (4) Sinh hoạt, ăn, ở... của người học. (5) Kiểm tra, đánh giá kết quả bồi
dưỡng.
2.4.3.1. Quản lý học viên trên lớp
Công tác quản lý được thực hiện bằng quy chế. Đã bước đầu áp dụng
có hiệu quả các thiết bị công nghệ hiện đại vào quản lý học viên như chương
trình phần mềm quản lý học viên, camera giám sát lớp học, thi cử và điểm
danh bằng vân tay ... Nhờ đó, học viên vắng mặt trong giờ lên lớp giảm; tình
trạng trễ giờ, quên giờ, bỏ lớp chỉ là cá biệt.
Công tác quản lý học viên từng bước đi vào nề nếp, phát huy tính tự
giác, tích cực, chủ động của học viên trong quá trình học tập. Chú trọng phát
huy vai trò tự quản của học viên thông qua các tổ trưởng đoàn, ban cán sự lớp
học. Sự phối hợp giữa Ban Quản lý đào tạo với các khoa, phòng, ban liên
quan, Ban Tổ chức cấp ủy cấp huyện công tác quản lý học viên, đặc biệt Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh thành lập Ban Tổ chức lớp học, bố trí
chủ nhiệm lớp là đồng chí Phó Giám đốc Học viện và thành lập Tổ giúp việc
để phục vụ và quản lý quá trình học tập của lớp.
2.4.3.2. Quản lý tự nghiên cứu, học tập của học viên
Hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoài giờ lên lớp là hoạt động
giáo dục có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức, thực hiện các hoạt động thực
tiễn về khoa học, lao động công ích, hoạt động xã hội, văn hóa, nghệ thuật,
102
hoạt động thể thao thực hiện hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm hình thành
và phát triển toàn diện đối với đối tượng được giáo dục. Quản lý hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp là hoạt động có mục đích, có tổ chức và có kế
hoạch của nhà quản lý tác động đến tập thể nhằm huy động điều khiển họ tổ
chức, chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo mục tiêu đề ra; ở các
lớp hệ tập trung gồm những nội dung chủ yếu sau: Hoạt động tự học; Tổ chức
nghiên cứu thực tế; Nghe báo cáo thời sự, quán triệt nghị quyết; Tổ chức các
hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao; Tham gia các hoạt động xã hội;
Tham gia các hoạt động xây dựng môi trường trường học ... Trong đó quá
trình tự học và đi nghiên cứu thực tế đóng vai trò quan trọng, có ảnh hưởng
trực tiếp đến kết quả đào tạo. Có thể nói rằng, tự học là người học tích cực
chủ động, tự mình tìm ra tri thức kinh nghiệm bằng hành động của mình, tự
thể hiện mình. Tự học là tự đặt mình vào tình huống học, vào vị trí nghiên
cứu, xử lí các tình huống, giải quyết các vấn đề, thử nghiệm các giải pháp
Tự học thuộc quá trình cá nhân hóa việc học. Tự học là hoạt động học tập
tự lực, độc lập của người học có sự tham gia trực tiếp của giảng viên. Trong
quá trình hoạt động dạy học, giảng viên không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ
những tri thức có sẵn, yêu cầu học viên ghi nhớ mà quan trọng hơn là phải
định hướng, tổ chức cho học viên tự mình khám phá ra những qui luật, thuộc
tính mới của các vấn đề khoa học. Giúp học viên không chỉ nắm bắt được tri
thức mà còn biết cách tìm đến những tri thức ấy. Thực tiễn cũng như phương
pháp dạy học hiện đại còn xác định rõ: càng học lên cao thì tự học càng cần
được coi trọng, nói tới phương pháp dạy học thì cốt lõi chính là dạy tự học.
Phương pháp tự học là cầu nối giữa học tập và nghiên cứu khoa học. Bởi vì
học viên học cao cấp lý luận chính trị không phải là những học sinh cấp bốn.
Họ cần có thói quen nghiên cứu khoa học, mà để có được thói quen ấy thì
không thể không thông qua con đường tự học. Muốn thành công trên bước
đường học tập và nghiên cứu thì phải có khả năng phát hiện và tự giải quyết
những vấn đề mà cuộc sống, khoa học đặt ra.
2.4.3.3. Quản lý học viên đi nghiên cứu thực tế
Hoạt động nghiên cứu thực tế (Phương pháp dạy và học truyền thống
truyền kiến thức một chiều dẫn đến hạn chế khả năng sáng tạo, chủ động của
103
học viên. Vì thế việc quy định các đồng chí học viên đi thực tế trong quá trình
học là nhằm góp phần nâng cao vai trò chủ động của học viên trong học tập.
Qua những chuyến đi thực tế, giúp các học viên có được cái nhìn toàn
diện hơn, sâu sắc hơn về những vấn đề mình được học. Hơn nữa, tạo ra nhiều
hứng thú cho học viên trong học tập, qua đó các học viên chính là người chủ
động tìm ra bài học, những kiến thức cho mình và tất yếu kiến thức sẽ in đậm
trong tâm trí của học viên lâu hơn, bền hơn. Đây không chỉ là phương pháp
thu hút được sự quan tâm của học viên mà còn là một phương pháp giảng dạy
hiện đại, phát huy vai trò chủ động của học viên.
Đi thực tế là những bài học ngoài sách vở, phản ánh tính đúng đắn của
hệ thống lý thuyết. Sau chuyến đi thực tế, học viên sẽ lấp đầy những khoảng
trống trong vốn kiến thức lý luận của mình bằng những bài học sinh động;
học viên sẽ thu được nhiều kiến thức cho công tác của mình sau này. Nhiệm
vụ của giảng viên là bổ sung những thông tin cần thiết hoặc còn thiếu để hoàn
thiện phần kiến thức của các học viên. ) của học viên tại hệ thống Học viện
thuận lợi do đa số đối tượng học viên là các đồng chí giữ các trọng trách tại
các cơ quan Đảng, Nhà nước, có kinh nghiệm thực tiễn, nên khi đi nghiên cứu
thực tế dễ dàng tiếp cận những vấn đề của thực tiễn đang đặt ra. Các cơ quan
địa phương, đơn vị nhiệt tình hỗ trợ nhà trường, giảng viên và học viên trong
quá trình nghiên cứu thực tế. Học viện, Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo
các khoa, đơn vị chức năng và các giảng viên quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất
cho các học viên nghiên cứu thực tế đạt hiệu quả cao nhất.
Nội dung quản lý giai đoạn này gồm: (1) Thực hiện tiếp sinh, nhập học
đúng đối tượng quy định; (2) Đảm bảo chương trình, nội dung bồi dưỡng
được cập nhật tốt, phù hợp. (3) Tổ chức, quản lý học viên tham gia bồi dưỡng
đúng quy định; (4) Tổ chức, quản lý việc sinh hoạt, ăn, ở... của học viên theo
quy định; (5) Tổ chức, quản lý tốt việc kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng
cán bộ.
Quá trình bồi dưỡng (giai đoạn tổ chức bồi dưỡng) cán bộ chủ chốt cấp
huyện chịu ảnh hưởng bởi hai yếu tố cơ bản là: năng lực, trình độ giảng viên
tham gia giảng dạy (người dạy) và năng lực, trình độ của người cán bộ được
bồi dưỡng (người học) trong giai đoạn tổ chức bồi dưỡng.
104
Kết quả khảo sát mức độ cần thiết quản lý các yếu tố quá trình bồi
dưỡng cán bộ chủ chốt cấp huyện:
Yếu tố Quá trình CBQL,TM GV,BCV Học viên Tổng cộng
(1) Quá trình tiếp
sinh, thủ tục
nhập học.
Cho
điểm
3.20 3.10 3.00 3.10
% 86.00 84.00 88.00 86.00
(2) Học tập của
người học (trên
lớp và đi thực
tế).
Cho
điểm
3.60 3.70 3.70 3.67
% 89.00 90.00 93.00 90.67
(3) Điều kiện cơ
sở vật chất của
nhà trường.
Cho
điểm
3.30 3.50 3.60 3.47
% 86.00 89.00 80.00 85.00
(4) Sinh hoạt, ăn,
ở... của người
học;
Cho
điểm
3.30 3.20 3.10 3.20
% 82.00 83.00 80.00 81.67
(5) Kiểm tra,
đánh giá kết quả
bồi dưỡng.
Cho
điểm
3.30 3.20 3.30 3.27
% 85.00 86.00 92.00 87.67
Cộng:
Cho
điểm
3.34 3.34 3.34 3.34
% 85.60 86.40 86.60 86.20
Bảng 2.22. Mức độ cần thiết quản lý các yếu tố quá trình bồi dưỡng cán bộ
chủ chốt cấp huyện
Với 86,20 % ý kiến cho rằng, mức độ cần thiết quản lý các yếu tố quá
trình bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp huyện đạt mức khá tốt, các yếu tố trên có
điểm đánh giá trung bình là: 3.34 / 5.
Yếu tố (2) Quá trình học tập trên lớp bồi dưỡng của người học và (3)
Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường; được đánh giá cao, có điểm đánh giá
trung bình là: 3.67 và 3.47. Đánh giá thấp nhất là yếu tố (1) Quá trình tiếp
sinh, thủ tục nhập học; và (4) Sinh hoạt, ăn, ở... của người học, có điểm đánh giá
trung bình là: 3.10 và 3.20.
105
Khảo sát, mức độ thực hiện quản lý các yếu tố quá trình bồi dưỡng cán
bộ chủ chốt cấp huyện:
Yếu tố Quá trình CBQL,TM GV,BCV Học viên
Tổng
cộng
(1) Quá trình tiếp
sinh, thủ tục
nhập học.
Cho
điểm
3.20 3.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_quan_ly_boi_duong_can_bo_chu_chot_cap_huyen_trong_bo.pdf