MỞ ĐẦU. 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI . 8
1.1. Những nghiên cứu ngoài nước có liên quan . 8
1.2. Những nghiên cứu trong nước có liên quan. 12
1.3. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án. 23
Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM VỀ QUẢN LÝ CỦA CHỦ SỞ
HỮU NHÀ NưỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP DO NHÀ NưỚC NẮM GIỮ
100% VỐN ĐIỀU LỆ . 25
2.1. Cơ sở lý luận về doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ . 25
2.2. Lý luận về quản lý của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp do
Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. 36
2.3. Nội dung quản lý của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp do
Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. 40
2.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý của chủ sở hữu Nhà nước đối
với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. 46
2.5. Phương pháp và tiêu chí đánh giá quản lý của chủ sở hữu Nhà nước
đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ . 54
2.6. Kinh nghiệm quản lý của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp
do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ ở một số quốc gia và bài học cho
Việt Nam . 60
Chương 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CỦA CHỦ SỞ HỮU NHÀ NưỚC ĐỐI
VỚI DOANH NGHIỆP DO NHÀ NưỚC NẮM GIỮ 100% VỐN ĐIỀU LỆ Ở
VIỆT NAM . 79
3.1. Khái quát thực trạng hoạt động của doanh nghiệp do Nhà nước nắm
giữ 100% vốn điều lệ ở Việt Nam . 79
3.2. Thực trạng quản lý của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp do
Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ ở Việt Nam. 86
3.3. Đánh giá quản lý của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp do
Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. 128
Chương 4. PHưƠNG HưỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CỦA
CHỦ SỞ HỮU NHÀ NưỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP DO NHÀ NưỚC NẮM
GIỮ 100% VỐN ĐIỀU LỆ . 135
4.1. Đánh giá bối cảnh thời gian tới ảnh hưởng đến việc hoàn thiện quản
lý của chủ sở hữu Nhà nước đối với doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ
100% vốn điều lệ ở Việt Nam. 135
4.2. Quan điểm và phương hướng hoàn thiện quản lý của chủ sở hữu Nhà
nước đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ . 138
4.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý của chủ sở hữu Nhà nước đối với doanh
nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. 144
KẾT LUẬN. 170
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN . 172
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 173
PHỤ LỤC . 180
Phụ lục 1. DANH MỤC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ĐưỢC BAN
HÀNH THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 99/2012/NĐ-CP. 180
PHỤ LỤC 2. MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU
LUẬN ÁN . 184
Phục lục 3. DANH SÁCH PHỎNG VẤN, XIN Ý KIẾN CHUYÊN GIA. 207
216 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 15/03/2022 | Lượt xem: 348 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ ở Việt Nam quản lý của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trở lên được chuyển đổi từ DN độc lập và công ty mẹ trong các TCT nhà
nước quy mô không lớn thuộc cả trung ương và địa phương.
Với vị trí chức năng và lộ trình thực hiện đối với CMSC như trên, mô hình
thực hiện chức năng CSH nhà nước đối với DN do Nhà nước nắm giữ 100% VĐL ở
Việt Nam hiện nay như sau:
92
S
Sơ đồ 3.2. Mô hình thực hiện chức năng đại diện CSH nhà nƣớc khi thành lập
Ủy ban quản lý vốn nhà nƣớc tại doanh nghiệp
Nguồn: CIEM (2015), Thành lập cơ quan độc lập chuyên trách thực hiện tập
trung chức năng đại diện CSH nhà nước tại DN và NĐ 131/NĐ-CP (2018).
Chính phủ
Ủy ban quản lý vốn nhà
nƣớc tại DN
UBND cấp tỉnh
Bộ Quốc phòng,Bộ công
an & Bộ quản lý ngành
Công ty
mẹ trong
TĐKT,
TCT quy
mô lớn
SCIC
Cty
TNHH
1TV là
Cty mẹ
Vốn
nhà
nước tại
cty mẹ
đa sở
hữu
Cty
TNHH
1TV độc
lập thuộc
Bộ,
UBND
Vốn nhà
nước tại
cty đa
SH thuộc
Bộ,
UBND
Bộ phận quản lý,
giám sát DNNN
thuộc UBND
DNNN công ích,
vốn NN tại DN
công ích đa SH
Cục/Vụ quản lý, giám
sát DNNN thuộc Bộ
DN trực tiếp phục vụ
quốc phòng, an ninh &
DN liên ngành
Cty
con
100%
vốn
Cty
con đa
sở
hữu
Cty
con
100%
vốn
Cty
con đa
sở
hữu
93
Hiện nay, đã hoàn tất chuyển 19 TĐ, TCT từ 5 Bộ ngành về CMSC. Thông
tin chi tiết về các TĐ, TCT từ các Bộ ngành được chuyển về CMSC được thể hiện
qua bảng sau:
TT Đơn vị quản lý Doanh nghiệp
Tên tiếng Anh
(viết tắt)
I Bộ Tài chính
TCT Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà
nước
SCIC
II Bộ Công thương
TĐ Dầu khí VN PVN
TĐ Điện lực VN EVN
TĐ Công nghiệp Cao su VN VRG
TĐ Công nghiệp Than - Khoáng sản
VN
Vinacomin
TĐ Xăng dầu VN Petrolimex
TĐ Hóa chất VN Vinachem
TCT Thuốc lá VN Vinataba
III
Bộ Thông tin và
Truyền thông
TĐ Bưu chính Viễn thông VN VNPT
TCT Viễn thông Mobifone Mobifone
IV
Bộ Giao thông vận
tải
TCT Cảng Hàng không VN ACV
TCT Hàng không VN
Vietnam
Airlines
TCT Hàng hải VN Vinalines
TCT Đầu tư và PT đường cao tốc VN VECX
TCT Đường sắt VN VNR
V
Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn
TCT Lương thực miền Bắc Vinafood 1
TCT Lương thực miền Nam Vinafood 2
TCT Lâm nghiệp VN Vinafor
TCT Cà phê VN Vinacafe
Nguồn: Nghị định số: 131/2018/NĐ-CP ngày 29/9/2018
Như vậy, việc CMSC làm đại diện CSH của 19 TĐ, TCT lớn nêu trên đồng
94
nghĩa với CMSC quản lý hơn 1 triệu tỷ đồng vốn nhà nước và tổng giá trị tài sản trị
giá khoảng 2,3 triệu tỷ đồng (tương đương hơn 46% GDP cả nước năm 2017)
- Ưu điểm và hạn chế của mô hình CMSC
Mô hình gắn với CMSC có các ưu điểm như: (i) Thực hiện triệt để định
hướng đổi mới tổ chức thực hiện chức năng đại diện CSH nhà nước của Đảng, Nhà
nước và phù hợp với thông lệ tốt về quản trị DNNN; (ii) Khắc phục được các nhược
điểm, tồn tại của việc chưa tách bạch chức năng QLNN của các cơ quan hành chính
nhà nước; (iii) Tạo điều kiện thực hiện chuyên nghiệp hóa và thực hiện cơ chế tạo
động lực cho các cá nhân thực hiện chức năng thực hiện chức năng đại diện CSH
hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, bảo vệ lợi ích của CSH nhà nước;
(iv) Kiểm soát tốt hơn, dễ xác định và xử lý trách nhiệm của người quản lý DN, của
cơ quan thực hiện chức năng đại diện CSH nhà nước; (v) Bình đẳng hơn trong
hoạch định chính sách, tạo môi trường DN, không phân biệt thành phần kinh tế; (vi)
Quản lý thống nhất khu vực DNNN, phát huy được hiệu quả, lợi thế theo quy mô;
tạo điều kiện hợp tác và hạn chế cạnh tranh không lành mạnh giữa các DNNN; tăng
tích tụ tập trung hình thành các DN lớn; (vii) Tạo điều kiện cho việc đẩy nhanh quá
trình tái cơ cấu khu vực DNNN, đặc biệt là các TĐKT, TCT nhà nước quan trọng
theo ngành, lĩnh vực, vùng lãnh thổ; (viii) Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ vẫn
nắm một số quyền quan trọng đối với toàn bộ khu vực DNNN và từng DNNN.
Tuy nhiên mô hình gắn với CMSC cũng gặp phải một số khó khăn, hạn chế
khi triển khai như: Một là, phải hình thành thêm một tổ chức mới và có thể tăng
thêm biên chế, kinh phí hoạt động của khu vực các cơ quan nhà nước (nhưng cũng
có thể giải quyết theo hướng chuyển cán bộ có đủ điều kiện từ các cơ quan QLNN,
TĐKT sang); Hai là, có thể thiếu hụt đội ngũ cán bộ do yêu cầu phải có năng lực
trình độ chuyên môn cao về quản lý DN, phẩm chất đạo đức tốt (có thể giải quyết
theo hướng tuyển chọn, đào tạo và có chính sách khuyến khích, đãi ngộ hợp lý); Ba
là, có thể gặp phải sự phản đối, cản trở của một số bộ phận/cán bộ nhà nước trong
các cơ quan hành chính đang được giao thực hiện quyền CSH nhà nước; Bốn là,
việc thực hiện phương án có thể gây sự xáo trộn khá lớn về tổ chức, chức năng,
nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nước đang thực hiện chức năng đại diện
95
CSH nhà nước; và Năm là, đòi hỏi những quy định đảm bảo quyền, trách nhiệm của
Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với những chính sách, quyết định
quan trọng đối với toàn bộ khu vực DNNN.
3.2.2. Thực trạng phân công, phân cấp trong thực hiện chức năng quản
lý của chủ sở hữu Nhà nƣớc đối với doanh nghiệp do Nhà nƣớc nắm giữ 100%
vốn điều lệ
Cơ sở pháp lý cho việc thực hiện quyền đại diện CSH nhà nước đối với
DNNN là Nghị định số 99/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2012 về phân công,
phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của CSH nhà nước đối với
DNNN và vốn Nhà nước đầu tư vào DN. Nghị định này có nội dung chủ yếu là quy
định quyền, trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ quản lý ngành,
UBND cấp tỉnh, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội vụ, Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội, HĐTV, CTCT và Người đại diện trong thực hiện quyền đại
diện CSH nhà nước.
Hiện nay, cơ chế phân công, phân cấp thực hiện quyền đại diện CSH nhà
nước theo Nghị định số 99/2012/NĐ-CP không còn phù hợp với quy định của một
số luật mới ban hành thời gian qua. Theo Điều 39 Luật Tổ chức Chính phủ số
76/2015/QH13 ngày 19 tháng 06 năm 2015, các bộ, cơ quan ngang bộ không còn
chức năng “thực hiện đại diện CSH phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp” như
quy định tại Điều 22 của Luật Tổ chức Chính phủ trước đây (năm 2001). Ngoài ra,
Luật Doanh nghiệp và Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào SXKD tại
DN có một số quy định mới khác so với trước đây về thực hiện quyền, nghĩa vụ của
CSH nhà nước, trước hết là quy định cơ quan đại diện CSH. Theo đó, không còn
quy định về sự tham gia của các bộ quản lý tổng hợp vào thực hiện quyền CSH nhà
nước đối với DN. Đồng thời, Khoản 4 Điều 42 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước
đầu tư vào SXKD tại DN giao Chính phủ quy định chi tiết việc thực hiện quyền,
trách nhiệm của cơ quan đại diện CSH.
Kết quả phỏng vấn đối với cán bộ quản lý cơ quan đại diện CSH (Bộ quản lý
ngành, UBND tỉnh) và các Bộ tổng hợp về mức độ phù hợp của việc phân công,
phân cấp thực hiện chức năng đại diện CSH (theo NĐ 99) thu được kết quả như sau:
96
Bảng 3.5. Mức độ phù hợp của việc phân công, phân cấp thực hiện chức năng
đại diện CSH đối với DNNN
TT Trả lời Số lƣợng Tỷ lệ (%)
I Cán bộ quản lý Bộ quản lý ngành, UBND cấp tỉnh, Bộ tổng hợp
1 Rất phù hợp 4 8,9
2 Phù hợp 7 15,6
3 Bình thường 11 24,4
4 Không phù hợp 15 33,3
5 Rất không phù hợp 8 17,8
II Cán bộ quản lý DNNN
1 Rất phù hợp 2 4,4
2 Phù hợp 6 13,3
3 Bình thường 7 15,6
4 Không phù hợp 25 55,6
5 Rất không phù hợp 5 11,1
Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu sinh
Kết quả trên cho thấy, phần lớn cán bộ quản lý trong các bộ quản lý ngành,
UBND tỉnh, Bộ tổng hợp cho rằng quy định hiện nay không phù hợp (33,3%), rất
không phù hợp (17,8%); Cũng có đến 55,6% cán bộ quản lý DNNN cho rằng không
phù hợp và 11,1% cho rằng rất không phù hợp.
Qua thực tiễn cho thấy các chính sách về phân công, phân cấp trong thực
hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các DNNN về cơ bản đã được hình thành
và ngày càng hoàn thiện, tuy nhiên khi triển khai vào thực tiễn còn gặp vướng mắc,
cần phải được rà soát, bổ sung điều chỉnh trong chính sách để phủ hợp với thực tiễn.
Cụ thể như sau:
Một là, khó khăn trong việc thực hiện quyền, trách nhiệm của cơ quan đại
diện CSH, trong đó có việc xác định rõ địa vị pháp lý cũng như mô hình cơ quan đại
diện CSH; quy định đầy đủ, toàn diện các quyền, trách nhiệm của CSH nhà nước do
cơ quan đại diện CSH thực hiện.
97
Hai là, khó khăn trong thực hiện cơ chế giám sát, đánh giá đối với hoạt động
của cơ quan đại diện CSH, trong đó quy định cụ thể về tiêu chí, căn cứ, phương
thức và chủ thể thực hiện giám sát, đánh giá.
Ba là, việc hoàn thiện pháp luật về vấn đề này là cần thiết nhằm xác định rõ
vai trò và trách nhiệm giải trình của cơ quan đại diện CSH đối với tài sản và hiệu
quả sử dụng vốn và tài sản nhà nước đầu tư vào SXKD.
3.2.3. Thực trạng thực hiện chức năng quản lý của chủ sở hữu Nhà nƣớc
đối với doanh nghiệp do Nhà nƣớc nắm giữ 100% vốn điều lệ
3.2.3.1. Thực trạng về ra quyết định thành lập, mục tiêu, nhiệm vụ và
ngành nghề kinh doanh; tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể và yêu cầu phá
sản; góp vốn vào doanh nghiệp khác
- Thực trạng quy định về việc thành lập, mục tiêu, nhiệm vụ của doanh
nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
Hiện nay, quy định về việc thành lập cũng như mục tiêu, nhiệm vụ của DN
100% vốn nhà nước (DNNN) được thực hiện theo Nghị định số 91/2015/NĐ-CP
ngày 13/10/2015 về Đầu tư vốn nhà nước vào DN và quản lý, sử dụng vốn, tài sản
tại DN. Điều 5, Nghị định 91/2015/NĐ-CP quy định phạm vi đầu tư vốn nhà nước
để thành lập DNNN thuộc 4 lĩnh vực như sau:“Một là, DNNN cung ứng sản phẩm,
dịch vụ công ích thiết yếu, bảo đảm an sinh xã hội bao gồm: (1) Dịch vụ bưu chính
công ích; (2) Xuất bản; (3) Hoạt động trong lĩnh vục nông, lâm nghiệp theo quy
định của pháp luật; (4) Quản lý, khai thác công trình thủy lợi, thủy nông liên tỉnh,
liên huyện; (5) Quản lý, khai thác, điều hành hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt
quốc gia, đường sắt đô thị; đảm bảo an toàn bay; đảm bảo an toàn hàng hải; (5) Và
trường hợp khác theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Hai là, DNNN hoạt
động trong lĩnh vực trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính
phủ. Ba là, DNNN hoạt động trong lĩnh vực độc quyền tự nhiên, bao gồm: (1) Hệ
thống truyền tải điện quốc gia; nhà máy thủy điện có quy mô lớn đa mục tiêu, nhà
máy điện hạt nhân có ý nghĩa đặc biệt quan tọng về kinh tế - xã hội với quốc phòng,
an ninh; (2) In, đúc tiền và sản xuất vàng miếng; (3) Xổ số kiến thiết; (4) DNNN có
chức năng đầu tư kinh doanh vốn nhà nước, mua bán và xử lý nợ phục vụ tái cơ cấu
98
và hỗ trợ điều tiết, ổn định kinh tế vĩ mô; (5) Và trường hợp khác theo Quyết định
của Thủ tướng Chính phủ. Bốn là, DNNN ứng dụng công nghệ cao, đầu tư lớn, tạo
động lực phát triển nhanh cho các ngành, lĩnh vực khác và nền kinh tế”.
- Thực trạng quy định về ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp do Nhà
nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
Với những mục tiêu, nhiệm vụ kể trên, việc thành lập và ngành nghề hoạt
động của DNNN được thể hiện trong các Quyết định như: Quyết định 14/QĐ-TTg
ngày 4/3/2011; Quyết định số: 37/2014/QĐ-TTg ngày 18/06/2014 (thay thế Quyết
định 14) và gần đây nhất là Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg về Tiêu chí phân loại
DNNN, DN có vốn nhà nước và Danh mục DNNN thực hiện sắp xếp giai đoạn
2016 - 2020. Theo đó, DN có vốn nhà nước (chi phối) được chia thành 03 nhóm
như sau (khác với QĐ 37/2014/QĐ-TTg chia thành 04 nhóm): Nhóm 1 - DN do
Nhà nước nắm giữ 100% VĐL; Nhóm 2 - những DN thực hiện sắp xếp, CPH, nhà
nước nắm giữ từ 65% VĐL trở lên; Nhóm 3 - những DN thực hiện sắp xếp, CPH,
nhà nước nắm giữ trên 50% đến dưới 65% VĐL;
Theo Quyết định số 37/2014/QĐ-TTg, DN do Nhà nước nắm giữ 100% VĐL
hoạt động trong 16 ngành, lĩnh vực. Tuy nhiên đến Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg
giảm xuống còn 11 ngành, lĩnh vực và phạm vi của từng ngành, lĩnh vực cũng được
xác định lại gọn hơn, chi tiết hơn (Xem Phụ lục 2)
- Thực trạng về tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể và yêu cầu phá sản;
góp vốn vào doanh nghiệp khác
Chức năng quản lý này của CSH Nhà nước trong thời gian qua được thực
hiện tập trung theo Đề án tái cơ cấu DNNN, trọng tâm là TĐKT và TCTNN giai
đoạn 2011 – 2015 (theo Quyết định 929/QĐ-TTg). Tình hình thực hiện Đề án thời
gian qua đã đạt được những kết quả như sau:
Thứ nhất, sắp xếp, cổ phần hóa DNNN
Trong giai đoạn 2011 - 2015, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt 20 Đề án
tái cơ cấu các TĐKTNN và TCTNN thuộc thẩm quyền và 19 Đề án CPH các
TCTNN. Các Bộ ngành (cấp trên trực tiếp của HĐTV của TĐKTNN) về cơ bản đã
hoàn thành và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu của 8
99
TĐKTNN và 12 TCTNN thuộc thẩm quyền của Thủ tướng.
Từ năm 2011 đến ngày 10/11/2015, cả nước đã sắp xếp được 471 DN, trong
đó CPH được 408 DN (bằng 79,37% tổng số DN phải CPH theo kế hoạch 2011 -
2015) và sắp xếp theo các hình thức khác 63 DN (bán 10 DN; sáp nhập, hợp nhất 37
DN; giải thể, phá sản 9 DN; chuyển thành đơn vị sự nghiệp 1 đơn vị; chuyển thành
công ty TNHH hai thành viên trở lên: 6 DN). Theo đánh giá của Ban chỉ đạo Đổi
mới và phát triển DN, nếu các bộ, ngành, địa phương, DN sát sao, quyết liệt trong
chỉ đạo và triển khai thực hiện phương án sắp xếp, CPH đã được phê duyệt, thì năm
2015 sẽ cổ phần hóa được khoảng 210 DN. Như vậy, giai đoạn 2011 - 2015 sẽ cổ
phần hóa được 459 DN, đạt 90% kế hoạch. Riêng 2 năm 2014 và 2015 cổ phần hóa
được 353 DN [18].
Trong giai đoạn từ năm 2016 đến tháng 11/2018, nhà nước đã và đang thực
hiện CPH tại 147 DN với tổng giá trị DN là 435.906 tỷ đồng. Trong đó, năm 2016
đã CPH được 66 DN (trong đó có 15 DN CPH cùng công ty mẹ) với tổng giá trị DN
là 40.206 tỷ đồng, trong đó giá trị vốn nhà nước 27.328 tỷ đồng; Năm 2017, nhà
nước đã CPH 69 DN với tổng giá trị DN là 370.336 tỷ đồng, trong đó giá trị vốn
nhà nước là 160.156 tỷ đồng; Tính đến tháng 11/2018 đã có 12 DN được cấp có
thẩm quyền phê duyệt phương án CPH, tổng giá trị DN của 12 DN này là 29.747 tỷ
đồng, trong đó giá trị vốn nhà nước là 15.413 tỷ đồng [51].
Tóm lại, trong giai đoạn 2011 – 2018, cả nước đã CPH được hơn 600
DNNN, tổng giá trị thu về cho ngân sách Nhà nước từ bán vốn nhà nước thông qua
CPH, thoái vốn nhà nước đạt khoảng 200.000 tỷ đồng [52]. Tuy nhiên, tình hình
CPH vẫn còn rất chậm. Theo số liệu của Bộ Tài chính, đến tháng 11/2018, mới có
35/526 DNNN được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cơ cấu lại. Tính đến
ngày 18/11/2018 mới CPH được 12 DN trong khi kế hoạch năm 2018 phải CPH ít
nhất 85 DN. Về kế hoạch thoái vốn, chỉ có 31 đơn vị thực hiện thoái vốn (so với kế
hoạch năm 2017 có 135 DN, năm 2018 có 181 DN).
Thứ hai, thực trạng về chuyển DN 100% vốn Nhà nước thành CTCP
Ngày 18 tháng 7 năm 2011, Chính phủ ban hành Nghị định số 59/2011/NĐ-
CP về Chuyển DN 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần với mục tiêu là:
100
chuyển đổi những DN mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn sang loại hình DN có
nhiều CSH. Đối tượng CPH là các công ty TNHH 1TV do Nhà nước nắm giữ 100%
VĐL là: Công ty mẹ của TĐKT, TCT nhà nước; là DN thuộc các Bộ, UBND tỉnh;
và những DN chưa chuyển thành công ty TNHH 1TV. Thực hiện chủ trương của
Đảng, chính sách của Nhà nước, số lượng các DN nhà nước nắm giữ 100% VĐL
được thu hẹp trong thời gian qua.
Bảng 3.6. Số lƣợng DN do Nhà nƣớc nắm giữ 100% VĐL 2012-2017
TT DN do Nhà nƣớc nắm giữ 100% VĐL 2012 2017
So sánh
(2017-2012)
Tổng số 846 526 -320
1 TĐ kinh tế 8 7 -1
2 TCT Nhà nước 97 58 -39
3
Công ty TNHH 1TV độc lập hoạt động
theo mô hình Cty mẹ - Cty con
22 18 -4
4
Cty TNHH 1TV độc lập hoạt động trong
lĩnh vực cung ứng DV, SP công ích và
SXKD thương mại
719 443 -276
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của các cơ quan đại diện CSH
Như vậy, việc chuyển DN 100% vốn Nhà nước thành CTCP từ 2012 - 2017
đã đạt được những kết quả nhất định. Trong đó số DN 100% vốn Nhà nước giảm
mạnh ở các loại hình DN như: TCT Nhà nước, Cty TNHH 1TV độc lập hoạt động
trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ, sản phẩm công ích, đặc biệt là Cty TNHH 1TV
độc lập hoạt động sxkd thương mại. Trong khi đó loại hình DN giảm ít như:
TĐKTNN (giảm 1 TĐ), Cty TNHH 1TV độc lập hoạt động theo mô hình Công ty
mẹ - công ty con (giảm 4 Cty).
- Một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục:
+ Quá trình cổ phần hóa tại các DNNN còn mang tính “khép kín”; trong đó,
chủ yếu cổ đông vẫn là người lao động, người quản lý Nhà nước. Với tỷ lệ cổ đông
ngoài DN, nhất là cổ đông chiến lược còn ít thì việc quản trị của các DNNN sau cổ
phần hóa khó có thể được cải thiện đáng kể. Hơn nữa, những phân biệt đối xử về
101
đất đai, tài chính, tín dụng và QLNN về lao động, tiền lương, sau chuyển đổi là
những khó khăn không nhỏ đối với các DN chuyển đổi.
+ Quá trình chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty TNHH 1TV còn
nhiều khó khăn, vướng mắc. Cơ chế hoạt động sau chuyển đổi của DN ít thay đổi.
Việc thiếu rõ ràng về lợi ích kinh tế, mô hình tổ chức quản lý, nhân sự, địa vị pháp
lý và quan hệ với CSH nhà nước cũng là nguyên nhân không nhỏ khiến các DN
chưa mặn mà với việc chuyển thành công ty TNHH 1TV.
+ Quá trình chuyển đổi TCT, DNNN quy mô lớn sang mô hình công ty mẹ -
công ty con và thành lập TĐKT cũng có nhiều vấn đề nảy sinh. Một số TCT và công ty
nhà nước chuyển sang mô hình công ty mẹ - công ty con nhưng chưa tuân thủ điều
kiện khách quan, đặc biệt điều kiện về liên kết kinh tế và đầu tư chi phối lẫn nhau,
khiến cho việc chuyển đổi mang bản chất sắp xếp hành chính, khiên cưỡng và ép buộc.
Nhiều công ty mẹ vẫn quen với cách điều hành theo kiểu quyết định hành chính mà
không thực hiện cách điều hành mới thông qua liên kết về vốn; bộ máy chuyên môn
nghiệp vụ của công ty mẹ chưa theo kịp yêu cầu thực hiện đồng thời cả hai chức năng
của công ty mẹ là vừa trực tiếp SXKD, vừa đầu tư tài chính.
+ Việc thành lập TĐKT còn nhiều lúng túng, nhiều vấn đề chưa được tập
trung quan tâm đúng mức trong chỉ đạo tổ chức thực hiện như: tên của công ty mẹ
trong tập đoàn còn chưa theo thông lệ quốc tế (gọi công ty mẹ là tập đoàn), có thể
gây lẫn lộn với toàn bộ tập đoàn, thương hiệu, cơ chế vận hành chung của tập đoàn
và vấn đề quản trị các doanh nghiệp trong tập đoàn còn chưa được tập trung quan
tâm đúng mức trong các đề án hình thành tập đoàn. Ngoài ra, vấn đề chính sách đầu
tư và tài chính chưa phù hợp, khuyến khích việc tăng cường tích tụ tái đầu tư vốn đề
hình thành tập đoàn; chưa hình thành khung pháp luật đầy đủ hướng dẫn cho việc
hình thành và quản lý đối với tập đoàn.
+ Qua nghiên cứu, khảo sát cho thấy ở nước ta trong những năm qua thực
hiện cổ phần hóa không phải tất cả các DNNN đều hoạt động kém hiệu quả. Bên
cạnh những TĐKT thua lỗ như: TĐ Công nghiệp tàu thủy, TĐ điện lực, TCT hàng
hải Việt Nam; hoặc lãi không nhiều do đặc thù SXKD như: TCT đường sắt, TCT
hàng không, vẫn có những TĐKT, TCTNN hoạt động thực sự có hiệu quả như:
102
TĐ Viễn thông Quân đội, TĐ Bưu chính viễn thông,
3.2.3.2. Thực trạng về phê duyệt, sửa đổi và bổ sung Điều lệ của doanh
nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
- Quy định về ban hành Điều lệ mẫu của của Công ty TNHH 1TV do Nhà
nước làm CSH
Ngày 14/3/2014 Chính phủ ban hành Nghị định số 19/2014/NĐ-CP về Ban
hành Điều lệ mẫu của của Công ty TNHH 1TV do Nhà nước làm CSH. Điều lệ mẫu
này áp dụng cho các công ty thuộc Bộ, UBND cấp tỉnh theo quy định tại Khoản 5
Điều 3 Nghị định số 99/2012/NĐ-CP về phân công, phân cấp thực hiện các quyền,
trách nhiệm, nghĩa vụ của CSH nhà nước đối với các DNNN và vốn Nhà nước đầu
tư vào DN. Điều lệ mẫu này là căn cứ để CSH nhà nước phê duyệt, các Công ty
TNHH 1TV do Nhà nước làm CSH xây dựng, sửa đổi và bổ sung Điều lệ. Ngoài
những quy định chung Điều lệ mẫu có những nội dung cụ thể như: Quyền và nghĩa
vụ của công ty; Quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của CSH nhà nước và phân công
thực hiện; Tổ chức, quản lý công ty; Quản lý tài chính; Quan hệ giữa công ty mẹ
với công ty con, công ty liên kết và công ty tự nguyện tham gia liên kết; Tổ chức
lại, chuyển đổi, giải thể, phá sản công ty; Chế độ báo cáo, công khai thông tin; Sửa
đổi, bổ sung điều lệ công ty và những vấn đề khác;
- Thực trạng về phê duyệt, ban hành Điều lệ của Chính phủ
Thực hiện quyền hạn của CSH, CMSC và Các Bộ ngành cũng đã chủ trì xây
dựng Điều lệ tổ chức và hoạt động của các TĐKT và TCTNN trình Chính phủ ban
hành. Tính đến hết năm 2018, Chính phủ đã ban hành được 14/14 Điều lệ tổ chức
và hoạt động của các TĐKT, TCTNN, tạo cơ sở cho các TĐKT, TCTNN hoạt động.
Trong đó, một số TĐ, TCT còn chưa có Nghị định ban hành điều lệ mới như: TĐ
Dệt may, TCT Hàng không, TCT Hàng hải.
103
Bảng 3.7. Danh sách các TĐ T, TCTNN đã đƣợc Chính phủ phê duyệt, ban
hành Điều lệ
TT
TĐ T, TCT Nhà
nƣớc
Văn bản pháp lý ban hành
1 Tập đoàn Dệt may Nghị định số 118/2013/NĐ-CP ngày 9 tháng 10 năm 2013
2 Tập đoàn Dầu khí Nghị định số 07/2018/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2018
3 Tập đoàn Điện lực Nghị định số 26/2018/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2018
4
Tập đoàn Công
nghiệp Cao su
Nghị định số 28/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2014
5
Tập đoàn Công
nghiệp Than-
Khoáng sản
Nghị định số 105/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 08 năm 2018
6 Tập đoàn Hóa chất Nghị định số 20/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2018
7
Công ty mẹ - Tập
đoàn Công nghiệp
- Viễn thông quân
đội
Nghị định số 05/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 01 năm 2018
8 SCIC Nghị định số 148/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2017
9 TCT Hàng không Nghị định số 183/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013
10 TCT Hàng hải Nghị định số 184/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013
11 TCT Đường sắt Nghị định số 11/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2018
12
TCT Lương thực
miền Bắc
Nghị định số 01/2018/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2018
13
TCT Lương thực
miền Nam
Nghị định số 10/2014/NĐ-CP ngày 13 tháng 2 năm 2014
14
TĐ Bưu Chính
viễn thông VN
Nghị định số 25/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng 04 năm 2016
Nguồn: www.chinhphu.vn
104
3.2.3.3. Quyết định đầu tư vốn điều lệ; điều chỉnh, chuyển nhượng một
phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ
- Thực trạng Quy định về đầu tư, điều chỉnh, chuyển nhượng vốn điều lệ
Ngày 13/10/2015 Chính phủ ban hành Nghị định 91/2015/NĐ-CP quy định
về đầu tư vốn nhà nước vào DN; quản lý tài chính đối với DNNN và quản lý vốn
nhà nước đầu tư tại CTCP, công ty TNHH 2TV trở lên.
- Xác định mức VĐL cho DNNN thành lập mới: mức VĐL được xác định
theo nguyên tắc sau: (1) Căn cứ quy mô, công suất thiết kế đối với ngành, nghề, lĩnh
vực sản xuất, kinh doanh của DN; (2) Phù hợp với chiến lược, kế hoạch đầu tư phát
triển của DN, phù hợp với ngành nghề kinh doanh chính của DN được cấp có thẩm
quyền phê duyệt trong Đề án thành lập DN; (3) Phù hợp với phương án SXKD của
DN; (4) Mức VĐL xác định không thấp hơn mức vốn pháp định của ngành, nghề,
lĩnh vực SXKD theo quy định của pháp luật.
- Đầu tư bổ sung VĐL đối với DNNN đang hoạt động: Theo Mục 2 Nghị
định 91/2015/NĐ-CP về Đầu tư bổ sung VĐL đối với DNNN đang hoạt động được
quy định như sau:
Thứ nhất, Phạm vi đầu tư bổ sung VĐL đối với DNNN đang hoạt động.
+ Việc đầu tư bổ sung VĐL chỉ áp dụng đối với DNNN thuộc phạm vi Nhà
nước đầu tư vốn theo quy định.
+ Trường hợp DNNN được đầu tư bổ sung VĐL: (1) DNNN đang hoạt động
được đánh giá có hiệu quả có mức VĐL hiện tại không đảm bảo thực hiện ngành,
nghề kinh doanh chính của DN đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê
duyệt; (2) DNNN trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh nhưng VĐL hiện tại không
đảm bảo thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao.
Thứ hai, Phương thức xác định VĐL đối với DNNN đang hoạt động
+ Căn cứ và phương pháp xác định VĐL: (1) Mức VĐL của DNNN được phê
duyệt điều chỉnh áp dụng tối thiểu trong thời hạn 3 năm kể từ ngày ban hành Quyết
định phế duyệt VĐL; (2) Mức điều chỉnh tăng VĐL được xác định tương ứng với các
nguồn vốn từ NSNN, Quỹ hỗ trợ và phát triển DN, Quỹ hỗ trợ sắp xếp DN tại DN hoặc
Quỹ đầu tư phát triển tại DNNN; (3) Đối với hoạt động SXKD sản phẩm, hàng hóa,
105
dịch vụ, việc xác định điều chỉnh VĐL căn cứ vào chiến lược, kế hoạch SXKD 5 năm
của DN đã được phê duyệt; Mức điều chỉnh tăng VĐL tối đa bằng 30% của mức chênh
lệch dự kiến doanh thu của hoạt động SXKD năm thứ 3 tiếp theo so với doanh thu thực
hiện hoạt động SXKD ghi trong báo cáo tài chính của DN đã được kiểm toán của năm
trước liền kề năm thực hiện xác định lại mức VĐL;
Thứ ba, trình tự, thủ tục phê duyệt điều chỉnh VĐL
Trình tự, thủ tục phê duyệt điều chỉnh VĐL gồm 2 bước: (1) DNNN được
đầu tư bổ sung VĐL lập hồ sơ đề nghị điều chỉnh mức VĐL và gửi đến cơ quan đại
diện CSH để thẩm định; (2) Cơ quan đại diện CSH thực hiện những nội dung theo
quy định như: kiểm tra; đề nghị cơ quan tài chính cùng cấp xem xét; Yêu cầu bổ
sung hồ sơ; Báo cáo Thủ tướng hoặc Quốc hội ra quyết định.
Trong thời gian qua, một số Bộ quản lý ngành đã chủ động thực hiện công
tác thẩm định
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_quan_ly_cua_chu_so_huu_nha_nuoc_doi_voi_doanh_nghiep.pdf