PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài . 1
2. Mục tiêu nghiên cứu. 3
3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu . 3
3.1. Khách thể nghiên cứu. 3
3.2. Đối tượng nghiên cứu. 3
4. Giả thuyết khoa học. 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu . 3
6. Phạm vi nghiên cứu . 4
7. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu . 4
7.1. Phương pháp tiếp cận. 4
7.2. Phương pháp nghiên cứu. 6
8. Những luận điểm bảo vệ. 7
9. Những đóng góp mới của luận án . 8
10. Nơi thực hiện đề tài . 9
11. Cấu trúc của luận án . 9
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGÀNH KỸ THUẬT – CÔNG
NGHỆ THEO HƯỚNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC. 10
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề . 10
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu quản lý chất lượng trên thế giới . 10
1.1.2. Đảm bảo chất lượng đào tạo đại học trên thế giới . 14
1.1.2.1. Đảm bảo chất lượng đào tạo đại học ở Châu Âu. 14
1.1.2.2. Đảm bảo chất lượng đào tạo đại học ở Mỹ. 16
1.1.2.3. Đảm bảo và đánh giá chất lượng đào tạo đại học tại Nga . 20
1.1.3. Các công trình nghiên cứu trong nước. 24
1.2. Một số khái niệm cơ bản . 26
1.2.1. Khái niệm về khoa học, kỹ thuật, công nghệ. 26
1.2.2. Khái niệm về nguồn nhân lực, nhân lực KT-CN . 27
1.2.2.1. Khái niệm về nguồn nhân lực . 27
1.2.2.2. Nhân lực kỹ thuật – công nghệ . 27
1.2.3. Khái niệm về mục tiêu, chương trình, nội dung đào tạo. 281.2.3.1. Mục tiêu đào tạo . 28
1.2.3.2. Chương trình giảng dạy, chương trình đào tạo. 28
1.2.3.3. Nội dung đào tạo. 29
1.2.4. Quản lý và Quản lý đào tạo. 29
1.2.4.1. Khái niệm về quản lý . 29
1.2.4.2. Các chức năng của quản lý . 30
1.2.4.3. Khái niệm về Quản lý đào tạo . 31
1.2.4.4. Quản lý đào tạo ngành KT-CN trong trường đại học . 32
1.2.5. Chất lượng và Quản lý chất lượng đào tạo đại học ngành KT-CN. 32
1.2.5.1. Khái niệm về Chất lượng . 32
1.2.5.2. Chất lượng trong đào tạo đại học ngành KT-CN. 32
1.2.5.3. Quản lý chất lượng đào tạo đại học ngành kỹ thuật – công nghệ. 33
1.2.6. Sơ đồ các khái niệm liên hệ đến quản lý của ISO 9000-2007 . 33
1.2.7. Khái niệm về năng lực thực hiện . 34
1.3. Quản lý đào tạo ngành Kỹ thuật – Công nghệ trong trường đại học theo
hướng đảm bảo chất lượng. 35
1.3.1. Các phương thức quản lý chất lượng . 35
1.3.2. Đặc trưng đào tạo các ngành kỹ thuật - công nghệ trong trường đại học. 37
1.3.2.1 Các ngành kỹ thuật - công nghệ trong trường đại học. 37
1.3.2.2 Một số đặc trưng đào tạo các ngành KT-CN trong trường đại học. 38
1.3.3. Sơ lược nội dung quản lý đảm bảo chất lượng quá trình đào tạo KT-CN . 42
1.3.4. Năng lực thực hiện trong đào tạo ngành KT-CN và quy trình đào tạo
Đảm bảo chất lượng theo năng lực thực hiện . 42
1.3.5. Mô hình đảm bảo chất lượng giáo dục của Việt Nam . 45
1.4. Một số mô hình đảm bảo chất lượng giáo dục trên thế giới. 47
1.4.1. Một số mô hình quản lý việc đánh giá chất lượng giáo dục . 47
1.4.1.1. Mô hình CIPO trong quản lý đánh giá chất lượng giáo dục. 47
1.4.1.2. Đánh giá CLGD theo Mô hình “đầu vào - quá trình - đầu ra” của Mỹ 47
1.4.1.3. Đánh giá chất lượng giáo dục theo Mô hình Châu Âu (EFQM). 48
1.4.1.4. Cách đánh giá chất lượng giáo dục của ILO & ADB – 500 dành cho
các loại hình trường kỹ thuật - nghề nghiệp. 48
1.4.2. Một số mô hình quản lý theo hướng đảm bảo chất lượng . 491.4.2.1. Mô hình quản lý đảm bảo chất lượng ISO. 49
1.4.2.2. Mô hình quản lý ĐBCL trong giáo dục kỹ thuật – công nghiệp CDIO. 51
1.4.2.3. Mô hình ABET quản lý ĐBCL đào tạo ngành Kỹ thuật – công nghệ. 54
1.4.2.4. Mô hình ĐBCL của mạng lưới các trường Đại học Đông Nam Á . 55
1.5. Nội dung quản lý đào tạo ngành kỹ thuật - công nghệ trong trường đại học
theo hướng đảm bảo chất lượng. 58
1.5.1. Quản lý mục tiêu, chương trình đào tạo theo nhu cầu xã hội . 58
1.5.1.1. Quản lý việc xây dựng mục tiêu, chương trình đào tạo. 58
1.5.1.2. Phát triển chương trình đào tạo . 60
1.5.1.3. Quản lý việc thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo . 63
1.5.2. Quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên. 64
1.5.2.1. Nội dung quản lý hoạt động giảng dạy của GV . 64
1.5.2.2. Quản lý đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên . 65
1.5.3. Quản lý hoạt động học tập, rèn luyện của sinh viên . 66
1.5.3.1. Nội dung quản lý hoạt động học tập, rèn luyện của SV . 66
1.5.3.2. Một số nội dung quản lý học tập, rèn luyện của SV ngành KT-CN . 67
1.5.3.3. Quản lý hoạt động lao động sản xuất của sinh viên. 67
1.5.3.4. Quản lý hoạt động hướng nghiệp cho sinh viên . 68
1.5.4. Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên. 68
1.5.4.1. Khái quát về kiểm tra đánh giá. 68
1.5.4.2. Nội dung quản lý kiểm tra đánh giá . 71
1.5.5. Quản lý Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo . 72
1.5.6. Quản lý quá trình Kiểm định chất lượng trong trường đại học. 72
1.5.7. Quản lý nâng cao trình độ cán bộ quản lý giáo dục. 72
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến QLĐT ngành KT-CN trong trường đại học. 73
1.6.1. Yếu tố về cơ sở pháp lý. 73
1.6.1.1. Tiêu chuẩn đánh giá CLGD trường đại học. 73
1.6.1.2 Hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục đại học . 74
1.6.1.3 Một số định hướng đổi mới quản lý giáo dục đại học theo hướng
nâng cao và đảm bảo chất lượng giáo dục đại học Viêt Nam đến năm 2020. 76
1.6.2. Những điều kiện về nhân lực, vật lực và tài lực . 77
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 . 77CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGÀNH KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ . 79
2.1. Khái quát sự phát triển giáo dục đại học Việt Nam. 79
2.1.1. Phát triển mạng lưới các trường cao đẳng, đại học. 79
2.1.2. Phát triển số lượng sinh viên cao đẳng, đại học. 80
2.1.3. Tỉ lệ sinh viên/ 1 vạn dân . 81
2.1.4. Số sinh viên tốt nghiệp. 82
2.1.5. Sự phát triển giáo dục đại học ngoài công lập . 82
2.2. Giới thiệu khái quát về Trường Đại học Tây Đô. 83
2.2.1. Cơ cấu tổ chức. 84
2.2.2. Cơ sở vật chất. 84
2.2.3. Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên . 84
2.2.4. Quy mô đào tạo . 85
2.3. Giới thiệu khái quát về Khoa Kỹ thuật – Công nghệ. 88
2.4. Khái quát về phương pháp và tổ chức thu thập dữ liệu . 88
2.4.1. Hồi cứu tư liệu. 89
2.4.2. Phương pháp thống kê. 90
2.4.3. Phương pháp khảo sát điều tra bằng phiếu hỏi . 90
2.4.4. Lấy ý kiến phản hồi từ sinh viên. 90
2.5. Thực trạng và đánh giá thực trạng QLĐT ngành KT-CN tại ĐHTĐ. 91
2.5.1. Thực trạng quản lý mục tiêu, chương trình đào tạo KT-CN tại ĐHTĐ. 91
2.5.2. Thực trạng quản lý chất lượng hoạt động giảng dạy của giảng viên . 94
2.5.2.1. Quy định, quy trình, biểu mẫu và các chỉ tiêu, chỉ số đánh giá
hoạt động giảng dạy của GV . 95
2.5.2.2. Đánh giá về công tác lập kế hoạch dạy học của nhà trường . 96
2.5.2.3. Đánh giá về công tác tổ chức dạy học của nhà trường. 96
2.5.2.4. Đánh giá mức độ thực hiện nề nếp, nội quy, thời khóa biểu của GV. 97
2.5.2.5. Đánh giá mức độ chất lượng giảng dạy của Giảng viên. 98
2.5.2.6. Đánh giá chính sách khuyến khích GV áp dụng các PPDH hiện đại . 98
2.5.2.7. Quản lý tính công bằng, công khai trong đánh giá kết quả học tập của
GV đối với SV. 992.5.2.8. Quản lý khuyến khích các phương pháp đánh giá tiên tiến kết quả
học tập của GV đối với SV. 99
2.5.2.9. Quản lý lấy thông tin phản hồi của SV về HĐ giảng dạy của GV. 100
2.5.3. Quản lý sinh viên trong quá trình đào tạo. . 101
2.5.3.1. Đánh giá công tác tuyển sinh . . 104
2.5.3.2. Quản lý học tập, rèn luyện của sinh viên trong quá trình đào tạo. 104
2.5.3.3. Quản lý hoạt động học tập, rèn luyện của sinh viên trong giờ học
lý thuyết trên lớp . 105
2.5.3.4. Quản lý hoạt động học tập, rèn luyện trong giờ học thực hành
ở phòng thí nghiệm, nhà xưởng, phòng vi tính. 105
2.5.3.5. Quản lý hoạt động tự học của sinh viên . 105
2.5.3.6. Quản lý hoạt động hướng nghiệp cho sinh viên . 106
2.5.3.7. Hoạt động học tập, rèn luyện, lao động sản xuất của SV ở cơ sở
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ . 106
2.5.3.8. Quản lý thực tập, làm đồ án hoặc khóa luận tốt nghiệp của SV . 106
2.5.3.9. Quản lý dịch vụ hỗ trợ sinh viên trong quá trình đào tạo . 106
2.5.3.10. Đánh giá việc thực hiện chế độ chính sách của nhà nước đối với SV
của nhà trường. 106
2.5.3.11. Đánh giá chính sách và việc thực hiện chính sách hỗ trợ SV của
nhà trường . 106
2.5.3.12. Thủ tục hành chính, tiếp nhận và giải quyết các vướng mắc của SV. 107
2.5.3.13. Đánh giá các kênh tư vấn và mức độ thực hiện hoạt động tư vấn . 107
2.5.3.14. Dịch vụ hỗ trợ đáp ứng chỗ ở, ký túc xá cho SV . 107
2.5.3.15. Dịch vụ hỗ trợ đáp ứng việc ăn và sinh hoạt hàng ngày cho SV. 107
2.5.3.16. Dịch vụ khắc phục hậu quả học tập và thi cử. 107
2.5.4. Thực trạng quản lý kiểm tra đánh giá kết quả học tập của SV . . 108
2.5.4.1. Đánh giá SV nhập học bằng kết quả đầu vào. 110
2.5.4.2. Quản lý đánh giá chất lượng sinh viên. 110
2.5.4.3. Đánh giá sự tiến bộ trong học tập của SV thông qua một ma trận
điểm số/biểu đồ thể hiện năng lực của SV theo kết quả đầu ra. 110
2.5.4.4. Đánh giá bài thi cuối khóa/tốt nghiệp bằng các bài kiểm tra năng lực
sinh viên hoặc bằng kỳ kiểm tra tốt nghiệp toàn diện . 1112.5.4.5. Xây dựng ngân hàng đề thi, bảo mật và sử dụng trong thi và kiểm tra 111
2.5.4.6. Đánh giá quy trình &thực hiện giải quyết khiếu nại kết quả đánh giá.111
2.5.5. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất phục vụ đào tạo. . 111
2.5.5.1. Thực trạng quản lý hoạt động các phòng máy vi tính . 111
2.5.5.2. Thực trạng quản lý các phòng thí nghiệm Điện - Điện tử. 112
2.5.5.3. Thực trạng quản lý các phòng thí nghiệm Xây dựng. 112
2.5.5.4. Thực trạng quản lý hoạt động thư viện . 112
2.5.5.5. Kết quả khảo sát đánh giá thực trạng quản lý CSVC phục vụ đào tạo 113
2.5.6. Kiểm định chất lượng nhà trường tại Trường Đại học Tây Đô . 116
2.5.6.1. Bộ Tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục đại học . 116
2.5.6.2. Kết quả tự đánh giá của Trường Đại học Tây Đô năm 2013. 117
2.5.6.3. Phân tích kết quả Khảo sát CBQL và GV về Kiểm định chất lượng
đào tạo, quản lý chất lượng bên trong. 119
2.5.7. Quản lý chất lượng đội ngũ cán bộ giảng viên và cán bộ quản lý GD . 122
2.5.7.1. Đội ngũ GV đủ về số lượng, đạt chuẩn về trình độ và năng lực để
thực hiện chương trình đào tạo của nhà trường. 124
2.5.7.2. Đánh giá năng lực và kết quả thực hiện nhiệm vụ của CBGV so với
mong muốn của nhà trường. 124
2.5.7.3. Có hệ thống đánh giá GV hữu hiệu, sử dụng các hình thức đánh giá như:
SV đánh giá CBGV, CBGV đánh giá, Hội đồng nhà trường đánh giá. 124
2.5.7.4. Kế hoạch, quy hoạch dài hạn phát triển đội ngũ về số lượng, chất
lượng, nâng cao kiến thực, năng lực thực hiện nhiệm vụ. 125
2.5.7.5. Quy trình, tiêu chí, tiêu chuẩn và các chỉ số chất lượng cho quy hoạch,
tuyển dụng, phân công, bổ nhiệm, nâng bậc . 125
2.5.7.6. Chính sách, chế độ thu hút các giảng viên giỏi về trường nhằm
nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu. 125
2.5.7.7. Đánh giá việc thực hiện đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng GV
theo kịp với nhu cầu phát triển giảng dạy của nhà trường . 126
2.5.7.8. Xây dựng môi trường học hỏi, động lực phát triển đạo đức, văn hóa
nghề nghiệp cho đội ngũ giảng viên . 126
2.5.7.9. Sàng lọc, chấm dứt hợp đồng, cho nghỉ hưu sớm, cắt phúc lợi xã hội
đối với những GV không hoàn thành nhiệm vụ . 1262.5.7.10. Đánh giá nhu cầu nâng cao trình độ quản lý của CBQL . 127
2.5.7.11. Đánh giá nhu cầu nâng cao trình độ chuyên môn của các CBQL
trong nhà trường đáp ứng chuẩn các vị trí quản lý. 127
2.5.8. Theo dõi việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp. 127
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 . 128
CHƯƠNG 3. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGÀNH KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ
THEO HƯỚNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ.130
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp. 130
3.1.1. Nguyên tắc mục tiêu. 130
3.1.2. Nguyên tắc toàn diện. 130
3.1.3. Nguyên tắc hiệu quả. 130
3.1.4. Nguyên tắc khả thi . 130
3.2. Đề xuất các biện pháp quản lý đào tạo ngành kỹ thuật – công nghệ
theo hướng đảm bảo chất lượng tại trường Đại học Tây Đô. 130
3.2.1. Biện pháp quản lý đổi mới mục tiêu, chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật - Công
nghệ theo nhu cầu xã hội. 130
3.2.1.1. Mục tiêu . 130
3.2.1.2. Nội dung. 131
3.2.1.3. Cách thực hiện . 132
3.2.1.4. Điều kiện thực hiện. 133
3.2.2. Biện pháp QL nâng cao chất lượng giảng dạy, bồi dưỡng trình độ của GV 133
3.2.2.1. Quản lý nâng cao chất lượng giảng dạy của giảng viên. 133
3.2.2.2 Quản lý công tác bồi dưỡng trình độ của giảng viên . 139
3.2.3. Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng học tập của sinh viên . 140
3.2.3.1. Mục tiêu . 140
3.2.3.2. Nội dung. 140
3.2.3.3. Cách thực hiện . 140
3.2.3.4. Điều kiện thực hiện. 142
3.2.4. Biện pháp quản lý kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của sinh viên. 142
3.2.4.1. Mục tiêu . 142
3.2.4.2. Nội dung. 142
3.2.4.3. Cách thực hiện . 1423.2.4.4. Điều kiện thực hiện. 144
3.2.5. Biện pháp quản lý tăng cường cơ sở vật chất phục vụ đào tạo. 144
3.2.5.1. Mục tiêu . 144
3.2.5.2. Nội dung. 144
3.2.5.3. Cách thực hiện . 145
3.2.5.4. Điều kiện thực hiện. 145
3.2.6. Biện pháp quản lý tham gia kiểm định chất lượng theo Luật giáo dục . 146
3.2.6.1. Mục tiêu . 146
3.2.6.2. Nội dung. 146
3.2.6.3. Cách thực hiện . 146
3.2.6.4. Điều kiện thực hiện. 147
3.2.7. Biện pháp quản lý nâng cao trình độ cán bộ QLGD. 147
3.2.7.1. Mục tiêu . 147
3.2.7.2. Nội dung. 148
3.2.7.3. Cách thực hiện . 149
3.2.7.4. Điều kiện thực hiện. 149
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý. 149
3.4. Thăm dò tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý . 150
3.4.1. Phiếu thăm dò các biện pháp. 150
3.4.2. Kết quả thăm dò ý kiến về tính cần thiết, tính khả thi của 7 biện pháp. 151
3.4.3. Phân tích kết quả khảo sát. 151
3.4.3.1. Phân tích dựa vào giá trị Mean. 151
3.4.3.2. Phân tích kết dựa vào Tỷ lệ đánh giá . 153
3.5. Thử nghiệm một số biện pháp quản lý . 155
3.5.1. Thử nghiệm biện pháp 2: "Nâng cao chất lượng giảng dạy, bồi dưỡng
trình độ của giảng viên" . 155
3.5.1.1 Nội dung 1: Quản lý công tác nâng cao chất lượng giảng dạy của GV 155
3.5.1.2. Nội dung 2: Quản lý việc bồi dưỡng trình độ của GV. 158
3.5.2. Thử nghiệm biện pháp 3: "Nâng cao chất lượng học tập của SV" . 159
3.5.2.1. Mục tiêu . 159
3.5.2.2. Tổ chức thực hiện . 160
3.5.2.3. Kết quả sau thử nghiệm . 1643.5.2.4. Đánh giá Kết quả thử nghiệm biện pháp 3. 165
3.5.3. Thử nghiệm biện pháp 6: "Tham gia Kiểm định chất lượng theo quy định
của Luật giáo dục” . 166
3.5.3.1. Mục tiêu . 166
3.5.3.2. Tổ chức thực hiện . 166
3.5.3.3. Kết quả bước đầu trong tiến trình KĐCL. 168
3.5.3.4. Đánh giá kết quả tiến trình KĐCL . 168
3.6. Đề xuất Bộ tiêu chuẩn để Quản lý đào tạo ngành KT-CN theo hướng
đảm bảo chất lượng trong trường đại học . 169
3.6.1. Bộ 7 tiêu chuẩn được đề xuất để Quản lý đào tạo ngành KT-CN theo hướng
đảm bảo chất lượng trong trường đại học . 169
3.6.2. So sánh 7 tiêu chuẩn đề xuất với bộ tiêu chuẩn của AUN-QA và CIPO
(UNESCO 2000) . 170
3.6.3. So sánh Bộ 7 tiêu chuẩn đề xuất với 10 tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT. 171
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 . 172
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.174
CÁC BÀI BÁO KHOA HỌC.176
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 177
PHỤ LỤC . .186
231 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 421 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý đào tạo ngành Kỹ thuật - công nghệ theo hướng đảm bảo chất lượng tại trường Đại học Tây Đô - Trịnh Huề, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có thể thấy tiêu chí này chỉ được đánh giá ở mức độ Trung bình 2,30
điểm, đứng thứ 4/5 tiêu chí đánh giá thuộc nội dung này. Đó là chỉ số tương đối thấp và
chỉ hơn điểm 2 Trung bình không nhiều. Chỉ có 30,43% số người được hỏi đánh giá tiêu
chí này ở mức độ Tốt; Còn lại gần 70% số người được hỏi đánh giá ở mức độ TB. Số người
đánh giá ở mức độ Không tốt/Kém là không đáng kể (0,72%). Đây là một vấn đề cần chú
ý trong khi xây dựng các giải pháp.
Đánh giá về mức độ đầy đủ của nội dung Chương trình đào tạo, mức độ đáp
ứng chuẩn đầu ra của CTĐT
Hiện nay, Bộ GD&ĐT đã bãi bỏ việc xây dựng chương trình khung trong GDĐH và
chuyển sang quản lý chất lượng GDĐH theo hướng chuẩn đầu ra. Chính vì thế mà Trường
ĐH Tây Đô đã nỗ lực nhiều theo hướng quản lý và nâng cấp chuẩn đầu ra nhằm đáp ứng
nhu cầu XH. Bảng 2.12 cho thấy đây là một tiêu chí được đánh giá cao nhất trong số 5 tiêu
chí về Mục tiêu và Nội dung CTĐT, với Mean 2,41 điểm – tức là nằm gần điểm giữa Trung
bình – Tốt. Tuy nhiên tỷ lệ 5,22% số người được hỏi đánh giá tiêu chí này ở mức độ Không
tốt/Kém vượt quá mốc 5% là đáng chú ý. Số người đánh giá ở 2 mức độ Trung bình và Tốt
chiếm gần 50%. Gần đây nhà trường đã có những bước đi cụ thể trong việc hoàn thiện nội
dung Chương trình ĐT theo hướng thỏa mãn tính đầy đủ, đáp ứng chuẩn đầu ra như:
1) Về Tin học căn bản và nâng cao: Soạn mới chương trình theo các hướng dẫn mới
(dạy theo các modul) của Bộ GD&ĐT; soạn mới ngân hàng 700 câu hỏi kiểm tra cuối khóa
Tin học ứng dụng căn bản, nâng cao (Trường ĐHTĐ đang cho cài đặt và dạy thử nghiệm
Tin học căn bản với Bộ Word, Excel 2016 trong khi vẫn hướng dẫn để SV tự nghiên cứu
Word, Excel 2003, 2007);
2) Anh văn được nâng cấp, dạy theo hướng các chứng chỉ quốc tế TOIC, IELTS,
TOEFL để tăng khả năng nói (Speaking) và nghe (Listening);
3) Mỗi ngành KT-CN phải dựa theo nhu cầu lao động nghề nghiệp thực tế để soạn và
dạy bổ sung cho SV từ 2-4 tín chỉ cho Chứng chỉ Nghề.
Đánh giá về khối lượng, cấu trúc kiến thức (đại cương, cơ sở, chuyên ngành,
bắt buộc và tự chọn) phù hợp về thời lượng và trình độ đào tạo
Trường thực hiện chương trình đào tạo ĐH các chuyên ngành theo chương trình đã
trình Bộ GD&ĐT và được duyệt. Khung CTĐT Đại học từ 180 đến 200 ĐVHT.
Tuy nhiên, một trong số các yêu cầu cấp bách hiện nay đối với CTĐT là việc cân đối
về mặt khối lượng của cấu trúc kiến thức (giữa các lĩnh vực như kiến thức đại cương, kiến
94
thức cơ sở và chuyên ngành, kiến thức bắt buộc và tự chọn) và kèm theo đó là sự phù hợp
về thời lượng giảng dạy và trình độ đào tạo. Kết quả Khảo sát cho thấy đây là một tiêu chí
được những người tham gia khảo sát đánh giá cao với Mean 2,37 điểm, xếp hạng 2/ 5 tiêu
chí đánh giá thuộc nội dung này. Số người được hỏi đánh giá tiêu chí này ở mức độ Không
tốt/Kém là không đáng kể (1,46%). Tuy nhiên, tỷ lệ người được hỏi đánh giá ở mức độ Tốt
(38,69%) giảm đi và tỷ lệ đánh giá ở mức độ Trung bình (58,69%) tăng thêm so với tiêu
chí “Nội dung Chương trình ĐT mang tính đầy đủ, đáp ứng chuẩn đầu ra“. Nhìn chung giá
trị Mean như vậy là cao so với mặt bằng chung.
Được định kỳ bổ sung, điều chỉnh, cập nhật thành tựu KHCN tiên tiến nhằm cải
tiến, nâng chuẩn và hoàn thiện CTĐT đáp ứng chuẩn trong nước và khu vực
Tiêu chí này được đánh giá thấp nhất với Mean 2,21 điểm trong số 5 tiêu chí đánh
giá về Mục tiêu và Chương trình Đào tạo và cao hơn điểm 2 Trung bình không nhiều. Điều
này chứng tỏ việc bổ sung, điều chỉnh và cập nhật thành tựu KHCN nhằm nâng cấp CTĐT
chưa được chú trọng đúng mức, chưa được định kỳ bổ sung hoặc chu kỳ quá lâu. Tỷ lệ
người được hỏi đánh giá tiêu chí này ở mức độ Không tốt/Kém là cao nhất và ở mức độ
Tốt là thấp nhất trong số 5 tiêu chí đánh giá.
Nhìn chung thực trạng quản lý Mục tiêu và Chương trình Đào tạo của trường ĐH
Tây Đô chỉ đạt mức trên Trung bình. Cần nghiên cứu đề xuất các giải pháp để hoàn thiện
quản lý lĩnh vực này.
2.5.2. Thực trạng quản lý chất lượng hoạt động giảng dạy của giảng viên
Kết quả khảo sát vể Quản lý chất lượng hoạt động giảng dạy của giảng viên được thể
hiện ở bảng 2.13.
Nội dung “Quản lý chất lượng hoạt động giảng dạy của giảng viên” có 9 tiêu chí
đánh giá. Giá trị Mean của các tiêu chí dao đông trong khoảng không lớn, từ 2,28 -2,45
điểm. Có thể coi giá trị 2,37 điểm là điểm trung bình trong khoảng này.
Bảng 2.13: Quản lý chất lượng hoạt động giảng dạy của giảng viên
TT Nội dung
Mức độ
1
Mức độ
2
Mức độ
3
Total
% Mean
1
(7)
Quy định, quy trình, biểu mẫu và các chỉ
tiêu, chỉ số đánh giá HĐ giảng dạy của GV 1,46 64,96 33,58 100 2,32
2
(3)
Đánh giá về công tác lập kế hoạch dạy học
của nhà trường
0,72 56,52 42,75 100 2,42
3
(2)
Đánh giá về công tác tổ chức giảng dạy của
nhà trường
0,73 54,01 45,26 100 2,45
95
4
(5)
Đánh giá mức độ thực hiện nề nếp, nội quy,
thời khóa biểu dạy học của GV
4,38 56,93 38,69 100 2,34
5
(1)
Đánh giá mức độ chất lượng giảng dạy của
GV
1,46 50,36 48,18 100 2,47
6
(8)
Đánh giá chính sách khuyến khích và kết
quả áp dụng các phương pháp DH tiên tiến
(lấy người học làm trung tâm, tích cực hóa
người học, áp dụng CNTT và Multimedia
trong dạy học...) của GV
3,62 61,59 34,78 100 2,31
7
(4)
Quản lý tính công bằng, công khai trong
đánh giá kết quả học tập của GV đối với SV
2,99 57,46 39,55 100 2,37
8
(9)
Quản lý khuyến khích các phương pháp
đánh giá tiên tiến kết quả học tập của GV
đối với SV
2,99 65,67 31,34 100 2,28
9
(6)
Quản lý lấy ý kiên thông tin phản hồi của
SV về hoạt động giảng dạy của GV
3,48 60,23 36,29 100 2,33
2.5.2.1. Quy định, quy trình, biểu mẫu và các chỉ tiêu, chỉ số đánh giá hoạt động
giảng dạy của GV
Trường ĐH Tây Đô đã ban hành nhiều quy định, quy trình, biểu mẫu và các chỉ tiêu,
chỉ số đánh giá hoạt động của GV:
- Quy định về dự giờ, biểu mẫu đánh giá dự giờ: Mục tiêu của tổ chức dự giờ là để
kiểm tra, đánh giá tiết giảng của giảng viên, đóng góp ý kiến cho GV để giảng dạy tốt hơn
hoặc cũng để học tập kinh nghiệm hay từ GV đó. Nhà trường đã ban hành nhiều Mẫu phiếu
đánh giá tiết giảng của giảng viên (cả giảng dạy lý thuyết và hướng dẫn thực hành). Ngoài
ra, Trường đã ban hành quy trình thao giảng và thường xuyên tổ chức thao giảng để phổ
biến phương pháp và kinh nghiệm của các GV giỏi nhằm tăng cường học tập, trao đổi kinh
nghiệm nâng cao tay nghề của GV.
- Ban hành mẫu phiếu hỏi dành cho SV đánh giá hoạt động dạy học của GV (xem
Phụ lục 2) và nhiều biểu mẫu khác.
Kết quả khảo sát CBQL, GV về việc thực trạng “Quy định, quy trình, biểu mẫu và
các chỉ tiêu, chỉ số đánh giá hoạt động giảng dạy của GV” cho thấy tiêu chí này được đánh
giá không cao, xếp thứ 6/9 tiêu chí đánh giá về thực trạng quản lý chất lượng hoạt động
giảng dạy của GV với Mean 2,32 điểm thuộc vào nhóm có điểm TB thấp trong nội dung
này.
2.5.2.2. Đánh giá về công tác lập kế hoạch dạy học của nhà trường
96
Khoa kết hợp với Tổ bộ môn và Phòng Đào tạo để lên lịch giảng dạy (thời khóa biểu)
và thông báo trước 1 đến 2 tuần cho GV, cho lớp một cách rõ ràng, có cân nhắc, xem xét
cả những trường hợp đặc biệt có liên quan. Thời khóa biểu thực chất là một bản kế hoạch
đặc biệt, trong đó phản ánh chi tiết, rõ ràng sự phân công và điều hòa lao động sư phạm
của GV. Vì vậy, việc xây dựng được một thời khóa biểu hợp lý có tính khoa học và tính
thực tiễn để được mọi GV chấp nhận và thực hiện một cách tự giác, có trách nhiệm và hiệu
quả là cần thiết.
Việc xây dựng kế hoạch dạy học đối với một trường ĐH tư thục như Trường ĐH Tây
Đô là một vấn đề khá khó khăn vì phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa đội ngũ GV cơ hữu
và thỉnh giảng. Việc xây dựng kế hoạch dạy học của nhà trường luôn đi kèm với việc phân
công nhiệm vụ cho từng giảng viên giúp cho việc quản lý hoạt động giảng dạy trong nhà
trường trong các khâu khác như Chỉ đạo, Lãnh đạo; Thanh tra, Giám sát và Điều chỉnh Kế
hoạch được thuận lợi.
Kết quả Khảo sát cho thấy công tác lập kế hoạch giảng dạy của nhà trường được đánh
giá khá cao, xếp thứ 3/9 tiêu chí với giá trị Mean bằng 2,42 gần nằm giữa mức Trung bình
– Tốt, thuộc nhóm có Mean cao trong nội dung đánh giá này.
2.5.2.3. Đánh giá về công tác tổ chức dạy học của nhà trường
Theo kết quả Khảo sát, Công tác tổ chức dạy học của nhà trường được đánh giá khá
cao, xếp thứ 2/9 với Mean 2,45 điểm . Tỷ lệ số người được hỏi đánh giá ở mức độ Không
tốt/Kém chưa tới 1% trong khi đó tỷ lệ đánh giá ở mức Tốt khá cao ( 45,26%).
2.5.2.4. Đánh giá mức độ thực hiện nề nếp, nội quy, thời khóa biểu dạy học của
giảng viên
Quản lý nền nếp giảng dạy của GV là một khâu rất quan trong nhằm nâng cao chất
lượng giảng dạy. Quản lý nền nếp giảng dạy của GV là là quản lý việc chấp hành các quy
định (điều lệ, chế độ, nội quy) về hoạt động giảng dạy, giáo dục của GV để đảm bảo các
hoạt động đó được tiến hành có nền nếp ổn định, thực hiện một cách nghiêm chỉnh, tự giác,
hiệu quả và chất lượng cao.
Nội dung quản lý nền nếp giảng dạy của GV bao gồm:
97
a) Tổ chức học tập, sinh hoạt nhằm nâng cao về nhận thức: Tổ chức cho GV và
các thành viên trong trường quán triệt các văn bản pháp quy của nhà nước, của Bộ GD&ĐT
và các quy định của trường về nền nếp dạy và học.
b) Quản lý nền nếp dạy học thông qua việc xây dựng và thực hiện thời khóa biểu
của trường, khoa
Khi chỉ đạo thực hiện thời khoá biểu cần có các biện pháp cụ thể như sau:
- Thực hiện Sổ đầu bài ghi chép: Ngày tháng; Ca dạy; Số tiết; nội dung dạy và chữ
ký GV xác nhận. Đây cũng là cơ sở để quản lý các tiết dạy cũng như để tính bồi dưỡng cho
GV theo quy định;
- Có biện pháp giám sát trật tự và thời gian ra vào lớp của GV và SV
- Có biện pháp dự phòng giải quyết các ca, giờ trống trên lớp và các tình huống GV
đi dạy trễ:
- Điều chỉnh thời khóa biểu trong những điều kiện cần thiết trên cơ sở đảm bảo tính
pháp lý và tính thích ứng với hoàn cảnh, điều kiện cụ thể, thuận lợi cho cả thầy, trò và nhà
trường. Chỉ đạo thực hiện tốt thời khóa biểu là một trong những biện pháp thiết thực và có
hiệu quả về nhiều mặt trong quản lý đào tạo. Nó không chỉ tạo ra kỷ cương nền nếp giảng
dạy, giáo dục mà còn tạo ra trạng thái tinh thần tự giác, chủ động, tích cực của GV, SV,
tạo ra nhịp điệu lao động hài hoà, tự nhiên, hạn chế đến mức tối đa những trục trặc có thể
xảy ra trong quản lý đào tạo.
Nhà trường cần quan tâm đến việc theo dõi thực hiện và lưu giữ hồ sơ sổ sách
chuyên môn của GV như: Lịch trình giảng dạy và học tập, giáo trình, bài giảng, tài liệu
nghiên cứu cho SV, các hồ sơ sổ sách giáo vụ
c) Quản lý việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn, nghiệp vụ
Tổ chức sinh hoạt chuyên môn, nghiệp vụ là một biện pháp chỉ đạo nền nếp ĐT vừa
có tính chất quản lý hành chính vừa có yếu tố SP, bao gồm 2 loại hình cơ bản là:
- Họp giao ban hàng tuần giữa các lãnh đạo, CBQL với GV;
- Sinh hoạt chuyên môn ở các tổ bộ môn, ban chuyên môn,
Ngoài việc theo dõi, đánh giá mức độ thực hiện nề nếp, nội quy, thời khóa biểu dạy
học của GV từ phía Phòng Quản lý đào tạo, nhà trường còn sử dụng công cụ lấy thông tin
phản hồi từ SV đề đánh giá hoạt động dạy học của GV. Trong Phiếu hỏi lấy ý kiến phản
98
hồi từ SV có câu hỏi về “GV có thường xuyên lên lớp đúng giờ và dạy đầy đủ số tiết của
buổi lên lớp theo qui định?” qua đó có thể có được sự đánh giá chính xác về mức độ thực
hiện nề nếp, nội quy, thời khóa biểu dạy học của GV.
Kết quả KS cho thấy tiêu chí này được đánh giá ở mức độ TB, đứng thứ 5/ 9 tiêu chí
thuộc nội dung này với Mean 2,34 điểm.
2.5.2.5. Đánh giá mức độ chất lượng giảng dạy của Giảng viên
Kết quả KS cho thấy chất lượng giảng dạy của GV được đánh giá cao nhất trong số
9 tiêu chí đánh giá thuộc nội dung này với Mean 2,47 điểm. Số người đánh giá ở mức độ
Không tốtt/Kém là không đáng kể, chỉ chiếm 1,46% , trong khi số đánh giá ở mức độ Tốt
chiếm tỷ lệ cao – 48,18%. Một trong số các nguyên nhân góp phần vào việc nâng cao chất
lượng giảng dạy của GV chính là việc tổ chức lấy ý kiến phản hồi của SV, trong đó có hỏi
về chất lượng giảng dạy của GV và mức độ hài lòng của SV về bài giảng của GV. Chính
các câu hỏi như vậy được SV đánh giá và phản hồi tới GV đã góp phần làm cho GV nỗ lực
hơn trong các bài giảng của mình..
2.5.2.6. Đánh giá chính sách khuyến khích giáo viên áp dụng các phương pháp
dạy học hiện đại
Các phương pháp dạy học hiện đại lấy người học làm trung tâm, tích cực hóa người
học, áp dụng CNTT và Multimedia trong DH... mang lại hiệu quả cao trong DH.
Nhà trường đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích giáo viên áp dụng các phương
pháp, mô hình dạy học hiện đại phương pháp đào tạo có gắn kết với hoạt động thực tiễn
thông qua các bài tập tình huống hoặc mô phỏng, các hoạt động nghiên cứu thực tiễn, các
học phần kỹ năng nghề nghiệp được đan xen để tăng thêm kỹ năng thực hành cho sinh viên
nhằm nâng cao hiệu quả dạy học đồng thời cũng nâng cao trình độ của GV.
Nhà trường khuyến khích GV năng động và sáng tạo trong quá trình giảng dạy: sử
dụng giáo trình điện tử (E-Learning), đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực
đối với từng môn học khác nhau và phần lớn có sử dụng các trang thiết bị hiện đại trong
giờ giảng như: máy chiếu (75%), máy vi tính (100%), E-Learning (20%).
Nhà trường thực hiện nhiều hoạt động như tổ chức dự giờ, thao giảng nhằm phổ biến
các phương pháp giảng dạy tiên tiến, hiện đại và kinh nghiệm thực tiễn cho GV.
Kết quả KS cho thấy đa số người được hỏi (61,59%) đánh giá tiêu chí này ở mức độ
Trung bình, một tỷ lệ nhỏ (3,62%) đánh giá ở mức độ Kém và hơn 1/3 (34,78%) người
được hỏi đánh giá ở mức độ Tốt. Với giá trị Mean 2,31 điểm nên tiêu chí này được xếp vào
99
nhóm thấp xếp thứ 8/9 tiếu chí đánh giá và kết quả này phản ánh đúng thực trạng của vấn
đề này, nó cho thấy việc khuyến khích đổi mới phương pháp DH là vấn đề lớn, có tính
chiến lược, lâu dài, không thể giải quyết nhanh được vấn đề này.
2.5.2.7. Quản lý tính công bằng, công khai trong đánh giá kết quả học tập của GV
đối với SV
Nhà trường luôn luôn quan tâm đến việc đánh giá kết quả học tập của GV đối với SV
được công bằng và công khai. Bằng chứng cho thấy là trong Phiếu hỏi lấy ý kiến phản hồi
của SV (xem Phụ lục 2) có một câu hỏi về mức độ công bằng, công khai trong đánh giá
kết quả học tập của SV. Việc lấy thông tin phản hồi như vậy cũng góp phần làm cho GV
công khai, minh bạch và khách quan hơn trong việc đánh giá SV.
Kết quả KS CBQL và GV về tiêu chí này là khá cao với Mean 2,37 điểm – đứng thứ
4/9 tiêu chí đánh giá và nằm giữa khoảng 2,28 – 2,47 với tỷ lệ 39,55% người được hỏi
đánh giá ở mức độ Tốt, gần 3% đánh giá ở mức độ Không tốt và 57,46% đánh giá ở mức
độ Trung bình.
2.5.2.8. Quản lý khuyến khích các phương pháp đánh giá tiên tiến kết quả học tập
của GV đối với SV
Chính sách khuyến khích GV áp dụng các phương pháp đánh giá tiên tiến kết quả học
tập của SV rất được nhà trường quan tâm nhằm đổi mới phương pháp DH của GV. Các
phương pháp đánh giá như Tự chọn đa phương án, Phương pháp tích hợp giữa Tự chọn và
tự luận, sử dụng máy tính trong đánh giá được GV áp dụng rộng rãi.
Tuy nhiên, đây là tiêu chí có kết quả KS thấp nhất trong nội dung đánh giá này với
giá trị Mean 2,28. Tỷ lệ người được hỏi đánh giá ở mức Trung bình là cao (65,67%) và tỷ
lệ người được hỏi đánh giá ở mức Không tốt là thấp (31,34%) so với các tiêu chí khác.
2.5.2.9. Quản lý lấy thông tin phản hồi của SV về hoạt động giảng dạy của GV
Từ năm học 2008-2009, nhà trường bắt đầu triển khai lấy ý kiến đánh giá của SV về
HĐ giảng dạy của GV. Mục đích của việc làm này là giúp nhà trường và giảng viên rà soát
lại chất lượng đào tạo trên cơ sở đó nâng cao chất lượng giảng dạy và QL giảng dạy. Trong
việc làm này có đặt ra yêu cầu đối với SV là đánh giá phải có tinh thần trách nhiệm, xây
dựng, khách quan và chính xác. Việc làm này được tiến hành hàng năm, số lượng GV được
lấy ý kiến phản hổi và số SV tham gia là khá lớn (bảng 2.14). Nội dung đánh giá bao gồm
8 câu hỏi:
1) GV có chuẩn bị bài giảng và giới thiệu tài liệu tham khảo khi lên lớp?
100
2) Nội dung kiến thức GV giảng dạy trên lớp có đầy đủ, chính xác và cập nhật?
3) GV có tạo cơ hội và giải đáp những thắc mắc của sinh viên không?
4) GV có thường xuyên lên lớp đúng giờ và dạy đầy đủ số tiết của buổi lên lớp theo
qui định?
5) GV sử dụng tốt các phương tiện hỗ trợ dạy học?
6) Phương thức giảng dạy sinh động giúp SV dễ tiếp thu và phát triển kiến thức?
7) GV đánh giá kết quả học tập của sinh viên công bằng và khách quan?
8) Mức độ hài lòng của bạn về việc dạy và học môn học này?
Tổng hợp ý kiến phản hồi của SV từ 2008 – 2015 được trình bày ở bảng 2.14
Từ năm học 2008-2009 việc lấy ý kiến phản hồi của SV được thực hiện 1 lần. Các năm sau
đều thực hiện 2 lần theo từng học kỳ. Một điếm cần nhấn mạnh là các ý kiến phản hồi của
SV đánh giá Hoạt động DH của GV không có tính pháp lý, chỉ là một kênh tham khảo của
lãnh đạo QL các cấp. Các ý kiến đánh giá nếu mang tính chất có trách nhiệm, khách quan
và chính xác sẽ giúp nhà trường có nhiều thông tin có giá trị cho lãnh đạo, CBQL và GV
của nhà trường.
Bảng 2.14: Tổng hợp kết quả lấy ý kiến phản hồi của SV ĐHTĐ từ 2008 – 2015
TT Năm học
Số GV được
đánh giá
Số lượt SV
tham gia KS
Mức độ đánh giá (%)
Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 Mức độ 4
1 2008-2009 287 4.229 39,48 43,98 14,87 1,68
2 2009-2010
263 6.201 0,71 20,47 76,71 2,12
207 5.237 1,67 16,72 78,60 3,01
3 2010-2011
197 8.195 1,70 74,15 20,75 3,40
213 8.737 2,68 79,26 16,39 1,67
4 2011-2012
188 6.529 35,02 63,64 1,35 0
209 6.681 41,48 58,20 0,00 0,32
5 2012-2013
211 5.510 40,63 58,10 1,27 0
133 1.669 30,73 68,78 0,47 0
6 2013-2014
199 2.533 34,50 65,20 0,29 0
187 2.085 29,13 70,87 0,00 0
7 2014-2015
236 3.469 45,10 54,67 0,23 0
182 2.849 35,52 64,21 0,27 0
Chú thích về mức độ: 1. Hoàn toàn đồng ý; 2. Đồng ý; 3. Phân vân và 4. Không đồng ý.
2.5.3. Quản lý sinh viên trong quá trình đào tạo
Quá trình đào tạo là một quá trình bao gồm: Tuyển sinh, Đào tạo và Tốt nghiệp.
101
a) Công tác tuyển sinh của nhà trường
Như đã trình bày ở phần trên, SV đang theo học tại trường ĐH Tây Đô đến từ khắp
13 tỉnh/Tp của vùng ĐBSCL. Nhà trường đã thực hiện công tác tuyển sinh theo đúng các
quy định của Bộ GD&ĐT về tuyển sinh:
Từ năm 2006 năm 2014: Xét tuyển dựa vào kết quả thi tuyển đại học.
Trong các năm 2014, 2015: áp dụng tuyển sinh theo các quy định mới của Bộ
GD&ĐT: Tổ chức thi xét tuyển, xét tuyển theo học bạ THPT hoặc kết quả thi THPT.
b) Tổ chức đào tạo
Nhà trường áp dụng Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo Quyết
định số 25/2006/QĐ-BGDĐT ngày 26/6/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Từ Khóa 8 năm
học 2013-2014 thực hiện theo Quy chế 43/2007/QĐ-BGDĐT đào tạo đại học và cao đẳng
hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ.
Mỗi năm học có 2 học kỳ, mỗi học kỳ có 15 – 17 tuần lên lớp, có 2 – 3 tuần thi. Việc
tổ chức thi học kỳ được tổ chức đúng theo Quy chế đào tạo. Công tác đề thi, bài thi, điểm
thi hết học phần do Trung tâm Khảo thí và Đảm bảo CLGD của Trường phụ trách. Mỗi
năm học, Trường dựa vào Quy chế để xét SV đủ điều kiện lên lớp, bị buộc thôi học, xét
khen thưởng và cấp học bổng cho SV học giỏi.
c) Quy trình đào tạo
- Ba học kỳ đầu tiên, SV được trang bị kiến thức đại cương. Trong giai đoạn này,
SV được trang bị những kiến thức cơ sở của khối ngành, tạo nền tảng cần thiết để SV sẵn
sàng bước vào giai đoạn học chuyên ngành.
- Trong bốn học kỳ tiếp theo, sinh viên được cung cấp những kiến thức ngành,
kiến thức chuyên ngành và kiến thức hỗ trợ cần thiết cho ngành học. Vào cuối học kỳ
thứ 5, thứ 6 mỗi SV sẽ chọn một đề tài thực tế để thực hiện niên luận, nhằm rèn luyện cho
SV năng lực nghiên cứu khoa học.
- Đến học kỳ 8, SV sẽ đi thực tập tốt nghiệp để làm quen với môi trường làm việc
tại các công ty, trung tâm, nhà máy, xí nghiệp hay khu chế xuất.
- Các SV có học lực khá trở lên sẽ được chọn làm khóa luận tốt nghiệp bằng 16 đơn
vị học trình. Sau khi hoàn thành, SV sẽ bảo vệ khóa luận của mình trước Hội đồng chấm
khóa luận. SV thuộc loại này không phải thi tốt nghiệp các môn chuyên ngành.
102
- Các SV không đủ điều kiện làm khóa luận tốt nghiệp sẽ làm một Tiểu luận tốt
nghiệp bằng 8 ĐVHT. Khi hoàn thành Tiểu luận tốt nghiệp (không phải bảo vệ trước Hội
đồng), các SV đủ điều kiện sẽ tham dự kỳ thi tốt nghiệp.
d) Điều kiện để được công nhận tốt nghiệp
Điểm bảo vệ khóa luận tốt nghiệp hoặc các môn thi tốt nghiệp phải đạt từ 5 điểm
trở lên; điểm thi tốt nghiệp môn Lý luận chính trị đạt từ 5 điểm trở lên; có chứng chỉ Giáo
dục quốc phòng và Giáo dục thể chất; không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
e) Điều kiện để được cấp bằng tốt nghiệp
Sinh viên ĐH được công nhận tốt nghiệp phải có Chứng chỉ B Anh văn (trừ ngành
AV), Chứng chỉ B Tin học (trừ ngành TH) và Chứng chỉ nghề mới được Nhà trường cấp
bằng tốt nghiệp ĐH chính quy; Nhà trường đang cập nhật các nội dung Tin học và Anh
văn căn bản, nâng cao theo chủ trương và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.
f ) Quản lý hoạt động học tập của SV trong quá trình đào tạo
Để quản lý việc học tập, rèn luyện của SV, trương ĐH Tây Đô đã thực hiện nhiều
hoạt động theo hướng:
- Thành lập Phòng Công tác chính trị và Quản lý sinh viên, cùng với Đoàn TNCS Hồ
Chí Minh của Trường, phòng Công tác chính trị và Quản lý SV chăm lo công tác tư tưởng
và rèn luyện của SV, phụ trách công tác khen thưởng, kỷ luật SV trong trường;
Bảng 2.15: Quản lý sinh viên trong quá trình đào tạo
TT Nội dung
Mức độ
1
Mức độ
2
Mức độ
3
Total
% Mean
1
(1)
Đánh giá công tác tuyển sinh 4,38 45,26 50,36 100 2,46
2
(7)
Quản lý học tập, rèn luyện của sinh viên
trong quá trình đào tạo
4,35 60,87 34,78 100 2,30
3
(10)
Quản lý hoạt động học tập, rèn luyện của
sinh viên trong giờ học lý thuyết trên lớp
5,07 62,32 32,61 100 2,28
4
(6)
Quản lý hoạt động học tập, rèn luyện trong
giờ học thực hành ở phòng thí nghiệm, nhà
xưởng, phòng vi tính
2,17 62,32 35,51 100 2,33
5
(16)
Quản lý hoạt động tự học của sinh viên 10,14 72,46 17,39 100 2,07
6
(11)
Quản lý hoạt động hướng nghiệp cho sinh
viên
5,80 64,49 29,71 100 2,24
7
(13)
Hoạt động học tập, rèn luyện, lao động sản
xuất của SV ở cơ sở sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ
4,35 73,19 22,46 100 2,18
103
8
(2)
Quản lý thực tập, làm đồ án hoặc khóa luận
tốt nghiệp của SV
1,45 55,80 42,75 100 2,41
9
(8)
Quản lý dịch vụ hỗ trợ sinh viên trong quá
trình đào tạo
5,80 57,97 36,23 100 2,30
10
(9)
Đánh giá việc thực hiện chế độ chính sách
của nhà nước đối với SV của nhà trường
5,80 57,97 36,23 100 2,30
11
(3)
Đánh giá chính sách và việc thực hiện
chính sách hỗ trợ SV của nhà trường
(chính sách học bổng, học phí, khen
thưởng...)
5,07 54,35 40,58 100 2,36
12
(4)
Thủ tục hành chính, tiếp nhận và giải quyết
các vướng mắc của SV
5,80 53,62 40,58 100 2,35
13
(5)
Đánh giá các kênh tư vấn và mức độ thực
hiện hoạt động tư vấn
3,62 58,70 37,68 100 2,34
14
(15)
Dịch vụ hỗ trợ đáp ứng chỗ ở, ký túc xá
cho SV
10,22 64,23 25,55 100 2,15
15
(14)
Dịch vụ hỗ trợ đáp ứng việc ăn và sinh hoạt
hàng ngày cho SV
8,70 65,94 25,36 100 2,17
16
(12)
Dịch vụ khắc phục hậu quả học tập và thi
cử
4,44 68,15 27,41 100 2,23
- Hướng dẫn và tổ chức cho SV thi đua xây dựng kế hoạch "học tốt": sau từng thời
kỳ (tháng, học kỳ) mỗi SV tự nhận xét, tổ, lớp đóng góp ý kiến. Trên cơ sở đó giúp đỡ từng
SV tiếp tục phấn đấu học tập, rèn luyện để tiến bộ. Tổ chức các hoạt động lôi cuốn sự tham
gia tích cực của SV (ví dụ: Tổ chức thi SV giỏi, thi văn nghệ), chú ý tổ chức các hoạt động
ngoài giờ lên lớp một cách lành mạnh, hấp dẫn;
- Phối hợp với Đảng ủy trong việc Quản lý việc học tập của SV: Đảng ủy chỉ đạo các
lực lượng, các chủ thể GD trong nhà trường trong công tác GD và quản lý SV.
- Phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh của nhà trường. Đoàn trường bao gồm 121
Chi đoàn với tổng số 9.735 đoàn viên. Có 6 đơn vị trực thuộc: Chi đoàn Cán bộ, Đoàn khoa
Quản trị Kinh doanh, Đoàn khoa KT-TC-NH, Đoàn khoa Kỹ thuật- Công nghệ, Đoàn khoa
Ngữ văn và Đoàn khoa Sinh học Ứng dụng. Trong thời gian qua, Đoàn trường có nhiều
hoạt động đóng góp cho cộng đồng như: Chiến dịch Mùa hè xanh, xây nhà tình nghĩa...
nhất là phong trào hiến máu nhân đạo. Đoàn trường đã nhận được nhiều giấy khen, bằng
khen từ Thành Đoàn, Trung ương Đoàn;
Kết quả Khảo sát CBQL và GV về nội dung “Quản lý sinh viên trong quá trình đào
tạo” được thể hiện ở bảng 2.15.
104
Nhận xét chung: Các giá trị Mean của các tiêu chí này dao động trong khoảng 2,07
– 2,46 nên có thể phân chia thành 3 nhóm tương đối: thấp (2,07-2,20), trung bình (2,21-
2,34) và cao (>2,35). Nhìn chung có thể nói các tiêu chí này được đánh giá ở
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_quan_ly_dao_tao_nganh_ky_thuat_cong_nghe_theo_huong.pdf