MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DẠY HỌC KHỐI KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGHỆ THUẬT THEO HƯỚNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG 10
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 10
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về dạy học và quản lý hoạt động dạy học 10
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về chất lượng dạy học và quản lý chất lượng dạy học 17
1.1.3. Các nghiên cứu về quản lý dạy học tại khối trường nghệ thuật 22
1.2. Dạy học khối kiến thức giáo dục đại cương tại các trường đại học nghệ thuật 27
1.2.1. Dạy học và dạy học đại học 27
1.2.2. Các môn thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương 29
1.2.3. Các yếu tố cầu thành hoạt động dạy học khối kiến thức giáo dục đại cương 34
1.2.4. Mối quan hệ giữa khối kiến thức giáo dục đại cương với khối kiến thức cơ sở và khối chuyên ngành 36
1.3. Những yêu cầu cơ bản đối với đổi mới dạy học khối kiến thức giáo dục đại cương hiện nay 39
1.3.1. Bối cảnh đổi mới dạy học giáo dục đại học hiện nay 39
1.3.2. Những yêu cầu cơ bản đối với dạy học khối kiến thức giáo dục đại cương trong đào tạo tại khối nghệ thuật 42
1.4. Dạy học khối kiến thức giáo dục đại cương theo hướng đảm bảo chất lượng 44
1.4.1. Đảm bảo chất lượng dạy học 44
1.4.2. Quy trình đảm bảo chất lượng khối kiến thức giáo dục đại cương theo hướng đảm bảo chất lượng 47
1.4.3. Xây dựng quy trình đảm bảo chất lượng dạy học khối kiến thức giáo dục đại cương 51
1.4.4. Xây dựng văn hóa chất lượng trong nhà trường 55
1.5. Quản lý dạy học khối kiến thức giáo dục đại cương theo hướng đảm bảo chất lượng 56
1.5.1. Quản lý dạy học khối kiến thức giáo dục học đại cương 56
1.5.2. Nội dung quản lý dạy học khối kiến thức giáo dục đại cương theo hướng đảm bảo chất lượng 59
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học khối kiến thức giáo dục đại cương trong đào tạo đại học nghệ thuật 63
1.6.1. Các yếu tố chủ quan 63
1.6.2. Các yếu tố khách quan 64
Kết luận chương 1 65
234 trang |
Chia sẻ: quyettran2 | Lượt xem: 355 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý dạy học khối kiến thức giáo dục đại cương tại các trường Đại học Nghệ thuật theo hướng đảm bảo chất lượng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i chính của nhà trường.
CB
GV
0
20
52
21
6
3,16
TB
HS
SV
0
15
57
23
5
2
Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng trong mua sắm, bổ sung, sử dụng cơ sở vật chất với các tiêu chí cụ thể, rõ ràng.
CB
GV
0
4
9
56
31
4,12
Khá
HS
SV
0
4
8
62
26
3
Xây dựng các quy trình quản lý cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học khối GDĐC.
CB
GV
0
4
40
52
4
3,60
Khá
HS
SV
0
3
35
57
5
4
Tổ chức và chỉ đạo bộ phận hành chính đảm bảo đủ số lượng và diện tích các phòng học lý thuyết, phòng thực hành, các sàn tập; đảm bảo đủ số lượng và khai thác có hiệu quả các trang thiết bị dạy và học, đặc biệt là các trang thiết bị chuyên dụng.
CB
GV
0
6
64
30
0
3,21
TB
HS
SV
0
7
69
24
0
5
Tổ chức và chỉ đạo bộ phận hành chính thường xuyên nâng cấp trang thiết bị tin học về phần cứng, cập nhật phần mềm, ứng dụng phần mềm chuyên dụng trong quản lý dạy và học khối GDĐC.
CB
GV
0
7
57
33
3
3,32
TB
HS
SV
0
9
54
32
5
6
Tổ chức và chỉ đạo thư viện đảm bảo nguồn tư liệu phục vụ dạy và học khối GDĐC. Thư viện sách và thư viện điện tử có kế hoạch đảm bảo nguồn tài liệu phong phú, đa dạng gồm các đầu sách, giáo trình, tài liệu giấy, băng đĩa hình, phim, file hình ảnh, âm thanh... có giá trị học thuật cao và chất lượng tốt trong quá trình bảo quản, lưu trữ.
CB
GV
0
0
26
53
21
3,93
Khá
HS
SV
0
0
26
57
17
7
Tổ chức và chỉ đạo khai thác thư viện có hiệu quả, giảng viên và người học tiếp cận được với những nguồn tư liệu cần thiết trong quá trình dạy, học và nghiên cứu khoa học.
CB
GV
0
0
14
60
26
4,07
Khá
HS
SV
0
4
15
56
25
8
Thường xuyên kiểm tra và đánh giá việc quản lý cơ sở vật chất phục vụ dạy và học; định kỳ so sánh, đối chiếu mục tiêu, tiêu chuẩn chất lượng với kết quả đạt được và thực hiện cải tiến chất lượng dựa trên kết quả đánh giá.
CB
GV
0
9
58
22
10
3,36
TB
HS
SV
0
10
54
24
12
Điểm trung bình chung:
3,60
Khá
Đánh giá về thực trạng quản lý cơ sở vật chất, tài chính phục vụ dạy và học, điểm trung bình chung của các đối tượng xin ý kiến là 3,60, đạt mức Khá. Trong các tiêu chí, có 4/8 tiêu chí (tiêu chí: 1; 4; 5 và 8) bị đánh giá mức Trung bình; 4/8 tiêu chí (tiêu chí: 2; 3; 6 và 7) đánh giá mức Khá.
Qua trao đổi, các cán bộ quản lý tại bộ phận tài vụ và hành chính, quản trị đều cho rằng tuy các trường đã xây dựng được quy hoạch tổng thể về cơ sở vật chất cho từng giai đoạn (5 năm) với những bước đi thích hợp nhưng do khó khăn về tài chính nên tính khả thi không cao. Qua khảo sát thực tế, tuy các trường đã có các phòng học, giảng đường lớn, phòng thực hành chuyên dụng như phòng thực hành đa năng, sàn tập, sân khấu nhỏ... nhưng đa phần diện tích nhỏ hẹp, thiếu nhiều về hệ thống các trang thiết bị cần thiết trong phòng học, chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo. Hệ thống thiết bị kỹ thuật và công nghệ thông tin hiện có chưa được khai thác triệt để và có hiệu quả. Đặc biệt, vai trò của công nghệ thông tin hỗ trợ cho việc đổi mới phương pháp dạy và học hiện nay rất thiếu. Hệ thống máy tính được nối mạng nội bộ và kết nối internet, nhưng hầu hết các máy đều đã cũ, lạc hậu, cấu hình thấp, số lượng người truy cập rất ít. Hàng năm, các trường đều có kế hoạch bổ sung, sửa chữa, mua sắm mới các thiết bị kỹ thuật và tin học nhưng do nguồn kinh phí bị hạn chế bởi những khó khăn về kinh tế chung của cả nước, do vậy, những trang thiết bị được đầu tư không đồng bộ, mang tính chắp vá, tạm thời.
Thư viện sách phần nào đã đầy đủ, nhưng thư viện điện tử (nơi lưu trữ và khai thác băng hình, vở diễn, trích đoạn sân khấu, phim ngắn, tác phẩm điện ảnh kinh điển...) còn thiếu thốn nhiều về cơ sở vật chất, thiết bị máy móc cũng như tư liệu hình ảnh, chưa đáp ứng được nhu cầu về tài liệu giảng dạy và học tập. Việc tổ chức và chỉ đạo khai thác thư viện phục vụ dạy, học và nghiên cứu khoa học còn nhiều hạn chế về thời gian và nguồn nhân lực.
2.4.5.2. Thực trạng quản lý xây dựng văn hóa chất lượng trong nhà trường
Số liệu kết quả đánh giá được thể hiện trong [Phụ lục 3]. Tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng được thể hiện trong Bảng 2.13.
Bảng 2.13. Kết quả khảo sát CBGV và HSSV
về thực trạng quản lý xây dựng văn hóa chất lượng trong nhà trường
TT
Nội dung
Đối tượng
KS
Tỷ lệ %
ĐTB
Cộng
Mức
Kém
Yếu
TB
Khá
Tốt
1
Xây dựng kế hoạch xây dựng văn hóa chất lượng trong nhà trường
CB
GV
0
8
52
29
11
3.44
Khá
HS
SV
0
5
53
34
8
2
Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng trong tực hiện văn hóa chất lượng trong nhà trường với các tiêu chí cụ thể, rõ ràng.
CB
GV
0
14
55
31
0
3.12
TB
HS
SV
0
21
50
29
0
3
Tổ chức và chỉ đạo xây dựng văn hóa chất lượng trong nhà trường với hệ thống những niềm tin, giá trị, chuẩn mực xử sự, kỳ vọng, thói quen, truyền thống và thương hiệu mà mọi thành viên của trường đều đồng thuận hướng tới.
CB
GV
0
4
60
20
15
3.45
Khá
HS
SV
0
5
59
24
12
4
Tổ chức và chỉ đạo hoạt động tạo dựng văn hóa chất lượng trong nhà trường công khai, minh bạch, nhận được sự đồng thuận từ cả đối tượng quản lý và bị quản lý, cùng nỗ lực thực hiện mục tiêu đào tạo.
CB
GV
0
10
52
38
0
3.27
TB
HS
SV
0
8
57
35
0
5
Tổ chức và chỉ đạo việc chăm lo đời sống tinh thần và vật chất của giảng viên giảng dạy khối GDĐC và người học, đảm bảo về các quyền và lợi ích chính đáng về vật chất và tinh thần; chỉ đạo các đơn vị giải quyết hợp tình, hợp lý và thỏa đáng những khiếu nại, thắc mắc của giảng viên và người học.
CB
GV
0
8
53
30
9
3.36
TB
HS
SV
0
5
63
26
6
6
Tổ chức và chỉ đạo việc xây dựng môi trường tâm lý cho các hoạt động học tập của người học có sự tôn trọng cá nhân, có sự đối thoại tự do giữa người học với người dạy và cán bộ QLGD, khoan dung với sự không chắc chắn, hỗ trợ niềm tin và chấp nhận sai lầm của người học.
CB
GV
0
0
40
52
8
3.71
Khá
HS
SV
0
0
35
57
8
7
Có chính sách thu hút, huy động, liên kết, hợp tác với các cơ sở đào tạo khác ở trong và ngoài nước, tận dụng được sự lãnh đạo và quản lý của ngành, chính quyền địa phương trong việc tham gia vào quá trình đào tạo.
CB
GV
0
2
26
55
17
3.90
Khá
HS
SV
0
3
23
53
21
8
Thường xuyên kiểm tra và đánh giá việc xây dựng văn hóa chất lượng trong nhà trường; định kỳ so sánh, đối chiếu mục tiêu, tiêu chuẩn chất lượng với kết quả đạt được và thực hiện cải tiến chất lượng dựa trên kết quả đánh giá.
CB
GV
0
14
51
35
0
3.14
TB
HS
SV
0
18
56
24
2
Điểm trung bình chung:
3.42
Khá
Đánh giá về thực trạng quản lý xây dựng văn hóa chất lượng trong nhà trường, điểm trung bình chung của các đối tượng xin ý kiến đạt 3.42, đạt mức Khá (gần sát với mức điểm tối thiểu để đạt mức Khá là 3.40). Tuy đạt mức Khá, nhưng nội dung này có đa phần người được hỏi ý kiến đánh giá thực hiện chỉ ở mức Trung bình (các tiêu chí: 1; 2; 3; 4; 5 và 8 đều có trên 50% người được hỏi ý kiến đánh giá Trung bình).
Có thể khẳng định, trong môi trường đào tạo nghệ thuật thì đây là một điểm nhấn quan trọng trong công tác quản lý đào tạo của các trường đại học nghệ thuật, gắn liền với những hoạt động mang tính chuyên môn mang tính đặc thù rất cao của ngành văn hóa. Kết quả khảo sát đã cho thấy các trường nghệ thuật đã thực hiện tốt việc xây dựng môi trường tâm lý cho các hoạt động học tập của người học có sự tôn trọng cá nhân, có sự đối thoại tự do giữa người học với cán bộ, giảng viên trong trường.
Qua khảo sát thực tế cũng cho thấy một trong những biện pháp quan trọng để các trường nghệ thuật xây dựng văn hóa chất lượng trong nhà trường và là tiêu chí để đánh giá là việc ban hành bộ “Quy tắc ứng xử trong trường học”, trong đó quy định những chuẩn mực, giá trị và hành vi ứng xử văn hoá thông qua các hoạt động giao tiếp, sinh hoạt, làm việc, học tập. Việc thực hiện Bộ quy tắc ứng xử đã góp phần bảo đảm định hướng giáo dục đạo đức, lối sống và hoàn thiện nhân cách học sinh, phù hợp với chuẩn mực đạo đức đã được xã hội thừa nhận, theo quy định của pháp luật. Đảm bảo để đạt mục tiêu giáo dục mà nhà trường đặt ra, đáp ứng tình hình thực tế và đặc điểm của nhà trường, ngành học, đảm bảo tính thực tiễn và tính khả thi, dân chủ.
Các trường cũng đã xây dựng và thực hiện quy định về nề nếp trên giảng đường của HSSV nhằm thực hiện tốt hơn trách nhiệm của CBGV, của HSSV; trách nhiệm của các đơn vị trực thuộc nhà trường, để phục vụ công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện về khen thưởng, kỉ luật đối với các bên liên quan. Hằng ngày, Ban kiểm tra nề nếp giảng đường trực tiếp đi kiểm tra, thị sát từng lớp học và báo cáo số liệu thống kê với Ban Giám hiệu nhà trường hàng tháng. Nhờ có sự cảnh báo sớm của Ban kiểm tra đối với những HSSV bị hình thức kỉ luật nên số HSSV buộc thôi học, đình chỉ, cảnh cáo, khiển trách nghỉ học không lý do đã giảm đáng kể so với những năm học trước.
2.4.6. Thực trạng chỉ đạo kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học khối kiến thức GDĐC tại các trường nghệ thuật theo hướng đảm bảo chất lượng
Số liệu kết quả đánh giá được thể hiện trong [Phụ lục 3]. Tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng được thể hiện trong Bảng 2.14.
Bảng 2.14. Kết quả khảo sát CBGV và HSSV về thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học
TT
Nội dung
Đối tượng
KS
Tỷ lệ %
ĐTB
Cộng
Mức
Kém
Yếu
TB
Khá
Tốt
1
Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học trên cơ sở chuẩn đầu ra đã được công bố, phù hợp với năng lực, đặc điểm của người học và những yêu cầu đặc thù của khối ngành nghệ thuật.
CB
GV
0
8
57
35
0
3.28
TB
HS
SV
0
11
50
37
2
2
Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học với các tiêu chí cụ thể, rõ ràng.
CB
GV
7
46
36
11
0
2.41
Yếu
HS
SV
8
54
35
2
0
3
Xây dựng các quy trình quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học
CB
GV
9
58
22
10
0
2.41
Yếu
HS
SV
4
57
27
12
0
4
Tổ chức và chỉ đạo giảng viên lựa chọn phương pháp và quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học:
4.1. Theo hướng phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu và làm việc theo nhóm; đa dạng hoá, đảm bảo nghiêm túc, khách quan, chính xác, công bằng.
CB
GV
4
66
22
7
0
2.37
Yếu
HS
SV
2
64
26
8
0
4.2. Phù hợp với hình thức đào tạo, hình thức học tập, mục tiêu môn học và đảm bảo mặt bằng chất lượng giữa các hình thức đào tạo.
CB
GV
8
67
17
7
0
2.21
Yếu
HS
SV
11
61
26
2
0
4.3. Xác định được mức độ tích luỹ của người học về kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành, năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề.
CB
GV
0
7
67
26
0
3.20
TB
HS
SV
0
4
71
26
0
5
Tổ chức và chỉ đạo giảng viên, Phòng Đào tạo và khoa kiến thức cơ bản, trung tâm tin học, ngoại ngữ thông báo, lưu trữ kết quả đánh giá:
5.1. Kết quả học tập của người học được thông báo kịp thời theo quy định.
CB
GV
4
40
52
4
0
2.65
TB
HS
SV
0
35
57
8
0
5.2. Hệ thống sổ sách lưu giữ kết quả học tập của người học rõ ràng, đầy đủ và chính xác, các chứng chỉ học tập được cấp đúng qui định.
CB
GV
9
72
15
3
0
2.14
Yếu
HS
SV
8
70
20
2
0
5.3. Kết quả học tập của người học được quản lí bằng phần mềm tin học, đảm bảo thuận lợi cho việc quản lí, truy cập và tổng hợp báo cáo. Có các giải pháp đảm bảo an toàn dữ liệu.
CB
GV
3
56
34
7
0
2.40
Yếu
HS
SV
6
57
32
5
0
6
Có kế hoạch đánh giá chất lượng đào tạo đối với người học sau khi ra trường.
CB
GV
5
54
35
6
0
2.41
Yếu
HS
SV
4
56
36
4
0
7
Thường xuyên kiểm tra và đánh giá hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập; định kỳ so sánh, đối chiếu mục tiêu, tiêu chuẩn chất lượng với kết quả đạt được và thực hiện cải tiến chất lượng dựa trên kết quả đánh giá.
CB
GV
7
52
34
7
0
2.41
Yếu
HS
SV
7
52
35
6
0
Điểm trung bình chung:
2.76
TB
Đánh giá về thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, điểm trung bình chung của các đối tượng xin ý kiến là 2.76, chỉ đạt mức Trung bình, trong đó không có tiêu chí nào được đánh giá xếp loại Khá trở lên. Có tới 8/11 tiêu chí (tiêu chí: 2; 3; 4.1; 4.2; 5.2; 5.3; 6 và 7) có điểm TBC rất thấp và xếp loại Yếu.
Khi tiến hành phỏng vấn hai đối tượng chính là giảng viên và người học, NCS ghi nhận nhiều ý kiến cho rằng các trường đại học nghệ thuật hiện nay đều chưa có hệ thống tiêu chuẩn chất lượng để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học. Do quy trình quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học chưa chặt chẽ, cùng với năng lực của giảng viên còn nhiều hạn chế, do vậy chưa thực hiện tốt việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu và làm việc theo nhóm của người học; chưa thực sự phù hợp với hình thức đào tạo, hình thức học tập, mục tiêu môn học. Kết quả học tập của người học mới chỉ được lưu trữ dưới dạng văn bản gốc hoặc file trên máy tính, chưa được quản lí bằng phần mềm tin học. Do đó, việc quản lí, truy cập và tổng hợp báo cáo còn gặp nhiều khó khăn và tốn thời gian thống kê, xử lý số liệu, đồng thời cũng không đảm bảo an toàn dữ liệu khi có sự cố về thiên tai (hỏa hoạn, ngập lụt,...) hoặc khi máy tính bị hỏng tới mức không thể sửa chữa, gây mất dữ liệu lưu trữ. Các trường cũng chưa thực hiện tốt việc đánh giá chất lượng đào tạo đối với người học sau khi ra trường. Việc kiểm tra và đánh giá của các phòng, ban chức năng cùng khoa kiến thức cơ bản, trung tâm tin học, ngoại ngữ về hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập không được tiến hành thường xuyên; việc định kỳ so sánh, đối chiếu mục tiêu, tiêu chuẩn chất lượng với kết quả đạt được và thực hiện cải tiến chất lượng dựa trên kết quả đánh giá thực hiện chưa hiệu quả.
2.5. Kinh nghiệm quốc tế
2.5.1. Kinh nghiệm quản lý hoạt động dạy học của một số nước
2.5.1.1. Kinh nghiệm của Singapore
Trong bài phát biểu nhân dịp Quốc khánh 2004, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã nói: “Chúng ta phải dạy ít đi để sinh viên có thể học được nhiều hơn”. Chính vì vậy, trong chiến lược phát triển giáo dục của Singapore, họ đề cao vấn đề tự học, tự nghiên cứu qua các hoạt động trải nghiệm để bù đắp những kiến thức sinh viên cần. Chú trọng vấn đề kỹ năng sống, phát triển tư duy, nhân cách để thành công bằng phương pháp làm việc nhóm và vận dụng kiến thức vào thực tế. Kết quả sinh viên đạt được thông qua 4 kỹ năng:
Áp dụng kiến thức: Sinh viên nắm được kiến thức một cách linh hoạt, có tính liên hệ giữa khối học.
Truyền thông: Mỗi sinh viên đều là những nhà thông thái trong vấn đề truyền đạt và khả năng vận hành kiến thức đó.
Hợp tác: Mỗi sinh viên đều ý thức vai trò của mình trong việc học tập thông qua cách làm việc nhóm, các nhóm triển khai và giải quyết các vấn đề trong học tập và vận dụng vào thực tế.
Học tập độc lập: Sinh viên có thái độ tích cực trong việc tự lên kế hoạch học tập, tự rèn luyện bản thân để nâng cao kỹ năng trong học tập. Sinh viên được sự hỗ trợ rất lớn từ các nhà hoạt động giáo dục. Bộ giáo dục Singapore cam kết sẽ cung cấp những nguồn lực cần thiết và thay đổi cấu trúc chương trình sao cho phù hợp với nguyện vọng, năng lực của sinh viên như: Giảm 10-20% cấu trúc chương trình, giảm 2h làm mỗi tuần cho người dạy để giáo viên có thêm thời gian trao đổi chuyên môn. Đây chính là chính sách mở cho cả người dạy và người học, tạo sự chủ động, tích cực trong học tập.
2.5.1.2. Kinh nghiệm của Australia
Mục tiêu giáo dục quốc gia được xác định: Giáo dục nhà trường cần phát triển tối đa tài năng và năng lực cho tất cả học sinh. Cụ thể là khi tốt nghiệp, học sinh phải: “Có năng lực và kĩ năng phân tích và giải quyết vấn đề và có khả năng trao đổi ý tưởng và thông tin, lập kế hoạch hành động, tổ chức và phối hợp với người khác; có phẩm chất tự tin, lạc quan kính trọng và cam kết học hỏi như là một cơ sở đối với những vai trò trong cuộc sống tiềm ẩn của mình trong gia đình, cộng đồng xã hội; có khả năng nhìn nhận đánh giá và có trách nhiệm trong các vấn đề tinh thần, đạo đức, tôn trọng và tuân thủ luật pháp, có khả năng tư duy về thế giới của mình, ngẫm nghĩ nguyên do của sự vật hiện tượng, đưa ra quyết định đúng đắn, hiểu biết và có lí trí đối với cuộc sống của mình, đồng thời phải chịu trách nhiệm đối với bất cứ hành động nào mình thực hiện; là những công dân tích cực và hiểu biết với mức độ hiểu biết và tôn trọng hệ thống chính phủ cũng như cuộc sống công dân ở Úc;có kĩ năng làm việc và hiểu biết về môi trường làm việc, các phương án lựa chọn đối với nghề nghiệp của mình và có phương hướng rõ ràng cùng thái độ tích cực đối với việc đào tạo nghề, giáo dục chuyên sâu, học tập lâu dài; là những người tự tin, sáng tạo và hữu ích trước những công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ truyền thông và thông tin, hiểu rõ sự tác động của công nghệ đối với xã hội; có sự hiểu biết và quan tâm về việc bảo vệ và quản lí môi trường tự nhiên, có kiến thức và kĩ năng trong việc hỗ trợ phát triển bền vững hệ sinh thái; có kiến thức và kĩ năng, thái độ cần thiết để thiết lập và duy trì một lối sống lành mạnh và để sử dụng một cách sáng tạo và thoả mãn thời gian tiêu khiển”.
Có thể thấy những yếu tố của mục tiêu rất cụ thể và rõ ràng, những yếu tố này đã được các giáo viên cụ thể hoá trong bài dạy. Ví dụ, về kết cấu chương trình: Chương trình giảng dạy toàn diện và cân bằng trong những năm giáo dục bắt buộc gồm 8 lĩnh vực: Mĩ thuật, Tiếng Anh, Giáo dục sức khoẻ và thể chất, Các ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh, Toán, Khoa học, Xã hội và Môi trường, Kĩ thuật. Đạt được những kĩ năng tính toán và kĩ năng về ngôn ngữ tiếng Anh; Tham gia các chương trình dạy nghề trong các năm học bắt buộc và tiếp cận được với chương trình đào tạo nghề là một phần cho việc học ở cấp cao hơn sau này; Tham gia vào các chương trình và hoạt động mang tính thúc đẩy và khích lệ kĩ năng kinh doanh, gồm kĩ năng cho phép các em phát huy tối đa khả năng linh hoạt và hoà hợp trong tương lai.
Về đánh giá, tập trung vào các lĩnh vực: kiến thức, khả năng tư duy, kĩ năng, thái độ. Kết quả khảo sát 90.000 sinh viên tốt nghiệp của 38 trường đại học của Australia cho thấy sinh viên đáp ứng cao nhất đối với những chương trình đem lại cho họ một kiến thức hữu ích, một kết quả tích cực, những chương trình đó có những điểm chung như sau:
- Chương trình liên quan trực tiếp đến nền tảng tri thức, khả năng, nhu cầu và kinh nghiệm của người học, được thực hiện với những giảng viên dễ tiếp cận, có trách nhiệm, có tri thức thường xuyên cập nhật và làm việc có hiệu quả;- Đưa ra nhiều cơ hội học tập chủ động cho người học;
- Thường xuyên liên kết giữa lí thuyết với thực tiễn;
- Đáp ứng một cách có hiệu quả những kì vọng của người học ngay từ đầu;
- Dùng bộ chuẩn năng lực để đánh giá một cách chuyên nghiệp;
- Cung cấp cho người học cơ hội để có một tiến trình học tập linh hoạt;
- Đảm bảo rằng sự hồi đáp trong đánh giá được thực hiện kịp thời và trọng tâm;
- Không chỉ gồm những cơ hội học cách tự quản lí mà còn đưa ra những cách thức chủ động để thực hiện;
- Cung cấp những dịch vụ quản lí và hỗ trợ giúp tăng cường kinh nghiệm cho người học.
2.5.1.3. Kinh nghiệm của Hoa Kỳ
Mỹ là một quốc gia được đánh giá là có hệ thống giáo dục đại học tốt vào bậc nhất thế giới, nhưng “nước Mỹ không có một cơ quan nhà nước ở cấp liên bang để giám sát giáo dục đại học”. Các tổ chức kiểm định độc lập của Mỹ có liên quan công nhận chất lượng nhưng cũng không cản trở việc tổ chức hoặc can thiệp vào nội dung của chương trình đào tạo. Cần chú ý quan điểm đánh giá sau đây: “Hệ thống giáo dục đại học Mỹ là tốt nhất thế giới, bởi vì nó chẳng hề có hệ thống”. (Dẫn theo The Economist, The Brains Business: A Suvey on Higher Education (September 10, 2005). Nhận định này thêm một lần nữa xác định yếu tố cơ bản để các trường đại học năng động hơn là tính tự chủ cao cả về chương trình. Những yếu tố tác động về phương diện quản lí đến chương trình giáo dục đại học mặc dù từ bên ngoài nhưng có ảnh hưởng mạnh đến tính chất chủ động hoặc bị động trong việc xây dựng chương trình. Triết lí và mục đích giáo dục là vấn đề được giáo dục Mỹ (cũng như các quốc gia khác) quan tâm. Ví dụ, Hiệp hội Quốc gia giáo dục Mỹ đã xác định 10 giá trị sau đây đối với mục đích giáo dục: 1) Nhân cách con người; 2) Trách nhiệm đạo đức; 3) Các thói quen làm người phục vụ cho nhân loại; 4) Sự cam kết chung; 5) Hết lòng vì sự thật; 6)Tôn trọng sự hoàn hảo; 7) Bình đẳng đạo đức; 8) Tình anh em; 9) Mưu cầu hạnh phúc; 10) Phong phú tinh thần.
Mục đích đến trường ở Mĩ được xác định rất cụ thể, có thể tóm tắt như sau:
- Mục đích hàn lâm gồm: thông thạo các kĩ năng cơ bản và các quá trình chủ yếu; phát triển trí tuệ.
- Các mục đích nghề nghiệp gồm: giáo dục sự nghiệp, giáo dục nghề nghiệp.
- Các mục đích xã hội, Công dân và Văn hóa gồm: sự hiểu biết các quan hệ cá nhân; sự tham gia vào quyền công dân; củng cố văn hóa; đạo đức và tính đạo lí.
- Các mục đích cá nhân: khỏe mạnh về tình cảm và thể chất; sự sáng tạo và thể hiện thẩm mĩ; tự nhận thức. (Nguồn John I, Goodlad -Một nơi được gọi là trường học: các viễn cảnh cho tương lai) New York: McGraw-Hill, 1984 [tr.242-245].
Tuy nhiên, theo các chuyên gia về mức độ thành công của chương trình giáo dục tại Mĩ là chưa thành công so với một số nước như Singapore, Bỉ hay Thụy Điển. Chương trình của họ vẫn mang tính chất chi tiết, vụn vặt chứ chưa tính đến sự logic. Các nhà giáo dục Mĩ viết: “Các nước từ Đức cho đến Singapore chỉ có những cuốn sách giáo khoa mỏng tập trung trọng tâm vào những ý tưởng lớn, có khả năng phát triển”. (Roy Pea, co-director of the Stanford Center forInnovations in Learning, USA). Còn đối với chương trình và sách giáo khoa của Mĩ lại quá ôm đồm trong tư duy trình bày nội dung bài học.
Chúng có thể là những học thuyết chủ yếu của toán học, các qui luật nhiệt động học trong khoa học hay mối quan hệ giữa cung và cầu trong kinh tế Trong khi đó chương trình và sách giáo khoa của Mĩ thì lại quá ôm đồm, cứng nhắc trong tư duy với các chủ đề chính và các chủ đề phụ để đáp ứng các chuẩn quá rộng của các bang.
Về công tác quản lý và cải tiến để nâng cao chất lượng, trong công trình “ Improving Quality in American higher education” do nhóm tác giả Richard Arum, Josipa Roksa, Amanda Cook đề ra là một cuộc cải cách trong dạy học và đánh giá chất lượng dạy học ở trường đại học tại Mỹ. Qua công trình nghiên cứu này, nhóm tác giả đã “ đánh giá việc học ở trường đại học” (Gọi tắt là MCL), có sự kết hợp giữa hiệp hội nghiên cứu khoa học xã hội và hiệp hội kỉ luật quốc gia trong việc triển khai dự án. Mục tiêu đặt ra là quan sát, nghiên cứu quá trình học của sinh viên, đề ra những biện pháp đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng đào tạo. Nhóm tác giả cũng đi trình bày một cách cụ thể việc học khối trong hệ thống kiến thức ở trường đại học, bao gồm: Vai trò của khối học lịch sử (chương 2), môn học kinh tế (chương 3), môn xã hội học (chương 4), giao tiếp xã hội (chương 5), môn sinh học (chương 6), môn kinh doanh (chương 7)trong hệ thống kiến thức ở trường đại học. Mỗi một môn học đều có những tác động không nhỏ đến việc hoàn thiện nhân cách, kĩ năng, kĩ xảo cho người học, đáp ứng những yêu cầu đặt ra của xã hội về hoàn thiện con người.
Thông báo trước nội dung học tập, viễn cảnh được công nhận của chương trình.Ví dụ chương trình đào tạo chuyên ngành Tâm lí học của trường Đại học tổng hợp bang California, Fullerton lấy bằng cử nhân (B.A) có tổng số 120 đơn vị học trình được phân bổ như sau: Khối kiến thức GDĐC 51 ĐVHT gồm: tiếng Anh, Toán, Khoa học chính trị, Nhập môn nghệ thuật, Khoa học Vật lí, Thiên văn học, Lịch sử, Nhập môn Khoa học nhân văn, Lịch sử nước Mỹ, Khoa học đời sống, Nhập môn khoa học xã hội, Tư duy phê phán. Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp nhóm thấp (Lower division) 9ĐVHT gồm Nhập môn Tâm lí học, Thống kê cơ sở, Phương pháp nghiên cứu trong Tâm lí học. Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp thuộc nhóm nâng cao (Upperdivision) gồm khối lựa chọn: Ứng dụng tin học vào Tâm lí học. Sau đó có 5 nhóm ngành lựa chọn gồm khối: (nhóm ngành 1: học tập và trí nhớ, cảm giác và tri giác, so sánh hành vi động vật, tâm lí học nhận thức, tâm lí học sinh học); (nhóm ngành 2: học tập và ghi nhớ trong phòng thí nghiệm, cảm giác và tri giác trong phòng thí nghiệm, so sánh hành vi động vật trong phòng thí nghiệm, tâm lí học nhận thức trong phòng thí nghiệm); (nhóm ngành 3: tâm lí học nhân cách, tâm lí học lệch chuẩn, tâm lí học xã hội, tâm lí học phát triển); (nhóm ngành 4: tâm lí học giáo dục, tâm lí học pháp luật, tâm lí người cao tuổi); (nhóm ngành 5: trắc nghiệm tâm lí, thực tập nghề nghiệp); Khối kiến thức bổ trợ gồm: lí thuyết về nhân cách con người, tâm lí học người Mỹ gốc Á, tâm lí học sức khỏe So với chương trình của Việt Nam và Mỹ (trường Fullerton là ví dụ) có điểm chung: đều coi trọng kiến thức GDĐC (khoảng 48%) trong tổng số đơn vị học trình; nhiều điểm khác biệt: số lượng ĐVHT của Việt Nam cao hơn; khối lượng mỗi học phần của Việt Nam lớn; sinh viên Việt Nam ít có cơ hội lựa chọn các học phần trong chương trình trong khi sinh viên Mỹ căn cứ vào năng lực cá nhân và mối quan tâm riêng về nghề nghiệp của mình để chọn khối chính của ngành. (Dẫn theo Đỗ Hạnh Nga -Chương trình đào tạo đại học và những bất cập của chương trình).
2.5.2. Bài học kinh nghiệm rút ra t