MỞ ĐẦU. 1
1. Lý do chọn đề tài. 1
2. Mục đích nghiên cứu. 4
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu . 4
4. Giả thuyết khoa học. 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu . 5
6. Phạm vi nghiên cứu. 5
7. Phương pháp nghiên cứu . 5
8. Các luận điểm bảo vệ . 7
9. Đóng góp mới của đề tài. 8
10. Cấu trúc của luận án . 9
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƯƠNG
PHÁP DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG DỰA
THEO LÝ THUYẾT QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI . 10
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề. 10
1.1.1. Nghiên cứu về quản lý đổi mới phương pháp dạy học. 10
1.1.2. Nghiên cứu về Quản lý sự thay đổi. 16
1.2. Một số khái niệm cơ bản . 22
1.2.1. Quá trình dạy học . 22
1.2.2. Phương pháp. 22
1.2.3. Phương pháp dạy học . 23
1.2.4. Quản lý và các chức năng quản lý. 24
1.3. Những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý đổi mới phương pháp dạy
học ở trường trung học phổ thông dựa theo lý thuyết Quản lý sự thay
đổi. 251.3.1. Đặc điểm tâm sinh lý học sinh trung học phổ thông. 25
1.3.2. Phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông. 26
1.3.3. Mối quan hệ phương pháp dạy học với các thành tố của quá trình
dạy học . 27
1.3.4. Đổi mới các thành tố của quá trình dạy học . 29
1.3.5. Đổi mới phương pháp dạy học. 29
1.3.6. Quản lý đổi mới phương pháp dạy học. 32
1.4. Quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ
thông dựa theo lý thuyết Quản lý sự thay đổi. 38
1.4.1. Một số tiếp cận hiện đại trong quản lý giáo dục . 38
1.4.2. Nội dung quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung
học phổ thông dựa theo lý thuyết Quản lý sự thay đổi. 43
1.5. Vai trò của hiệu trưởng trường trung học phổ thông trong quản lý đổi
mới phương pháp dạy học dựa theo lý thuyết Quản lý sự thay đổi. 52
1.5.1. Hiệu trưởng là một nhà lãnh đạo và là một nhà quản lý . 53
1.5.2. Hiệu trưởng là người hỗ trợ, cổ vũ và là xúc tác kích thích sự thay
đổi:. 54
1.5.3. Hiệu trưởng là người xử lý các tình huống xảy ra trong quá trình
thay đổi: . 54
1.5.4. Hiệu trưởng là người liên kết các nguồn lực cho sự thay đổi:. 54
1.5.5. Hiệu trưởng là người duy trì sự ổn định trong sự thay đổi: . 55
1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý đổi mới phương pháp dạy học
dựa theo lý thuyết Quản lý sự thay đổi . 55
1.6.1. Các nhân tố liên quan đến hiệu trưởng . 55
1.6.2. Các nhân tố liên quan đến tổ trưởng chuyên môn, giáo viên và học
sinh. 55
1.6.3. Các nhân tố liên quan đến môi trường quản lý. 601.7. Tiêu chí xác định kết quả quản lý đổi mới phương pháp dạy học
dựa theo lý thuyết Quản lý sự thay đổi . 60
Kết luận chương 1 . 68
Chương 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY
HỌC VÀ QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG
HỒNG DỰA THEO LÝ THUYẾT QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI. 69
2.1. Kinh nghiệm quốc tế về đổi mới phương pháp dạy học và quản lý
đổi mới phương pháp dạy học . 69
2.1.1. Nhật Bản. 69
2.1.2. Hoa Kỳ. 70
2.1.3. Vương quốc Anh:. 71
2.1.4. Singapore . 72
2.1.5. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam . 73
2.2. Khái quát về giáo dục trung học phổ thông vùng Đồng bằng sông
Hồng. 74
2.2.1. Vài nét về đặc điểm kinh tế - xã hội. 74
2.2.2. Vài nét về giáo dục và đào tạo . 74
2.3. Khái quát về khảo sát thực trạng . 79
2.3.1. Mục đích khảo sát. 79
2.3.2. Nội dung khảo sát . 79
2.3.3. Đối tượng và địa bàn khảo sát . 80
2.3.4. Phương pháp và công cụ khảo sát. 80
2.3.5. Tiêu chí và thang đo. 80
2.3.6. Tiến hành khảo sát. 80
2.3.7. Thu thập và xử lý kết quả khảo sát:. 81
2.3.8. Kết luận và đánh giá thực trạng . 812.4. Thực trạng đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ
thông . 82
2.4.1. Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về đổi mới phương pháp
dạy học. 82
2.4.2. Thực trạng việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học của giáo
viên. 85
2.4.3. Thực trạng về phương pháp học tập của học sinh. 86
2.4.4. Các nguyên nhân ảnh hưởng đến đổi mới phương pháp dạy học của
giáo viên. 90
2.5. Thực trạng quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học
phổ thông dựa theo lý thuyết quản lý sự thay đổi. 92
2.5.1. Giai đoạn chuẩn bị đổi mới phương pháp dạy học . 92
2.5.2. Giai đoạn triển khai thực hiện đổi mới phương pháp dạy học . 97
2.5.3. Giai đoạn phát triển bền vững kết quả đổi mới phương pháp dạy học. 110
2.6. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý đổi mới phương pháp dạy
học ở trường trung học phổ thông. 112
2.6.1. Các nhân tố thuộc chủ thể quản lý (Hiệu trưởng). 112
2.6.2. Các nhân tố thuộc đối tượng quản lý (GV, HS) . 113
2.6.3. Các nhân tố thuộc môi trường quản lý . 114
2.7. Đánh giá thực trạng đổi mới phương pháp dạy học và quản lý đổi
mới phương pháp dạy học theo lý thuyết Quản lý sự thay đổi . 115
2.7.1. Ưu điểm . 115
2.7.2. Tồn tại. 115
2.7.3. Nguyên nhân tồn tại . 116
Kết luận chương 2 . 117
Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY
HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG DỰA THEO LÝ
THUYẾT QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI . 1183.1. Định hướng đề xuất biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy
học ở trường trung học phổ thông. 118
3.2. Nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học
ở trường trung học phổ thông dựa theo lý thuyết Quản lý sự thay đổi . 119
3.2.1. Đảm bảo tính mục tiêu. 120
3.2.2. Đảm bảo tính hiệu quả. 120
3.2.3. Đảm bảo tính hệ thống. 121
3.2.4. Đảm bảo tính đồng bộ. 121
3.2.5. Đảm bảo tính thực tiễn và khả thi. 122
3.3. Các nhóm biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở trường
trung học phổ thông dựa theo lý thuyết Quản lý sự thay đổi. 122
3.3.1. Nhóm các biện pháp chuẩn bị đổi mới phương pháp dạy học . 122
3.3.2. Nhóm các biện pháp triển khai thực hiện đổi mới phương pháp
dạy học. 133
3.3.3. Nhóm biện pháp phát triển bền vững kết quả đổi mới phương pháp
dạy học ở trường trung học phổ thông . 1566
3.4. Mối quan hệ giữa các nhóm biện pháp. 163
3.5. Khảo nghiệm và thử nghiệm biện pháp đề xuất . 164
3.5.1. Khảo nghiệm. 164
3.5.2. Thử nghiệm . 169
Kết luận chương 3 . 176
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ. 178
CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN. 181
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 183
PHỤ LỤ
224 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 466 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở trường Trung học Phổ thông dựa theo lý thuyết quản lý sự thay đổi - Lê Thị Thu Hằng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bằng lòng với việc chỉ học
trong SGK, vở ghi là cơ sở của việc hình thành năng lực học tập suốt đời cho HS, tuy
nhiên, tỉ lệ chọn các nội dung này còn thấp (dưới 20%). Thực chất, HS chưa có thói
quen với học tương tác, do GV chưa chú ý việc hiểu đúng bản chất và tổ chức hiệu
quả hoạt động học cặp đôi, hoạt động học nhóm cho HS, chưa tổ chức được các hoạt
động học tập với cộng đồng, giao cho HS các nhiệm vụ yêu cầu HS phải về nhà trao
đổi với bố mẹ, người thân để tìm cách giải quyết các vấn đề mà bài học đặt ra.
Việc học tập qua cơ sở sản xuất, kinh doanh, di sản... cho thấy GV và HS đã
bắt đầu có quan tâm đến việc dạy và học gắn với thực tiễn cuộc sống tuy nhiên tỉ lệ
chọn thấp nhất (GV: 13,3%, HS: 11%). Điều này cho thấy cả GV và HS chưa thật sự
thấy được lợi ích của việc học tập gắn thực tiễn cuộc sống, hầu hết chỉ quan tâm tới
việc trang bị các kiến thức lý thuyết, hàn lâm. Với những GV và HS chọn phương án
này qua trao đổi thấy rằng chủ yếu các em được GV tổ chức một số giờ học ngoại
khóa, tham quan dã ngoại chứ chưa phục vụ cho mục đích tìm tòi, khám phá để rút
ra kiến thức từ các hoạt động thực tiễn và quay trở lại phục vụ cho việc cải tiến, sáng
tạo nhằm phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống của chính mình và cộng động.
90
2.4.4. Các nguyên nhân ảnh hưởng đến đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên
Bảng 2.7. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới đổi mới PPDH
TT Yếu tố
Ảnh
hưởng
nhiều
(%)
Ảnh
hưởng
trung
bình
(%)
Không
ảnh
hưởng
(%)
1
Trình độ, năng lực chuyên môn
của GV
GV 65.0 19.3 15.7
CBQL 61.5 24.6 14.0
2
Sức ỳ của thói quen dạy theo lối
truyền thống
GV 38.0 32.0 30.0
CBQL 60.7 25.7 13.6
3
Không kiên trì đổi mới GV 40.5 20.5 39.0
CBQL 40.0 35.0 25.0
4
Nội dung, chương trình nặng nề GV 78.1 13.5 8.4
CBQL 69.8 16.2 14.0
5
Đối phó thi, kiểm tra GV 60.2 20.1 19.7
CBQL 58.3 22.9 18.8
6
Mất nhiều thời gian chuẩn bị giáo
án
GV 75.7 13.6 10.7
CBQL 77.1 11.9 11.0
7
Thiếu sự đôn đốc, kiểm tra của
CBQL
GV 15.3 20.4 64.3
CBQL 20.9 24.8 54.3
8
Thiếu phương tiện, trang TBDH GV 72.7 18.3 9.0
CBQL 68.8 21.9 19.3
9
CSVC, phòng học không phù hợp GV 65.0 20.3 14.7
CBQL 60.2 19.8 20.0
10
Sĩ số lớp học quá đông GV 75.1 5.4 19.0
CBQL 82.2 15.4 2.4
11
Hoạt động TCM hạn chế GV 15.6 55.6 28.8
CBQL 26.7 45.6 27.7
12
Bệnh “thành tích” GV 80.1 12.6 7.3
CBQL 66.5 25.7 7.8
13
Ý thức học tập của HS GV 88.0 10.0 2.0
CBQL 75.5 18.5 6.0
14
Năng lực sư phạm tổ chức giờ học
trên lớp của GV
GV 25.5 15.7 58.8
CBQL 46.8 26.2 27.0
15
Chính sách, biện pháp chế tài GV 45.5 24.9 29.6
CBQL 30.7 30.2 39.1
16
Khen thưởng, động viên, khích lệ GV 28.2 25.6 46.2
CBQL 20.1 44.3 35.6
91
Trong nhóm các câu hỏi (câu 1,2,3,6,14) liên quan đến trình độ, năng lực
chuyên môn, hành vi, thái độ của GV về đổi mới phương pháp giảng dạy CBQL và
GV đều thấy rằng trình độ, năng lực chuyên môn ảnh hưởng nhiều đến việc đổi mới
PPDH. Một số GV tâm huyết với nghề, có năng lực sư phạm quyết tâm thực hiện đổi
mới phương pháp trong QTDH của mình. Họ chủ động, sáng tạo trong việc vận dụng,
tìm tòi phát triển năng lực, nghệ thuật sư phạm của mình. Ở số GV này những giờ
dạy của họ thật sự thu hút và phát huy được tính tự học của HS, họ đã hướng dẫn HS
biết cách tự học, tự tìm tòi để khám phá và trang bị kiến thức cho mình, đáp ứng yêu
cầu đổi mới PPDH.
Việc chuẩn bị cho một tiết lên lớp theo đổi mới phương pháp tốn nhiều thời gian
cũng được đồng thuận nhất trí cao. Một số GV chưa có ý thức về tính cấp thiết cần phải
đổi mới PPDH trong xu hướng phát triển của ngành, do đó luôn luôn bị sức ì của cách
dạy học theo lối mòn kinh nghiệm, nên cũng chưa thực hiện thường xuyên đổi mới
PPDH.
Việc ảnh hưởng của lối dạy truyền thống lâu đời, thái độ ngại khó không kiên trì
đổi mới cũng là một rào cản cho việc đổi mới. Một số GV nhận thức được sự lạc hậu của
PPDH cũ, cần phải đổi mới và nhưng do năng lực sư phạm còn hạn chế và còn ngại
khó, chưa kiên trì “vận động”, nên thái độ hưởng ứng và thực hiện việc đổi mới PPDH
chưa đủ mạnh và chưa thường xuyên. Số GV lâu năm lớn tuổi việc thực hiện đổi mới
PPDH không tích cực vì đã quá quen với PPDH truyền thống và theo họ dạy như hiện
tại đang có hiệu quả tốt. Hơn nữa, vì có tuổi nên việc phải làm quen với những TBDH
hiện đại là một trở ngại rất lớn đối với họ, vì vậy số GV này không nhiệt tình hưởng
ứng đổi mới PPDH.
Có GV thì ngược lại, việc nhận thức về đổi mới PPDH có phần lệch lạc, thái
quá dẫn tới lạm dụng trong việc sử dụng TBDH hiện đại.
Hoạt động SHCM hạn chế làm ảnh hưởng đến hoạt động đổi mới PPDH. Qua trao
đổi, nhiều GV cho rằng SHCM chưa giúp GV nhiều lắm, nhiều khi còn có hiện tượng bằng
mặt mà không bằng lòng khi nhận xét góp ý, hoặc dĩ hòa vi quý. Phương tiện trang thiết bị
thiếu và chất lượng chưa cao, CSVC chưa phù hợp và sĩ số HS đông (câu 9,10) đã ảnh
hưởng và ảnh hưởng nhiều đến đổi mới PPDH. Với PPDH mới, HS phải di động và
thảo luận nhóm thì phòng học và trang bị bàn ghế theo lớp học truyền thống là không
phù hợp. Hơn nữa ngày nay HS về thể chất lớn hơn nhiều so với trước đây, nhưng kích
92
thước bàn ghế vẫn theo tiêu chuẩn cũ nên HS ngồi rất khó chịu, điều đó cũng ảnh hưởng
đến tâm lý học tập của HS.
Ý thức học tập của HS (câu 13) ảnh hưởng và ảnh hưởng nhiều đến đổi mới
PPDH. HS chưa có thói quen học tập theo các phương pháp dạy mới.
Trong nhóm các câu hỏi thuộc về công tác quản lý (câu 7,15,16) sự đôn đốc
kiểm tra, bao quát của CBQL thì các biện pháp chế tài, thi đua, kích thích động viên
khích lệ khen thưởng không được GV cho là ảnh hưởng nhiều đến đổi mới PPDH vì
theo GV giá trị khen thưởng hiện nay của ngành giáo dục quá ít, mang giá trị tinh thần,
chưa là động lực thúc đẩy làm việc tốt, nhất là trong điều kiện lương cho ngành giáo
dục còn thấp, chưa đủ để trang trải cho cuộc sống thường nhật.
Trong nhóm các câu hỏi liên quan đến chuyên môn (câu 4,5,8,11,12) CBQL
và GV đều nhất trí rằng nội dung chương trình và thi cử còn nặng nề. Nội dung
kiến thức hàn lâm, chương trình cứng, việc bố trí thời khóa biểu không linh hoạt
cũng là một khó khăn cho GV khi đổi mới PPDH. Nặng về thành tích ảo và đối
phó với chỉ tiêu kết quả HS cũng được trả lời là ảnh hưởng nhiều đến đổi mới
PPDH. Cả CBQL, GV, HS và CMHS vẫn còn lo tâm lý thi cử nên chỉ tập trung
vào việc dạy và học sao cho được càng nhiều kiến thức càng tốt, chưa coi trọng
việc dạy học phát triển năng lực HS. Vì vậy, nhiều GV chủ yếu tập trung vào đổi
mới PPDH chỉ khi có thao giảng, dự giờ, đánh giá GV, chưa trở thành động lực
thường xuyên, hàng ngày.
2.5. Thực trạng quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông
dựa theo lý thuyết quản lý sự thay đổi
Việc đổi mới PPDH trong các nhà trường phổ thông đã được đặt ra từ lâu, tuy
nhiên thực tế thực hiện còn nhiều lúng túng. Một nguyên nhân quan trọng đó là do
công tác quản lý của Hiệu trưởng chưa thật sự được quan tâm, và chưa tìm ra được
một lý thuyết quản lý thật sự phù hợp làm cơ sở khoa học đề ra các biện pháp khả thi.
2.5.1. Giai đoạn chuẩn bị đổi mới phương pháp dạy học
2.5.1.1.Thực trạng việc xây dựng kế hoạch chiến lược đổi mới phương pháp dạy học
a) Nhận thức về xây dựng Kế hoạch chiến lược về đổi mới PPDH
Về nội dung này chúng tôi tiến hành khảo sát tìm hiểu về nhận thức việc xây
dựng KHCL về đổi mới PPDH của CBQL và GV với ba mức độ: Rất cần thiết; Cần
thiết; Không cần thiết. Tìm hiểu thực tế việc xây dựng KHCL về đổi mới PPDH trong
93
trường THPT với 3 mức độ: Đã thực hiện tốt; Đã thực hiện nhưng chưa tốt; Chưa
thực hiện.
Đối với nhận thức của CBQL về việc lập kế hoạch chiến lược đổi mới PPDH
của nhà trường, 64% cho rằng Rất cần thiết và 26,7% cho rằng Cần thiết, 9,3% cho
rằng Không cần thiết.
Với GV, nhận thức về việc này có 50,8% cho rằng rất cần thiết và 31,4% cho
rằng cần thiết, 17,8% cho rằng không cần thiết.
Đa số CBQL và GV chọn việc lập KHCL về đổi mới PPDH là rất cần thiết.
Qua phỏng vấn một số CBQL và GV đều cho rằng việc đổi mới PPDH phải được xây
dựng thành kế hoạch lâu dài, có lộ trình, có các biện pháp đầu tư thích đáng thì mới
có thể thành công.
Qua trao đổi, tìm hiểu, những người cho rằng không cần thiết vì theo họ, hoạt
động của nhà trường là theo chỉ đạo của các cơ quan quản lý cấp trên. Hàng năm, đều
có các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Bộ GDĐT và của Sở
GDĐT, các nhà trường đều thực hiện nhiệm vụ năm học theo các văn bản hướng dẫn
đó rồi nên việc xây dựng KHCL là không cần thiết.
Biểu đồ 2.6: Nhận thức về xây dựng kế hoạch chiến lược đổi mới PPDH
b) Mức độ thực hiện xây dựng Kế hoạch chiến lược đổi mới PPDH
Đánh giá về việc xây dựng Kế hoạch đổi mới PPDH của nhà trường, câu trả
lời có sự khác nhau giữa CBQL và GV. Đối với CBQL: 7% đánh giá Đã thực hiện
tốt, Đã thực hiện nhưng chưa tốt là 36,7%, Chưa thực hiện là 56,7%.
Đối với GV: 17,1% đánh giá Đã thực hiện tốt, Đã thực hiện nhưng chưa tốt là
51,2%, Chưa thực hiện là 31,7%.
64.0%
26.7%
9.3%
CBQL
Rất cần thiết
Cần thiết
Không cần thiết
50.8%
31.4%
17.8%
GV
Rất cần thiết
Cần thiết
Không cần thiết
94
Tỷ lệ khác nhau này do việc hiểu chưa đúng về KHCL đổi mới PPDH. Nhiều
GV không phân biệt giữa KHCL với Kế hoạch năm học nên đánh giá giống nhau.
Thực tế khi trao đổi với CBQL và GV ở các trường này đều trả lời các nhà
trường đã lập kế hoạch nhưng mới lập kế hoạch 1 năm theo năm học. KHCL thì nhiều
trường chưa làm.
Việc lập kế hoạch không dựa trên việc đánh giá thực trạng để biết điểm mạnh,
điểm yếu của nhà trường, không đánh giá bối cảnh để phân tích thời cơ và thách thức,
vì vậy các bản kế hoạch này không có cơ sở, không sát thực tế. Rất nhiều ý kiến cho
rằng việc lập kế hoạch đổi mới PPDH trong năm học của các nhà trường đa số cũng
mới chỉ là hình thức, thực hiện theo yêu cầu của các cấp quản lý, phục vụ cho mục
đích thanh tra, kiểm tra chứ chưa đi vào thực chất, chưa thật sự phục vụ cho hoạt
động đổi mới PPDH của nhà trường.
Cũng có ý kiến cho rằng đối với các trường công lập hàng năm phải thực hiện
theo chỉ đạo của Bộ GDĐT và của sở GDĐT nên không thể lập kế hoạch dài hạn
được. Điều này thể hiện tư duy bao cấp vẫn còn ăn sâu trong tiềm thức của mọi người
khi mà hiện nay Bộ GDĐT đã phân cấp quản lý giao quyền chủ động cho các nhả
trường trong công tác quản lý, chỉ đạo chuyên môn, do đó các CBQL này vẫn chưa
có thói quen chủ động và linh hoạt trong việc quản lý và chỉ đạo hoạt động đổi mới
PPDH của nhà trường, còn trông chờ sự chỉ đạo của cấp trên.
Biểu đồ 2.7: Mức độ thực hiện xây dựng KH chiến lược đổi mới PPDH
6%
37%57%
CBQL
Đã thực hiện tốt
Đã thực hiện nhưng chưa tốt
Chưa thực hiện
17%
51%
32%
GV
Đã thực hiện tốt
Đã thực hiện nhưng chưa tốt
Chưa thực hiện
95
2.5.1.2. Thực trạng tuyên truyền, phổ biến kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học
a) Nhận thức về sự cần thiết của công tác truyền thông, tuyên truyền phổ biến
kế hoạch đổi mới PPDH của nhà trường
Tỉ lệ lựa chọn mức độ Không cần thiết khá cao, đặc biệt đối với GV (CBQL:
30%, GV: 43,3%). Nhiều CBQL thừa nhận các bản kế hoạch giáo dục nói chung và kế
hoạch đổi mới PPDH nói riêng của nhà trường ít khi được phổ biến rộng rãi, thông
thường chỉ phổ biến kế hoạch năm học trong Hội nghị đầu năm và cũng không nghĩ đến
việc phổ biến tới các nhân viên khác trong nhà trường như cán bộ hành chính, bảo vệ...
hoặc phổ biến đến cha mẹ học sinh và cộng đồng. Thực tế đã chứng minh rất nhiều công
cuộc thay đổi thất bại ngay từ khi bắt đầu là do công tác tuyên truyền không tốt. Người
lãnh đạo không làm cho mọi người bên trong và bên ngoài tổ chức hiểu được ý nghĩa
của công cuộc thay đổi và không nắm được kế hoạch chiến lược và lộ trình từng bước đi
dễ gây ra sự hoang mang, không tin tưởng.
Biểu đồ 2.8: Nhận thức về tuyên truyền, phổ biến kế hoạch đổi mới PPDH
Về kết quả thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến kế hoạch đổi mới PPDH của
các nhà tường, đánh giá mức độ Đã thực hiện tốt đạt tỷ lệ rất thấp (8% đối với CBQL
và 8,5% đối với GV). Các mức độ Đã thực hiện nhưng chưa tốt và Chưa thực hiện có
tỷ lệ rất cao (CBQL: 92% trong đó chưa thực hiện là 36,7%; GV: 91,5% trong đó
chưa thực hiện là 47%).
Qua kết quả khảo sát trên cho thấy, do nhận thức chưa đầy đủ về việc lập
kế hoạch nên việc tuyên truyền, phổ biến kế hoạch cũng chưa được các nhà trường
thật sự quan tâm.
49%
21%
30%
CBQL
Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết
33%
32%
35%
GV
Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết
96
Đây là một trong những nguyên nhân làm cho hoạt động đổi mới trong nhà
trường trung học chưa nhận được sự đồng tình và ủng hộ của cộng đồng, một số nhân
viên và GV trong trường, thậm chí vấp phải sự phản đối nếu những đổi mới ban đầu
gặp khó khăn hoặc chưa đạt được kết quả tốt như mong muốn.
Biểu đồ 2.9: Mức độ thực hiện tuyên đổi mới truyền, phổ biến KH PPDH
Các đánh giá nói trên cũng phù hợp với kết quả khảo sát chi tiết được tổng hợp
dưới đây về việc thực hiện tuyên truyền, phổ biến Kế hoạch đến từng đối tượng trong
và ngoài nhà trường:
Biểu đồ 2.10: Việc tuyên truyền, phổ biến KH đến các đối tượng
Qua bảng tổng hợp kết quả khảo sát và minh họa bằng biểu đồ có thể thấy tỉ
lệ mức độ Đã thực hiện tốt đối với đối tượng GV biết, đồng tình và tích cực thực hiện
kế hoạch đổi mới PPDH của nhà trường chiếm cao nhất, các thành phần đối tượng
khác tỉ lệ thấp hơn rất nhiều
8.0%
55.3%
36.7%
CBQL
Đã thực hiện
tốt
Đã thực hiện
nhưng chưa
tốt
Chưa thực
hiện
8.5%
44.5%
47.0%
GV
Đã thực hiện
tốt
Đã thực hiện
nhưng chưa
tốt
Chưa thực
hiện
0.00%
20.00%
40.00%
60.00%
80.00%
CBQL GV
được
phổ
biến
KH
Nhân
viên
được
phổ
biến
KH
HS
được
phổ
biến
KH
Phổ
biến
đến
CMHS
Cộng
đồng
được
phổ
biến
KH
GV GV
được
phổ
biến
KH
Nhân
viên
được
phổ
biến
KH
HS
được
phổ
biến
KH
Phổ
biến
đến
CMHS
Cộng
đồng
được
phổ
biến
KH
Đã thực hiện tốt Đã thực hiện nhưng chưa tốt Chưa thực hiện
97
Đối với mức độ Chưa thực hiện nhìn chung cả CBQL và GV đều đánh giá thấp
nhất với đối tượng GV (15,16%), các đối tượng còn lại chiếm tỉ lệ khá cao. Kết quả
khảo sát cho thấy nhà trường mới quan tâm chủ yếu việc tuyên truyền, phổ biến kế
hoạch đổi mới PPDH cho GV, chưa quan tâm đến việc tuyên truyền chủ trương đổi
mới PPDH cho các đối tượng khác như HS, CMHS, nhân viên trong nhà trường,
chính quyền và các tổ chức đoàn thể của địa phương (cộng đồng).
Phân tích theo lý thuyết QL STĐ, một trong những sai lầm ở các nhà trường
đó là chưa đánh giá đúng vai trò của KHCL trong đổi mới giáo dục nói chung và đổi
mới PPDH nói riêng. Vì vậy, những quyết định quan trọng thường dựa trên cảm tính,
không có cơ sở do đó độ tin cậy của các quyết định thấp, không đủ niềm tin để dẫn
dắt các thành viên nhà trường trong công cuộc đổi mới. Một sai lầm nữa thường gặp
là không quan tam đến việc tuyên truyền, phổ biến đầy đủ rõ ràng kế hoạch đến tất
cả các lực lượng liên quan trong và ngoài tổ chức. Chính điều này làm cản trở sự phối
hợp đồng bộ giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường, không nhận được sự ủng
hộ của các lực lượng này nên việc đổi mới PPDH lâu nay chưa thật sự thành công.
2.5.2. Giai đoạn triển khai thực hiện đổi mới phương pháp dạy học
2.5.2.1. Thực trạng chuẩn bị các nguồn lực thực hiện kế hoạch đổi mới phương pháp
dạy học
a) Thành lập đội tiên phong (Ban chỉ đạo đổi mới PPDH và đội ngũ GV đầu
đàn/GV cốt cán
Biểu đồ 2.11. Thành lập đội tiên phong
0%
20%
40%
60%
80%
100%
CBQL Thành lập
BCĐ
XD đội ngũ
GV đầu đàn
GV Thành lập
BCĐ
XD đội ngũ
GV đầu đàn
Đã thực hiện tốt Đã thực hiện nhưng chưa tốt Chưa thực hiện
98
Nhiều nhà trường đã thành lập Ban chỉ đạo đổi mới PPDH, tuy nhiên về thành
phần chủ yếu gồm hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, TTCM, đại diện các tổ chức
công đoàn, đoàn thể trong nhà trường. Hầu như không có thành phần là CMHS, đại
diện chính quyền, cộng đồng hoặc các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn cùng tham
gia. Vì vậy, tỉ lệ chọn mức đánh giá Đã thực hiện nhưng chưa tốt khá cao (CBQL:
83,3%, GV: 81,5%). Với thành phần Ban chỉ đạo như vậy sẽ khó khăn cho việc tuyên
truyền, phổ biến chủ trương, kế hoạch giáo dục nói chung và kế hoạch đổi mới PPDH
nói riêng của nhà trường, cũng như thiếu sự ủng hộ, hỗ trợ về mọi mặt của các lực
lượng bên ngoài cộng đồng.
Đối với việc xây dựng đội ngũ GV đầu đàn (GV cốt cán), một số trường làm
khá tốt việc này. Ở các trường này, mỗi TCM thường chọn 1,2 GV cốt cán, các GV
cốt cán thường xuyên tham gia các đợt tập huấn các cấp, sau đó về tập huấn lại cho
các GV khác. Họ sẽ là những nhân tố tích cực trong đổi mới, tìm tòi, tiếp thu tinh
thần đổi mới khá nhanh, thường xuyên đi đầu, thực hiện các giờ dạy minh họa những
tiết thao giảng đổi mới PPDH. Điều đó cũng được thể hiện qua tỷ lệ chọn mức độ Đã
thực hiện tốt ở nội dung này chiếm 45,3% (CBQL) và 31,3% (GV). Ở một số trường
đội ngũ GV cốt cán thường chỉ tham gia khi có dự giờ thao giảng, tác dụng lan tỏa và
bồi dưỡng đồng nghiệp tại trường chưa được thực hiện thường xuyên, vì vậy chưa
thực sự phát huy vai trò tiên phong trong đổi mới của đội ngũ này. Một số trường
chưa quan tâm việc xây dựng đội ngũ GV cốt cán, thể hiện qua tỉ lệ chọn mức độ
Chưa thực hiện là 8% (CBQL), 13,8% (GV).
Dưới góc độ QL STĐ, nhìn chung, các nhà trường chưa tạo lập được một đội tiên
phong dẫn đường đủ mạnh (về quyền lực, kinh nghiệm, uy tín, mối quan hệ rộng và có
năng lực lãnh đạo) để cùng với hiệu trưởng dẫn dắt mọi người thực hiện chủ trương đổi
mới PPDH thành công. Vì từng cá nhân riêng lẻ, dù giỏi đến đâu cũng không bao giờ
hội đủ các yếu tố cần thiết để chiến thắng phương thức làm việc truyền thống và tính trì
trệ không chịu thay đổi. Một nhóm thiếu năng lực thường làm việc không hiệu quả.
Những trường đã có đội ngũ GV cốt cán và Ban chỉ đạo đổi mới PPDH nhưng cách thức
hoạt động chưa đúng với yêu cầu của Quản lý sự thay đổi.
99
b)Quản lý, chỉ đạo việc khai thác và sử dụng các điều kiện, nguồn lực hỗ trợ đổi
mới phương pháp dạy học
Biểu đồ 2.12. Quản lý các nguồn lực
Qua thực tế làm việc, trao đổi với các trường và nghiên cứu báo cáo hàng năm
của các địa phương, việc chỉ đạo công tác chuẩn bị và sử dụng thiết bị giáo dục cũng
như tạo nguồn kinh phí phục vụ yêu cầu đổi mới hoạt động giáo dục đã được một số
hiệu trưởng quan tâm như: Có kế hoạch cụ thể tăng cường xây dựng CSVC, trang
thiết bị phục vụ giáo dục. Ngoài nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cung cấp,
một số hiệu trưởng đã biết tận dụng các cơ hội để khai thác nguồn kinh phí theo
phương thức xã hội hoá, tìm kiếm các nguồn lực bên ngoài xã hội hỗ trợ cho các hoạt
động tăng cường xây dựng CSVC, trang thiết bị phục vụ dạy học của nhà trường;
Tăng cường công tác tổ chức, chỉ đạo, xây dựng nền nếp của các hoạt động khai thác,
sử dụng và bảo quản CSVC, trang thiết bị phục vụ giáo dục; Tổ chức xây dựng, thực
hiện và kiểm tra thường xuyên các hoạt động: Chuẩn bị và sử dụng CSVC, trang thiết
bị phục vụ giáo dục trong mọi giờ lên lớp; Chuẩn bị và sử dụng hiệu quả các phòng
chức năng: phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn, phòng nghe nhìn, phòng máy tính,
thư viện;...(Tỉ lệ chọn mức độ Đã thực hiện tốt là 18,7% ở CBQL và 18% ở GV).
Một số hiệu trưởng tạo điều kiện cho đội ngũ GV nhà trường tự nghiên cứu
học tập thực hành để cập nhật các phương tiện hiện đại, giúp GV sử dụng có hiệu quả
các phương tiện đó cho quá trình đổi mới hoạt động giáo dục; Tuy nhiên, hầu hết các
nhà trường mới chú trọng việc sử dụng và quản lý các nguồn học liệu được trang bị,
0%
20%
40%
60%
80%
CBQL Sắp xếp,
bố trí
nhân sự
và HTTT
Khai thác,
SD các
nguồn lực
GV Sắp xếp,
bố trí
nhân sự
và HTTT
Khai thác,
SD các
nguồn lực
Đã thực hiện tốt Đã thực hiện nhưng chưa tốt Chưa thực hiện
100
có sẵn trong nhà trường. Các nguồn học liệu này nhiều cái đã bị hư hỏng, mất, chưa
đồng bộ nên hiệu quả sử dụng chưa cao... (Tỉ lệ chọn mức độ Đã thực hiện nhưng
chưa tốt là 58,7% ở CBQL và 59,8% ở GV).
Việc đổi mới PPDH rất cần sự hỗ trợ của các PTDH, tuy nhiên từ hiệu trưởng
đến GV các trường hầu như đều chưa quan tâm đến việc tự làm thiết bị, đồ dùng dạy
học, việc khai thác các nguồn học liệu bên ngoài nhà trường, có sẵn ở các địa phương
như các di sản, doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất mà vẫn có tâm lý ỷ lại vào sự cung
cấp của cấp trên. Điều này đã tạo ra một lực cản ngay từ chính bản thân nội tại nhà
trường và những người đang tham gia vào quá trình đổi mới khi cứ đòi hỏi phải trang
bị đầy đủ CSVC, TBDH thì mới đổi mới PPDH được. Việc này không khả thi trong
điều kiện tài chính của nước ta.
Hầu như các hiệu trưởng chưa chỉ đạo việc khai thác ở địa phương hoặc ngay
trong gia đình HS là nguồn học liệu dồi dào và thiết thực, giúp cho việc dạy học trở
nên gắn với thực tiễn cuộc sống của chính bản thân mỗi HS.
Về sắp xếp, bố trí nhân lực, hầu hết ở các trường, Hiệu trường phân công Phó
hiệu trưởng phụ trách chuyên môn triển khai công tác lập kế hoạch chuyên môn trong
đó có đổi mới PPDH cho các TCM. Một số trường đã thành lập Ban chỉ đạo đổi mới
PPDH cấp trường gồm Hiệu trưởng là Trưởng ban, các phó hiệu trưởng là phó ban,
các ủy viên gồm: chủ tịch công đoàn, bí thư đoàn trường, các TTCM.
TTCM chịu trách nhiệm lập kế hoạch của tổ và triển khai phân công nhiệm vụ
cho GV trong tổ bộ môn. Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể khác trong nhà
trường như Công đoàn, Đoàn thanh niên...
Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn các trường có nhiều cố gắng nỗ lực thực
hiện sự chỉ đạo của hiệu trưởng tổ chức cho các TCM thực hiện tốt các chuyên đề môn
học, đi sâu vào việc nâng cao chất lượng dạy và học theo hướng đổi mới PPDH.
Việc sắp xếp, bố trí các nguồn lực cho đổi mới PPDH các nhà trường còn phụ
thuộc nhiều vào sự phân bổ, chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên, đôi khi sự sắp xếp
nguồn lực, cơ cấu tổ chức còn gượng ép, không tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng, không
phát huy tác dụng chủ động và sáng tạo trong quản lý. Đôi khi một số thành viên
trong Ban chỉ đạo đưa vào cho đủ thành phần cơ cấu chứ bản thân những người đó
lại không đủ năng lực và uy tín để thực hiện hoặc thuyết phục, lôi kéo người khác
101
tham gia vào quá trình đổi mới.
c) Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
Tìm hiểu về thực trạng tập huấn, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ GV,
chúng tôi thu được kết quả như sau:
Với nội dung: Tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng các cấp mức độ Đã thực
hiện tốt được đánh giá cao 72,7% (CBQL), 61,2% (GV). Mức độ Đã thực hiện nhưng
chưa tốt 27,3% (CBQL) và 26,3% (GV). Mức độ Chưa thực hiện 0% (CBQL) và
12,5% (GV-đối với một số GV mới về trường).
Với các nội dung Bồi dưỡng GV tại công việc và Tự học tự bồi dưỡng mức độ
thực hiện tốt tỷ lệ rất thấp (CBQL 20,7% và 16,7%, GV 14,7% và 18%), còn lại mức
độ Đã thực hiện nhưng chưa tốt và Chưa thực hiện tỷ lệ khá cao.
Việc đổi mới PPPDH đòi hỏi phải thực hiện lâu dài, thường xuyên, vì vậy việc
bồi dưỡng GV tại công việc và tự bồi dưỡng của GV đóng vai trò rất quan trọng. Việc
tham dự các lớp tập huấn của cấp trên thường có vai trò định hướng, vì thời gian ngắn
nên chủ yếu trang bị cho GV một số kiến thức và kỹ năng cơ bản về đổi mới PPDH,
về các PPDH và KTDH tích cực. Việc áp dụng kiến thức đó vào các bài học cụ thể
hàng ngày thành công đến đâu phụ thuộc rất lớn vào sự nỗ lực tự học hỏi của GV và
sự hỗ trợ của đồng nghiệp ngay tại nhà trường, trong TCM.
Các nhà trường chưa thực hiện tốt việc này nên dẫn tới đổi mới PPDH còn hạn
chế, chưa thành công như mong đợi.
Biểu đồ 2.13. Tập huấn, bồi dưỡng GV
0.00%
20.00%
40.00%
60.00%
80.00%
CBQL Tham dự
các lớp
TH, BD
BDGV tại
công việc
Tự học,
tự bồi
dưỡng
GV Tham dự
các lớp
TH, BD
BDGV tại
công việc
Tự học,
tự bồi
dưỡng
Đã thực hiện tốt Đã thực hiện nhưng chưa tốt Chưa thực hiện
102
2.5.2.2. Thực trạng việc chỉ đạo thực hiện các hoạt động chuyên môn ở trường trung
học phổ thông
a) Quản lý, chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn
Hoạt động tổ chuyên môn có nhiều nội dung, tuy nhiên, trong phạm vi nghiên
cứu của đề tải, tác giả chủ yếu tập trung vào nội dung đổi mới SHCM theo NCBH.
Theo kinh nghiệm thế giới, SHCM theo NCBH là hình thức bồi dưỡng GV tại công
việc “Training on the job” rất hiệu quả. Như kết quả khảo sát và phân tích số liệu ở
trên, tỷ lệ đánh giá nội dung Bồi dưỡng GV tại công việc mức độ Đã thực hiện tốt đạt
tỷ lệ thấp. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả khảo sát về chỉ đạo hoạt động TCM
dưới đây:
Biểu đồ 2.14. Chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn đổi mới SHCM theo NCBH
Qua khảo sát việc Chỉ đạo hoạt động TCM đổi mới SHCM theo NCBH của
hiệu trưởng, kết quả cho thấy mức độ đánh giá Đã thực hiệ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_quan_ly_doi_moi_phuong_phap_day_hoc_o_truong_trung_h.pdf