LỜI CÁM ƠN .i
LỜI CAM ĐOAN .ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT. iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU.iv
DANH MỤC HÌNH VẼ.vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ .vi
MỤC LỤC.vii
MỞ ĐẦU.1
1. Lý do chọn đề tài .1
2. Mục đích nghiên cứu .3
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu .4
3.1. Khách thể nghiên cứu.4
3.2. Đối tượng nghiên cứu.4
4. Giả thuyết khoa học.4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu.4
5.1. Nghiên cúu cơ sở lý luận quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên THCS theo tiếp
cận năng lực. .4
5.2. Khảo sát thực trạng hoạt động và quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên các
trường THCS tại các tỉnh ven Hà Nội theo tiếp cận năng lực. .4
5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên THCS theo tiếp
cận năng lực. .4
5.4. Khảo nghiệm, đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp.4
5.5. Thử nghiệm một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên THCS
theo tiếp cận năng lực tại một số trường THCS ở các tỉnh ven Hà Nội. .4
6. Phạm vi nghiên cứu .5
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .5
7.1. Phương pháp luận.5
7.2. Phương pháp nghiên cứu.6
7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận.6
7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.6
7.2.3. Phương pháp thống kê toán học.7
211 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 15/02/2022 | Lượt xem: 380 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở theo tiếp cận năng lực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i nhưng trước đây Hải Dương là một phần của tỉnh Hải Hưng, tiếp giáp với Hà
Nội và hơn nữa Hải Dương, Hà Nội và các tỉnh như Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên
và Hà Nam là các tỉnh cùng nằm trong vùng Đồng bằng Sông Hồng nên có nhiều điểm
tương đồng, khoảng cách địa lý gần Hà Nội (trung tâm tỉnh cách Hà Nội 60 km như
nhiều tỉnh khác). Chính vì thế mà ta tạm coi Hải Dương là tỉnh ven Hà Nội.
Các tỉnh ven Hà Nội này đều có khoảng cách tương đối gần các thủ đô (60-80km),
điều kiện giao thông đi lại thuận tiện giúp cho việc tập trung tham dự các khóa bồi dưỡng
ở cấp trung ương là tương đối đồng đều. Mười tỉnh này bao gồm 3 tỉnh trung du đồi núi
(Thái Nguyên, Hòa Bình, Phú Thọ) và 6 tỉnh vùng Đồng bằng Sông Hồng (Hưng Yên,
Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nam và Ninh Bình), ngoài ra tỉnh Bắc Giang
không thuộc Đồng bằng Sông Hồng.
Do điều kiện có hạn không thể thực hiện việc nghiên cứu thực trạng hoạt động bồi
dưỡng của tất cả 10 tỉnh ven Hà Nội nêu trên nên việc giới hạn phạm vi nghiên cứu khả
thi nhất là chỉ nghiên cứu ở 3 tỉnh là phù hợp. Tiếp theo, việc Phương pháp lựa chọn
tỉnh khảo sát đại diện cho nhóm tỉnh ven Hà Nội được tiến hành theo các tiêu chí sau:
1) Phân bổ tương đối đều xung quanh Hà Nội theo các hướng (Hải Dương – phía
đông; Thái Nguyên – phía bắc và Vĩnh Phúc – nằm ở phía tây Hà Nội);
84
2) Đại diện cho 2 nhóm tỉnh theo điều kiện địa lý (trừ Bắc Giang chỉ còn lại 2
nhóm là tỉnh thuộc Đồng bằng Sông Hồng và các tỉnh trung du đồi núi). Chính vì vậy
trong số 6 tỉnh Đồng bằng Sông Hồng tác giả chọn Hải Dương và Vĩnh Phúc. Còn lại
chọn 1 tỉnh Thái Nguyên trong số 3 tỉnh trung du là Thái Nguyên, Phú Thọ và Hòa Bình.
Vì vậy việc lựa chọn 3 tỉnh Hải Dương, Vĩnh Phúc và Thái Nguyên là các tỉnh đại diện
cho các tỉnh ven Hà Nội là hợp lý và có cơ sở.
2.1. Điều kiện kinh tế - xã hội các tỉnh ven Hà Nội
2.1.1. Điều kiện kinh tế-xã hội tỉnh Hải Dương
Hải Dương là một tỉnh nằm ở trung tâm châu thổ sông Hồng, là một trong những
cái nôi của nền văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam. Lịch sử hàng ngàn năm của dân
tộc đã để lại cho vùng đất này một tài sản vô giá với hàng trăm di tích lịch sử văn hóa.
Vùng đất này gắn bó với tên tuổi và sự nghiệp của nhiều danh nhân như Trần Nguyên
Đán, Nguyễn Trãi, Mạc Đĩnh Chi, Phạm Sư Mạnh, nơi sinh ra và lớn lên của đại danh
y Tuệ Tĩnh.
• Điều kiện tự nhiên
Hải Dương là một trong 7 tỉnh, thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Phía
đông giáp Thành phố Hải Phòng. Phía tây giáp tỉnh Hưng Yên. Phía nam giáp tỉnh Thái
Bình. Phía bắc giáp tỉnh Bắc Giang. Diện tích: 1668,3 Km2 được chia làm 2 vùng đồi
núi và cùng đồng bằng. Vùng Vùng đồi núi nằm ở phía bắc tỉnh, chiếm 11% diện tích
tự nhiên. Còn lại là vùng đồng bằng do sông Thái Bình bồi đắp chiếm 89% diện tích tự
nhiên; Dân số 1.785,8 nghìn người (năm 2016). Mật độ dân số trung bình: 1.070 người/km2;
Dân số thành thị: 324.930 người.
• Văn hóa – xã hội
Từ bao đời, Hải Dương là "phên dậu phía Đông" của kinh thành Thăng Long.
Mảnh đất này gắn bó với tên tuổi của nhiều anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa như:
Khúc Thừa Dụ, Trần Hưng Đạo, Chu Văn An, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trãi Theo Bộ
Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2019) thì Hải Dương có trên
2.207 di tích lịch sử, văn hóa, trong đó có 144 di tích được xếp hạng quốc gia, 04 khu
di tích đã được xếp hạng quốc gia đặc biệt (khu di tích và danh thắng Côn Sơn – Kiếp
Bạc đã được Chính phủ đưa vào danh mục xây dựng thành khu du lịch quốc gia). Nhiều
danh lam thắng cảnh, hang động kỳ thú như núi Côn Sơn, núi Phượng Hoàng, núi An
85
Phụ, núi Dương Nham, động Kính Chủ, sông Lục Đầu và những vùng sinh thái hấp
dẫn như sông Hương, Đảo Cò Chi Lăng Nam, Bến Tắm. Ngoài ra, Hải Dương còn có
nhiều làng nghề truyền thống danh tiếng như: chạm khắc gỗ Đông Giao, gốm Chu Đậu,
kim hoàn Châu Khê, Khắc ván in Hùng Lục, Liễu Tràng, thêu Xuân Nẻo, dệt chiếu Tiên
Kiều và nhiều đặc sản nổi tiếng khắp trong, ngoài nước.
• Tình hình phát triển kinh tế
Theo số liệu thống kê của Cục Thống kê Hải Dương năm 2018, so với năm 2017,
tổng sản phẩm GRDP của tỉnh tăng 9,1%; trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản
(NLTS) tăng 6,0%; công nghiệp - xây dựng tăng 10,8%; dịch vụ tăng 6,8%. Cơ cấu kinh
tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản,
tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ; cơ cấu kinh tế của các lĩnh
vực Nông lâm thủy sản – Công nghiệp & xây dựng - dịch vụ ước đạt lần lượt là 9,4% -
58,8% - 31,8% (so với năm 2017 là 9,6% - 57,9% - 32,5%).
Giá trị hàng hóa xuất khẩu hàng hóa năm 2018 ước đạt 6.404 triệu USD, tăng
19,0% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, xuất khẩu chủ yếu từ khu vực kinh tế có vốn
đầu tư nước ngoài (5500 triệu USD tăng 14,5%), Các mặt hàng xuất khẩu chính có giá
trị tăng cao so với năm trước là: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện +36,7%;
hàng dệt may +20,0%; dây điện và cáp điện +19,3%; đá quý, kim loại quý tăng 14,9%;
giầy dép các loại +13,5%.
Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa năm 2018 ước đạt 5.928 triệu USD (tăng 14,4%),
trong đó so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực FDI nhập khẩu 3700 triệu USD
(tăng 8,8%).
Về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, trên địa bàn tỉnh Hải Dương hiện có 392 dự
án đầu tư nước ngoài, với tổng vốn 7.603,6 triệu USD. Tính đến 30/11/2018, thu hút
đầu tư nước ngoài đạt 545,7 triệu USD tăng 63,2% so với cùng kỳ 2017. Cấp mới cho
39 dự án với số vốn đăng ký 227,8 triệu USD; điều chỉnh tăng vốn đầu tư cho 36 lượt
dự án với số vốn tăng thêm 317,9triệu USD). Tổng vốn đầu tư thực hiện trong 11 tháng
năm 2018 của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn ước đạt 490 triệu USD, tăng 8,8% so
với cùng kỳ năm 2017, nâng tổng vốn đầu tư thực hiện của các doanh nghiệp FDI tại
địa bàn đạt 4.590 triệu USD đạt 60,4% trên tổng vốn đầu tư đăng ký.
86
Tổng thu NSNN 2018 của tỉnh ước đạt 16.590 tỷ đồng (tăng 12,1% so với thực
hiện năm 2017) trong đó ngân sách địa phương được hưởng 12.561 tỷ đồng. Tổng chi
cân đối ngân sách địa phương, ước đạt 17.095 tỷ đồng, bằng 158,8% dự toán năm.
(Nguồn: Tổng hợp website của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Cục Thống kê
Hải Dương; Báo cáo của UBND tỉnh Hải Dương, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương
về tình hình phát triển kinh tế xã hội Hải Dương năm 2018).
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên
• Điều kiện tự nhiên
Thái Nguyên là tỉnh thuộc thuộc vùng Trung du - Miền núi Đông Bắc bộ, phía
Nam giáp Thủ đô Hà Nội, Phía bắc giáp Bắc Kạn, phía đông giáp các tỉnh Lạng Sơn,
Bắc Giang, phía tây giáp các tỉnh Tuyên Quang, Phú Thọ. Theo Niên giám thống kê của
tỉnh năm 2017, diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 3526,7 km2, dân số là 1.255,7 nghìn người,
tăng 11,3 nghìn người so với năm 2016. Dân số thành thị chiêm 35,1 % và dân số nông
thôn chiếm 64,9%.
Thái Nguyên nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc thủ đô Hà Nội, một trung
tâm kinh tế đang lên ở miền Bắc. Thái Nguyên được coi là một trung tâm đào tạo nguồn
nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Thái Nguyên cũng là một địa
bàn chiến lược về quốc phòng, là nơi đóng trụ sở Bộ tư lệnh, cùng nhiều cơ quan khác
của Quân khu 1. Đây là một trong những vùng chè nổi tiếng của cả nước, một trung tâm
công nghiệp gang thép của phía bắc, cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa trung du
miền núi với đồng bằng Bắc Bộ. Sự giao lưu được thực hiện thông qua hệ thống đường
bộ. đường sắt, đường sông hình dẻ quạt mà thành phố Thái Nguyên là đầu nút.
Về cơ cấu hành chính, tỉnh Thái Nguyên bao gồm 02 thành phố là Thái Nguyên,
Sông Công và 7 huyện.
• Tình hình văn hóa – xã hội
Thái Nguyên là nơi tụ hội các nên văn hóa dân tộc, đầu mối của các hoạt động văn
hóa, giáo dục của vùng núi phía Bắc rộng lớn. Với 6 trường Đại học, trên 20 trường cao
đẳng, trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật. Thái Nguyên xứng đáng là trung tâm
văn hóa, nghiên cứu khoa học và giáo dục - đào tạo của các tỉnh miền núi phía Bắc. Vị trí
địa lý của tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng giao lưu kinh tế với các tỉnh,
thành phố trong vùng, trong cả nước cũng như với nước ngoài trong thời kỳ hội nhập và
87
phát triển kinh tế.
• Phát triển kinh tế
Theo Niên giám thống kê 2017 của tỉnh Thái Nguyên, tổng snả phẩm GRDP theo
giá hiện hành đạt 85.464 tỷ đồng; GRDP bình quân đầu người đạt 68 triệu đồng, tương
đương 2.992 USD (tăng 280 USD so với năm 2016). Về cơ cấu nền kinh tế năm 2017,
khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,6%; công nghiệp và xây dựng
chiếm 56,4%; khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng 28%.. So với năm 2016, tổng sản phẩm
GRDP trong tỉnh năm 2017 tăng 12,75%, trong đó nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng
2,17%, thấp nhất kể từ năm 2010 trở lại đây do ảnh hưởng của việc biến động giá cả sản
phẩm chăn nuôi xuống thấp; công nghiệp và xây dựng tăng 17,25; khu vực dịch vụ và
thuế sản phẩm tăng 7,58%; mức tăng trưởng này là cao so với mức tăng trưởng chung
6,81% của cả nước.
Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn (năm 2017) ước đạt 12.643 tỷ đồng,
tăng 28,8% so với năm 2016. Tổng chi trong cân đối ngân sách địa phương năm 2017
ước tính đạt 10.275 tỷ đồng, tăng 2,4% so với năm 2016.
Tổng vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ước tính cả năm 2017 đạt 50 nghìn
tỷ đồng, bằng 94% (giảm 6%) so năm 2016, trong đó vốn đầu tư khu vực FDI khoảng
26,9 nghìn tỷ đồng (chiếm 53,8% tổng mức đầu tư trên địa bàn), giảm 15,4%; vốn đầu
tư của khu vực kinh tế trong nước đạt 23,1 nghìn tỷ đồng, tăng 6%, trong đó vốn do nhà
nước quản lý đạt 3,6 nghìn tỷ đồng, giảm 13,4%, vốn ngoài nhà nước 19,5 nghìn tỷ
đồng, tăng 10,6%. Tính đến hết năm 2017 đầu tư FDI lũy kế gồm 125 dự án còn hiệu
lực với tổng số vốn 7.262,35 triệu USD.
Kim ngạch xuất khẩu năm 2017 đạt 22,7 tỷ USD, tăng 19,1% so với năm 2016;
kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 13,8 tỷ USD, tăng 15,4%.
(Nguồn: Tổng hợp website của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Cục Thống kê
Thái Nguyên; Báo cáo của UBND tỉnh Thái Nguyên, Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái
Nguyên về tình hình phát triển kinh tế xã hội Thái Nguyên năm 2018).
2.1.1 Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc
• Điều kiện tự nhiên
Vĩnh Phúc là một tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cửa ngõ của Thủ đô,
gần sân bay Quốc tế Nội Bài, là cầu nối giữa các tỉnh phía Tây Bắc với Hà Nội và đồng
88
bằng châu thổ sông Hồng, do vậy tỉnh có vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát
triển kinh tế khu vực và quốc gia.
Tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập từ năm 1950, trên cơ sở sáp nhập 2 tỉnh Vĩnh Yên và
Phúc Yên, năm 1968 sáp nhập với tỉnh Phú Thọ thành tỉnh Vĩnh Phú, từ ngày 01 tháng 01
năm 1997 tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về mở
rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội, từ ngày 01 tháng 8 năm 2008, huyện Mê Linh
thuộc tỉnh Vĩnh Phúc chuyển về thành phố Hà Nội.
Theo niên giám thống kê năm 2017, Vĩnh Phúc có diện tích tự nhiên 1.235,15 km2,
phía Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên, phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ, phía Nam
giáp Hà Nội, phía đông giáp 2 huyện Sóc Sơn và Đông Anh - Hà Nội, dân số 1.079.500
người, có 7 dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh gồm: Kinh, Sán Dìu, Nùng, Dao, Cao
Lan, Mường. Tỉnh có 9 đơn vị hành chính: 2 thành phố (Vĩnh Yên, Phúc Yên) và 7
huyện (Tam Dương, Tam Đảo, Yên Lạc, Vĩnh Tường, Lập Thạch, Sông Lô, Bình
Xuyên); 137 xã, phường, thị trấn.
• Văn hóa - xã hội
Theo thống kê năm 2015, trên địa bàn tỉnh có 1.306 di tích lịch sử văn hóa, danh
lam thắng cảnh. Trong đó, 2 di tích cấp quốc gia đặc biệt là di tích kiến trúc nghệ thuật
tháp Bình Sơn huyện Sông Lô và di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh Tây Thiên, xã Đại
Đình, huyện Tam Đảo, 65 di tích cấp quốc gia, 356 di tích cấp tỉnh.
Năm 2018 là năm ghi nhận nhiều kết quả tổt trong lĩnh vực xã hội. Các lĩnh vực
như: lao động và việc làm; giáo dục đào tạo; y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng; an
sinh xã hội và các hoạt động văn hóa xã hội khác cũng đều đạt được nhiều kết quả tốt,
góp phần quan trọng vào việc phát triển bền vững, nâng cao từng bước đời sống vật chất,
tinh thần của nhân dân.
Những năm qua, công tác giảm nghèo được tỉnh quan tâm, chú trọng nên đạt được
nhiều kết quả đáng ghi nhận. Năm 2016, toàn tỉnh có gần 2000 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ hộ
nghèo trên địa bàn tỉnh là 3,93%; năm 2017 giảm còn 2,93%. Phát huy kết quả đạt được,
từ nay đến cuối năm 2018, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, đoàn thể và địa phương
phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống 2,18%.
• Tình hình phát triển kinh tế
89
Thực hiện chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng, Đảng bộ và nhân dân các dân
tộc trong tỉnh đã nỗ lực phấn đấu, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, tranh thủ thời
cơ, phát huy lợi thế, đặc biệt sau 15 năm tái lập, 4 nhiệm kỳ Đại hội (XII, XIII, XIV,
XV), dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Vĩnh Phúc đã đạt được nhiều
thành tựu quan trọng.
Từ một địa phương thuần nông nay trở thành tỉnh có giá trị sản xuất công nghiệp
lớn, là trung tâm sản xuất ô-tô, xe máy và linh kiện điện tử hàng đầu của vùng kinh tế
trọng điểm Bắc Bộ và cả nước. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật được đầu tư, nâng cấp theo
hướng hiện đại. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 17,24%/năm.
Năm 2018, tổng sản phẩm GRDP của tỉnh đạt 79.965 tỷ đồng (theo giá so sánh),
tăng 8,03% so với năm 2017, trong đó khu vực nông lâm thủy sản tăng 3,72%; công
nghiệp và xây dựng tăng 15,20%; khu vực dịch vụ tăng 7,46%. Thu ngân sách tăng
nhanh, từ 100 tỷ đồng năm 1997 lên trên 30,59 nghìn tỷ đồng năm 2018.
Năm 2018 cũng là năm hoạt động đầu tư xây dựng có mức tăng trưởng khá. Lũy
kế cả năm vốn đầu tư thực hiện là 30.922,1 tỷ đồng – tăng 8,77% so với năm trước,
trong đó vốn dầu tư xây dựng cơ bản là 21.511 tỷ đồng - chiếm 65,56% vốn đầu tư của
toàn xã hội. Nhờ thực hiện tốt các giải pháp xúc tiến đầu tư, cải thiện môi trường kinh
doanh nên đã thu hút được vốn đầu tư khá. Trong năm này đã thu hút được 92 dự án đầu
tư mới và điều chỉnh tăng vốn đầu tư trong nước (DDI) với tổng số 4,57 nghìn tỷ đồng
– tăng 97,32% so với năm 2017. Về đầu tư FDI, tỉnh cấp phép đăng ký mới và điều
chỉnh vốn đầu tư cho 88 dự án với tổng số 450 triệu USD - bằng so với năm 2017. Lũy
kế đến hết năm 2018, toàn tỉnh có 1037 dự án đầu tư, trong đó có 715 dự án đầu tư DDI
với tổng vốn 71,1 nghìn tỷ đồng và 314 dự án FDI với tổng vốn 4,3 tỷ USD. Kim ngạch
xuất khẩu trong năm này đạt 2,246 tỷ USD, tăng 12% so với năm 2017; kim ngạch xuất
khẩu đạt 2,78 tỷ USD – tăng 4,3% so với cùng kỳ.
Với nhiều thế mạnh và tiềm năng phát triển, Vĩnh Phúc phấn đấu đến 2020 là tỉnh
công nghiệp, trở thành một trong những trung tâm dịch vụ, du lịch của vùng và cả nước,
có những khu nghỉ dưỡng đạt tiêu chuẩn quốc tế và trở thành thành phố Vĩnh Phúc vào
những năm 20 của thế kỷ này. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn
2011-2020 đạt 14-15%/năm, phấn đấu đên năm 2020 GDP bình quân đầu người (giá
thực tế) đạt khoảng 6.500-7.000 USD.
90
(Nguồn: Tổng hợp website của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; của Cục Thống
kê Vĩnh Phúc; Báo cáo của UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc
về tình hình phát triển kinh tế xã hội Vĩnh Phúc năm 2018).
2.2. Khái quát tình hình phát triển giáo dục THCS tại các tỉnh ven Hà Nội
Trong phần nghiên cứu về thực trạng giáo dục THCS của các tỉnh trong địa bàn
nghiên cứu, tác giả chỉ dẫn ra một số chỉ tiêu, chỉ số chủ yếu của cấp học này trong 3
năm gần nhất là năm học 2015 -2016 đến năm học 2017-2018. Đó là các chỉ tiêu như
trường lớp học, GV và HS. Đối với chỉ tiêu GV và HS THCS tác giả dẫn ra số liệu phân
tích cả về số lượng và chất lượng. Đó là những yếu tố có ảnh hưởng nhiều đến hoạt động
và quản lý hoạt động bồi dưỡng GV THCS.
2.2.1. Thực trạng số lượng trường lớp THCS
Bảng 2.1 Số lượng trường lớp THCS các tỉnh ven Hà Nội
TT
Năm
học
Số lượng trường THCS Số lượng lớp THCS
Vĩnh
Phúc
Thái
Nguyên
Hải
Dương
Tổng
số
Vĩnh
Phúc
Thái
Nguyên
Hải
Dương
Tổng
số
1 2015-16 146 183 272 601 1708 2189 2805 6702
2 2016-17 146 183 272 601 1785 1857 2811 6453
3 2017-18 147 184 273 604 1793 1897 2878 6568
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Từ bảng 2.1 ta có các biểu đồ 2.1, biểu đồ 2.2 minh họa số lượng trường và lớp
THCS của các tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Hải Dương trong 3 năm gần đây.
0
50
100
150
200
250
300
2015-16 2016-17 2017-18
Biểu đồ 2.1. Số lượng trường THCS các tỉnh ven Hà Nội
Vĩnh Phúc Thái Nguyên Hải Dương
91
Từ bảng 2.1, ta có thể thấy trong 3 năm gần đây số lượng trường THCS trên địa
bàn 3 tỉnh nghiên cứu không có sự thay đổi đáng kể. Thậm chí, trong năm học 2016-
2017 không có bất kỳ sự thay đổi nào về số lượng THCS của 3 tỉnh trên. Còn trong năm
học gần đây nhất 2017 – 2018, số lượng trường THCS ở 3 tỉnh này có tăng nhưng chỉ
tăng 1 trường ở mỗi tỉnh, kéo theo tổng số ở 3 tỉnh tăng 3 trường so với năm học trước.
Sự thay đổi về số lượng lớp học THCS của các tỉnh trên có diễn biến khác biệt
nhất định. Tỉnh vĩnh Phúc và Hải Dương là 2 tỉnh có số lượng lớp học tăng liên tục trong
2 năm gần đây mặc dù tốc độ tăng là không đều. Năm học 2016-2017, số lớp học của
Vĩnh Phúc tăng lên 73 lớp (4,27%) còn của Hải Dương tăng không đáng kể, chỉ tăng có
6 lớp; Còn trong năm học sau Vĩnh Phúc lại có số lượng lớp học tăng không đáng kể,
chỉ tăng có 8 lớp (0,44%) trong khi Hải Dương lại có số lượng lớp học tăng đáng kể -
67 lớp (2,4%). Trong khi đó ở Vĩnh Phúc ghi nhận số lượng lớp học giảm mạnh trong
năm học đầu 2016-2017 - giảm 332 lớp (15,11%), mặc dù trong năm học sau có tăng
lên được 40 trường nhưng con số này là không đáng kể so với số lượng sụt giảm của
năm trước. Kết quả tính chung cho 3 tỉnh nêu trên có sự sụt giảm mạnh của số lượng lớp
học trong năm 2016-2017 và có sự phục hồi nhẹ về số lớp học trong năm học sau. Số
lượng lớp học THCS của 3 tỉnh trong năm học 2017-2018 là 6568 lớp.
Điều đó cho thấy sự phát triển không ổn định của số lượng lớp học THCS trong
khi có sự ổn định nhất định của số lượng trường THCS tại địa bàn nghiên cứu.
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
3500
1 2 3
Biểu đồ 2.2. Số lượng lớpTHCS các tỉnh ven Hà Nội
Vĩnh Phúc Thái Nguyên Hải Dương
92
2.2.2 Thực trạng về học sinh THCS các tỉnh ven Hà Nội
2.2.2.1. Số lượng học sinh các trường THCS các tỉnh ven Hà Nội phân theo giới tính
Bảng 2.2 Số lượng học sinh THCS các tỉnh ven Hà Nội phân theo giới tính
TT
Năm
học
Vĩnh
Phúc
Thái
Nguyên
Hải
Dương
Tổng số
(%)
Giới tính
Nam (%) Nữ (%)
1 2015-16 58576 63499 92037
214112
(100)
111037
(51,86)
103075
(48,14)
2 2016-17 62043 64233 92658
218934
(100)
113735
(51,95)
105199
(48,05)
3 2017-18 66289 65936 96305
228530
(100)
118956
(52,05)
109574
(47,95)
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Từ đó ta có được biểu đồ 2.3 minh họa số lượng HS các tỉnh ven Hà Nôi.
Số liệu thống kê số lượng HS trong 3 năm học gần nhất phân theo giới tính được
trình bày ở bảng 2.2. Từ bảng số liệu này, ta có thể thấy, số HS THCS tăng liên tục trong
2 năm gần đây, trong đó, sau 2 năm Vĩnh Phúc có số lượng HS tăng mạnh nhất - từ
58.576 HS lên 66.289 HS (tăng 11,63%), trong khi đó Vĩnh Phúc và Hải Dương có tốc
độ tăng tương đối thấp và giống nhau với lần lượt là 3,69% và 4,43%. Mức tăng chung
của 3 tỉnh này sau 2 năm là 6,30%. Tuy nhiên tốc độ tăng HS trung bình hàng năm của
3 tỉnh này là không đều: năm học 2016-2017 tăng 2,2% so với năm học trước, trong khi
năm học 2017-2018 tăng là 4,19%. Trong năm học 2017-2018, tổng số HS THCS của 3
tỉnh nêu trên là 228.530 HS trong đó nữ chiếm tỷ lệ 47,95% và nam chiểm 52,05%.
Đáng chú ý là tỷ lệ HS nữ thấp hơn tỷ lệ HS nam và có xu hướng tăng nhẹ nhưng liên
tục. Đó là xu hướng không phải là tốt.
0
20000
40000
60000
80000
100000
120000
2015-16 2016-17 2017-18
Biểu đồ 2.3 Số lượng học sinh các tỉnh ven Hà Nội
Vĩnh Phúc Thái Nguyên Hải Dương
93
2.2.2.2 Thực trạng chất lượng HS các trường THCS các tỉnh ven Hà Nội
Thực trạng chất lượng HS các trường THCS được xét theo 2 phương diện: học lực
và hạnh kiểm và các số liệu thống kê được trình bày ở bảng 2.3.
Bảng 2.3 Thực trạng chất lượng HS các trường THCS ven Hà Nội
TT Năm học
Tổng
số
Học lực Hạnh kiểm
Giỏi Khá TB Yếu Kém Tốt Khá TB Yếu
1 2015-16
214112
(100)
20162
(9,42)
80568
(37,63)
81183
(37,92)
16099
7,52)
16099
(7,52)
170941
(79,84)
20257
(9,46)
16099
(7,52)
6815
(3,18)
2 2016-17
218934
(100)
26304
(12,01)
81638
(37,29)
82498
(37,68)
14146
(6,46)
14348
(6,55)
177848
(81,23)
21020
(9,60)
14146
(6,46)
5920
(2,70)
3 2017-18
228530
(100)
28502
(12,47)
85138
(38,09)
87057
(38,09)
13789
(6,03)
14044
6,15)
187730
(82,15)
21447
(9,38)
13789
(6,03)
5563
2,43)
Nguồn: Tổng hợp báo cáo của Sở GD&ĐT các tỉnh Hải Dương, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc
Chú thích: Số trong ngoặc đơn theo đơn vị tính %.
0,00
5,00
10,00
15,00
20,00
25,00
30,00
35,00
40,00
Giỏi Khá TB Yếu Kém
Biểu đồ 2.4. Thực trạng học lực của HS THCS các tỉnh ven Hà Nội
(Đơn vị: %)
2015-16 2016-17 2017-18
0,00
10,00
20,00
30,00
40,00
50,00
60,00
70,00
80,00
90,00
Tốt Khá TB Yếu
Biểu đồ 2.5. Thực trạng hạnh kiểm của HS THCS các tỉnh ven Hà Nội
(Đơn vị: %)
2015-16 2016-17 2017-18
94
Biểu đồ 2.4 và biểu đồ 2.5 được lập từ bảng 2.3 minh họa học lực và hạnh kiểm
của HS THCS của cả 3 tỉnh nêu trên trong 3 năm học gần đây.
Từ bảng 2.3 chúng ta có thể thấy:
- Trước hết về học lực, tỷ lệ HS giỏi trong 2 năm gần đây tăng nhẹ từ 9,42% lên
12,47% trong khi đó tỷ lệ HS khá và trung bình là tương đương nhau và chiếm khoảng 38%
trong năm học 2017 -2018. Tỷ lệ HS yếu và kém là tương đối thấp và gần như nhau với tỷ
lệ chiếm khoảng 6% tổng số chúng.
- Về hạnh kiểm: Đa số HS đạt hạnh kiểm tốt chiếm trên 80%, sau đó số lượng HS
có hạnh kiểm khá chiếm gần 10%. Số còn lại là HS có hạnh kiểm trung bình và yếu
chiếm chứ tới 10% tổng số chung.
2.2.3 Thực trạng đội ngũ giáo viên THCS
2.2.3.1 Số lượng giáo viên THCS
Số lượng GV của 3 tỉnh phân theo giới tính và môn học được thể hiện ở bảng 2.4.
Bảng 2.4. Số lượng giáo viên các tỉnh ven Hà Nội phân theo giới tính và môn học
TT
Năm
học
Vĩnh
Phúc
Thái
Nguyên
Hải
Dương
Tổng
Số
Giới tính (%) Phân theo môn học (%)
Nam Nữ
Văn
hóa Nhạc Họa
Thể
dục
1 2015-16 4081 4010 5821 13912
3339
(33,10)
10573
(66,90)
12990
(93,37)
303
(2,18)
318
(2,29)
301
(2,16)
2 2016-17 3832 3990 5687 13509
3253
(34,56)
10256
(65,44)
12485
(92,42)
297
(2,20)
429
(3,18)
297
(2,20)
3 2017-18 3754 3918 5590 13262
3172
(35,18)
10090
(64,82)
12159
(91,68)
373
(2,81)
429
(3,24)
301
(2,27)
Nguồn: Tổng hợp số liệu của Tổng cục Thống kê, các báo cáo của Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc,
Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc, Sở GD&ĐT Hải Dương các năm học trên.
0
1000
2000
3000
4000
5000
6000
7000
2015-16 2016-17 2017-18
Biểu đồ 2.6. Số lượng giáo viên THCS các tỉnh ven Hà Nội
Vĩnh Phúc Thái Nguyên Hải Dương
95
Dựa vào bảng 2.4 ta có biểu đồ 2.6 minh họa số lượng giáo viên THCS nêu trên.
Kết quả thống kê trong bảng 2.4 cho thấy số lượng GV THCS thuộc cả 3 tỉnh trong
3 năm học gần nhất hiện nay đều có xu hướng giảm nhẹ trong khi số lượng HS THCS
của các tỉnh trên vẫn có xu hướng tăng nhẹ. Chính vì vậy mà ta có thể khẳng định việc
giảm số lượng GV THCS trong những năm gần đây liên quan chủ yếu tới sự sắp xếp lại
lớp học và chỉ tiêu biên chế. Tổng số GV THCS 3 tỉnh là 13.912 người năm học 2015 –
2016 giảm nhẹ còn 13.262 người trong năm học 2017-2018. Tỷ lệ GV THCS là nữ
chiếm khoảng 65% và dao động không đáng kể trong 3 năm. Các tỷ lệ về cơ cấu môn
học cũng không có nhiều thay đổi lớn, trong đó GV dạy môn văn hóa chiếm tỷ lệ khoảng
91-93%, còn lại là GV các môn nhạc, họa và thể dục. Đáng kể là GV môn nhạc có xu
hướng tăng nhẹ lên gần 3% trong năm học gần đây.
2.2.3.2. Chất lượng đội ngũ giáo viên THCS
Chất lượng đội ngũ GV THCS phân theo chuẩn đào tạo và trình độ chuyên môn
của các 3 tỉnh ven Hà Nội được thể hiện ở bảng 2.5.
Bảng 2.5. Chất lượng đội ngũ giáo viên THCS các tỉnh ven Hà Nội
phân theo chuẩn đào tạo và trình độ chuyên môn
TT Năm học
Tổng
số
Phân theo chuẩn đào tạo
Phân theo trình độ
chuyên môn
Không
đạt chuẩn
Đạt
Trên
chuân
Trung
cấp
Cao
đẳng
Đại học
Sau
ĐH
1 2015-16 17849 1083 8240 8526 - 523 16800 526
2 2016-17 18536 665 7779 10562 - 312 17576 648
3 2017-18 18782 524 7479 10779 - 268 17826 688
Nguồn: Tổng hợp số liệu của Tổng cục Thống kê, các báo cáo của Sở GD&ĐT các tỉnh
Vĩnh Phúc, Vĩnh Phúc và Hải Dương.
0
20
40
60
80
100
Trung cấp Cao đẳng Đại học Sau ĐH
Biểu đồ 2.7. Tổng số giáo v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_quan_ly_hoat_dong_boi_duong_giao_vien_trung_hoc_co_s.pdf