Luận án Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi ở các trường mầm non tư thục

MỞ ĐẦU .1

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở

CÁC TRƯỜNG MẦM NON.8

1.1. Các nghiên cứu về kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống.8

1.2. Các nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục và quản lý giáo dục kỹ năng

sống trong nhà trường .14

1.3. Các công trình nghiên cứu về trường mầm non tư thục.23

1.4. Đánh giá các công trình nghiên cứu đi trước về giáo dục kỹ năng sống, quản lý

giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường và trường mầm non tư thục.28

1.5. Xác định các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án về quản lý giáo

dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường MNTT .30

Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON.32

2.1. Trường mầm non và trường mầm non tư thục.32

2.2. Hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non.39

2.3. Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường

mầm non.54

2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ

5 -6 tuổi ở trường mầm non .60

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT

ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC

TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC .65

3.1. Địa bàn và khách thể nghiên cứu thực trạng.65

3.2.Tổ chức nghiên cứu thực trạng .67

3.3. Thực trạng mức độ kỹ năng sống của trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non tư thục.72

3.4. Thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non tư

thục.76

3.5. Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường

mầm non tư thục.87

pdf240 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 597 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi ở các trường mầm non tư thục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thể nói rằng, đối với trẻ 5 – 6 tuổi thì việc giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động, bằng hoạt động thực tiễn là rất quan trọng. Các em sẽ học tập và rèn luyện được kĩ năng sống tốt hơn thông qua việc được tận mắt chứng kiến, được đi, được làm và được tham gia vào các hoạt động cụ thể. Do vậy, một trong những hình thức giáo dục kĩ năng sống quan trọng cho trẻ 5 – 6 tuổi là thăm quan, dã ngoại. Tuy nhiên, hình thức này lại được sử dụng ít nhất so với các hình thức khác được nghiên cứu. Thực tế đã cho thấy, việc tổ chức cho học sinh 5 – 6 tuổi đi tham quan, dã ngoại mặc dù đem lại hiệu quả cao trong việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ song các nhà trường rất khó khăn trong việc sử dụng hình thức giáo dục này. Một mặt do điều kiện của nhà trường còn khó khăn về kinh phí, việc tổ chức đi tham quan, dã ngoại cho trẻ cũng cần phải được thực hiện rất cẩn trọng từ việc quản lý học sinh, đến việc ăn uống của học sinh.. mặt khác từ phía gia đình trẻ cũng chưa thật sự tạo điều kiện để các em tham gia. Đây chính là khó khăn của các trường trong việc sử dụng hình thức này. Qua phỏng vấn sâu cô giáo N.T.D (Trường MN quốc tế Việt Sing Nghệ An) cho rằng: “GV muốn cho trẻ tham gia vào các hoạt động trải nghiệm, tham quan, dã ngoại để giúp trẻ hình thành các kỹ năng một cách tốt nhất chẳng hạn như ở kỹ năng phát triển nhận thức để trẻ có được hiểu biết về môi trường tự nhiên, xã hội, có được khả năng quan sát, so sánh, phân loại, phán đoán thì cần cho trẻ tiếp xúc với các hoạt động thực tế để hình thành được các KNS, tuy nhiên thực tế thì các trường mầm non chưa đáp ứng được”. 3.4.3.2. So sánh đánh giá của cám bộ quản lý và giáo viên về mức độ thực hiện các hình thức giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non tư thục Kết quả nghiên cứu cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa cán bộ quản lý và giáo viên trong việc đánh giá mức độ thực hiện các hình thức hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non 5-6 tuổi (p = 0,000; t = 4,918). Nhìn chung, giáo viên đánh giá mức độ thực hiện các hình thức hoạt động ở mức thường xuyên hơn (ĐTB = 2,59) so với cán bộ quản lý (ĐTB = 2,43). 82 Bảng 3.15. So sánh đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về mức độ thực hiện các hình thức giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi Các hình thức Quản lý Giáo viên t p ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC 1.Thông qua thực hiện các chế độ sinh hoạt hàng ngày để giáo dục 2,55 0,537 2,59 0,603 -0,688 0,491 2.Hoạt động học tập 2,54 0,526 2,62 0,500 -1,789 0,075 3.Hoạt động vui chơi 2,62 0,526 2,67 0,480 -1,150 0,251 4.Hoạt động giao tiếp 2,61 0,503 2,65 0,490 -1,018 0,309 5.Hoạt động lao động 2,33 0,560 2,53 0,543 -4,253 0,000 6.Hoạt động ngày hội ngày lễ 2,18 0,597 2,64 0,536 -9,557 0,000 7.Hoạt động thăm quan dã ngoại 2,20 0,729 2,45 0,605 -3,925 0,000 Điểm trung bình chung 2,431 0,391 2,593 0,250 -4,918 0,000 Xem xét từng khía cạnh cụ thể cho thấy, hình thức giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động lao động (p = 0,000; t = 4,253), hoạt động ngày hội/ ngày lễ (p = 0,000; t = 9,557), hoạt động thăm quan dã ngoại (p = 0,000; t = 3,925) được giáo viên đánh giá ở mức độ thường xuyên hơn so với cán bộ quản lý, trong đó mức độ sử dụng hình thức giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động ngày hội, ngày lễ cho thấy sự khác biệt lớn nhất (t = 9,557). 3.4.4. Thực trạng thực hiện các phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi 3.4.4.1. Đánh giá chung thực trạng thực hiện các phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi Bảng 3.16. Thực trạng thực hiện các phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi Các phương pháp Tỉ lệ % ĐTB ĐLC Không bao giờ Thỉnh thoảng Thường xuyên 1.Trải nghiệm 7,3 45,2 47,4 2,40 0,623 2.Tập luyện thường xuyên 6,2 47,2 46,5 2,40 0,605 3.Giải quyết tình huống 2,2 36,6 61,1 2,59 0,536 4.Thông qua các hoạt động nghệ thuật (múa, vẽ, hát, kể chuyện) 2,3 37,9 59,8 2,57 0,540 5.Khen ngợi kịp thời 0,4 40,1 59,5 2,59 0,501 6.Làm mẫu 0,7 32,9 66,5 2,66 0,488 7.Làm gương 0,8 33,4 65,8 2,65 0,493 8.Làm cùng 0,3 44,8 54,9 2,55 0,505 9.Trò chuyện, đàm thoại 5,8 46,3 47,9 2,42 0,600 10.Giảng giải 8,9 40,5 50,6 2,42 0,649 11.Trò chơi 1,9 44,5 53,6 2,52 0,537 12.Giao việc 5,7 43,0 51,3 2,46 0,602 Điểm trung bình chung 2,518 0,245 83 Nhận xét: Qua bảng số liệu cho thấy mức độ thực hiện các phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ tại trường mầm non được đánh giá chung ở mức độ thường xuyên với ĐTB = 2,58; ĐLC = 0,245. Phương pháp các cô sử dụng nhiều nhất và được đưa vào dạy kĩ năng sống hàng ngày cho trẻ đó là “Làm mẫu” (ĐTB = 2,66), “Làm gương” (2,65). Số liệu cho thấy điều này hoàn toàn phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ ở độ tuổi 5-6 nghĩa là trẻ có đặc điểm bắt chước, làm theo hướng dẫn của người lớn, nên người lớn luôn là hình ảnh đẹp nhất trong mắt trẻ. Do đó, GV và CBQL luôn sử dụng phương pháp làm mẫu, làm gương để GD KNS cho trẻ. Tuy nhiên, điều này cũng cho thấy nếu sử dụng phương pháp làm mẫu và làm gương nhiều sẽ hạn chế tính sáng tạo của trẻ. CBQL cần chỉ đạo GV thay đổi bằng nhiều phương pháp khác nhau. Đặc biệt thông qua trải nghiệm trẻ sẽ tích hợp được nhiều vốn và kinh nghiệm sống cho mình và qua đó hình thành tốt tính sáng tạo ở trẻ trong quá trình trải nghiệm cụ thể. Phương pháp trải nghiệm và tập luyện thường xuyên là 2 phương pháp mà giáo viên mầm non ít sử dụng nhất trong 12 phương pháp giáo dục kĩ năng sống được xem xét trong nghiên cứu này (ĐTB = 2,40). Đây chính là khái cạnh mà cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên tại các trường mầm non phải chú ý. Bởi lẽ, việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ rất cần tới việc sử dụng 2 phương pháp này. Việc giúp các em khi học các kĩ năng sống cụ thể, vận dụng các kĩ năng đó vào việc thực hiện các hoạt động tự phục vụ bản thân, hoạt động học tập, giao tiếp ứng xử thông qua trải nghiệm là vô cùng có ý nghĩa. Việc giáo viên sử dụng phương pháp trải nghiệm sẽ giúp học sinh có cơ hội được vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học trong thực tế, và từ đó giúp các em rèn luyện được kĩ năng. Qua phỏng vấn sâu cô giáo Ng.T. L (Trường MN quốc tế Việt Sing Nghệ An) cho rằng: “Việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non cần được sử dụng đa dạng và đồng bộ các phương pháp giáo dục. Trong đó, rất cần tới việc sử dụng các phương pháp như làm mẫu, nêu gương, trải nghiệm, luyện tập,”. Như vậy, kết quả nghiên cứu định tính của luận án cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu định lượng được phân tích ở trên. Do vậy, cán bộ quản lý và giáo viên mầm non cần phải sử dụng đa dạng các phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ, việc lựa chọn các phương pháp giáo dục phù hợp với nội dung giáo dục và đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh sẽ giúp cho hiệu quả hoạt động giáo dục được tăng cao. 3.4.4.2. So sánh đánh giá của giáo viên và cán bộ quản lý về thực trạng thực hiện các phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi 84 Bảng 3.17: So sánh đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về mức độ thực hiện các phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi Các phương pháp Cán bộ quản lý Giáo viên t p ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC 1.Trải nghiệm 2,25 0,580 2,43 0,627 -3,372 0,001 2.Tập luyện thường xuyên 2,47 0,514 2,39 0,621 1,717 0,087 3.Giải quyết tình huống 2,37 0,582 2,63 0,514 -5,305 0,000 4.Thông qua các hoạt động nghệ thuật (múa, vẽ, hát, kể chuyện) 2,57 0,646 2,58 0,516 -0,130 0,897 5.Khen ngợi kịp thời 2,61 0,502 2,59 0,501 0,655 0,513 6.Làm mẫu 2,63 0,511 2,66 0,484 -0,853 0,394 7.Làm gương 2,69 0,504 2,64 0,491 1,170 0,242 8.Làm cùng 2,50 0,515 2,55 0,503 -1,140 0,254 9.Trò chuyện, đàm thoại 2,50 0,552 2,40 0,608 1,866 0,062 10.Giảng giải 2,48 0,597 2,40 0,659 1,406 0,160 11.Trò chơi 2,52 0,514 2,52 0,541 -,009 0,993 12.Giao việc 2,35 0,623 2,48 0,596 -2,345 0,019 Điểm trung bình chung 2,496 0,315 2,523 0,228 -1,005 0,316 Nhìn chung không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê giữa quản lý và giáo viên trong việc đánh giá mức độ thực hiện các phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non 5-6 tuổi (p = 0,316). Xem xét từng phương pháp giáo dục cụ thể cho thấy: không có sự khác biệt ý nghĩa giữa quản lý và giáo viên trong việc đánh giá mức độ thực hiện các phương pháp giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động nghệ thuật (p = 0,897), thông qua tập luyện thường xuyên (p = 0,087), khen ngợi kịp thời (p = 0,513), làm mẫu (p = 0,394), làm gương (p = 0,242), làm cùng (p = 0,254), trò chuyện/ đàm thoại (p = 0,062), giảng giải (p = 0,160), trò chơi (p = 0,993). Sư khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa đánh giá của quản lý và giáo viên về mức độ thực hiện các phương pháp cụ thể sau: Giáo viên đánh giá mức độ thực hiện giáo dục kĩ năng sống bằng phương pháp trải nghiệm ở mức nhiều hơn so với cán bộ quản lý (p = 0,001; t = 3,372). Tương tự, phương pháp giáo dục thông qua giải quyết tình huống (p = 0,000; t = 5,305) và giao việc (p = 0,019; t = 2,345) cũng được giáo viên đánh giá mức thực hiện nhiều hơn so với quản lý. 85 3.4.5. Thực trạng mức độ đáp ứng các nguồn lực, điều kiện giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi 3.4.5.1. Đánh giá chung thực trạng mức độ đáp ứng của các nguồn lực, điều kiện giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi Bảng 3.18. Thực trạng mức độ đáp ứng nguồn lực, điều kiện giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi Các nguồn lực Tỉ lệ % ĐTB ĐLC Chưa đảm bảo Trung bình Tốt Rất tốt 1.Nhân lực (cán bộ quản lý, giáo viên,,) 1,3 33,1 54,3 11,2 2,76 0,661 2.Cơ sở vật chất trường học (các phòng học, phòng chức năng, công trình phụ trợ,) 4,6 31,8 49,0 14,6 2,74 0,760 3.Đồ dùng, phương tiện, thiết bị giáo dục: Máy chiếu, vi tính, máy chiếu, radio, casset 4,1 35,9 45,7 14,4 2,70 0,761 4.Tài liệu giáo dục KNS 2,3 31,3 52,9 13,5 2,78 0,701 5.Đồ dùng trực quan, tranh, ảnh, sơ đồ, giáo trình dùng để giáo dục KNS 1,7 31,1 57,1 10,1 2,76 0,648 6.Kinh phí cho hoạt động giáo dục KNS 4,2 36,0 53,7 6,1 2,62 0,666 Điểm trung bình chung 2,723 0,469 Nhận xét: Qua bảng 3.13 cho thấy thực trạng nguồn lực điều kiện giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi đạt ở mức độ tốt ĐTB = 2,72; ĐLC = 0,46. Kết quả nghiên cứu này khẳng định, các trường mầm non tư thục được nghiên cứu đã có nguồn lực về con người, nguồn lực về cơ sở vật chất tốt, đáp ứng được các yêu cầu của việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi tại nhà trường. Có sự khác biệt nhất định trong đánh giá các khía cạnh xem xét thuộc nội dung này. Cụ thể như sau: “Nguồn lực con người” được các khách thể mà đề tài tiến hành khảo sát đánh giá mức độ đáp ứng tốt nhất (ĐTB = 2,76; ĐLC = 0,66). Đây là một tín hiệu đáng mừng, bởi lẽ để hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi tại trường mầm non được thực hiện thì trước hết cần phải có là đội ngũ giáo viên thực hiện được nhiệm vụ giáo dục nội dung này. Mặt khác, chất lượng hoạt động giáo dục kĩ năng sống phụ thuộc phần lớn vào đội ngũ giáo viên. Do vậy, việc đáp ứng tốt đội ngũ giáo viên giáo dục kĩ năng sống là một trong những điều kiện tiên quyết để hoạt động này đạt hiệu quả tốt. Tiếp đến là “Đồ dùng trực quan, tranh, ảnh, sơ đồ, giáo trình dùng để giáo dục KNS”, ĐTB = 2,76, ĐLC = 0,64. Như vậy, các nhà trường mầm non được nghiên cứu đã đáp ứng tốt các đồ dùng trực quan 86 tranh ảnh, sơ đồ giáo trình dùng để giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi. Đây cũng là một trong những ưu thế để hoạt động giáo dục kĩ năng sống tại các trường mầm non được nghiên cứu đạt hiệu quả. Kết quả phỏng vấn sâu về vấn đề này cũng cho thấy kết quả tương đồng. Dưới đây chúng ta sẽ nghe một vài ý kiến: Đồng chí Đ.B.T. (Phó Phòng Mầm non, Sở Giáo dục Hà Nội) cho biết: “Để hoạt động giáo dục kĩ năng sống tại trường mầm non đạt hiệu quả rất cần tới việc phải có đầy đủ nguồn lực con người và nguồn lực vật chất, phương tiện và đồ dùng dạy học đáp ứng nội dung chương trình và phù hợp với lứa tuổi”. Cô giáo V.T.H cho biết: “Để hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi đạt hiệu quả cần phải xây dựng được chương trình, nội dung giáo dục phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của các em cũng như phù hợp với xu thế và yêu cầu của xã hội”. Trong 6 khía cạnh xem xét thuộc nội dung này thì khía cạnh “Kinh phí cho hoạt động giáo dục KNS” có ĐTB thấp nhất (ĐTB = 2,62, ĐLC = 0,66). Có thể nói rằng, bất cứ một hoạt động giáo dục nào cũng cần phải có kinh phí, hoạt động giáo dục kĩ năng sống cũng vậy. Do đó, việc thiếu kinh phí cho hoạt động này sẽ là một trong những yếu tố làm cho hiệu quả của hoạt động không cao. Vì vậy, cán bộ quản lý giáo dục cần phải xem xét để đưa vấn đề này vào ngay trong kế hoạch cụ thể của trường từ đầu năm học và cũng có thể xã hội hoá để có kinh phí thực hiện tốt nhất nhiệm vụ này. 3.4.5. 2. So sánh đánh giá của giáo viên và cán bộ quản lý về mức độ đáp ứng các nguồn lực, điều kiện giáo dục kỹ năng học tập cho trẻ 5-6 tuổi Bảng 3.19. So sánh đánh giá của giáo viên và cán bộ quản lý về mức độ đáp ứng nguồn lực, điều kiện giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi Các nguồn lực Quản lý Giáo viên t p ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC 1.Nhân lực (cán bộ quản lý, giáo viên,,) 2,88 0,617 2,73 0,667 2,763 0,006 2.Cơ sở vật chất trường học các phòng học, phòng chức năng, công trình phụ trợ,) 2,84 0,756 2,72 0,760 1,798 0,073 3.Đồ dùng, phương tiện, thiết bị giáo dục: Máy chiếu, vi tính, máy chiếu, radio, casset. 2,58 0,825 2,73 0,745 -2,133 0,034 4.Tài liệu giáo dục KNS 2,61 0,736 2,81 0,689 -2,998 0,003 5.Đồ dùng trực quan, tranh, ảnh, sơ đồ, giáo trình dùng để giáo dục KNS 2,72 0,721 2,77 0,633 -0,736 0,463 6.Kinh phí cho hoạt động giáo dục KNS 2,48 0,744 2,64 0,646 -2,484 0,014 Điểm trung bình chung 2,685 0,566 2,731 0,446 -0,958 0,339 87 Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhìn chung không có sự khác nhau giữa giáo viên và cán bộ quản lý trong việc đánh giá thực trạng nguồn lực và điều kiện cho việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ (p = 0,339). Tuy nhiên, sự khác biệt cũng được thể hiện ở một số khía cạnh cụ thể sau: Các nhà quản lý đánh giá nguồn nhân lực cho việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non ở tình trạng tốt hơn so với giáo viên (p = 0,006; t = 2,763). Trong khi, giáo viên đánh giá thực trạng về đồ dường, phương tiện, thiết bị giáo dục như máy chiếu, vi tính, radio; tài liệu giáo dục kĩ năng sống và kinh phí cho hoạt động giáo dục kĩ năng sống ở tình trạng tốt hơn so với quản lý (p<0,05). Không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê giữa đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên trong việc đánh giá thực trạng về cơ sở vật chất trường học như phòng học, phòng chức năng; đồ dùng trực quan, tranh ảnh, sơ đồ, giáo trình. 3.5. Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non tư thục 3.5.1. Thực trạng lập kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5- 6 tuổi ở các trường mầm non tư thục 3.5.1. 1. Đánh giá chung về mức độ thực hiện nội dung quản lý lập kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non tư thục Bảng 3.20. Thực trạng lập kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi Nội dung Tỉ lệ % ĐTB ĐLC Chưa tốt Bình thường Tốt Rất tốt 1.Xác định mục tiêu, nội dung của hoạt động KNS cho trẻ em để lập kế hoạch 0,8 39,4 50,0 9,8 2,69 0,653 2.Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục KNS cho trẻ em trong trường MN 1,2 18,5 72,8 7,5 2,87 0,539 3.Xây dụng kế hoạch theo, tuần, tháng, năm, về hoạt động giáo dục KNS cho trẻ em 1,2 14,9 74,8 9,0 2,92 0,531 4.Xây dựng kế hoạch tham gia các lớp tập huấn về hoạt động giáo dục KNS cho trẻ em do Sở, PGD& ĐT tổ chức 1,8 33,7 58,5 6,0 2,69 0,609 5.Xác định các biện pháp thực hiện kế hoạch giáo dục KNS 1,2 19,0 72,5 7,2 2,86 0,540 6.Xây dựng kế hoạch phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường MN với hoạt động KNS cho trẻ em. 1,4 18,0 73,9 6,6 2,86 0,533 7.Xây dựng kế hoạch, sử dụng kinh phí, chi phí hoạt động giáo dục KNS cho trẻ em 2,2 42,3 49,1 6,3 2,60 0,642 Điểm trung bình chung 2,780 0,411 88 Nhận xét: Phân tích số liệu được trình bầy tại bảng trên cho phép ta rút ra một số nhận xét sau đây: Nhìn chung, cán bộ quản lý và giáo viên được nghiên cứu đánh giá mức độ thực hiện nội dung quản lý lập kế hoạch GD KNS cho trẻ trong các trường MNTT ở mức độ khá với ĐTB = 2,78, ĐLC = 0,41. Kết quả nghiên cứu này chỉ ra rằng, chủ thể quản lý tại các trường MNTT được nghiên cứu đã thực hiện khá tốt nội dung quản lý này. Trong đó, chủ thể quản lý đã thực hiện khá tốt các khía cạnh xem xét thuộc nội dung quản lý này như: Xác định mục tiêu, nội dung của hoạt động; Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động; Xây dựng kế hoạch theo tuần, tháng, năm; Xác định các biện pháp để thực hiện kế hoạch giáo dục; Xây dựng kế hoạch sử dụng kinh phí, chi hoạt động giáo dục giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5- 6 tuổi ở các trường MNTT. Các khía cạnh này đã được chủ thể quản lý thực hiện đúng, và có hiệu quả khá cao. Kết quả nghiên cứu tại bảng số liệu trên cũng chỉ ra rằng, mức độ thực hiện 5 khía cạnh xem xét trong nội quản lý này mặc dù đều đạt khá song ở mức độ khác nhau. Trong đó, các khía cạnh như: “Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục KNS cho trẻ em trong trường MN”, “Xác định các biện pháp thực hiện kế hoạch giáo dục KNS” “Xây dựng kế hoạch phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường MN với hoạt động KNS cho trẻ em” là những khía cạnh trong nội dung quản lý này có ĐTB cao nhất so với các khía cạnh xem xét khác cùng nội dung (ĐTB từ 2,86 đến ĐTB = 2,87). Thực tiễn hoạt động này tại các trường MNTT cho thấy, nếu chủ thể quản lý thực hiện ở mức độ khá tốt các khái cạnh này sẽ là cơ sở rất quan trọng góp phần quyết định sự thành công trong thực hiện hoạt động này tại nhà trường. Bởi vì, việc xác định chính xác thực trạng hoạt động giáo dục KNS cho trẻ em trong trường MN sẽ giúp cho hiệu trưởng chỉ đạo thành công và có hiệu quả cao tất cả các khâu khác của quá trình thực hiện hoạt động này tại trường. Việc phân tích và đánh giá thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi tại trường MN nếu được thực hiện tốt thì hiệu trưởng nhà trường sẽ có cơ sở rất chính xác để nắm bắt được tất cả các khía cạnh của hoạt động này thực tế đang diễn ra như nào? Ưu nhược điểm của hoạt động này? Có vấn đề gì cần phải xem xét và điều chỉnh để thực hiện hoạt động này tốt hơn không? Do vậy, chủ thể quản lý tại các trường MNTT được nghiên cứu cần phải xem xét và điều chỉnh để có các biện pháp quản lý tốt hơn khía cạnh của nội dung này. Các cán bộ, GV trong trường cũng có cơ sở vững chắc để thực hiện các nhiệm vụ được giao nhằm đáp ứng tốt nhất mục tiêu mà hiệu trưởng đã xác định khi tham gia thực hiện nhiệm vụ này. Kết 89 quả phỏng vấn sâu cũng cho thấy kết quả tương đồng. Chúng ta hãy nghe một số ý kiến của cán bộ, GV các trường MN được nghiên cứu chia sẻ về vấn đề này. Cô V.T.M chia sẻ: “Nếu chủ thể quản lý xác định chính xác thực trạng hoạt động giáo dục kĩ năng sống hiện tại của nhà trường như thế nào thì sẽ có những quyết định quản lý đúng đắn để xác định mục tiêu, nội dung, chương trình, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi phù hợp và có chất lượng nhất”. Cô V.L.A. chia sẻ: “Việc xác định các biện pháp thực hiện cho bất cứ hoạt động nào tại trường MN cũng là nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất. Hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi cũng vậy, nếu hiệu trưởng xác định tốt các biện pháp thực hiện kế hoạch giáo dục kĩ năng sống sẽ là cơ sở vững chắc để tất cả GV, cán bộ nhà trường khi tham gia vào sẽ thực hiện theo đúng mục tiêu và chương trình đã xác định, không đi chệch hướng của mục tiêu”. Bên cạnh 2 khía cạnh của nội dung quản lý được thực hiện tốt hơn các khía cạnh khác như chúng tôi phân tích ở trên thì có một số khía cạnh xem xét của nội dung quản lý này không thực hiện tốt bắng đó là: “Xây dựng kế hoạch, sử dụng kinh phí, chi phí hoạt động giáo dục KNS cho trẻ em”, ĐTB = 2,60, ĐLC = 0,64 và “Xác định mục tiêu, nội dung của hoạt động KNS cho trẻ em để lập kế hoạch”, ĐTB = 2,69, ĐLC = 0,60. Như vậy, việc xây dựng kế hoạch, sử dụng kinh phí, chi phí hoạt động giáo dục KNS cho trẻ em vẫn là một trong những khía cạnh được thực hiện chưa tốt, chưa đáp ứng được các yêu cầu của hoạt động này. Bên cạnh đó, việc xác định mục tiêu, nội dung của hoạt động KNS cho trẻ em để lập kế hoạch cũng là khía cạnh có ĐTB thấp nhất. Do đó, chủ thể quản lý hoạt động này tại các trường cần phải chú ý hơn trong việc xác định mục tiêu của hoạt động. Bởi lẽ, việc xác định rõ mục tiêu sẽ là kim chỉ nam để hoạt động này được thực hiện đúng hướng. Qua phỏng vấn sâu đồng chí Đ.B.T. (Phó Phòng Mầm non, Sở Giáo dục Hà Nội) cho biết: “Việc xây dựng kế hoạch, sử dụng kinh phí, chi phí hoạt động giáo dục KNS cho trẻ tại trường mầm non đã được thực hiện, tuy nhiên việc xây dựng kế hoạch cần đầy đủ, cụ thể hơn”. 3.5.1.2. So sánh đánh giá của giáo viên và cán bộ quản lý về mức độ thực hiện nội dung quản lý lập kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non tư thục Kết quả nghiên cứu cho thấy đánh giá hiệu quả của việc lập kế hoạch cho hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi có sự khác biệt ý nghĩa thống kê giữa đánh giá của quản lý và đánh giá của giáo viên (p = 0,008; t = 2,686), tuy nhiên sự 90 khác biệt không quá lớn, trong đó giáo viên (ĐTB = 2,80) đánh giá hiệu quả của việc lập kế hoạch cho hoạt động giáo dục kĩ năng sống tốt hơn so với các nhà quản lý (ĐTB = 2,68). Bảng 3.21: So sánh đánh giá của giáo viên và cán bộ quản lý về mức độ thực hiện nội dung lập kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi Nội dung Quản lý Giáo viên t p ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC 1.Xác định mục tiêu, nội dung của hoạt động KNS cho trẻ em để lập kế hoạch 2,75 0,746 2,68 0,632 1,184 0,238 2.Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục KNS cho trẻ em trong trường MN 2,70 0,689 2,90 0,497 -3,413 0,001 3.Xây dụng kế hoạch theo, tuần, tháng, năm, về hoạt động giáo dục KNS cho trẻ em 2,80 0,710 2,94 0,483 -2,389 0,018 4.Xây dựng kế hoạch tham gia các lớp tập huấn về hoạt động giáo dục KNS cho trẻ em do Sở, PGD& ĐT tổ chức 2,56 0,715 2,71 0,583 -2,446 0,015 5.Xác định các biện pháp thực hiện kế hoạch giáo dục KNS 2,71 0,658 2,89 0,508 -3,243 0,001 6.Xây dựng kế hoạch phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường MN với hoạt động KNS cho trẻ em. 2,69 0,683 2,89 0,489 -3,530 0,001 7.Xây dựng kế hoạch, sử dụng kinh phí, chi phí hoạt động giáo dục KNS cho trẻ em 2,54 0,669 2,61 0,637 -1,265 0,206 Điểm trung bình chung 2,676 0,552 2,802 0,372 -2,686 0,008 Xem xét từng khía cạnh cụ thể trong nội dung quản lý này cho thấy, giáo viên và nhà quản lý đánh giá hiệu quả của việc xác định mục tiêu, nội dung của hoạt động kĩ năng sống (p = 0,238) và xây dựng kế hoạch, sử dụng kinh phí, chi phí cho hoạt động giáo dục kĩ năng sống (0,206) là như nhau. Sự khác biệt ý nghĩa được thể hiện ở các khía cạnh sau: 91 Giáo viên đánh giá việc thực hiện phân tích đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non tốt hơn so với đánh giá của quản lý (p = 0,001; t = 3,413). Tương tự, các khía cạnh sau của nội dung quản lý này cũng được giáo viên đánh giá hiệu quả thực hiện tốt hơn so với các nhà quản lý, gồm: xây dựng kế hoạch theo tuần, tháng, năm về hoạt động giáo dục kĩ năng sống (p = 0,018; t = 2,389); Xây dựng kế hoạch tham gia các lớp tập huấn về hoạt động giáo dục KNS cho trẻ em do Sở, PGD& ĐT tổ chức (p = 0,015; t = 2,446); Xác định các biện pháp thực hiện kế hoạch giáo dục KNS (p = 0,001; t = 3,243); và xây dựng kế hoạch phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường MN với hoạt động KNS cho trẻ em (p = 0,001; t = 3,530). 3.5.2. Thực trạng tổ chức nhân sự thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non tư thục 3.5.2.1. Đánh giá chung về mức độ thực hiện nội dung tổ chức nhân sự thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non tư thục Bảng 3.22. Mức độ thực hiện nội dung tổ chức nhân sự thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi Nội dung Tỉ lệ % ĐTB ĐLC Chưa tốt Bình thường Tốt Rất tốt 1.Xác đinh các bộ phận trong trường MN tham gia hoạt động giáo dục KNS cho trẻ em 0,7 21,4 69,2 8,8 2,86 0,556 2.Xác định nhiệm vụ cụ thể của các bộ phận trong trường MN tham gia giáo dục KNS 2,6 24,6 65,0 7,8 2,78 0,615 3.Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ giáo dục KNS cho giáo viên trường MN 1,6 34,7 50,8 12,9 2,75 0,691 4.Tổ chức phối hợp giữa các bộ phận tham gia quản lý hoạt động giáo dục KNS 4,6 23,6 61,6 10,2 2,78 0,686 Điểm trung bình chung 2,791 0,457 Nhận xét: Kết quả bảng số liệu trên cho

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_quan_ly_hoat_dong_giao_duc_ky_nang_song_cho_tre_5_6.pdf
Tài liệu liên quan