Chỉ đạo bồi dưỡng các chủ thể quản lý hoạt động học tập theo năng lực đầu ra của học viên ở các trường sĩ quan quân đội
Bồi dưỡng các chủ thể quản lý hoạt động học tập của học viên ở các trường sĩ quan quân đội theo hướng phát triển năng lực để thực hiện nội dung, chương trình, kế hoạch học tập trên lớp; các hình thức hoạt động sau bài giảng, hoạt động ngoại khoá theo năng lực đầu ra nhằm phát huy tốt vai trò của các lực lượng sư phạm và học viên trong việc phối kết hợp kỹ năng xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch học tập tạo sự nhất quán về nguyên tắc và phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập, muốn vậy phải tạo ra môi trường học tập đa thông tin; cần lập danh sách các công việc phải hoàn thành để đạt được mục tiêu phát triển năng lực cần thiết; phân chia công việc thành các nhiệm vụ cụ thể cho cá nhân, bộ phận trong tổ chức mình quản lý và tự quản lý thực hiện một cách thuận lợi; chỉ đạo, điều khiển một cách linh hoạt đảm bảo tính khách quan và khoa học, thiết lập một cơ chế điều phối, tạo thành sự liên kết hoạt động giữa các thành viên hay bộ phận tạo điều kiện đạt mục tiêu và tiến hành điều chỉnh nếu cần; việc tổ chức phải gắn với mục đích, mục tiêu của học phần, môn học; phải đảm bảo nguyên tắc chuyên môn hóa và cân đối giữa nội dung, yêu cầu đạt được với nhiệm vụ, chức trách, quyền hạn và lợi ích của từng bộ phận hoặc cá nhân; đồng thời, phải có nguyên tắc tiêu chuẩn hóa để đánh giá và tự đánh giá năng lực sau bồi dưỡng. Cần tiến hành đồng bộ các nội dung sau: (1) Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực cho các chủ thể quản lý hoạt động học tập của học viên xác định rõ mục đích; cách thức triển khai; (2) Tổ chức bồi dưỡng năng lực cho các chủ thể quản lý hoạt động học tập của học viên thông qua các đợt tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục và đào tạo do nhà trường tổ chức; (3) Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hoạt động học tập của học viên; (4) Chỉ đạo cán bộ quản lý, giảng viên tự đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực dựa trên tiêu chí đã xây dựng; (5) Tạo điều kiện để các chủ thể tự bồi dưỡng năng lực quản lý hoạt động học tập.
176 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 606 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý hoạt động học tập của học viên ở các trường sĩ quan quân đội theo hướng phát triển năng lực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
viên phải có nhận thức đúng về hoạt động học tập theo hướng phát triển năng lực, nâng cao trình độ chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm với nghề dạy học cao hơn nữa là tình yêu với nghề và sự đam mê với phong cách giảng dạy năng động và khoa học.
Nếu, giảng dạy theo năng lực đầu ra là một thách thức đối với giảng viên thì quản lý hoạt động học tập theo năng lực đầu ra là một thách thức đối với cán bộ quản lý. Cán bộ quản lý giáo dục ở các trường sĩ quan quân đội bao gồm các cấp lãnh đạo, chỉ huy, quản lý của nhà trường, cán bộ thuộc các cơ quan nghiệp vụ, các hệ (tiểu đoàn) và các lớp (đại đội) học viên. Hiệu quả quản lý của đội ngũ cán bộ thể hiện ở phẩm chất, năng lực, nghệ thuật tổ chức, chỉ đạo, điều hành, chỉ huy, quản lý tác động đến việc hoạch định chủ trương, chiến lược phát triển nhà trường, xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch. Vì vậy, đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý phải có năng lực xây dựng kế hoạch; tổ chức hoạt động học tập; kiểm tra, đánh giá hoạt động học tập; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng học tập theo năng lực đầu ra cho học viên; xây dựng cơ chế, tạo động lực thúc đẩy hoạt động học tập theo năng lực đầu ra; phải có năng lực và tư duy quản lý sự thay đổi cách tiếp cận hoạt động học tập theo năng lực đầu ra.
2.3.6. Tác động từ nhận thức và tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học viên trong hoạt động học tập theo năng lực đầu ra
Học viên với tư cách là chủ thể của quá trình học tập chịu trách nhiệm chính đối với hoạt động học tập. Vì vậy, các yếu tố bên trong như động cơ, hứng thú học tập, trình độ phát triển trí tuệ, tri thức, kỹ năng được hình thành trước đó, cả phong cách học, cá tính đều ảnh hưởng đến hoạt động học tập và kết quả học tập. Nếu trước đây, cách học mang tính chất thụ động, chịu sự áp đặt một chiều, nặng về ghi nhớ thì cách học hiện nay là tự học, tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Xét về tính chất của hoạt động sư phạm, muốn phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học; phải quan tâm bồi dưỡng năng lực tự học; để có năng lực tự học, trước hết và then chốt phải có phương pháp tự học tốt. Cách quản lý và giảng dạy là nhân tố đầu tiên tác động đến cách học và muốn thay đổi, cách tiếp cận mới tiên tiến hơn thì điểm tựa chung mang tính chất phương pháp luận đều xuất phát từ phía người học. Mọi sự đổi mới trong giáo dục có thành công hay không đều phụ thuộc tất cả vào sự cố gắng của người học. Vì vậy, đòi hỏi học viên, phải thay đổi những quan niệm, thói quen học thụ động học vẹt, mà hình thành thói quen và phương pháp học tập mới để có thể học tập suốt đời.
Kết luận chương 2
Năng lực người học được hình thành, phát triển trong quá trình giáo dục và bằng quá trình giáo dục; phát triển năng lực người học là nhằm làm cho các năng lực chung và năng lực đặc trưng cho từng học phần/môn học/cấp học được hình thành, củng cố và hoàn thiện ở học viên.
Quản lý hoạt động học tập theo năng lực đầu ra của học viên ở các trường sĩ quan quân đội được xem là quản lý hướng vào đầu ra, nhấn mạnh vai trò của người học cần đạt được mức năng lực như thế nào sau khi kết thúc một quá trình học tập.
Quản lý hoạt động học tập theo năng lực đầu ra là quá trình lập kế hoạch, tổ chức chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá hoạt động học tập để đảm bảo cho hoạt động học tập đạt được mục tiêu phát triển năng lực.
Tham gia quản lý hoạt động học tập theo năng lực đầu ra có nhiều chủ thể với vai trò, trách nhiệm khác nhau. Vì vậy, cần xác năng lực đầu ra của học viên ở các trường sĩ quan quân đội cụ thể và xác định rõ những yếu tố tác động ảnh hưởng đến hoạt động học tập theo năng lực đầu ra để đạt được mục đích quản lý đặt ra.
Nội dung quản lý hoạt động học tập theo năng lực đầu ra gồm: Xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập theo năng lực đầu ra của học viên ở các trường sĩ quan quân đội; Tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức hoạt động học tập theo năng lực đầu ra của học viên ở các trường sĩ quan quân đội; Chỉ đạo bồi dưỡng các chủ thể quản lý hoạt động học tập theo năng lực đầu ra; Quản lý các điều kiện đảm bảo phục vụ cho hoạt động học tập theo năng lực đầu ra của học viên ở các trường sĩ quan quân đội; Kiểm tra, đánh giá hoạt động học tập theo năng lực đầu ra của học viên ở các trường sĩ quan quân đội.
Sự phát triển của khoa học công nghệ và cách mạng công nghiệp 4.0, xu thế phát triển mới của giáo dục và đào tạo cùng với năng lực của cán bộ quản lý, giảng viên và học viên là những tác động ảnh hưởng tới quản lý hoạt động học tập theo năng lực đầu ra của học viên ở các trường sĩ quan quân đội.
Chương 3
NHỮNG VẤN ĐỀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
CỦA HỌC VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI
THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
3.1. Tình hình giáo dục và đào tạo ở các trường sĩ quan quân đội
3.1.1. Khái quát hệ thống các trường sĩ quan quân đội
Hệ thống các trường sĩ quan quân đội vừa là một tổ chức quân sự, vừa là cơ quan chuyên trách có trách được tổ chức theo trình độ đào tạo tương xứng với các trường dân sự theo cấp đào tạo trong quân đội. Theo số liệu thống kê trong Chiến lược phát triển Giáo dục và Đào tạo trong quân đội giai đoạn 2011 – 2020; hiện nay Quân đội có 138 học viện, trường đang thực hiện đào tạo 81 chuyên ngành nghiên cứu sinh, 45 chuyên ngành cao học, 91 chuyên ngành đại học và cao đẳng; 121 chuyên ngành trung cấp chuyên nghiệp [15, tr.2]; trong đó có 10 học viện; 12 trường sĩ quan và trường đại học; 02 trường cao đẳng; 15 trường trung cấp chuyên nghiệp; 07 trường quân sự quân khu, 01 trường quân sự Bộ Tư lệnh thủ đô Hà Nội; 04 trường quân sự quân đoàn; 02 trường thiếu sinh quân; 01 trung tâm quản lý học viên và bồi dưỡng cán bộ; 01 trường hạ sĩ quan; 62 trường quân sự tỉnh (thành phố); 21 trường cao đẳng nghề và trung cấp nghề [15, tr.2]. Đối với các trường sĩ quan quân đội Bộ Quốc phòng đã có nhiều chủ trương, giải pháp tạo nguồn đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhằm đáp ứng nhu cầu về số lượng, hoàn thiện cơ cấu và nâng cao chất lượng đào tạo. Xác định rõ đối tượng, tiêu chuẩn tuyển chọn học viên được tiến hành chặt chẽ, bảo đảm đúng quy trình, dân chủ, công khai với nguồn tuyển chọn có độ tuổi theo từng loại hình cấp học, bậc học và chuyên ngành đào tạo ở mỗi trường phù hợp với từng giai đoạn, phát triển theo hướng chuẩn hóa góp phần đưa hệ thống các trường sĩ quan quân đội hòa nhập vào hệ thống giáo dục quốc dân trong giai đoạn mới, đưa giáo dục và đào tạo trong quân đội phù hợp với mặt bằng kiến thức chuẩn quốc gia, liên thông với hệ thống giáo dục quốc dân, đáp ứng yêu cầu đào tạo gắn với sử dụng, bố trí sắp xếp, bổ nhiệm chức vụ sau đào tạo đúng mục tiêu và chuyên ngành. Cùng với đào tạo cơ bản ở nhà trường, quân đội đã chú trọng đưa cán bộ vào hoạt động thực tiễn lãnh đạo, chỉ huy, quản lý bộ đội, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu tạo điều kiện môi trường tốt để cán bộ phát triển. Các học viên được đào tạo trong các trường sĩ quan quân đội sau khi ra trường trở thành cán bộ công tác tại các đơn vị trong toàn quân đã phát huy được vai trò, trách nhiệm hoàn thành khá và tốt nhiệm vụ ở cương vị, chức trách được giao.
Bảng 3.1: Danh sách 12 trường sĩ quan và trường đại học
TT
Tên trường
Thành lập năm
Trực thuộc
1
Trường Sĩ quan Lục quân 1
(Đại học Trần Quốc Tuấn)
1946
Bộ Quốc phòng
2
Trường Sĩ quan Chính trị
(Đại học Chính trị)
1976
Bộ Quốc phòng
3
Trường Sĩ quan Lục quân 2
(Đại học Nguyễn Huệ)
1961
Bộ Quốc phòng
4
Trường Sĩ quan Kỹ thuật quân sự
(Đại học Trần Đại Nghĩa)
1978
Tổng Cục Kỹ thuật
5
Trường Sĩ quan Công binh
(Đại học Ngô Quyền)
1955
Binh chủng Công binh
6
Trường Sĩ quan Thông tin
(Đại học Thông tin liên lạc)
1951
Binh chủng Thông tin
7
Trường Sĩ quan Không quân
1959
Quân chủng Phòng không - Không quân
8
Trường Sĩ quan Tăng Thiết giáp
1965
Binh chủng Tăng Thiết giáp
9
Trường Sĩ quan Pháo binh
1957
Binh chủng Pháo binh
10
Trường Sĩ quan Phòng hóa
1976
Binh chủng Hóa học
11
Trường Sĩ quan Đặc công
1967
Binh chủng Đặc công
12
Trường Đại học Văn hóa – Nghệ thuật quân đội
1955
Tổng cục Chính trị
Như vậy, khái quát về đặc điểm hệ thống các trường sĩ quan quân đội để tổ chức quản lý quá trình dạy học theo năng lực đầu ra có thể thấy: Các trường sĩ quan quân đội vừa mang tính chất chung của trường đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân, vừa mang tính đặc thù của nhà trường quân đội; đó là kết hợp đào tạo cán bộ theo chức vụ với nâng cao trình độ học vấn cùng bậc học tương ứng với hệ thống giáo dục quốc dân, vừa bảo đảm tính phù hợp liên thông của đội ngũ cán bộ của Đảng, Nhà nước trong hệ thống chính trị; vừa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của lực lượng vũ trang; từ tính chất đặc thù này, dẫn đến quản lý giáo dục ở các trường sĩ quan quân đội có nhiều điểm khác biệt. Theo đó, quản lý hoạt động học tập theo năng lực đầu ra cần tính đến những đặc điểm về mô hình, mục tiêu; về chương trình, nội dung; về cơ cấu tổ chức; về chủ thể quản lý và kết quả giáo dục và đào tạo đòi hỏi phải nghiên cứu làm sáng tỏ trên cả phương diện lý luận và thực tiễn cấp thiết phải có công trình nghiên cứu chuyên sâu về quản lý hoạt động học tập của người học trong bối cảnh đổi mới giáo dục, đưa ra cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất biện pháp có tính khả thi để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới trong tình hình hiện nay.
3.1.1. Đặc điểm về mô hình, mục tiêu giáo dục và đào tạo các trường sĩ quan quân đội
3.1.1.1. Đặc điểm về mô hình, mục tiêu
Giáo dục và đào tạo ở các trường sĩ quan quân đội có tính chất đặc thù cao. Mô hình đào tạo là đào tạo ra những con người đặc biệt hoạt động trong môi trường quân sự với nhiều khó khăn, gian khổ, có sự căng thẳng về mặt tâm lý, yêu cầu cao về cường độ hoạt động, thậm chí sẵn sàng hy sinh cả tính mạng để bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn sự toàn vẹn lãnh thổ. Tính đặc thù của các trường sĩ quan quân đội còn thể hiện ở mục tiêu đào tạo học vấn gắn với chức vụ. Mục tiêu kép này không chỉ hướng đến đào tạo chuyên gia của lĩnh vực chuyên ngành quân sự cụ thể mà còn đào tạo người cán bộ, sĩ quan đảm nhiệm các cương vị chỉ huy, lãnh đạo theo chức vụ ở các cơ quan, đơn vị trong toàn quân. Chính từ đặc điểm mô hình, mục tiêu giáo dục và đào tạo này có tác động toàn diện đối với công tác quản lý giáo dục ở các nhà trường sĩ quan quân đội theo hướng phát triển năng lực.
3.1.1.2. Đặc điểm về chương trình, nội dung
Giáo dục và đào tạo ở các trường sĩ quan quân đội, được xây dựng theo hướng phát triển đầy đủ phẩm chất và năng lực của người sĩ quan quân đội phù hợp với hoạt động quân sự. Chương trình, nội dung giáo dục và đào tạo đảm bảo tính khoa học, hiện đại, tính thực tiễn, tính tư tưởng và tính giáo dục sâu sắc. Có sự cân đối hài hoà về khối lượng các loại tri thức khác nhau trong kết cấu chương trình, nội dung đào tạo. Về cơ bản ở các trường sĩ quan quân đội, có ba khung chương trình, nội dung cốt lõi đó là: Khung chương trình, nội dung cho các môn khoa học chuyên ngành, chuyên sâu; Khung chương trình, nội dung cho các môn quân sự và Khung chương trình, nội dung cho các môn chính trị, khoa học xã hội và nhân văn; giữa các khung chương trình, nội dung có tỷ lệ cân đối cả về nội dung lý thuyết, cả về thực hành nghề nghiệp. Đảm bảo theo mục tiêu giáo dục và đào tạo ở các trường sĩ quan quân đội là gắn đào tạo học vấn với chức danh, nội dung nhằm hình thành hệ thống kiến thức bậc đại học nhưng quan trọng hơn là hướng vào bồi dưỡng, phát triển các năng lực hoạt động quân sự, những kinh nghiệm, nghệ thuật hoạt động quân sự phù hợp với các chức danh mà người học sau khi ra trường sẽ đảm nhiệm. Đây là đặc điểm tác động đến toàn thể các lực lượng sư phạm, nhất là đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục và đào tạo ở các trường sĩ quan quân đội.
3.1.1.3. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức
Quản lý giáo dục và đào tạo ở các trường sĩ quan quân đội được chúng tôi tổng hợp theo số liệu thống kê trong “Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong quân đội giai đoạn 2011 – 2020” [19] gồm 12 trường sĩ quan, trường đại học được phân bổ ở cả ba miền đất nước và có nhiệm vụ đào tạo đội ngũ cán bộ quân đội có trình độ đại học, cao đẳng phục vụ cho nhiều lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp quân sự. Trên cơ sở các quy định của Nhà nước và Quân đội, hệ thống các trường sĩ quan quân đội được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định thành lập theo các yêu cầu, nhiệm vụ tổ chức lực lượng của quân đội. Các trường sĩ quan quân đội có tư cách pháp nhân, hoạt động dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, được Nhà nước, Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ đào tạo bậc cao đẳng, đại học và sau đại học; cấp văn bằng, chứng chỉ quốc gia; đồng thời các trường sĩ quan quân đội chịu sự chỉ huy của người chỉ huy và sự chỉ đạo nghiệp vụ của cơ quan nhà trường cấp trên, có trách nhiệm thực hiện Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học và Điều lệ công tác nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam. Từ những đặc điểm tổ chức biên chế nhà trường quân đội, cơ cấu tổ chức quản lý giáo dục và đào tạo ở các trường sĩ quan quân đội cũng có tính chất đặc thù được đặt dưới sự lãnh đạo của Quân uỷ Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng mà thường xuyên trực tiếp là Tổng Tham mưu trưởng, chủ nhiệm Tổng cục Chính trị chỉ đạo, chỉ huy và quản lý, điều hành toàn diện các mặt công tác ở các trường sĩ quan quân đội. Hiệu trưởng là người chỉ huy, quản lý nhà trường thực hiện theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ các trường sĩ quan quân đội. Đặc điểm nổi bật, của bộ máy tổ chức của nhà trường đó là một hệ thống tổ chức chặt chẽ vừa mang tính chất của một nhà trường, vừa mang tính chất của một đơn vị quân đội. Hoạt động của bộ máy được bao cấp hoàn toàn bởi ngân sách nhà nước. Khác với các trường ngoài quân đội, ở đây có các tiểu đoàn, hệ quản lý học viên có biên chế cán bộ quản lý tương đối đầy đủ theo hệ thống: Hệ (Tiểu đoàn) – Lớp (Đại đội) – Tổ (Trung đội – Tiểu đội). Vì vậy, mọi hoạt động của học viên nói chung và hoạt động học tập nói riêng có sự quản lý chặt chẽ theo quy chế quản lý học viên và quy định của các trường sĩ quan quân đội.
3.1.1.4. Đặc điểm về chủ thể quản lý
Giáo dục và đào tạo ở các trường sĩ quan quân đội với các chủ thể quản lý cơ bản đó chính là Hiệu trưởng, các cán bộ phòng, ban chức năng, cán bộ quản lý học viên, Chủ nhiệm các khoa giáo viên, Tổ trưởng hoặc Chủ nhiệm bộ môn được bổ nhiệm theo quy định của biểu biên chế tổ chức, đảm trách chức năng quản lý giáo dục và đào tạo. Với chức trách, nhiệm vụ khác nhau nên các chủ thể quản lý giáo dục và đào tạo ở các trường sĩ quan quân đội có vị trí, vai trò riêng trong chỉ đạo, tổ chức điều khiển, kiểm tra giám sát tất cả các hoạt động sư phạm ở các trường sĩ quan quân đội, việc bố trí đội ngũ cán bộ chuyên trách quản lý học viên ở các trường sĩ quan quân đội còn có nét riêng; đó là, những người quản lý trực tiếp có vai trò, trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ dạy học, giáo dục theo quy định vừa có sự đa dạng và đan xen nhiều mối quan hệ, vừa là người thầy, là cấp trên, là người chỉ huy, người đồng đội của học viên vừa có sự đa dạng về lứa tuổi, cấp bậc quân hàm, các cương vị lãnh đạo, chỉ huy đã trải qua cũng như vốn kinh nghiệm hoạt động thực tiễn quân sự. Song, vẫn còn bộ phận không nhỏ cán bộ quản lý, giảng viên chưa được bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý, chưa được đào tạo cơ bản về nghiệp vụ sư phạm, không thường xuyên được rèn luyện kỹ năng sư phạm là những đặc điểm tạo ra nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn cho công tác giáo dục và đào tạo ở các trường sĩ quan quân đội.
3.1.1.5. Đặc điểm về kết quả đào tạo
Kết quả đào tạo của các trường sĩ quan quân đội những năm qua tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 86 của Đảng ủy quân sự Trung ương “Về công tác giáo dục - đào tạo trong tình hình mới” [32]; theo số liệu thống kê ở các trường quân đội những năm học gần đây cho thấy: “Học viên tốt nghiệp ra trường có chất lượng tương đối toàn diện cả về phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, kiến thức và năng lực, đáp ứng nhiệm vụ theo chức vụ ban đầu và có khả năng phát triển” [32, tr.4]. Tuy nhiên, “Công tác quản lý học viên có nơi chưa được coi trọng đúng mức Tổ chức, biên chế nhiều trường chậm được kiện toàn và chưa đảm bảo tính thống nhất” [32, tr.6,8]. Công tác quản lý hoạt động học tập của học viên còn gặp nhiều lúng túng, bất cập, chất lượng học tập chưa cao, nhận thức về đào tạo theo chức vụ và đào tạo theo học vấn chưa rõ ràng, quá chú trọng tới đào tạo đặc thù quân sự; tư duy về giáo dục và đào tạo chậm đổi mới để thích ứng với sự phát triển của quân đội, đất nước và thời đại để phù hợp với quá trình hội nhập quốc tế.
Khắc phục tình trạng trên, hiện nay các trường sĩ quan quân đội đã có nhiều chủ trương, giải pháp tạo nguồn đào tạo sĩ quan nhằm đáp ứng nhu cầu về số lượng, hoàn thiện cơ cấu và nâng cao chất lượng đào tạo; Xác định rõ đối tượng đào tạo, tiêu chuẩn tuyển chọn học viên được tiến hành chặt chẽ, bảo đảm đúng quy trình, dân chủ, công khai với nguồn tuyển chọn. Cùng với đào tạo cơ bản các trường sĩ quan quân đội đã chú trọng đưa cán bộ vào hoạt động thực tiễn lãnh đạo, chỉ huy, quản lý bộ đội, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu tạo điều kiện môi trường tốt để cán bộ phát triển. Các học viên được đào tạo ở các trường sĩ quan quân đội sau khi ra trường, trở thành cán bộ công tác tại các đơn vị đã phát huy được vai trò, trách nhiệm hoàn thành khá và tốt nhiệm vụ ở cương vị, chức trách được giao.
3.2. Những vấn đề chung về tổ chức, điều tra khảo sát thực trạng
3.2.1. Khái quát chung về tổ chức, điều tra khảo sát thực trạng
3.2.1.1. Mục đích khảo sát
Nhằm đánh giá khách quan, trung thực thực trạng quản lý hoạt động học tập của học viên ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay, từ đó rút ra được mạnh, yếu làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động học tập theo năng lực đầu ra của học viên ở các trường sĩ quan quân đội mà luận án đang quan tâm.
3.2.1.2. Nội dung khảo sát
Thực trạng hoạt động học tập theo năng lực đầu ra của học viên ở một số trường sĩ quan quân đội.
Thực trạng quản lý hoạt động học tập theo năng lực đầu ra của học viên ở một số trường sĩ quan quân đội.
Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý hoạt động học tập theo năng lực đầu ra của học viên ở các trường sĩ quan quân đội.
3.2.1.3. Đối tượng thời gian và phạm vi khảo sát
Đối tượng khảo sát gồm: Cán bộ quản lý (phòng, ban, hệ, tiểu đoàn, lớp, đại đội) 200 đồng chí; khoa giáo viên (cán bộ khoa, bộ môn và giảng viên) 150 đồng chí; Học viên 480 đồng chí (từ năm thứ nhất đến năm thứ tư). Số phiếu phát ra ở 5 trường sĩ quan quân đội có tổng số là 850 phiếu và thu về được 830 phiếu (kết quả khảo sát sau khi đi thực tế lần 2).
Qua phân tích số phiếu thu được của 5 trường sĩ quan có thể nêu một số thông tin khái quát về đối tượng được khảo sát như sau:
Khảo sát 480 học viên:
Về độ tuổi: Học viên trẻ nhất là 19 tuổi, học viên lớn nhất là 24 tuổi. Tuổi trung bình là 21,5 tuổi.
Khảo sát 350 cán bộ quản lý, giảng viên:
Về độ tuổi: Người trẻ nhất là 24 tuổi, người lớn nhất là 55 tuổi – Tuổi trung bình là 39.5 tuổi.
Về trình độ đào tạo: Có 19 cán bộ, chiếm tỷ lệ 5.4% đạt trình độ tiến sĩ; có 98 cán bộ, chiếm tỷ lệ 28.0% đạt trình độ thạc sĩ và có 233 cán bộ, chiếm tỷ lệ 66.6 % đạt trình độ đại học
Về học hàm: Có 13 cán bộ quản lý, giảng viên chiếm tỷ lệ 3.7 % là Phó Giáo sư, tiến sĩ.
Về chức vụ: Trong số 350 phiếu hỏi ý kiến nhận được; có 253 phiếu, chiếm 72.3% là cán bộ quản lý các cấp, có 97 phiếu chiếm 27.7% là giảng viên.
Về thâm niên quản lý: Có 56 đ/c (chiếm 22.1%) có thời gian quản lý dưới 5 năm; Có 61 (chiếm 24.1%) có thời gian quản lý dưới 10 năm; Có 69 (chiếm 27.3%) có thời gian quản lý dưới 15 năm; Có 67 (chiếm 26.5%) có thời gian quản lý trên 15 năm.
Về thâm niên giảng dạy có sự giao thoa giữa giảng viên trực tiếp tham gia giảng dạy và giảng viên là cán bộ quản lý với số lượng 150đ/c: Có 37 đồng chí (chiếm 24.7 %) giảng dạy dưới 5 năm; Có 31 đồng chí (chiếm 20.6 %) giảng dạy dưới 10 năm; Có 34 đồng chí (chiếm 22.7 %) giảng dạy dưới 15 năm; Có 48 đồng chí (chiếm 32.0%) giảng dạy trên 15 năm.
Như vậy, đối tượng khảo sát xin ý kiến thông qua phiếu hỏi khá đa dạng, gồm: Học viên học tập ở các năm học và độ tuổi khác nhau; cán bộ quản lý, giảng viên có thâm niên quản lý và giảng dạy, với các độ tuổi khác nhau, nên các ý kiến đã phản ánh được thực trạng về nhận thức, về quản lý, về tác dụng, hiệu quả quản lý hoạt động học tập của học viên.
Trước khi thực hiện khảo sát, tác giả đề tài luận án có nghiên cứu sơ bộ về bối cảnh của từng trường sĩ quan quân đội cùng với quá trình giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 86 “Về công tác giáo dục – đào tạo trong tình hình mới” và “Chiến lược giáo dục và đào tạo trong quân đội giai đoạn 2011 – 2020”, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo trong tình hình hiện nay.
Thời gian khảo sát, tất cả các ý kiến, phiếu điều tra được chúng tôi gửi tới đối tượng khảo sát từ học kỳ 2 năm học 2015 – 2016; đầu năm 2016 thu hồi đợt 1 để chỉnh sửa xin ý kiến lần 2 sau đó, hoàn thiện lấy ý kiến phiếu điều tra và thu hồi vào tháng 8 năm 2017.
Phạm vi khảo sát được triển khai tại 5 trường sĩ quan là: Lục quân 1; Chính trị; Tăng thiết giáp; Đặc công và Pháo binh. Các trường sĩ quan quân đội được chúng tôi chọn để khảo sát là những trường đang thực hiện đào tạo các đối tượng sĩ quan chỉ huy tham mưu, chính trị, kỹ thuật...
Chọn mẫu 5 trường sĩ quan quân đội khảo sát chiếm 42% số trường sĩ quan quân đội bước đầu mô tả được về những thông tin chung nhất về những vấn đề cần nghiên cứu.
3.2.1.4. Phương pháp khảo sát
Lập kế hoạch điều tra để trưng cầu ý kiến của cán bộ quản lý, giảng viên và học viên được tiến hành theo các bước sau đây:
Bước 1: Trao đổi với các đối tượng khảo sát và chuyên gia để hình thành phiếu điều tra;
Bước 2: Soạn phiếu điều tra lần thứ nhất;
Bước 3: Lấy ý kiến chuyên gia và điều tra thử trên mẫu nhỏ;
Bước 4: Chỉnh lý phiếu điều tra và biên soạn chính thức (soạn lần 2);
Bước 5: Chọn mẫu điều tra;
Bước 6: Tổ chức lấy ý kiến qua phiếu điều tra và trao đổi với các đối tượng khảo sát về những vấn đề cần nghiên cứu nhưng chưa được đề cập trong phiếu điều tra;
Bước 7: Xử lý thông tin từ các phiếu điều tra theo phương pháp thống kê toán học.
Phương pháp quan sát trực tiếp học viên với những hình thức học tập, rèn luyện khác nhau cả trong giờ chính khóa và hoạt động ngoại khóa.
Phương pháp phỏng vấn được thiết kế 2 loại phiếu phỏng vấn cán bộ quản lý, giảng viên (phụ lục 3) và phiếu phỏng vấn học viên (phụ lục 4).
Triển khai phương pháp trao đổi, phỏng vấn theo chủ đề được tiến hành theo các bước: Xác định đối tượng cần trao đổi; Thông báo trước cho đối tượng về chủ đề, nội dung trao đổi; Các thành viên tham gia trao đổi chuẩn bị trước những thông tin cần thiết; Tiến hành trao đổi theo các chủ đề đã soạn thảo trước; Xử lý các thông tin thu thập được qua trao đổi.
Quá trình khảo sát, chúng tôi đã xin ý kiến phỏng vấn 05 cán bộ quản lý; tiến hành tọa đàm, trao đổi với một số cán bộ quản lý, giảng viên của Trường Sĩ quan Chính trị và Trường Sĩ quan Tăng Thiết giáp nhằm xác nhận lại các thông tin thu được bằng phiếu. Thời điểm phỏng vấn sau khi kết thúc việc xử lý phiếu hỏi, thực hiện phỏng vấn trực tiếp tại hội nghị tập huấn cán bộ quản lý, giảng viên đầu năm học mới.
Phương pháp chuyên gia, chúng tôi đã xin ý kiến chuyên gia của các nhà khoa học trong và ngoài quân đội như: các nhà khoa học ở Khoa Sư phạm quân sự (Học viện Chính trị và Trường Sĩ quan Chính trị); Khoa Quản lý giáo dục (Đại học Sư phạm Hà Nội) tranh thủ sự góp ý, định hướng của các nhà khoa học, các chuyên gia nghiên cứu trên các lĩnh vực có liên quan về hướng triển khai đề tài, những phương pháp nghiên cứu lý luận, khảo sát thực tế và tiến hành khảo sát kết quả nghiên cứu của đề tài. Những ý kiến đóng góp rất sâu sắc và quý giá của các nhà khoa học đã giúp chúng tôi thực hiện và hoàn thiện đề tài nghiên cứu với chất lượng tốt nhất.
Phương pháp phân tích kết quả hoạt động qua thu thập, nghiên cứu các sản phẩm hoạt động của cán bộ quản lý, giảng viên và học viên... liên quan đến nội dung khảo sát thực trạng của đề tài; phân tích các Văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ của các trường sĩ quan khảo sát; Nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm học từ năm 2012 đến năm 2017; Báo cáo tổng kết năm học và phân loại chất lượng học viên từ 2012 đến 2017; Báo cáo chất lượng học viên xét điều kiện tốt nghiệp... Trên cơ sở đánh giá và phân tích định tính, định lượng, thống kê mô tả, thống kê suy luận để rút ra những nhận xét, kết luận đầy đủ, khách quan hơn về vấn đề nghiên cứu.
3.2.1.5. Đánh giá kết quả khảo sát
Quá trình khảo sát, để đưa ra những nhận xét có căn cứ, đảm bảo sự thống nhất và khách quan trong xử lý và đánh giá thông tin thu được, chúng tôi đã thiết kế làm 3 mức độ trả lời cho mỗi nội dung nghiên cứu. Tương ứng với 3 mức độ trả lời, quy ước cho 3 mức điểm tương ứng là: Mức cao nhất (M1): 3 điểm; mức trung bình (M2): 2 điểm; mức thấp nhất (M3): 1 điểm.
Tính khoảng để quy ước về điểm:
Căn cứ vào giá trị 1 khoảng tính được (0.67) chúng tôi quy ước điểm để đánh giá như sau: mức thấp (từ 1.00 – 1.67
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_quan_ly_hoat_dong_hoc_tap_cua_hoc_vien_o_cac_truong.doc