MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN5
1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến đề tài luận án 5
1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước có liên quan đến đề tài luận án 15
1.3. Những kết quả đạt được và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu 26
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẤT ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ TRỰC THUỘCTRUNG ƯƠNG28
2.1. Những vấn đề chung về đất đô thị thành phố trực thuộc trung ương 28
2.2. Khái niệm, đặc điểm, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến quản
lý nhà nước đối với đất đô thị thành phố trực thuộc trung ương36
2.3. Kinh nghiệm quản lý đất đô thị của một số thành phố trên thế giới,
trong nước và bài học rút ra cho thành phố Đà Nẵng61
Chương 3: THỰC TRẠNG ĐẤT ĐÔ THỊ VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI
VỚI ĐẤT ĐÔ THỊ CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG68
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và thực trạng đất đô thị của thành
phố Đà Nẵng68
3.2. Quản lý nhà nước đối với đất đô thị của thành phố Đà Nẵng 72
Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẤT ĐÔ THỊ CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
ĐẾN NĂM 2020109
4.1. Một số quan điểm cơ bản nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với
đất đô thị của thành phố Đà Nẵng109
4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với đất đô thị của thành
phố Đà Nẵng133
KẾT LUẬN 139
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN145
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 146
PHỤ LỤC
180 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 575 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý nhà nước đối với đất đô thị của thành phố Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoạch SDĐ đến năm 2020.
Theo chỉ tiêu quy hoạch SDĐ năm 2012 của Đà Nẵng, dân số thành phố
đến năm 2010 là 942.132 người, đến năm 2020 là 1.369.000 người; dân số nội
thị năm 2010 là 805.320 người, đến năm 2020 là 1.259.480 người.
Quy hoạch xây dựng năm 2010 của thành phố Đà Nẵng: tổng dân số thành
phố Đà Nẵng đến năm 2010 là 860.000 người, đến năm 2020 là 1.070.000
người; dân số nội thị năm 2010 là 665.000 người, đến năm 2020 là 853.000
người (Hình 3.3).
Đơn vị: người
1070000
860000942132
1369000
853000
665000
1259480
805320
QHSDĐ 2010 QHSDĐ 2020 QHXD 2010 QHXD 2020
Tổng Dân số Dân số đô thị
Nguồn: [73],[80]
Hì 3.3: So á c ỉ dâ iữa ai loại q oạc tại t p Đ Nẵ
Theo số liệu thống kê, kiểm kê diện tích đất theo đơn vị hành chính của
Đà Nẵng ngày 01 tháng 01 năm 2013; diện tích đất phi nông nghiệp của thành
phố là 52.428 ha; gồm: đất ở 6.466,85 ha, trong đó, đất ở tại nông thôn 2.626,56
75
ha; đất ở tại đô thị 3.840,29 ha; đất chuyên dùng 42.080,29 ha... (xem phụ lục 6).
Kết quả thực hiện kế hoạch chuyển đổi mục đích SDĐ đất thời kỳ 2001-2010 và
những năm đầu thực hiện kế hoạch SDĐ thời kỳ 2011 - 2015 như sau:
Đất nông nghiệp giảm do chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất phi nông
nghiệp, do Nhà nước thu hồi theo các dự án quy hoạch chỉnh trang đô thị hoặc
người dân tự chuyển đổi mục đích sang đất ở, đất sản xuất, kinh doanh. Về
chuyển mục đích SDĐ từ đất trồng cây hàng năm (chủ yếu là đất trồng lúa) sang
đất đô thị năm 2012 đạt 319,39 ha tăng 158,73% so với quy hoạch năm 2005.
Chuyển sang đất sản xuất, kinh doanh 351,10 ha đạt 87,20%. Việc chuyển đổi
mục đích diện tích trồng cây hàng năm không theo quy hoạch do một số địa
phương chuyển đổi tự phát, người dân xây nhà ở trước khi bán đất, cơ quan chức
năng khó quản lý. Đất trồng cây lâu năm, thực hiện năm 2012, chỉ đạt 16,84%
với quy hoạch. Đất rừng, chuyển sang đất đô thị đến năm 2012 là 20,01 ha (đạt
15,63%), chuyển sang đất sản xuất kinh doanh là 485,66 ha, đạt 86,64%.
Đất phi nông nghiệp: Thành phố định hướng phát triển không gian đô thị
phía Nam và dọc tuyến Quốc lộ 1A, Quốc lộ 14B, với định hướng đến năm 2012
tổng diện tích nhóm đất phi nông nghiệp sẽ là 14.748,71 ha, tăng 5.544,94 ha so
với năm 2005. Thực tế, diện tích nhóm đất phi nông nghiệp thực hiện năm 2012
là 12.843,72 ha, tăng 2.639,95 ha so với năm 2005, đạt 47,61% so với quy hoạch
đề ra. Trong nhóm đất phi nông nghiệp, các loại đất thực sự có ảnh hưởng đến
thị trường BĐS là đất ở đô thị, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp (khu
công nghiệp, dịch vụ, du lịch) và đất công cộng (xây dựng KCHT).
Đất ở, quy hoạch đến năm 2012 diện tích đất ở đô thị là 4.022,87 ha, tăng
1.021,51 ha, lấy từ các loại đất: đất nông nghiệp chiếm 365,11 ha (đất lúa 117,17
ha, đất phi nông nghiệp 183,50 ha); nhóm đất chưa sử dụng là 472,90 ha (Hình
3.4). Thực tế đến năm 2012, diện tích đất ở đô thị là 3.658 ha, tăng 526,34 ha so
với năm 2005 và chỉ đạt 30,97 % so với quy hoạch, đây là một tỷ lệ thấp, thể
hiện những bất cập của công tác xây dựng quy hoạch. Thị trường BĐS của Đà
Nẵng, đặc biệt là đất phân lô thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư.
76
Đơn vị: ha
ĐẤT PHI NN: 183,5
ĐẤT NÔNG NGHIỆP:
365,1
ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG:
472,9
Nguồn: [57]
Hì 3.4: ơ cấ loại đất ở của t p Đ Nẵ
Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Đến năm 2012, thành phố Đà
Nẵng đã dành một quỹ đất hợp lý với các loại đất phù hợp với nhu cầu phát triển,
như: tiếp tục mở rộng và xây dựng mới một số khu công nghiệp, cụm công
nghiệp và đất sản xuất kinh doanh ngoài khu công nghiệp để đáp ứng nhu cầu
phát triển kinh tế, kinh doanh du lịch, mở rộng diện tích đất cho các hoạt động
khai thác khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng. Theo quy hoạch SDĐ, đến
năm 2012, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp là 4.435,18 ha, tăng hơn
2.633 ha so với năm 2005. Thực tế năm 2012, tổng diện tích loại đất này là
3.407,90 ha, tăng 1.605,83 ha, đạt 60,99 % so với quy hoạch đề ra. Điều này cho
thấy sự bất hợp lý của công tác quy hoạch.
Đất khu công nghiệp: theo quy hoạch, thành phố sẽ mở rộng KCN Liên
Chiểu, Hòa Khánh, Hòa Cầm, Hòa Khương; hình thành các cụm công nghiệp
nhỏ ở các quận, huyện. Đến năm 2012, xây dựng mới một số KCN và mở rộng
thêm các KCN đã có, đưa tổng diện tích đất KCN lên 2.480,79 ha, tăng 1.542,22
ha so với năm 2005, đáp ứng cơ bản mục tiêu phát triển kinh tế theo hướng công
nghiệp - thương mại, du lịch - nông nghiệp của thành phố.
Thành phố có 6 KCN, tổng diện tích theo quy hoạch là 1.055,13 ha, diện
tích đất công nghiệp 748,95 ha; thu hút 380 dự án, trong đó có 294 dự án có vốn
đầu tư trong nước, với tổng vốn đầu tư là 12.276 tỷ đồng; 86 dự án có vốn đầu tư
nước ngoài, với tổng vốn đầu tư là 937,284 triệu USD, thu hút khoảng 69.000
lao động. Tổng diện tích đã cho thuê 627,17 ha, diện tích còn lại có thể cho thuê
77
là 121,78 ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 83,74%, đây là con số khá cao so với các khu công
nghiệp của cả nước.
Đất thương mại, dịch vụ, du lịch, năm 2012, diện tích là 1.916,73 ha,
tăng 1.296,93 ha so với năm 2005, đạt 126,39% yêu cầu đề ra. Cơ cấu kinh tế
của thành phố chuyển dịch theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp và
phát triển dịch vụ du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn. Đà Nẵng đã
thực hiện một loạt các dự án du lịch, xây dựng các khu resort nghỉ dưỡng cao
cấp phát triển ra phía biển đã thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực này. Phân
khúc thị trường "BĐS du lịch" hình thành tại Đà Nẵng và đang thu hút một
lượng lớn các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến với Đà Nẵng thời gian qua.
Thời điểm này, trên địa bàn Đà Nẵng có 45 dự án du lịch được UBND thành
phố có chủ trương cho phép đầu tư, trong đó có 12 dự án đầu tư nước ngoài với
tổng vốn 763 triệu USD và 33 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn 15.135 tỷ
đồng. Các dự án tập trung khai thác thế mạnh về du lịch biển dọc theo tuyến
Sơn Trà - Điện Ngọc (29 dự án), Nam Ô - Thuận Phước (2 dự án) và trung tâm
thành phố (14 dự án).
Đất công cộng, là loại đất đảm bảo cho sự phát triển KCHT và cơ sở kỹ
thuật hiện tại và trong tương lai, vì vậy quỹ đất phân bổ cho lĩnh vực công cộng
cần được tính toán một cách hợp lý để nâng cao giá trị đất đai và tạo điều kiện
thuận lợi trong đời sống KT-XH và trong sinh hoạt của người dân. Quy hoạch
đến năm 2012, diện tích đất công cộng là 4.980,09 ha. Thực hiện, năm 2012,
diện tích đất công cộng là 4.313,02, tăng 866,89 ha so với năm 2005 và đạt
56,51 % yêu cầu đề ra; đây là con số rất ấn tượng và là một tác nhân khiến thị
trường BĐS Đà Nẵng trở nên hấp dẫn hơn.
Việc thực hiện quy hoạch SDĐ thành phố Đà Nẵng cho thấy vai trò quan
trọng trong việc định hướng SDĐ nói chung và định hướng thị trường BĐS nói
riêng. Năm 2012, trên cơ sở quy hoạch đã tạo ra một quỹ đất cung cấp cho CNH,
đô thị hóa: diện tích đất ở đô thị cung cấp 303,08 ha; đất khu công nghiệp cung
cấp 32,4 ha và đất cơ sở sản xuất kinh doanh 1.129,93 ha (Hình 3.5).
78
Đơn vị: ha
Đất ở tại đô thị:
303,08
Đất KCN:
326,54
Đất cơ sở
SXKD: 1296,93
Nguồn: [61]
Hì 3.5: Diệ tíc đất c cấp c o t ị trườ tro kỳ q oạc
Tuy nhiên, qua 5 năm thực hiện vẫn còn một số tồn tại sau:
- Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa làm cho diện thích đất nông
nghiệp giảm, việc giải tỏa, di dời dân cư để phát triển đô thị làm cho một bộ
phận người lao động phải chuyển đổi việc làm, ngành nghề, trong khi việc đào
tạo nghề còn chậm gây khó khăn cho việc tìm kiếm việc làm của người lao động.
- Việc lập QHKH SDĐ hiện nay chủ yếu dựa theo quy định quy hoạch
tổng thể phát triển KT-XH, quy hoạch chung xây dựng mang tính định hướng,
nên nhiều công trình, dự án chưa xác định cụ thể trong thời kỳ quy hoạch. Do
đó, khi có sự thay đổi dự án thì quy hoạch SDĐ phải điều chỉnh theo, gây lãng
phí thời gian và ảnh hưởng đến tính chuẩn xác của quy hoạch.
- Quy hoạch SDĐ, quy hoạch phát triển đô thị, quy hoạch các ngành chưa
có sự phối hợp đồng bộ, nhiều quy hoạch chi tiết nhỏ lẻ dễ dẫn đến mất cân đối
trong việc SDĐ, nhất là tỷ lệ đất trong khu dân dụng (đất ở, đất cây xanh, đất
giao thông, đất công trình công cộng).
- Quan hệ phát triển kinh tế, phát triển đô thị và SDĐ đôi khi có mâu
thuẫn và phức tạp, chính sách về đất đai đang từng bước hoàn thiện, một số địa
phương, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân chưa coi trọng hiệu quả SDĐ, việc SDĐ
còn tùy tiện, lãng phí, gây khó khăn cho công tác quản lý SDĐ.
- Việc tổ chức thực hiện pháp luật đất đai ở một số nơi chưa nghiêm minh,
79
chặt chẽ dẫn đến không ít các trường hợp vi phạm, như: lấn chiếm đất đai, SDĐ
không đúng mục đích, SDĐ lãng phí, vi phạm quy hoạch...
3.2.1.2. T ực trạ xâ dự v t ực t i cơ c ế, c í ác q ả lý
đất đô t ị của t p Đ Nẵ
- T ực trạ tổ c ức q ả lý iao đất, c o t đất
Từ năm 2003 đến nay, thành phố giao đất, cho thuê đất cho 1.061 công
trình, dự án với diện tích 17.534,12 ha; tổng số tiền thu từ đất hơn 20.000 tỷ
đồng, riêng số thu tiền SDĐ trong năm 2010 là 4.606 tỷ đồng. Đối với các tổ
chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công, cơ quan nhà nước, thành phố đã giao
147.98,87 m2; cho thuê 6.796,8 m2 và công nhận quyền SDĐ 35.720,89 m2.
Diện tích đất dành cho thuê đối với các doanh nghiệp tại các Khu công
nghiệp là 684,21 ha, chiếm 25,62% tổng diện tích đã giao đất và cho thuê đất;
tổng số diện tích đất các doanh nghiệp đã thuê là 586,86 ha đạt 85,35%. Trung
tâm đô thị Đà Nẵng đã cho doanh nghiệp thuê 100% số diện tích dành cho thuê;
khu công nghiệp Hòa Khánh diện tích đất cho thuê cao nhất là 288,48 ha, đạt
96,72%; quận Liên Chiểu diện tích cho thuê đất đạt thấp nhất 71,09% số diện
tích dành cho thuê (Hình 3.6).
Đơn vị: ha
298
67.8
96 97
42 43.7
2
8
8
5
2 7
6
.4 3
9
.5
4
2 3
1
.1
Hòa Khánh Hòa Khánh
MR
Hòa Cẩm Liên Chiểu Đà Nẵng DVTS Đà
Nẵng
Đất dành cho thuê Đất đã cho thuê
Nguồn: [5]
Hì 3.6: Tì ì c o doa iệp t đất tại các K N ăm 2012
Thành phố cũng đã giao, cho thuê đất để triển khai 207 dự án đầu tư nước
ngoài và cấp giấy chứng nhận đầu tư (kể cả trong và ngoài KCN), với tổng vốn
đầu tư là 3,12 tỷ USD. Đến nay có 105 doanh nghiệp FDI đã đi vào hoạt động,
80
vốn thực hiện ước đạt 1,57 tỷ USD, doanh thu năm 2011 ước đạt 380 triệu USD,
tăng 8,6% so với năm 2010. Các dự án có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực
BĐS cũng đã đưa vào khai thác sử dụng, như: Dự án Silver Shores Hoàng Đạt;
Dự án Sân golf Vinacapital; Dự án Khu du lịch biển Ngũ Hành Sơn Việc cho
các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố thuê đất đã đáp ứng
được nhu cầu văn phòng cho thuê, căn hộ trung, cao cấp cho khách hàng trong
và ngoài nước. Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài trên địa bàn thành phố khá tốt, các dự án sản xuất và kinh doanh dịch vụ
khách sạn hoạt động có hiệu quả; các dự án đầu tư của các doanh nghiệp Nhật
Bản sản xuất những sản phẩm điện tử cao cấp phát triển tốt, kim ngạch xuất khẩu
năm sau cao hơn năm trước, sử dụng lao động ổn định, thu nhập của người lao
động khá, đã góp phần phát triển KT-XH địa phương.
Tuy nhiên, sau khi kiểm tra, rà soát lại tất cả các dự án tại các KCN, có 37
dự án đề xuất thu hồi toàn bộ hoặc thu hồi một phần và gia hạn tiến độ triển khai,
thậm chí có nhiều dự án treo từ năm này qua năm khác hoặc sang nhượng lại.
Tổng diện tích đất đề xuất thu hồi là 21,98 ha, trong đó, bao gồm diện tích thu
hồi toàn bộ 11,17 ha; diện tích thu hồi một phần 10,81 ha, trong số đó có 18,95
ha có thể thu hồi ngay (đất trống). Như vậy, quỹ đất còn trống là 143,76 ha.
- T ực trạ q ả lý t ồi đất, bồi t ườ k i t ồi đất
(1) Về thực trạng thu hồi đất, giải tỏa, tái định cư
Từ năm 1997- 2012, tổng diện tích đất thu hồi trên địa bàn thành phố là
12.488 ha, tổng số tiền chi cho đền bù giải tỏa là 5.000 tỷ đồng. Số hộ bị giải
tỏa khoảng 82.740 hộ, trong đó: số hộ giải tỏa, thu hồi đi hẳn là 41.282 hộ; số
hộ giải tỏa một phần là 21.125 hộ; số hộ giải tỏa đất nông nghiệp và lâm nghiệp
là 20.333 hộ. Tổng số hộ giải tỏa được bố trí đất tái định cư khoảng 35.324 hộ;
cụ thể:
- Giai đoạn từ ngày 01/01/1997 (khi Đà Nẵng tách ra từ tỉnh Quảng Nam -
Đà Nẵng trở thành thành phố TTTW) đến trước ngày 01/7/2004. Tổng diện tích
đất thu hồi trên địa bàn thành phố là 11.488 ha; tổng số hộ bị giải tỏa, đền bù
81
khoảng 82.740 hộ, trong đó: số hộ giải tỏa, thu hồi đất đi hẳn là 41.282 hộ; số hộ
giải tỏa một phần là 21.125 hộ; số hộ giải tỏa đất nông nghiệp và lâm nghiệp là
20.333 hộ. Tổng số hộ giải tỏa được bố trí đất tái định cư khoảng 35.324 hộ.
- Giai đoạn từ ngày 01/7/2004 đến năm 2012, thành phố đã thực hiện thu
hồi đất, giải tỏa khoảng 608 dự án lớn nhỏ với tổng cộng có 114.476 hộ bị giải
tỏa (bao gồm các hộ giải tỏa đi hẳn, hộ giải tỏa một phần và đất nông nghiệp); số
hộ được bố trí tái định cư là 48.577 hộ, đạt 49,2%. Trong đó, quận Cẩm Lệ đạt tỷ
lệ số hộ được bố trí tái định cư lớn nhất Đà Nẵng 15.589 hộ/23.970 hộ đạt 65%;
thấp nhất là quận Ngũ Hành Sơn có 7.874 hộ/21.598 được bố trí tái định cư, đạt
36,4% (Hình 3.7).
Đơn vị: hộ
8613
5630
25849
13028
21598
23970
15589
7874
9292
9528
2711
3583
HẢI CHÂU THANH KHÊ LIÊN CHIỂU SƠN TRÀ NGŨ HÀNH
SƠN
CẨM LỆ
SỐ HỘ GiẢI TỎA SỐ HỘ ĐƯỢC BỐ TRÍ TÁI ĐỊNH CƯ
Nguồn: [78]
Hì 3.7: S ộ iải tỏa t eo q ậ , ệ từ 2004 - 2012
Điểm nổi bật của Đà Nẵng có thể khái quát trong 3 cơ chế: "Thu hồi đất
theo quy hoạch"; "Góp đất và điều chỉnh lại đất đai", "Đối thoại - Đồng thuận".
(2) Thực trạng thực hiện các chính sách bồi thường hợp lý. Ngoài việc thực
hiện các chính sách đền bù chung của Nhà nước qui định, UBND thành phố đã
liên tục ban hành các chính sách phù hợp với thực tiễn tại địa bàn thành phố, như:
- Hỗ trợ chi phí di chuyển, ổn định sinh hoạt; miễn thuế cho hộ gia đình
sản xuất kinh doanh, dịch vụ; chính sách ưu đãi cho gia đình chính sách [72].
- Thưởng tiến độ bàn giao mặt bằng đúng thời gian quy định hoặc hỗ trợ
82
tiền thuê nhà trong suốt thời gian chờ đất tái định cư và thêm 6 tháng trong thời
gian xây dựng nhà; hỗ trợ trong dịp tết Nguyên Đán đối với các hộ bị giải tỏa
nhưng chưa nhận được đất tái định cư hoặc mới nhận nhưng chưa kịp xây nhà.
- Vận dụng hỗ trợ đền bù đối với các hộ bị giải tỏa nhưng không có giấy
tờ hoặc giấy tờ SDĐ không hợp pháp; hỗ trợ chuyển đổi nghề tương ứng với
diện tích đất bị thu hồi tùy theo điều kiện học nghề mới hoặc chuyển sang nghề
khác. Các hộ thuộc diện giải tỏa còn nợ tiền đất, UBND thành phố đã có chế độ
giảm nợ tiền SDĐ đã qui ra vàng từ 10 - 35% tùy vào giai đoạn bị giải tỏa.
- Chủ trương cho nhân dân trả chậm tiền SDĐ, tổng cộng lên tới 6.845 tỷ
đồng, góp phần giảm bớt khó khăn cho người dân có đất bị thu hồi, ổn định cuộc
sống mới sau giải tỏa.
Qua hơn 12 năm, nhờ thực hiện tốt chủ trường thu hồi đất, giao đất và cho
thuê đất, với sự đồng thuận của chính quyền và người dân, hơn 95.000 hộ dân bị
giải tỏa, di dời thu hồi đất để xây dựng Đà Nẵng trở thành thành phố văn minh,
hiện đại, cuộc sống của người dân từng bước ổn định và có mặt được cải thiện.
Đây là một trong những thành công nổi bật của Đà Nẵng trong khai thác hiệu
quả và hợp lý nguồn lực tài chính, đất đai vào phát triển KT-XH là "gỡ nút thắt"
trong đền bù, giải phóng mặt bằng, chủ trương này là khâu đột phá trong phát
triển hạ tầng đô thị. Các vấn đề liên quan đến đền bù, giải tỏa, bố trí tái định cư
đều có sự tham gia trực tiếp của chính quyền địa phương từ lúc bắt đầu cho đến
khi kết thúc dự án (xem phụ lục 7).
Triển khai thực hiện Đề án "Hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, giải quyết
việc làm, ổn định đời sống đối với lao động bị thu hồi đất sản xuất, di dời, giải
tỏa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng"; đào tạo nghề cho 5.321 lao động với tổng
kinh phí hỗ trợ trên 4 tỷ đồng, hiện khoảng 80% lao động được đào tạo nghề có
việc làm ổn định; hỗ trợ cho 6 doanh nghiệp có tiếp nhận lao động để đào tạo
nghề và giải quyết việc làm với tổng số tiền là 169,8 triệu đồng. Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn phối hợp với Hội Nông dân thành phố tổ chức 25 lớp tập
huấn hướng dẫn cách làm ăn cho các hộ thuộc diện thu hồi đất, di dời, giải tỏa
83
với hơn 1200 lượt người tham gia. Thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội (Chi
nhánh Đà Nẵng), thành phố đã thực hiện hỗ trợ tín dụng cho các hộ vay sản xuất
với 539 dự án với 13,04 tỷ đồng, góp phần giải quyết việc làm cho 963 lao động.
Nhìn chung, hầu hết các dự án giao đất có thu tiền SDĐ trên địa bàn thành
phố, thời gian qua triển khai đầu tư có hiệu quả, chủ đầu tư thực hiện đảm bảo
theo tiến độ và các hạng mục đầu tư thực hiện đúng như cam kết. Trường hợp
trong quá trình triển khai thực hiện dự án, do thực tế về năng lực tài chính của
chủ đầu tư, UBND thành phố đã có sự điều chỉnh quy hoạch hoặc lập kế hoạch
phân kỳ đầu tư để thực hiện từng giai đoạn của dự án một cách phù hợp và có
hiệu quả hơn. Tuy nhiên, công tác này còn một số tồn tại như: Tình trạng đất thu
hồi giao cho chủ đầu tư thực hiện dự án (khoản 12 Điều 38 Luật Đất đai) nhưng
chủ đầu tư không sử dụng trong thời hạn 12 tháng liền, thậm chí có trường hợp
SDĐ chậm hơn 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án mà không được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền cho phép, vì vậy cần phải rút ngắn thời gian thực hiện
dự án để hạn chế tình trạng đầu cơ, trục lợi từ giao đất, cho thuê đất.
- T ực trạ tổ c ức t ực iệ c í ác t i c í đ i với đất đô t ị
Từ năm 2003 - 2011, thành phố đã thu hồi, giao đất, cho thuê đất đối với
1.061 công trình, dự án với diện tích 17.534 ha, tổng số tiền SDĐ thu được là
25.271,376 tỷ đồng. Trong đó giao đất để thực hiện các công trình, dự án tái định
cư, đầu tư xây dựng KCHT để khai thác quỹ đất trên 200 dự án, tương đương
2.960,7 ha với tổng vốn đầu tư 12.630 tỷ đồng, đã tạo ra được 346,4 ha quỹ đất
sạch để tạo vốn đầu tư và 83.142 lô đất để bố trí tái định cư (tương đương 911,2
ha). Tổng số tiền thu từ đất đai từ năm 2003 đến nay khoảng 20.000 tỷ đồng.
Tổng số tiền thu vào NSNN từ đất đai qua các sắc thuế như sau: thuế SDĐ
nông nghiệp 2,258 tỷ đồng; thuế chuyển quyền SDĐ 382,511 tỷ đồng; thu tiền
SDĐ 24.336,273 tỷ đồng; thuế nhà đất 174,802 tỷ đồng; tiền thuê mặt đất, mặt
nước 1.362,198 tỷ đồng; thu lệ phí trước bạ 1.673,955 tỷ đồng. Trong đó, tiền
thu từ SDĐ đạt cao nhất trong các khoản thu và luôn cao hơn so với dự toán đã
được phê duyệt. Năm 2003, dự toán thu 200 tỷ đồng, thực tế thu được 215,892 tỷ
84
đồng; năm 2008, dự toán là 1.700 tỷ đồng, thực tế thu tăng đến 3.038,635 tỷ
đồng; năm 2011, dự toán thu là 3.700 tỷ đồng, thu tăng lên 5.426 tỷ đồng (Hình
3.8). Riêng năm 2012, cũng như các khoản thu khác tiền thu SDĐ cũng giảm còn
1.537,814 tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với dự toán (3.500 tỷ đồng).
Giai đoạn 2003 - 2012, tỷ trọng nguồn thu từ thuế chuyển quyền SDĐ
chiếm 1,4%; thu tiền SDĐ chiếm cao nhất với tỷ lệ 87,1%; thu lệ phí trước bạ
chiếm 6%; tiền thuê mặt đất, mặt nước chiếm 5,9%; thuế nhà đất chiếm tỷ trọng
0,6%. Tỷ trọng trên cho thấy nội bộ nguồn thu từ đất đô thị của thành phố Đà
Nẵng thời gian qua chủ yếu là thông qua việc bán đất, do đó, phụ thuộc rất lớn
đến sự biến động của thị trường, đặc biệt là thị trường BĐS.
Đơn vị: tỷ đồng
1
5
3
8
5
9
2
6
4
6
0
0
2
2
3
43
0
3
8
2
7
7
8
2
1
5
.9
1
3
9
9
1
7
1
6
1
3
8
1
3500
3700
2200
1800
1700
1250
1750
1670
705
200
2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
Nguồn: [14]
Hì 3.8: Tiề t ử dụ đất q a các ăm iai đoạ 2003-2012
Trong khi đó, nguồn thu từ thuế nhà đất và phí lại rất ổn định, ít phụ thuộc
vào các biến động thị trường, nhưng khoản thu này chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ.
Mặc dù nguồn lực tài chính từ đất đai còn rất lớn, nhưng vẫn chưa được khai
thác đầy đủ, một phần lớn địa tô chênh lệch từ đất vẫn chưa được tập trung vào
NSNN; các công cụ tài chính, thuế chưa đủ mạnh và hạn chế về năng lực thực
thi, dẫn đến kết quả thu tài chính và vai trò điều tiết, kiểm soát thị trường đất đai
85
còn yếu. Chính sách ưu đãi miễn, giảm tiền SDĐ, tiền thuê đất cũng còn nhiều
hạn chế, một số trường hợp thực hiện trái với pháp luật về đất đai như trường hợp
miễn giảm 10% tiền SDĐ; cho phép chuyển đổi tên quyền SDĐ đã dẫn đến những
thất thoát rất lớn đến ngân sách của thành phố. Đặc biệt, hiện nay vấn đề nợ tiền
SDĐ vẫn chưa có phương án thu hồi hiệu quả, do sự đóng băng của thị trường
BĐS dẫn đến nguồn thu này trong những năm qua giảm đáng kể. Tổ chức đầu tư
dự án - khu đất nợ quá hạn lũy kế đến 30/4/2013 là 1.769,23 tỷ đồng; cá nhân- hộ
gia đình nợ quá hạn lũy kế đến 30/4/2013 là 1.560,16 tỷ đồng (Bảng 3.1).
Bả 3.1: S liệ ợ q á ạ về t tiề ử dụ đất
ĐVT: tỷ đồng
TT Chỉ tiêu
Số lũy kế đến
năm 2011
Số lũy kế đến
năm 2012
Số lũy kế đến
30/4/2013
1 Tổ chức đầu tư Dự án-Khu đất
- Số Dự án- Khu đất 55 77 92
- Số phải nộp 3.650,41 4.168,99 4.204,78
- Số nợ quá hạn 1.032,13 2.199,51 1.769,23
2 Cá nhân- Hộ gia đình
- Số cá nhân- Hộ gia đình 12.294 12.241 12.012
- Số nợ quá hạn 1.418,61 1.559,34 1.560,16
Nguồn: [14].
Việc khảo sát giá đất và việc điều tra thu thập thông tin về giá chuyển
nhượng thực tế trên thị trường theo Thông tư 02/2010/TTLT-BTNMT-BTC
phức tạp, rất khó khăn, vì đa số người dân không cung cấp giá chuyển nhượng
thực tế để tránh việc nộp các khoản thuế có liên quan, dẫn đến thông tin nhiều
lúc chưa chính xác. Mặt khác, theo quy định của Luật Đất đai về việc Nhà nước
thực hiện quyền điều tiết các nguồn lợi từ đất thông qua các chính sách tài chính
về đất đai, trong đó có điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất mà không do đầu tư
của người SDĐ mang lại (như trường hợp hưởng lợi một giá trị đất sau khi mở
đường); vấn đề này chưa có hướng dẫn cụ thể nên các địa phương chưa có cơ sở
triển khai thực hiện
86
- T ực trạ q ả lý t ị trườ bất độ ả v dịc vụ cô về đất
Thời gian qua, ngân sách của thành phố tập trung cho đầu tư cơ sở vật
chất, KCHT (với tỷ trọng hơn 50% chi tiêu ngân sách của thành phố) tạo điều
kiện cho các khu dân cư mới hình thành, từ đó giá đất nền tại các khu vực cũng
bắt đầu tăng lên trong khoảng thời gian từ năm 2003 đến cuối năm 2006. Cùng
với phân khúc quyền SDĐ, thị trường BĐS ở Đà Nẵng đã xuất hiện thêm các dự
án của thị trường cao cấp bao gồm: căn hộ cao cấp, biệt thự nghỉ dưỡng như
Indochina Riverside Tower (2004), Vĩnh Trung Plaza, Năm 2007, thị trường
BĐS Đà Nẵng "nóng" dần sau giai đoạn suy thoái (từ năm 2003 đến năm 2006
và giá cả BĐS ở Đà Nẵng đã biến động với tỷ lệ rất lớn (100- 150% ở những khu
trung tâm và 50 - 70% ở những khu tái định cư), lượng giao dịch cũng tăng đáng
kể, nhất là vào những tháng cuối năm (tỷ lệ tăng ở nhiều khu vực lên đến 100%).
Trạng thái này được duy trì đến nửa đầu năm 2008 và có dấu hiệu chững lại; giai
đoạn (2008-2012), Trung tâm giao dịch BĐS thành phố Đà Nẵng, tổ chức
khoảng 211 phiên đấu giá. Năm 2012, tổ chức 79 phiên đấu giá, với tổng thu tiền
SDĐ từ đấu giá là 219,259 tỷ đồng; tổng thu tiền SDĐ 1.537,714; tỷ lệ tiền qua
đấu giá trên tổng thu tiền SDĐ là 14,2%. Tuy nhiên, tỷ lệ các phiên đấu giá
thành công còn thấp; năm 2012 chỉ đạt 16,9%; năm 2010 đạt tỷ lệ cao nhất là
45,5% (Bảng 3.2).
Bả 3.2: Q á trì tổ c ức đấ iá q a các ăm
của Tr tâm iao dịc bất độ ả t p Đ Nẵ
Năm
Số lượng
phiên đấu
giá (phiên)
Tỷ lệ đấu
giá thành
công (%)
Tổng thu tiền
SDĐ từ đấu giá
(tỷ đồng)
Tổng thu tiền
SDĐ (tỷ
đồng)
Tỷ lệ tiền qua đấu
giá trên tổng thu
tiền SDĐ (%)
2008 34 11,3 188,921 3038,635 6,2
2009 32 15,6 269,388 2243,061 1,2
2010 33 45,5 530,790 4600,176 11,5
2011 33 24,2 585,351 5920,635 9,88
2012 79 16,9 219,259 1537,714 14,2
Nguồn: [65]
87
Năm 2010 và đầu năm 2011, thị trường BĐS Đà Nẵng tiếp tục sôi động
rồi sau đó lại rơi vào tình trạng khó khăn cho đến nay. Theo số liệu báo cáo tại
Hội thảo "BĐS Đà Nẵng: thực trạng - tiềm năng và cơ hội" tổ chức vào tháng
8/2011, tổng vốn đầu tư cho BĐS hiện nay là 3,9 tỷ USD với 30.023 căn hộ,
2.686 biệt thự, 5.493 phòng khách sạn và 145.065m2 mặt bằng cho thuê văn
phòng. Theo thống kê của Công ty Tư vấn và quản lý BĐS CB Richard Eliss
(CBRE Việt Nam), đến tháng 10/2011, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng [79].
Thị trường đất nền (quyền SDĐ), có 26 dự án với 12.061m2 đất (không
tính các dự án tái định cư của thành phố). Các dự án này chủ yếu tập trung ở các
quận Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ, Liên Chiểu.
Thị trường căn hộ cho thuê, có 11 dự án căn hộ để bán với 2.402 căn hộ
từ trung, cao cấp đến hạng sang.
Thị trường văn phòng cho thuê, có 27 dự án văn phòng cho thuê với diện
tích 82.393m2, phần lớn các cao ốc cho thuê có chất lượng trung bình, khá; ít có
cao ốc hiện đại nên giá cho thuê trung bình khá thấp (12,31USD/m2/tháng), tỷ lệ
trống là 24,4%. Các cao ốc cho thuê chủ yếu tập trung ở hai quận Hải Châu và
Thanh Khê.
Thị t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tv_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_dat_do_thi_cua_thanh_pho_da_n_ng_5273_1917225.pdf