Luận án Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường đại học công lập tại Việt Nam hiện nay

MỞ ĐẦU . 1

Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN . 8

1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án . 8

1.2. Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án . 23

1.3. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu . 27

Chương 2. LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI GIẢNG

VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM . 29

2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của quản lý nhà nước đối với giảng viên các

trường đại học công lập . 29

2.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường đại học công

lập . 45

2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với giảng viên các

trường đại học công lập . 57

Chương 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI GIẢNG

VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM . 64

3.1. Pháp luật về giảng viên trường đại học công lập ở Việt Nam . 64

3.2. Tổ chức thực hiện các quy định pháp luật trong quản lý nhà nước đối với

đội ngũ giảng viên các trường đại học công lập ở Việt Nam . 84

3.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường đại

học công lập ở Việt Nam . 105

Chương 4. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ

NƯỚC ĐỐI VỚI GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY . 111

4.1. Quan điểm đổi mới quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường đại

học công lập ở Việt Nam hiện nay . 111

4.2. Giải pháp đổi mới quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường đại

học công lập ở Việt Nam . 116

KẾT LUẬN . 151

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 153

pdf184 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 364 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường đại học công lập tại Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o tạo, không phân biệt đối tượng được đi đào tạo là cán bộ, công chức hay viên chức được trường đại học cử dự tuyển và được cơ quan nhà nước có thẩm quyết quyết định cử đi học. Như vậy, quy định về thời gian viên chức cam kết phục vụ tại đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo giữa hai văn bản pháp lý có giá trị ngang nhau (Nghị định 129 và 143) chưa thống nhất, gây khó khăn cho các trường đại học trong việc áp dụng. Ví dụ: Khi cùng quy định về một vấn đề là thời gian cam kết phục vụ của viên chức sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, nếu áp dụng văn bản pháp luật chuyên biệt đối với viên chức là Nghị định 129 (ban hành năm 2012) sẽ dẫn tới mâu thuẫn với Nghị định 143 là văn bản quy định chung về bồi hoàn chi phí đào tạo, có giá trị pháp lý muộn hơn (ban hành năm 2013). Ba là, một số quy định pháp luật đối với giảng viên chậm được cụ thể hóa, gây khó khăn trong thực hiện công tác QLNN đối với giảng viên, thậm chí ảnh hưởng đến quyền và lợi ích chính đáng của giảng viên. 82 Sau khi Luật Viên chức ra đời, gần ba năm sau, Bộ GD&ĐT cũng như các trường ĐHCL vẫn phải chờ Bộ Nội vụ xây dựng “Bộ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức” để có căn cứ thực hiện việc “thăng hạng viên chức” đối với giảng viên nói riêng, nhà giáo nói chung. Bởi khi tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của hạng viên chức chưa được xác lập thì chưa có căn cứ, tiêu chí để thực hiện “thăng hạng viên chức”. Việc không tổ chức thi, xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trong các trường ĐHCL trong thời gian dài, đã gây tâm lý không yên tâm công tác trong bộ phận không nhỏ giảng viên đã đạt trình độ chuẩn theo quy định. Theo đó, sau 6 năm thực hiện quy định của Luật viên chức, Nghị định 29 (năm 2012) về tuyển dụng và quản lý viên chức, Bộ GD&ĐT mới ban hành Thông tư 12/2018/TT-BGDĐT ngày 16/4/2018 ban hành Quy chế xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập. Tại Nghị định số 141/2013/NĐ-CP, Chính phủ quy định: Thang, bậc lương đối với giảng viên được quy định cụ thể, có sự phân biệt khác nhau giữa năm chức danh: Trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, phó giáo sư, giáo sư theo quy định của Luật giáo dục đại học. Nhưng phải hơn năm sau, Bộ GD&ĐT - Bộ Nội vụ mới ban hành Thông tư liên tịch số 28/2015/TTLT-BGDĐT-BNV hướng dẫn thực hiện bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp đối với viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập. Thông tư này cụ thể hóa việc xếp lương đối với các chức danh giảng viên để thực hiện Nghị định số 141/2013/NĐ-CP và chính thức có hiệu lực từ ngày 25/12/2015. Như vậy, trong thời gian hơn hai năm, kể từ ngày Nghị định số 141/2013/NĐ-CP có hiệu lực (ngày 10/12/2013) đến ngày Thông tư liên tịch số 28/2015/TTLT-BGDĐT-BNV có hiệu lực (ngày 25/12/2015), không có bất kỳ một sự hướng dẫn nào về việc xếp lương đối với các chức danh giảng viên để thực hiện Nghị định số 141/2013/NĐ-CP. Đây rõ ràng là một sự chậm trễ không đáng có, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích của giảng viên, đặc biệt là giảng viên có chức danh GS, PGS. 83 Bốn là, văn bản pháp luật còn chậm được ban hành, mâu thuẫn và chồng chéo giữa các văn bản khác nhau trong quy định về tự chủ nhân sự cho các trường đại học Sau khi Luật Giáo dục đại học được ban hành, ngày 24/10/2014, Chính phủ đã có Nghị quyết số 77/NQ-CP về thí điểm đối mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014-2017. Tuy nhiên, theo Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 thì Nghị quyết của Chính phủ không phải là văn bản quy phạm pháp luật. Do đó, để có văn bản pháp lý quy định về tự chủ đại học, ngày 14/2/2015, Chính phủ ban hành Nghị định số 16/2015/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ đơn vị sự nghiệp công lập. Như vậy, sau 3 năm, Luật Giáo dục đại học được ban hành Chính phủ, mới ban hành văn bản quy phạm đầu tiên về tự chủ đại học theo đạo luật này. Điều này phần nào cho thấy, sự chậm trễ trong việc tạo cơ chế pháp lý để các trường ĐHCL có thể nhanh chóng chuyển mình sang cơ chế tự chủ. Tuy nhiên, Nghị định số 16/2015/NĐ-CP quy định chung về cơ chế tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung, vì vậy có nhiều vấn đề liên quan đến các trường ĐHCL vẫn chưa được cụ thể hóa. Muốn tự chủ về nhân sự, không thể nằm ngoài tự chủ về tài chính, trong khi quy định trường được tự chủ trong tuyển dụng, quản lý, sử dụng, đãi ngộ nhà giáo, cán bộ, nhân viên lại đồng thời quy định: “Nhà giáo được hưởng tiền lương, phụ cấp ưu đãi theo nghề và các phụ cấp khác theo quy định của Chính phủ”. Việc chi trả lương cho cán bộ, giảng viên các trường vẫn phải tính theo hệ số lương cơ bản do Nhà nước quy định (trừ Đại học quốc gia là tự quyết định). Vì vậy, đã gây khó khăn cho các trường trong việc nâng cao thu nhập cho người lao động và thu hút các giảng viên cũng như các nhà khoa học giỏi về làm việc cho nhà trường. Luật Giáo dục đại học là một bước tiến trong tư duy quản trị đại học nhưng chưa phải một bước ngoặt, vì Nhà nước vẫn đóng vai trò kiểm soát rất lớn, trong đó có kiểm soát về nhân sự. Luật quy định cho các trường được thực hiện cơ chế tự chủ, nhưng bản thân mỗi trường đại học đều trực thuộc một cơ 84 quan chủ quản (Bộ hoặc UBND cấp tỉnh, trừ Đại học quốc gia Hà Nội và Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc Chính phủ). Các cơ quan chủ quản này có quyền rất lớn trong hoạt động của các trường đại học, khi bổ nhiệm Chủ tịch hội đồng trường và Hiệu trưởng. Cơ quan chủ quản còn quyết định biên chế, xếp bậc lương và trả lương cho cán bộ, giảng viên, viên chức toàn trường. 3.2. Tổ chức thực hiện các quy định pháp luật trong quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học công lập ở Việt Nam 3.2.1. Quy hoạch đội ngũ giảng viên trường đại học công lập Quy hoạch, kế hoạch hóa đội ngũ giảng viên các trường ĐHCL căn cứ vào các văn bản: Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực Việt Nam, Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực giáo dục đào tạo,... Ngày 19 tháng 4 năm 2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 579/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011- 2020, trong đó yêu cầu Bộ GD&ĐT: có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương lồng ghép mục tiêu, giải pháp của Chiến lược vào Chiến lược phát triển giáo dục, quy hoạch mạng lưới các trường đại học; xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án phát triển nhân lực trọng điểm, tập trung vào những giải pháp nâng cao chất lượng GD&ĐT và gắn đào tạo với nhu cầu xã hội. Căn cứ Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2011 phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 với một trong những mục tiêu cụ thể là: Xây dựng được đội ngũ giáo viên có chất lượng cao để đào tạo nhân lực có trình độ cho đất nước. Đồng thời xác định mục tiêu: vào năm 2020 sẽ có tổng cộng 573 trường, trong đó 259 trường đại học và 314 trường cao đẳng; số giảng viên bậc đại học khoảng 75,8 nghìn người, trong đó số giảng viên có trình độ tiến sĩ khoảng 30,0%. Yêu cầu Bộ, ngành, địa phương xây dựng quy hoạch phát triển nhân lực phù hợp với Quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia và đưa vào kế hoạch 5 năm, hàng năm của mình; tổ chức triển khai xây dựng và thực hiện Quy hoạch phát triển nhân lực 85 của mình phù hợp với Quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia và yêu cầu phát triển của ngành, kinh tế - xã hội của địa phương. Về quy hoạch mạng lưới các trường đại học, năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 121/2007/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch mạng lưới các trường ĐH, CĐ Việt Nam giai đoạn 2006-2020 với mục tiêu: Đến năm 2020 có 467 trường ĐH, CĐ, trên 90% giảng viên đại học có trình độ thạc sĩ trở lên; có trên 75% giảng viên đại học có trình độ tiến sĩ. Tuy nhiên sau 6 năm, trên cơ sở quan điểm mở rộng hợp lý quy mô đào tạo đại học, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH; phù hợp với điều kiện KT-XH của đất nước; thực hiện điều chỉnh cơ cấu hệ thống đào tạo NNL, căn cứ vào Quyết định 1216/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2011 phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 37/2013/QĐ- TTg về Điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới các trường ĐH và CĐ Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020. Nội dung quy hoạch: Đến năm 2020 cả nước có 460 trường đại học và cao đẳng, bao gồm 224 trường đại học và 236 trường cao đẳng [22]. Phân công thực hiện: Bộ GD&ĐT chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo, hướng dẫn các Bộ, ngành và địa phương thực hiện rà soát, điều chỉnh, sắp xếp và tổ chức lại các cơ sở giáo dục thuộc quyền quản lý; huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển mạng lưới nhà trường; chỉ đạo các trường, cơ sở đào tạo rà soát, xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo đội ngũ giảng viên đáp ứng các tiêu chuẩn và quy chuẩn quy định của trường đại học. Kết quả triển khai Quyết định 37, từ năm 2006 đến nay, cả nước đã có 80 cơ sở GDĐH được thành lập mới và nâng cấp, nâng tổng số cơ sở đào tạo trong hệ thống hiện tại lên 236 trường đại học (vượt mục tiêu Quyết định 37 đề ra 12 trường đại học), bao gồm 171 trường công lập; 60 trường tư thục, dân lập và 5 trường 100% vốn nước ngoài. Đáng chú ý, trong giai đoạn triển khai Quy hoạch 121, trung bình hằng năm có 10 trường ĐH ra đời; trong khi từ năm 2013 đến 2017, theo Quy hoạch 37, số trường ĐH thành lập mới trung bình giảm xuống và chỉ còn hơn 2 trường/năm (phụ lục 4). 86 Tính đến năm học 2018-2019, tổng số giảng viên trong các trường đại học là 73.312 người (công lập: 56.985 người; ngoài công lập: 16.327 người), trong đó giảng viên có trình độ tiến sĩ là 21.106, tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ trong tổng số giảng viên là 28,79% đạt và vượt mục tiêu của Quy hoạch 37 (đến 2020 có 22,8%) [11]. Những con số trên đã cho thấy, công tác lập quy hoạch đã có những biến chuyển theo hướng tích cực, phù hợp và bám sát thực tiễn hơn. Căn cứ vào Quy hoạch hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020; vào Quy hoạch mạng lưới các trường đại học Việt Nam đến 2020, Bộ GD&ĐT đã ban hành Quyết định 6639/QĐ-BGDĐT ngày 29 tháng 12 năm 2011 phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực ngành giáo dục giai đoạn 2011- 2020. Theo Quy hoạch này, dự báo đến năm 2020, tổng số giảng viên khoảng 83.000 người, GVĐH có trình độ thạc sĩ khoảng 58.000 người (70%), có trình độ tiến sĩ khoảng 29.000 người (30%) [6]. Tính đến hết năm học 2018-2019, con số tương ứng là 73.312 người, 60.98% và 28.79%. [11] Thực hiện theo phân cấp, trên cơ sở quy hoạch của Chính phủ, chính quyền địa phương ở các tỉnh đều lập quy hoạch phát triển NNL, quy hoạch phát triển GD&ĐT giai đoạn 2011-2020 tại địa phương. Trong các bản quy hoạch này đều thể hiện nội dung quy hoạch về: số lượng, trình độ ĐNGV trên cơ sở thực tiễn, nhu cầu phát triển KT-XH tại địa phương. Căn cứ vào các mục tiêu đã đề ra, UBND các tỉnh có những giải pháp và huy động các nguồn lực nhằm đạt mục tiêu, góp phần phát triển ĐNGV tại các trường đại học địa phương. 3.2.2. Tuyển dụng, sử dụng giảng viên trường đại học công lập 3.2.2.1 Tuyển dụng giảng viên trường đại học công lập Các trường ĐHCL tuy thuộc các cơ quan quản lý khác nhau với các cơ chế quản lý không đồng nhất, nhưng về cơ bản, tuyển dụng giảng viên ở trường ĐHCL đều tuân thủ các bước cơ bản: thứ nhất, các trường ĐHCL xác định nhu cầu, số lượng giảng viên cần tuyển, căn cứ vào chỉ tiêu biên chế đã được cơ quan chủ quản phê duyệt; thứ hai, xây dựng kế hoạch tuyển dụng, trình cơ quan quản lý trường phê duyệt; thứ ba, thông báo kế hoạch tuyển dụng/tiếp nhận hồ 87 sơ dự tuyển; thành lập Hội đồng tuyển dụng và các bộ phận giúp việc; thứ tư, tổ chức thi tuyển/xét tuyển; thông báo kết quả tuyển dụng/xét tuyển; báo cáo kết quả tuyển dụng đến cơ quan quản lý trường; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phúc khảo (nếu có); thứ năm, ra quyết định tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc, thực hiện chế độ tập sự. Kết quả tuyển dụng giảng viên các trường ĐHCL, kết thúc năm học 2018- 2019, số giảng viên tăng lên so với năm học 2010-2011 là 13.589 giảng viên. Mặc dù số lượng sinh viên tăng lên, nhưng tỷ lệ sinh viên/giảng viên đã được cải thiện, giảm từ 28.7 xuống còn 22.1 (Phụ lục 6). Đặc biệt, đối với trường đại học được giao quyền tự chủ hoàn toàn, không phải trình cơ quan quản lý phê duyệt kế hoạch tuyển dụng và công nhận kết quả tuyển dụng. Hiệu trưởng trường đại học sẽ thực hiện việc tuyển dụng giảng viên và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Tổng kết thí điểm thực hiện tự chủ ở 23 trường đại học đã cho thấy những kết quả khả quan trong công tác tuyển dụng, nhân sự. Theo báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết 77/NQ-CP giai đoạn 2015-2017, tính đến tháng 7/2017, số lượng giảng viên chiếm 64,52% tổng số lực lượng lao động của các trường, lao động gián tiếp chiếm 25,48%. Cũng theo báo cáo, số lượng cán bộ, giảng viên có học hàm GS, PGS và học vị từ thạc sỹ trở lên tại các trường đã tự chủ tăng lên đáng kể so với giai đoạn trước tự chủ. Tỷ lệ giảng viên có học hàm GS, PGS chiếm 9,2% tổng số giảng viên của các trường đại học đã tự chủ trên 24 tháng. Con số này là khoảng 6% trong toàn bộ hệ thống giáo dục đại học [12] (Phụ lục 7). Tuy nhiên, hiện nay, trong công tác tuyển dụng giảng viên vẫn tồn tại một số vướng mắc, cụ thể: Một là, hiện nay ngoài các trường thí điểm về tự chủ, thì hầu hết các trường trong quá trình tuyển dụng vẫn có sự can thiệp của các cơ quan chủ quản trong việc giao, phê duyệt chỉ tiêu biên chế, duyệt kế hoạch tuyển dụng và phê chuẩn kết quả tuyển dụng. Hai là, quy trình tuyển dụng giảng viên theo quy định hiện nay chưa tương thích với cơ chế tự chủ của các trường đại học công lập. Từ năm 2003, 88 Nhà nước đã bước đầu đổi mới việc tuyển dụng viên chức từ hình thức tuyển dụng lâu dài sang hình thức hợp đồng làm việc nhưng cách thức tuyển dụng theo hợp đồng gắn với chỉ tiêu biên chế chưa thể hiện được triệt để tinh thần đổi mới phương thức quản lý viên chức và chưa đáp ứng đươc yêu cầu bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các đơn vị sự nghiệp công lập. Thậm chí, các thủ tục hành chính trong tuyển dụng giảng viên không có sự linh động, đổi mới nhiều so với tuyển dụng công chức. Ba là, bất cập trong thực hiện chế độ HĐLV đối với giảng viên Trong một số trường hợp, việc ký kết HĐLV giữa Hiệu trưởng với “các chức danh nghề nghiệp theo quy định do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập bổ nhiệm”, buộc phải có sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền (Khoản 3 Điều 26 Luật Viên chức). Như vậy, dù có được trao quyền tự chủ thì Hiệu trưởng trường đại học vẫn phải chịu sự điều chỉnh, chi phối có tính chất quyết định của “cơ quan chủ quản” của trường trong quá trình tuyển dụng cũng như ký kết, thực hiện HĐLV. Điểm tồn tại này cần sớm được khắc phục khi các trường thực hiện tự chủ về nhân sự. 3.2.2.2. Sử dụng giảng viên trường đại học công lập Thực hiện các quy định của Chính phủ, Bộ Nội vụ, Bộ GD&ĐT, các Bộ chủ quản và UBND các tỉnh đã ban hành các quy định phân cấp thẩm quyền sử dụng, quản lý đối với giảng viên trong các trường ĐHCL trực thuộc đối với các hoạt động: xây dựng đề án vị trí việc làm, xây dựng chế độ làm việc đối với giảng viên, tổ chức xét và quyết định công nhận kết quả xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên chính, Những hạn chế trong công tác bố trí, sử dụng giảng viên những năm qua: Thứ nhất, mặc dù đã có sự phân cấp của các cơ quan chủ quản trong việc bố trí, sử dụng giảng viên, nhưng nhiều quyết định vẫn thuộc thẩm quyền của cơ quan quản lý, đơn cử như việc phê duyệt đề án vị trí việc làm, số lượng người làm việc. Trên tinh thần của Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật Giáo dục đại học hiện nay, Chính phủ cần sớm có Nghị định hướng dẫn thi hành, đảm bảo quyền tự chủ nhân sự của các trường ĐHCL được thực hiện trong thực tế. 89 Thứ hai, cơ chế quản lý, sử dụng giảng viên chưa có nhiều sự đổi mới, chưa thúc đẩy được sự chủ động, tích cực của giảng viên trong hoạt động. Mặc dù từ năm 2003, việc thay thế hình thức “biên chế suốt đời” bằng HĐLV đối với giảng viên, nhưng về cơ bản, cách thức quản lý không thay đổi, sự quản lý khép kín, thậm chí thiếu mềm dẻo linh hoạt đã dẫn đến tâm lý đa phần giảng viên vẫn là đến hạn nâng lương. Thứ ba, hiện nay cơ quan QLNN vẫn chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu về đội ngũ cán bộ giảng dạy các trường đại học trong toàn quốc cho nên chưa quản lý được việc thỉnh giảng của đội ngũ giảng viên. Nhiều giảng viên mải mê “chạy sô” thỉnh giảng đến quên cả nhiệm vụ của cơ sở chính nơi mình công tác. Ngoài ra, vẫn tồn tại tình trạng nhiều giảng viên không được giảng dạy theo đúng chuyên môn của họ; thay vì tìm tòi nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, cập nhật kiến thức thì họ phải gồng mình vừa dạy chuyên ngành của mình vừa “kiêm nhiệm” thêm môn chuyên ngành kề cận khác, thành ra kiến thức người thầy luôn ở trong tình trạng làng nhàng kéo theo chất lượng sinh viên được đào tạo cũng không cao. 3.2.3. Đào tạo, bồi dưỡng giảng viên trường đại học công lập Thực hiện 02 đề án lớn của Chính phủ về đào tạo giảng viên có trình độ tiến sỹ cho các trường đại học, cao đẳng (đề án 911) và đào tạo cán bộ nước ngoài bằng ngân sách nhà nước (đề án 599, trước đây là đề án 322), nhiều cán bộ, giảng viên đã được cử đi học tại các nước tiên tiến thuộc nhóm 50 trường hàng đầu thế giới. Nhiều lưu học sinh đã hoàn thành khóa học xuất sắc, trở thành những giảng viên giỏi đầu ngành của các trường đại học. Sau 5 năm thực hiện (từ 2012-2016), đã có 4.024 NCS trúng tuyển thực nhập học ở các hệ đào tạo, trong đó có số NCS tốt nghiệp và được cấp bằng là 787 NCS [79]. Bên cạnh đó, nhiều giảng viên của các trường ĐHCL được cử đi học tập ở nước ngoài trong thời gian gần đây thông qua con đường thỏa thuận hợp tác đã được ký kết giữa Việt Nam với một số quốc gia trong khối Diễn đàn Hợp tác Á - Âu (ASEM) liên quan đến việc đào tạo một đội ngũ giảng dạy chất lượng, đặc biệt là về việc quản lý chất lượng giáo dục và trao đổi giảng viên. Tính đến hết năm học 2017-2018, có 17.003 giảng 90 viên ĐHCL có trình độ tiến sỹ, trong đó, có 529 giảng viên là GS, 3.796 giảng viên là PGS [11]. Tính trong 8 năm số lượng giảng viên có trình độ tiến sĩ giai đoạn năm 2011 đến 2018 trung bình là 1.495 giảng viên/năm (Phụ lục 8). Những năm gần đây, PGS, GS được phong mới ngày càng trẻ hóa: GS Phan Thanh Sơn - Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM); GS Nguyễn Quang Diệu - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội được công nhận chức danh GS ở tuổi 37; PGS Trần Xuân Bách - Trường Đại học Y Hà Nội; PGS Nguyễn Ngọc Lưu Ly - Đại học Quốc gia Hà Nội trở thành PGS khi 32 tuổi, Công tác bồi dưỡng giảng viên hiện nay, tập trung vào bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành, bồi dưỡng năng lực tin học, ngoại ngữ theo chuẩn chức danh,.... Bên cạnh đó, các bộ chủ quản và UBND các tỉnh, trên cơ sở quy hoạch phát triển ngành, địa phương, hàng năm đều triển khai xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CB, CC, VC; mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực ngành, địa phương và chọn cử giảng viên tham dự; phân bổ một phần kinh phí, tạo điều kiện cho các trường ĐHCL được chủ động hơn trong công tác đào tạo, bồi dưỡng giảng viên,... Một số bộ, ngành đặc thù, đã làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, xây dựng mô hình kết hợp giữa viện - trường (giữa các trường ĐHCL đào tạo cán bộ y tế với các bệnh viện, giữa các trường ĐHCL đào tạo cán bộ văn hóa thể thao với các đơn vị nghệ thuật biểu diễn,...) Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có những hạn chế trong công tác QLNN đối với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, đó là: Thứ nhất, thất bại của đề án 322 và đề án 911 phải dừng giữa chừng đã cho thấy những hạn chế trong công tác xây dựng đề án trình Chính phủ và xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện. Tính đến năm 2016, tổng số nghiên cứu sinh (NCS) trúng tuyển thực nhập học các hệ đào tạo là 4.024 NCS, đạt 31,4% so với chỉ tiêu của Đề án tính đến năm 2016 và bằng 17,5% của cả đề án. NCS bỏ không theo hết khóa học là 45 người, bằng 2% số NCS nhập học tính đến thời 91 điểm 31/12/2016. Số NCS đã hết thời hạn nghiên cứu nhưng chưa bảo vệ đề án hoặc bảo vệ đề án chậm 1 đến 2 năm chiếm tỷ lệ tương đối cao 48% (355/735)....[79]. Những nguyên nhân chính dẫn đến thất bại của Đề án 911 được đưa ra đó là: Xây dựng mục tiêu quá cao, xây dựng đề án quá cao, thiếu cơ sở khảo sát, đánh giá không sát thực tế; việc phối hợp với các bộ, ngành không tốt; công tác chỉ đạo điều hành của Bộ GD&ĐT thiếu quyết liệt và thiếu cơ chế phối hợp đồng bộ triển khai nhiệm vụ với các đơn vị liên quan đến đề án; công tác kiểm tra, giám sát, tổng kết đánh giá, tháo gỡ khó khăn của Bộ GD&ĐT chưa thường xuyên để kiến nghị cơ quan chức năng sửa đổi bổ sung đề án kịp thời; đặc biệt, mức kinh phí hỗ trợ của đề án thấp, trong khi yêu cầu ràng buộc trách nhiệm của NCS cao hơn chương trình đại trà,...[79]. Thứ hai, chính sách đãi ngộ, tạo môi trường làm việc tốt đối với lưu học sinh sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trở về chưa được quan tâm, nên một bộ phận tiến sỹ được đào tạo ở nước ngoài, khi về nước sẵn sàng đền bù chi phí đào tạo do nhà nước đầu tư để làm việc ở những cơ quan có thu nhập và đãi ngộ tốt hơn cả trong và ngoài nước. Thứ ba, thực tiễn áp dụng các chế tài pháp lý để thu hồi chi phí đào tạo của viên chức trong trường đại học còn nhiều bất cập. Nghĩa vụ đền bù chi phí đào tạo của viên chức là trách nhiệm dân sự, thuộc sự điều chỉnh chính của hệ thống pháp luật dân sự, tố tụng dân sự, pháp luật về viên chức và pháp luật về GD&ĐT. Tuy nhiên, các chế tài pháp lý này chưa thực sự phát huy tốt hiệu quả trong thực tế bởi rất nhiều lý do như: viên chức cố tình chây ỳ, không thực hiện quyết định đền bù chi phí đào tạo, không thể liên hệ được địa chỉ, nơi làm việc mới của viên chức mà chưa có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn, khắc phục; hoặc khi có bản án, quyết định có hiệu lực của tòa án về việc đền bù chi phí đào tạo nhưng viên chức không có khả năng thi hành án (không có tài sản, không có thu nhập tốt). Tính riêng NCS đào tạo ở nước ngoài theo đề án 911, đến tháng 7/2017 còn 30 NCS chưa bồi hoàn theo quy định số tiền 20 tỷ đồng; có 7 NCS 92 không thực hiện đúng cam kết quay về cơ sở đào tạo cử đi học, trong đó có 4 NCS chưa bồi hoàn số tiền hơn 4,5 tỷ đồng [79]. Thứ tư, các chương trình bồi dưỡng được xây dựng chú trọng tới các chứng chỉ để đạt tiêu chuẩn chức danh đối với giảng viên chứ chưa chú trọng vào năng lực thực sự của giảng viên vì thế chất lượng của các chứng chỉ này chưa phản ánh được đúng chất lượng của các giảng viên khi đứng lớp. Mặt khác, việc tổ chức các lớp bồi dưỡng thường diễn ra trong thời gian ngắn, theo kiểu học dồn vào cuối tuần, nội dung chương trình mang nặng tính lý thuyết, ít thực hành, thảo luận nên hiệu quả các khóa học này chưa cao. Thứ năm, các hình thức đào tạo, bồi dưỡng giảng viên hiện nay chưa đa dạng, chưa thu hút lôi cuốn được giảng viên tích cực tham gia, nhiều chương trình đào tạo, bồi dưỡng chưa thực sự xuất phát từ nhu cầu từ thực tế của trường ĐHCL và giảng viên ĐHCL. Đặc biệt, việc gắn kết đào tạo, bồi dưỡng với nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế còn ít. 3.2.4. Đánh giá giảng viên trường đại công lập Trên cơ sở Nghị định của Chính phủ, các bộ, UBND các tỉnh đã xây dựng văn bản ban hành Quy chế đánh giá, phân loại đối với tổ chức, đơn vị, công chức, viên chức, người lao động và hướng dẫn thực hiện quy chế đối với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc. Bên cạnh các quy định chung về đánh giá CB, CC, VC của Chính phủ, các tiêu chuẩn đánh giá còn đảm bảo nguyên tắc: phản ánh được thực chất về trình độ chuyên môn, khả năng sư phạm, khả năng nghiên cứu khoa học; về đạo đức, tác phong của giảng viên; căn cứ vào quy định chế độ làm việc đối với giảng viên (Thông tư số 47/2014/TT-BGD&ĐT) và đặc thù ngành nghề đào tạo trong từng lĩnh vực. Về cơ bản các bộ, UBND cấp tỉnh phân cấp cho Hiệu trưởng có trách nhiệm tổ chức việc đánh giá viên chức thuộc đối tượng quản lý (trừ viên chức thuộc diện đánh giá của cấp ủy Đảng). Trường ĐHCL có trách nhiệm tổng hợp báo cáo kết quả đánh giá, phân loại giảng viên hàng năm về cơ quan chủ quản. Nhiều trường ĐHCL đã xây dựng các quy định riêng về đánh giá giảng viên: Trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia Thành phồ 93 Hồ Chí Minh, Trường Đại học Công nghiệp - Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Vinh, Bên cạnh đó, theo quy định Khoản 2, Điều 5 Nghị định 56/2015/NĐ-CP: đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_giang_vien_cac_truong_dai_h.pdf
Tài liệu liên quan