Luận văn Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra – một số vấn đề pháp lý và thực trạng áp dụng tại Việt Nam

LỜI CAM ĐOAN . . i

LỜI CẢM ƠN . . ii

MỤC LỤC . . . iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT . . . viii

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN . . ix

MỞ ĐẦU . 1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG

THIỆT HẠI DO TÀI SẢN GÂY RA . . 6

1.1. Một số vấn đề lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại .6

1.1.1. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại.6

1.1.2. Đặc điểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại .9

1.1.3. Phân loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại.10

1.1.3.1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng và trách nhiệm

bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.10

1.1.3.2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi của con người gây ra

và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra.12

1.1.3.3. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại liên đới và trách nhiệm bồi

thường thiệt hại riêng rẽ .13

1.2. Một số vấn đề pháp lý cơ bản về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài

sản gây ra .14

pdf114 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 22/02/2022 | Lượt xem: 363 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra – một số vấn đề pháp lý và thực trạng áp dụng tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ở hữu nguồn nguy hiểm cao độ xuất phát từ việc chủ sở hữu được hưởng lợi ích mà tài sản mang lại, bất kể trong việc quản lý nguồn nguy hiểm cao độ chủ sở hữu có lỗi hay không có lỗi. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1, Điều 601, BLDS năm 2015: “chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật”. Đây là nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc quản lý và sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ. Trường hợp chủ sở hữu vi phạm nghĩa vụ này thì chủ sở hữu phải chịu TNBTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Điều này cho thấy, trách nhiệm bồi thường của chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ không chỉ xuất phát từ những quyền mà chủ sở hữu được hưởng đối với nguồn nguy hiểm cao độ, mà còn xuất phát từ sự vi phạm nghĩa vụ trong việc quản lý, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ. Tại khoản 4, Điều 601, BLDS năm 2015: “Khi chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại”. Theo quy định này, việc nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì chủ sở hữu cũng có lỗi, tức là chủ sở hữu đã “không tuân thủ hoặc tuân thủ không đầy đủ các quy định về bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo quy định 43 của pháp luật”34. Đây chính là điểm khác biệt trong TNBTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra so với TNBTTH do các loại tài sản khác gây ra. Thông thường, khi các loại tài sản khác bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật mà gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật sẽ phải bồi thường thiệt hại. Ví dụ, theo Điều 604 BLDS năm 2015, người chiếm hữu cây cối phải chịu TNBTTH do cây cối gây ra, bất kể việc chiếm hữu này là có căn cứ hay không có căn cứ pháp luật và chủ sở hữu có lỗi hay không có lỗi khi cây cối bị chiếm hữu trái pháp luật. Sự khác biệt này cho thấy pháp luật quy định chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải có trách nhiệm quản lý nguồn nguy hiểm cao độ chặt chẽ hơn so với trách nhiệm của chủ sở hữu các loại tài sản khác. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ không những phải quản lý chặt chẽ nguồn nguy hiểm cao độ mà còn phải ngăn chặn người khác tiếp cận với nguồn nguy hiểm cao độ nhằm hạn chế tới mức tối đa khả năng xảy ra thiệt hại. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ không phải bồi thường thiệt hại nếu chứng minh được nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại trong các trường hợp sau: chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ đã chuyển giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng (nếu không có thỏa thuận khác); xảy ra một trong các căn cứ giảm trừ TNBTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; chủ sở hữu không có lỗi trong việc nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại. b, Chủ sở hữu súc vật Căn cứ vào từng trường hợp súc vật gây thiệt hại mà TNBTTH và mức bồi thường thiệt hại của chủ sở hữu lại được xác định khác nhau. Cụ thể: - Trong trường chủ sở hữu đang trực tiếp quản lý, sử dụng súc vật mà súc vật gây thiệt hại thì chủ sở hữu phải chịu TNBTTH, bất kể chủ sở hữu có lỗi trong việc quản lý súc vật hay không. Điều này được thể hiện cụ thể trong quy định tại khoản 1, Điều 603, BLDS năm 2015. Cũng giống như đối với trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại đã phân tích ở trên, chủ sở hữu súc vật được thực hiện các quyền năng đối với súc vật trong đó có quyền khai thác công dụng và hưởng hoa 34 Nghị quyết số 03/2006/NQ - HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS 2005 về BTTH ngoài hợp đồng, Mục III, tiểu mục 2, điểm d. 44 lợi, lợi tức mà súc vật mang lại. Do vậy, theo lẽ công bằng, thì khi súc vật gây ra thiệt hại, chủ sở hữu phải bồi thường là hoàn toàn phù hợp. Trong trường hợp này, chủ sở hữu phải bồi thường toàn bộ thiệt hại thực tế xảy ra đối với người bị thiệt hại trừ trường hợp giữa chủ sở hữu với người bị thiệt hại có thỏa thuận khác về mức bồi thường. - Trong trường hợp súc vật gây thiệt hại khi không thuộc sự quản lý của chủ sở hữu thì chủ sở hữu vẫn phải bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau đây: Một là, súc vật gây thiệt hại khi súc vật đang do người được chủ sở hữu chuyển quyền chiếm hữu, sử dụng (người thuê, mượn súc vật, người trông giữ súc vật theo hợp đồng với chủ sở hữu). Trong trường hợp này, về nguyên tắc thì trách nhiệm bồi thường thuộc về người được giao quản lý, sử dụng súc vật. Tuy nhiên, nếu có thỏa thuận thì trách nhiệm bồi thường lại thuộc về chủ sở hữu. Ngoài ra, giữa chủ sở hữu và người được giao chiếm hữu, sử dụng súc vật cũng có quyền thỏa thuận về việc trách nhiệm bồi thường thuộc về một bên hay cả hai bên. Trong trường hợp trách nhiệm bồi thường chỉ thuộc về chủ sở hữu theo sự thỏa thuận của các bên, thì mức bồi thường cũng có thể phụ thuộc vào sự thỏa thuận với người bị thiệt hại. Nếu không có sự thỏa thuận thì chủ sở hữu phải bồi thường toàn bộ thiệt hại. Hơn nữa, theo quy định tại khoản 2, Điều 603, BLDS năm 2015, nếu việc súc vật gây thiệt hại do sự tác động của người thứ ba mà chủ sở hữu cũng có lỗi thì chủ sở hữu súc vật và người thứ ba phải liên đới trong việc bồi thường cho người bị thiệt hại. Trong trường hợp này, súc vật chỉ gây ra thiệt hại khi có đủ hai yếu tố: chủ sở hữu không quản lý hoặc quản lý súc vật không chặt chẽ và người thứ ba phải tác động đến súc vật (dọa, ném đá, đập gậy). Có thể thấy, TNBTTH của chủ sở hữu và người thứ ba trong trường hợp này xuất phát trên cơ sở lỗi của họ, nên để xác định mức bồi thường của mỗi bên phải căn cứ vào mức độ lỗi của họ. Trên thực tế, việc xác định mức độ lỗi của chủ sở hữu và của người thứ ba hoàn toàn phụ thuộc vào nhận định của HĐXX trên cơ sở những tình tiết thực tế của vụ việc. Việc xác định chính xác mức độ lỗi của mỗi chủ thể sẽ ảnh hưởng tới việc xác định mức thiệt hại mà mỗi bên phải bồi thường. Trong trường hợp không có đủ căn cứ để xác định 45 mức độ lỗi của mỗi bên thì thiệt hại sẽ được chia đều, tức là mỗi bên phải bồi thường một nửa thiệt hại cho người bị thiệt hại. Hai là, súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật mà gây thiệt hại. Trong trường hợp này, TNBTTH của chủ sở hữu phát sinh khi chủ sở hữu có lỗi trong việc quản lý súc vật. Chính vì chủ sở hữu quản lý không tốt nên súc vật mới bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật và gây ra thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường trong trường hợp này không xuất phát từ việc chủ sở hữu được quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức do súc vật mang lại mà phát sinh từ sự vi phạm nghĩa vụ quản lý tài sản của chủ sở hữu. Đối với trường hợp này, chủ sở hữu súc vật chỉ phải bồi thường tương ứng với mức độ lỗi của mình, nhưng phương thức bồi thường thiệt hại trong trường hợp này lại là liên đới bồi thường. Việc liên đới bồi thường thiệt hại giữa chủ sở hữu với người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật hoàn toàn do pháp luật quy định và các bên không được thỏa thuận thực hiện việc bồi thường riêng rẽ. Tuy nhiên, nếu chủ sở hữu chứng minh được mình không có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì không phải liên đới bồi thường. Có thể thấy, đây là quy định mới của BLDS năm 2015 so với BLDS năm 2005. Trong BLDS năm 2005, TNBTTH trong trường hợp này thuộc về người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật. Quy định mới này có tác động đến ý thức của chủ sở hữu, nâng cao trách nhiệm của chủ sở hữu trong việc quản lý chặt chẽ súc vật của mình, đồng thời đảm bảo quyền lợi của người bị thiệt hại. Thứ ba, trong trường hợp súc vật thả rông theo tập quán. Tại khoản 4, Điều 603, BLDS năm 2015 quy định: “Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội”. Theo quy định này, chủ thể bồi thường thiệt hại chỉ có thể là chủ sở hữu và việc bồi thường thiệt hại được áp dụng theo tập quán ở địa phương là không hợp lý. Bởi vì, theo quy định tại khoản 2, Điều 3, BLDS năm 2015 về nguyên tắc thỏa thuận, các bên trong quan hệ BTTH do súc vật thả rông gây ra có quyền tự do, thỏa thuận về vấn đề bồi thường thiệt hại nếu thỏa thuận đó không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Hơn nữa, theo quy định tại khoản 2, Điều 5, BLDS năm 2015, việc áp 46 dụng tập quán chỉ được đặt ra khi các bên không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định. Do vậy, quy định về việc bồi thường thiệt hại theo tập quán là trái với nguyên tắc thỏa thuận (một trong những nguyên tắc cơ bản của luật dân sự) cũng như nguyên tắc về việc áp dụng tập quán. c, Chủ sở hữu cây cối Thông thường, khi chủ sở hữu đang trực tiếp quản lý, sử dụng cây cối mà cây cối gây thiệt hại thì chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại. Thậm chí, trong nhiều trường hợp, chủ sở hữu đã chuyển giao cho người khác quản lý cây cối thì chủ sở hữu vẫn phải bồi thường cho người bị thiệt hại nếu giữa chủ sở hữu và người được giao quyền quản lý cây cối có thỏa thuận. Pháp luật Việt Nam không đưa ra một nguyên tắc cụ thể nào cho việc xác định TNBTTH của chủ sở hữu cây cối. Tuy nhiên, nghiên cứu các quy định pháp luật có liên quan, có thể thấy TNBTTH của chủ sở hữu cây cối dựa trên một số nguyên tắc như: (i) Nguyên tắc thực hiện quyền sở hữu. Theo nguyên tắc này, chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi đối tài sản của mình nhưng khi tài sản gây thiệt hại thì phải bồi thường; (ii) Nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự. Theo nguyên tắc này, nếu chủ sở hữu cây cối không thực hiện nghĩa vụ phát rễ, tỉa cành, chặt hạ cây có nguy cơ đổ, gẫy theo quy định tại khoản 2, Điều 17535 và khoản 1, Điều 17736 BLDS năm 2015 mà cây cối gây thiệt hại thì phải chịu trách nhiệm bồi thường; (iii) Nguyên tắc thỏa thuận, tức là giữa chủ sở hữu cây cối và người được giao quản lý cây cối có thể thỏa thuận về việc chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra kể cả trong trường hợp cây cối đang do người đó quản lý. Khi nghiên cứu về TNBTTH của chủ sở hữu cây cối, tác giả nhận thấy việc xác định chủ sở hữu của cây cối trong nhiều trường hợp sẽ khó khăn. Đối với trường hợp cây cối do chủ sở hữu tự trồng trong khuôn viên đất của mình thì việc xác định chủ sở hữu sẽ dễ dàng và chỉ cần căn cứ vào các giấy chứng nhận quyền sử 35 “nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, cắt, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”. 36 “Trường hợp cây cối, công trình xây dựng có nguy cơ sập đổ xuống bất động sản liền kề và xung quanh thì chủ sở hữu tài sản thực hiện ngay các biện pháp khắc phục, chặt cây, sửa chữa hoặc dỡ bỏ công trình xây dựng đó”. 47 dụng đất và các số liệu địa chính là có thể xác định được. Tuy nhiên, đối với các loại cây mọc tự nhiên ở ven đường, ở các cánh đồng mà gây thiệt hại thì việc xác định chủ sở hữu sẽ vô cùng khó khăn và hầu như trong những trường hợp này, nếu cây cối gây thiệt hại thì người bị thiệt hại sẽ gánh chịu rủi ro. Chúng ta cũng không thể đề cập đến trách nhiệm của Nhà nước khi các cây mọc ven đường gây thiệt hại bởi vì bất cứ ai cũng có quyền khai thác lợi ích từ những loại cây này (người đi đường có thể ngắt và sử dụng các loại quả trên cây mọc ven đường, nông dân đi làm có thể ngồi dưới các tán cây mọc ngoài cánh đồng). Đối với trường hợp các loại cây mọc tự nhiên trên ranh giới giữa các bất động sản liền kề gây thiệt hại thì trước hết phải căn cứ vào sự thỏa thuận của các bên liên quan đến việc thu hoa lợi. Nếu các bên thỏa thuận chia đều hoa lợi thì TNBTTH được chia cho mỗi bên theo tỉ lệ số hoa lợi được hưởng. Nếu các bên không có thỏa thuận thì về nguyên tắc hoa lợi được chia đều thì TNBTTH phải chịu là như nhau. d, Chủ sở hữu nhà cửa, công trình xây dựng khác Chủ sở hữu được xác định là người có quyền sở hữu đối với nhà cửa, công trình xây dựng khác. Việc xác định chủ sở hữu đối với loại tài sản này đơn giản hơn, bởi vì nhà cửa và các công trình xây dựng khác thuộc nhóm tài sản là bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của pháp luật. Do đó, chỉ cần căn cứ vào giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà cũng như quyền sở hữu các công trình xây dựng là có thể xác định được chủ sở hữu là ai. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho người bị thiệt hại trong việc thực hiện quyền yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại khi nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại. 2.1.2.2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng a, Người được giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ Những quy định về TNBTTH của người được giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trong BLDS năm 2015 có sự kế thừa hoàn toàn quy định trong BLDS năm 2005. Thực tế cho thấy, người được giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có thể là người được giao thông qua một giao dịch dân sự, hoặc 48 có thể thông qua một quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, quyết định của người sử dụng lao động. Theo hướng dẫn tại điểm đ, tiểu mục 2, mục III, Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP, người được giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải chịu TNBTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra phải là người được giao thông qua một giao dịch. Tác giả cũng đồng ý với quan điểm này, tức là chỉ những người được giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ thông qua giao dịch dân sự mới phải chịu TNBTTH khi nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại. Bởi vì khi được chuyển giao, những chủ thể này được quản lý, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo ý chí của mình mặc dù phạm vi chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ vẫn phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên và phải tuân theo quy định của pháp luật một cách nghiêm ngặt, nhưng bản thân người được giao thông qua giao dịch được quyền khai thác công dụng của nguồn nguy hiểm cao độ đó để phục vụ cho các nhu cầu của mình. Người được giao quản lý, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ thông qua một quyết định của cơ quan Nhà nước hoặc người sử dụng lao động sẽ không phải chịu TNBTTH. Bởi vì, việc quản lý, sử dụng của họ trong trường hợp này phải tuân theo quy định của cơ quan, tổ chức đã giao quyền quản lý, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ đó. Đồng thời, việc quản lý, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trong trường hợp này nhằm đem lại lợi ích cho cơ quan, tổ chức chứ không mang lại lợi ích cho người chiếm hữu, sử dụng. Liên quan đến việc chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cho người khác, một vấn đề khác cũng cần xác định là việc chuyển giao này là hợp pháp hay không hợp pháp cũng sẽ ảnh hưởng đến việc xác định chủ thể phải chịu TNBTTH là chủ sở hữu hay người được chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng. Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP đã đưa ra ví dụ37 để giải thích trường hợp chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ không theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, tác giả cho rằng đây là cách giải thích không thỏa đáng bởi vì ví dụ này đang đề cập tới trường 37 “Chủ sở hữu biết người đó không có bằng lái xe ô tô, nhưng vẫn giao quyền chiếm hữu, sử dụng cho họ mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại”. 49 hợp thiệt hại do hành vi sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, mà không phải do tự thân nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại. Theo quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều 601, BLDS năm 2015, trách nhiệm của người được giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng giống như trách nhiệm của chủ sở hữu. Tức là họ phải chịu trách nhiệm ngay cả khi không có lỗi trong việc quản lý. Đồng thời, họ cũng phải liên đới bồi thường thiệt hại nếu có lỗi để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại. Như vậy, cơ sở TNBTTH của người được giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng xuất phát từ sự vi phạm trong việc quản lý nguồn nguy hiểm cao độ, hoặc từ lẽ công bằng trong việc hưởng lợi và gánh chịu thiệt hại. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp, người được giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ đều được hưởng lợi ích từ việc chiếm hữu, sử dụng đó (ví dụ người trông giữ). Theo quy định tại khoản 2, Điều 601 BLDS năm 2015, khi nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại, việc chủ sở hữu hay người được giao chiếm hữu, sử dụng phải bồi thường thiệt hại còn căn cứ vào sự thỏa thuận của các bên. Tức là thông qua quá trình thỏa thuận, người được giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ hoàn toàn có thể đưa ra nguyên tắc xác định chủ thể phải bồi thường thiệt hại khi nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại mà mình không có lỗi. Thông qua thỏa thuận này, người được giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có thể giảm trừ trách nhiệm bồi thường của mình khi nguồn nguy hiểm cao độ mà mình chiếm hữu, sử dụng gây thiệt hại cho người thứ ba. Do vậy, việc người được giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường ngay cả khi không có lỗi cũng phụ thuộc vào ý chí của họ được thể hiện trong quá trình thỏa thuận. b, Người được giao chiếm hữu, sử dụng súc vật Khoản 1, Điều 603, BLDS năm 2015 quy định: “Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”. Đây là quy định mới bổ sung vào BLDS năm 2015. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật trong quy định này được hiểu là những người được chủ sở hữu súc vật chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng thông qua giao dịch ví dụ như người thuê, mượn súc vật, người trông giữ súc vật Theo đó, 50 họ có quyền chiếm hữu, sử dụng súc vật để phục vụ cho các nhu cầu của mình (lấy sức kéo, sữa) hoặc họ sẽ được hưởng một khoản tiền công từ việc quản lý súc vật thay cho chủ sở hữu hoặc họ sẽ là người có quyền quản lý, giám sát hoạt động của súc vật mà chủ sở hữu chuyển giao. Do vậy, khi súc vật gây thiệt hại thì họ phải chịu TNBTTH. Nếu chỉ dựa vào quy định này có thể nhận thấy, cơ sở trách nhiệm của người chiếm hữu, người sử dụng súc vật không phải là lỗi trong việc quản lý súc vật mà là từ những lợi ích mà họ được hưởng hoặc những quyền mà họ được thực hiện trong thời gian quản lý, sử dụng súc vật. Đồng thời, có thể thấy rằng pháp luật không quan tâm đến việc người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi hay không có lỗi trong việc quản lý súc vật mà chỉ cần súc vật gây thiệt hại trong thời gian họ quản lý thì họ phải bồi thường. Tuy nhiên, nếu giữa chủ sở hữu và người chiếm hữu, sử dụng súc vật có thỏa thuận thì việc bồi thường thiệt hại sẽ được xác định theo thỏa thuận đó. Ngoài ra, theo quy định tại khoản 3, Điều 603, BLDS năm 2015, nếu súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật mà chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường cùng với người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật. Đây cũng là quy định mới của BLDS năm 2015 so với BLDS năm 2005. Có thể thấy quy định này nhằm nâng cao ý thức của người chiếm hữu, sử dụng súc vật, đồng thời cũng góp phần bảo đảm cho trách nhiệm bồi thường được thực thi một cách tốt nhất khi có nhiều chủ thể cùng phải bồi thường. c, Người chiếm hữu, người được giao quản lý cây cối Theo quy định tại Điều 626, BLDS năm 2005, khi cây cối gây thiệt hại, TNBTTH chỉ thuộc về chủ sở hữu. Theo quy định này, việc xác định TNBTTH không dựa trên một nguyên tắc cụ thể nào, tức là kể cả chủ sở hữu có lỗi hay không có lỗi thì trách nhiệm bồi thường cũng sẽ phát sinh, trừ khi hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả kháng. Đây là quy định không hợp lý, bởi một số lý do sau: 51 Một là, trên thực tế có rất nhiều trường hợp chủ sở hữu chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng cây cối cho chủ thể khác. Nếu cây cối gây thiệt hại trong thời gian chủ thể được chuyển giao đang quản lý, sử dụng mà chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại là không phù hợp với lẽ công bằng. Hai là, quy định này dẫn đến thực tế nhiều trường hợp người bị thiệt hại không biết khởi kiện ai để yêu cầu bồi thường thiệt hại khi không thể biết ai là chủ sở hữu của cây cối (ví dụ cây xanh đô thị thuộc sở hữu của nhà nước hay của công ty cây xanh). Hơn nữa, nhiều trường hợp chủ sở hữu và người được giao quản lý đùn đẩy trách nhiệm cho nhau khiến cho việc giải quyết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền gặp khó khăn, gây ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại. Những bất cập trong quy định của BLDS năm 2005 đã được sửa đổi bởi quy định tại Điều 604, BLDS năm 2015. Theo Điều 604, BLDS năm 2005 thì chủ thể chịu TNBTTH do cây cối gây ra có thể là chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý. Đây là một sự thay đổi phù hợp, thể hiện sự tiến bộ trong hoạt động lập pháp. Sự thay đổi này đã khắc phục những hạn chế, bất cập của BLDS năm 2005, đồng thời đảm bảo sự phù hợp của quy định pháp luật với lẽ công bằng. Tuy nhiên, liên quan đến TNBTTH của người chiếm hữu, người được giao quản lý cây cối, tác giả nhận thấy một số vấn đề cần bàn luận như sau: Một là, chiếm hữu được hiểu là “nắm giữ và quản lý tài sản”38, tức là khái niệm “chiếm hữu” đã bao hàm cả khái niệm “quản lý”. Mặc dù BLDS không đưa ra các khái niệm cụ thể, nhưng suy cho cùng khái niệm “người chiếm hữu” đã bao hàm cả khái niệm “người được giao quản lý”. Bởi vì, người chiếm hữu bao gồm người chiếm hữu có căn cứ pháp luật và người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật. Hơn nữa, căn cứ quy định tại khoản 1, Điều 165, BLDS năm 2015 có thể xác định người được giao quản lý tài sản là người chiếm hữu có căn cứ pháp luật đối với tài sản được giao. Như vậy, việc sử dụng cả cụm từ “người chiếm hữu” và cụm 38 Viện khoa học pháp lý, “Từ điển luật học”, NXB từ điển Bách khoa – NXB tư pháp, 2006, tr.136. 52 từ “người được giao quản lý” để xác định chủ thể chịu TNBTTH là không cần thiết và thể hiện sự lặp đi lặp lại các thuật ngữ có cùng nội dung. Hai là, người chiếm hữu cây cối có thể là người chiếm hữu có căn cứ pháp luật (bao gồm cả người được giao quản lý) hoặc người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật. Đối với hai loại người chiếm hữu này, BLDS không có quy định riêng biệt về TNBTTH khi cây cối mà họ chiếm hữu gây thiệt hại. Tức là nếu cây cối họ đang chiếm hữu mà gây thiệt hại thì họ phải bồi thường thiệt hại bất kể họ có lỗi hay không có lỗi đối với thiệt hại xảy ra. Tuy nhiên, điều này chỉ phù hợp với trường hợp người chiếm hữu cây cối là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật, bởi vì bản thân người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật luôn luôn bị coi là có lỗi trong việc chiếm hữu. Đối với trường hợp người chiếm hữu cây cối là người chiếm hữu có căn cứ pháp luật, việc bắt họ phải bồi thường thiệt hại do cây cối mà họ chiếm hữu gây ra là không phù hợp trong nhiều trường hợp. Bởi vì, họ không được thực hiện mọi hành vi liên quan đến tài sản chiếm hữu mà họ phải chiếm hữu tài sản đó “trong phạm vi, cách thức, thời hạn do CSH xác định” (Điều 187, BLDS năm 2015) hoặc “phải phù hợp với mục đích, nội dung của giao dịch” (Điều 188, BLDS năm 2015). Hơn nữa, nếu giữa người chiếm hữu và người được giao chiếm hữu cây cối không có thỏa thuận thì nghĩa vụ áp dụng các biện pháp khắc phục, chặt cây có nguy cơ gây thiệt hại vẫn thuộc về người chiếm hữu theo quy định tại khoản 1, Điều 177, BLDS năm 2015. Do đó, việc xây dựng nguyên tắc xác định TNBTTH của người chiếm hữu khi cây cối gây thiệt hại là cần thiết. d, Người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác Cũng giống như phân tích ở phần trên về người chiếm hữu, người được giao quản lý cây cối, việc sử dụng các thuật ngữ để xác định chủ thể chịu TNBTTH do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra hiện nay là không phù hợp. Bởi vì khái niệm “người chiếm hữu” đã bao hàm cả khái niệm “người được giao quản lý”. Điều này dẫn đến sự chồng chéo giữa các khái niệm, khái niệm này bao gồm khái niệm khác trong khi đó vẫn chưa bao quát được tất cả các trường hợp có thể phát sinh trên thực tế. Người chiếm hữu có căn cứ pháp luật theo quy định cũng có thể bao 53 gồm cả chủ sở hữu, người được giao quản lý nhà cửa, công trình xây dựng khác. Hơn nữa, bản thân người được giao sử dụng trong nhiều trường hợp cũng là người chiếm hữu nhà cửa, công trình xây dựng khác (Ví dụ người thuê, người mượn tài sản sẽ vừa sử dụng, vừa quản lý). Ngoài ra, người chiếm hữu, sử dụng ở đây cũng có thể là những người chiếm hữu, sử dụng không phải do chủ sở hữu chuyển giao mà họ có quyền chiếm hữu, sử dụng thông qua những căn cứ khác do pháp luật quy định (người phát hiện và quản lý tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trưng dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác của một chủ thể để phục vụ cho hoạt động công cộng). Một vấn đề khác cũng cần được nghiên cứu đó là: cả BLDS năm 2005 và BLDS năm 2015 đều không xác định th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_trach_nhiem_boi_thuong_thiet_hai_do_tai_san_gay_ra.pdf
Tài liệu liên quan