Luận án Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo vùng đồng bằng sông Cửu Long

MỞ ĐẦU . 1

Chương 1: TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN

ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO . 10

1.1. Nghiên cứu lý luận về tôn giáo . 10

1.2. Nghiên cứu thực trạng hoạt động tôn giáo . 15

1.2.1. Nghiên cứu thực trạng hoạt động tôn giáo trên thế giới . 15

1.2.2. Nghiên cứu thực trạng hoạt động tôn giáo ở Việt Nam . 17

1.3. Nghiên cứu quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo . 21

1.3.1. Nghiên cứu quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở một số

quốc gia . 21

1.3.2. Nghiên cứu quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở Việt Nam . 23

1.4. Nhận xét chung về các công trình nghiên cứu có liên quan đến quản

lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo và hướng nghiên cứu tiếp theo của

luận án. 30

1.4.1. Những vấn đề đã được đề cập trong các công trình nghiên cứu có

liên quan đến quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo . 30

1.4.2. Những vấn đề chưa được đề cập trong các công trình nghiên cứu

có liên quan đến quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo . 32

1.4.3. Hướng nghiên cứu của luận án. 33

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 . 35

Chương 2: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI

HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO . 36

2.1. Những khái niệm cơ bản . 36

2.1.1. Khái niệm tín ngưỡng . 36

2.1.2. Khái niệm tôn giáo . 38

2.1.3. Khái niệm hoạt động tôn giáo . 42

2.1.4. Khái niệm quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo . 472.2. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo . 48

2.3. Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo . 55

2.3.1. Xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện thể chế, chính sách

quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo . 55

2.3.2. Xây dựng tổ chức bộ máy và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

làm công tác tôn giáo . 57

2.3.3. Tuyên truyền, vận động chức sắc, chức việc, tín đồ tôn giáo thực

hiện quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước . 58

2.3.4. Hợp tác quốc tế trong quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo 59

2.3.5. Thanh tra, kiểm tra công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động

tôn giáo . 60

2.4. Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo . 61

2.4.1. Sự lãnh đạo đúng đắn của đảng cầm quyền . 61

2.4.2. Quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế . 62

2.4.3. Sự phát triển về giáo dục, khoa học và công nghệ . 64

2.4.4. Mối quan hệ phức tạp giữa tôn giáo và dân tộc (tộc người) . 65

2.4.5. Hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo. 67

2.5. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo . 68

2.5.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở một

số quốc gia . 68

2.5.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo tại một

số khu vực ở Việt Nam . 75

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 . 81

Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT

ĐỘNG TÔN GIÁO VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG . 82

3.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa, kinh tế - xã hội đồng

bằng sông Cửu Long . 82

3.1.1. Điều kiện tự nhiên . 823.1.2. Điều kiện lịch sử, văn hóa . 83

3.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội . 86

3.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo vùng đồng

bằng sông Cửu Long . 88

3.2.1. Hệ thống chính sách, pháp luật quản lý nhà nước đối với hoạt

động tôn giáo . 88

3.2.2. Tổ chức bộ máy và trình độ, năng lực của cán bộ, công chức công

tác tôn giáo . 92

3.2.3. Thực trạng công tác tuyên truyền vận động thực hiện chính sách

tôn giáo . 101

3.2.4. Thực trạng hợp tác quốc tế trong quản lý nhà nước đối với hoạt

động tôn giáo . 103

3.2.5. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động quản lý nhà

nước đối với hoạt động tôn giáo . 105

3.2.6. Thực trạng công tác tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về

hoạt động tôn giáo . 106

3.3. Nhận xét chung về quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo vùng

đồng bằng sông Cửu Long . 117

3.3.1. Những kết quả đã đạt được . 117

3.3.2. Những hạn chế, bất cập . 120

3.3.3. Vấn đề đặt ra trong quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo

vùng đồng bằng sông Cửu Long . 124

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 . 126

Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ

NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO VÙNG ĐỒNG BẰNG

SÔNG CỬU LONG . 1274.1. Dự báo xu hướng vận động của tôn giáo và quan điểm, phương

hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo vùng đồng

bằng sông Cửu Long . 127

4.1.1. Dự báo xu hướng vận động của tôn giáo vùng đồng bằng sông

Cửu Long . 127

4.1.2. Thống nhất quan điểm, phương hướng hoàn thiện quản lý nhà

nước đối với hoạt động tôn giáo vùng đồng bằng sông Cửu Long . 133

4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo

vùng đồng bằng sông Cửu Long . 140

4.2.1. Từng bước hoàn thiện thể chế, chính sách về quản lý nhà nước đối

với hoạt động tôn giáo phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh mới . 140

4.2.2. Cải cách tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn

giáo phù hợp với xu hướng phát triển . 142

4.2.3. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức quản

lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo. 145

4.2.4. Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động quần chúng, tín đồ các tôn

giáo thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước . 147

4.2.5. Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra quản lý nhà nước

đối với hoạt động tôn giáo . 149

4.2.6. Phát huy vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong quản lý nhà

nước đối với hoạt động tôn giáo . 150

4.2.7. Phát triển kinh tế - xã hội nâng cao đời sống đồng bào có đạo vùng

đồng bằng sông Cửu Long . 154

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 . 158

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 159

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ . 165

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 166

PHỤ LỤC . 178

pdf238 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 567 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo vùng đồng bằng sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ, Phòng Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện. Hiện nay, Phòng Nội vụ ở các huyện vùng đồng bằng sông Cửu Long đều được xây dựng tương đối hoàn chỉnh. Trong đó, phần lớn phân công Phó Trưởng phòng Nội vụ theo dõi và một chuyên viên phụ trách công tác tôn giáo. Ở cấp xã, phường, thị trấn, không có tổ chức độc lập giúp Ủy ban nhân dân quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo. Ủy ban nhân dân tỉnh quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã về công tác tôn giáo trên cơ sở quy định của pháp luật. Hiện nay, phần lớn là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch xã, phường, thị trấn sẽ phụ trách về công tác tôn giáo trên địa bàn và phân công 01 cán bộ hỗ trợ. Tuy nhiên, cũng có địa phương chỉ bố trí cán bộ không chuyên trách kiêm nhiệm; đặc biệt, có địa phương xem đây là trách nhiệm chung của Ủy ban nhân dân xã. 97 Bên cạnh đó, công tác tôn giáo còn có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, Ban Dân tộc, Công an, Quân đội, các sở, ngành có liên quan trong triển khai thực hiện các giải pháp đáp ứng nhu cầu tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân; chủ động nắm tình hình, dự báo âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch để kịp thời điều tra, phân hóa đối tượng, từng bước vô hiệu hóa các yếu tố, điều kiện hoạt động của cá nhân, tổ chức phản động; đồng thời, kiên quyết xử lý nghiêm đối tượng có hành vi xâm hại đến trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc gia và đề xuất, thực hiện các giải pháp giữ vững và ổn định tình hình. Trong đó, công tác phối hợp giữa hệ thống cơ quan quản lý nhà nước, lực lượng an ninh, Mặt trận Tổ quốc và tổ chức thành viên được tăng cường; thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân được xây dựng vững chắc. Tuy nhiên, ở một số địa phương, cơ quan, đơn vị, công tác phối hợp chưa thực sự được chú trọng nên hiệu quả chỉ đạo, lãnh đạo chưa cao; phối hợp giữa các cơ quan có liên quan còn một số bất cập, đặc biệt là chưa phát huy được vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên. Qua khảo sát, chỉ có 120 ý kiến (chiếm 53,6%) cho rằng công tác phối hợp trong hoạt động quản lý được thực hiện tốt và có đến 86 ý kiến (chiếm 38,6%) cho rằng cần thay đổi tổ chức bộ máy làm công tác tôn giáo. Hiện nay, trong tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, có một số vấn đề vướng mắc. Thực tế cho thấy, trước khi Chính phủ ban hành Nghị định số 08/2007/NĐ-CP, hệ thống Ban Tôn giáo tồn tại với tư cách là cơ quan giúp việc. Với vị trí này, Ban Tôn giáo hoạt động theo chế độ ủy quyền và có tính độc lập tương đối trong hoạt động chuyên môn theo ủy quyền. Tính độc lập này được thể hiện trong hoạt động cụ thể sau: Thứ nhất, với tư cách là cơ quan giúp việc, Ban Tôn giáo trực tiếp làm việc với người quản lý cấp trên mà không phải qua khâu trung gian. Cụ thể, ở cấp Trung ương, Ban Tôn giáo làm việc trực tiếp với Thủ tướng hoặc Phó Thủ tướng phụ trách. Ở địa phương, Ban Tôn giáo làm việc trực tiếp với Chủ tịch 98 hoặc Phó Chủ tịch phụ trách. Qua đó, những vấn đề khó khăn phát sinh trong lĩnh vực tôn giáo có thể được giải quyết một cách nhanh chóng, kịp thời. Thứ hai, trong giới hạn ủy quyền, Ban Tôn giáo chủ động trong hoạt động nghiệp vụ. Do đó, hoạt động của Ban Tôn giáo mang tính mở, tính chủ động trong xử lý công việc được giao và chỉ xin ý kiến chỉ đạo của người đứng đầu cơ quan hành chính khi gặp phải vấn đề ngoài thẩm quyền được giao để kịp thời giải quyết. Thứ ba, với chức năng giúp việc, trên cơ sở đặc thù của địa phương, yêu cầu, nhiệm vụ của từng thời điểm, Ban Tôn giáo có thể chủ động sử dụng ngân sách, biên chế để đảm bảo cho hoạt động quản lý có hiệu lực, hiệu quả. Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 08/2007/NĐ-CP đến nay, Ban Tôn giáo được chuyển vào ngành Nội vụ với vai trò là cơ quan chuyên môn. Việc điều chuyển này góp phần củng cố vị trí pháp lý của Ban Tôn giáo từ cơ quan có vai trò giúp việc sang cơ quan có vai trò chuyên môn. Việc điều chuyển này vừa phù hợp chủ trương chung của Đảng là tinh giảm bộ máy vừa đưa hoạt động quản lý đi vào chuyên sâu. Tuy nhiên, khi xét về thực quyền, chức năng giúp việc có được tính độc lập tương đối trong giới hạn được ủy quyền mà chức năng chuyên môn không có được. Với vị trí mới, Ban Tôn giáo thiếu tính chủ động trong hoạt động nghiệp vụ vì chỉ có thể tham mưu gián tiếp qua cấp trung gian. Cùng với quá trình hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo cũng được tăng cường. Hiện nay, đội ngũ công chức tham gia quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trong vùng có 2.178 người, tăng 603 người (tăng 38%) so với năm 2003. Về trình độ chuyên môn, số cán bộ có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên 989 người (chiếm 45,4%), cao hơn năm 2003 (249 người, chiếm 15,81%) gần 4 lần. Trong đó, cán bộ ở cấp tỉnh và cấp huyện phần lớn là chuyên trách về công tác tôn giáo, tăng từ 281 lên 364 người (tăng 83 người, chiếm 30%); trình độ đại học trở lên chiếm 78,85%, tăng 28,67% so với năm 2003. Bình quân ở mỗi tỉnh, cán bộ chuyên trách quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo là 36 người. Ở cấp xã, có 99 1.814 công chức tham gia công tác tôn giáo, phần lớn là kiêm nhiệm (do công chức Văn phòng - Thống kê kiêm nhiệm). Riêng ở những xã có tính đặc thù tôn giáo - dân tộc, Phó Chủ tịch sẽ phụ trách. Bên cạnh đó, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long kịp thời định hướng, tổ chức bộ máy làm công tác tôn giáo ở các cơ quan Đảng, đoàn thể các cấp, chỉ đạo xây dựng và triển khai thực hiện các văn bản về đào tạo cán bộ, về nâng cao chất lượng hoạt động Mặt trận, đoàn thể ở cơ sở, đổi mới công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc - tôn giáo v.v. Đồng thời, tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức hành chính và kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức các cấp, nhất là ở cấp cơ sở. Trên cơ sở quyết định số 83/2007/QĐ-TTG, ngày 08/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác tôn giáo giai đoạn 2006 - 2010, Sở Nội vụ các tỉnh đã tham mưu cấp uỷ, chính quyền triển khai thực hiện tốt. Đến nay, đội ngũ cán bộ, công chức tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng, cơ bản đáp ứng yêu cầu. Bước đầu xây dựng được đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác tôn giáo có trình độ đại học chuyên ngành và trải qua các lớp bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ. Đồng thời, thường xuyên Biểu 3.1. Biểu đồ thể hiện số lượng cán bộ, công chức công tác tôn giáo phân theo trình độ đào tạo năm 2003 - 2016 (Nguồn: số liệu do Ban Tôn giáo các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long cung cấp) 100 mở lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ lãnh đạo Đảng, chính quyền, đoàn thể, cán bộ làm công tác dân tộc - tôn giáo. Qua đó, nhận thức của các cấp uỷ, chính quyền địa phương và từng cán bộ, công chức ở đồng bằng sông Cửu Long về tín ngưỡng tôn giáo đã cơ bản được nâng lên, tạo điều kiện thuân lợi cho công tác tôn giáo nói chung và quản lý nhà nước về tín ngưỡng tôn giáo nói riêng; đó là hiểu về bản chất của tín ngưỡng tôn giáo, quan hệ giữa tôn giáo với dân tộc; thống nhất cách ứng xử với tôn giáo; triển khai thực hiện đúng đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về tín ngưỡng tôn giáo; xem "vận động quần chúng" là công tác cơ bản, bao trùm. Theo kết quả khảo sát, có 176 ý kiến (chiếm 78,9%) cho rằng cán bộ, công chức công tác trong lĩnh vực liên quan đến quản lý hoạt động tôn giáo có trình độ tốt, khá. Tuy nhiên, do điều kiện lịch sử khách quan, phần lớn công chức tham gia quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở vùng chỉ qua những lớp bồi dưỡng ngắn hạn về kiến thức quản lý nhà nước nên trình độ còn hạn chế. Nhận thức về tín ngưỡng tôn giáo nhiều cấp, nhiều nơi chưa thống nhất; trong đó, có nơi thì quá "tả", nơi thì quá "hữu"; chưa công bằng trong thực hiện chính sách; đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý nhà nước hay giữa các ngành, các cấp. Đến nay, công chức qua đào tạo chuyên ngành quản lý công 19 ý kiến (chiếm 15%), qua bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý 50 ý kiến (chiếm 39,4%), qua đào tạo chuyên ngành tôn giáo 18 ý kiến (chiếm 14,4%), qua bồi dưỡng kiến thức tôn giáo 107 (chiếm 87%)). Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức công tác tôn giáo còn bất cập, chất lượng chưa cao, ở mức trung bình, khá 72 ý kiến (chiếm 72,8%). Đến nay, người có trình độ sơ cấp hoặc chưa qua đào tạo ở cấp tỉnh và cấp huyện chiếm đến 4,67%, cấp xã chiếm 20,51%. Ban Tôn giáo các tỉnh cũng đã tuyển chọn nhân sự đưa đi đào tạo chính quy, dài hạn về chuyên môn nghiệp vụ công tác tôn giáo, tạo đội ngũ kế thừa trong tương lai. Bên cạnh đó, thái độ phục vụ của công chức công tác lĩnh vực tôn giáo có mặt hạn chế, mức chưa tốt, trung bình có 23 ý kiến (chiếm 9,9%); trong đó, công chức tự đánh 101 giá, mức chưa tốt 4 ý kiến (chiếm 3,2%), mức trung bình 8 ý kiến (chiếm 6,4%); chức sắc đánh giá, mức trung bình 9 ý kiến (chiếm 12,2%). Như vậy, trong thời gian qua, Sở Nội vụ các tỉnh tiếp tục củng cố, bổ sung nhân sự quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo. Phòng Nội vụ các quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh cũng đã hoạt động ổn định. Công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, kiến thức chuyên ngành cũng được tập trung thực hiện. Tuy nhiên, tổ chức bộ máy và năng lực của cán bộ, công chức còn một số bất cập, hạn chế. 3.2.3. Thực trạng công tác tuyên truyền vận động thực hiện chính sách tôn giáo Các cấp ủy Đảng, Chính quyền tập trung chỉ đạo tốt công tác tuyên truyền, vận động chức sắc, chức việc, tín đồ thực hiện nghiêm chính sách, pháp luật đối với hoạt động tôn giáo, xem đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, quyết định hiệu quả quản lý. Đồng thời, xác định công tác vận động quần chúng trong thực hiện chính sách tôn giáo không chỉ là nhiệm vụ của các cấp chính quyền, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành mà còn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị nhằm tạo sức mạnh tổng hợp trong xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, đấu tranh chống hành vi lợi dụng tôn giáo. Hàng năm, các cấp ủy Đảng, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội đã tổ chức nhiều lớp tuyên truyền với nội dung và hình thức phong phú đến với cán bộ, công chức, chức sắc, chức việc, đoàn viên, hội viên, tín đồ các tôn giáo. Riêng trong giai đoạn 2007 - 2015, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ đã tổ chức gần 400 cuộc tuyên truyền với 124.056 lược người dự. Các Tỉnh uỷ, Thành ủy đã chỉ đạo tổ chức nhiều lớp cập nhật kiến thức bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh, lớp cập nhật kiến thức cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; trong đó có kiến thức liên quan lĩnh vực tôn giáo. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, vận động còn được các địa phương lồng ghép với các cuộc thăm hỏi, chúc mừng các chức sắc, tín đồ tôn giáo nhân các ngày Tết, lễ trọng của tôn giáo; qua hoạt động đối thoại với các tổ chức tôn giáo ở địa phương; qua lực lượng cốt cán vùng có đông đồng bào 102 là tín đồ tôn giáo v.v. Thông qua đó, củng cố lòng tin và tạo sự đồng thuận giữa chính quyền với các tổ chức tôn giáo, nhân dân. Đến đầu năm 2016, qua khảo sát, có đến 177 ý kiến (chiếm 79%) cho rằng công tác tuyên truyền được thực hiện khá, tốt; có 178 ý kiến (chiếm 75,4%) chức sắc, chức việc nắm tốt chủ trương, chính sách. Đến nay, nhận thức của các cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội về tôn giáo và công tác tôn giáo có chuyển biến tích cực. Qua đó, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, cụ thể hóa nhanh chóng, đồng bộ các quan điểm của Trung ương Đảng, Chính phủ góp phần giải quyết tốt những vấn đề liên quan đến hoạt động tôn giáo. Công tác phối hợp tuyên truyền giữa các cấp, các ngành có liên quan được thực hiện chặt chẽ hơn, nắm chắc được dư luận, giải đáp tốt các kiến nghị, đề xuất và tạo được sự đồng thuận trong nhân dân. Phần lớn chức sắc, người tu hành, tín đồ đã nhận thức ngày càng sâu sắc và tin tưởng vào đường lối, chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng, Nhà nước, phát huy truyền thống yêu nước, gắn bó trong khối đoàn kết toàn dân tham gia xây dựng, bảo vệ Tổ quốc; đặc biệt, nhận thức rõ vai trò của quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, có đến 68 ý kiến (chiếm 91,9%) cho rằng cần quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, có 67 ý kiến (chiếm 90,5%) cho rằng quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo hướng đến tạo điều kiện cho hoạt động tôn giáo diễn ra theo quy định pháp luật. Hầu hết các tổ chức tôn giáo xây dựng đường hướng hoạt động “đồng hành cùng dân tộc”. Tuy nhiên, công tác tuyên truyền quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo vẫn còn chưa đạt yêu cầu. Trong đó, một bộ phận cán bộ nhận thức chưa đầy đủ và thống nhất về công tác tôn giáo, ảnh hưởng việc cụ thể hóa, thực hiện. Một số địa phương, đơn vị còn tư tưởng hạn chế hoạt động tôn giáo nhưng cũng có địa phương, đơn vị buông lỏng quản lý, để đến khi phát sinh vi phạm thì mới vào cuộc, v.v Bên cạnh đó, một bộ phận chức sắc, chức việc chưa thay đổi thái độ tự ty, hiềm khích, cực đoan nên dễ bị lợi dụng. 103 Những hạn chế nêu trên có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là các nguyên nhân sau: công tác triển khai, quán triệt quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa thực sự hiệu quả. Trong đó, nội dung tuyên truyền chưa đáp ứng nhu cầu, chủ yếu sao chép lại của Trung ương, chưa gắn với những vấn đề bức xúc ở địa phương, chưa phù hợp với đối tượng tuyên truyền nên chưa tạo được sức thu hút mạnh mẽ, có 9 ý kiến (chiếm 25%) chức sắc cho rằng nội dung tuyên truyền không cần thiết, trùng lắp và chỉ có 61 ý kiến (chiếm 31,8%) cho rằng nội dung tuyên truyền chính sách, pháp luật là tốt, đáp ứng nhu cầu. Hình thức tuyên truyền chưa thực sự phong phú, sinh động; trong các buổi tuyên truyền, thời gian chủ yếu dành cho báo cáo viên trình bày, thời gian dành cho việc phát biểu trao đổi ý kiến rất ít. Cán bộ công chức chưa sâu, sát cơ sở, chưa thường xuyên trao đổi với chức sắc, chức việc, nhà tu hành, có 148 ý kiến (chiếm 63%). Đối tượng tuyên truyền còn hạn chế, chủ yếu là đại diện chức sắc, chức việc; trong khi đó, giữa các chức sắc, chức việc rất hạn chế trong tuyên truyền lẫn nhau các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, có 99 ý kiến (chiếm 42,3%) cho rằng ít khi hoặc chưa bao giờ. Người tuyên truyền có trình độ, được chức sắc, tín đồ đánh giá cao, ở mức khá, tốt có 52 ý kiến (chiếm 96.3%); tuy nhiên khả năng trình bày còn thiếu sinh động. Bên cạnh đó, khả năng tiếp cận của chức sắc, chức việc, tín đồ tôn giáo còn hạn chế, đặc biệt là ở đồng bào dân tộc thiểu số, có 9 ý kiến (chiếm chỉ 20,9% cho rằng tiếp nhận tốt). 3.2.4. Thực trạng hợp tác quốc tế trong quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo Trong thời gian vừa qua, được hướng dẫn, chỉ đạo của Ban Tôn giáo Chính phủ, công tác đối ngoại trong quản lý hoạt động tôn giáo ở các tỉnh đã đạt được một số thành tựu. Nhiều sự kiện tôn giáo lớn mang tầm khu vực, thế giới được cơ quan quản lý nhà nước phối hợp tổ chức tốt. Hàng năm, các tỉnh trong khu vực đều cử cán bộ, đề cử chức sắc các tôn giáo tham gia các đoàn công tác của Ban Tôn giáo Chính phủ tham dự hội nghị quốc tế như: Đoàn tham dự Hội nghị Đối thoại “Liên 104 tín ngưỡng ASEM lần thứ VI” ở Tây Ban Nha; Đoàn đi nghiên cứu tình hình tôn giáo, chính sách tôn giáo một số quốc gia Đông Nam Á; Đoàn đi dự Hội thảo tôn giáo và Pháp quyền tại Utah, Hoa Kỳ v.v Bên cạnh đó, một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã tiếp và làm việc với đoàn công tác của một số tổ chức tôn giáo nước ngoài, tổ chức phi chính phủ đến trao đổi, tìm hiểu về chính sách tôn giáo của Việt Nam như: tiếp Tập đoàn truyền thông (WAZ) của Đức, Đoàn tham dự hội thảo bàn tròn về Tin Lành do Viện Nghiên cứu Tôn giáo Việt Nam chủ trì phối hợp với Viện Can dự Toàn cầu (IGE) v.v Trong các chuyến thăm, nhiều đoàn nước ngoài đã tiếp xúc với lãnh đạo địa phương và một số tổ chức, cá nhân tôn giáo mà đoàn quan tâm. Đây là điều kiện, cơ hội để quốc tế có được cái nhìn đầy đủ hơn về chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Tuy nhiên, mối quan hệ phối hợp, hợp tác quốc tế trong quản lý hoạt động tôn giáo giữa cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở Việt Nam nói chung và cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở vùng đồng bằng sông Cửu Long còn có nhiều hạn chế. Hàng năm tuy có nhiều cá nhân, tổ chức đến thăm và làm việc nhưng mối quan hệ hợp tác quốc tế trong quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo chủ yếu thông qua cấp Trung ương. Tần xuất làm việc với các cá nhân, các tổ chức tôn giáo, cơ quan hành chính, cơ quan lập pháp chưa nhiều nên việc tuyên truyền, phân tích, chứng minh tính đúng đắn trong chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước chưa được tiến hành thường xuyên. Từ đó, các thế lực thù địch tiếp tục lợi dụng “dân chủ, nhân quyền” để chống phá Việt Nam trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, kinh tế, chính trị, ngoại giao; kích động tư tưởng ly khai, bạo loạn và đẩy mạnh hoạt động “diễn biến hòa bình”, đặc biệt là vu cáo Việt Nam đàn áp tôn giáo. Trong đó, một số quốc gia mà đứng đầu là Hoa Kỳ và các nước Châu Âu đã ban hành một số đạo luật về vấn đề tôn giáo, dân chủ, nhân quyền với mục đích quốc tế hóa vấn đề tôn giáo ở Việt Nam. 105 3.2.5. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo Trong Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X), Đảng đã khẳng định: “Tăng cường công tác kiểm tra của Đảng, trước hết là công tác kiểm tra của các cấp ủy đảng. Kiểm tra phải có chương trình, kế hoạch, được xây dựng thành chế độ và đem lại hiệu quả thiết thực” [40,tr.274]. Trong hoạt động quản lý nhà nước cần tiến hành hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với cơ quan làm công tác tôn giáo. Đồng thời tiến hành thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động của các tổ chức tôn giáo nhằm đảm bảo hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước lẫn tổ chức tôn giáo diễn ra theo đúng pháp luật. Qua đó, phát huy những ưu điểm, thành tựu đã đạt được cũng như hạn chế những điểm yếu, tiêu cực. Tuy nhiên, công tác thanh tra, kiểm tra còn nhiều điểm khó khăn, hạn chế. Theo đánh giá trong nội bộ công chức công tác tôn giáo, có 67 ý kiến (chiếm 30,1%) cho rằng công tác thanh tra, kiểm tra chỉ đạt mức chưa tốt hoặc trung bình. Hiện nay, công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo diễn ra theo hai hướng. Hướng thứ nhất là công tác thanh tra, kiểm tra trong nội bộ cơ quan quản lý nhà nước mà cụ thể là hoạt động thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo ở cấp trên đối với cấp dưới. Hoạt động thanh tra này diễn ra theo kế hoạch hằng năm của ngành hoặc có thể là tiến hành kiểm tra đột xuất. Tuy đạt được một số kết quả nhất định nhưng từ khi sát nhập cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo về ngành Nội vụ thì công tác thanh tra, kiểm tra gặp nhiều khó khăn do thanh tra ngành Nội vụ chưa nắm chắc được những đặc thù của công tác tôn giáo. Từ đó, hiệu quả của công tác thanh tra kiểm tra không cao. Hướng thứ hai là thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động tôn giáo, xuất phát từ nét đặc thù của hoạt động tôn giáo mà công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực này gặp nhiều khó khăn, chủ yếu dừng lại ở kiểm tra để chấp nhận hoạt động lễ hội, công nhận các di tích. Còn công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động tôn giáo diễn ra trong nội bộ từng tôn giáo, vai trò của cơ quan quản lý nhà nước chưa 106 được phát huy. Do đó, nhiều vụ việc phức tạp phát sinh trong thực tế chậm được phát hiện và xử lý, có ảnh hưởng lớn đến an ninh, trật tự. 3.2.6. Thực trạng công tác tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về hoạt động tôn giáo 3.2.6.1. Công nhận pháp nhân và xét duyệt chương trình hành đạo của tôn giáo Từ năm 2003 đến năm 2016, Ban Tôn giáo đã tham mưu Ủy ban nhân dân các tỉnh cấp đăng ký hoạt động cho 11 tổ chức tôn giáo, cấp đăng ký sinh hoạt cho 29 tổ chức tôn giáo. Đến nay, đồng bằng sông Cửu Long có 12 tôn giáo với 34 tổ chức, hệ phái được Nhà nước công nhận (Ban Tôn giáo Chính phủ công nhận 21 tổ chức, cấp tỉnh công nhận 13 tổ chức). Trong đó, có 03 Trung ương giáo hội có tầm hoạt động nhiều tỉnh là Phật giáo Hòa Hảo ở An Giang; Cao Đài Tiên thiên, Cao Đài Ban Chỉnh ở Bến Tre và một số trung ương giáo hội khác có phạm vi hoạt động trong phạm vi một tỉnh. Bên cạnh đó, Ban Tôn giáo tỉnh chủ động tham mưu Ủy ban nhân dân xét duyệt một số việc thuộc hành chính đạo của các tôn giáo, tạo điều kiện cho chức sắc tôn giáo được thuyên chuyển, bổ nhiệm. Tổ chức, nhân sự trong các cơ quan hành chính đạo được củng cố, kiện toàn, đặc biệt là thông qua các kỳ đại hội. Hằng năm, các tôn giáo tiến hành phong chức, phong phẩm cho khoảng 500 chức sắc, chức việc. Đến nay, toàn vùng có 4.882 cơ sở thờ tự (tăng 29%), 18.977 chức sắc (tăng 44,5%), 35.795 chức việc (tăng 72%) trong các tôn giáo. Đồng thời, các chức sắc tôn giáo còn được tạo điều kiện tham gia vào cơ quan dân cử và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, góp phần củng cố khối đoàn kết toàn dân tộc, đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Ngoài ra, Sở Nội vụ còn tham mưu Ủy ban nhân dân các tỉnh xét duyệt chương trình hành đạo thường xuyên và đột xuất, hướng dẫn về mặt pháp lý để các tổ chức tôn giáo hoạt động theo đúng pháp luật; xét duyệt nhiều cơ sở thờ tự nhập kinh, sách, xuất bản ấn phẩm của tôn giáo phục vụ nhu cầu hành đạo chính đáng. Qua đó, các sinh hoạt tôn giáo phần lớn được tổ chức thuần túy tôn giáo, theo đúng quy định và chương trình đã đăng ký với cơ quan chức năng, phù hợp 107 Hiến chương, Điều lệ. Đồng thời, Ủy ban nhân dân các tỉnh chỉ đạo các cơ quan có liên quan tạo điều kiện thuận lợi để các tôn giáo tổ chức thành công các lễ hội tôn giáo như Đại hội Đại biểu Phật giáo, Đại hội Nhân sanh trong Cao Đài Ban Chỉnh và Cao Đài Tây Ninh, Đại lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc, lễ kỷ niệm 100 năm Tin Lành truyền đến Việt Nam, Đại hội Ban Đại diện Phật giáo. Bên cạnh đó, các hoạt động truyền giáo, thu hút tín đồ cũng được quản lý chặt chẽ. Hiện nay, đồng bằng sông Cửu Long có tổng số 6.439.032 tín đồ (chiếm 37% dân số vùng). Trong đó, tín đồ Phật giáo và Phật giáo Hòa Hảo là 4.910.739 người (chiếm 76,26% tổng số tín đồ), tín đồ là đồng bào dân tộc thiểu số là 1.120.287 người (chiếm gần 17,4% tổng số tín đồ, 79,62% tổng số đồng bào dân tộc thiểu số). Tỉnh có số lượng tín đồ đông nhất là An Giang (1.790.428 người, chiếm 82,85% dân số), thấp nhất là Hậu Giang (200.423 người, chiếm 28% dân số). Số lượng tín đồ toàn vùng tăng 1.334.446 người (tăng 24%) nhưng không đồng đều giữa các tỉnh, các năm; trong đó, tỉnh có số lượng tín đồ tăng nhanh nhất là Bạc Liêu (186%), kế đến là Long An (140%), thấp nhất là tỉnh Kiên Giang (tăng 4%), riêng Thành phố Cần Thơ giảm 3% (do chia tách tỉnh vào năm 2004). Biểu 3.2. Biểu đồ thể hiện số lượng tín đồ tôn giáo năm 2003 - 2016 (Nguồn: số liệu do Ban Tôn giáo các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long cung cấp) 108 Tuy nhiên, cũng còn có 29 tổ chức tôn giáo có đăng ký sinh hoạt nhưng chưa được công nhận và 15 tổ chức tôn giáo hoạt động mà không trình báo cơ quan chức năng (chủ yếu là hoạt động của Tin Lành). Việc phong chức, phong phẩm trong các tổ chức tôn giáo diễn ra hết sức phức tạp, nhất là đối với các tôn giáo có yếu tố nước ngoài như Công giáo và Tin lành. Thời gian qua, việc bổ nhiệm, tấn phong chức sắc tuy có trao đổi giữa cơ quan chức năng với giáo hội nhưng vẫn chưa có sự thống nhất cao. Số lượng các “chức sắc” tự phong ngày càng gia tăng. Trong thực tế, một bộ phận chức sắc, nhà tu hành luôn mang thái độ hiềm khích, nên dễ bị các đối tượng thù địch lợi dụng chống Đảng, Nhà nước hoặc không hợp tác và gây nhiều khó khăn cho chính quyền địa phương. Bên cạnh đó, hoạt động truyền đạo trái pháp luật vẫn còn xảy ra thường xuyên. Đặc biệt, để gia tăng số lượng tín đồ, củng cố cơ sở hoạt động, một số tôn giáo đã tận dụng hoàn cảnh kinh tế khó khăn của một bộ phận nhân dân thông qua các hoạt động từ thiện nhân đạo, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số để truyền giáo. Do đó, hiện tượng tranh giành tín đồ giữa các tôn giáo, giữa các hệ phái khác nhau trong cùng tôn giáo cũng diễn ra ngày càng phổ biến và đã có một số mâu thuẫn phát sinh giữa tín đồ là đồng bào dân tộc Khmer theo Phật giáo Nam tông và tín đồ là đồng bào dân tộc Khmer theo tôn giáo khác, tạo nên những tác Biểu 3.3. Biểu đồ thể hiện số lượng tín đồ tôn giáo là đồng bào dân tộc thiểu số năm 2003 - 2016 (Nguồn: số liệu do Ban T

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_hoat_dong_ton_giao_vung_don.pdf
Tài liệu liên quan