PHẦN MỞ ĐẦU. 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN. 9
1.1. Các công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến công nghiệp công
nghệ thông tin. 9
1.1.1.Các công trình nghiên cứu trong nước. 9
1.1.2.Các công trình nghiên cứu trên thế giới. 11
1.2.Các công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến quản lý nhà nước về
công nghiệp công nghệ thông tin . 18
1.2.1.Các công trình nghiên cứu trong nước. 18
1.2.2.Các công trình nghiên cứu trên thế giới. 23
1.3. Nhận xét, đánh giá. 29
1.3.1. Những mặt thành công . 29
1.3.2. Những mặt chưa rõ, chưa đề cập đến cần tiếp tục nghiên cứu . 29
1.3.3.Những vấn đề khoa học cần tiếp tục nghiên cứu . 30
Tiểu kết chương 1. 31
Chương 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN . 32
2.1. Những vấn đề lý luận về công nghiệp công nghệ thông tin . 32
2.1.1. Khái niệm công nghiệp công nghệ thông tin . 32
2.1.2. Vai trò của công nghiệp công nghệ thông tin . 33
2.1.3. Đặc điểm của công nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam . 35
2.2. Nội dung quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ thông tin và các
yếu tố ảnh hưởng. 35
2.2.1. Nội dung quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ thông tin . 35v
2.2.2. Vai trò của quản lý nhà nước với công nghiệp công nghệ thông tin . 41
2.2.3. Đặc điểm của quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ thông tin . 42
2.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ
thông tin. 44
2.3. Xu hướng phát triển của hoạt động quản lý nhà nước về công nghiệp
công nghệ thông tin. 46
2.3.1. Xu hướng phát triển hoạt động sản xuất sản phẩm công nghệ thông
tin. 46
2.3.2. Xu hướng hoạt động quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ thông
tin. 49
2.4.Kinh nghiệm quốc tế về quản lý nhà nước đối với công nghiệp công nghệ
thông tin và bài học rút ra cho Việt Nam. 51
2.4.1. Kinh nghiệm Hàn Quốc . 51
2.4.2. Kinh nghiệm Trung Quốc . 52
2.4.3. Kinh nghiệm Ấn Độ. 54
2.4.4. Kinh nghiệm Ailen. 55
2.4.5. Bài học rút ra cho Việt Nam . 56
Tiểu kết chương 2. 58
Chương 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG NGHIỆP
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI VIỆT NAM . 59
3.1.Thực trạng hoạt động sản xuất công nghiệp công nghệ thông tin . 60
3.1.1. Thực trạng doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin. 60
3.1.2.Thực trạng sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin. 62
3.1.3. Thực trạng thị trường sản phẩm công nghệ thông tin. 64
3.1.4.Thực trạng nhân lực công nghệ thông tin . 70
3.2.Thực trạng quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ thông tin. 76
3.2.1. Thực trạng chủ trương, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch,
chương trình phát triển công nghiệp công nghệ thông tin . 76vi
3.2.2. Thực trạng văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công nghiệp
công nghệ thông tin. 94
3.2.3. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về công
nghiệp công nghệ thông tin. 99
3.2.4. Thực trạng hợp tác quốc tế trong quản lý nhà nước về công nghiệp công
nghệ thông tin. 101
3.2.5. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ
thông tin. 104
3.2.6. Kết quả chung đạt được . 113
3.2.7. Hạn chế, bất cập và nguyên nhân cơ bản. 114
Tiểu kết chương 3. 116
Chương 4. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC HOÀN
THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN . 117
4.1. Quan điểm, phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về công nghiệp
công nghệ thông tin. 117
4.1.1. Quan điểm hoàn thiện quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ
thông tin. 117
4.1.2. Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ
thông tin. 119
4.2. Một số giải pháp tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nước về công nghiệp
công nghệ thông tin. 122
4.2.1. Các giải pháp chung. 122
4.2.2. Một số giải pháp cụ thể tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nước về công
nghiệp công nghệ thông tin ở Việt Nam . 126
4.3. Một số kiến nghị, đề xuất. 136
4.3.1. Đối với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. 136
4.3.2. Đối với Bộ Thông tin và Truyền thông. 137vii
4.3.3. Đối với các Bộ, ngành khác . 138
Tiểu kết chương 4. 140
KẾT LUẬN. 141
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ. 143
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 146
CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT . 153
166 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 620 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý Nhà nước về công nghiệp công nghệ thông tin tại Việt Nam - Tô Hồng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khác như
FSoft, CSC, TMA, Global Cybersoft,... đã phát triển nhiều sản phẩm và dịch
vụ phần mềm trên nền điện toán đám mây, đẩy mạnh gia công phần mềm cho
thị trường Nhật Bản, Bắc Mỹ và Châu Âu. Đồng thời, nhiều sản phẩm phần
mềm nguồn mở đã được đầu tư, phát triển và bản địa hóa (như phần mềm một
cửa điện tử, phần mềm chuyên ngành thanh tra, khiếu nại tố cáo).
64
Trên thế giới, người ta chia ra 3 nhóm là sản xuất gia công, cung cấp
dịch vụ và sáng tạo sản phẩm, trong đó ngưỡng phát triển cao nhất là sáng tạo
sản phẩm. Mặc dù xếp thứ 10 trong số các quốc gia hấp dẫn nhất về gia công
phần mềm (A.T. Kearney), nhưng có một nghịch lý là doanh thu từ gia công
phần mềm của Việt Nam rất nhỏ. Nếu chưa có được sản phẩm “Made in
Vietnam” được thị trường thế giới thừa nhận thì chúng ta mãi mãi làm gia
công cho nước khác. Nhân lực làm phần mềm chưa đạt chuẩn quốc tế, thiếu
kỹ năng chuyên môn sâu, ngoại ngữ và các kỹ năng làm việc chuyên nghiệp,
mức lương thấp (trung bình chỉ bằng 1/50 thu nhập của một chuyên gia Nhật
Bản) là những yếu tố cản trở việc sáng tạo ra các sản phẩm phần mềm có giá
trị. Ngoài ra, các vấn đề về tỉ lệ vi phạm bản quyền cao, thiếu các quy định về
định giá, định mức xây dựng phầm mềm cũng góp phần không nhỏ tác động
đến việc đầu tư sản xuất phần mềm.
3.1.3. Thực trạng thị trường sản phẩm công nghệ thông tin
Tổng doanh thu từ hoạt động sản xuất và cung cấp dịch vụ CNTT nói
chung tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước trong giai đoạn 2009-2017
(xem hình 3.1), năm 2016 đạt khoảng 1,6 triệu tỷ đồng trong đó doanh thu
xuất khẩu chiếm 83,2% [9, tr 94].
65
Hình 3. 1. Doanh thu công nghiệp CNTT
(Nguồn: Sách Trắng CNTT-TT Việt Nam 2018, tr9)
Thị trường sản phẩm phần cứng – điện tử, thị trường trong nước mang
đậm đặc điểm của một nền sản xuất nhận chuyển giao công nghệ, một thị
trường giàu tiềm năng nhưng chưa thật sự phát triển. Với quy mô dân số lớn,
nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng điện tử - phần cứng tăng lên hàng năm với
yêu cầu cao về chủng loại, mẫu mã. Tuy nhiên, nguồn cung của phần lớn các
mặt hàng PC-ĐT đều phụ thuộc vào thị trường nước ngoài, phụ thuộc vào
nguyên liệu nhập khẩu (xem hình 3.2). Kim ngạch nhập khẩu phần cứng, máy
tính, điện tử tăng đều hàng năm, năm 2017 đạt khoảng 52,1 tỷ USD [10, tr23].
Công nghệ sản xuất đơn giản, chủ yếu là lắp ráp hoặc chế tác trên cơ sở hợp
đồng mua bản quyền của đối tác nước ngoài nên giá trị gia tăng của sản phẩm
thấp, khoảng 5-10%. Do không chủ động được về công nghệ và nguyên liệu,
các doanh nghiệp trong nước đóng vai trò mờ nhạt, không thể điều tiết được
thị trường. Mặc dù vậy, một số DN phần cứng trong nước đã bắt đầu quan
tâm đầu tư dây chuyền sản xuất tiên tiến, cải thiện hệ thống quản lý chất
lượng sản phẩm theo chuẩn quốc tế và khẳng định vị thế trong nước của mình
(FPT Elead, CMS là những ví dụ điển hình).
66
Hình 3. 2. Cơ cấu nhập khẩu phần cứng, điện tử
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ các Sách Trắng CNTT-TT)
Nhìn chung, với trên 90% tổng giá trị đầu tư và xấp xỉ 100% kim ngạch
xuất khẩu, các doanh nghiệp liên doanh nắm vai trò quan trọng, chi phối thị
trường hàng PC-ĐT trong nước. Thị trường nội địa tới có xu hướng nghiên
cứu thiết kế sản phẩm, lựa chọn linh kiện và gắn mác sản phẩm, tập trung
phát triển các sản phẩm điện thoại thông minh, máy tính bảng giá rẻ mang
thương hiệu Việt Nam (A-Mobile, AVIO mobile, Bipad, Pi COO.)
Thị phần máy tính có thương hiệu quốc tế (HP, IBM, Sony...) ước tính
khoảng 15-30%, dòng máy tính lắp ráp không có thương hiệu khoảng 65-70%
do giá cả mềm và linh hoạt, còn dòng máy tính thương hiệu nội địa (Mekong
Xanh, FPT Elead, CMS...) chiếm khoảng 15-30%. Theo các số liệu báo cáo từ
GFK tại thị trường Việt Nam, trong 5 năm trở lại đây, doanh số bán lẻ máy
tính đều cho thấy tốc độ sụt giảm từ 6 đến 12% mỗi năm. Riêng thị phần máy
tính xách tay tại Việt Nam có hơn 90% thị phần thuộc về các thương hiệu
nước ngoài như Dell, Acer, Asus, HP, Lenovo. Thị phần máy tính xách tay
thương hiệu Việt chỉ khiêm tốn ở mức trên dưới 10% nhưng chất lượng không
quá thua kém so với máy tính ngoại [16, tr20].
67
Đối với thị trường quốc tế, kim ngạch xuất khẩu (phần cứng, máy tính,
điện tử) cũng tăng dần hàng năm, năm 2017 đạt gần 75 tỷ USD (xem hình 3.3
và 3.4) [10, tr23]. Doanh số xuất khẩu chủ yếu tập trung từ khu vực liên
doanh, giá trị gia tăng thấp do chủ yếu từ hoạt động gia công, lắp ráp, nguyên
liệu phụ thuộc nhập khẩu. Hơn nữa, một đặc điểm quan trọng là, do chủ yếu
làm gia công cho nước ngoài nên thực chất không có liên hệ trực tiếp với thị
trường, cạnh tranh chủ yếu trên cơ sở chi phí nhân công thấp. Nhiều tập đoàn
đa quốc gia đang có kế hoạch mở rộng đầu tư sản xuất thiết bị phần cứng,
điện tử vào Việt Nam, điển hình như Intel, Samsung Electronics, HP, Nokia.
Hình 3. 3. Cơ cấu xuất khẩu phần cứng, điện tử
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ các Sách Trắng CNTT-TT)
68
Hình 3. 4. Doanh thu xuất nhập khẩu phần cứng, điện tử
(Nguồn: Báo cáo Tổng kết tình hình 10 năm thi hành Luật CNTT
của Bộ TTTT, tr13)
Thị trường sản phẩm phần mềm có doanh thu tăng dần theo từng năm,
năm 2017 đạt khoảng 3.779 triệu USD (xem hình 3.5). Thị trường nội địa chủ
yếu phụ thuộc vào sức mua của các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, chủ yếu
do đầu tư từ NSNN của các Bộ, ngành, tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Một
phần nguyên nhân xuất phát từ quyết tâm đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong
CQNN của Chính phủ. Một lý do khác nữa là do sức ép của quá trình hội
nhập đòi hỏi phải nâng cao hiệu quả hoạt động, tự động hóa quy trình sản
xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh trong các ngành chủ lực như viễn thông,
ngân hành, bảo hiểm, dầu khí, hàng không. Theo một khảo sát của Hội Tin
học TP. Hồ Chí Minh, có tới 70% doanh nghiệp phần mềm chủ yếu định
hướng thị trường trong nước. Điều này phản ánh quy mô nhỏ của các DNPM,
chưa tự tin vươn ra thị trường quốc tế cũng như tầm quan trọng của thị trường
trong nước – là môi trường để các DN rèn luyện, nâng cao năng lực.
Đối với thị trường ngoài nước, doanh nghiệp phần mềm Việt Nam cung
cấp dịch vụ gia công phần mềm là chủ yếu. Kim ngạch xuất khẩu phần mềm
69
tăng đều qua mỗi năm, giai đoạn 2015-2016-2017 tăng từ khoảng 2,192-
2,491-3,301 tỷ USD [10, tr22]. Vào năm 2009, tổ chức A.T. Kearney đã đánh
giá Việt Nam xếp hạng thứ 10 trong số các quốc gia hấp dẫn nhất về gia công
phần mềm. Nguyên nhân chính là vì Việt Nam là nước có dân số trẻ, 60%
trong độ tuổi lao động (tuổi từ 17 đến 60), 94% dân số biết chữ, giá nhân
công cạnh tranh, lao động Việt Nam cần cù và thích nghi nhanh.Thị trường
nước ngoài chủ yếu tập trung vào khu vực Bắc Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Tuy nhiên, theo Hiệp hội CNTT Nhật Bản (JISA), năm 2012, gia công phần
mềm của Việt Nam cho nước này mới chỉ chiếm tỷ lệ 0,5%, rất nhỏ so với
84,3% của Trung Quốc. Ngoài gia công phần mềm thì các doanh nghiệp phần
mềm Việt Nam chưa đủ khả năng thắng được những gói thầu lớn trên thị
trường quốc tế, vì các doanh nghiệp hầu hết có quy mô vừa và nhỏ, chưa có
thương hiệu, liên kết với nhau còn yếu. Công tác xúc tiến thương mại, quảng
bá hình ảnh ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam ra nước ngoài còn rất
hạn chế.
Hình 3. 5. Doanh thu công nghiệp phần mềm
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ số liệu của Bộ TTTT)
70
Bảng 3. 2. Xuất nhập khẩu công nghiệp CNTT
Đơn vị tính: Triệu USD
Năm
Kim ngạch xuất khẩu
phần cứng, máy tính
Kim ngạch nhập khẩu
phần cứng, máy tính
2009 3.370 6.527
2010 5.666 7.638
2011 10.893 10.465
2012 22.916 19.443
2013 34.760 26.390
2014 N/A N/A
2015 49.860 34.365
2016 57.737 38.738
2017 74.936 52.138
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông)
3.1.4.Thực trạng nhân lực công nghệ thông tin
Số lượng các cơ sở đào tạo chính quy dài hạn về CNTT tương đối dồi
dào. Theo Sách trắng CNTT-TT năm 2017, cả nước có khoảng 250/665 tổng
số trường đại học, cao đẳng có đào tạo CNTT, ĐT-VT, ATTT, chiếm khoảng
37,54% - đối với các trường nghề thì tỉ lệ này là 164/469. Chỉ tiêu tuyển sinh
đại học, cao đẳng ngành CNTT cũng tăng theo từng năm, trong đó chỉ tiêu
tuyển sinh năm 2011 (khoảng 64.796 sinh viên) tăng gần gấp đôi so với năm
2007 (khoảng 39.990 sinh viên), chỉ tiêu năm 2016 khoảng 68.883 sinh viên -
đối với các trường nghề thì chỉ tiêu năm 2016 là 18.311 sinh viên (xem Bảng
3.3 và Bảng 3.5).
71
Bảng 3. 3. Đào tạo nhân lực CNTT khối đại học, cao đẳng
Năm
Tổng số
trường
(trường)
Chỉ tiêu
tuyển sinh
(sinh viên)
Tỉ lệ tuyển
sinh (%)
2009 271 56.406 11,07
2010 277 60.332 12,26
2011 290 64.796 11,93
2012 290 65.501 10,83
2013 290 67.518 7,74
2014 N/A N/A N/A
2015 N/A N/A N/A
2016 250 68.883 13,78
20171 131 48.631 14,3
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ các Sách Trắng CNTT-TT 2009-2018)
Số lượng người tốt nghiệp ngành CNTT tăng đều đặn hàng năm, năm
2011 đạt khoảng 42.000 người tăng hơn 7.000 người so với năm 2010, năm
2016 tỷ lệ tốt nghiệp đạt 93,88% (khoảng 64.000 người) . Đối với các trường
nghề tỉ lệ tốt nghiệp đạt 52,4% (khoảng 9.600 người) [10, tr45]. Có thể nói, số
lượng người học và tốt nghiệp ngành CNTT tương đối đông đảo và một phần
trong số đó đã đáp ứng được những yêu cầu cao trong khi làm việc và nghiên
cứu về CNTT.
1 Số liệu năm 2017 chỉ thống kê các trường ĐH, không tính các trường cao
đẳng, trung cấp
72
Bảng 3. 4. Đào tạo nhân lực CNTT khối trường nghề
Năm
Tổng số trường
(trường)
Số lượng học viên nhập học
(người)
2009 N/A N/A
2010 186 66.631
2011 113 32.632
2012 143 25.527
2013 228 24.569
2014 N/A N/A
2015 N/A N/A
2016 164 12.501
20172 412 46.017
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ các Sách Trắng CNTT-TT)
Nếu như trước đây quan điểm các chứng chỉ và các khóa ngắn hạn về
CNTT chỉ mang tính chất bổ sung và bổ trợ cho đào tạo chính quy CNTT, thì
hiện nay loại hình này đang đóng vai trò như một phương thức cung cấp nhân
lực có trình độ và thực tiễn cao so với loại hình đào tạo truyền thống. Vì vậy
ngày càng có nhiều người tham gia vào các khóa đào tạo này. Tại Việt Nam
hiện có nhiều cơ sở đào tạo phi chính quy liên kết với nước ngoài như
Aptech, NIIT, Informatics Vietnam, Informatics Singapore, KENT... Bên
cạnh đó là các cơ sở đào tạo trong nước chuyên sâu về lĩnh vực CNTT như
SaigonCTT, HanoiCTT, BKIS, Học viện mạng Netpro, Học viện mạng
IPMAC, AthenaCác đơn vị này chủ yếu dựa vào hệ thống giáo trình của
các hãng công nghệ lớn trên thế giới (như Juniper, Cisco, Nokia-Checkpoint,
2 Số liệu năm 2017 thống kê các các trường cao đẳng chuyển từ Bộ GDĐT
sang cho Bộ LĐTBXH
73
Tren Micro, FoundStone) và cấp chứng chỉ CNTT của chính hãng đó. Đây
là con đường ngắn nhất để người lao động kiếm được việc làm ở các công ty,
bởi lẽ các chứng chỉ này đa phần được công nhận trên toàn thế giới. Đội ngũ
giảng viên giảng dạy các chứng chỉ quốc tế về CNTT đa phần đều là các kỹ
sư, trưởng nhóm CNTT tại một số tổ chức, DN chuyên về CNTT nên có thể
yên tâm về kiến thức thực tế và kinh nghiệm làm việc. Hầu hết các hãng đề có
quy định tiêu chuẩn giảng viên, đa phần các giảng viên đều phải qua các khóa
đào tạo, thi và được hãng cấp chứng chỉ đủ tiêu chuẩn. Ngoài ra, còn một số
lượng lớn các cơ sở liên kết với các trường đại học nước ngoài được các
trường đại học ở các thành phố lớn triển khai. Đó là chưa nói đến các trung
tâm tin học đào tạo các khoá ngắn hạn, đào tạo theo chuyên ngành, đào tạo từ
xa và đào tạo trong doanh nghiệp lớn ở Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng...Theo
đánh giá của nhiều chuyên gia, số lượng trung tâm đào tạo hiện đã phần nào
đáp ứng đủ về nhu cầu đào tạo ngắn hạn. Đây cũng là một tín hiệu thuận lợi
để cải thiện chất lượng nhân lực CNTT.
Hình 3. 6. Tăng trưởng nhân lực CNTT trong ngành CNCNTT3
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ số liệu của Bộ TTTT)
3 Năm 2009-2014 chưa tính lao động lĩnh vực dịch vụ CNTT.
74
Nhân lực CNTT làm việc trong ngành CNCNTT đang hướng tới cột mốc
1 triệu lao động (xem hình 3.6). Tuy nhiên, sinh viên CNTT sau khi tốt
nghiệp chưa thể gia nhập ngay thị trường lao động trong môi trường công
nghiệp và thị trường quốc tế. Doanh nghiệp sử dụng lao động thường phải
mất thời gian và kinh phí đào tạo lại bởi một số hạn chế cơ bản của sinh viên
sau khi ra trưởng như trình độ ngoại ngữ còn yếu (cụ thể là tiếng Anh), thiếu
khả năng làm việc độc lập cũng như theo nhóm, v.v... Đa số các sinh viên
muốn được tuyển dụng, làm việc tại các công ty lớn hoặc chuyên về CNTT
đều phải học thêm các chứng chỉ quốc tế, chủ yếu là về lập trình hoặc quản trị
mạng. Theo một doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực CNTT ở
Việt Nam, chỉ khoảng 1/10 ứng viên đáp ứng được yêu cầu.
Có một nghịch lý hiện nay là mặc dù chỉ tiêu tuyển sinh ngành CNTT
tăng hàng năm nhưng nhân lực ngành này đến nay vẫn thiếu hụt cả về số
lượng và chất lượng. Nói một cách khác, trong khi hầu hết ngành kinh tế, các
tổ chức, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đang thiếu hụt trầm trọng lao
động CNTT, mỗi năm vẫn có hàng nghìn sinh viên CNTT tốt nghiệp không
thể tìm được việc làm. Từ năm 2007 đến nay, hàng loạt công ty, tập đoàn kinh
tế lớn của nước ngoài đầu tư mới vào Việt Nam với nhu cầu nhân sự rất lớn.
Đây là cơ hội nhưng cũng là thách thức to lớn trong việc đào tạo và cung ứng
nguồn nhân lực cho sự phát triển của ngành CNTT và nền kinh tế. Sự thiếu
hụt các chuyên gia đầu ngành, các giảng viên có trình độ cao, có đẳng cấp
quốc tế về lĩnh vực CNTT cũng đang là một vấn đề nan giải.
75
Bảng 3. 5. Số lao động công nghiệp CNTT
Đơn vị tính: Người
Năm Số lao động phần cứng Số lao động phần mềm
2009 121.300 64.000
2010 127.548 71.814
2011 167.660 78.894
2012 208.680 80.820
2013 284.508 88.820
2014 N/A N/A
2015 533.003 81.373
2016 568.288 97.387
2017 678.917 112.004
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông)
Mặc dù đã có sự gia tăng về số lượng, nhưng năng suất lao động của
nhân lực CNTT Việt Nam còn khá thấp. Năng suất lao động bình quân trong
mảng gia công xuất khẩu phần mềm mới chỉ đạt bình quân khoảng
13.000USD/người/năm. Tại một số doanh nghiệp phần mềm lớn, có nhiều dự
án gia công cho nước ngoài, năng suất cũng chỉ đạt 17.000-20.000
USD/người/năm. So sánh với một số nước trong khu vực, mức năng suất bình
quân của nhân lực CNTT Việt Nam chỉ bằng khoảng 45% so với Ấn Độ, và
65% so với Trung Quốc. Điều đó có thể khiến ngành này đang dần mất đi sức
hấp dẫn với người làm và người học trong giai đoạn tới đây.
76
Bảng 3. 6. Thu nhập bình quân lao động CNTT
Đơn vị tính: USD/người/năm
Năm
Thu nhập bình quân 01
lao động phần cứng
Thu nhập bình quân
01 lao động phần mềm
2009 1.809 4.093
2010 2.201 5.123
2011 2.279 5.034
2012 2.281 5.009
2013 2.301 5.025
2014 N/A N/A
2015 2.859 6.215
2016 3.866 6.849
2017 4.452 7.570
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông )
3.2.Thực trạng quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ thông tin
3.2.1. Thực trạng chủ trương, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch, chương trình phát triển công nghiệp công nghệ thông tin
3.2.1.1.Chủ trương, chính sách của Chính phủ
Chủ trương, chính sách phát triển CNCNTT của Chính phủ theo Chương
trình hành động của Chính phủ thực hiện đẩy mạnh ứng dụng, phát triển
CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế kèm theo
Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 15/4/2015 gồm:
- Khuyến khích áp dụng hình thức PPP, BO, BOT trong sản xuất sản
phẩm CNTT; ưu tiên sử dụng sản phẩm CNTT thương hiệu Việt, hỗ trợ doanh
nghiệp nhỏ và vừa phát triển công nghệ mới; đổi mới chính sách thu hút đãi
ngộ cán bộ, công chức, viên chức CNTT; áp dụng mức ưu đãi cao nhất về
77
thuế, đất đai, tín dụng cho hoạt động nghiên cứu, sản xuất CNTT; hỗ trợ nâng
cao năng lực hoạt động, khả năng phát triển thị trường và sức cạnh tranh cho
doanh nghiệp; ưu tiên hỗ trợ áp dụng quy trình quản lý và sản xuất tiên tiến
trên thế giới; ưu tiên cho vay vốn đầu tư phát triển với các DN CNTT vừa và
nhỏ; hỗ trợ phát triển sản phẩm thương hiệu Việt có lợi thế cạnh tranh, có
hàm lượng tri thức và công nghệ lớn, giá trị gia tăng cao, có khả năng tham
gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu; có chính sách khuyến khích, hỗ
trợ các tổ chức, doanh nghiệp nội địa tiếp thu và nhận chuyển giao thành tựu
công nghệ; khuyến khích đầu tư vào các cơ sở R&D sản phẩm CNTT của
Việt Nam ở nước ngoài nhằm thu hút chất xám, quảng bá thương hiệu Việt;
ưu tiên các doanh nghiệp trong nước làm tổng thầu các dự án CNTT dùng vốn
NSNN.
- Hỗ trợ nâng cao năng lực của doanh nghiệp thông qua việc hỗ trợ xây
dựng và áp dụng chuẩn quốc tế; hỗ trợ R&D và thương mại hóa sản phẩm; hỗ
trợ phát triển các khu CNTT-TT, tạo chuỗi liên kết; triển khai Quỹ phát triển
CNCNTT theo hướng xã hội hóa; hoàn thiện chính sách thu hút FDI, ưu tiên
sản xuất phần mềm, bán dẫn, vi mạch điện tử; khuyên khích đầu tư vào cơ sở
R&D, phân phối sản phẩm CNTT của Việt Nam ở nước ngoài; mở rộng thị
trường nội địa, thực hiện Cuộc vận động “Người Việt nam ưu tiên dùng hàng
Việt Nam” trong lĩnh vực CNTT; đa dạng hóa thị trường nước ngoài, khai
thác có hiệu quả thị trường tiềm năng; tăng cường xúc tiến thương mại cho
CNCNTT; tăng cường hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo
nhân lực CNTT, tập trung đào tạo kỹ năng làm việc và kỹ năng mềm, ngoại
ngữ cho sinh viên CNTT, có cơ chế đặc thù nâng cao năng lực đào tạo cho cơ
sở đào tạo CNTT.
Chủ trương ưu đãi thuế thúc đẩy việc phát triển và ứng dụng CNTT tại
Việt Nam của Chính phủ quy định tại Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày
26/5/2016 gồm: (i) Thu nhập của DN từ thực hiện các dự án dịch vụ phần
78
mềm, sản xuất sản phẩm CNTT trọng điểm được ưu đãi thuế thu nhập doanh
nghiệp như mức đang áp dụng đối với sản xuất sản phẩm phần mềm; (ii)
Giảm 50% số thuế thu nhập cá nhân phải nộp đối với thu nhập từ tiền lương,
tiền công của nhân lực công nghệ cao làm việc trong lĩnh vực CNTT, có trình
độ và kỹ năng đáp ứng yêu cầu nghiên cứu phát triển công nghệ cao trong
lĩnh vực CNTT; vận hành các thiết bị, dây chuyền sản xuất sản phẩm công
nghệ cao trong lĩnh vực CNTT; (iii) Bổ sung vào danh mục công nghệ cao
được ưu tiên đầu tư phát triển và danh mục sản phẩm công nghệ cao được
khuyến khích phát triển các hoạt động sản xuất và dịch vụ phần mềm. Trường
hợp dự án đầu tư mới thuộc lĩnh vực sản xuất, dịch vụ phần mềm có sử dụng
thường xuyên trên 1.000 lao động (kể cả trường hợp dự án đã hết thời gian 15
năm hưởng thuế suất 10%) vẫn được kéo dài thêm thời gian áp dụng mức
thuế 15% trong 15 năm. Mặc dù đã được quy định trong Nghị quyết của
Chính phủ nhưng các chính sách thuế trên vẫn chưa được quy định vào các
văn bản quy phạm pháp luật, do đó vẫn chưa thể triển khai được trên thực tế.
Chính phủ chủ trương khẳng định thúc đẩy phát triển CNTT là nhiệm vụ
ưu tiên hàng đầu trong lộ trình CNH-HĐH trong từng ngành, lĩnh vực; phát
triển mạnh CNCNTT, thúc đẩy ngành công nghiệp phần mềm phát triển
nhanh, bền vững; xây dựng khu CNTT trọng điểm quốc gia. Đây là chủ
trương phát triển CNCNTT góp phần xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng
bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại
vào năm 2020 tại Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 08/6/2012.
Tóm lại, chủ trương, chính sách của Chính phủ ban hành tại các nghị
quyết đã chỉ ra tương đối đầy đủ các nội dung, khẳng định vai trò quan trọng
của ngành CNCNTT và tạo thuận lợi cho sự phát triển của ngành CNCNTT.
Tuy nhiên, các chủ trương, chính sách nói chung mới thể hiện quyết tâm
chính trị, cần được thể chế hóa vào các văn bản pháp luật, đầu tư các nguồn
lực kèm theo để hiện thực hóa; một số còn chậm được văn bản hóa để triển
79
khai trong thực tế. Một số chủ trương, chính sách vẫn còn chung chung chưa
cụ thể, còn định tính chung như tăng cường, khuyến khích, ưu tiên dẫn đến
khó triển khai thực hiện.
Nguyên nhân cơ bản là do tiến bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực
CNTT thay đổi nhanh, làm thay đổi căn bản phương thức sản xuất, quản lý
nhà nước không theo kịp sự phát triển của công nghệ. Ngành CNCNTT có
nhiều đặc thù khác với các ngành công nghiệp truyền thống, sản phẩm phần
cứng tham gia trong chuỗi giá trị toàn cầu, sản phẩm phần mềm có thể lưu
chuyển dễ dàng trên môi trường mạng.
3.2.1.2.Chiến lược phát triển công nghiệp công nghệ thông tin
Chiến lược phát triển CNCNTT đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành
lồng ghép với chiến lược phát triển CNTT-TT nói chung theo Quyết định số
246/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 phê duyệt Chiến lược phát triển CNTT-
TT Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
- Về quan điểm, CNCNTT là ngành kinh tế mũi nhọn, được Nhà nước ưu
tiên, quan tâm hỗ trợ và khuyến khích phát triển. Phát triển CNCNTT-TT,
góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy các ngành, lĩnh vực
cùng phát triển, tăng cường năng lực công nghệ quốc gia trong quá trình thực
hiện CNH-HĐH đất nước. Định hướng mục tiêu phát triển đến năm 2015 và
tầm nhìn đến năm 2020, CNCNTT-TT có tốc độ tăng trưởng trên 20%/năm,
đạt tổng doanh thu khoảng 15 tỷ USD.
- Về nội dung phát triển CNCNTT, phát triển công nghiệp phần mềm
đồng bộ với mở rộng, phát triển mạng truyền thông, duy trì tốc độ tăng trưởng
ở mức bình quân 40% một năm. Phấn đấu để Việt Nam trở thành một trung
tâm của khu vực về lắp ráp thiết bị điện tử, máy tính. Công nghiệp phần cứng
máy tính có tốc độ tăng trưởng bình quân 20% một năm. 70% sinh viên
CNTT tốt nghiệp có trình độ chuyên môn, ngoại ngữ tham gia thị trường lao
động quốc tế.
80
- Về giải pháp, có chính sách thuế, tài chính, ưu đãi đầu tư, hỗ trợ doanh
nghiệp sản xuất các phần mềm quản trị doanh nghiệp, chính sách sử dụng các
sản phẩm, dịch vụ trong nước , đưa vào mục lục ngân sách nhà nước loại chi
riêng cho công nghệ thông tin. Đổi mới chương trình đào tạo CNTT tiếp cận
quốc tế, tăng tỉ lệ thực hành, đào tạo bằng 2 CNTT và hợp tác với doanh
nghiệp.
- Chiến lược được thực hiện thông qua 5 chương trình trọng điểm, trong
đó có Chương trình phát triển CNCNTT-TT, các nội dung CNCNTT gồm:
Xây dựng kế hoạch tổng thể phát triển CNCNTT; Quy hoạch các khu công
nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông tập trung; Tạo thị trường và
thương hiệu cho sản phẩm CNTT Việt Nam, hỗ trợ các doanh nghiệp CNTT
tham gia thị trường quốc tế; hình thành các quỹ đầu tư mạo hiểm để thu hút
vốn đầu tư cho phát triển CNCNTT đặc biệt là công nghiệp phần mềm; đẩy
mạnh xuất khẩu các sản phẩm phần mềm, phát triển các doanh nghiệp phần
mềm vừa và nhỏ; phát triển công nghiệp sản xuất máy tính thương hiệu Việt
Nam đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Bên cạnh đó, Chương trình
phát triển nguồn nhân lực CNTT-TT chú trọng liên kết đào tạo CNTT, đào
tạo CNTT cho các chuyên ngành, nâng cao chất lượng đào tạo CNTT bậc đại
học.
- Triển khai chiến lược, đến năm 2010 đã đạt mục tiêu 1,2 tỷ USD doanh
thu cho công nghiệp phần mềm và nội dung số (thực tế đạt xấp xỉ 2 tỷ USD),
doanh thu công nghiệp phần cứng máy tính đạt 3 tỷ USD với tốc độ trung
bình 20% (thực tế đạt 5,6 tỷ USD doanh thu với tốc độ tăng trưởng 21,69%) 4.
Mặc dù hơi muộn nhưng Chương trình mục tiêu phát triển ngành CNCNTT
đến 2020, tầm nhìn 2025 đã được ban hành theo Quyết định 392/QĐ-TTg
ngày 27/3/2015, quy hoạch khu CNTT tập trung theo Quyết định 2407/QĐ-
4 Bộ TTTT (2012), Sách trắng CNTT-TT năm 2011, Hà Nội, tr.46
81
TTg ngày 31/12/2014 và đã bổ sung loại chi riêng cho CNTT vào mục lục
NSNN. Các giải pháp ưu đãi thuế, ưu đãi đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp đã bước
đầu triển khai. Số lượng các cơ sở đào tạo có đào tạo CNTT, số lượng sinh
viên tốt nghiệp tăng nhanh (năm 2010 đạt khoảng 35500 sinh viên, năm 2011
tăng thêm 7000 sinh viên tốt nghiệp). Tuy nhiên, chưa đạt được mục tiêu duy
trì tốc độ tăng trưởng phần mềm ở mức 40% (thực tế chỉ trên 20%); chưa ban
hành được kế hoạch tổng thể phát triển CNCNTT; chưa hình thành quỹ đầu tư
mạo hiểm cho CNCNTT; nhân lực CNTT còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu
doanh nghiệp.
Tóm lại, từ những phân tích trên có thể thấy ngay từ năm 2005 đã có
“Chiến lược phát triển CNCNTT” được ban hành xác định được mục tiêu dài
hạn, chỉ ra giải pháp chủ yếu. Tuy nhiên, “chiến lược” này lồng ghép chung
với chiến lược phát triển CNTT-TT, nhiều nội dung không còn phù hợp sau
hơn 10 thực hiện (công nghệ thay đổi, chỉ tiêu cao, giải pháp khó khả thi ),
do vậy cần xây dựng và ban hành chiến lược mới riêng cho CNCNTT.
3.2.1.3.Quy hoạch phát triển công nghiệp công nghệ thông tin
Quy hoạch phát triển CNCNTT đã được Bộ Thông tin và Truyền thông
ban hành lồng ghép với quy hoạch phát triển CNTT-TT nói chung của 3 vùng
kinh tế trọng điểm (theo các quyết định số 13/2007/QĐ-BBCVT,
14/2007/QĐ-BCVT, 15/2007/QĐ-BBCVT ngày 15/6/20
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_quan_ly_nha_nuoc_ve_cong_nghiep_cong_nghe_thong_tin.pdf