Luận án Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực giảng viên nghệ thuật trong các cơ sở đào tạo vùng Bắc Trung Bộ

MỞ ĐẦU 1

1. Lý do chọn đề tài .1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .4

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.5

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.5

5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học.7

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn.8

7. Đóng góp mới của luận án .9

8. Cấu trúc của luận án .9

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .10

1.1. Những công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực

giảng viên.10

1.2. Những công trình quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực giảng viên

trong các cơ sở đào tạo nghệ thuật.21

1.3. Nhận xét chung.27

1.4. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu .28

Kết luận chương 1 .31

Chương 2: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN

NGUỒN NHÂN LỰC GIẢNG VIÊN TRONG CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO.32

2.1. Những khái niệm cơ bản.32

2.1.1. Nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực .32

2.1.2. Nghệ thuật .36

2.1.3. Giảng viên và giảng viên nghệ thuật.37

2.1.4. Cơ sở đào tạo và cơ sở đào tạo nghệ thuật .39

2.1.5. Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực giảng viên nghệ thuật.43

2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước trong quá trình phát triển nguồn

nhân lực giảng viên .47

2.2.1. Yếu tố khách quan.47

2.2.2. Yếu tố chủ quan .492.3. Nội dung, chủ thể, đối tượng, phương thức quản lý nhà nước về phát triển

nguồn nhân lực giảng viên.53

2.3.1. Nội dung quản lý nhà nước .53

2.3.2. Chủ thể và đối tượng quản lý nhà nước.63

2.3.3. Phương thức quản lý nhà nước.64

2.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực giảng viên và

bài học rút ra cho vùng Bắc Trung bộ.67

2.4.1. Kinh nghiệm một số địa phương trong nước .67

2.4.2. Bài học rút ra cho vùng Bắc Trung bộ .72

Kết luận chương 2 .74

Chương 3: THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC GIẢNG VIÊN NGHỆ THUẬT

TRONG CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO VÙNG BẮC TRUNG BỘ .75

3.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu vùng Bắc Trung bộ .75

3.2. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực giảng viên

nghệ thuật ở nước ta hiện nay.81

3.3. Thực trạng nguồn nhân lực giảng viên nghệ thuật trong các cơ sở đào tạo vùng

Bắc Trung bộ .84

3.4. Thực trạng quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực giảng viên nghệ

thuật vùng Bắc Trung bộ .95

3.5. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực giảng viên

nghệ thuật vùng Bắc Trung bộ.112

Kết luận chương 3 .119

Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

GIẢNG VIÊN NGHỆ THUẬT TRONG CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO

VÙNG BẮC TRUNG BỘ .121

4.1. Dự báo xu hướng phát triển các cơ sở đào tạo nghệ thuật và nguồn nhân lực

giảng viên nghệ thuật .121

4.2. Phương hướng phát triển nguồn nhân lực và nguồn nhân lực giảng viên.126

4.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực

giảng viên nghệ thuật trong các cơ sở đào tạo vùng Bắc Trung bộ .1324.3.1. Xây dựng kế hoạch, quy hoạch, chiến lược phát triển giảng viên

nghệ thuật vùng Bắc Trung bộ trong tình hình mới.132

4.3.2. Bổ sung hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, thực

hiện chế độ chính sách thu hút, tuyển chọn, sử dụng, quản lý

nguồn nhân lực giảng viên nghệ thuật của vùng.135

4.3.3. Tiếp tục hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về phát triển nguồn

nhân lực giảng viên nghệ thuật và tăng cường đầu tư các nguồn

lực cho cơ sở đào tạo nghệ thuật vùng Bắc Trung bộ .136

4.3.4. Mở rộng hợp tác quốc tế phát triển nguồn nhân lực giảng viên

nghệ thuật vùng Bắc Trung bộ.138

4.3.5. Bổ sung, hoàn thiện chương trình, nội dung và phương thức đào

tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực giảng viên nghệ thuật của vùng .139

4.3.6. Nâng cao hiệu quả thanh tra, kiểm tra, kiểm định chất lượng đào

tạo trong các cơ sở đào tạo nghệ thuật vùng Bắc Trung bộ.140

4.4. Khuyến nghị.142

4.4.1. Khuyến nghị đối với các cơ quan Trung ương.142

4.4.2. Khuyến nghị đối với Ủy ban nhân dân các tỉnh vùng Bắc Trung bộ.144

4.4.3. Khuyến nghị đối với các cơ sở đào tạo nghệ thuật .145

Kết luận chương 4.147

KẾT LUẬN.149

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ.152

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .153

Phụ lục 1: CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO VĂN HÓA NGHỆ THUẬT TRONG TOÀN QUỐC.168

Phụ lục 2:CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO NGHỆ THUẬT VÙNG BẮC TRUNG BỘ .172

Phụ lục 3:PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN (Dành cho giảng viên nghệ thuật) .174

Phụ lục 4:PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN (Dành cho cán bộ quản lý).176

Phụ lục 5: BẢNG THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG KHẢO SÁT VÙNG BẮC TRUNG BỘ.180

Phụ lục 6:KẾT QUẢ HỢP TÁC ĐÀO TẠO, TRAO ĐỔI GIẢNG VIÊN – SINH

VIÊN, TRIỂN LÃM, HỘI NGHỊ, HỘI THẢO GIỮA CÁC CƠ SỞ

ĐÀO TẠO NGHỆ THUẬT VÙNG BẮC TRUNG BỘ VỚI CÁC CƠ SỞ

ĐÀO TẠO NƯỚC NGOÀI.181

pdf191 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 517 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực giảng viên nghệ thuật trong các cơ sở đào tạo vùng Bắc Trung Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
di sản thế giới: Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, quần thể di tích cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế. Đó là sản phẩm của quá trình tự nhiên và lịch sử mà vùng đất Bắc Trung bộ đã được ban tặng. Bắc Trung bộ là nơi sinh ra nhiều danh nhân văn hóa, chính trị, anh hùng hào kiệt của dân tộc Việt Nam;nói như cách nói của một nhà thơ, bỏ qua Bắc Trung bộ không thể thành Miền Trung, bởi “Không gian với nửa anh hùng, thế gian bớt mất một vùng thơ văn”. Anh hùng và nghệ sỹ - hai phẩm chất đó của con người Việt Nam như kết tinh lại trên mảnh đất Bắc Miền trung. Từ những anh hùng dân tộc như Bà Triệu, Mai Thúc Loan, Lê Lợi, Phan Bội Châu, Nguyễn Ái Quốc... cho đến những danh nhân, danh tướng như Phan Đình Phùng, Võ Nguyên Giáp..., và có cả những thi nhân làm rạng rỡ một vùng văn hóa như Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ... Có thể nói, cộng đồng cư dân Bắc Trung bộ có những nét bản sắc văn hóa riêng, mang tính vùng miền. Trong dòng chảy của thời đại, những giá trị cội nguồn sẽ mãi là mạch sống, đưa đến những giá trị nhân văn cao đẹp, cân bằng mọi sự phát triển. 3.1.4. Về phát triển kinh tế Xu thế phát triển lĩnh vực nghệ thuật của vùng Bắc Trung bộ gắn với phát triển kinh tế vùng. Những năm gần đây, tiềm năng vùng Bắc Trung bộ đang được đánh thức với sự phát triển mạnh mẽ của các khu kinh tế ven biển như: Khu kinh tế Nghi Sơn (Thanh Hóa); Khu kinh tế Đông Nam (Nghệ An), Khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh); Khu kinh tế Hòn La (Quảng Bình); Khu kinh tế Chân Mây (Thừa Thiên Huế) Trong chiến lược đầu tư phát triển vùng Bắc Trung bộ, đầu tư phát triển theo quy hoạch và xây dựng thành phố Thanh Hóa trở thành một trung tâm phát triển ở bắc miền Trung. Xây dựng và phát triển thành phố Vinh là Trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng Bắc Trung bộ theo Quyết định số 239/2005/QĐ-TTg, ngày 30/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ. Xây dựng và phát triển các thành phố, thị xã ven biển trên từng tỉnh trở thành những trung tâm tiến ra biển của từng tỉnh như: xây dựng Sầm Sơn trở thành đô thị du lịch biển hiện đại, tự cung, tự cấp đầu tiên ở Việt Nam, hình thành tam giác tăng trưởng: Thành phố Thanh Hóa - Sầm Sơn - Khu kinh tế Nghi Sơn; thành phố Hà 80 Tĩnh, thị xã Hồng Lĩnh của Hà Tĩnh; thành phố Đồng Hới và khu kinh tế Hòn La của Quảng Bình; Đông Hà gắn kết với không gian kinh tế cảng Cửa Việt của Quảng Trị; thành phố Huế trở thành thành phố Festival, thành phố du lịch, trung tâm văn hóa, kinh tế của vùng; trung tâm thương mại, dịch vụ và giao dịch quốc tế, trung tâm khoa học, đào tạo và trung tâm y tế đa ngành chất lượng cao của vùng Bắc Trung bộ. Từ vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung bộ đã làm nổi bật nét văn hóa đặc trưng của cộng đồng dân cư ở đây là “văn hoá sông - biển”; những điệu Hò sông nước được xem là sản phẩm tinh thần, biểu hiện sự cố kết của cộng đồng người Việt như: Hò sông Mã (Thanh Hoá); Hò ví dặm Nghệ Tĩnh; Hò khoan Quảng Bình; Hò mái nhì Quảng Trị. Hò mái nhì Trị Thiên và hò Huế khúc “ra khơi vào lộng” chỉ riêng người Việt ở khu vực miền Trung mới có. Các loại hình nghệ thuật đặc thù vùng Bắc Trung bộ ta có thể thấy như: Thanh Hóa: Nghệ thuật tuồng, chèo, cải lương, kịch, múa; Nghệ An: Dân ca Nghệ An; Hà Tĩnh: Dân ca Hà Tĩnh; Quảng Bình: Dân ca Bình Trị Thiên; Huế: Dân ca Huế, nhã nhạc cung đình Huế. Vì vậy nó ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động nghệ thuật và nguồn nhân lực nghệ thuật mang tính vùng miền đặc trưng. Bảng 3.1. Dân số và nguồn nhân lực vùng Bắc Trung bộ Dân số trung bình (Nghìn người) Diện tích (km2) Mật độ dân số (Người/km2) Bắc Trung bộ 10.620.0 51.510.8 215,3 Thanh Hóa 3.677.0 11.106.3 331 Nghệ An 3.042.0 16.487.4 185 Hà Tĩnh 1.300.9 6.055.6 315 Quảng Bình 842.2 8.051.8 105 Quảng Trị 621.7 4.745.7 131 Thừa Thiên - Huế 1.136.2 5.054.0 225 Nguồn: Niên giám thống kê năm 2018 81 3.2. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực giảng viên nghệ thuật ở nước ta hiện nay 3.2.1. Những mặt tích cực Hiện nay có 107 cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật trong cả nước, trong đó có 07 trường đại học ngành nghệ thuật trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, 36 trường do các tỉnh, thành trực tiếp quản lý (trong đó có 9 trường cao đẳng, 27 trường trung cấp). Ngoài ra còn 3 trường đại học văn hóa nghệ thuật do Bộ GDĐT quản lý và 01 trường đại học văn hóa nghệ thuật do Bộ Quốc phòng quản lý. Nhìn chung công tác đào tạo tại các cơ sở đào tạo nghệ thuật đã có những bước phát triển vượt bậc về số lượng, quy mô đào tạo, ngành nghề, cơ cấu đào tạo ngày càng tăng. Trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên dần dần được nâng cao, chuẩn hóa cả về số lượng và chất lượng. Hoạt động quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực giảng viên nghệ thuật ở nước ta đã đạt được những kết quả quan trọng mà trước hết là bước chuyển trong tư duy quản lý với những bước đi cụ thể và phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Hệ thống văn bản pháp luật quy định về hoạt động nghệ thuật nói chung và GVNT nói riêng từng bước được hoàn thiện. Quy định rõ mã số, tiêu chuẩn, chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở đào tạo công lập (Thông tư liên tịch số 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV, ngày 28/11/2014 của Bộ GDĐT và Bộ Nội vụ); chế độ làm việc của giảng viên (Thông tư số 47/2014/TT-BGDĐT, ngày 31/12/2014 của Bộ GDĐT, Quy định chế độ làm việc đối với giảng viên); xử lý kỷ luật viên chức (Nghị định số 27/2012/NĐ-CP, ngày 6/4/2012 của Chính phủ, Quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức) đã làm rõ cơ sở pháp lý để các cơ sở đào tạo có căn cứ cụ thể trong việc triển khai thực hiện thống nhất chính sách của Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực GVNT nói riêng và giảng viên đại học công lập trong cả nước. Các cơ quan QLNN đã nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của GVNT trong sự nghiệp phát triển giáo dục nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội đất nước nói chung. Đã tích cực củng cố tư tưởng, giúp họ có lập trường tư tưởng chính trị ổn định, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, an tâm công tác, 82 đoàn kết nội bộ và cống hiến hết mình vì sự nghiệp giáo dục. Luật Giáo dục đại học hiện nay đã định hướng cho các cơ sở đào tạo tự quyết định các vấn đề và tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến cơ chế tự chủ đại học hiện nay đang tiếp tục được hoàn thiện theo hướng chủ yếu tự chủ về tổ chức và nhân sự, tài chính và tài sản, đào tạo, khoa học - công nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng đội ngũ giảng viên. Các cơ sở đào tạo cũng đã làm tốt công tác xây dựng quy chế về đào tạo, bồi dưỡng, có các chính sách cử, khuyến khích giảng viên đi học sau đại học nâng cao trình độ (đề án 599, đề án 911 và nay là đề án 89), vấn đề này được sự ủng hộ rất lớn từ phía giảng viên. Công tác thanh tra, kiểm tra ngày càng được hoàn thiện thông qua việc ban hành, sửa đổi, bổ sung nhiều văn bản mới (Nghị định số 42/2013/NĐ-CP ngày 09/5/2013 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục; Thông tư số 51/2012/TT-BGDĐT ngày 18/12/2012 của Bộ trưởng Bộ GDĐT quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra trong cơ sở giáo dục đại học, trường trung cấp chuyên nghiệp;), đảm bảo về mặt hành lang pháp lý cho hoạt động thanh tra, kiểm tra được thực hiện có hiệu quả. Đề xuất được nhiều giải pháp phát triển nguồn nhân lực GVNT trong thời gian tới. 3.2.2. Những mặt tồn tại Về số lượng giảng viên ngành nghệ thuật so với đội ngũ giảng viên các ngành khác trong cả nước còn thấp, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu bố trí và sử dụng vào công tác giảng dạy chuyên môn theo cơ cấu từng ngành đào tạo. Đội ngũ nhà giáo, chuyên gia đầu ngành đang ở trong tình trạng hẫng hụt, số giảng viên được đào tạo nâng cao trình độ không kịp bù đắp số cán bộ đã đến tuổi nghỉ hưu. Đội ngũ giảng viên, giáo viên kế cận chưa được chuẩn bị tốt để thay thế đội ngũ giảng viên đầu ngành là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ có nhiều kinh nghiệm nhưng đã cao tuổi. Theo thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tỉ lệ số giảng viên được đào tạo ở trình độ tiến sĩ so với tổng số các nhà giáo của nhóm ngành Âm nhạc chiếm 9,6%, nhóm ngành mỹ thuật là 1,77% và nhóm ngành sân khấu, điện ảnh là 2,6%, nhóm ngành múa, xiếc chưa có tiến sĩ [125]. Thực trạng trên đặt ra những thách 83 thức không nhỏ cho đội ngũ giảng viên nghệ thuật trong quá trình hội nhập và giao lưu quốc tế. Về cơ cấu, tỉ lệ giảng viên trong các cơ sở đào tạo nghệ thuật có học vị, học hàm còn thấp so với các cơ sở đào tạo thuộc các khối khác, giảng viên có trình độ đại học, thạc sĩ trở lên chiếm 26,49% tổng số giáo viên giảng viên thống kê được, trong đó tiến sĩ và tiến sĩ khoa học chiếm 4,6% [125]. Số lượng giảng viên trẻ và giảng viên nữ quá thấp so với giảng viên cao tuổi và giảng viên nam. Về phẩm chất, nhìn chung mọi giảng viên nghệ thuật đạt được các yêu cầu quy định về đạo đức nhà giáo do Bộ GDĐT ban hành; tuy nhiên do đặc trưng về nghề nghiệp, một số rất ít giảng viên nghệ thuật còn có các hạn chế về “tác phong, lối sống nghệ thuật”. Về năng lực, giảng viên nghệ thuật giảng dạy tại các cơ sở đào tạo đều có năng khiếu, có con mắt thẩm mỹ; tuy nhiên vẫn có các hạn chế ở khâu truyền đạt cho sinh viên những hiểu biết của mình. Do đội ngũ này được lựa chọn chủ yếu dựa trên năng lực nghệ thuật, chưa chú trọng đến năng lực sư phạm; họ chỉ được bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm ở một số lớp, khoá bồi dưỡng ngắn hạn, vì vậy nhiều giảng viên có khả năng biểu diễn, sáng tác nghệ thuật tốt song lại không có khả năng truyền đạt kiến thức cho sinh viên. Hơn nữa nhiều giảng viên chỉ chú trọng đến việc biểu diễn, sáng tác mà quên mất sứ mệnh của người thầy trong việc đào tạo kiến thức, giáo dục nhân cách cho sinh viên. Các giảng viên nghệ thuật đều là những người có năng lực nghệ thuật rất tốt (hát hay, vẽ đẹp, biểu diễn, sáng tác tốt) nhưng khả năng tư duy, nghiên cứu khoa học còn nhiều hạn chế. Với tỉ lệ số giảng viên nghệ thuật có học hàm học vị như thống kê ở trên cho thấy, giảng viên đại học ngành nghệ thuật rất “lười” học tập, nghiên cứu. GVNT giảng dạy chủ yếu qua thực tế chứ ít phải viết giáo trình, sách chuyên khảo, sách tham khảo. Ở trình độ thạc sĩ, việc bảo vệ tốt nghiệp ngành âm nhạc vẫn là biểu diễn ca khúc, ngành mỹ thuật là sáng tác tác phẩm, ngành sân khấu là phân tích, kế hoạch đạo diễn tác phẩm..v.v.. chứ không phải là làm luận văn tốt nghiệp. Điều này khiến cho các giảng viên, dù được đào tạo đến trình độ thạc sĩ vẫn yếu về mặt lý luận, khả năng diễn đạt, tư duy và nghiên cứu mang tính khoa học kém. 84 Công tác đào tạo, bồi dưỡng còn lúng túng về quy hoạch. Đào tạo chưa thật sự gắn với quy hoạch, chưa gắn với đầu ra. Bên cạnh đó, do nguồn kinh phí còn hạn hẹp nên việc cử GVNT đi học ở nước ngoài còn rất ít. Về trình độ ngoại ngữ của giảng viên đại học ngành nghệ thuật chưa cao. Tỉ lệ giảng viên sử dụng được ngoại ngữ vào việc nghiên cứu giảng dạy, học tập, cập nhật kiến thức, trao đổi học thuật nói chung yếu hơn so với giảng viên các khối ngành khác Với các phân tích, đánh giá trên, nguồn nhân lực giảng viên nghệ thuật trong cả nước nói chung chưa thể đáp ứng ở mức cao yêu cầu trong giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy, phải có các biện pháp quản lý nhà nước nhằm phát triển nguồn nhân lực giảng viên nghệ thuật đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ đào tạo và có phẩm chất và năng lực theo như các yêu cầu hội nhập. 3.3. Thực trạng nguồn nhân lực giảng viên nghệ thuật trong các cơ sở đào tạo vùng Bắc Trung bộ 3.3.1. Hệ thống cơ sở đào tạo nguồn nhân lực giảng viên nghệ thuật vùng Bắc Trung bộ 3.3.1.1. Về quy mô Mỗi tỉnh vùng Bắc Trung bộ đều có cơ sở đào tạo nghệ thuật và luôn lưu giữ, bảo tồn và phát huy nghệ thuật dân gian của tỉnh và vùng; các cơ sở này hiện đang tổ chức đào tạo nhiều loại hình nghệ thuật đặc trưng như: Nghệ thuật tuồng, chèo, cải lương, kịch, múa (Thanh Hóa); Dân ca Nghệ An; Dân ca Hà Tĩnh; Dân ca Bình Trị Thiên; Dân ca Huế; đặc biệt là Nhã nhạc cung đình Huế đây là thể loại nhạc của cung đình thời phong kiến, chủ yếu được biểu diễn vào các dịp lễ hội (vua đăng quang, băng hà, các lễ hội tôn nghiêm khác) trong năm của các triều đại nhà Nguyễn của Việt Nam. Nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào năm 2003. Theo đánh giá của UNESCO, “trong các thể loại nhạc cổ truyền ở Việt Nam, chỉ có Nhã nhạc đạt tới tầm vóc quốc gia”.“Nhã nhạc đã được phát triển từ thế kỷ 13 ở Việt Nam đến thời nhà Nguyễn thì Nhã nhạc cung đình Huế đạt độ chín muồi và hoàn chỉnh nhất” [164]. 85 Các cơ sở đào tạo nghệ thuật vùng Bắc Trung bộ được trải dài qua các tỉnh, hầu như mỗi tỉnh đều có 1 cơ sở đào tạo nghệ thuật, duy nhất tỉnh Thừa Thiên Huế có đến 3 cơ sở đào tạo nghệ thuật, tuy nhiên chỉ có 2 cơ sở đào tạo là có số GVNT tương đối nhiều đó là Trường đại học Nghệ thuật Huế và Học viện Âm nhạc Huế. Đây là các cơ sở đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực về văn hóa và nghệ thuật nhằm cung cấp nguồn nhân lực làm công tác văn hóa nghệ thuật ở địa phương và cho các cơ sở đào tạo chuyên ngành nghệ thuật ở trung ương cũng như địa phương. Ngoài ra vùng Bắc Trung bộ còn có một số cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật nhưng có số lượng GVNT mỏng, không tập trung. 3.3.1.2. Về phân bố Qua số liệu khảo sát (nội dung xem phụ lục 5) vùng Bắc Trung bộ việc đào tạo nghệ thuật tập chung chủ yếu ở 7 cơ sở đào tạo nghệ thuật đó là: Học viện Âm nhạc Huế, Trường đại học Nghệ thuật Huế, Trường cao đẳng Sư phạm Quảng Trị, Trường đại học Quảng Bình, Trường cao đẳng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Du, Trường cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Nghệ An, Trường đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa. Chúng ta có bảng thống kê sau: Bảng 3.2. Các cơ sở đào tạo nghệ thuật vùng Bắc Trung bộ TT Tên trường Số lượng GVNT Địa chỉ của các trường 1. Trường đại học Nghệ thuật Huế 85 Số 10 Tô Ngọc Vân, Phường Thuận Thành, Thành phố Huế 2. Học viện Âm nhạc Huế 110 Số 1 Đường Lê Lợi, Phường Vĩnh Ninh, Thành phố Huế 3. Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị 12 Km 3, Quốc lộ 9, Thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng trị 4. Trường Đại học Quảng Bình 10 312 Lý Thường Kiệt, Phường Bắc Lý, Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình 5. Trường Cao đẳng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Du 18 Số 12, Đường Hoàng Xuân Hãn, khối phố 4, Phường Đại Nải, Thành phố Hà Tĩnh 6. Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Nghệ An 64 Số 35 Phùng Chí Kiên, Hưng Lộc, Thành phố Vinh,tỉnh Nghệ An 7. Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa 50 Số 561, Quang Trung 3, Đông Vệ, Thành phố Thanh Hóa Tổng cộng: 349 Nguồn: Tổng hợp từ các cơ sở đào tạo 86 Qua bảng thống kê chúng ta thấy, mỗi tỉnh vùng Bắc Trung bộ đều có cơ sở đào tạo nghệ thuật. Vị trí các cơ sở đào tạo nằm ngay trung tâm của mỗi tỉnh, thuận lợi trong công tác đào tạo và giao lưu phát triển. Tuy nhiên, số cơ sở đào tạo, quy mô đào tạo, ngành nghề, cơ cấu đào tạo ngày càng tăng, đòi hỏi trình độ GVNT, cán bộ quản lý cần được nâng cao, chuẩn hóa. Chương trình, giáo trình các môn nghệ thuật đã dần được hoàn thiện, có tính liên thông qua từng cấp học đảm bảo điều kiện giảng dạy. Công tác nghiên cứu khoa học đã được chú trọng, gắn liền với công tác giảng dạy, hằng năm mỗi cơ sở đào tạo có từ 5 đề tài cấp cơ sở trở lên, từ 1-5 đề tài cấp tỉnh và đề tài cấp Bộ thì năm có năm không. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu khoa học đã được ứng dụng để nâng cao chất lượng đào tạo. Cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính dành cho các trường đào tạo ngành nghệ thuật cũng được đầu tư. Để phục vụ cho nhiệm vụ nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới giáo dục, hội nhập quốc tế, các cơ sở đào tạo đã đầu tư hệ thống trang thiết bị giảng dạy học tập hiện đại, cơ sở vật chất, giảng đường, nhà hát, sân khấu, phòng thực hành đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế. Bên cạnh đó, sự đầu tư của nhà nước, của tỉnh còn thể hiện ở việc tăng ngân sách cho việc bồi dưỡng, đãi ngộ giảng viên, cán bộ quản lý trong cơ sở đào tạo nghệ thuật. 3.3.2. Nguồn nhân lực giảng viên nghệ thuật vùng Bắc Trung bộ 3.3.2.1. Về số lượng Số lượng GVNT phản ánh quy mô giảng viên tương xứng với quy mô của mỗi cơ sở đào tạo. Số lượng giảng viên phụ thuộc vào sự phân chia tổ chức, quy mô phát triển, nhu cầu đào tạo và các yếu tố tác động khách quan khác, chẳng hạn như: chỉ tiêu biên chế, các chế độ chính sách, nhu cầu đào tạo và quy mô phát triển của các cơ sở đào tạo. Qua số liệu khảo sát 305 phiếu (câu hỏi 2.1, phụ lục 5) tại 7 cơ sở đào tạo nghệ thuật vùng Bắc Trung bộ với câu hỏi: “Xin thầy (cô) cho biết ý kiến cá nhân về số lượng giảng viên nghệ thuật của trường” có 86 phiếu trả lời đủ (chiếm 28,19%), có 133 phiếu trả lời thiếu (chiếm 43,60%), có 20 phiếu trả lời thừa (chiếm 6,55%), có 66 phiếu trả lời vừa thiếu vừa thừa (chiếm 21,63%). Chúng ta có thể quan sát bảng số liệu dưới đây: 87 Bảng 3.3. Số lượng giảng viên nghệ thuật trong các cơ sở đào tạo Đơn vị tính: người TT Tên trường Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 1. Học viện Âm nhạc Huế 95 101 103 105 107 110 2. Trường đại học Nghệ thuật Huế 76 77 80 82 82 85 3. Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị 9 9 10 10 10 12 4. Trường Đại học Quảng Bình 8 8 8 9 9 10 5. Trường Cao đẳng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Du 15 15 16 16 16 18 6. Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Nghệ An 52 55 56 58 61 64 7. Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa 39 42 44 45 47 50 Tổng cộng: 294 307 317 325 332 349 Nguồn: Tổng hợp số liệu từ các cơ sở đào tạo Tổng số cán bộ, viên chức và giảng viên cơ hữu của Học viện Âm nhạc Huế là 215 người, cán bộ giảng dạy thỉnh giảng thường xuyên là 100 người và hơn 2000 sinh viên học sinh đang được đào tạo. Học viện thường xuyên liên kết đào tạo, nghiên cứu và giao lưu biểu diễn với 5 đối tác nước ngoài và 25 đối tác trong nước. Tuy nhiên số lượng GVNT cơ hữu chỉ chiếm khoảng 50%. Trường cao đẳng Văn hóa, Du lịch Nguyễn Du Hà Tĩnh tổng cộng có 65 người tuy nhiên GVNT chỉ có 18 người chiếm 26,7%. Trường đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa tổng số cán bộ, giảng viên là 261 trong đó chỉ có 50 giảng viên giảng dạy nghệ thuật chiếm 19,1%. Nhìn bảng thống kê số lượng GVNT từ năm 2012 đến năm 2017 chúng ta nhận thấy số lượng GVNT hàng năm có tăng nhưng rất thấp, nhìn chung là còn thiếu, các cơ sở đã coi hình thức thỉnh giảng là biện pháp giải quyết cho việc thiếu giảng viên. Hơn nữa, do đặc thù và nhu cầu đào tạo của từng cơ sở đào tạo khác nhau nên số lượng GVNT các cơ sở đào tạo có sự chênh lệch nhau khá rõ. Các tỉnh trong vùng do điều kiện về dân cư cũng như điều kiện về cơ sở vật chất, đầu tư cho 88 đào tạo nghệ thuật nên có sự chênh lệch về số lượng, cơ cấu cũng như chất lượng các GVNT như tỉnh Thừa Thiên Huế, tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Nghệ An. Thực tế hiện nay các cơ sở đào tạo nghệ thuật vùng Bắc Trung bộ đều tăng cường tuyển bổ sung GVNT, do các giảng viên lớn tuổi đến tuổi về hưu, mở rộng thêm ngành mới, xây dựng cơ sở... Ví dụ: Trường đại học Nghệ thuật Huế từ năm 2012 đến năm 2017 học viện đã tuyển bổ sung 9 GVNT mới tổng số 85 giảng viên nghệ thuật. Nhìn bảng số liệu về số lượng GVNT các cơ sở đào tạo nghệ thuật vùng Bắc Trung bộ giúp cho nhà quản lý thấy rõ số lượng GVNT phát triển trong các năm và hiện tại để có kế hoạch bổ sung kịp thời nguồn lực này, đảm bảo cho hoạt động đào tạo. 3.3.2.2. Về chất lượng Với vị trí địa lý cũng như đặc thù vùng Bắc Trung bộ, nhất là đối với GVNT đòi hỏi phải quan tâm đến chất lượng của từng giảng viên mang tính đặc thù. Việc đào tạo nghệ thuật, thì nguồn nhân lực giảng viên là yếu tố quyết định vì ở đâu có giảng viên giỏi, trình độ cao thì ở đó có sinh viên giỏi, chương trình đào tạo chất lượng tốt, được xã hội đánh giá cao và công nhận. Đó chính là thước đo chất lượng đào tạo, làm nên thương hiệu của các cơ sở đào tạo, thu hút người học, từ đó giải quyết bài toán kinh tế hướng tới tự chủ cho các cơ sở đào tạo. Chất lượng của giảng viên và GVNT nói chung được thể hiện ở các yếu tố: 1) Tư cách đạo đức; 2) Trình độ chuyên môn; 3) Nghiệp vụ sư phạm; 4) Số lượng; 5) Cơ cấu đội ngũ giảng viên.Bên cạnh đó, chất lượng của nguồn nhân lực giảng viên mang tính tập thể khác với từng cá nhân đơn lẻ, đó là sự đoàn kết, đồng thuận, cùng nhau tham gia và hoàn thành tốt nhiệm vụ của tập thể. Chất lượng nguồn nhân lực giảng viên hiện nay so với chuẩn đầu ra, được thể hiện như sau: Thứ nhất, về phẩm chất chính trị của GVNT đây là yếu tố quan trọng giúp họ thể hiện bản lĩnh vững vàng trước những biến động của xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Chính trị là linh hồn, chuyên môn là cái xác, có chuyên môn mà không có chính trị thì chỉ là cái xác không hồn. Phải có chính trị rồi mới có chuyên môn... Nói tóm lại, chính trị là đức, chuyên môn là tài, có tài mà không có đức là 89 hỏng” [109]. Bên cạnh việc nỗ lực phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng sư phạm, người giảng viên cần có bản lĩnh chính trị vững vàng, có niềm tin vào tương lai tươi sáng của đất nước và có khả năng xử lý được những tình huống chính trị nảy sinh trong hoạt động đào tạo. Đội ngũ GVNT ngoài dạy chuyên môn còn là một trong những người trực tiếp xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển, thực hiện mục tiêu và truyền đạt nhiệm vụ chính trị đến người học. Việc nâng cao nhận thức chính trị cho GVNT là rất cần thiết, đảm bảo tính định hướng xã hội chủ nghĩa của giáo dục đại học Việt Nam, kết hợp hài hoà giữa tính dân tộc và quốc tế, truyền thống và hiện đại trong sự nghiệp giáo dục. Thứ hai, về phẩm chất đạo đức của GVNT đây cũng là một trong những tiêu chuẩn hàng đầu của nhà giáo nói chung và GVNT nói riêng. Cùng với năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức được coi là yếu tố không thể thiếu của nhà giáo. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Người cách mạng không có đạo đức thì dù tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”. Trong sự nghiệp“trồng người” phẩm chất đạo đức luôn đóng vai trò chủ đạo có vị trí nền tảng. Nhà giáo phải có phẩm chất đạo đức trong sáng, phải “chí công, vô tư, cần, kiệm, liêm, chính” để trở thành tấm gương cho thế hệ trẻ noi theo, để giáo dục đạo đức và xây dựng nhân cách cho thế hệ trẻ. Chính vì vậy, trong công tác tuyển dụng GVNT luôn đặt ra yêu cầu đối với phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức của người dự tuyển cũng như gia đình của người dự tuyển. Thực tế cũng đã chứng minh GVNT luôn gương mẫu trong các công việc, có đạo đức tốt, sẵn sàng chia sẻ với những người gặp khó khăn, tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện... Thứ ba, về năng lực của GVNT là hệ thống tri thức mà người giảng viên được trang bị. Theo đó GVNT phải nắm vững hệ thống các kỹ năng và phương pháp để tiến hành hoạt động sư phạm có hiệu quả. Kỹ năng được hiểu “là khả năng vận dụng những kiến thức thu được vào hoạt động sư phạm và biến nó thành kỹ xảo. Kỹ xảo là kỹ năng đạt tới mức thuần thục”. Giảng dạy và nghiên cứu khoa học là hai hoạt động cơ bản, đặc trưng của người giảng viên. Vì vậy, nói đến năng lực của giảng viên, cần phải xem xét trên hai góc độ chủ yếu là năng lực giảng dạy và 90 năng lực nghiên cứu khoa học: Năng lực giảng dạy là khả năng đáp ứng yêu cầu học tập, nâng cao trình độ học vấn của đối tượng; là khả năng đáp ứng sự tăng quy mô đào tạo; là khả năng truyền thụ tri thức mới cho sinh viên. Công tác nghiên cứu khoa không chỉ tạo điều kiện để nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực giảng dạy, chất lượng bài giảng và rèn luyện năng lực xử lý tình huống cho người giảng viên trước những vấn đề bức xúc của thực tiễn mà còn làm tăng tiềm lực khoa học và công nghệ quốc gia. Việc đánh giá chất lượng và năng lực nghiên cứu khoa học không chỉ căn cứ vào số lượng các công trình khoa học mà chủ yếu căn cứ vào giá trị và hiệu quả của các công trình đó đối với xã hội. Thứ tư, Trình độ là khả năng trí tuệ của giảng viên trong hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Trình độ của GVNT trước hết được thể hiện về chuyên môn, nghiệp vụ, về khả năng tiếp cận và cập nhật thông tin thời đại công nghệ 4.0 với những thành tựu mới của thế giới, những tri thức khoa học hiện đại, những đổi mới trong GDĐT để vận dụng trực tiếp vào hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của mình. Mặt khác, trình độ ngoại ngữ và tin học là những công cụ rất quan trọng giúp người GVNT tiếp cận với tri thức khoa học tiên tiến của thế giới, tăng cường hợp tác và giao lưu quốc tế để nâng cao trình độ, năng lực giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Vì vậy, trong công tác tuyển dụng GVNT,các cơ sở đào tạo nghệ thuật không những đặt ra yêu cầu về bằng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_quan_ly_nha_nuoc_ve_phat_trien_nguon_nhan_luc_giang.pdf
Tài liệu liên quan