Luận án Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CẢM ƠN .ii

MỤC LỤC.iii

DANH MỤC BẢNG HÌNH. v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .vi

MỞ ĐẦU. 1

Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NưỚC VỀ XÂY DỰNG

NÔNG THÔN MỚI . 8

1.1. Một số khái niệm. 8

1.2. Sự cần thiết phải xây dựng nông thôn mới . 13

1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn

mới. 25

1.4. Kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn ở một số địa phương. 28

Tiểu kết chương 1. 35

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NưỚC VỀ XÂY DỰNG

NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN TUY AN, TỈNH PHÚ YÊN . 36

2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. 36

2.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở

huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên hiện nay. 45

2.3. Đánh giá quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Tuy An,

tỉnh Phú Yên. 72

Tiểu kết chương 2. 83

Chương 3: PHưƠNG HưỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU QUẢN LÝ

NHÀ NưỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN TUY AN,

TỈNH PHÚ YÊN . 84

pdf127 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 400 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng, UBND huyện chỉ đạo việc thực hiện không vội vàng, cần phải đảm bảo chất lƣợng, nên nhiều xã phải chỉnh sửa, xin ý kiến nhiều lần đã ảnh hƣởng tiến độ thực hiện ban đầu về quy hoạch. Nhìn chung, chất lƣợng đồ án quy hoạch các xã của huyện cơ bản đảm bảo yêu cầu. Trong quá trình triển khai thực hiện một số xã nhƣ: (xã An Hải, xã An Hòa, An Ninh Đông) phải chỉnh sửa lại cho phù hợp với chỉ tiêu sử dụng đất, theo đề nghị của xã và đã đƣợc UBND huyện điều chỉnh, phê duyệt. Công tác quy hoạch NTM của huyện đƣợc thực hiện nghiêm túc theo các văn bản hƣớng dẫn của Trung ƣơng và của Tỉnh. Công tác quy hoạch NTM của huyện đƣợc thực hiện nghiêm túc theo các văn bản hƣớng dẫn của Trung ƣơng và của Tỉnh. Trong năm 2012, UBND huyện đã phê duyệt đồ án quy hoạch NTM cho 15/15 xã theo thẩm quyền. Năm 2015, UBND huyện đã phê duyệt Quy hoạch khu trung tâm hành chính của các xã. Hồ sơ quy hoạch đã gửi đến các Sở của tỉnh. Qua quá trình rà soát, cơ bản các quy hoạch đều đảm bảo theo quy định.Việc lập quy hoạch xây 50 dựng nông thôn mới các xã cơ bản phù hợp với quy hoạch tổng thể tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện Tuy An đến năm 2020. Các Đề án đƣợc phê duyệt đảm bảo các yêu cầu theo hƣớng dẫn và phù hợp với tình hình thực tế tại địa phƣơng. BCĐ và Hội đồng thẩm định huyện cũng yêu cầu BCĐ các xã chỉnh sửa, bổ sung Đề án cho phù hợp với các tiêu chí đƣợc Chính phủ sửa đổi tại Quyết định số: 342/QĐ-TTg ngày 20/2/2013. Các xã đã chủ động, tích cực trong việc thực hiện xây dựng đề án, đã bám theo đề cƣơng và các văn bản hƣớng dẫn của tỉnh, huyện và phù hợp với thực tế của từng địa phƣơng. Sau khi lập quy hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới, huyện Tuy An đã tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch và niêm yết các bản đồ quy hoạch tại trung tâm xã và thôn; đồng thời BCĐ đã lựa chọn xã An Mỹ và xã An Cƣ làm điểm xây dựng NTM của huyện để từ đó huyện có thể rút ra những kinh nghiệm thực tế trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng NTM tại các xã còn lại trong huyện. Tuy nhiên công tác quy hoạch xây dựng NTM còn hạn chế: chƣa gắn liền với quy hoạch các khu đất ở mới gắn với tạo nguồn kinh phí xây dựng NTM. Vị trí các khu dân cƣ mới thiếu tính tập trung, bám dọc theo các trục đƣờng liên xã, chƣa định hƣớng các khu dân cƣ nông thôn bền vững; vấn đề môi trƣờng trong xây dựng nông thôn mới chƣa đƣợc quan tâm cụ thể, nhiều địa phƣơng khó khăn trong lựa chọn các khu vực để xử lý chất thải rắn, thoát nƣớc thải các khu dân cƣ ảnh hƣởng đến môi trƣờng, cảnh quan làng xóm. Trong đó, tiêu chí Quy hoạch phải rà soát, bổ sung, cập nhật quy hoạch để phù hợp với yêu cầu tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp - dịch vụ - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn, hƣớng đến tăng thu nhập bền vững cho ngƣời dân và xây dựng môi trƣờng cảnh quan xanh - sạch - đẹp. Sau khi đồ án quy hoạch của các xã xây dựng nông thôn mới đƣợc phê duyệt chỉ có công bố quy hoạch đƣợc thực hiện ở trụ sở UBND các xã, chƣa công bố đến thôn, xóm. 51 2.2.2. Ban hành các văn bản quản lý nhà nước và chính sách về xây dựng nông thôn mới Quán triệt quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ về xây dựng nông thôn mới của Đảng và nhà nƣớc về Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, huyện Tuy An đã ban hành các văn bản chỉ đạo; Kế hoạch số 49/KH - UBND ngày 14/12/2010 của UBND huyện Tuy An về việc triển khai thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010- 2020, Chƣơng trình hành động số 07/CTr-HU, ngày 22/7/2011 của Huyện uỷ Tuy An “Về đầu tƣ phát triển nông nghiệp bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015”. Nghị quyết số 13/NQ-HU, ngày 25/6/2013 của Ban thƣờng vụ huyện ủy về triển khai thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2013-2015 và đến năm 2020”. Kế hoạch số 57/KH-UBND, ngày 07/8/2013 của UBND huyện Tuy An “Về thực hiện chƣơng trình XDNTM giai đoạn 2013-2015 và đến năm 2020”. Ban hành đề án bê tông hóa giao thông nông thôn theo Nghị quyết số 75/2013 NQ- HĐND ngày 29 tháng 3 năm 2013. Lồng ghép kết hợp với các chƣơng trình mục tiêu quốc gia, chƣơng trình hỗ trợ có mục tiêu, các chƣơng trình và dự án khác đang triển khai ở nông thôn, đồng thời có cơ chế chính sách khuyến khích đầu tƣ của các thành phần kinh tế, huy động sức đóng góp công sức của nhân dân, Đề án bê tông hóa đƣờng GTNT đƣợc thực hiện gắn liền với các kế hoạch phát triển KT-XH, đảm bảo an ninh quốc phòng của mỗi địa phƣơng (xã); có quy hoạch và cơ chế đảm bảo phát triển theo quy hoạch (trên cơ sở đồ án quy hoạch đƣợc duyệt của các địa phƣơng). Hƣớng dẫn 15/15 xã thành lập Ban chỉ đạo, ban quản lý và phân công thành viên ban chỉ đạo huyện, thành viên tổ giúp việc phụ trách các xã; Quyết định số 1602/QĐ-UBND ngày 07/12/2010 của UBND huyện Tuy An về việc thành lập Ban chỉ đạo các Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia cấp huyện. Năm 2016 52 đƣợc kiện toàn Ban chỉ đạo các Chƣơng trình MTQG xây dựng NTM theo Quyết định số 2525/QĐ-UBND ngày 28/12/2016. Kế hoạch số 112/KH-UBND ngày 06/10/2016 Kế hoạch triển khai Chƣơng trình hành động số 07/CTr-HU ngày 28/7/2016 của Huyện ủy về lãnh đạo thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp và tiếp tục thực hiện Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Quyết định số 578/QĐ-UBND, ngày 24/4/2018 Của UBND huyện về việc thành lập Văn phòng điều phối các Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM huyện Tuy An giai đoạn 20162020. Quyết định số 1154/QĐ-UBND ngày 22/6/2018 của UBND huyện về việc phân bổ nguồn vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ Chƣơng trình MTQG xây dựng NTM và hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất hệ thống giáo dục mầm non. Cùng với việc ban hành và thực hiện các văn bản trên đã từng bƣớc đƣa công tác QLNN về xây dựng NTM vào khuôn khổ, huyện cũng đã chỉ đạo các ban ngành phối hợp chặt chẽ với MTTQ, các đoàn thể căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức xây dựng Kế hoạch, trong đó xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm, lựa chọn tiêu chí, công việc cụ thể để chỉ đạo thực hiện đã góp phần nâng cao hiệu quả xây dựng NTM trên địa bàn huyện Tuy An. 2.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới Để tổ chức chỉ đạo và triển khai thực hiện Chƣơng trình theo Nghị quyết của tỉnh ủy, Huyện ủy, BCĐ xây dựng NTM cấp huyện đƣợc thành lập theo Quyết định số 1602/QĐ- UBND ngày 07/12/2010 của UBND huyện. Đến năm 2016 kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện Chƣơng trình nông thôn mới UBND huyện đã ban hành Quyết định số 2525/QĐ-UBND ngày 28/12/2016. Do đồng chí Chủ tịch UBND huyện làm Trƣởng ban, đồng chí Phó chủ tịch UBND huyện làm Phó trƣởng ban thƣờng trực, thành viên Ban chỉ đạo là thủ trƣởng các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND huyện, trƣởng các đoàn thể 53 chính trị xã hội nhƣ: MTTQ, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh. Phòng NN & PTNT, thành viên thƣờng trực Ban chỉ đạo. Thông báo phân công thành viên BCĐ chƣơng trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020 theo Thông báo số 08/TB-BCĐ xây dựng NTM ngày 08/5/2012. Quyết định thành lập Văn phòng Điều phối Chƣơng trình MTQG xây dựng NTM huyện số 1698/QĐ-UBND ngày 18/12/2015. Đến tháng 4/2018 Văn phòng điều phối Chƣơng trình xây dựng Nông thôn mới huyện Tuy An đƣợc kiện toàn theo Quyết định số 578/QĐ-UBND, ngày 24/4/2018 của UBND huyện thành lập. Văn phòng điều phối các Chƣơng trình MTQG huyện giai đoạn 2016-2020. Do đồng chí Trƣởng phòng NN & PTNT làm Chánh văn phòng, đồng chí phó phòng nông nghiệp là phó chánh văn phòng, cùng 02 chuyên viên giúp việc là công chức phòng Nông nghiệp. Ban chỉ đạo Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và các bộ phận giúp việc hoạt động theo quy chế hoạt động Quyết định số 1700/QĐ- UBND huyện ngày 14/12/2010; Thông báo về phân công nhiệm vụ số 02/TB –BCĐXDNTM ngày 14/02/2017; Thông báo của huyện về phân công BCĐ chƣơng trình MTQG xây dựng NTM 2010-2020 số 08/TB- BCĐ ngày 08/5/2012. UBND, BCĐ huyện Tuy An đã tập trung xây dựng Kế hoạch hàng năm tổ chức triển khai thực hiện xây dựng NTM theo lộ trình, tiến độ đề ra, có sơ kết 6 tháng và tổng kết năm; kiện toàn nhân sự và điều chỉnh Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo CTMTQG xây dựng NTM huyện phù hợp với tình hình thực tế địa phƣơng. BCĐ nông thôn mới huyện đã tích cực triển khai, phân công các thành viên BCĐ xuống kiểm tra, hƣớng dẫn, tháo gỡ khó khăn cho các xã việc triển khai thực hiện CTMTQG về xây dựng NTM trên địa bàn huyện đảm bảo theo tiến độ đã đề ra. Việc tiếp nhận và phân bổ các nguồn 54 vốn đầu tƣ cho Chƣơng trình xây dựng NTM hàng năm đƣợc UBND huyện triển khai thực hiện giải ngân nhanh chóng và đầu tƣ có hiệu quả. Cấp xã; Đến nay 15/15 xã ( 100%) đã thành lập, kiện toàn Ban quản lý các Chƣơng trình MTQG xây dựng NTM do đồng chí Chủ tịch UBND xã làm Trƣởng ban quản lý, đồng chí Phó chủ tịch UBND xã làm Phó ban, 01 công chức địa chính xây dựng làm ủy viên giúp việc cho Ban quản lý. Cấp thôn: có 85/ 85 thôn Ban phát triển thôn, đƣợc thành lập. Ban phát triển thôn gồm có 02 thành viên. Trƣởng và phó thôn. Trong quá trình triển khai thực hiện Chƣơng trình xây dựng NTM, BCĐ đặc biệt quan tân đến công tác tập huấn, bồi dƣỡng cho lực lƣợng cán bộ trực tiếp làm công tác xây dựng NTM. Toàn huyện đã tổ chức đƣợc 12 lớp tập huấn cho 360 lƣợt cán bộ cấp xã về nội dung giải pháp thực hiện chƣơng trình xây dựng nông thôn mới. Nội dung chƣơng trình tập huấn tập trung trên các lĩnh vực sau: Tổ chức triển khai Đề án xây dựng nông thôn mới có sự tham gia của ngƣời dân; Đổi mới, nâng cao hiệu quả các hình thức tổ chức sản xuất của ngƣời dân; Phƣơng pháp và định hƣớng tuyên tuyền, vận động xây dựng nông thôn mới; Quy trình lập kế hoạch có sự tham gia của ngƣời dân. Chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới; Phát huy dân chủ trong xây dựng nông thôn mới; Nội dung và các hình thức tuyên truyền xây dựng nông thôn mới; Hƣớng dẫn đánh giá các tiêu chí xây dựng NTM; hƣớng dẫn nội dung báo cáo sơ kết xây dựng NTM; Hƣớng dẫn xây dựng kế hoạch Chƣơng trình xây dựng NTM giai đoạn 2016 – 2020; Hƣớng dẫn thực hiện một số nội dung tiêu chí xây dựng NTM và báo cáo định kỳ; Hƣớng dẫn xây dựng kế hoạch, sử dụng vốn và quyết toán vốn xây dựng NTM. Để Chƣơng trình này đạt đƣợc kết quả cao nhất thì vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức từ huyện đến cơ sở là hết sức quan trọng, chính vì vậy công tác đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức trong những năm qua cũng đƣợc huyện quan 55 tâm thực hiện. Huyện đã tập trung mở các lớp đào tào trung cấp chính trị, chuyên môn, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ theo học, tiếp tục bồi dƣỡng về đào tạo bổ sung không ngừng tăng lên. Bên cạnh công tác đào tạo, bồi dƣỡng thì công tác tuyển dụng bổ sung đội ngũ cán bộ, công chức cho các xã cũng đƣợc tăng cƣờng. Đối với việc thực hiện Nghị quyết số 153 về chính sách thu hút trí thức trẻ về công tác ở cấp xã, từ năm 2010 đến nay huyện Tuy An tiếp nhận và bố trí 35 sinh viên có trình độ cao đẳng, đại học về làm công chức tại 15 xã, và 03 trí thức trẻ làm Phó Chủ tịch UBND xã ( An Hải, An Ninh Tây, An Hiệp). Đến nay, đội ngũ CB, CC cấp xã của huyện Tuy An có 317 ngƣời với 89 cán bộ nữ. Trong đó 07 ngƣời thạc sĩ, 283 ngƣời trình độ chuyên môn đại học; Trình độ cao đẳng là 08; Trình độ trung cấp là 19. (Số liệu đƣợc nêu trong bảng 2.1). Bảng 2.1. Tình hình đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện Tuy An tính đến ngày 31/12/2018 Diễn giải Cấp xã Số lƣợng ( ngƣời) Cơ cấu (%) 1.Tổng số 317 100 2. Trình độ chuyên môn 2.1 Sau đại học 7 2.22 2.2 Đại học 283 89.27 2.3 Cao đẳng 8 2.52 2.4 Trung cấp 19 5.99 3.Trình độ chính trị 3.1 Cao cấp 11 3.47 3.2 Trung cấp 227 71.6 3.3 Sơ cấp 4.Trình độ quản lý nhà nƣớc 56 4.1. Chuyên viên chính 3 0.94 4.2 Chuyên viên 155 48.89 4.3 Cán sự, nhân viên 159 50.15 5. Tin học Đại học Cao đẳng Trung cấp 3 0.94 Trình độ A 254 80.12 Trình độ B 60 18.92 6. Ngoại ngữ Đại học Trình độ A 251 79.17 Trình độ B 166 52.36 Nguồn : Phòng Nội vụ huyện Tuy An. 2.2.4. Tổ chức chỉ đạo thực hiện các nôi dung xây dựng Nông thôn mới UBND, BCĐ huyện Tuy An đã tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt các văn bản của TW, của Tỉnh về các chủ trƣơng, chính sách trong xây dựng NTM đến các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị- xã hội và nhân dân trên địa bàn huyện. Ban hành các Nghị quyết, Quyết định, Kế hoạch thực hiện, Chƣơng trình công tác, Văn bản, Thông báonhằm tập trung chỉ đạo về kiện toàn bộ máy BCĐ các cấp, triển khai thực hiện thực hiện Chƣơng trình, phân công các đồng chí cấp ủy tham gia trực tiếp và bám sát địa bàn để chỉ đạo, hỗ trợ cho các xã thực hiện các tiêu chí về nông thôn mới của TW và của Tỉnh. Trong quá trình tuyên truyền, triển khai về xây dựngNTM đã đƣợc cán bộ và nhân dân đồng tình, ủng hộ và hăng hái chung tay, góp sức xây dựng nông thôn mới, cụ thể: 57 - Một là, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp: Trong những năm qua huyện đã chỉ đạo thực hiện thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn, theo hƣớng xây dựng, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, tập trung có sản lƣợng hàng hóa quy mô lớn, ổn định trên cơ sở phát huy lợi thế tự nhiên của từng loại cây trồng, vật nuôi; gắn kết tổ chức sản xuất, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị và theo quy trình sản xuất đối với các nông sản có thị trƣờng và hiệu quả kinh tế cao; tăng cƣờng công tác chuyển giao công nghệ sản xuất, bảo quản và chế biến đạt hiệu quả nhằm nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống cho cƣ dân nông thôn, bảo đảm an ninh lƣơng thực, góp phần giảm tỷ lệ đói nghèo, thực hiện các chỉ tiêu của Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới. Với sự nỗ lực các cấp các ngành, nhân dân trên đại bàn, kinh tế của huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực: Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng giảm tỷ trọng ngành nông – lâm – thủy sản, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ cơ cấu kinh tế của huyện hiện nay là: nông nghiêp, lâm nghiệp, thủy sản 23,7 %; công nghiệp – xây dựng chiếm 30,6 %; thƣơng mại- dịch vụ 45,7 % [31]. Thể hiện biểu đồ 2.1. nhƣ sau: Biểu đồ 2.1. Cơ cấu kinh tế huyện Tuy An. DV NN-LN-TS CN-XD 58 Trên địa bàn huyện có 36 HTX; Trong đó: 19 HTX đang hoạt động, 17 HTX đã ngừng hoạt động nhƣng chƣa tiến hành giải thể vì chƣa hoàn thành nghĩa vụ đóng thuế hoặc chƣa làm thủ tục giải thể. Tổng số thành viên HTX trên địa bàn huyện là: 17.296 thành viên, tổng số vốn hoạt động HTX 17.912 triệu đồng. Hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ nông nghiệp, đúng theo quy định của Luật HTX năm 2012. Trong đó có 01 tổ hợp tác nghề cá An Mỹ, tại xã An Mỹ) hoạt động lĩnh vực ngƣ nghiệp, có 01 nghiệp đoàn nghề cá tại xã An Ninh Tây với 79 thành viên tham gia hoạt động khai thác đánh bắt trên biển, 02 HTX nông nghiệp ( An nghiệp và An Ninh Tây) chuyên sản xuất lúa giống nguyên chủng và xác nhận để cung ứng cho các xã trong huyện và xuất sang thị trƣờng các tỉnh Bình Định, Đăk Lăk với diện tích trên 60 ha/ 2 vụ/ năm, còn lại 15 HTX đầu tƣ tổng hợp (trồng trọt, chăn nuôi, chế biến, nông sản). Hoạt động của HTX đã góp phần hỗ trợ và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hộ thành viên, tạo việc làm và tăng thu nhập cho kinh tế hộ gia đình [32]. Từng bƣớc đầu tƣ và phát triển các sản phẩm làng nghề đặc trƣng nhƣ làng nghề chiếu cói xã An Cƣ, làng nghề bánh tráng Hòa Đa xã An Mỹ, nghề nƣớc mắm xã An Chấn, nghề đan tháng chai xã An Dân, nghề gốm xã An Thạch, nghề thủ công mỹ nghệ xã An Ninh Tây, từ đó tạo điều kiện thu nhập cho ngƣời dân đƣợc cải thiện cuộc sống. Bảng 2.2. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế huyện Tuy An giai đoạn 2012-2018 Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Tổng giá trị 2.959,4 3.258,4 3.700,1 4.141,4 4.675,9 5.292,0 5.994,3 N-LN-NN 1.076,6 1.158,5 1.216.4 1.272,3 1.329,6 1.374,8 1.416,1 CNXD 832,2 900,2 1.056,7 1.194,4 1.380,2 1.589,3 1.831,2 TMDV 1.050,6 1.226,7 1.427.0 1.674,7 1.966,1 2.327,9 2.747.0 59 Tốc độ tăng trƣởng các ngành KT 108,5 111,0 112,6 111,9 112,9 113,2 113,3 NN 97,8 107,6 105,0 104,6 104,5 103,4 103,0 CNXD 114,1 108,2 117,4 113,0 115,6 115,2 115,2 TMDV 117,1 116,8 116,3 117,4 117,4 118,4 118,0 Cơ cấu KT N-LN-NN 36,4 35,3 32,9 30,8 28,5 26,0 23,7 CN-XD 28,2 27,4 28,6 28,9 29,6 30,1 30,6 Dịch vụ 35,4 37,3 38,5 40,3 41,9 43,9 45,7 Nguồn: chi cục thống kê huyện Tuy An. Trong hoạt động sản xuất nông – lâm nghiệp đã áp dụng tiến bộ kỹ thuật công nghệ mới đƣợc chuyển giao, góp phần tăng năng suất, sản lƣợng, chất lƣợng cao đƣợc đƣa vào sản xuất bộ giống cây trồng vật nuôi có chủ lực nhƣ: Giống lúa PY1, ML202, ML49, TBR1, DDV. Các tiến bộ kỹ thuật thâm canh tăng năng suất, phòng trừ dịch hại cho các loại cây trồng vật nuôi nhƣ; Quy trình sản xuất thâm canh cây lúa, Chƣơng trình quản lý dịch hại tổng hợp IPM, ICM, thụ tinh nhân tạo giống bò, heo, tỷ lệ sử dụng giống lúa cấp xác nhận trở lên đạt 47 %. Vùng sản xuất lúa ở cánh đồng mẫu lớn ở HTX nông nghiệp An Nghiệp, sản xuất trên diện tích 24ha. Về hiệu quả kinh tế, hạch toán lãi cao hơn sản xuất lúa đối chứng 13,8 triệu đồng/ha. Sản phẩm đƣợc các doanh nghiệp ở tỉnh Quảng ngãi bao tiêu. Cánh đồng mẫu lớn ở HTX An Ninh Tây. Sản xuất vụ Hè Thu trên diện tích 20ha, sản xuất lúa giống xác nhận, lƣợng lúa giống huyện hỗ trợ là 2,4 tấn, hoạch toán lãi cao hơn lúa đối chứng 11.700.000 đồng/ha. Đã hình thành nhiều mô hình chuyên canh tập trung có chất lƣợng cao ( rau- dƣa, lúa - dƣa, lúa -đậu, lúa- ngô, dƣa gang, 60 dƣa lê ). Hiện nay đang phát triển cây dƣợc liệu chủ yếu là cây nghệ, ở các xã An Định, An Nghiệp, An Xuân, cây cà gai leo ở xã An Mỹ cho giá trị kinh tế cao bình quân đạt trên 60 triệu đồng/ha. Phát triển cây ăn quả nhiệt đới; nhƣ bƣởi da xanh tại xã An Nghiệp, đã cải tạo vùng trồng chuối trọng điểm tại các xã (An Lĩnh 519 ha, An Thọ 468 ha, An Xuân 140 ha, An Hiệp 246 ha) với quy mô trên 1.300 ha/ năm, năng suất đạt trên 18 tấn/ha. Hình thành một số vùng chuyên canh cây công nghiệp ngắn ngày nhƣ: cây sắn, cây mía góp phần tăng giá trị sản xuất, đã triển khai trồng thí điểm cây cao su với 15 ha tại xã An Xuân [32]. Chăn nuôi tiếp tục phát triển ổn định: tổng đàn bò hiện nay có 36.960 con năng suất sản lƣợng, chất lƣợng sản phẩm đƣợc nâng lên. Chƣơng trình thụ tinh nhân tạo bò lai siêu thịt đƣợc triển khai nhân rộng trên địa bàn huyện cho hiệu quả kinh tế cao, đƣợc ngƣời dân đồng tình hƣởng ứng. Hiện nay, tỷ lệ bò lai đã trên 77,2 % tổng đàn. Nông dân đã đƣa vào một số giống vật nuôi mới có giá trị kinh tế cao nhƣ: Mô hình chăn nuôi heo quy mô trang trại với số lƣợng 600 con/trại tại xã An Nghiệp ; mô hình nuôi Nai, heo rừng, trùn quế, phát triển mạnh [33]. Lĩnh vực thủy sản: diện tích ở mức 1.063,2 ha, sản lƣợng nuôi trồng thủy sản 2.900 tấn, huyện đã tập trung chỉ đạo phát triển thủy sản bền vững, phát triển các vùng nuôi theo hƣớng đa dạng đối tƣợng phù hợp với lợi thế của từng vùng, nhiều đối tƣợng nuôi có giá trị kinh tế cao tại các xã An Ninh Tây, An Ninh Đông, An Hải, An Hòa, An Mỹ, An Chấn, An Cƣ nhƣ: nuôi tôm hùm, tôm thẻ chân trắng, ốc hƣơng, cá mú, cá hồng, cá chẽm, hàu, sò huyếtNghề chế biến thủy, hải sản phát triển, đến nay có hàng trăm cơ sở làm ăn có hiệu quả nhƣ chế biến nƣớc mắm, cá cơm xuất khẩu góp phần nâng cao thu nhập và đời sống nhân dân ven biển [33]. 61 Bảng 2.3. Kết quả hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông dân trên địa bàn huyện Tuy An Nguồn: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tuy An. Sản xuất công nghiệp phát triển trên cơ sở khai thác tiềm năng, lợi thế nhƣ; cụm công nghiệp Tam giang, đã đƣợc đầu tƣ xây dựng với diện tích 6,4 ha, thu hút 06 doanh nghiệp vào đầu tƣ, hệ số lắp đầy 90 % các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp đi vào hoạt động có hiệu quả, mũi nhọn là công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp khai thác cảng biển. Lĩnh vực khai khoáng: các sản phẩm chủ yếu ở lĩnh vực vật liệu xây dựng thông thƣờng tăng mạnh nhƣ; đá hộc tăng 17,7 %, cát xây dựng tăng 54,4 %, đá chẻ tăng 7,4 %, đá xay công nghiệp tăng 6,9 %, phụ gia phân bón Nhóm ngành cơ khí, điện - điện tử phục vụ việc gia công, đóng và sửa chữa tàu thuyền, sửa chữa máy móc nông, lâm, ngƣ nghiệp, dịch vụ sửa chữa điện - điện tử, đồng thời tập trung đầu tƣ các ngành chủ lực của huyện nhƣ; Khôi phục làng nghề truyền thống bành tráng Hòa Đa, dệt chiếu cói An Cƣ, đan thúng chai An Định, làm đồ STT Nội dung hỗ trợ Số lƣợng Sản phẩm Hộ gia đình 1 Cây ăn quả( Mít thái, mãng cầu) 23.707 89 hộ 2 Giống gà 2.500 26 hộ 3 Giống lợn 212 12 hộ 4 Cá mú, cá hồng, cá chẽm 16.520 73 hộ 5 Bƣởi da xanh 3.500 105 hộ 6 Máy móc các loại 12 12 hộ 7 Giống bò 69 69 hộ 8 ốc hƣơng, sò huyết 2.900 10 hộ 62 gốm, chế biến nƣớc mắm, các loại hải sản cá ngừ đại dƣơng, mực, cá cơm ở các xã ven biển đã thu hút hàng ngàn lao động [33]. Lĩnh vực thƣơng mại- dịch vụ-du lịch tăng khá, tập trung đầu tƣ xây dựng các khu du lịch nhƣ: khu du lịch gành đá dĩa, khu du lịch Bãi Xép -An Chấn và khu ẩm thực Đầm Loan, khu du lịch thôn Phƣớc Đồng – Lao Mái Nhà (An Hải), khai thác các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa, tổng lƣợt du khách đến địa bàn 376.000 lƣợt khách đến tham quan tại các di tích trên địa bàn huyện, thƣơng mại - dịch vụ của huyện tăng trƣởng đều qua các năm. Số lƣợng các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ năm 2012 chỉ có 517 đến năm 2018 đã có 731. Đây là một trong những lĩnh vực có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng [34]. - Hai là, tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn: Đầu tƣ kết cấu hạ tầng ở nông thôn là khâu đột phá nhằm đẩy mạnh CNH, HĐH, đây cũng là khâu đột phá để thực hiện mục tiêu xây dựng NTM. Chính vì vậy huyện đã chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tranh thủ sự giúp đỡ của các cấp, các ngành để tập trung đầu tƣ phát triển, trong 07 năm qua thực hiện xây dựng NTM, diện mạo nông thôn của huyện nói chung và hệ thống hạ tầng thiết yếu nói riêng đã có nhiều thay đổi, từng bƣớc đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngƣời dân. + Về giao thông: Triển khai Đề án bê tông hóa đƣờng giao thông nông thôn; Qua triển khai thực hiện Nghị quyết số 75/2013/NQ-HĐND ngày 29/3/2013, Nghị quyết số 59;60/NQ-HĐND ngày 16/12/2016 của HĐND tỉnh Phú Yên. Đề án bê tông hóa đƣờng giao thông nông thôn, đã thực hiện đầu tƣ xây dựng 132 tuyến đƣờng đƣợc 284,645 km đƣờng liên xã, liên thôn; 11,6 km kênh mƣơng nội đồng; 20,7 km đƣờng giao thông nội đồng, khối lƣợng xi măng 31.99,96 tấn, tổng kinh phí 27,476 tỷ đồng. Thực hiện theo Nghị định số 35/NĐ- 63 CP với tổng chiều dài đƣợc cứng hóa và bê tông là 8,594 km, với tổng kinh phí 4,177 tỷ đồng đảm bảo cho nhân dân đi lại đƣợc các mùa trong năm [5]. + Về thủy lợi: Trong những năm qua với sự đầu tƣ của nhà nƣớc và công sức của nhân dân, huyện đã tập trung xây dựng, nâng cấp, tu bổ, kênh mƣơng, nâng tỷ lệ diện tích lúa 02 vụ đƣợc tƣới chủ động đạt 95 % nhằm đảm bảo phục vụ phát triển sản xuất và cải thiện dân sinh. Thực hiện Nghị định số 35/NĐ- CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ, UBND các xã đã tiến hành kiên cố hóa 11,6 km kênh mƣơng nội đồng [5]. + Về điện nông thôn: Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện. Đến nay, mạng lƣới điện sinh hoạt đƣợc phủ kín 100 % các thôn, khu dân cƣ, 100 % số hộ dân sử dụng điện. Nguồn điện cung cấp cho toàn huyện cơ bản đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của ngƣời dân địa phƣơng [5]. + Về trường học: Tuy An tập trung triển khai thực hiện chƣơng trình kiên cố hóa trƣờng học, mua sắm trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập gắn với xây dựng trƣờng ở các cấp học đạt chuẩn quốc gia, xây dựng nhà giáo dục thể chất, phòng học bộ môn gồm: trƣờng tiểu học An Mỹ, An Ninh Tây, An Hải, An Cƣ, An Chấn, An Lĩnh, cải tạo sữa chữa 03 bếp ăn trƣờng mầm non (An Ninh Tây, An Lĩnh, An Hải) với tổng kinh phí 25.160 triệu đồng. + Cơ sở vật chất văn hóa: Căn cứ theo Thông tƣ số 41/2013/TT- BNNPTNT ngày 04/10/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về Hƣớng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về Nông thôn mới, Công văn số 3897/BVHTTDL -VHCS ngày 30/10/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc thực hiện tiêu chí xây dựng cơ sở vật chất văn hóa trong xây dựng nông thôn mới. Hiện nay trên địa bàn huyện đã xây dựng và hoàn thành 25 thôn, tổng kinh phí xây dựng 4.800 triệu đồng đã đƣa vào sử dụng sinh hoạt cộng đồng tại thôn. Có 60/85 nhà văn hóa thôn chiếm tỷ lệ 70,6 % [6 ]. 64 + Về hạ tầng thương mại nông thôn: Toàn huyện có 28 chợ, một chợ hạng 2 (chợ Chí Thạnh) và 27 chợ hạng 3. Các chợ trên địa bàn huyện đƣợc nâng cấp, sửa chữa và xây mới, đáp ứng nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của ngƣời dân. Cụ thể đã sử

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_quan_ly_nha_nuoc_ve_xay_dung_nong_thon_moi_tren_dia.pdf
Tài liệu liên quan