Luận án Quản lý nhóm trẻ độc lập tư thục ở thành phố Hồ Chí Minh - Trương Thị Việt Liên

LỜI CAM ĐOAN.

LỜI CẢM ƠN .ii

MỤC LỤC.iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.vii

DANH MỤC BẢNG. viii

MỞ ĐẦU.1

1. Lí do chọn đề tài.1

2. Mục đích nghiên cứu.3

3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu .3

4. Giả thuyết khoa học.3

5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu .3

6. Quan điểm tiếp cận và phương pháp nghiên cứu.4

7. Những luận điểm bảo vệ .6

8. Những đóng góp mới của luận án .7

9. Cấu trúc của luận án .7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÓM TRẺ ĐỘC LẬP TƯ

THỤC Ở ĐỊA PHƯƠNG .8

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề .8

1.1.1. Nghiên cứu về phân cấp quản lý giáo dục. 8

1.1.2. Nghiên cứu về quản lý cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập . 13

1.1.3. Nhận xét chung . 19

1.2. Các khái niệm công cụ .21

1.2.1. Cơ sở giáo dục mầm non tư thục và nhóm trẻ ĐLTT . 21

1.2.2. Quản lý và quản lý giáo dục . 22

1.2.3. Phân cấp quản lý giáo dục. 23

1.2.4. Quản lý nhóm trẻ ĐLTT. 24

1.3. Nhóm trẻ độc lập tư thục trong hệ thống giáo dục quốc dân.26iv

1.3.1. Đặc trưng của nhóm trẻ ĐLTT . 26

1.3.2. Hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trong nhóm trẻ ĐLTT. 29

1.4. Quản lý nhóm trẻ ĐLTT ở địa phương trong bối cảnh phân cấp quản lý giáo

dục .33

1.4.1.Yêu cầu quản lý nhóm trẻ ĐLTT ở địa phương trong bối cảnh phân cấp. 33

1.4.2.Chủ thể quản lý nhóm trẻ ĐLTT ở địa phương trong bối cảnh phân cấp . 35

1.4.3. Nội dung quản lý nhóm trẻ ĐLTT 37

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhóm trẻ ĐLTT .50

1.5.1. Nhận thức về nhóm trẻ ĐLTT trong phát triển giáo dục mầm non . 50

1.5.2. Văn bản chỉ đạo về phân cấp quản lý nhóm trẻ ĐLTT . 50

1.5.3. Điều kiện nguồn lực để thực hiện yêu cầu phân cấp .51

Kết luận chương 1 .53

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÓM TRẺ ĐỘC LẬP TƯ THỤC

TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.55

2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng.55

2.2. Khái quát về tình hình phát triển kinh tế- xã hội và GDMN tại Tp. Hồ Chí

Minh .58

2.2.1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở Tp. Hồ Chí Minh. 58

2.2.2. Tình hình phát triển giáo dục mầm non ở Tp. Hồ Chí Minh . 61

2.3. Thực trạng nhóm trẻ độc lập tư thục ở Tp. Hồ Chí Minh.63

2.3.1. Quy mô nhóm trẻ ĐLTT . 63

2.3.2. Thực trạng hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở nhóm trẻ ĐLTT . 68

2.3.3. Thực trạng hoạt động giáo dục trẻ ở nhóm trẻ ĐLTT . 72

2.4. Thực trạng quản lý nhóm trẻ ĐLTT ở Tp. Hồ Chí Minh trong bối cảnh phân

cấp .75

2.4.1. Thực trạng quản lý nhóm trẻ ĐLTT của chủ nhóm . 75

2.4.2. Thực trạng thực hiện phân cấp quản lý nhóm trẻ ĐLTT của ngành GD&ĐT

. 83

2.4.3. Thực trạng thực hiện phân cấp quản lý nhóm trẻ ĐLTT của chính quyền địa

phương. 85v

2.4.4. Những thuận lợi, khó khăn, hạn chế trong thực hiện phân cấp trong quản lý

nhóm trẻ ĐLTT ở Tp. HCM. 86

2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhóm trẻ ĐLTT .90

2.5.1. Nhận thức của các đối tượng về quản lý nhóm trẻ ĐLTT . 90

2.5.2. Các văn bản chỉ đạo về phân cấp . 91

2.5.3. Các điều kiện nguồn lực đáp ứng yêu cầu thực hiện phân cấp . 94

2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý nhóm trẻ ĐLTT ở Tp. Hồ Chí Minh.98

2.6.1. Những thành công chủ yếu và nguyên nhân . 98

2.6.2. Những hạn chế cơ bản và nguyên nhân. 98

Kết luận chương 2 .101

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÓM TRẺ ĐỘC LẬP TƯ THỤC TẠI

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .103

3.1. Những nguyên tắc đề xuất các giải pháp .103

3.2. Các giải pháp quản lý nhóm trẻ độc lập tư thục ở Tp.Hồ Chí Minh .104

3.2.1. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức về quản lý nhóm trẻ ĐLTT trong bối

cảnh phân cấp . 104

3.2.2. Xây dựng quy hoạch phát triển GDMN, kế hoạch phát triển nhóm trẻ ĐLTT

ở Tp. Hồ Chí Minh và từng quận, huyện đáp ứng yêu cầu thực tiễn. 106

3.2.3. Hoàn thiện các chính sách, quy định của chính quyền địa phương về trách

nhiệm, quyền hạn cụ thể của từng cấp quản lý và yêu cầu phối hợp trong quản lý

nhóm trẻ ĐLTT. 109

3.2.4. Tổ chức nâng cao năng lực cho chủ nhóm trẻ và đội ngũ giáo viên mầm

non, nhân viên của nhóm trẻ ĐLTT . 115

3.2.5. Xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý nhóm trẻ ĐLTT trên địa bàn

. 117

3.2.6. Đảm bảo công bằng trong công tác thi đua, khen thưởng giữa nhóm trẻ

ĐLTT với cơ sở GDMN khác trên đia bàn. 133

3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các giải pháp đã đề xuất .135

3.4. Thử nghiệm giải pháp .139

Kết luận chương 3 .101vi

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.151

1. Kết luận .151

2. Kiến nghị .152

TÀI LIỆU THAM KHẢO.155

PHỤ LỤC.164

pdf226 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 704 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý nhóm trẻ độc lập tư thục ở thành phố Hồ Chí Minh - Trương Thị Việt Liên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
môn cho nhóm trẻ ĐLTT, hỗ trợ UBND phường/xã trong quản lý nhóm trẻ ĐLTT, tuy nhiên các phòng GD&ĐT số lượng chuyên viên mỏng, địa bàn quản lý rộng, chưa có chuyên viên chuyên trách về nhóm trẻ ĐLTT. Ngoài ra các cấp quản lý chưa thực sự coi trọng việc phát triển và đảm bảo chất lượng CS-GD trẻ dưới 36 tháng tuổi trong nhóm trẻ ĐLTT. - Đội ngũ CBQL trường MN công lập ít trong khi số lượng nhóm trẻ ĐLTT trên địa bàn nhiều, gây khó khăn cho việc thực hiện quản lý, giám sát nhóm trẻ ĐLTT một cách thường xuyên. Như vậy việc quản lý nhóm trẻ ĐLTT đã theo đúng các văn bản quản lý chỉ đạo về mặt hình thức, tuy nhiên, trên thực tế quá trình phân cấp giữa các cấp quản lý còn 89 gặp nhiều khó khăn, bất cập gây ảnh hưởng đến việc quản lý nhóm trẻ, phát triển nhóm trẻ và đảm bảo chất lượng CS-GD trẻ tại các nhóm trẻ ĐLTT hiện nay. c) Hạn chế - Qua khảo sát cho thấy việc phối hợp và tham gia của các tổ chức chính trị, xã hội vào quản lý nhóm trẻ ĐLTT phụ thuộc vào quy định phân công của UBND phường/xã dưới sự tham mưu của trường MN công lập và Phòng GD&ĐT trong đó trách nhiệm chủ yếu vẫn thuộc về Phòng GD&ĐT, trường MN công lập. - Do hạn chế về chuyên môn và quản lý nhóm trẻ ĐLTT, đồng thời chưa có những quy định phân chia trách nhiệm rõ ràng nên chưa phát huy tối đa sự tham gia và vai trò của các bên. - Hiện nay chưa có văn bản quản lý hành chính nào nêu cụ thể về quyền hạn, trách nhiệm của các tổ chức chính trị xã hội, cá nhân trong cộng đồng trong việc tham gia, phối hợp, tư vấn giám sát nhóm trẻ ĐLTT. - Các tổ chức xã hội, UBND phường/xã không có chuyên môn về GDMN, chưa nắm rõ các vấn đề tham gia hỗ trợ, tư vấn, giám sát nhóm trẻ ĐLTT. Vì vậy, việc kiểm tra hoạt động các nhóm trẻ ĐLTT còn hạn chế. - UBND phường/xã nhiều việc chỉ một cán bộ văn xã lại kiêm nhiệm. Số lượng cán bộ của các tổ chức chính trị xã hội rất mỏng, phải đảm nhiệm nhiều công việc. - Bản thân các nhóm trẻ ĐLTT cũng chưa có sự chủ động trong việc thu hút sự tham gia, hỗ trợ và phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn. Như vậy, rất cần có cơ chế, chính sách rõ ràng hơn để tạo điều kiện phát huy sức mạnh của mỗi tổ chức xã hội trong việc tham gia góp phần quản lý nhóm trẻ ĐLTT. Các vấn đề cần giải quyết Mặc dù cơ chế quản lý thể hiện sự chặt chẽ thông suốt như vậy nhưng trong quá trình triển khai thực hiện đã nảy sinh những vấn đề còn tồn tại cần giải quyết: Các trường mầm non công lập rất tích cực hỗ trợ các nhóm trẻ ĐLTT, nhưng chủ yếu chỉ có thể quan tâm đến hoạt động chăm sóc trẻ, sự an toàn của trẻ, thường tổ 90 chức kiểm tra đột xuất giờ ăn, giờ ngủ, kiểm tra an toàn phòng nhóm, đồ dùng đồ chơi,. Các trường phải trực tiếp giám sát về chuyên môn của các nhóm trẻ ĐLTT trên địa bàn rộng nên chỉ có thể thực hiện công việc kiểm tra, giám sát ngoài giờ, và cũng không có thời gian quan tâm nhiều đến kiểm tra chất lượng tổ chức các hoạt động giáo dục của các nhóm trẻ ĐLTT. Có những nhóm trẻ ĐLTT hoạt động trong thời gian ngắn hoặc thay đổi chủ vì vậy gây khó khăn cho công tác quản lý. GV tại các nhóm lớp không ổn định, do đó làm ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ cũng như công tác hỗ trợ, bồi dưỡng chuyên môn. Đã có sự phối hợp quản lý các nhóm trẻ ĐLTT giữa UBND các phường, xã với phòng GD; trường MN công lập. Tuy nhiên do địa bàn rộng, có một số lực lượng phối hợp chưa quan tâm đúng mức hoặc không đảm bảo chuyên môn nghiệp vụ để kiểm tra, vì vậy vẫn tồn tại tình trạng: 1/ nhiều nhóm trẻ ĐLTT không đảm bảo điều kiện vẫn tiếp tục hoạt động, 2/ chưa thúc đẩy nhanh được các nhóm chưa được cấp phép hoàn thiện các điều kiện để cấp phép. Chủ trương hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục MN như đã nêu trên, thực tế có gặp những khó khăn trở ngại do các nhóm trẻ ĐLTT thay đổi chủ nhóm, chuyển địa điểm, chủ nhà không cho cải tạo cơ sở, giáo viên thay đổi liên tục (quận Thủ Đức). Về chế độ đối với GV như đóng bảo hiểm, chế độ tiền thưởng, nghỉ hè, nghỉ lễCác trường thực hiện đầy đủ, riêng các nhóm trẻ ĐLTT thực hiện tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng chưa đảm bảo 100% đóng BHXH cho GV, phần phúc lợi thưởng cho GV còn hạn chế do thu nhập hàng tháng cho nhóm trẻ chưa đảm bảo. 2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhóm trẻ ĐLTT 2.5.1. Nhận thức của các đối tượng về quản lý nhóm trẻ ĐLTT Qua khảo sát cho thấy các đối tượng được tham gia khảo sát đều nắm được vai trò của nhóm trẻ ĐLTT, nắm bắt được sự phân cấp trong quá trình quản lý nhóm trẻ ĐLTT. 91 Về phía Sở, phòng GD và ĐT: Đã nắm được tầm quan trọng cũng như vai trò của việc phân cấp quản lý tại địa phương. Tuy nhiên các cấp quản lý còn chưa thực sự coi trọng việc phát triển và đảm bảo chất lượng cho trẻ dưới 36 tháng tuổi trong các nhóm trẻ ĐLTT vì thế các cấp quản lý còn giao trách nhiệm này cho gia đình và địa phương. Do vậy công tác này còn chưa đem lại hiệu quả. Về phía các trường MN công lập: Đã bước đầu nhận thức được vai trò của các nhóm trẻ ĐLTT tại địa phương và đã có sự hỗ trợ, giám sát các nhóm trẻ ĐLTT. Tuy nhiên trên thực tế các trường mầm non công lập còn chưa nắm rõ được những đặc điểm cơ bản, đặc trưng của các nhóm trẻ ĐLTT cho nên việc hỗ trợ chưa sát với thực tế, chưa phù hợp, việc giám sát mang tính hình thức làm khó cho các nhóm trẻ ĐLTT Về phía chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị xã hội... Các đối tượng còn chưa hiểu đúng vai trò và đóng góp to lớn của các nhóm trẻ ĐLTT, chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc giám sát hoạt động chăm sóc, giao dục tại các nhóm trẻ ĐLTT để phát hiện kịp thời những nguy cơ không an toàn, không đảm bảo chất lượng và kịp thời xử lý những sai phạm. Vì thế quá trình quản lý còn lỏng lẻo, còn mang tính hình thức và chưa mang lại hiệu quả cao trong quản lý nhóm trẻ ĐLTT. Bên cạnh đó ở các địa phương công tác phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ, chăm sóc trẻ, các câu lạc bộ phụ huynh để giúp phụ huynh chia sẻ, phối hợp để quản lý nhóm trẻ ĐLTT còn nhiều hạn chế và mang tính hình thức. 2.5.2. Các văn bản chỉ đạo về phân cấp - Qua hồi cứu tư liệu nhận thấy UBND Thành Phố, Sở GD&ĐT Thành Phố Hồ Chí Minh đã ban hành nhiều văn bản nhằm hỗ trợ, phát triển các cơ sở GDMN, tăng cường chất lượng chăm sóc giáo dục MN, kiểm tra giám sát việc thực hiện chăm sóc giáo dục trẻ tại các cơ sở trong và ngoài công lập : + Chỉ thị số 20/2013/CT-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố về chấn chỉnh, nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ ở các trường, lớp, cơ sở giáo dục mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh; 92 + Thông báo số 699-TB/TU ngày 04 tháng 01 năm 2014 của Văn phòng Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh về kết luận của đồng chí Bí thư Thành ủy về công tác chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em và xây dựng, phát triển, quản lý trường mầm non; + Thông báo số 734-TB/TU ngày 03 tháng 3 năm 2014 của Văn phòng Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh về kết luận của Đồng chí Bí thư Thành ủy về giải quyết kiến nghị của các quận ủy, huyện ủy liên quan công tác chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em và xây dựng, phát triển, quản lý trường mầm non trên địa bàn thành phố. + Quyết định số 31/2014 QĐ – UBND ngày 13/9/2014 Quyết định ban hành chính sách đầu tư đối với giáo dục mầm non và chế độ hỗ trợ đối với cán bộ quản lý, giáo viên thuộc ngành học mầm non trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; + Quyết định số 74/QĐ-UBND ngày 07/01/2014 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành kế hoạch huy động trẻ đến trường và tuyển sinh các lớp đầu cấp năm học 2014- 2015; + Quyết định số 41/2014 QĐ- UBND ngày 26 tháng 11 năm 2014 về Ban hành Quy định về chương trình huy động vốn cho vay đầu tư xây dựng trường mầm non công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ; + Quyết định 4518/QĐ-UBND ngày 10 tháng 9 năm 2014 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về ban hành kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ mầm non từ 6 tháng tuổi đến 18 tháng tuổi trên địa bàn thànhphố Hồ Chí Minh từ năm 2014 đến năm 2020; + Công văn số 3442/ UBND –ĐT ngày 16 tháng 7 năm 2014 về các tiêu chí xây dựng của trường nhóm lớp mầm non áp dụng chung trên địa bàn Thành phố; - UBND các quận/huyện, Phòng GD quận/huyện đã ban hành các văn bản nhằm triển khai có hiệu quả tinh thần chỉ đạo của cấp trên trên cơ sở phù hợp với đặc điểm tình hình tại địa phương. Các văn bản chỉ đạo tập trung vào các nội dung cụ thể sau: + Chính sách ưu đãi để đầu tư, phát triển các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố được các Phòng GD tham gia khảo sát triển khai: hỗ trợ phát triển các nhóm trẻ độc lập tư thục : 1/ Đối với nhóm trẻ ĐLTT : tư vấn cấp đất, cho thuê đất với giá ưu đãi, vay vốn, hỗ trợ kinh phí hằng năm. 2/ Đối với trẻ: Có được hưởng các chế độ giống như trẻ trong 93 trường công lập như được miễn học phí theo qui định, hỗ trợ tiền ăn trưa. Những qui định chính phủ đều được thực hiện. 3/ Đối với giáo viên: chế độ làm việc, thời gian làm việc theo thỏa thuận của từng cơ sở, lương, đóng bảo hiểm. + Thông báo số 456 –TBQU ngày 06 tháng 01 năm 2014 của Quận ủy Thủ Đức về Kết luận của đồng chí Bí Thư Quận Ủy về tình hình các nhóm trẻ gia đình, các điểm, lớp, trường mầm non tư thục trên địa bàn Quận; + Công văn số 715 –CV/QU ngày 09 tháng 10 năm 2014 của Quận ủy Quận Thủ Đức về tăng cường công tác quản lý nhóm trẻ, các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công công lập; + Kế hoạch số 300/KH-UBND ngày 31/12/2013 về thực hiện Chỉ thị 20/2013/CT-UBND của ủy ban nhân dân thành phố về chấn chỉnh, nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ ở các trường lớp cơ sở giáo dục mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh. + Thông báo số 07/TB-UBND ngày 09 tháng 01 năm 2015 của Ủy ban nhân Dân quận Thủ Đức về Ủy quyền cho phòng Giáo dục và Đào tạo trực tiếp thực hiện một số nội dung trong việc quản lý hoạt động của các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập. + Công văn số 1311/UBND-GDĐT ngày 22 tháng 5 năm 2015 của Ủy ban nhân dân quận Thủ Đức về việc tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ mầm non trên địa bàn. - Kế hoạch số 05/GDĐT ngày 12 tháng 01 năm 2015 của phòng Giáo dục – Đào tạo về quản lý hoạt động các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tại địa phương. Tóm lại : Các văn bản qui định và việc thực hiện các chính sách của Chính phủ, Bộ Ngành về quản lý nhóm trẻ ĐLTT đã được Thành phố thực hiện nghiêm túc. Mỗi quận, huyện căn cứ vào tình hình thực tế của mình đã có những qui định cụ thể nhằm thực hiện những văn bản của cấp trên. Những qui định của Thành phố và của Chính phủ, Bộ Ngành đã tạo điều kiện cho các nhóm trẻ ĐLTT phát triển đáp ứng được nhu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non ở Thành phố. Tuy nhiên, nhiều văn bản trên là loại văn bản đơn hành, nghĩa là chỉ được dùng một lần (để nhắc nhở, để giám sát). Vẫn thiếu những văn bản hướng dẫn cụ thể các quy trình hoạt động, đặc biệt là các yêu cầu trong việc quản lý nhóm trẻ ĐLTT từ nhiều góc độ 94 khác nhau, các văn bản phân cấp quy định rõ trách nhiệm các cấp quản lý, chưa có văn bản quản lý hành chính nào nêu cụ thể về quyền hạn, trách nhiệm của các tổ chức chính trị xã hội, cá nhân trong cộng đồng trong việc tham gia, phối hợp, tư vấn giám sát nhóm trẻ ĐLTT. Đây chính là những rào cản ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở nhóm trẻ ĐLTT hiện nay. 2.5.3. Các điều kiện nguồn lực đáp ứng yêu cầu phân cấp 2.5.3.1. Về trình độ, năng lực chuyên môn của chủ nhóm, giáo viên và nhân viên - Trình độ Chủ nhóm Kết quả báo cáo cho thấy: Đa số chủ nhóm có trình độ trung cấp chuyên ngành GDMN (chiếm 51.76%), trong khi đó chủ nhóm có trình độ Đại học, cao đẳng chỉ chiếm 37.06% (trình độ đại học là 9.41%, cao đẳng là 27.65%). Bên cạnh đó, có 11.18% chủ nhóm chỉ có trình độ phổ thông và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ về CBQL/GDMN. Tại quận Bình Tân, chỉ có dưới 50% chủ nhóm có trình độ chuyên môn về SPGDMN đáp ứng yêu cầu qui định về trình độ của chủ nhóm trẻ ĐLTT. Tại quận Thủ Đức, một số nhóm lớp (đặc biệt các nhóm chưa được cấp phép) chủ nhóm không hề có chứng chỉ MN hay chứng chỉ quản lý; việc nấu ăn cũng do chủ nhóm kiêm nhiệm. Qua khảo sát thực tế tại cả ba quận, nhiều chủ nhóm không có chuyên môn về GDMN, thiếu kinh nghiệm quản lí, giám sát và hỗ trợ việc thực hiện Chương trình GDMN. Số lượng chủ nhóm chưa qua đào tạo sư phạm mầm non và đào tạo bồi dưỡng về quản lí chủ yếu là những chủ nhóm trẻ ĐLTT chưa có phép. Đây là một hiện trạng bất cập bởi ý kiến của nhiều cán bộ quản lí như Hiệu trưởng các trường công lập và Chuyên viên Phòng GD và Sở GD đều cho rằng: "Người quản lí không có chuyên môn về giáo dục mầm non thì không thể làm tốt được các công tác tại các cơ sở GDMN. Ví dụ như lập kế hoạch năm học, đánh giá chuyên môn của GV...". 95 - Trình độ của Giáo viên Bảng 2.12. Trình độ đào tạo của GV (năm học 2014-2015) Trình độ Thủ Đức Bình Tân Quận 7 Chung SL % SL % SL % SL % GDMN : ĐH & sau ĐH 18 9.57 0 0 22 13.66 40 10.15 GDMN Cao đẳng 26 13.83 11 24.44 12 7.45 49 12.44 GDMN Trung cấp 144 76.60 34 75.56 127 78.88 305 77.41 Tổng 188 100 45 100 161 100 394 100 - Trình độ của nhân viên Bảng 2.13. Trình độ đào tạo của nhân viên (năm học 2014-2015) Trình độ Thủ Đức Bình Tân Quận 7 Chung SL % SL % SL % SL % GDMN: Cao đẳng 0 0 0 0 0 0 0 0 GDMN: Trung cấp 0 0 0 0 0 0 0 0 Ngành khác, có CC SP MN 0 0 7 13.46 0 0 7 3.10 Ngành khác, không có chứng chỉ SP MN 0 0 0 0 11 50 11 4.87 Phổ thông, có chứng chỉ SP MN/cô nuôi 152 100 30 57.69 11 50 193 85.40 Tổng 152 100 52 100 22 100 226 100 - Kết quả khảo sát cho thấy: Tại các nhóm trẻ ĐLTT 85,4% nhân viên có trình độ phổ thông và có chứng chỉ SPMN hoặc cô nuôi, bên cạnh đó vẫn còn 4,87% nhân 96 viên không có chứng chỉ SPMN/cô nuôi nhưng hiện vẫn đang đảm nhiệm việc chăm sóc trẻ tại các nhóm trẻ ĐLTT. - Về qui mô số lượng Chủ nhóm, GV, NV trong nhóm trẻ ĐLTT: GV trong các nhóm trẻ ĐLTT hiện nay còn rất thiếu, đội ngũ GV không ổn định, đa số có trình độ Trung cấp Sư phạm mầm non (chiếm tỷ lệ 77.41%); tỷ lệ GV có trình độ cao đẳng và đại học chiếm 22.59%. Tuổi đời của GV từ 18 - 30 tuổi, số năm kinh nghiệm cao nhất là 5 năm, thấp nhất là dưới 1 năm. Như vậy, nhìn chung đội ngũ GV đang dạy ở các nhóm trẻ ĐLTT còn trẻ, không ổn định, thay đổi thường xuyên chưa có nhiều kinh nghiệm trong chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Qua tìm hiểu thực tế cho thấy: giáo viên chủ yếu là người ngooài tỉnh mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm chăm sóc, giáo dục trẻ (đặc biệt trẻ dưới 36 tháng). Tại địa bàn quận 7, GV chủ yếu có trình độ trung cấp (78.88%), tuổi đời còn rất trẻ, chủ yếu GV mới ra trường chưa xin được vào các trường công nên vào làm tại các nhóm trẻ ĐLTT như một giải pháp tạm thời, vì vậy bản thân tâm lý của họ cũng không ổn định. Qua khảo sát và qua bảng thu thập thông tin của các chủ nhóm trẻ cho thấy có những GV chưa đảm bảo đúng chuyên môn MN. Theo chia sẻ của các chủ nhóm trẻ, việc tuyển GV đúng chuyên môn và trình độ đạt chuẩn khó khăn và chi phí tiền lương cao nên chủ nhóm trẻ phải thuê người lao động không có chuyên môn MN vào làm việc trực tiếp với trẻ trong các nhóm trẻ. Qua báo cáo của các cấp quản lý, phỏng vấn trực tiếp đội ngũ CBQL và GVMN tại địa bàn quận Bình Tân cho thấy: Số lượng giáo viên, nhân viên ở các nhóm trẻ ĐLTT còn thiếu rất nhiều. Với đặc thù khu công nghiệp, khu chế xuất thu hút rất đông lực lượng lao động nên các nhóm trẻ ĐLTT phát triển rất nhanh, rải rác, không ổn định. Hiện nay, đa số các nhóm trẻ ĐLTT chưa được cấp phép đều do nguyên nhân cơ bản là chưa đủ số lượng giáo viên theo quy định (hoặc trình độ của đội ngũ chưa đảm bảo). Trong điều kiện như vậy, các nhóm chủ yếu chỉ có 1 GV và nhân viên. - Về công tác Bồi dưỡng chuyên môn: Đối với nhóm trẻ ĐLTT đã được cấp phép thì được tham gia dự hoạt động bồi dưỡng chuyên môn như các trường công lập và được nhận các tài liệu bồi dưỡng chuyên môn, chuyên đề. Đối với nhóm trẻ ĐLTT 97 chưa được cấp phép không nhận được sự hỗ trợ bồi dưỡng chuyên môn từ các Phòng GD&ĐT, chủ yếu chỉ được tham dự một số lớp kiến tập tại trường MN công lập trên địa bàn (bồi dưỡng chuyên môn theo cụm), hoặc được chủ nhóm đi dự về truyền đạt lại. Vì vậy, nhiều GV, nhân viên không (hoặc ít khi) được trực tiếp tham gia tập huấn chuyên môn nâng cao trình độ nghiệp vụ tại các lớp bồi dưỡng chuyên môn do đó kiến thức GV, nhân viên học được chưa thực sự đầy đủ, hệ thống và chưa cập nhật thường xuyên. Chưa có lớp bồi dưỡng dành riêng cho đối tượng Chủ nhóm về quản lí nhóm trẻ ĐLTT. Lý do: (1) Thời gian làm việc tại nhóm trẻ ĐLTT khiến cho họ không bố trí được thời gian dành cho việc học tập bồi dưỡng (vì phải làm cả thứ bảy); (2) Số lượng giáo viên trên lớp ít (chủ yếu là 01 giáo viên và 01 NV) không có người trông trẻ để đi dự bồi dưỡng chuyên môn. 2.5.3.2. Về sự phối kết hợp của các cơ quan quản lý - Qua khảo sát cho thấy bản thân các nhóm trẻ ĐLTT cũng chưa có sự chủ động trong việc thu hút sự tham gia, hỗ trợ và phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn. - Mặt khác việc phối hợp và tham gia của các tổ chức chính trị, xã hội vào quản lý nhóm trẻ ĐLTT phụ thuộc vào quy định phân công của UBND phường/xã dưới sự tham mưu của trường MN công lập và Phòng GD&ĐT trong đó trách nhiệm chủ yếu vẫn thuộc về Phòng GD&ĐT, trường MN công lập. - Do hạn chế về chuyên môn và quản lý nhóm trẻ ĐLTT, đồng thời chưa có những quy định phân chia trách nhiệm rõ ràng nên chưa phát huy tối đa sự tham gia và vai trò của các bên. - Các tổ chức xã hội, UBND phường/xã không có chuyên môn về GDMN, chưa nắm rõ các vấn đề tham gia hỗ trợ, tư vấn, giám sát nhóm trẻ ĐLTT. Vì vậy, việc kiểm tra hoạt động các nhóm trẻ ĐLTT còn hạn chế. - UBND phường/xã nhiều việc chỉ một cán bộ văn xã lại kiêm nhiệm. Số lượng cán bộ của các tổ chức chính trị xã hội rất mỏng, phải đảm nhiệm nhiều công việc. Như vậy, đây là những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quản lý nhóm trẻ ĐLTT. 98 2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý nhóm trẻ ĐLTT ở Thành phố Hồ Chí Minh 2.6.1. Những thành công chủ yếu và nguyên nhân Các nhóm trẻ ĐLTT tại khu công nghiệp, khu chế xuất gia tăng với tốc độ rất nhanh. Trên thực tế, các nhóm trẻ này đã góp phần san sẻ gánh nặng áp lực về việc đáp ứng nhu cầu của phụ huynh gửi con vào các cơ sở GDMN, từ đó hỗ trợ nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Số lượng các nhóm trẻ ĐLTT tăng nhanh tạo được tính cạnh tranh cao trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc GD trẻ. Các nhóm trẻ ĐLTT đã chú trọng đến hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, đã thực hiện một phần Chương trình giáo dục theo quy định. Đội ngũ GV nhóm trẻ ĐLTT đa số được đào tạo chuyên môn bài bản, được hưởng mức lương cao hơn các GV trường công lập (3,1 -3,5 tr/tháng), được tham gia đóng BHXH. Đây thực sự là điểm khác biệt cuả GVMN ngoài công lập ở thành phố Hồ Chí Minh so với nhiều địa phương khác trong cả nước. 2.6.2. Những hạn chế cơ bản và nguyên nhân Do nằm ở khu công nghiệp có tốc độ phát triển nhanh, các nhóm trẻ ĐLTT thành lập/ giải thể quá nhiều và quá nhanh, gây khó khăn trong công tác quản lý. Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ còn nhiều vấn đề bất cập.Việc quản lý hồ sơ sổ sách ở các nhóm trẻ ĐLTT còn chưa thực sự khoa học. Nhiều chủ nhóm không có chuyên môn mầm non nên gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng, quản lý các hồ sơ sổ sách chuyên môn. Đội ngũ nhân sự (chủ nhóm, GV/NV) chưa thực sự đảm bảo về chất lượng (tuổi đời và tuổi nghề đều non trẻ, ít kinh nghiệm chuyên môn) và số lượng. Đội ngũ GV/NV luôn trong tình trạng thiếu sự ổn định do GV gặp khó khăn khi phải dạy lớp ghép nhiều lứa tuổi, phải dạy cho trẻ nhà trẻ, trong khi được đào tạo dạy cho trẻ mẫu giáo, thời gian làm việc kéo dài cả thứ bảy, ít có cơ hội được học hỏi bồi dưỡng chuyên môn nâng cao tay nghề, chế độ chính sách dành cho họ chưa thực sự đảm bảo (lương chưa đảm bảo mức sống tối thiểu khi phải thuê nhà). 99 Cơ sở vật chất trong nhóm trẻ ĐLTT còn trong tình trạng thiếu thốn. Đồ dùng đồ chơi thiếu so với quy định; hầu hết thiếu sân chơi, trẻ ít được vận động, ít được tiếp xúc với không khí tự nhiên. Nhiều nhóm trẻ ĐLTT hoạt động chưa có tính ổn định và không có kế hoạch phát triển lâu dài, bền vững. Các nhóm trẻ ĐLTT chủ yếu thực hiện chức năng “giữ trẻ”, khó có thể đảm bảo thực hiện các mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ theo chương trình giáo dục mầm non. Điều đó thực sự chưa tạo được sự công bằng trong giáo dục cho trẻ. Thủ tục hành chính để được cấp phép lên loại hình “trường MN” còn phức tạp, khó khăn (đòi hỏi giấy tờ nhà đất). Mặc dù có các văn bản của Nhà nước quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục nhưng trên thực tế các cấp chính quyền còn chưa thể thực hiện chủ động và tích cực, việc quản lý các nhóm trẻ ĐLTT chủ yếu thuộc về Sở GD&ĐT, UBND phường/xã, Phòng GD&ĐT quận/huyện và trường MN công lập chịu trách nhiệm chính, vai trò phối hợp quản lí, giám sát của chính quyền địa phương cấp trên, các tổ chức xã hội còn mờ nhạt. Cán bộ phường, xã còn có hạn chế trong công tác quản lý các nhóm trẻ ĐLTT lực lượng còn ít, kiêm nhiệm. Còn chưa phát hiện kịp thời hoặc chưa kiên quyết đình chỉ các nhóm trẻ ĐLTT chưa đủ điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Chuyên viên tổ mầm non của các Phòng giáo dục còn mỏng, có nơi địa bàn rộng, công tác kiểm tra, phối hợp với các ban, ngành địa phương trong việc quản lý trường, lớp MG ĐLTT, nhóm trẻ ĐLTT còn hạn chế. Chế độ chính sách còn bất cập. Đội ngũ cán bộ quản lý ở trường công lập đương nhiên phải chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động chuyên môn của các nhóm trẻ ĐLTT song chưa được đảm bảo các quyền và nguồn lực hỗ trợ tương ứng để thực hiện nhiệm vụ đã nhận. Bên cạnh đó một trường mầm non công lập phụ trách hỗ trợ về chuyên môn cho quá nhiều nhóm trẻ ĐLTT trên địa bàn nên việc hỗ trợ không thường xuyên, kịp thời dẫn đến hạn chế về chất lượng cũng như hiệu quả hỗ trợ. Ngoài ra trường mầm non công lập không có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lí nhóm trẻ ĐLTT, đặc biệt là lớp ghép nhiều độ tuổi, với các GV ở các nhóm trẻ ĐLTT non tuổi 100 đời vả cả tuổi nghề trong lĩnh vực chuyên môn. Còn trong lĩnh vực quản lí tài chính, quản lí các hoạt động khác liên quan cộng đồng thì trường mầm non công lập chưa có kinh nghiệm, nếu không thể nói là non nớt hơn so với các chủ nhóm trẻ ĐLTT hoặc có một cách tiếp cận hoàn toàn khác (ngân sách Nhà nước – ngân sách nguồn tư nhân). Ý thức, trách nhiệm thực hiện qui định pháp luật của một số chủ nhóm các nhóm trẻ ĐLTT còn hạn chế. Chưa có văn bản hướng dẫn các nội dung sau: quy trình chuyển nhượng nhóm/ lớp; các nhóm, lớp chuyển đổi địa điểm Số nhóm trẻ ĐLTT phát triển nhanh, không có quy hoạch, nhỏ lẻ, nằm xen kẽ trong khu dân cư, cơ sở vật chất của nhóm, lớp chưa đảm bảo theo yêu cầu quy định. Đa số là mô hình cơ sở vật chất của gia đình dùng làm nhóm trẻ ĐLTT nên chưa phù hợp với việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, đội ngũ giáo viên không ổn định... Nhóm trẻ ĐLTT thường không ổn định, hoạt động theo thời vụ dựa trên nhu cầu của phụ huynh, khó phát hiện do vậy việc cấp phép có nhiều khó khăn. Vấn đề cần giải quyết Tăng cường nâng cao nhận thức cho các đối tượng có liên quan đến thực hiện phân cấp quản lý nhóm trẻ ĐLTT như cán bộ cấp Sở, Phòng GD và ĐT, các trường MN công lập, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị xã hội...) nhằm khuyến khích các đối tượng nắm rõ tầm quan trọng của quản lý nhóm trẻ ĐLTT từ đó tham gia tích cực, hiệu quả hơn trong quản lý và phát triển các nhóm trẻ ĐLTT. Cần xây dựng quy hoạch phát triển GDMN, kế hoạch phát triển nhóm trẻ ĐLTT ở thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Cần hoàn thiện các chính sách quy định của chính quyền địa phương về trách nhiệm, quyền hạn cụ thể của từng cấp quản lý và yêu cầu phối hợp trong quản lý nhóm trẻ ĐLTT. Chính vì vậy, trước hết cần rà soát lại cơ chế quản lý hiện hành, đề xuất cơ chế quản lý theo hướng tăng cường hơn nữa vai trò của chính quyền, các cấp quản lý và vận động tổ chức xã hội cùng tham gia công tác chăm sóc giáo dục trẻ trong nhóm trẻ ĐLTT. Mặt khác cần xây dựng hệ thống văn bản chặt chẽ hơn trong vấn đề các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá loại hình giáo dục nhóm trẻ ĐLTT. Hiện nay loại hình tư thục không có đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục. Thực tế nhóm trẻ ĐLTT thường nhận số trẻ lớn hơn so với quy định để tăng thu, cơ sở vật chất không đảm bảo, giáo viên không 101 ổn định, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ tại các nhóm trẻ ĐLTT. Chú trọng nhiều đến công tác bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn cho đội ngũ chủ nhóm, GVMN ở nhóm trẻ ĐLTT, đặc biệt về cách chăm sóc, giáo dục cho trẻ nhỏ dưới 36 tháng (vì loại hình này hiện đang trông giữ chủ yếu trẻ dưới 36 tháng tuổi) thông qu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_quan_ly_nhom_tre_doc_lap_tu_thuc_o_thanh_pho_ho_chi.pdf
Tài liệu liên quan