MỞ ĐẦU .1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
QUẢN LÝ PHỐI HỢP NHÀ TRưỜNG VÀ GIA ĐÌNH TRONG GIÁO
DỤC ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ .11
1.1. Những công trình nghiên cứu về giáo dục đạo đức, pháp luật.11
1.2. Những công trình nghiên cứu về phối hợp nhà trường với gia đình
trong giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh .13
1.3. Những công trình nghiên cứu về quản lý phối hợp giữa nhà trường với
gia đình trong giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh .17
1.4. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu.24
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ PHỐI HỢP NHÀ
TRưỜNG VỚI GIA ĐÌNH TRONG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ.27
2.1. Các khái niệm cơ bản .27
2.2. Giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh trường trung học cơ sở
thành phố Hà Nội.40
2.3. Hoạt động phối hợp nhà trường với gia đình trong giáo dục đạo đức,
pháp luật cho học sinh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục .50
2.4. Quản lý phối hợp nhà trường với gia đình trong giáo dục đạo đức,
pháp luật cho học sinh trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.55
2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý phối hợp nhà trường với gia đình
trong giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh trung học cơ sở .66
2.6. Kinh nghiệm quản lý phối hợp nhà trường với gia đình trong giáo dục
học sinh tại một số nước trên thế giới .69
Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHỐI HỢP NHÀ TRưỜNG VỚI
GIA ĐÌNH TRONG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT CHO HỌC
SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HÀ NỘI .73
3.1. Khái quát chung về giáo dục trung học cơ sở thành phố Hà Nội.73
3.2. Tổ chức khảo sát thực trạng .77
182 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 367 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý phối hợp nhà trường với gia đình trong giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh trung học cơ sở thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
luật. Các phong trào ngoại
khóa, văn-thể-mỹ trong các nhà trường diễn ra sôi nổi, quy tập được sự tham gia
nhất định từ phía phụ huynh học sinh. Công tác bảo đảm an ninh trật tự, phòng
chống tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, cờ bạc, cá độ trong trường học được tăng
cường chỉ đạo và thực hiện tốt.
Bảng 3.1. Chất lƣợng giáo dục THCS Thành phố Hà Nội
năm học 2018-2019
Lớp
Xếp loại đạo đức, % Xếp loại học lực, %
Tốt Khá
Trung
bình
Yếu Giỏi Khá
Trung
bình
Yếu Kém
Lớp 6 92.28 5.97 0.48 0.02 45.42 35.16 15.43 2.70 0.20
Lớp 7 91.09 6.90 0.66 0.04 45.03 34.73 16.21 2.65 0.10
Lớp 8 90.61 7.36 0.72 0.05 44.12 34.68 17.04 2.91 0.15
Lớp 9 95.75 3.63 0.28 0.01 51.98 31.85 15.53 0.18 0.03
Toàn cấp 92.44 5.96 0.53 0.03 46.63 34.13 16.03 2.12 0.12
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Tuy nhiên, bên cạnh những tín hiệu tích cực của đại bộ phận các em học sinh
có kết quả rèn luyện đạo đức, ý thức chấp hành pháp luật tốt, một thực trạng đáng lo
ngại là tình hình vi phạm những chuẩn mực đạo đức, vi phạm pháp luật đang diễn ra
ngày một phổ biến. Đây là vấn đề mang tính thời sự khi mà độ tuổi của tội phạm vị
thành niên ngày càng thấp. Từ năm 2002 đến nay, trung bình mỗi năm xảy ra hơn
10.000 vụ phạm pháp hình sự do người chưa thành niên thực hiện (chiếm hơn 20%
tổng số vụ phạm pháp hình sự các loại) với gần 13.000 đối tượng tham gia. Các cơ
quan bảo vệ pháp luật phải xử lý hình sự gần 20% số vụ, còn lại phải xử lý hành
chính theo quy định của pháp luật. Người phạm tội dưới 18 tuổi chiếm 8%, tỷ lệ này
cũng đang có chiều hướng gia tăng [19]. Đa số người phạm tội lần đầu, chưa có tiền
án, tiền sự, con số này chiếm 82%. Các hành vi vi phạm pháp luật mà người chưa
thành niên hay phạm phải là trộm cắp, cố ý gây thương tích, cướp giật, gây rối trật
tự công cộng, đua xe trái phép... trong đó có nhiều đối tượng thực hiện hoặc tham
gia những vụ án đặc biệt nghiêm trọng nhưng giết người, hiếp dâm trẻ em. Ngoài ra,
75
người chưa thành niên còn tham gia nhiều loại tệ nạn xã hội khác như mại dâm, cờ
bạc, ma túy
Về thực trạng đạo đức của học sinh, số liệu được công bố rộng rãi từ một cuộc
khảo sát gần đây tại Hà Nội cho thấy: có tới 40% số học sinh từng quan hệ tình dục.
Tính đến hết lớp 9, khoảng 10% số học sinh từng quan hệ tình dục; đáng chú ý, có
tới 10% số học sinh THCS được khảo sát cho biết, đã từng quan hệ với từ ba người
trở lên, khoảng 15% số học sinh có sử dụng các chất kích thích (rượu, ma túy,...)
trong lần quan hệ gần nhất [19]. Bên cạnh đó là hậu quả tiêu cực từ các mối quan hệ
ngoài xã hội thiếu lành mạnh còn dẫn tới việc chửi bới, thóa mạ, thách đố nhau ở
ngoài đời, trên mạng xã hội, thậm chí thuê côn đồ hành hung, trả thù, đâm chém.
Không ít tình yêu học trò đã kết thúc bằng hận thù, thậm chí có nữ sinh bị lợi dụng,
đã hoang mang, tuyệt vọng phải tìm đến cái chết...
Xét trên phương diện là một lực lượng tham gia vào quá trình giáo dục học
sinh, gia đình là môi trường xã hội đầu tiên mà con người tiếp xúc, là yếu tố chủ
đạo cho sự hình thành và phát triển những phẩm chất tâm lý nhân cách con người.
Sống trong các gia đình có bố mẹ hoặc những lớn khác luôn có hành vi thiếu văn
hóa, lệch chuẩn đạo đức thậm chí có cả hành vi vi phạm pháp luật như bố mẹ bất
hòa, chơi cá độ, lô đề, nghiện rượu, nghiện ma túy, buôn lậu, trộm, cắpthì những
gương xấu đó sẽ làm cho các em dần dần coi thường pháp luật, phớt lờ những giá trị
đạo đức, nhiễm các thói hư, tật xấu, dễ bị lôi kéo rồi dần dần dẫn tới đồng lõa với
những người vô đạo đức, làm ăn phi pháp. Chỉ những em có ý chí kiên cường, nghị
lực đấu tranh, có lòng tự trọng cao mới có thể đánh giá đúng sai, tránh được những
ảnh hưởng của loại gia đình này dẫn đến sự hình thành hành vi phạm tội ở người
chưa thành niên. Xin được dẫn chứng một vài số liệu thống kê tội phạm học như
sau: trẻ em phạm pháp có nguồn gốc gia đình hành nghề buôn bán bất hợp pháp
chiếm 51,94%; gia đình có người phạm tội hình sự chiếm 40%; có tới hơn 30% trẻ
em phạm tội có bố hoặc mẹ hoặc cả bố và mẹ nghiện hút ma túy [19]. Cá biệt còn
có những trường hợp bố mẹ trực tiếp đẩy con ra đường, xúi giục, sai khiến chúng
làm những điều bất chính khiến trẻ bỏ nhà ra đi, sống vất vưởng ngoài xã hội.
Trong thực tế, có nhiều trường hợp gia đình có bố và mẹ đều là những người lương
thiện, có trình độ học vấn, địa vị cao trong xã hội, được xã hội trọng vọng nhưng
không chú ý đến giáo dục con em. Bên cạnh đó, họ cũng không giữ mối liên hệ
thường xuyên với nhà trường và ỷ lại toàn bộ trách nhiệm giáo dục cho nhà trường.
Họ chạy theo, săn đuổi tiền bạc, địa vị, danh vọng và thường xuyên vắng mặt tại gia
76
đình, không có trách nhiệm cùng với nhà trường giáo dục con. Có những gia đình
bố, mẹ ly hôn, hoặc vì một lý do nào đó khiến họ phải xa cách, có những mối quan
hệ ngoài hôn nhân, có con ngoài giá thúTất cả tổng hợp lại trở thành một “hố
sâu” ngăn cách các thành viên trong gia đình với nhau. Dần dần “hố sâu” ấy không
thể bù đắp khi con em họ đã trượt dài trên đường đời. Đó là hậu quả của việc con
em họ không được quan tâm, dạy dỗ đầy đủ. Việc bị bỏ mặc, thiếu sự đùm bọc,
thiếu tình thương của gia đình khiến nhiều đứa trẻ phát triển lệch lạc về tâm lý, đạo
đức dẫn đến những hành vi ứng xử không đúng hoặc nghiêm trọng hơn là vi phạm
pháp luật. Theo một thống kê chưa đầy đủ của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, có
tới hơn 72% số người chưa thành niên phạm tội là do không nhận được sự quan
tâm, chăm sóc đến nơi, đến chốn từ gia đình. Ngoài ra, sự nuông chiều thái quá của
bố mẹ và việc bố mẹ không yêu cầu con cái thực hiện những nghĩa vụ, trách nhiệm
tại gia đình khiến chúng sống ích kỷ, dựa dẫm, lười biếng, luôn luôn đòi hỏiđã
dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực đến hành vi phạm tội của người chưa thành niên.
Qua những phân tích trên, có thể nhận thấy rằng, gia đình có trách nhiệm vô cùng
lớn đối với sự hình thành và phát triển nhân cách, hành vi chấp hành của các em ở
lứa tuổi vị thành niên.
3.1.3. Cơ cấu tổ chức trong nhà trường trung học cơ sở tại thành phố Hà Nội
Hình 3.1. Cơ cấu tổ chức chung của nhà trƣờng trung học cơ sở
Có thể thấy, đa số nhà trường trung học cơ sở có cơ cấu tổ chức theo mô hình
Hiệu trưởng
Phó
Hiệu trưởng
Ban Đại diện
CMHS
Hội đồng
TĐ - KT
Hội đồng kỷ
luật
Tổ
Văn
GDCD
Tổ
Ngoại
ngữ
Tổ
Toán
Lý
Tổ
Hóa
Sinh
Tổ
Sử
Địa
Tổ TD
Nhạc
MT
Phòng
Hành
chính
Hội đồng nhà trường
Đoàn Thanh niên
Đội Thiếu niên
Công đoàn
Chi bộ
77
trực tuyến, tất cả mọi hoạt động trong nhà trường chịu sự tác động quản lý của hiệu
trưởng nhà trường. Hiệu trưởng nhà trường phổ biến kế hoạch, chương trình hoạt
động cho Phó Hiệu trưởng và các tổ trưởng bộ môn. Các Phó Hiệu trưởng được
phân công phụ trách các tổ chuyên môn sẽ chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về
quản lý hoạt động của tổ chuyên môn. Các tổ trưởng bộ môn có trách nhiệm quán
triệt, phổ biến nội dung kế hoạch, chương trình hoạt động đến các giáo viên và báo
cáo kết quả hoạt động với Phó Hiệu trưởng phụ trách để tổng hợp báo cáo Hiệu
trưởng. Trong quá trình hoạt động, có thể thấy rõ có sự tương tác giữa đại diện cha
mẹ học sinh và hiệu trưởng trong các hoạt động của nhà trường. Trong quá trình
hoạt động, hội đồng nhà trường có trách nhiệm giám sát và có những tư vấn đối với
Hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng về các hình thức khen thưởng, kỷ luật kịp thời.
3.2. Tổ chức khảo sát thực trạng
3.2.1. Mục tiêu khảo sát
Khảo sát thực trạng phối hợp nhà trường với gia đình trong giáo dục đạo đức,
pháp luật cũng như quản lý hoạt động này nhằm tìm ra những ưu điểm, hạn chế còn
tồn tại, xác định nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế để tiếp tục phát huy
những ưu điểm, khắc phục những hạn chế để quản lý có hiệu quả hoạt động phối
hợp nhà trường với gia đình trong giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh trung
học cơ sở.
3.2.2. Nội dung khảo sát
- Khảo sát thực trạng đạo đức của học sinh trung học cơ sở Hà Nội hiện nay,
bao gồm: thực trạng về nhận thức, thái độ, hành vi đạo đức của học sinh trung học
cơ sở.
- Khảo sát thực trạng chấp hành pháp luật của học sinh trung học cơ sở Hà Nội
hiện nay, bao gồm: thực trạng về nhận thức, thái độ, hành vi chấp hành pháp luật
của học sinh trung học cơ sở.
- Khảo sát thực trạng phối hợp nhà trường với gia đình trong giáo dục đạo
đức, pháp luật cho học sinh trung học cơ sở.
- Khảo sát thực trạng quản lý phối hợp nhà trường với gia đình trong giáo dục
đạo đức, pháp luật cho học sinh trung học cơ sở.
- Khảo sát, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý phối hợp nhà trường
với gia đình trong giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh trung học cơ sở.
3.2.3. Phương pháp khảo sát
- Xây dựng phiếu khảo sát để trưng cầu ý kiến của cán bộ quản lý và giáo
78
viên, phụ huynh, học sinh. Việc xây dựng phiếu khảo sát được tiến hành theo quy
trình sau:
Giai đoạn 1: Nghiên cứu văn bản, cơ sở lý luận, xin ý kiến chuyên gia để bước
đầu hình thành nên phiếu khảo sát.
Giai đoạn 2: Xây dựng bộ công cụ phục vụ khảo sát.
Giai đoạn 3: Lấy ý kiến chuyên gia và chuẩn hóa thang đo.
Giai đoạn 4: Điều chỉnh và hoàn thiện phiếu khảo sát, khảo sát thử trên một
mẫu nhỏ.
Giai đoạn 5: Tổ chức khảo sát diện rộng trong phạm vi nghiên cứu và trao đổi
với các đối tượng khảo sát về những vấn đề cần nghiên cứu.
Giai đoạn 6: Xử lý số liệu bằng phần mềm.
- Trao đổi, phỏng vấn về:
Thực trạng nhận thức, thái độ, hành vi đạo đức, pháp luật của học sinh trung
học cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội. Quan điểm của giáo viên, phụ huynh học
sinh về mối quan hệ phối hợp nhà trường với gia đình trong giáo dục đạo đức, pháp
luật cho học sinh.
Dự báo các yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng đến hoạt động phối hợp
cũng như quản lý phối hợp nhà trường với gia đình trong giáo dục đạo đức, pháp
luật cho học sinh.
3.2.4. Đối tượng khảo sát
Đối với khảo sát bằng bảng hỏi: Đối tượng khảo sát bao gồm hiệu trưởng và
các cán bộ quản lý khác. Cụ thể như sau: 500 cán bộ quản lý, 500 giáo viên, 1.000
phụ huynh, 1.000 học sinh tại 10 trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hà
Nội, bao gồm các trường: Trưng Vương, Thăng Long, Ba Đình, Chu Văn An, Hà
Nội – Amsterdam, Nghĩa Tân, Thịnh Quang, Thượng Lâm, Thạch Xá, Hòa Phú.
Đối với phỏng vấn sâu: Đối tượng khảo sát là 100 phụ huynh có con đang học
các khối lớp 6,7,8,9 tại trường Trung học cơ sở Trung Vương - Quận Hoàn Kiếm.
3.2.5. Đánh giá kết quả khảo sát
- Đánh giá về thực trạng đạo đức, pháp luật cho học sinh trung học cơ sở theo các
mức độ: Tốt tương ứng với 4 điểm; Khá tương ứng với 3 điểm; Trung bình tương ứng
với 2 điểm; Yếu tương ứng với 1 điểm sau đó tính điểm TB và xếp thứ bậc.
79
- Đánh giá về kết quả phối hợp nhà trường với gia đình trong giáo dục đạo
đức, pháp luật cho học sinh trung học cơ sở theo các mức độ: Tốt tương ứng với 4
điểm; Khá tương ứng với 3 điểm; Trung bình tương ứng với 2 điểm; Yếu tương ứng
với 1 điểm sau đó tính điểm TB và xếp thứ bậc.
- Đánh giá về kết quả quản lý phối hợp nhà trường với gia đình trong giáo dục
đạo đức, pháp luật cho học sinh trung học cơ sở theo các mức độ: Tốt tương ứng
với 4 điểm; Khá tương ứng với 3 điểm; Trung bình tương ứng với 2 điểm; Yếu
tương ứng với 1 điểm sau đó tính điểm TB và xếp thứ bậc.
3.2.6. Xử lý số liệu và tổng hợp kết quả
Sử dụng phần mềm SPSS để xử lý các Phiếu khảo sát và các số liệu thống kê
thu được để phân tích, so sánh, xây dựng các bảng phục vụ cho việc nghiên cứu.
Điểm trung bình (ĐTB) về mức độ đánh giá của mỗi nội dung được tính theo
công thức:
4
1
1
i i
i
x x n
N
Với ix là điểm được cho ứng với từng mức độ đánh giá, ix
1,2,3,4
i
n
là số người cho điểm tương ứng với từng mức độ ix
N là tổng số người cho điểm của từng nội dung
Dựa vào kết quả tính điểm trung bình thực tế, tác giả tính được khoảng dao
động số liệu là 0,5, tác giả quy ước thang đánh giá 4 mức độ như sau:
+ Các thang giá trị tương ứng với các mức độ và điểm trung bình để đo thực
trạng đạo đức, pháp luật cho học sinh trung học cơ sở.
Mức
điểm
Mức độ Điểm TB
Các mức độ đánh giá thực trạng đạo đức
pháp luật của học sinh trƣờng THCS
4 Tốt Trên 3.22 Rất quan trọng Rất đồng ý Rất phổ biến
3 Khá 2.66 - 3.21 Quan trọng Đồng ý Phổ biến
2 Trung bình 2.10 - 2.65 Ít quan trọng Phân vân Ít phổ biến
1 Yếu dưới 2.09
Không quan
trọng
Không đồng ý
Không phổ
biến
+ Các thang giá trị tương ứng với các mức độ và điểm trung bình để đo thực
trạng phối hợp nhà trường với gia đình trong đạo đức, pháp luật cho học sinh trung
học cơ sở.
80
Mức
điểm
Mức độ Điểm TB
Các mức độ đánh giá thực trạng phối hợp nhà trƣờng
với gia đình trong đạo đức pháp luật cho học sinh
trƣờng THCS
4 Tốt Trên 3.22
Rất ảnh
hưởng
Rất quan
trọng
Tốt
Rất
thường
xuyên
Rất chặt
chẽ
3 Khá 2.66 - 3.21
Ảnh
hưởng
Quan trọng Khá
Thường
xuyên
Chặt chẽ
2
Trung
bình
2.10 - 2.65
Ít ảnh
hưởng
Ít quan
trọng
Bình
thường
Ít thường
xuyên
Ít chặt
chẽ
1 Yếu Dưới 2.09
Không
ảnh
hưởng
Không
quan trọng
Không
tốt
Không
thường
xuyên
Không
chặt chẽ
+ Các thang giá trị tương ứng với các mức độ và điểm trung bình để đo thực
trạng quản lý phối hợp nhà trường với gia đình trong đạo đức, pháp luật cho học
sinh trung học cơ sở.
Mức
điểm
Mức độ Điểm TB
Các mức độ đánh giá thực trạng quản lý phối hợp nhà
trƣờng với gia đình trong đạo đức- pháp luật cho học
sinh trƣờng THCS
4 Tốt Trên 3.22 Rất thường xuyên Tốt Rất khả thi
3 Khá 2.66 - 3.21 Thường xuyên Khá Khả thi
2
Trung
bình
2.10 - 2.65 Ít thường xuyên Bình thường Ít khả thi
1 Yếu Dưới 2.09 Không thường xuyên Không tốt
Không khả
thi
Sau khi tổng hợp các phiếu khảo sát và xử lí tính toán điểm trung bình cho
từng nội dung khảo sát, xếp thứ hạng, kết quả được thể hiện cụ thể tại các bảng ở phần
thực trạng sau.
3.3. Thực trạng đạo đức, pháp luật của học sinh trung học cơ sở thành
phố Hà Nội
3.3.1. Thực trạng nhận thức về những chuẩn mực đạo đức, pháp luật của
học sinh trung học cơ sở thành phố Hà Nội
Thực trạng nhận thức về những chuẩn mực đạo đức, pháp luật của học sinh
trung học cơ sở được thể hiện trong Bảng 3.2.
81
Bảng 3.2. Thực trạng nhận thức về những chuẩn mực đạo đức, pháp luật
của học sinh trung học cơ sở
Chuẩn mực
đạo đức
Mức độ đánh giá %
Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
Thứ
hạng
Không
quan
trọng
Ít quan
trọng
Quan
trọng
Rất
quan
trọng
Lòng yêu nước, tự
hào dân tộc, nhân
ái, bao dung
12,5 18,6 7,8 61,0 3,17 1,13 3
Tinh thần trách
nhiệm trong rèn
luyện phẩm chất
đạo đức, ý thức
chấp hành pháp luật
15,9 12,2 29,8 42,0 2,98 1,09 4
Tinh thần đoàn kết,
giúp đỡ bạn trong
học tập và trong
cuộc sống
14,6 11,5 40,7 33,2 2,93 1,01 5
Ý thức giữ gìn, bảo
vệ tài sản, bảo vệ
môi trường
18,0 18,0 27,1 36,9 2,83 1,12 6
Tính chia sẻ, động
viên, giúp đỡ
những trường hợp
khó khăn
29,2 32,5 13,6 24,7 2,34 1,14 7
Kính trọng thầy,
cô, ông, bà, cha, mẹ
và những người
xung quanh
9,5 16,9 13,9 59,7 3,24 1,05 2
Tính tự lập, cần cù,
siêng năng
10,2 14,2 7,8 67,8 3,33 1,06 1
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Qua điều tra, khảo sát bảng số liệu đối với học sinh đánh giá ở mức trung bình
khá đối với nhận thức của học sinh trung bình từ 2,34 đến 3,33 về nhận thức của các
em về các chuẩn mực đạo đức, pháp luật và đa số các em học sinh đều cho rằng các
phẩm chất đạo đức, pháp luật này là rất cần thiết đối với các em học sinh trung học
cơ sở như:
Tính tự lập, cần cù, siêng năng: 3,33 xếp bậc 1; Kính trọng thầy, cô, ông, bà,
82
cha, mẹ và những người xung quanh: 3,24 xếp bậc 2. Kết quả trên cho thấy, tính tự
lập, cần cù, siêng năng và kính trọng thầy, cô, ông, bà, cha, mẹ và những người
xung quanh là những chuẩn mực thiết yếu đối với học sinh trung học cơ sở. Hai
chuẩn mực trên đòi hỏi các em học sinh phải có ý thức tu dưỡng, rèn luyện phẩm
chất đạo đức của bản thân cũng như ý thức tự giác chấp hành các nội quy, quy định
của nhà trường cũng như pháp luật của xã hội. Chuẩn mực về tính tự lập, cần cù,
siêng năng cũng thể hiện quan điểm đổi mới của thế hệ các em học sinh thời đại
ngày nay. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, việc rèn luyện
khả năng tự lập, chăm chỉ học tập, tu dưỡng, phấn đấu sẽ giúp các em chủ động
trong việc lĩnh hội các tri thức mới, các thành tựu tân tiến của thế giới để trước mắt
áp dụng vào công việc học tập hàng ngày, và sau đó trong tương lai, các em có thể
tiếp quản trọng trách làm chủ đất nước như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Lòng yêu nước, tự hào dân tộc, nhân ái, bao dung: 3,17 xếp hạng 3.
Đây là một phạm trù trừu tượng và không được thể hiện rõ ràng trong đời sống
học tập tại nhà trường tuy nhiên các em học sinh vẫn nhận thức được chuẩn mực
lòng yêu nước, tự hào dân tộc, nhân ái, bao dung là một trong những chuẩn mực cần
phải có của các em học sinh. Qua đó, có thể thấy được rằng, các em học sinh tuy
tuổi còn nhỏ những thông qua các hoạt động giáo dục tại trường, giáo dục tại nhà,
giáo dục tại cộng đồng, kết hợp với các hình thức trải nghiệm, các em đã hiểu một
phần và trân trọng giá trị thiêng liêng đã tồn tại hàng ngàn năm nay của đất nước.
Đó là lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, nhân ái, bao dung. Sự thành công
trên các phương diện khác ngoài giáo dục như ngoại giao, văn hóa, thể thao đặc
trưng bởi thành công của đội tuyển bóng đá Việt Nam trong hơn 2 năm qua đã có
tác dụng thúc đẩy và truyền cảm hứng nhiều hơn đến các em học sinh trung học cơ
sở, vốn đang ở độ tuổi khám phá về thế giới xung quanh.
Tinh thần trách nhiệm trong rèn luyện phẩm chất đạo đức, ý thức chấp hành
pháp luật: 2,98 xếp hạng 4; Tinh thần đoàn kết, giúp đỡ bạn trong học tập và trong
cuộc sống: 2,93 xếp hạng 5; Ý thức giữ gìn, bảo vệ tài sản, bảo vệ môi trường: 2,83
xếp hạng 6; Tính chia sẻ, động viên, giúp đỡ những trường hợp khó khăn: 2,34 xếp
hạng 7. Do các em học sinh vẫn còn ở độ tuổi thiếu niên, còn ham chơi nên chưa coi
trọng ý thức tổ chức kỷ luật ở trường, lớp, chưa có ý thức về việc giữ gìn, bảo vệ tài
sản và môi trường, cảnh quan trong trường. Tuy nhiên, phẩm chất tính chia sẻ, động
viên, giúp đỡ những trường hợp khó khăn xếp hạng thấp nhất là 7, với mức điểm
trung bình là 2,34. Do các em tuổi còn nhỏ, chịu ảnh hưởng nhiều từ gia đình và
83
môi trường sống nên các em chưa ý thức được rõ ràng trách nhiệm của bản thân đối
với những người xung quanh. Đây là vấn đề đòi hỏi trách nhiệm giáo dục, bồi dưỡng
đến từ nhiều phía mà chủ yếu là từ phía nhà trường và gia đình các em học sinh.
3.3.2. Thực trạng thái độ của học sinh trung học cơ sở thành phố Hà Nội về
những quan niệm đạo đức, pháp luật
Thực trạng thái độ của học sinh về những quan niệm đạo đức, pháp luật của
học sinh trung học cơ sở được thể hiện trong Bảng 3.3.
Bảng 3.3. Thực trạng thái độ của học sinh về những quan niệm đạo đức, pháp
luật của học sinh trung học cơ sở
Quan niệm
đạo đức, pháp
luật
Mức độ đánh giá %
Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
Thứ
hạng
Không
đồng ý
Phân
vân
Đồng ý
Rất
đồng ý
Sống và học tập
theo chuẩn mực
đạo đức, pháp
luật
12,5 15,3 6,4 65,8 3,60 0,81 2
Lá lành đùm lá
rách
4,1 8,8 9,8 77,3 3,25 1,12 3
Quan tâm đến
người khác
24,7 37,6 2,4 35,3 2,48 1,21 6
Lên án các hành
động vi phạm
đạo đức, pháp
luật
2,4 7,5 11,2 79,0 3,67 0,72 1
Không ích kỷ, tư
lợi cá nhân
16,3 26,8 10,8 46,1 2,87 1,17 5
Sống thật thà,
thẳng thắn
12,5 26,1 12,5 48,8 2,98 1,12 4
Sống thực dụng 75,9 18,0 3,7 2,4 1,33 0,66 7
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Quan sát bảng số liệu trên, ta thấy thái độ: Lên án các hành động vi phạm đạo
đức, pháp luật 3,67, mức tốt xếp hạng 1; Sống và học tập theo chuẩn mực đạo đức,
pháp luật đạt điểm trung bình 3,60, mức tốt, xếp hạng 2; Lá lành đùm lá rách đạt
điểm trung bình 3,25, mức tốt, xếp hạng 3; Sống thật thà, thẳng thắn đạt điểm trung
bình 2,98, mức khá, xếp hạng 4; Không ích kỷ, tư lợi cá nhân 2,87, mức khá, xếp
hạng 5; Quan tâm đến người khác đạt điểm trung bình 2,48, mức trung bình, xếp
hạng 6; Sống thực dụng đạt điểm trung bình 1,33, mức yếu, xếp hạng 7. Các số liệu
thống kê trên chỉ ra rằng học sinh trung học cơ sở hiện nay có thái độ đúng mực và
rõ ràng về các quan niệm tốt về đạo đức, pháp luật. Điều đáng mừng là các em có
được nhận thức đúng đắn về việc việc sống và học tập cần phải tuân thủ chặt chẽ và
84
nghiêm chỉnh những quy phạm đạo đức; phải chấp hành luật pháp hiện hành. Bên
cạnh đó là tinh thần tự nguyện, tự giác lên án các hành vi vi phạm pháp luật, đạo
đức. Đây là cốt lõi của vấn đề được nghiên cứu. Các em học sinh cần phải tự ý thức
được vị trí, vai trò của bản thân trong xã hội, trong nhà trường và trong gia đình để
xác định cụ thể động cơ học tập, tu dưỡng, rèn luyện phấn đấu đúng đắn.
Nhận định về kết quả khảo sát thái độ học sinh với quan điểm không đồng ý.
Quan tâm đến người khác: 24,7%; Sống thực dụng: 75,9%. Từ những kết quả này,
có thể đưa ra nhận xét học sinh trung học cơ sở thành phố Hà Nội có thái độ thẳng
thắn và đúng mực về các quan niệm sống hiện nay. Điều đáng mừng là các em có
thái độ đúng đắn về những giá trị cốt lõi, nhân văn của con người Việt Nam mặc dù
môi trường học tập, môi trường sống xuất hiện một số những ảnh hưởng tiêu cực.
Bên cạnh đó, tư tưởng lối sống cá nhân, vị kỷ, chỉ biết bản thân mình chưa có ảnh
hưởng lên các em học sinh.
3.3.3. Thực trạng hành vi đạo đức, pháp luật của học sinh trung học cơ sở
thành phố Hà Nội
Thực trạng hành vi đạo đức, pháp luật của học sinh trung học cơ sở được thể
hiện trong Bảng 3.4.
Bảng 3.4. Thực trạng hành vi đạo đức, pháp luật của học sinh
trƣờng trung học cơ sở
Hành vi đạo
đức, pháp luật
Mức độ đánh giá %
Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
Thứ
hạng
Không
phổ
biến
Ít
phổ
biến
Phổ
biến
Rất
phổ
biến
Chấp hành nội
quy trường học
12,9 19,3 7,1 60,7 3,16 1,14 4
Tôn trọng giáo
viên, bạn bè
4,7 9,5 6,8 79,0 3,60 0,85 1
Tham gia các
hoạt động ngoại
khóa, từ thiện
nhằm giáo dục
đạo đức, pháp
luật cho học
sinh
4,4 14,2 20,7 60,7 3,38 0,89 3
Chấp hành 6,4 11,2 5,1 77,3 3,53 0,93 2
85
Hành vi đạo
đức, pháp luật
Mức độ đánh giá %
Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
Thứ
hạng
Không
phổ
biến
Ít
phổ
biến
Phổ
biến
Rất
phổ
biến
pháp luật nhà
nước: Luật An
toàn giao
thông; Bộ Luật
hình sự; Luật
Tài nguyên và
Môi trường
Tuyên truyền
kiến thức đạo
đức, pháp luật
đến tập thể
xung quanh
29,5 26,1 3,7 40,7 2,56 1,29 6
Không tàng trữ,
phát tán văn
hóa phẩm đồi
trụy, sử dụng
các vật dụng,
chất cấm, trái
pháp luật
17,3 22,4 12,5 47,8 2,91 1,18 5
Có hành vi lăng
mạ, sỉ nhục
người khác trên
mạng xã hội
58,0 27,1 3,1 11,9 1,69 1,00 7
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Nhận định về kết quả khảo sát hành vi đạo đức, pháp luật của học sinh trung
học cơ sở, ta thấy: hành vi tốt trong trường, mang tính chất mô phạm như tôn trọng
thầy cô, bạn bè được học sinh đánh giá là thường xuyên diễn ra. với mức điểm trung
bình 3,60, mức tốt, xếp hạng 1. Hành vi chấp hành pháp luật nhà nước: Luật An
toàn giao thông; Bộ Luật hình sự; Luật Tài nguyên và Môi trường, đạt điểm trung
bình 3,53, xếp hạng 2. Điều này cho thấy, đa số học sinh trung học cơ sở được khảo
sát đều có ý thức chấp hành pháp luật, nhất là những quy định thường xuyên liên
quan đến các em học sinh như Luật An toàn giao thông, Luật Tài nguyên môi
86
trườngBên cạnh đó, các em học sinh cũng cho thấy sự hăng hái và nhiệt tình
trong rèn luyện đạo đức, ý thức chấp hành pháp luật của học sinh thông qua các
hoạt động ngoài giờ lên lớp do nhà trường phối hợp với phụ huynh tổ chức thực
hiện. Các hành vi còn lại như Chấp hành nội quy trường học; Tuyên truyền kiến
thức đạo đức, pháp luật đến tập thể xung quanh; Không tàng trữ, phát tán văn hóa
phẩm đồi trụy, sử dụng các vật dụng, chất cấm, trái pháp luật đều đạt điểm trung
bình mức khá. Điều này minh chứng đối tượng học sinh trung học cơ sở được khảo
sát trên địa bàn thành phố Hà Nội đều có ý thức đạo đức tốt, hành vi chấp hành
pháp luật.
Bên cạnh đó, với sự phát triển của khoa học công nghệ, ngày nay học sinh
được tiếp cận với các thiết bị thông minh sớm và sử dụng thường xuyên. Trong một
vài trường hợp, những phương tiện này được sử dụng vào mục đích tiêu cực. Điển
hình là hành vi lăng mạ, sỉ nhục người khác trên mạng xã hội. Cụ thể, các em học
sinh có thể sử dụng mạng xã hội như Facebook, Twitter, Zalo để đăng tải những
hình ảnh phản cảm, lời lẽ mang tính chất sỉ nhục các bạn khác khi có mâu thuẫn cá
nhân. Các mâu thuẫn không được giải quyết triệt để và trực tiếp dễ dẫn đến
những hậu quả khó lường. Đây là những biểu hiện rất đáng lo ngại, và có c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_quan_ly_phoi_hop_nha_truong_voi_gia_dinh_trong_giao.pdf