Luận án Quản lý rủi ro danh mục cho vay tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

PHẦN MỞ ĐẦU .1

CHưƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ RỦI RO DANH

MỤC CHO VAY TẠI NHTM .12

1.1.Về cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro danh mục cho vay .12

1.1.1. Nghiên cứu về mô hình tổ chức quản lý rủi ro danh mục cho vay .12

1.1.2. Nghiên cứu về nguyên tắc báo cáo thông tin giữa các bộ phận trong cơ cấu tổ

chức quản lý rủi ro danh mục cho vay .15

1.2.Về nhận diện rủi ro danh mục cho vay.16

1.2.1. Nghiên cứu về cảnh báo sớm rủi ro tín dụng .16

1.2.2. Nghiên cứu về các phương pháp đánh giá chất lượng danh mục cho vay trong

quá khứ. .18

1.3.Về đo lường rủi ro danh mục cho vay.19

1.4. Về các công cụ quản lý rủi ro danh mục cho vay.22

1.4.1. Nghiên cứu về nhóm các công cụ hiện đại.22

1.4.2. Nghiên cứu về nhóm các công cụ truyền thống .24

1.5. Khoảng trống nghiên cứu .29

Kết luận chương 1 .31

CHưƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO DANH MỤC CHO VAY

TẠI NHTM.32

2.1. Cơ sở lý luận về quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM .32

2.1.1. Khái niệm về quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM.32

2.1.2. Các nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM.35

2.1.3. Nội dung quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM .38

2.2. Cơ sở lý luận về quản lý rủi ro danh mục cho vay tại NHTM .45

2.2.1. Khái niệm về quản lý rủi ro danh mục cho vay tại NHTM.45

2.2.2. Nội dung quản lý rủi ro danh mục cho vay tại NHTM .47

2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý rủi ro danh mục cho vay tại NHTM 79

2.3. Kinh nghiệm quốc tế về quản lý rủi ro danh mục cho vay tại NHTM.85

2.3.1. Kinh nghiệm của các NHTM Nhật Bản .85

2.3.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng phát triển KDB - Hàn Quốc.87

2.3.3. Kinh nghiệm của ngân hàng Bangkok Bank - Thái Lan .89

pdf246 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 392 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý rủi ro danh mục cho vay tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bảng 3.2: Tỷ lệ nợ xấu14 trên danh mục cho vay khách hàng của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2017-2019 Đơn vị: % Tên Ngân hàng 2017 2018 2019 Vietinbank 1,14 1,58 1,16 Vietcombank 1,14 0,99 0,79 BIDV 1,62 1,9 1,75 VP Bank 3,39 3,5 3,42 MB 1,2 1,33 1,16 ACB 0,7 0,73 0,54 Techcombank 1,61 1,75 1,33 Maritime Bank 2,22 3,0 2,04 VIB 2,49 2,2 1,7 HDBank 1,52 1,53 1,36 AB Bank 2,77 1,89 2,3 Bao Viet Bank 3,79 3,98 5,2 PVcomBank 1,75 2,47 2,63 PG bank 3,23 3,06 4,9 Sacombank 4,67 2,13 1,94 14 Nợ xấu bao gồm cả các khoản cho vay nội bảng và ngoại bảng, không tách riêng các khoản cho vay đã bán cho VAMC 102 NCB 1,54 1,67 1,93 Nguồn: Tác giả tổng hợp theo Báo cáo tài chính hợp nhất sau kiểm toán của các NHTM các năm 2017- 2019 và website: nfsc.gov.vn Xét một cách khái quát, tỷ lệ nợ xấu tại các NHTM trong mẫu nghiên cứu vào giai đoạn 2017-2019 đa số đều đạt ngƣỡng theo quy định tại TT02/2013/TT- NHNN, tuy vậy tỷ lệ nợ xấu vẫn còn vƣợt mức 3% tại một số NHTM vào một số thời điểm. Trong nhóm 1, VP Bank là NHTM có tỷ lệ nợ xấu cao nhất và cao hơn ngƣỡng 3% trong suốt cả giai đoạn nghiên cứu. Trong nhóm 2, hai NHTM có tỷ lệ nợ xấu cao và vƣợt mức quy định là Bao Viet bank và PG bank. Xét về hình thức sở hữu, BIDV và Bao Viet bank đại diện cho hai nhóm: NHTM có sở hữu nhà nƣớc và NHTM không có sở hữu nhà nƣớc có tỷ lệ nợ xấu cao nhất tính tại thời điểm 31/12/2019. Nhìn chung, nguyên nhân khiến tỷ lệ nợ xấu cao trong danh mục cho vay khách hàng tại các NHTM thời điểm này có thể lí giải là do sự bất ổn kinh tế vĩ mô, sự suy giảm năng lực trả nợ của khách hàng vay và phƣơng thức quản lý rủi ro không hiệu quả tại các NHTM. 3.2.2. Về mức độ tổn thất trên danh mục cho vay Bảng 3.3: Tỷ lệ mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trên danh mục cho vay khách hàng 15 tại các NHTM Việt Nam giai đoạn 2017-2019 Đơn vị: % Tên Ngân hàng 31/12/2017 31/12/2018 31/12/2019 Vietinbank 1,06 0,9 1,38 Vietcombank 2,73 2,99 1,99 BIDV 1,71 1,91 1,31 VP Bank 4,21 5,07 1,59 MB 1,77 1,41 1,28 15 Tác giả tính toán theo số liệu trên báo cáo tài chính của NHTM, theo công thức: Tỷ lệ mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trên danh mục cho vay khách hàng = 103 ACB 1,29 0,4 0,94 Techcombank 2,24 1,15 1,26 Maritime Bank 2,81 1,52 1,39 VIB 0,44 0,68 0,99 HDBank 0,24 0,77 1,11 AB Bank 1,07 0,6 1,5 Bao Viet Bank 1,85 1,32 1,85 PVcomBank 1,28 1,27 1,53 PG bank 2,15 2,35 1,08 Sacombank 0,37 0,62 1,19 NCB 1,12 1,1 1,13 Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất sau kiểm toán của các NHTM các năm 2017- 2019 Bảng 3.4: Tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro trên danh mục cho vay khách hàng 16 tại các NHTM Việt Nam giai đoạn 2017-2019 Đơn vị: % Tên Ngân hàng 2017 2018 2019 Vietinbank 0,28 0,03 0,94 Vietcombank 1,14 0,65 0,61 BIDV 1,03 1,67 1,43 VP Bank 3,59 4,81 4,89 MB 0,19 0,91 1,96 ACB 0,81 0,1 0,11 Techcombank 1,09 1,6 0,11 16 Tác giả tính toán theo số liệu trên báo cáo tài chính của NHTM, theo công thức: Tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro trên danh mục cho vay khách hàng = 104 Maritime Bank 0,8 1,44 2,73 VIB 0,76 1,78 0,17 HDBank 0,53 0,59 0,58 AB Bank 0,31 0,31 0,005 Bao Viet Bank 0 0,57 0 PVcomBank n/a 0,1 0,08 PG bank 0 0,007 0 Sacombank 0 0,003 0,06 NCB 0,016 0,22 0,1 Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất sau kiểm toán của các NHTM các năm 2017- 2019 Thứ nhất, về tỷ lệ mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trên danh mục cho vay. Do mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trên danh mục cho vay phản ánh gián tiếp chất lƣợng của danh mục trên khía cạnh: mức trích lập dự phòng rủi ro càng cao là minh chứng cho giá trị dƣ nợ tại các nhóm nợ có chất lƣợng thấp (nợ nhóm 3, 4 và 5) càng lớn. Tại nhóm 1, tại 05 trên tổng số 09 NHTM có xu hƣớng gia tăng trong tỷ lệ mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trên danh mục cho vay trong giai đoạn 2017-2019 bao gồm: Vietinbank, BIDV, VP Bank, MB và Maritime Bank. Tại các NHTM nhóm 2, xu hƣớng gia tăng trong mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đƣợc nhận diện tại các NHTM bao gồm: HDBank, Sacombank và NCB. Nhƣ vậy, từ số liệu thống kê trên cho thấy chất lƣợng danh mục cho vay của các NHTM nhóm 1 trong giai đoạn nghiên cứu là chƣa tốt. Với các NHTM nhóm 2, tỷ lệ mức trích lập dự phòng rủi ro này thấp hơn tƣơng đối nhiều so với các NHTM nhóm 1. Tuy vậy chƣa đủ căn cứ để đƣa ra kết luận về chất lƣợng danh mục cho vay của các NHTM nhóm 2 là tốt hơn nhóm 1 bởi xét về quy mô danh mục cho vay của các NHTM 2 còn nhỏ hơn nhiều so với các NHTM nhóm 1. Thứ hai, về tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trên danh mục cho vay. Tỷ lệ này cho biết về mức dự phòng rủi ro đã đƣợc sử dụng để xử lý các khoản vay bị tổn thất trong kì. Vì mức chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của danh mục cho vay càng cao thể hiện mức độ tổn thất trên danh mục cho vay đó càng lớn, do đó đây 105 cũng là tiêu chí có thể sử dụng để đánh giá chất lƣợng danh mục cho vay của ngân hàng. Xét trong các NHTM nhóm 1, tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng có xu hƣớng gia tăng khá mạnh trong giai đoạn 2017 – 2019 tại các ngân hàng: Vietinbank, BIDV, VP Bank, MB và Maritime bank. Ngƣợc lại, xu hƣớng giảm trong chi phí này xuất hiện tại các ngân hàng: Vietcombank, ACB, Techcombank và VIB. Nhƣ vậy một cách khái quát, chất lƣợng của danh mục cho vay của các NHTM nhóm 1 duy trì cả hai xu hƣớng trong giai đoạn 2017- 2019 và nhìn chung trong tổng thể của cả nhóm là không cao. Xét tại các NHTM nhóm 2, có 04 ngân hàng trên tổng số 07 ngân hàng thuộc mẫu quan sát ghi nhận xu hƣớng giảm đi trong tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng. Ngƣợc lại, có 03 ngân hàng thuộc nhóm này có tỷ lệ tổn thất trên danh mục cho vay tăng lên là HDBank, Sacombank và NCB. Nhìn chung có thể thấy, mức độ tổn thất tín dụng trên danh mục cho vay của các NHTM nhóm 2 cũng có xu hƣớng đƣợc cải thiện trong giai đoạn này. 3.2.3.Về mức độ tập trung tín dụng trên danh mục cho vay 3.2.3.1. Mức độ tập trung tín dụng theo ngành nghề Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác Sản xuất và gia công chế biến Hoạt động làm thuê các công việc trong hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình Thƣơng mại Kinh doanh bất động sản Hoạt động cá nhân Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 80.00% 90.00% 106 Biểu đồ 3.3: Tỷ trọng cho vay ngành nghề có dƣ nợ lớn nhất17tại các NHTM vào 31/12/2019 Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất sau kiểm toán của các NHTM năm 2019 Trên mẫu các NHTM đƣợc nghiên cứu, tại thời điểm 31/12/2019, nhóm ngành nghề cho vay hoạt động cá nhân và phục vụ các nhu cầu của hộ gia đình có xu hƣớng chiếm ƣu thế trong các ngành nghề cho vay có dƣ nợ lớn nhất tại NHTM. Về mặt tỷ trọng trên tổng dƣ nợ của ngân hàng, các NHTM có mức tập trung tín dụng trong cho vay theo ngành ở mức cao (mức >40% dƣ nợ cho vay) nhƣ: VP Bank, VIB, AB Bank và PVcomBank. Đây là các NHTM đang tiềm ẩn rủi ro tập trung danh mục cho vay xét theo ngành nghề kinh doanh của khách hàng. 3.2.3.2. Mức độ tập trung tín dụng theo đối tượng khách hàng Hộ kinh doanh, Doanh nghiệp tƣ nhân, Cá nhân Công ty cổ phần ngoài Nhà nƣớc Tổ chức kinh tế Biểu đồ 3.4: Tỷ trọng cho vay nhóm đối tƣợng khách hàng có dƣ nợ lớn nhất18tại các NHTM vào 31/12/2019 17 Tác giả tính toán theo số liệu trên báo cáo tài chính của NHTM, theo công thức: Tỷ trọng dƣ nợ ngành có dƣ nợ cho vay lớn nhất = 18 Tác giả tính toán theo số liệu trên báo cáo tài chính của NHTM, theo công thức: 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 80.00% 90.00% 107 Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất sau kiểm toán của các NHTM năm 2019 Trên mẫu các NHTM đƣợc nghiên cứu, tại thời điểm 31/12/2019, nhóm đối tƣợng khách hàng có mức dƣ nợ lớn nhất phần lớn là nhóm Hộ kinh doanh, Doanh nghiệp tƣ nhân, Cá nhân. Về tỷ trọng dƣ nợ của đối tƣợng khách hàng có dƣ nợ cho vay lớn nhất trong tổng dƣ nợ cho vay của ngân hàng, đa số các NHTM đƣợc nghiên cứu đều duy trì mức tỷ trọng tƣơng đối cao. Mức tỷ trọng này lớn nhất đƣợc nhận thấy tại VIB với 81,29% dƣ nợ cho vay nhóm khách hàng cá nhân. Các NHTM khác có mức tập trung dƣ nợ cao (mức >40% dƣ nợ cho vay của ngân hàng) nhƣ: (i) nhóm 1 bao gồm Vietcombank, VP bank, MB, ACB, Techcombank, Maritimebank; (ii) nhóm 2 bao gồm HDBank, PG Bank, Sacombank, PVcomBank. Vì vậy có thể nói, mức độ tập trung danh mục cho vay theo đối tƣợng khách hàng ở cả 2 nhóm NHTM nghiên cứu đều ở mức khá cao. 3.3. Thực trạng quản lý rủi ro danh mục cho vay tại các NHTM Việt Nam 3.3.1. Về cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro danh mục cho vay (i) Về phương pháp xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro danh mục cho vay Cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro danh mục cho vay nằm trong mô hình tổ chức quản lý rủi ro tín dụng nói chung của NHTM. Theo lý thuyết, có hai dạng mô hình quản lý rủi ro tín dụng có thể thực hiện tại NHTM là mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung và mô hình quản lý rủi ro tín dụng phân tán. Theo kết quả khảo sát thực tế trên mẫu nghiên cứu gồm 16 NHTM, phƣơng pháp xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro danh mục cho vay nói riêng và quản lý rủi ro tín dụng nói chung đƣợc thực hiện tại hai nhóm NHTM nhƣ sau: Tỷ trọng dƣ nợ cho vay đối tƣợng khách hàng có dƣ nợ lớn nhất = 108 Biểu đồ 3.5: Mức độ sử dụng hai phƣơng pháp xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro danh mục cho vay tại các NHTM Nguồn: Khảo sát của tác giả Kết quả trên cho thấy, 100% các NHTM của cả hai nhóm đều thực hiện quản lý rủi ro danh mục cho vay theo phƣơng pháp tập trung về tất cả các nội dung bao gồm nhận diện rủi ro, đo lƣờng rủi ro, kiểm soát và báo cáo về rủi ro. Nguyên nhân đƣợc đƣa ra là bởi tính ƣu việt của phƣơng pháp này nhƣ đã nêu tại lý thuyết và hơn nữa, đây là phƣơng pháp tiếp cận đƣợc các chuẩn mực quốc tế (ví dụ nhƣ chuẩn mực Basel II) về quản lý rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó, có 1 NHTM trong nhóm 1 (chiếm tỷ lệ 11%) có sử dụng kết hợp cả phƣơng pháp quản lý rủi ro danh mục phân tán tại từng chi nhánh ngân hàng. Nguyên nhân của việc sử dụng đồng thời cả hai phƣơng pháp này là do đối với những NHTM có quy mô danh mục cho vay lớn, số lƣợng khoản vay nhiều và có nhiều chi nhánh hoạt động, việc từng chi nhánh quản lý rủi ro trên danh mục cho vay của mình và đồng thời cấp hội sở chính quản lý rủi ro danh mục cho vay trên phạm vi toàn hàng sẽ giúp nhận diện kịp thời hơn các rủi ro phát sinh, từ đó có biện pháp ứng xử với các khoản vay có rủi ro trong danh mục một cách chính xác và nhanh chóng hơn. (ii) Về vai trò của bộ phận kiểm soát nội bộ trong cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro danh mục cho vay Thực tế tại tất cả các NHTM thuộc mẫu nghiên cứu cho thấy, tất cả các NHTM đều có các quy định rõ ràng tại các văn bản nội bộ về chức năng, nhiệm vụ, 0% 20% 40% 60% 80% 100% Nhóm 1 Nhóm 2 Mô hình phân tán Mô hình tập trung 109 quyền hạn của bộ phận kiểm soát nội bộ trong quy trình quản lý rủi ro tín dụng, trong đó có hoạt động quản lý rủi ro danh mục cho vay tại ngân hàng theo đúng nguyên tắc về quản lý rủi ro tín dụng mà lý thuyết tại chƣơng 2 của luận án đã chỉ ra. Cụ thể, vai trò này tại quy định nội bộ của NHTM bao gồm:  Kiểm tra, đánh giá về tính tuân thủ theo các quy định về chính sách cho vay của ngân hàng  Kiểm toán các hoạt động quản lý rủi ro tín dụng đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật và quy định nội bộ của ngân hàng  Đánh giá độc lập về tính đầy đủ, hợp lý, hiệu quả công tác quản lý rủi ro tín dụng tại các bộ phận nghiệp vụ liên quan đến công tác quản lý rủi ro tín dụng  Chủ động nhận dạng các rủi ro tín dụng trọng yếu trong quá trình kiểm toán độc lập, đề xuất các biện pháp ứng xử tín dụng phù hợp để ngăn ngừa, giảm thiểu rủi ro trong công tác quản lý rủi ro tín dụng.  Đánh giá trách nhiệm của các cá nhân, tập thể gây ra nợ xấu cho ngân hàng Tuy nhiên trên thực tế, mức độ hiệu quả của bộ phận kiểm soát nội bộ với vai trò nhƣ chốt chặn rủi ro thứ ba trong mô hình kiểm soát “ba lớp phòng vệ” lại có sự khác nhau giữa các NHTM. Kết quả phỏng vấn chuyên gia đƣợc đƣa ra nhƣ biểu đồ dƣới đây: Biểu đồ 3.6: Đánh giá về vai trò của bộ phận kiểm soát nội bộ của NHTM trong quản lý rủi ro danh mục cho vay trên thực tế Nguồn: Khảo sát của tác giả 3.8 3.1 Nhóm 1 Nhóm 2 110 Theo đánh giá của các chuyên gia tham gia khảo sát, nhìn chung hiệu quả của công tác kiểm soát nội bộ ở mức tích cực tại tất cả các NHTM thuộc hai nhóm nghiên cứu với mức điểm đánh giá đều lớn hơn 3, trong đó mức độ hiệu quả của kiểm soát nội bộ đƣợc đánh giá cao hơn tại các NHTM nhóm 1 so với các NHTM nhóm 2. Nhƣ vậy trên thực tế, tuy vai trò của bộ phận kiểm soát nội bộ trong quản lý rủi ro danh mục cho vay đã phát huy khá tốt theo đánh giá chủ quan từ phía NHTM, hiệu quả của bộ phận này vẫn chƣa đạt tối ƣu về mặt lý thuyết, đặc biệt tại các NHTM nhóm 2. (iii) Về quy trình báo cáo giữa các bộ phận trong cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro danh mục cho vay Thứ nhất, với báo cáo về rủi ro tín dụng gửi NHNN, các NHTM đều thực hiện chế độ báo cáo do NHNN quy định về từng mảng nội dung và hoạt động. Các báo cáo này đều do bộ phận chuyên trách về quản lý rủi ro tại ngân hàng trình Ban điều hành phê duyệt trƣớc khi gửi đi. Thứ hai, với các báo cáo nội bộ về rủi ro tín dụng trong đó có rủi ro tín dụng trên danh mục cho vay, các báo cáo này đều đƣợc thực hiện tại các NHTM theo định kì hàng quý hoặc đột xuất với quy trình chung nhƣ sau: Sơ đồ 3.1: Quy trình báo cáo nội bộ về quản lý rủi ro danh mục cho vay tại các NHTM Nguồn: Văn bản nội bộ quy định về quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM thuộc mẫu nghiên cứu. Khối Quản lý rủi ro tín dụng Báo cáo tình hình thực hiện về: - Các nội dung quản lý rủi ro tín dụng - Kết quả giám sát các chỉ tiêu theo hạn mức, chính sách đã ban hành Giám đốc Khối quản lý rủi ro Ban điều hành Uỷ ban Quản lý rủi ro Báo cáo Báo cáo Báo cáo 111 Việc thực hiện và đƣa ra báo cáo về kết quả thực hiện các nội dung quản lý rủi ro danh mục cho vay trên phạm vi toàn hàng đƣợc thực hiện tại Khối quản lý rủi ro tín dụng. Sau đó báo cáo đƣợc trình lên Giám đốc khối quản lý rủi ro phê duyệt trƣớc khi báo cáo tới ban lãnh đạo cấp cao của ngân hàng bao gồm Ban điều hành và Uỷ ban quản lý rủi ro. Các thông tin, dữ liệu phục vụ cho báo cáo này đƣợc chiết xuất từ hệ thống dữ liệu tập trung đã đƣợc xây dựng. Bên cạnh đó, tại một số các NHTM thuộc nhóm 1, Phòng quản lý rủi ro thuộc các khối kinh doanh (nhƣ Khối Khách hàng doanh nghiệp, Khối bán lẻ) cũng thực hiện việc báo cáo về quản lý rủi ro tín dụng nhƣng chỉ trên phạm vi danh mục cho vay của phân khúc khách hàng mà khối mình phụ trách và trình lên Giám đốc khối. Sau đó các thông tin này tiếp tục đƣợc báo cáo chéo tới Khối quản lý rủi ro trƣớc khi trình tới ban lãnh đạo cấp cao của ngân hàng. Có thể nói với cơ chế báo cáo này, việc giám sát, theo dõi và báo cáo về rủi ro tín dụng trên danh mục cho vay đƣợc thực hiện chặt chẽ, kĩ lƣỡng hơn. 3.3.2. Về nhận diện rủi ro danh mục cho vay  Về các thông tin sử dụng để nhận diện rủi ro danh mục cho vay Nhƣ nội dung lý thuyết đã trình bày tại chƣơng 2, có hai cơ sở để NHTM nhận diện đƣợc rủi ro tín dụng trên danh mục cho vay bao gồm: (i) các dấu hiệu từ nền kinh tế vĩ mô và ngành ngân hàng, và (ii) các dấu hiệu từ nội tại danh mục cho vay của ngân hàng. Theo khảo sát của tác giả, tất cả các NHTM thuộc mẫu nghiên cứu đều dựa trên thông tin thuộc hai nhóm trên để nhận diện rủi ro tín dụng theo các cơ sở cụ thể nhƣ sau: (i) Với nhóm các dấu hiệu từ nền kinh tế vĩ mô và ngành ngân hàng Các NHTM đều tự xây dựng các mô hình cảnh báo, bộ chỉ tiêu về các yếu tố vĩ mô và yếu tố ngành, làm cơ sở để so sánh và đối chiếu với tình hình thực tế. Bên cạnh đó, tại một số các NHTM có quy mô lớn còn đƣa ra các cáo thống kê tình hình các ngành kinh tế theo các giai đoạn (tháng, quý, năm) dựa theo hệ thống phân loại ngành nghề kinh doanh của khách hàng vay tại ngân hàng. Các báo cáo này là cơ sở để ngân hàng có thể nhận diện sớm các rủi ro tín dụng có thể phát sinh từ những khoản vay tại các ngành kinh tế đang có biến động, bất ổn, suy thoái. 112 (ii)Với nhóm các dấu hiệu từ nội tại danh mục cho vay của ngân hàng Để nhận diện rủi ro tín dụng phát sinh từ nội tại danh mục cho vay, Khối quản lý rủi ro tại các NHTM sử dụng phƣơng pháp chuyên gia để chủ động đƣa ra các dấu hiệu suy giảm về chất lƣợng tín dụng trên các khoản vay trong quá trình tác nghiệp hoặc xử lý, tiếp nhận các thông tin cảnh báo do các đơn vị, bộ phận khác trong NHTM báo cáo tới. Các công cụ thƣờng đƣợc NHTM sử dụng trong phƣơng pháp nhận diện rủi ro tín dụng này bao gồm xếp hạng tín dụng và bộ chỉ tiêu hạn mức tín dụng theo hai hình thức: Kiểm soát các ngƣỡng cảnh báo và Mức chấp nhận tối đa/tối thiểu.  Về các phương pháp sử dụng để nhận diện rủi ro danh mục cho vay (i) Phương pháp cảnh báo sớm rủi ro (EWS) Trên thực tế, khi sử dụng kết hợp các nhóm dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng từ các thông tin, dữ liệu cả bên trong và bên ngoài NHTM, các ngân hàng đã xây dựng nên hệ thống cảnh báo sớm để nhận diện sớm rủi ro tín dụng. Kết quả khảo sát từ mẫu nghiên cứu về cảnh báo sớm rủi ro tín dụng trên danh mục cho vay nhƣ sau: Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ các NHTM đã xây dựng hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng Nguồn: Khảo sát của tác giả Theo kết quả từ biểu đồ trên, 100% các NHTM nhóm 1 đã xây dựng đƣợc hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng trên danh mục cho vay, điều này trƣớc hết để đáp ứng yêu cầu quản trị rủi ro theo chuẩn mực Basel II và hơn nữa là để đáp ứng nhu cầu về công cụ nhận diện rủi ro tín dụng sớm tại các NHTM. Tại nhóm 2, mới chỉ 70% các NHTM đã xây dựng đƣợc hệ thống này. Tuy vậy về mặt pháp lý, theo Điều 31, 37 của Thông tƣ 13/2018/TT-NHNN quy định về theo 100% 70% Nhóm 1 Nhóm 2 113 dõi và kiểm soát rủi ro tín dụng thì việc xây dựng hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng là yêu cầu tối thiểu để các NHTM có thể quản lý đƣợc rủi ro tín dụng. Nhƣ vậy các NHTM nhóm 2 cần có lộ trình thực hiện sớm các quy định này. Bộ phận thực hiện Trình tự thực hiện - Hệ thống EWS tự động chiết xuất -Phòng Khách hàng/Quản lý rủi ro thực hiện cảnh báo sớm đột xuất - Phòng nghiệp vụ ở chi nhánh - Hệ thống EWS -Phòng Khách hàng/Quản lý rủi ro Danh sách khách hàng cần điều tra Trả lời câu hỏi điều tra Kiểm soát câu trả lời Phân loại mức độ cảnh báo của khách hàng Đỏ Vàng Xanh Điều chỉnh cảnh báo do lỗi tác nghiệp (nếu có) Kiểm soát Phân loại mức độ cảnh báo cuối cùng của khách hàng Đỏ Vàng Xanh 114 - Hệ thống EWS - Chi nhánh -Phòng Khách hàng/Quản lý rủi ro thực hiện với các khách hàng thuộc diện kiểm soát đặc biệt - Chi nhánh/Các đơn vị liên quan hỗ trợ chi nhánh thực hiện biện pháp ứng xử -Phòng Khách hàng/Quản lý rủi ro Sơ đồ 3.2: Quy trình thực hiện cảnh báo sớm rủi ro tín dụng tiêu biểu tại các NHTM Việt Nam Nguồn: Phòng quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM thuộc mẫu nghiên cứu Trên đây là quy trình cảnh báo sớm rủi ro tín dụng của đại diện một NHTM thuộc nhóm 1. Quy trình này đƣợc áp dụng với các khách hàng đƣợc nhận diện trên hệ thống EWS của ngân hàng. Quy trình cảnh báo sớm rủi ro tín dụng bao gồm: Quy trình cảnh báo sớm thông thƣờng và Quy trình cảnh báo sớm đột xuất, trong đó:  Quy trình cảnh báo sớm thông thƣờng: là quy trình áp dụng với các khách hàng nhận diện định kì hàng tháng bởi hệ thống EWS.  Quy trình cảnh báo sớm đột xuất: là quy trình áp dụng đối với các khách hàng thuộc diện cảnh báo rủi ro đột xuất do có dấu hiệu rủi ro tín dụng liên quan đến khách hàng trong quá trình giám sát sau tín dụng. Thực hiện và hoàn thành biện pháp ứng xử Kiểm soát Phê duyệt Báo cáo đánh giá công tác cảnh báo sớm khách hàng, tình hình thực hiện biện pháp ứng xử 115 Dựa trên nền tảng công nghệ khá hiện đại, hệ thống EWS này đƣợc NHTM xây dựng dựa trên hai lớp màng lọc thông tin. Màng lọc thứ nhất dựa trên hệ thống Kho dữ liệu doanh nghiệp, Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và Hệ thống quản lý rủi ro tín dụng. Kết quả của màng lọc này cho ra danh mục các khoản cho vay cần điều tra. Sau đó, màng lọc thứ hai dựa trên kết quả điều tra thông tin vi mô về hoạt động kinh doanh của khách hàng và các thông tin từ môi trƣờng vĩ mô để đƣa ra ba mức độ cảnh báo: Đỏ, Vàng, Xanh tƣơng ứng với ba mức độ rủi ro: Rủi ro cao, Rủi ro, Khó khăn tạm thời. (ii) Các phương pháp đánh giá chất lượng danh mục cho vay trong quá khứ Biểu đồ 3.8: Tỷ lệ các NHTM sử dụng các phƣơng pháp đánh giá chất lƣợng danh mục cho vay trong quá khứ Nguồn: Khảo sát của tác giả Kết quả khảo sát đƣa ra ở biểu đồ trên cho thấy, phần lớn các NHTM ở cả hai nhóm đều đã sử dụng các phƣơng pháp để phân tích sự thay đổi trong chất lƣợng danh mục cho vay trong quá khứ và từ đó nhận diện rủi ro phát sinh từ danh mục cho vay ở thời điểm hiện tại. Trong các phƣơng pháp đƣợc sử dụng, phân tích xu hƣớng (Trend report) là nhóm phƣơng pháp đƣợc sử dụng phổ biến nhất tại các NHTM đƣợc nghiên cứu bởi tính dễ thực hiện hơn. Đối với các phƣơng pháp yêu cầu trình độ công nghệ phần mềm sử dụng trong phân tích, trình độ nhân lực thực hiện phân tích cao hơn và phức tạp hơn nhƣ phân tích dịch chuyển (Migration analysis) và phân tích Vintage (Vintage analysis) thì chỉ mới đƣợc sử dụng tại 4 NHTM nhóm 1 và chƣa có NHTM nào ở nhóm 2 thực hiện đƣợc. Tại 4 NHTM này, việc sử dụng kết hợp các phƣơng pháp để phân tích, đánh giá về 100% 71% Nhóm 1 Nhóm 2 116 chất lƣợng danh mục cho vay hiện có đƣợc thực hiện theo từng tiểu danh mục theo phân khúc sản phẩm hoặc phân khúc địa lý. 3.3.3. Về đo lường rủi ro danh mục cho vay 3.3.3.1. Về phương pháp luận trong đo lường rủi ro Nhƣ cơ sở lý luận về đo lƣờng rủi ro danh mục cho vay đã đƣợc phân tích tại chƣơng 2 của luận án, các phƣơng pháp để đo lƣờng rủi ro tín dụng trên danh mục cho vay phổ biến hiện nay bao gồm: phƣơng pháp chỉ số rủi ro, phƣơng pháp tiêu chuẩn, phƣơng pháp dựa theo xếp hạng nội bộ cơ bản, phƣơng pháp dựa theo xếp hạng nội bộ nâng cao, các phƣơng pháp dự báo chất lƣợng danh mục cho vay ở tƣơng lai (Credit Metrics, KMV, CreditRisk+, Credit Portfolio View). Kết quả khảo sát cho thấy, mức độ sử dụng các phƣơng pháp lƣợng hoá trên của các NHTM thuộc mẫu khảo sát nhƣ sau19: Biểu đồ 3.9: Mức độ sử dụng các phƣơng pháp đo lƣờng rủi ro danh mục cho vay tại các NHTM Nguồn: Khảo sát của tác giả Thứ nhất, về phƣơng pháp đo lƣờng rủi ro tín dụng đƣợc sử dụng, số liệu trên cho thấy tất cả các NHTM hiện đều sử dụng phƣơng pháp chỉ số rủi ro (KRI) để đánh giá mức độ rủi ro tín dụng trên danh mục cho vay. Việc sử dụng phổ biến 19 Một ngân hàng có thể sử dụng đồng thời nhiều phƣơng pháp trong đo lƣờng rủi ro tín dụng 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% Phƣơng pháp chỉ số Phƣơng pháp SA Phƣơng pháp FIRB Phƣơng pháp AIRB Các phƣơng pháp khác Phƣơng pháp chỉ số Phƣơng pháp SA Phƣơng pháp FIRB Phƣơng pháp AIRB Các phƣơng pháp khác Tỷ lệ NHTM sử dụng 100% 81% 18.75% 0% 25% 117 phƣơng pháp KRI trong phân tích về rủi ro tín dụng trên thực tế đƣợc cho là xuất phát từ tính đơn giản trong tính toán bởi phƣơng pháp này không yêu cầu các phần mềm thống kê phức tạp cũng nhƣ tính trực quan cao trong phân tích. Tuy vậy, hạn chế của phƣơng pháp này khi sử dụng là chƣa đánh giá đƣợc bao quát và chính xác về mức độ rủi ro trong tƣơng lai của NHTM. Ngoài ra, 81% các NHTM trong số này thuộc cả hai nhóm 1 và 2 của mẫu khảo sát đã áp dụng phƣơng pháp tiêu chuẩn (SA) của Basel II để đo lƣờng các cấu phần của rủi ro tín dụng theo cơ sở pháp lý là Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN và Thông tƣ 41/2016/TT-NHNN. Việc áp dụng này đã bƣớc đầu tiệm cận các chuẩn mực về quản lý rủi ro tín dụng theo Basel 2 tuy nhiên vẫn có hạn chế về tính chính xác do mức độ rủi ro tín dụng đƣợc tính toán ra chƣa sát đúng với thực tế hoạt động của từng NHTM mà là các mức ngƣỡng và khung rủi ro đƣợc quy định sẵn đồng nhất cho tất cả các NHTM. Với tính chính xác trong đo lƣờng đƣợc nâng cao hơn, có 18,75% các NHTM đã áp dụng phƣơng pháp đo lƣờng dựa theo xếp hạng nội bộ cơ bản (FIRB) ở mức độ đã hoàn thành việc xây dựng mô hình nội bộ để tính toán cấu phần PD của rủi ro tín dụng, nhƣng mới thực hiện trên danh mục các khoản vay bán lẻ. Tuy nhiên, do chƣa có văn bản hƣớng dẫn của NHNN về việc triển khai phƣơng pháp IRB tại NHTM nên việc tính toán này còn gặp nhiều khó khăn, vì thế cấp độ nâng cao (AIRB) vẫn chƣa đƣợc triển khai tới và việc áp dụng phƣơng pháp IRB này chƣa đƣợc NHTM sử dụng để làm cơ sở tính toán vốn kinh tế. Với các phƣơng pháp khác

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_quan_ly_rui_ro_danh_muc_cho_vay_tai_cac_ngan_hang_th.pdf
Tài liệu liên quan