LỜI CAM ĐOAN. i
LỜI CẢM ƠN.ii
MỤC LỤC.iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .iv
DANH MỤC CÁC BẢNG . v
DANH MỤC CÁC HÌNH .vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .
MỞ ĐẦU . 1
1. Lí do chọn đề tài. 1
2. Mục đích nghiên cứu. 4
3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu . 4
4. Giả thuyết khoa học . 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu . 4
6. Phạm vi nghiên cứu. 5
7. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu . 5
8. Luận điểm bảo vệ . 7
9. Những đóng góp mới của luận án . 7
10. Bố cục của luận án . 8
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA
TRưỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG BỐI CẢNH ĐỔI
MỚI GIÁO DỤC. 9
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề . 9
1.1.1. Những nghiên cứu quản lý tài chính trong giáo dục, đào tạo. 9
1.1.2. Những nghiên cứu về phân cấp quản lý tài chính trong trường học. 14
1.1.3. Đánh giá về tổng quan nghiên cứu vấn đề. 19
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài. 21
200 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 417 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý tài chính của trường trung học phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ầu tƣ cho GD&ĐT là đầu tƣ phát
triển. Các chính sách đƣợc ban hành trong các Luật đã thể hiện vai trò chủ
80
đạo của NSNN trong đầu tƣ phát triển sự nghiệp GD&ĐT, đồng thời khuyến
khích việc huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia đầu tƣ phát triển các loại
hình trƣờng và các hình thức GD&ĐT; khuyến khích và tạo điều kiện thuận
lợi để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển GD&ĐT. Nhà nƣớc ƣu tiên đầu tƣ
cho GD&ĐT; khuyến khích và bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của tổ
chức, cá nhân đầu tƣ cho GD&ĐT tại Việt Nam.
Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ về Quy
định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ
máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị định
16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ Quy định cơ chế tự chủ của
đơn vị sự nghiệp công lập đã ban hành nhiều cơ chế mở cho phép các đơn vị
sự nghiệp công lập có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc tổ chức
công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để
hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao; phát huy mọi khả năng của đơn vị để cung
cấp dịch vụ với chất lƣợng cao cho xã hội; tăng nguồn thu nhằm từng bƣớc
giải quyết thu nhập cho ngƣời lao động; thực hiện chủ trƣơng xã hội hoá trong
việc cung cấp dịch vụ cho xã hội, huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội
để phát triển các hoạt động sự nghiệp, từng bƣớc giảm dần bao cấp từ NSNN.
2.3.2. Cơ chế phân bổ ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học phổ thông
Dựa trên định mức phân bổ ngân sách của trung ƣơng cho địa phƣơng
cho lĩnh vực giáo dục đào tạo, Hội đồng Nhân dân tỉnh quyết định phân bổ
NSNN cho GD&ĐT ở từng địa phƣơng cho từng giai đoạn ổn định ngân sách.
Căn cứ vào Nghị quyết của HĐND tỉnh, UBND tỉnh ban hành Quyết định về
định mức phân bổ dự toán chi thƣờng xuyên và chi đầu tƣ cho giai đoạn đó.
Trong đó chỉ rõ các tiêu chí, phƣơng pháp và định mức phân bổ NSNN cho
các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực GD&ĐT và các cấp ngân sách. Các Sở,
ngành cấp tỉnh và cấp huyện, xã xây dựng dự toán chi ngân sách của Sở
ngành và cấp mình.
81
Định mức phân bổ NSNN cho GD&ĐT ở các địa phƣơng khác nhau,
đồng thời cũng khác biệt rất lớn giữa chi thƣờng xuyên và chi đầu tƣ. Ở mỗi
địa phƣơng, định mức này cũng khác nhau trong từng giai đoạn và từng cấp
ngân sách.
2.3.2.1. Cơ chế phân bổ chi thường xuyên
a. Tiêu chí phân bổ:
Tiêu chí đƣợc sử dụng để phân bổ ngân sách cho GD&ĐT của địa
phƣơng là dân số trong độ tuổi đi học. Các tiêu chí thƣờng đƣợc sử dụng là
học sinh; biên chế giáo viên; dân số trong độ tuổi đi học; trong đó, phổ biến
nhất là tiêu chí biên chế giáo viên. Để đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế
xã hội các vùng miền, ngoài các tiêu chí này, một số địa phƣơng sử dụng tiêu
chí bổ sung nhƣ địa bàn và có hệ số ƣu tiên đối với các địa bàn khó khăn hơn.
Một số địa phƣơng còn kết hợp nhiều tiêu chí khi phân bổ nhƣ kết hợp phân
bổ một mức cố định theo đầu trƣờng, đầu lớp hoặc đầu học sinh từng cấp học
để đảm bảo mức chi cho các hoạt động tối thiểu của trƣờng. Sau đó dựa vào
tiêu chí và định mức phân bổ đã quy định để xác định ngân sách cho từng
trƣờng theo tiêu chí đó.
Các địa phƣơng thực hiện theo tiêu chí Biên chế giáo viên là chủ
yếu vì:
- Đây là tiêu chí dễ xác định nhất, do các trƣờng đƣợc giao biên chế
giáo viên rất cụ thể, dễ dàng nắm đƣợc số liệu chính xác để làm căn cứ
phân bổ.
- Phân bổ theo biên chế giáo viên đƣợc cho là phù hợp hơn so với tiêu
chí là số học sinh hoặc dân số trong độ tuổi đi học. Do đặc thù của ngành giáo
dục, có những địa phƣơng ít học sinh nhƣng vẫn phải bố trí giáo viên, cơ sở
vật chất đủ. Nếu phân bổ theo số học sinh thì không đủ ngân sách đáp ứng
nhiệm vụ của ngành giáo dục, sẽ thiệt thòi cho các địa phƣơng có dân số ít và
số học sinh đi học ít. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều địa phƣơng sử dụng kết
hợp nhiều tiêu chí khi phân bổ, trong đó có số học sinh.
82
Bảng 2.2. Tiêu chí phân bổ dự toán chi thƣờng xuyên cho bậc mầm non
và phổ thông tại một số địa phƣơng
Địa phƣơng
Mầm non, Tiểu học,
THCS
THPT
Hà Nội Đầu học sinh Đầu học sinh
Thái Bình
Biên chế,
Đầu trƣờng,
Đầu học sinh
Biên chế,
Đầu trƣờng,
Đầu học sinh
Hòa Bình Biên chế Biên chế
Tuyên Quang Biên chế Biên chế
Lào Cai Biên chế Biên chế
Huế Quỹ lƣơng + Số lớp học
Hỗ trợ theo mức độ tự chủ tài
chính
Đắc Lắc Dân số trong độ tuổi đi học Số học sinh
Kiên Giang Biên chế Biên chế
Nguồn:
Quyết định 3721/2016/QĐ-UBND tỉnh Thái Bình, 15/12/2016 về việc
ban hành định mức phân bổ dự toán chi thƣờng xuyên NSNN năm 2017 các
cấp ngân sách của chính quyền địa phƣơng.
Nghị quyết số 26/2016/NQ-HĐND tỉnh Hòa Bình, 5/12/2016 ban hành
quy định nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thƣờng xuyên
ngân sách địa phƣơng thời kỳ ổn định NSĐP giai đoạn 2017-2010.
Nghị quyết số 06/2016/NQ-HĐND tỉnh Tuyên Quang, 6/12/2016 quy
định định mức phân bổ dự toán chi thƣờng xuyên ngân sách địa phƣơng năm
2017 và áp dụng cho thời kỳ ổn định NSĐP giai đoạn 2017-2010.
Nghị quyết số 10/2016/NQ-HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế, 8/12/2016 về
định mức phân bổ dự toán chi thƣờng xuyên ngân sách địa phƣơng năm 2017.
83
Nghị quyết số 09/2016/NQ-HĐND tỉnh Đắc Lắc, 14/12/2016 ban hành
định mức phân bổ dự toán chi thƣờng xuyên ngân sách địa phƣơng năm 2017.
Nghị quyết số 52/2016/NQ-HĐND tỉnh Kiên Giang, 13/12/2016 ban
hành quy định về định mức phân bổ dự toán chi thƣờng xuyên ngân sách năm
2017 và giai đoạn ổn định ngân sách 2017 - 2020.
b. Định mức và phương pháp phân bổ ngân sách:
- Định mức phân bổ của mỗi địa phƣơng phụ thuộc vào định mức phân
bổ của Trung ƣơng và khả năng của ngân sách địa phƣơng. Thông thƣờng,
trên cơ sở ngân sách đƣợc Trung ƣơng phân bổ cho ngành GD&ĐT của tỉnh,
UBND tỉnh phân bổ toàn bộ cho ngành. Do đó, tổng mức phân bổ ngân sách
cho ngành GD&ĐT của các địa phƣơng ít nhất bằng mức trung ƣơng phân bổ
cho địa phƣơng. Trong trƣờng hợp ngân sách địa phƣơng có nguồn tăng thu
sẽ phân bổ thêm, dựa trên các tiêu chí phân bổ, các địa phƣơng tính toán định
mức phân bổ chi thƣờng xuyên cho các cơ sở giáo dục theo các cấp học.
Ngoài ra, trong một địa phƣơng, định mức phân bổ ngân sách cho GD&ĐT
còn đƣợc tính đến điều kiện kinh tế xã hội của các vùng/khu vực khác nhau để
có hệ số hoặc mức phân bổ riêng.
- Định mức phân bổ dự toán chi thƣờng xuyên cho GD&ĐT giai
đoạn đƣợc tính toán trên cơ sở đảm bảo chi lƣơng, phụ cấp, các khoản có
tính chất lƣơng (BHXH, BHYT, KPCĐ) và chi ngoài lƣơng để thực hiện
nhiệm vụ giảng dạy và học tập (trên nền lƣơng tối thiểu tại năm đầu thời kỳ
ổn định ngân sách là 730.000 đồng/tháng cho giai đoạn 2011-2016 và
1.210.000 đồng/tháng cho giai đoạn 2017-2020). Đồng thời, phải đảm bảo
cơ cấu giữa chi lƣơng và chi hoạt động cho năm đầu thời kỳ ổn định ngân
sách là 80:20 (cho giai đoạn 2011-2016) và 82:18 (cho giai đoạn 2017-
2020). Những năm tiếp theo trong thời kỳ ổn định, nếu Nhà nƣớc tăng
lƣơng tối thiểu thì ngân sách chỉ cấp bù chênh lệch so với phần thu học phí
để đảm bảo thanh toán cá nhân (lƣơng, phụ cấp, các khoản có tính chất
lƣơng) theo chính sách.
84
Việc phân bổ dự toán chi thƣờng xuyên ở mỗi cấp ngân sách đƣợc thực
hiện theo hai cách: (1) Dựa vào định mức và tiêu chí phân bổ theo quyết định
của UBND tỉnh/huyện, Sở Tài chính /Phòng TCKH phân bổ ngân sách trực
tiếp cho các trƣờng; (2) Sở Tài chính /Phòng TCKH phân bổ ngân sách cho
Sở GD&ĐT/Phòng GD&ĐT (đơn vị dự toán cấp 1), Sở GD&ĐT/Phòng
GD&ĐT tiếp tục phân bổ ngân sách cho các trƣờng thuộc cấp mình quản lý.
2.3.2.2. Cơ chế phân bổ chi đầu tư
Nguồn vốn đầu tƣ cho GD&ĐT ở các địa phƣơng chủ yếu từ ba nguồn
chính: (1) vốn đầu tƣ từ NSNN dành cho XDCB tập trung; (2) nguồn vốn từ
Chƣơng trình mục tiêu; (3) Nguồn vốn sổ xố. Trong mỗi giai đoạn, HĐND
tỉnh ban hành Nghị quyết về Kế hoạch đầu tƣ công hàng năm dựa trên các
nguyên tắc ƣu tiên đầu tƣ, phù hợp với các mục tiêu, định hƣớng phát triển
kinh tế - xã hội 5 năm của tỉnh và theo từng ngành, từng lĩnh vực.
a. Đối với vốn đầu tư XDCB trong cân đối ngân sách:
Việc phân bổ vốn đầu tƣ cho các ngành trong tỉnh (trong đó có
GD&ĐT) và các địa phƣơng trực thuộc đƣợc căn cứ vào tiêu chí và định mức
phân bổ vốn đầu tƣ đƣợc xác định trong Nghị quyết của HĐND tỉnh về kế
hoạch phân bổ vốn đầu tƣ hàng năm.
Thực tế có 2 cách phân bổ chi đầu tƣ cho giáo dục đào tạo:
- Cách thứ nhất: căn cứ tổng vốn đầu tƣ của tỉnh, trƣớc khi phân bổ cho
các ngành, Sở KH&ĐT dành 20% tổng vốn đầu tƣ phân bổ cho lĩnh vực giáo
dục. Trong trần ngân sách đƣợc phân bổ, ngành giáo dục xây dựng và lựa
chọn danh mục ƣu tiên.
- Cách thứ hai: nguồn vốn đầu tƣ của tỉnh đƣợc phân bổ cho các nội
dung ƣu tiên theo thứ tự: thanh toán nợ đọng XDCB, bố trí các dự án chuyển
tiếp, đối ứng các dự án trung ƣơng hỗ trợ, đối ứng dự án ODA, khởi công
mới. Trong mỗi nội dung đều dành riêng cho lĩnh vực giáo dục đào tạo một
mức nhất định. Nhƣ vậy, trong trƣờng hợp nguồn vốn eo hẹp thì tỉnh vẫn ƣu
tiên khởi công mới các công trình đầu tƣ cho giáo dục.
85
Cả hai cách phân bổ nói trên, đều ƣu tiên phân bổ cho các huyện nghèo và
mô hình ƣu tiên trong lĩnh vực giáo dục cũng khác nhau giữa các địa phƣơng.
b. Đối với nguồn vốn xổ số:
Nguồn vốn sổ số của các địa phƣơng đƣợc sử dụng cho mục đích ƣu
tiên đầu tƣ cho giáo dục mầm non và y tế. Tùy từng địa phƣơng, cách phân bổ
và ƣu tiên cũng khác nhau. Có địa phƣơng dành toàn bộ nguồn thu này đầu tƣ
cho giáo dục, y tế; có nơi vừa ƣu tiên cho hai lĩnh vực trên vừa đầu tƣ cho
một số dự án quan trọng khác của địa phƣơng. Có địa phƣơng ƣu tiên đầu tƣ
theo từng giai đoạn, có nơi lựa chọn danh mục ƣu tiên hàng năm theo danh
mục công trình (cả giáo dục và y tế).
c. Đối với nguồn vốn từ NSNN:
- Nguồn vốn trái phiếu Chính phủ: đƣợc phân bổ để đầu tƣ các phòng
học cần kiên cố hóa trong danh mục đã đƣợc đề án phê duyệt, ƣu tiên cho các
địa phƣơng khó khăn, ngành học mầm non, những trƣờng chƣa đạt chuẩn
quốc gia, các đơn vị có nguồn vốn đối ứng, những đơn vị nằm trong điểm xây
dựng nông thôn mới, những đơn vị nằm trong quy hoạch mạng lƣới trƣờng
học của tỉnh đến năm 2020.
- Nguồn vốn từ các Chƣơng trình mục tiêu của Chính phủ.
2.3.2.3. Một số bất cập trong cơ chế phân bổ ngân sách cho giáo dục THPT
- Phân bổ ngân sách dựa vào tiêu chí biên chế giáo viên thực tế: Khi có
biên chế chính thức thì đƣợc bổ sung ngân sách nhƣng việc giao biên chế cho
phù hợp với số học sinh thực tế của trƣờng nhiều khi không kịp thời, vì vậy
các trƣờng phải chờ bổ sung ngân sách hàng năm nên bị động trong quá trình
hoạt động tài chính.
Mặt khác, tiền lƣơng tính theo số biên chế thực tế dẫn đến ngân sách
đƣợc phân bổ cho hoạt động thấp do định mức phân bổ chi thƣờng xuyên đảm
bảo tỷ lệ chi lƣơng và chi hoạt động 80:20 hoặc 82:18 tại thời điểm phân bổ.
86
Khi giao đủ biên chế chỉ bổ sung chi lƣơng, không bổ sung chi hoạt động, các
trƣờng không đủ kinh phí hoạt động.
- Định mức phân bổ nói trên đƣợc xác định cho năm đầu thời kỳ ổn định
trên nền lƣơng tối thiểu tại thời điểm đó và đƣợc ổn định cho cả giai đoạn.
Những năm tiếp theo nếu Nhà nƣớc tăng lƣơng tối thiểu thì ngân sách chỉ cấp bù
chênh lệch giữa phần thu học phí của trƣờng và phần tăng lƣơng, để đảm bảo chi
thanh toán cá nhân. Do đó, định mức chi cho hoạt động giảng dạy và học tập
trong các năm tiếp theo, nhất là năm cuối thời kỳ ổn định ngân sách đều giảm.
- Do kinh phí hoạt động có hạn chế, để tiết kiệm tiền vƣợt giờ, các
trƣờng chỉ phân công giáo viên thâm niên cao, dạy giỏi dạy ít lớp; các giáo
viên trẻ, dạy nhiều lớp. Nhƣ vậy, không tận dụng đƣợc nguồn nhân lực,
không có động cơ nâng cao chất lƣợng dạy học, ảnh hƣởng đến chất lƣợng
giáo dục của nhà trƣờng.
- Ngoài ra, còn một số bất cập khác nhƣ:
+ Các trƣờng dân tộc nội trú: Định biên theo vị trí việc làm không phù
hợp vì đặc thù của loại hình trƣờng này cần có Tổ quản lý học sinh và Cấp
dƣỡng, trong khi hiện tại do quy định không có vị trí việc làm.
+ Một số chính sách hỗ trợ cho học sinh chƣa phù hợp, làm xé lẻ nguồn
lực và gây khó khăn cho nhà trƣờng khi thực hiện
- Ƣu tiên phân bổ trong ngành tại một số địa phƣơng không rõ ràng,
phân bổ vốn đầu tƣ còn dàn trải, không có tính chiến lƣợc và không gắn kết
với chiến lƣợc phát triển GD&ĐT.
2.3.3. Quy mô và cơ cấu chi ngân sách cho giáo dục trung học phổ thông
Quy mô và tốc độ tăng chi NSĐP cho GDĐT đều có xu hƣớng tăng
trong giai đoạn 2013-2017.
87
Hình 2.3. Chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực GDĐT giai đoạn 2013 - 2017
(Nguồn: Báo cáo của Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ GDĐT năm 2018)
Qua bảng trên cho thấy: Giai đoạn năm 2013 - 2017, chi ngân sách nhà
nƣớc cho giáo dục luôn tăng hàng năm từ 2,35% (năm 2016) đến 31,32%
(năm 2015); năm 2017 tăng so với 2013 là 92.514 tỷ đồng (bằng 59,45%).
Theo tổng quyết toán, chi ngân sách cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo năm
2013 là 155.604 tỷ đồng, năm 2017 là 248.118 tỷ đồng.
Nhƣ vậy, cùng với tăng về quy mô trƣờng, lớp và số học sinh, NSNN
đầu tƣ cho giáo dục và đào tạo không ngừng đƣợc tăng cao hơn, mặc dù xã
hội hóa giáo dục ngày càng đƣợc đẩy mạnh, các trƣờng ngoài công lập trong
cả nƣớc phát triển rất nhanh (chiếm 6,03% các cơ sở giáo dục). Điều đó
khẳng định chủ trƣơng, chính sách của Nhà nƣớc về phát triển giáo dục hiện
nay; NSNN cấp giữ vai trò rất quan trọng trong nguồn lực tài chính của các cơ
sở giáo dục, đào tạo công lập.
88
Hình 2.4. Phân bổ chi N NN cho các bậc học mầm non và phổ thông
giai đoạn 2013-2017
(Nguồn: Báo cáo của Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ GDĐT năm 2018)
Từ bảng trên cho thấy: Tỷ lệ chi ngân sách bình quân các năm giai
đoạn 2013-2017 đƣợc tập trung cao nhất cho bậc Tiểu học (chiếm 32,7%) và
THCS (25,3%), sau đó là bậc Mầm non (19%), thấp nhất là THPT (12%).
Điều đó thể hiện mục tiêu đầu tƣ ngân sách để thực hiện phổ cập Tiểu
học và THCS trong toàn quốc đƣợc Đảng, nhà nƣớc chú trọng, đảm bảo trẻ
em ai cũng đƣợc học hành; bậc học Mầm non và THPT cần đƣợc thực hiện xã
hội hóa cao hơn. Nhƣ vậy, với các trƣờng trung học phổ thông cần tăng cƣờng
giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm để cải thiện điều kiện, phục vụ hoạt
động giáo dục, nâng cao chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội trong
hoàn cảnh hội nhập của nƣớc ta.
Nguồn kinh phí từ NSNN cấp cần đƣợc ƣu tiên xây dựng, cải thiện
thêm phòng học, phòng thí nghiệm, hỗ trợ đầu tƣ hoạt động hƣớng nghiệp cho
các trƣờng trung học phổ thông ở các địa phƣơng.
89
Hình 2.5. Trung bình tổng chi ngân sách nhà nước cho GDĐT và xã hội
hóa giáo dục giai đoạn 2013 - 2017
(Nguồn: Báo cáo của Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ GDĐT năm 2018)
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các nguồn NSNN chi cho
giáo dục các bậc mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo
dục đại học phải đƣợc giám sát chặt chẽ, đảm bảo công khai, minh bạch.
Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tổng kinh phí NSNN chi
cho các cơ sở giáo dục, đào tạo trung bình của giai đoạn 2013 - 2017 ở các
bậc học khoảng 235.000 tỷ đồng (chiếm khoảng 20% tổng ngân sách nhà
nƣớc); xã hội hóa GDĐT đã đóng góp thêm khoảng 4.700 tỷ đồng (tƣơng
đƣơng 2% ngân sách chi cho giáo dục).
Nhƣ vậy, Công tác xã hội hóa đầu tƣ cho giáo dục đã đƣợc các địa
phƣơng quan tâm tuy mức độ còn rất khiêm tốn. Một số địa phƣơng, nhất là các
tỉnh, thành phố lớn đã ban hành nhiều chính sách ƣu đãi, ƣu tiên nhằm huy động
các nguồn lực trong xã hội để phát triển giáo dục, đào tạo nhƣ: chính sách về
thuê đất, thuế, vay vốn kích cầu, hỗ trợ lãi suất để xây dựng trƣờng học...
Các địa phƣơng trong cả nƣớc đều cố gắng phát triển các loại hình
trƣờng học ngoài công lập nhằm giảm áp lực về cơ sở trƣờng lớp cho hệ
thống trƣờng công lập, đáp ứng quy mô học sinh ngày càng tăng nhanh, khắc
phục tình trạng thiếu trƣờng lớp, đặc biệt là ở bậc mầm non và tiểu học.
Đơn vị: Tỷ đồng
90
Bảng 2.3. Cơ cấu chi NSNN cho giáo dục
STT Nội dung chi
Năm
2013 2014 2015 2016 2017
1 Tổng chi (%) 100 100 100 100 100
2 Chi xây dựng cơ bản (%) 17,7 18,0 18,1 18,3 17,9
3 Chi thƣờng xuyên (%) 82,3 82 79,9 79,7 82,1
(Nguồn: Báo cáo của Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ GDĐT năm 2018)
Từ bảng trên cho thấy, nguồn NSNN cấp cho các cơ sở giáo dục đƣợc
thực hiện chủ yếu cho hoạt động chi thƣờng xuyên, chiếm từ 79,7% đến 82%
tổng chi; chi cho xây dựng cơ bản chỉ dƣới 18,4% tổng chi.
Hiện nay, nhu cầu giáo dục, đào tạo đối với bậc học trung học phổ
thông cũng tăng nhanh, cả về số lƣợng học sinh, số môn học, nội dung học
tập, yêu cầu chất lƣợng để đảm bảo cho các em có nhiều cơ hội lựa chọn
lập nghiệp khi tốt nghiệp ra trƣờng.
Nhƣ vậy, vấn đề nâng cao chất lƣợng quản lý tài chính của các trƣờng
trung học phổ thông để đáp ứng yêu cầu cho đào tạo bậc học này đƣợc nhà
nƣớc chú trọng và cần đƣợc nghiên cứu sâu, toàn diện hơn để hoạt động quản
lý tài chính của các trƣờng đƣợc hoàn thiện hơn.
Tóm lại, định mức chi thực tế cho mỗi học sinh rất khác nhau ở các địa
phƣơng do nhiều điều kiện khác nhau nhƣ: điều kiện kinh tế xã hội, quy mô
dân số, chính sách tài chính với giáo dục, chính sách ƣu đãi vùng miền. Tuy
nhiên, có thể thấy việc phân bổ ngân sách vẫn đang chủ yếu dựa trên các yếu
tố đầu vào và hiện chƣa có cơ chế nguyên tắc chung về phân bổ NSNN cho
giáo dục ở địa phƣơng.
2.3.4.Mức chi ngân sách cho giáo dục trung học phổ thông cho một học sinh
Xét với các cấp học mầm non, tiểu học, THCS và THPT, mức chi
thực tế bình quân mỗi học sinh cũng rất khác nhau giữa các vùng, miền,
91
khu vực. Mức chi ngân sách/học sinh các cấp của các tỉnh miền núi phía
Bắc và Đông Nam Bộ cao hơn hẳn mức trung bình cả nƣớc. Các tỉnh đồng
bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên là những nơi có mức chi
bình quân/học sinh thấp hơn mức bình quân chung của cả nƣớc. Chi tiết
bảng dƣới đây:
Bảng 2.4. Chi ngân sách trung bình cho giáo dục cho một học sinh, theo
khu vực và theo cấp học giai đoạn 2011-2015
Đơn vị tính: Nghìn đồng
Mẫu
giáo
Tiểu
học
THCS THPT
Miền núi phía Bắc 8.836 10.534 11.938 10.098
Đồng bằng sông Hồng 8.396 6.581 8.966 8.079
Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung 7.913 7.436 8.745 7.302
Tây Nguyên 8.407 8.087 8.516 8.225
Đông Nam Bộ 10.939 6.586 7.478 9.652
Đồng bằng sông Cửu Long 7.084 6.695 6.769 9.848
Trung bình cả nƣớc 8.445 7.444 8.645 8.635
(Nguồn: Báo cáo của Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ GDĐT năm 2018)
Phân bổ chi ngân sách cho GD&ĐT theo các vùng kinh tế trong toàn
quốc, trung bình trong cả giai đoạn 2011-2015, mức chi ngân sách cho các
cấp học là không đồng đều, mức chi cao nhất ở tất cả các các cấp tiểu học,
THCS, THPT thuộc về Miền núi phía Bắc. Còn lại mức chi cao nhất cho mẫu
giáo thuộc về vùng Đông Nam Bộ. Mức chi thấp nhất ở cấp tiểu học và tập
trung ở các vùng Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông
Cửu Long.
Về mức chi cho một trường học theo khu vực, đối với cấp THPT, Đồng
bằng sông Hồng đầu tƣ nhiều nhất, Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có
mức chi thấp nhất. Cụ thể nhƣ bảng dƣới dây:
92
Bảng 2.5. Chi đầu tƣ trung bình cho một trƣờng theo khu vực
giai đoạn 2011-2015
Đơn vi tính: Triệu đồng
Mẫu giáo Tiểu học THCS THPT
Miền núi phía Bắc 311 247 268 1.164
Đồng bằng sông Hồng 1.079 773 787 1.850
Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung 404 297 368 1.143
Tây Nguyên 421 364 444 1.136
Đông Nam Bộ 1.051 1.542 1.986 3.251
Đồng bằng sông Cửu Long 619 436 617 2.081
Trung bình cả nƣớc 618 526 599 1.702
(Nguồn: Báo cáo của Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ GDĐT năm 2018)
Về mức chi cho một lớp học theo khu vực, đối với cấp cấp THPT, Đông
Nam Bộ đầu tƣ nhiều nhất Ngân sách địa phƣơng/1 lớp học, Duyên hải miền
Trung là vùng có mức chi thấp nhất. Cụ thể ở bảng sau:
Bảng 2.6. Suất chi đầu tƣ trung bình cho một lớp học theo khu vực
giai đoạn 2011-2015
Đơn vị tính: Triệu đồng
Mẫu giáo Tiểu học THCS THPT
Miền núi phía Bắc 27 14 30 57
Đồng bằng sông Hồng 81 42 65 64
Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung 42 18 28 40
Tây Nguyên 40 20 32 49
Đông Nam Bộ 99 66 86 107
Đồng bằng sông Cửu Long 25 35 91
Trung bình cả nƣớc 55 29 45 66
(Nguồn: Báo cáo của Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ GDĐT năm 2018)
Tóm lại, định mức chi thực tế cho mỗi học sinh, sinh viên cũng rất khác
nhau ở các địa phƣơng do nhiều điều kiện khác nhau nhƣ: điều kiện kinh tế xã
93
hội, quy mô dân số, chính sách tài chính với giáo dục, chính sách ƣu đãi vùng
miền. Tuy nhiên, có thể thấy việc phân bổ ngân sách vẫn đang chủ yếu dựa
trên các yếu tố đầu vào và hiện chƣa có cơ chế nguyên tắc chung về phân bổ
NSNN cho giáo dục ở địa phƣơng.
2.4. Thực trạng công tác quản lý tài chính tại các trƣờng trung học phổ
thông hiện nay
2.4.1. Giới thiệu tổ chức khảo sát
2.4.1.1. Mục đích khảo sát
Phân tích, đánh giá đúng về thực trạng quản lý tài chính ở các trƣờng
THPT hiện nay.
2.4.1.2. Đối tượng và phạm vi khảo sát
- Đối tƣợng khảo sát: Ban Giám hiệu, công đoàn, đoàn thanh niên, kế
toán, thủ quỹ, giáo viên.
Với đề tài nghiên cứu này, chúng tôi lựa chọn đối tƣợng khảo sát ngẫu
nhiên (xác suất), có thể đại diện cho các trƣờng, cụ thể phân bổ đối tƣợng
khảo sát nhƣ sau:
Bảng 2.7. Bảng phân bổ đối tƣợng khảo sát
TT Đối tƣợng khảo sát Số lƣợng (ngƣời)
1 Ban giám hiệu 120
2 Kế toán, thủ quỹ 80
3
Đại diện các tổ chức chính trị (công đoàn,
đoàn thanh niên)
80
4 Giáo viên 250
Cộng 530
- Phạm vi nghiên cứu:
Khảo sát, nghiên cứu ở một số trƣờng THPT thuộc các tỉnh miền núi
phía Bắc, trung du đồng bằng Bắc Bộ, các thành phố lớn, các tỉnh đồng bằng
sông Cửu Long: 40 trƣờng THPT tại thành phố Hà Nội, Hải Dƣơng, Phú Thọ,
94
Tuyên Quang, Đà Nẵng, Cần Thơ, thành phố HCM, Cà Mau, Bình Dƣơng
(chi tiết theo Phục lục đính kèm).
- Thời gian: từ năm 2013 đến 2017.
2.4.1.3. Nội dung khảo sát
- Khảo sát đánh giá thực trạng quản lý tài chính của các trƣờng, nêu bật
đƣợc những điểm mạnh, điểm yếu theo 5 nội dung: Xây dựng quy định, quy
chế; xây dựng kế hoạch tài chính gắn với kế hoạch hoạt động của nhà trƣờng;
quản lý thu - chi, báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán; kiểm tra tài chính nội
bộ, kiểm toán; thực hiện công khai, minh bạch về tài chính.
- Ảnh hƣởng của các nhân tố tác động đến quản lý tài chính trong các
trƣờng THPT.
2.4.1.4. Phương pháp khảo sát
a) Nghiên cứu lý thuyết: Phân tích, tổng hợp các văn bản quy phạm
pháp luật (Luật, Nghị quyết, Nghị định, ), các nguồn tài liệu lý luận và thực
tiễn có liên quan đến hoạt động quản lý tài chính ở trƣờng học và hoàn thiện
hoạt động quản lý tài chính ở các trƣờng THPT.
Các tài liệu đƣợc phân tích, đánh giá, nhận xét và trích dẫn phục vụ cho
việc giải quyết các nhiệm vụ của đề tài.
b) Nghiên cứu thực tiễn
Sử dụng các phƣơng pháp điều tra, phỏng vấn sâu, chuyên gia, tổng kết
kinh nghiệm, nghiên cứu sản phẩm...để đánh giá thực trạng hoạt động quản lý
tài chính ở trƣờng THPT và thực trạng hoàn thiện hoạt động quản lý tài chính
ở trƣờng THPT.
- Phƣơng pháp điều tra khảo sát:
+ Tiến hành điều tra, thống kê để nắm đƣợc số liệu về thu chi cho các
hoạt động giáo dục ở nhà trƣờng THPT.
+ Tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi để lấy ý kiến của cán bộ quản lý và
giáo viên về hoạt động quản lý tài chính trong các trƣờng THPT.
95
- Phƣơng pháp chuyên gia
Lấy ý kiến các chuyên gia để xây dựng khung lí thuyết, bộ công cụ điều
tra, cũng nhƣ các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý tài chính của
các trƣờng THPT.
- Phƣơng pháp phỏng vấn sâu
Phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản lý tại các địa bàn nghiên cứu để làm rõ
hơn những kết quả thu đƣợc qua bảng hỏi, đồng thời bổ sung thêm những
thông tin cần thiết để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
- Phƣơng pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
Nghiên cứu hồ sơ, quy chế chi tiêu, kế hoạch, sổ sách, chứng từ kế
toán để đánh giá hoạt động quản lý tài chính của trƣờng THPT trong quá
trình thực thi nhiệm vụ.
- Phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm
Phân tích hồ sơ, sổ sách tổng hợp, theo dõi tài chính để tìm hiểu
thực trạng và kinh nghiệm trong hoạt động quản lý tài chính.
- Phƣơng pháp nghiên cứu sản phẩm:
+ Nghiên cứu xây dựng kế hoạch quản lý thu chi tài chính ở trƣờng THPT
+ Nghiên cứu tổ chức thực hiện và kiểm tra kế hoạch quản lý thu chi tài
chính trong trƣờng THPT
c) Phƣơng pháp thống kê toán học
- Phân tích và xử lý số liệu: Sau khi phiếu khảo sát đƣợc kiểm tra, làm
sạch về sự đầy đủ của thông tin, sự logic trong câu trả lời, tiến hành nhập liệu
và phân tích, tính toán với phần mềm SPSS-2.0.
Biến phụ thuộc đánh giá theo thứ bậc, có giá trị đƣợc mã hóa từ biến
thứ hạng theo thang đo Likert, trong đó các giá trị từ 1 đến 5.
Dùng thang đo quãng Likert (Likert, 1932) với 5 điểm biến thiên (từ 1
đến 5) theo quy ƣớc: (1) Hoàn toàn không tốt; (2) Không tốt; (3) Bình
thƣờng; (4) Tốt; (5) Rất tốt.
96
2.4.2. Đánh g
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_quan_ly_tai_chinh_cua_truong_trung_hoc_pho_thong_tro.pdf