Luận án Quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với người Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT . i

DANH MỤC BIỂU.ii

DANH MỤC BẢNG.iii

DANH MỤC HÌNH .iv

PHẦN MỞ ĐẦU . 1

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.1

2. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN.3

2.1. Mục tiêu nghiên cứu . 3

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu . 3

2.3. Câu hỏi nghiên cứu. 4

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.4

3.1. Đối tượng nghiên cứu. 4

3.2. Phạm vi nghiên cứu . 4

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .5

4.1. Quy trình thực hiện nghiên cứu. 5

4.2. Phương pháp nghiên cứu định tính . 5

4.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng. 5

4.4. Dữ liệu nghiên cứu. 7

5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN.8

6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN .10

6.1. Về mặt lý luận .10

6.2. Về mặt thực tiễn .11

7. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN.11

CHƯƠNG 1.12

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP

CÁ NHÂN.12

1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN 12

1.1.1. Các công trình trên thế giới.12

1.1.2. Các công trình tại Việt Nam .27

1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU .33

1.2.1. Đánh giá khái quát về kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố liên quan

đến đề tài luận án.33

1.2.2. Vấn đề mới cần nghiên cứu .34

CHƯƠNG 2.37

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN .37

2.1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ THUẾ.37

2.1.1. Những vấn đề cơ bản về thuế và thuế thu nhập cá nhân.37

2.1.2. Những vấn đề cơ bản về Quản lý thuế thu nhập cá nhân .41

2.2. MÔ HÌNH QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN .54

pdf188 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 323 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với người Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g và triển khai quy trình khai thuế và nộp hồ sơ khai thuế và nộp thuế điện tử với sự hỗ trợ của CNTT và mạng Internet; xây dựng và triển khai các chương trình phần mềm trong việc xử lý các nội dung công việc của các quy trình nghiệp vụ quản lý thuế. Với cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị máy chủ, máy trạm, hạ tầng truyền thông Tổng cục thuế đã trang bị cho Cục thuế Tp.HCM gồm 12 máy chủ, hàng trăm máy trạm, các thiết bị mạng đi kèm cùng phần mềm hệ thống hỗ trợ vận hành để thực hiện các chức năng [53, tr. 137]: cài đặt tất cả các ứng dụng đang 4,90% 5,50% 3,10% 5,70% 3,80% 5,30% 3,30% 2,70% 3,21% 0,00% 1,00% 2,00% 3,00% 4,00% 5,00% 6,00% 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Số nợ thuế Số thực hiện thu thuế TNCN % số nợ thuế so với số thực hiện thu ngân sách 73 triển khai và vận hành tại Cục thuế; chứa các cơ sở dữ liệu về quản lý thuế, về quản lý nội bộ ngành thuế và dữ liệu trao đổi với cơ quan bên ngoài; quản lý người dùng của toàn Cục thuế, đảm bảo an toàn bảo mật cho toàn hệ thống; quản lý toàn bộ tài nguyên thuộc mạng; đảm bảo sao lưu, khôi phục dữ liệu khi gặp sự cố; đảm bảo vận hành hệ thống truyền tin từ Chi cục lên Cục thuế, từ Cục thuế lên Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, từ Cục thuế sang Kho bạc nhà nước Tp.HCM an toàn và thông suốt; đảm bảo an toàn hệ thống nội bộ ngành thuế khi kết nối ra Internet, ngăn chặn truy cập bất hợp pháp từ bên ngoài vào hệ thống nội bộ ngành thuế; đảm bảo việc trao đổi thông tin giữa những người trong ngành thuế với nhau và với người ở ngoài thông qua hệ thống thư tín điện tử [53, tr. 129]. Đối với các Chi cục thuế, theo phân loại của Tổng cục thuế thì các Chi cục thuế trên địa bàn Tp.HCM được xác định là Chi cục thuế lớn do quản lý số lượng đối tượng nộp thuế lớn (từ khoảng 500 doanh nghiệp trở lên và khoảng 4.000 – 5.000 hộ cá thể trở lên); hoặc có số thu lớn từ 150 – 200 tỷ một năm trở lên [53, tr. 137]. Các Chi cục thuế trên địa bàn Tp.HCM được triển khai và vận hành cùng một hệ thống CNTT. Đặc điểm của hệ thống này là các ứng dụng được xây dựng theo chính sách thuế, theo Luật quản lý thuế, theo các quy trình nghiệp vụ để phục vụ công tác quản lý thuế theo 4 chức năng chính của ngành thuế: tuyên truyền hỗ trợ; kê khai và kế toán thuế; quản lý thu nợ; thanh tra, kiểm tra. Tất cả các ứng dụng đều chạy trên mạng cục bộ của Cục thuế. Tất cả người sử dụng truy cập vào hệ thống ứng dụng này đều phải thông qua ứng dụng Bảo mật và phân quyền người sử dụng. Các ứng dụng có mối liên kết chặt chẽ với nhau về dữ liệu và quy trình nghiệp vụ, do vậy để triển khai ứng dụng phục vụ công tác quản lý thuế có hiệu quả, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận trong cơ quan thuế. Giai đoạn 2010-2018, trong điều kiện thiếu hụt nguồn nhân lực so với yêu cầu quản lý và thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách hàng năm, cụ thể: Cục thuế Tp.HCM quản lý hơn 200.988 doanh nghiệp và 242.288 hộ kinh doanh cá thể, 74 và hàng triệu người nộp thuế TNCN. Trước yêu cầu số lượng đối tượng quản lý thuế phát sinh tăng, giảm, ngưng nghỉ, bỏ trốn, di chuyển rất lớn nên công việc đối chiếu, xác minh, giải quyết các thủ tục hành chính cho đối tượng này mất rất nhiều thời gian. Do đó, công tác cải cách hành chính hướng dẫn kê khai theo phương thức điện tử là giải pháp hữu hiệu, tác động mạnh lên công tác quản lý điều hành thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Cục thuế Tp. HCM đã mở rộng nộp thuế điện tử và hoàn thuế điện tử. Hoạt động ứng dụng CNTT vào công tác quản lý thuế là hoạt động quan trọng nhất của cải cách hành chính. Hiện nay, Cục thuế Tp.HCM đã triển khai và đang sử dụng các ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế; quản lý nội bộ ngành; các ứng dụng phục vụ công tác trao đổi thông tin với cơ quan bên ngoài và phục vụ công tác hỗ trợ NNT. Trong thời gian tới, Cục thuế Tp.HCM sẽ tiếp tục triển khai mở rộng ứng dụng khai thuế qua mạng Internet; triển khai diện rộng ứng dụng quản lý trước bạ nhà, trước bạ xe, ứng dụng quản lý tiền thuê đất cho phòng quản lý các khoản thu từ đất và 24/24 chi cục thuế [15]. Đối với việc ứng dụng CNTT cho quản lý thuế TNCN, Cục thuế TP.HCM đã tiến hành nhiều hình thức hỗ trợ nhưng số lượng hồ sơ khai thuế tăng bình quân năm sau so với năm trước là gần 10.000 hồ sơ, số lượng hồ sơ quyết toán thuế TNCN tăng bình quân năm sau so với năm trước là 32.000 hồ sơ, tính trung bình ngày là 2.000 hồ sơ. Do đó, nếu không ứng dụng CNTT thì phải dừng cả bộ máy quản lý thuế để phục vụ công tác nhận hồ sơ quyết toán cũng không thể hoàn thành kịp tiến độ [15]. Nhìn chung, công tác tổ chức hệ thống ứng dụng CNTT vào quản lý thuế tại TP.HCM đã thu được nhiều kết quả tích cực đáng khích lệ. (6) Hàng năm hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch thu thuế TNCN Mặc dù, có nhiều khó khăn về quản lý đối tượng và địa bàn, song Cục thuế TP.HCM đã có nhiều nỗ lực để thực hiện kế hoạch thu thuế TNCN. Bảng 75 3.4 phản ánh kết quả thực hiện dự toán thu thuế TNCN trong giai đoạn 2010- 2018. Bảng 3. 4: Tình hình thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế TNCN của Cục thuế Tp. HCM trong giai đoạn 2010 - 2018 Năm Nhân sự (người) Dự toán thuế TNCN (tỷ đồng) Thuế TNCN thực hiện (tỷ đồng) Số hồ sơ hoàn thuế (hồ sơ) 2010 31 1.218 1.224 2.389 2011 29 1.232 1.744 2.050 2012 28 2.050 2.318 3.795 2013 27 3.074 3.050 4.196 2014 27 2.500 2.868 5.739 2015 27 2.950 2.979,5 5.771 2016 25 2.922 2.949 8.181 2017 26 3.476 3.620 10.994 2018 26 3.700 3.750 13.210 Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác thu thuế TNCN giai đoạn 2010-2018. Từ Bảng 3.4 ta thấy: số thu thuế TNCN thực hiện qua các năm từ 2010 đến năm 2018 đều đạt và vượt dự toán thu thuế TNCN. Kết quả này được xem là rất tích cực, đặc biệt trong bối cảnh khó khăn về nhân sự (liên tục giảm từ 31 còn 26 công chức từ năm 2010 đến năm 2018). Đồng thời, khối lượng công việc lại tăng gần gấp 5,5 lần trong cùng giai đoạn này từ 2.300 hồ sơ hoàn thuế năm 2010 lên hơn 13.000 hồ sơ năm 2018. Đối với nhân sự tại cấp chi cục, nhiều nơi chỉ phụ trách, kiêm nhiệm, không hình thành lực lượng quản lý chuyên nghiệp do cấp chi cục được giao quản lý đối tượng là cá nhân người Việt Nam chủ yếu quản lý thu từ khấu trừ tại nguồn đối với tiền lương, tiền công [15]. Gần đây, Cục thuế TP. HCM có thực hiện cơ chế thí điểm ủy nhiệm thu đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán (mới áp dụng 10 tháng đầu năm 2017) tại 6 chi cục thuế. Kết quả đạt được cụ thể là: Huyện Hóc Môn: số thu qua ủy nhiệm thu là 50,72 tỷ đồng đạt 101,66% so với tổng số phải thu của cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán; huyện Củ Chi: số thu qua ủy nhiệm thu là 49,902 76 tỷ đồng đạt 59,04% so với tổng số phải thu của cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán; huyện Bình Chánh số thu qua ủy nhiệm thu là 92,227 tỷ đồng đạt 89,56% so với tổng số phải thu của cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán; Quận 6 số thu qua ủy nhiệm thu là 202,603 tỷ đồng đạt 88,39% so với tổng số phải thu của cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán; Quận 11 số thu qua ủy nhiệm thu là 90,03 tỷ đồng đạt 89,10% so với tổng số phải thu của cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán; Quận 12 số thu qua ủy nhiệm thu là 73,10 tỷ đồng chiếm 64,37% so với tổng số phải thu của cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán. Sắp tới sẽ tiếp tục triển khai thực hiện Uỷ nhiệm thu thuế tại 18 chi cục Thuế còn lại là chi cục thuế quận 1, quận 2, quận 3, quận 4, quận 5, quận 7, quận 8, quận 9, quận 10, quận Tân Bình, quận Bình Tân, quận Tân Phú, quận Phú Nhuận, quận Thủ Đức, quận Gò Vấp, quận Bình Thạnh, huyện Nhà Bè, huyện Cần Giờ. Số cá nhân kinh doanh nộp thuế TNCN theo phương pháp khoán đang hoạt động tính đến 31/12/2017 trên địa bàn Thành phố là 250.261 cá nhân kinh doanh, tăng so với cùng kỳ là 8.484 cá nhân kinh doanh (tương đương tăng 3,5% so với năm 2016) [15]. Bảng 3.5: Số thu thuế TNCN của các chi cục quản lý theo phân cấp Đơn vị tính: triệu đồng Quận/Huyện 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Quận 1 664.975 811.963 969.105 1.260.437 1.386.481 1.512.524 Quận 2 122.318 137.258 284.621 398.290 438.119 477.948 Quận 3 344.226 283.146 416.628 554.631 610.094 665.557 Quận 4 60.347 79.343 114.816 113.428 124.771 136.114 Quận 5 210.306 190.539 217.075 247.374 272.111 296.849 Quận 6 88.148 98.780 183.556 195.910 215.501 235.092 Quận 7 199.175 241.564 415.451 468.228 515.051 561.874 Quận 8 64.342 67.201 111.342 141.021 155.123 169.225 Quận 9 65.221 91.085 168.326 240.958 265.054 289.150 Quận 10 209.343 159.058 228.266 278.057 305.863 333.668 Quận 11 93.749 104.957 126.460 133.661 147.027 160.393 77 Quận/Huyện 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Quận 12 74.395 78.236 142.257 201.935 222.129 242.322 Quận Gò Vấp 90.622 117.435 169.507 207.329 228.062 248.795 Quận Tân Bình 219.540 246.646 378.607 440.940 485.034 529.128 Quận Tân Phú 97.261 113.044 185.452 224.320 246.752 269.184 Quận Bình Thạnh 285.478 264.074 368.594 475.948 523.543 571.138 Quận Phú Nhuận 186.253 186.839 253.564 304.474 334.921 365.369 Quận Thủ Đức 67.786 84.327 147.474 194.891 214.380 233.869 Quận Bình Tân 124.379 158.620 241.104 299.836 329.820 359.803 Huyện Củ Chi 45.604 49.271 62.773 85.429 93.972 102.515 Huyện Hóc Môn 51.785 57.932 102.997 137.428 151.171 164.914 Huyện Bình Chánh 82.899 88.670 141.446 203.085 223.394 243.702 Huyện Nhà Bè 44.892 50.944 89.755 127.002 139.702 152.402 Huyện Cần Giờ 9.050 8.985 17.353 26.201 28.821 31.441 Tổng cộng 3.502.096 3.769.915 5.536.529 6.960.813 7.656.894 8.352.976 Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác thu thuế TNCN giai đoạn 2010-2018 (giai đoạn 2010-2013 chưa thực hiện thống kê phân cấp theo từng chi cục). Nhìn chung, công tác quản lý thuế TNCN tại Tp. HCM đã đạt những kết quả tốt, từng bước nâng cao nhận thức của NNT đối với thuế TNCN. Giai đoạn 2010-2018, nguồn thu từ thuế TNCN đóng góp lớn trong tổng thu ngân sách tại Tp.HCM, trong đó năm 2012 thì thuế TNCN đóng góp cao nhất là 18,8% tổng thu ngân sách toàn thành phố. Năm 2018, thuế TNCN có tỷ trọng đóng góp cao thứ 3 trong các sắc thuế, chỉ sau thuế thu TNDN và thuế GTGT, chiếm 12,85% tổng thu ngân sách toàn thành phố, đạt 34.584,92 tỷ đồng. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng bình quân của thuế TNCN là 16,47%/năm nhiều hơn so với tốc độ tăng trưởng bình quân của thuế TNDN (16,37%/năm) và thuế GTGT (13,26%/năm) (Xem Biểu đồ 3.2 và Biểu đồ 3.3): 78 Biểu đồ 3. 2: Tổng số thu thuế thu nhập cá nhân Tp.HCM so với tổng thu ngân sách Tp.HCM giai đoạn 2010-2018. Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác thu thuế TNCN giai đoạn 2010-2018. Đơn vị tính: tỷ đồng Biểu đồ 3. 3: Tốc độ tăng trưởng bình quân của thuế TNCN so với các sắc thuế khác tại Tp.HCM giai đoạn 2010-2018. Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác thu thuế TNCN giai đoạn 2010-2018. 3.1.2. Những hạn chế, bất cập trong công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh (1) Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về thuế thu nhập cá nhân chưa đạt hiệu quả 14,2 17,6 18,8 17,3 16,6 16,8 16,4 12 12,85 0 5 10 15 20 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Tổng số thuế TNCN TPHCM Tổng thu ngân sách TP HCM Tỷ trọng (%) 16,37 12,69 13,26 8,73 16,47 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 Thuế TNDN Thuế TTĐB Thuế GTGT Thuế Môn bài Thuế TNCN Tốc độ tăng trưởng bình quân 79 Tuyên truyền, giáo dục pháp luật thuế có ý nghĩa và vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả quản lý thuế. Thông qua tuyên truyền, giáo dục pháp luật thuế TNCN mà NNT hiểu rõ nội dung pháp luật thuế TNCN, các khoản thu nhập phải nộp thuế, mức thuế phải nộp, thời điểm nộp thuế, đồng thời hiểu rõ nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý về nộp thuế TNCN để tự giác thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật thuế TNCN. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, công tác truyên truyền, hỗ trợ NNT đã được tổ chức thực hiện khá bài bản và đồng bộ nhưng chưa đạt hiệu quả mong muốn. Vì vậy, nhiều đối tượng nộp thuế TNCN chưa hiểu biết nội dung pháp luật thuế, chưa hiểu biết về nghĩa vụ nộp thuế TNCN của mình, dẫn tới thất thu thuế TNCN ngày càng lớn. Hiện nay, do hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng đã tạo cơ sở làm phát sinh và ngày càng gia tăng các nguồn thu nhập với nhiều hình thức phong phú, đa dạng và phức tạp hơn, khó kiểm soát hơn [18]; [26, tr. 120]. Nguồn thu nhập của các cá nhân không chỉ đơn thuần là thu nhập từ tiền công, tiền lương mà đã phát sinh nhiều loại thu nhập với số lượng rất lớn từ chuyển nhượng bất động sản, kinh doanh chứng khoán, đầu tư. Sự phát triển của CNTT, mạng Internet toàn cầu cũng đã làm phát sinh thương mại điện tử, tạo ra những khoản thu nhập phá vỡ khái niệm về thu nhập truyền thống và ngày càng khó kiểm soát hơn. Cụ thể: Cục thuế Tp.HCM công bố doanh thu quảng cáo của Google và Facebook, theo đó giao dịch của tổ chức, cá nhân Việt Nam với Google năm 2016 là hơn 240.000 giao dịch với tổng số tiền thanh toán là 222,4 tỷ đồng; với Facebook năm 2016 là hơn 175.000 giao dịch với tổng số tiền thanh toán là 450,4 tỷ đồng. Trong đó, chỉ hơn 30.000 giao dịch là có khấu trừ nộp thuế nhà thầu [15]. Như vậy là còn hơn 300.000 giao dịch có khả năng thất thoát nguồn thu thuế. Đó là những con số báo động cho công tác quản lý thuế nói chung và thuế TNCN nói riêng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Đây chỉ là thống kê sơ bộ đối với 2 đơn vị kinh doanh trực tuyến mang tính toàn cầu. Theo thống 80 kê của Cục thuế Tp.HCM còn chỉ ra trên địa bàn thành phố có 297 sàn giao dịch điện tử, hơn 8.000 website bán hàng và 73 trang mạng xã hội được cấp phép hoạt động, và các dịch vụ xuyên biên giới [15]. Mặc dù, Cục thuế Tp.HCM cũng đã có những giải pháp bước đầu trong công quản lý, thu nộp và truy thu thuế TNCN từ các hoạt động này, nhằm quản lý hiệu quả thuế TNCN và bước đầu “xác lập quan hệ quản lý và đặt ra giải pháp cho những năm sau” [15]. Song nếu công tác tuyên truyền, giáo dục thực hiện hiệu quả, NNT hiểu rõ nghĩa vụ nộp thuế của mình, thì chắc chắn số người có trình hiểu biết, có khả năng và điều kiện hội nhập và sử dụng tốt công nghệ thông tin sẽ có ý thức tự giác và nâng cao tính tuân thủ cao hơn trong việc kê khai và thực hiện nộp thuế TNCN. (2) Công tác thanh tra, kiểm tra chưa thật sự chủ động và nặng về xử lý vi phạm của người nộp thuế Tồn tại này được phân tích thông qua các tình huống như sau: Tình huống 1: Phân tích thực trạng của Điện máy Nguyễn Kim bị truy thu thuế TNCN với số tiền hơn 104 tỷ đồng [22]. Cụ thể: Điện máy Nguyễn Kim thường xuyên thực hiện quyết toán thuế hàng năm, nhưng không nộp thuế TNCN như quy định mà chuyển từ tiền lương, tiền thưởng thành tiền tăng ca, làm thêm giờ để trốn thuế TNCN. Có thời điểm lương giám đốc thực nhận 300 triệu đồng/tháng, nhưng Điện máy Nguyễn Kim chỉ khai thuế 30 triệu đồng/tháng. Số tiền chênh lệch 270 triệu đồng đã được chuyển thành tiền lương tăng ca để được miễn thuế TNCN. Đồng thời toàn bộ hàng nghìn nhân viên của Điện máy Nguyễn Kim đều được “tổ chức” trốn thuế theo cách như vậy, dẫn đến không nộp cho ngân sách là hơn 100 tỷ đồng tiền thuế TNCN. Mặc dù sự việc đã diễn ra “hơn chục năm” tuy nhiên các cơ quan quản lý thuế đã không phát hiện ra, mà sự việc chỉ được xem xét khi có đơn tố cáo của cán bộ nhân viên Điện máy Nguyễn Kim. Sau khi tiếp nhận đơn tố cáo, Cục 81 thuế thành phố mới tiến hành thanh tra hành vi trốn thuế TNCN tại Điện máy Nguyễn Kim và ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, đồng thời gửi thông báo cưỡng chế đến các ngân hàng mở tài khoản của doanh nghiệp này. Tình huống 2: Trường hợp cá nhân có thu nhập khủng từ Google [2], [4]: Cá nhân có thu nhập trong giai đoạn 2014-2017, phạm vi quản lý thuế TNCN thuộc Cục thuế Tp.HCM & Cục thuế Quảng Nam. Doanh thu giai đoạn 2014-2017 là 727.000 đô la Mỹ (17 tỷ đồng) được xác định thông qua số tiền chuyển khoản qua ngân hàng vào tài khoản cá nhân ở Việt Nam. NNT không thực hiện kê khai thuế TNCN. Việc trốn thuế TNCN chỉ được xác định khi Cục thuế Tp.HCM chủ động điều tra các tài khoản kinh doanh Facebook. Kết quả xử lý vụ việc số tiền truy thu thuế TNCN và tiền phạt đang trong quá trình xử lý (ước tính hơn 1 tỷ đồng). Tình huống 3: Phân tích trường hợp cá nhân kinh doanh mỹ phẩm qua mạng xã hội Facebook [32], [33], [34]. Cá nhân này có hoạt động buôn bán mỹ phẩm trên mạng xã hội Facebok trong suốt giai đoạn 2013-2016; Doanh thu năm 2016 được xác định thông qua số tiền chuyển khoản qua ngân hàng vào tài khoản cá nhân ở Việt Nam là 344 tỷ đồng. Việc trốn thuế TNCN của cá nhân này chỉ được phát hiện khi Cục thuế Tp.HCM nhận được đơn tố cáo. Kết quả xử lý sự việc là số tiền truy thu thuế TNCN và phạt: 9,1 tỷ đồng. Tình huống 4: Cá nhân viết chương trình trò chơi được tải nhiều trên mạng Facebook [21]: Hoạt động này đem lại thu nhập trong các năm 2016-2017 là 41 tỷ đồng, được xác định thông qua số tiền chuyển khoản qua ngân hàng vào tài khoản cá nhân ở Việt Nam. NNT không thực hiện kê khai thuế TNCN. Việc trốn thuế TNCN được xác định khi Cục thuế Tp.HCM chủ động điều tra các tài khoản kinh doanh Facebook. Kết quả xử lý vụ việc số tiền truy thu thuế TNCN và tiền phạt: 4,1 tỷ đồng. 82 Qua các tình huống trên có thể nhận thấy: trong bối cảnh hội nhập và sự phát triển của CNTT, các hình thức thu nhập cá nhân phát sinh rất đa dạng, phức tạp, với số lượng lớn và trở thành phổ biến thì công tác quản lý thuế của Cục thuế Tp. HCM hiện nay chưa đáp ứng hiệu quả các mục tiêu quản lý. Đây là những tình huống phân tích điển hình có thể được Cục thuế Tp. HCM tiếp tục áp dụng cho 13.400 trường hợp cá nhân kinh doanh có thu nhập qua mạng Internet tuy nhiên đã không tự nguyện nộp thuế TNCN trong thời gian qua. Tuy nhiên, để có thể khái quát hơn các tình huống phân tích điển hình, NCS hệ thống hóa thành mô hình nghiên cứu để kiểm định ở phần tiếp theo. Kết quả của nghiên cứu mô hình định lượng ở phần sau sẽ góp phần làm rõ những nội dung của công tác quản lý thuế TNCN trong điều kiện hội nhập kinh tế sâu rộng tại Tp. HCM. 3.1.3. Nguyên nhân của những bất cập trong quản lý thuế thu nhập cá nhân tại thành phố Hồ Chí Minh (1) Công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân chủ yếu áp dụng theo mô hình tâm lý hành vi phổ biến mà chưa quan tâm đến mô hình hành vi tuân thủ. Về quản lý thuế tại Tp.HCM, hiện nay phương thức quản lý của Cục thuế Tp.HCM vẫn chủ yếu là dựa vào lý thuyết tâm lý hành vi phổ biến mà chưa quan tâm đến lý thuyết tuân thủ của NNT. Điều này đem lại nhiều bất cập trong quản lý thuế. Có thể nhận thấy, việc quản lý thuế TNCN theo lý thuyết tâm lý hành vi phổ biến đang áp dụng tại Cục thuế Tp.HCM được thực hiện thông qua những công cụ quản lý chủ yếu là thanh tra, kiểm tra, xử phạt và cưỡng chế để buộc đối tượng nộp thuế thực hiện. Các biện pháp này mang tính răn đe cao, nhưng hiệu quả nộp thuế thấp. Xem xét lại các tình huống ở nội dung 3.1.2 có thể nhận xét: 83 - Trong tình huống 1: Điện máy Nguyễn Kim trốn thuế trong thời gian dài, chỉ phát hiện khi thanh tra, kiểm tra thuế, đồng thời Nguyễn Kim chỉ nộp thuế khi cơ quan thuế thực hiện cưỡng chế thuế. Trường hợp này có thể coi là hành vi “cố tình không tuân thủ”; bởi vì doanh nghiệp này có hiểu biết về pháp luật thuế TNCN, có hiểu biết về nghĩa vụ nộp thuế nhưng cố tình không nộp và tìm mọi cách để trốn thuế trong thời gian dài. Mặc dù áp dụng biện pháp cưỡng chế để răn đe và truy thu thuế song có thể thấy là mất rất nhiều thời gian trước khi phát hiện sự việc (10 năm) và thời gian để xử lý vụ việc cũng kéo dài (có thể hơn 90 ngày), và cơ quan thuế luôn trong tình trạng bị động (không trực tiếp phát hiện được sai phạm của đối tượng bị quản lý, mà phải nhờ sự tố cáo của cán bộ nhân viên điện máy Nguyễn Kim, và không thể kết thúc vụ việc phải đợi ý kiến chỉ đạo của Tổng cục thuế và Bộ Tài chính hoặc phải tranh tụng tại tòa). Qua tình huống này, chúng ta có thể thấy mô hình quản lý theo lý thuyết hành vi phổ biến còn rất nhiều hạn chế. - Trong tình huống 2: Cá nhân có thu nhập khủng từ Google: Đối với tình huống của cá nhân có thu nhập khủng từ Google, chúng ta có thể thấy việc có TNCN phát sinh trong thời gian dài (từ năm 2014 đến 2017), tuy nhiên vụ việc chỉ được phát hiện khi Cục thuế TP.HCM tiến hành rà soát số liệu từ các giao dịch với Google và được biết cá nhân này tạm trú tại Tp.HCM nhưng có hộ khẩu tại tỉnh Quảng Nam và được Google chi trả 727.000 đô la Mỹ (tương đương 17 tỷ đồng) trong giai đoạn 2014-2017 nhưng không nộp thuế TNCN theo quy định. Vụ việc diễn biến rất phức tạp khi Cục thuế Tp.HCM nhiều lần gửi giấy mời làm việc nhưng cá nhân không còn ở địa chỉ tạm trú. Được biết cá nhân có hộ khẩu thường trú tại Quảng Nam, Cục thuế Tp. HCM đã phối hợp với Cục thuế tỉnh Quảng Nam gửi giấy mời làm việc và sau đó cá nhân đã đề nghị được hướng dẫn để hoàn thành nghĩa vụ thuế TNCN đối với Nhà nước. Chúng ta có thể thấy hành vi của cá nhân này là “không muốn tuân thủ”, mặc dù cá nhân có hiểu biết về việc có thu nhập thì phải có nghĩa vụ nộp thuế, 84 nhưng không có hiểu biết về loại thu nhập nào phải nộp thuế và nộp thuế bao nhiêu. Chỉ khi cơ quan thuế phát hiện có biện pháp phù hợp thì cá nhân đó mới đề nghị hướng dẫn tính toán thu nhập và thuế TNCN của mình để nộp thuế. - Trong tình huống 3 và 4: Đối với những cá nhân kinh doanh có thu nhập từ mạng xã hội Google và Facebook. Đối với tình huống của cá nhân có thu nhập từ mạng xã hội Google hoặc Facebook, có thể thấy công tác quản lý thuế TNCN thật sự có vấn đề. Bởi dù sự việc đã diễn ra trong 2 năm (2016-2017) tuy nhiên các chức năng quản lý thuế như quản lý kê khai thuế TNCN, thanh kiểm tra thuế TNCN đã không phát hiện ra, mà sự việc chỉ được phát hiện khi Cục thuế Tp.HCM tiến hành rà soát số liệu từ các giao dịch với Google và Facebook. Sau khi rà soát số liệu từ các giao dịch và phát hiện các cá nhân có thu nhập nhưng không kê khai và nộp thuế TNCN theo quy định, Cục thuế Tp.HCM mời cá nhân này lên làm việc và cá nhân này thừa nhận là chưa thực hiện nghĩa vụ thuế, cam kết sẽ tự nguyện khắc phục hậu quả. Như vậy, có thể thấy đây là hành vi không hiểu biết về pháp luật thuế và nghĩa vụ nộp thuế, nhưng đã cố gắng tuân thủ thực hiện nghĩa vụ kê khai và nộp thuế khi được cơ quan thuế tuyên truyền giáo dục pháp luật thuế. Qua trường hợp này, chúng ta có thể nhận thấy, quá trình trên phản ánh nội dung quản lý thuế TNCN theo lý thuyết tâm lý hành vi phổ biến. Cơ quan thuế thông qua những công cụ quản lý chủ yếu là thanh tra, kiểm tra, xử phạt và cưỡng chế thuế để buộc đối tượng nộp thuế thực hiện nghĩa vụ của mình. Việc quản lý thuế TNCN theo lý thuyết này mang tính răn đe cao, nặng về xử phạt mà chưa hướng tới thúc đẩy NNT tự nguyện tuân thủ thuế TNCN để hình thành tâm lý tuân thủ bền vững. Mặc dù trong công tác quản lý thuế, các công cụ thanh tra, kiểm tra và cưỡng chế nợ thuế TNCN được tăng cường, song mức độ tuân thủ của NNT vẫn chưa được cải thiện. Số vụ việc vi phạm vẫn tăng cao; hoạt động thanh tra, kiểm tra luôn phải nỗ lực vượt bậc, nhưng cũng không hạn chế được các hành vi trốn, tránh nghĩa vụ nộp thuế TNCN. 85 Vì vậy, việc chuyển từ lý thuyết tâm lý hành vi phổ biến sang quản lý thuế hiện đại theo lý thuyết hành vi tuân thủ của NNT là cần thiết, là tất yếu để tăng cường hiệu quả quản lý thuế bền vững. (2) Tổ chức bộ máy quản lý thuế TNCN chưa phát huy hiệu quả Trong giai đoạn 2010-2018 thì mô hình tổ chức bộ máy thu thuế theo hướng tập trung sử dụng nguồn lực, cán bộ có chuyên môn sâu về thuế TNCN để tăng cường công tác quản lý thuế. Tuy nhiên, mô hình này cũng gây ra sự chồng chéo về chức năng quản lý giữa các phòng ban, không phát huy hết hiệu quả của các phòng ban khác [7], [8], [9]. Ngoài ra, nếu mở rộng đối tượng NNT do phát sinh thêm nhiều đối tượng NNT có thu nhập tăng thêm từ việc hội nhập kinh tế quốc tế (kinh doanh online Facebook) sẽ dẫn tới làm gia tăng khối lượng công việc, trong khi nguồn lực vật chất và con người với mô hình quản lý hiện tại chưa có sự hỗ trợ nhiều của các phần mềm quản lý cũng như giao dịch trực tuyến sẽ dẫn tới không đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn đặt ra. Vì vậy, để tăng cường hiệu quả quản lý thuế TNCN tại TP.HCM trong bối cảnh hội nhập, cần bố trí, cơ cấu lại tổ chức bộ máy của Cục thuế, để tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý thuế. (3) Ứng dụng CNTT cho quản lý thuế TNCN thì còn nhiều hạn chế Giai đoạn 2010 – 2012, hệ thống thông tin về NNT chưa hoàn chỉnh với số lượng đối tượng lớn, do đó cần phải có thêm phần mềm quản lý để theo dõi tình trạng kê khai nộp thuế, quyết toán

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_quan_ly_thue_thu_nhap_ca_nhan_doi_voi_nguoi_viet_nam.pdf
Tài liệu liên quan