Luận án Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học khối ngành kỹ thuật ở các trường Đại học trên địa bàn Thành phố Hà Nội hiện nay

MỤC LỤC

 Trang

TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

MỞ ĐẦU 5

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 14

1.1. Những công trình nghiên cứu có liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học 14

1.2. Những công trình nghiên cứu có liên quan đến quản lý ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học 20

1.3. Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục nghiên cứu 28

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TRONG DẠY HỌC KHỐI NGÀNH KỸ THUẬT Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC 33

2.1. Lý luận về ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học khối ngành kỹ thuật ở trường đại học 33

2.2. Lý luận về quản lý ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học khối ngành kỹ thuật ở trường đại học theo quan điểm “Quản lý sự thay đổi” 53

2.3. Những yếu tố tác động đến quản lý ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học khối ngành kỹ thuật ở các trường đại học 76

Chương 3: CƠ SỞ THỰC TIỄN QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TRONG DẠY HỌC KHỐI NGÀNH KỸ THUẬT CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY 81

3.1. Khái quát tình hình giáo dục đại học thành phố Hà Nội 81

3.2. Tổ chức khảo sát thực trạng 86

3.3. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học khối ngành kỹ thuật ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay 89

3.4. Thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học khối ngành kỹ thuật ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay theo tiếp cận sự thay đổi 94

3.5. Đánh giá các yếu tố tác động đến quản lý ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học khối ngành kỹ thuật các trường đại học 114

3.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học khối ngành kỹ thuật ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội 115

Chương 4: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TRONG DẠY HỌC KHỐI NGÀNH KỸ THUẬT Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ KHẢO NGHIỆM, THỬ NGHIỆM 121

4.1. Biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học khối ngành kỹ thuật ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay 121

4.2. Khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp 149

4.3. Thử nghiệm các biện pháp 156

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 169

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 172

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 173

PHỤ LỤC 186

 

doc279 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 29/12/2022 | Lượt xem: 571 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học khối ngành kỹ thuật ở các trường Đại học trên địa bàn Thành phố Hà Nội hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g và chất lượng còn hạn chế, chưa đồng bộ. Một số phương tiện kỹ thuật, cơ sở vật chất và công nghệ đã lạc hậu, chưa được thay thế kịp thời. Bên cạnh đó, chưa có cơ chế huy động nguồn lực và phát huy năng lực của đội ngũ giảng viên, CBQL trong hoạt động quản lý. Sáu là, nhận thức của chủ thể quản lý, chủ thể thực hiện còn có mặt hạn chế, còn có một số giảng viên, CBQL có biểu hiện thiên về chủ nghĩa kinh nghiệm, ngại đổi mới, chưa thực sự tâm huyết với nghề nghiệp. Bên cạnh đó, việc hình thành văn hóa thay đổi ở Nhà trường chưa được quan tâm đúng mức. Kết luận chương 3 Các trường đại học có đào tạo khối ngành kỹ thuật trên địa bàn thành phố Hà Nội đã thường xuyên quan tâm đến việc đẩy mạnh ứng dụng ICT trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Trong từng giai đoạn, trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Giáo dục và đào tạo, , ban giám hiệu các nhà trường, các cơ quan chức năng đã kịp thời cụ thể hóa, chỉ đạo, triển khai và tổ chức hoạt động ứng dụng ICT sát với thực tiễn nhà trường. Hoạt động ứng dụng ICT bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn. Đa số CBQL, giảng viên và sinh viên có nhận thức đúng đắn về tính cần thiết phải ứng dụng ICT trong dạy học ở trường đại học hiện nay. Tuy nhiên, vẫn còn có một bộ phận nhận thức chưa cao về vấn đề này nhất là với giảng viên ở vùng khó khăn và giảng viên lớn tuổi. Hoạt động ứng dụng ICT của CBQL, giảng viên ở các trường học đã diễn ra khá đa dạng, nhất là việc sử dụng Internet để sưu tầm tài liệu, trao đổi thông tin, quản lý sinh viên và xây dựng các bài học mô phỏng, các bài giảng trực tuyến. Tuy nhiên trình độ, kỹ năng ứng dụng ICT của CBQL, giảng viên trong dạy học vẫn còn một số nội dung hạn chế, đa số chỉ đạt ở mức tối thiểu; kỹ năng khai thác kho dữ liệu điện tử rất thấp, chưa khai thác hiệu quả một số phần mềm tiện ích dành cho dạy học. Một số CBQL, giảng viên và sinh viên vẫn lúng túng hoặc chưa sử dụng thành thạo các thiết bị ICT và thiết bị dạy học hiện đại. Một số giáo án có ứng dụng ICT chưa phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên. Trong quản lý ứng dụng ICT của các trường chưa có sự đồng bộ thống nhất, một số nội dung quản lý còn biểu hiện chồng chéo chức năng; việc xây dựng kế hoạch còn chung chung, triển khai chưa cụ thể. Hoạt động kiểm tra, đánh giá chưa thành nền nếp, chưa có tiêu chí rõ ràng. Chương 4 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TRONG DẠY HỌC KHỐI NGÀNH KỸ THUẬT Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ KHẢO NGHIỆM, THỬ NGHIỆM 4.1. Biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học khối ngành kỹ thuật ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay 4.1.1. Hoạch định chính xác sự thay đổi ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học khối ngành kỹ thuật 4.1.1.1. Mục tiêu của biện pháp Đây là biện pháp quan trọng và cần thiết giúp chủ thể quản lý các cấp xác định chính xác được những thuận lợi, khó khăn, những nội dung công việc cần triển khai trong hoạt động ứng dụng ICT trong dạy học, từ đó xây dựng được quy trình quản lý khoa học. Tạo sự đồng bộ, thống nhất, phát huy sức mạnh tổng hợp, huy động tối đa các nguồn lực đảm bảo cho hoạt động ứng dụng ICT, đồng thời tránh được những rủi ro trong quá trình thực hiện. Bên cạnh đó, hoạch định chính xác sự thay đổi còn là căn cứ pháp lý quan trọng để các chủ thể quản lý các cấp kiểm tra, đánh giá mức độ đạt được các mục tiêu quản lý đã xác định. 4.1.1.2. Nội dung và cách thức tiến hành biện pháp Hoạch định sự thay đổi trong ứng dụng ICT trong dạy học là quá trình đánh giá toàn diện thực trạng của nhà trường, tìm ra những thuận lợi, khó khăn, từ đó xác định chính xác mục tiêu, mô hình quản lý, phương hướng, bước đi, xây dựng kế hoạch triển khai phù hợp để hoạt động quản lý ứng dụng ICT trong nhà trường đạt hiệu quả cao nhất. Để hoạch định chính xác sự thay đổi, cần nhận diện chính xác sự thay đổi và kế hoạch hóa được sự thay đổi đó phù hợp với điều kiện thực tiễn của Nhà trường. * Nhận diện chính xác sự thay đổi Thứ nhất: Hiệu trưởng các trường đại học cần phải tìm được phương án trả lời được cho các câu hỏi: Vì sao phải thay đổi ứng dụng ICT trong dạy học khối ngành kỹ thuật hiện nay? Những nội dung (vấn đề) gì sẽ phải thay đổi? Những hiệu quả mà sự thay đổi sẽ mang lại và những khó khăn sẽ gặp phải trong quá trình thay đổi. Để trả lời các câu hỏi này, nhà quản lý cần đặt thực trạng hoạt động ứng dụng ICT hiện tại trong bối cảnh đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và yêu cầu chuyển đổi số của nhà trường. Từ đó xác định chính xác nội dung thay đổi bao gồm: thay đổi mục tiêu quản lý, thay đổi cơ chế quản lý, thay đổi cách thức triển khai, thay đổi các nguồn lực đảm bảo cho hoạt động ứng dụng ICT trong dạy học, đồng thời dự kiến được những hiệu quả sự thay đổi sẽ mang lại với kết quả dạy học và sự phát triển của nhà trường. Thứ hai: Tiến hành dự kiến những những rào cản và tìm phương hướng khắc phục rào cản gặp phải trong quá trình thay đổi. Thông thường những rào cản sẽ gặp phải trong quá trình thay đổi như: Rào cản đến từ phía giảng viên, CBQL đó là tâm lý ngại thay đổi, không nhiệt tình hưởng ứng; rào cản đến từ phía nhà quản lý như kiến thức, kinh nghiệm quản lý và thái độ ủng hộ sự thay đổi; rào cản từ nguồn lực cơ sở vật chất chưa đáp ứng. Để khắc phục những rào cản này, Giám đốc/Hiệu trưởng các trường đại học tập trung vào những công việc sau: Tìm hiểu xác định rõ nguyên nhân dẫn đến việc giảng viên, CBQL không nhiệt tình tham gia: Do năng lực chuyên môn, tâm lý ngại thay đổi, do hài lòng với hiện tại, hay sợ thất bại... để lên phương án khắc phục. Phân công tổ trưởng, giáo viên có kinh nghiệm thường xuyên trao đổi để nâng cao năng lực, thay đổi nhận thức giúp cho mọi cán bộ, giảng viên thấy được những lợi ích của ứng dụng ICT trong dạy học sẽ mang lại. Bản thân Giám đốc/Hiệu trưởng các trường đại học thường xuyên học hỏi trau dồi, nâng cao năng lực quản lý, kịp thời bổ sung những tri thức mới để vận dụng vào quá trình quản lý, đồng thời luôn có thái độ khuyến khích ủng hộ những thay đổi từ phía giảng viên, CBQL. Phổ biến, tuyên truyền về các chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, chủ trương về ứng dụng ICT trong dạy học, các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo về ứng dụng ICT; những quy định, yêu cầu cụ thể về ứng dụng ICT trong dạy học ở nhà trường. Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết cho thực hiện ứng dụng ICT trong dạy học bao gồm: cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính, thành lập đội tiên phong đi đầu trong ứng dụng. Tích cực tuyên truyền, nêu gương những nhà giáo tiêu biểu trong hoạt động ứng dụng ICT trong dạy học ở nhà trường, khơi dậy tính tự giác, tinh thần trách nhiệm của mỗi giảng viên, CBQL. Tổ chức hội thảo, sinh hoạt chuyên đề về ứng dụng ICT trong dạy học ở các cấp, tạo môi trường cho giảng viên trao đổi kinh nghiệm, đề xuất và giải quyết kịp thời những băn khoăn trong quá trình thực hiện. Phát huy vai trò của tổ chuyên môn trong việc tuyên truyền, giáo dục nhận thức, ý thức, trách nhiệm cho giảng viên trong việc thực hiện nhiệm vụ dạy học đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới. Đồng thời, Hiệu trưởng các trường đại học thường xuyên giao tiếp, động viên giảng viên, CBQL, tạo điều kiện hỗ trợ họ về vật chất và thời gian để họ yên tâm thực hiện. * Kế hoạch hóa sự thay đổi ứng dụng ICT trong dạy học Trên cơ sở kết quả nhận diện, nhà quản lý cần thực hiện tốt việc kế hoạch hóa sự thay đổi ứng dụng ICT, nội dung cụ thể: Thứ nhất: Thu thập đầy đủ thông tin, dữ liệu về tình hình ứng dụng ICT Nhà quản lý tiến hành phân tích đánh giá toàn diện bao gồm các yếu tố bên trong, bên ngoài, nhu cầu của người học, của đơn vị sử dụng nhân lực, căn cứ chuẩn ICT với đào tạo trình độ đại học, tổ chức đánh giá hoạt động ứng dụng ICT hiện hành xem có còn phù hợp trong bối cảnh hiện nay hay không để từ đó đưa ra các quyết định về nội dung kế hoạch; phương thức tổ chức thực hiện; kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện. Tiến hành phân tích các yếu tố bên trong gồm: cơ cấu, số lượng, chất lượng đội ngũ CBQL, giảng viên của nhà trường; tình hình hoạt động quản lý ứng dụng ICT hiện nay; cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, tài chính bảo đảm cho hoạt động ứng dụng ICT; những khó khăn, thách thức của nhà trường hiện nay và khả năng thực hiện kế hoạch ứng dụng ICT trong giai đoạn tới. Các yếu tố ngoài gồm: chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT; các văn bản, hướng dẫn về ứng dụng ICT trong giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng; các yếu tố tác động. Trên cơ sở phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài, nhà quản lý cần xác định chính xác thực trạng ứng dụng ICT trong dạy học của khối ngành kỹ thuật của nhà trường bao gồm những điểm mạnh, yếu và các điều kiện cần thiết cho thay đổi như: văn hóa thay đổi của nhà trường, sự sẵn sàng của đội ngũ, nguồn lực tài chính, nhân lực hiện có và khả năng huy động. Thứ hai: Xác định đúng đắn mục tiêu thay đổi ứng dụng ICT trong dạy học Việc thay đổi ứng dụng ICT diễn ra theo các giai đoạn: chuẩn bị, triển khai và đánh giá kết quả sự thay đổi, vì vậy mục tiêu cần phải xác định phù hợp với từng giai đoạn, trong đó phải xác định được mục tiêu cụ thể và trọng tâm của từng mục tiêu. Giai đoạn đầu: Mục tiêu cụ thể là chuẩn bị tốt cho thay đổi ứng dụng ICT trong dạy học, do vậy, mục tiêu nhà quản lý cần tập trung vào việc “phá vỡ sức ỳ”, xóa bỏ tâm lý ngại đổi mới, sợ thất bại của giảng viên, CBQL với chủ trương thay đổi ứng dụng ICT của nhà trường và chuẩn bị các điều kiện tối thiểu cho sự thay đổi quản lý ứng dụng ICT trong dạy học. Trọng tâm mục tiêu giai đoạn này là nhà quả cần nắm bắt chính xác thực trạng ứng dụng ICT trong nhà trường, tức là phải tìm được lời giải cho câu hỏi Vì sao phải tiến hành thay đổi ứng dụng ICT trong dạy học? Vì vậy, nhà quản lý cần chỉ ra được những ưu điểm, khuyết điểm của thực trạng ứng dụng ICT trong dạy học ở nhà trường, đánh giá chính xác các yếu tố: sự phù hợp của cơ chế quản lý; các hình thức, phương pháp thực hiện; năng lực, trình độ của đội ngũ; nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất đảm bảo và mức độ đáp ứng của kết quả ứng dụng với mục tiêu đã xác định. Bên cạnh việc xác định được mục tiêu cụ thể và trọng tâm mục tiêu, giai đoạn đầu nhà quản lý cần xác định được các biện pháp triển khai thực hiện, trong đó đặc biệt coi trọng các biện pháp nhằm nâng cao nhận thức, bồi dưỡng kỹ năng cũng như các biện pháp hỗ trợ, tạo động lực cho giảng viên, từng bước hình văn hóa thay đổi trong nhà trường. Giai đoạn thực hiện sự thay đổi: Mục tiêu giai đoạn tiếp theo là cần phải làm cho CBQL, giảng viên hiểu nội dung, mục đích của sự thay đổi ứng dụng ICT. Sau đó là thống nhất cách thức triển khai, cách thức nhận diện sự thay đổi để ứng dụng ICT diễn ra theo đúng mong muốn, đồng thời tiến hành chỉ đạo quyết liệt để thực hiện các cam kết theo lộ trình đã đề ra. Trọng tâm giai đoạn thực hiện sự thay đổi là thường xuyên xem xét chính xác mức độ thực hiện các nội dung ứng dụng ICT, xác định chính xác những công việc cần thực hiện và trình tự tiến hành, biện pháp thực hiện với triết lí “chọn đúng việc mà làm và làm đúng việc đã chọn” theo lộ trình đã cam kết. Giai đoạn đánh giá kết quả sự thay đổi: Mục tiêu cụ thể giai đoạn này đòi hỏi quản lý cần đánh giá đúng những “thay đổi” tích cực trong quá trình thực hiện việc ứng dụng ICT trong dạy học đã được thực hiện so mới mục tiêu dự kiến và duy trì được những mặt tích cực đã đạt được ở trạng thái mới một cách bền vững. Trọng tâm nhà quản lý cần sử dụng đa dạng các hình thức đánh giá khác nhau để xác định chính xác kết quả thay đổi trong ứng dụng ICT trong dạy học, chỉ ra được những mặt tích cực, mức độ thay đổi của các nội dung triển khai, khẳng định chính xác hiệu quả của sự thay đổi với kết quả dạy học. Đồng thời triển khai đồng bộ các biện pháp để duy trì trạng thái mới một cách bền vững. Thứ 3: Lập kế hoạch triển khai thay đổi ứng dụng ICT trong dạy học Hiệu trưởng các trường đại học cần xác định rõ mục tiêu của ứng dụng ICT trong dạy học khối ngành kỹ thuật, xác định các yếu tố liên quan như nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, các điều kiện đảm bảo. Lên danh sách những công việc cần làm và tiến độ phù hợp, phân công người phụ trách, lực lượng tham gia vào các công việc, phân phối nguồn lực hợp lý. Tiến hành dự kiến các biện pháp và cách thức duy trì hoạt động để đạt được mục tiêu dự kiến. Lập kế hoạch là công việc cần thiết, có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả hoạt động, vì vậy đòi hỏi kế hoạch triển khai cần đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn, tính khả thi và phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục của nhà trường. Sau khi kế hoạch hoàn thành, Hiệu trưởng các trường đại học tổ chức hội thảo với sự tham gia của tất cả các bên liên quan. Trên cơ sở ý kiến đóng góp CBQL, giảng viên, các nhà khoa học, các chuyên gia, sinh viên, các đơn vị sử dụng nguồn nhân lực, cũng như ý kiến chỉ đạo của các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục tiến hành chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện kế hoạch. 4.1.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp Hệ thống văn bản, hướng dẫn phải đầy đủ, rõ ràng, thống nhất, đồng bộ sát thực tiễn, có tính khả thi, đồng thời thường xuyên được cập nhật. Hiệu trưởng các trường đại học phải có năng lực quán triệt, triển khai các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của các cấp, có năng lãnh đạo, quản lý sự thay đổi. Có sự quyết tâm vào cuộc của tất cả các tổ chức sư phạm trong nhà trường. Kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị thiết yếu đáp ứng yêu cầu cho hoạt động ứng dụng ICT trong QTDH. Đội ngũ CBQL, giảng viên phải được bồi dưỡng về năng lực ứng dụng ICT, có đủ khả năng vận dụng vào thực tiễn, hoàn thành nhiệm vụ được giao. 4.1.2. Chỉ đạo bồi dưỡng nâng cao năng lực công nghệ thông tin và truyền thông cho cán bộ quản lý, giảng viên đáp ứng yêu cầu sự thay đổi 4.1.2.1. Mục tiêu biện pháp Đây là biện pháp quan trọng nhằm xây dựng đội ngũ CBQL, giảng viên giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có năng lực cơ bản về ICT, có thể vận dụng hiệu quả vào quá trình nghiên cứu, giảng dạy đáp ứng kịp thời với yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, sự phát triển của khoa học công nghệ. Bên cạnh đó còn góp phần đào tạo được đội ngũ kế cận để kế tục, duy trì và phát triển hoạt động ứng dụng ICT nói riêng đáp ứng sự thay đổi và sự phát triển bền vững của nhà trường trong giai đoạn tiếp theo. 4.1.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện Trước khi tổ chức bồi dưỡng, Giám đốc/Hiệu trưởng các trường đại học có đào tạo khối ngành kỹ thuật cần tiến hành đánh giá chính xác năng lực ICT của đội ngũ CBQL, giảng viên, điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng ICT của nhà trường, trên cơ sở đó để xác định mục tiêu, yêu cầu, nội dung, đối tượng, phương thức bồi dưỡng cho khoa học. Để hoạt động bồi dưỡng mang lại hiệu quả, luận án đề xuất quy trình bồi dưỡng nâng cao năng lực ICT cho giảng viên, CBQL ở các trường đại học có đào tạo khối ngành kỹ thuật theo các bước sau: Bước 1: Xác định mục tiêu nhu cầu bồi dưỡng Trên cơ sở thực trạng năng lực của giảng viên, CBQL đã được đánh giá so với với yêu cầu nhiệm vụ của từng giảng viên, CBQL trong bối cảnh sự phát triển của khoa học công nghệ và sự phát triển của Nhà trường để xác định mục tiêu, nhu cầu bồi dưỡng nhằm phát triển toàn diện năng lực ITC cho đội ngũ giảng viên, CBQL đáp ứng kịp thời với yêu cầu dạy học, quản lý giáo dục khối ngành kỹ thuật và sự phát triển của Cách mạng 4.0. Như vậy, tùy theo từng vị trí của mỗi giảng viên, CBQL khác nhau trong tổ chức nên mục tiêu, nhu cầu bồi dưỡng rất đa dạng và linh hoạt. Bước 2: Xác định đối tượng bồi dưỡng Đối tượng bồi dưỡng bao gồm đội ngũ giảng viên đang trực tiếp giảng dạy khối ngành kỹ thuật, trong đó tập trung vào giảng viên mới, giảng viên năng lực ITC còn hạn chế và đội ngũ CBQL trực tiếp tham gia vào hoạt động quản lý, giảng dạy khối ngành kỹ thuật. Bước 3: Xác định nội dung bồi dưỡng phù hợp Xuất phát từ mục tiêu, đối tượng bồi dưỡng là CBQL và giảng viên, họ có vai trò khác nhau trong QTDH, vì vậy nội dung bồi dưỡng, nâng cao năng lực ICT cần giúp cho cho mỗi cán bộ, giảng viên có đủ năng lực thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được phân công. Cho nên, nội dung bồi dưỡng cần được phân hóa theo chức trách nhiệm vụ. Trong phạm vi nghiên cứu, luận án đề xuất nội dung bồi dưỡng như sau: Thứ nhất, nội dung bồi dưỡng chung cho cả CBQL, giảng viên cần tập trung: Bồi dưỡng phát triển năng lực tin học cơ bản trong dạy học, trong quản lý nhân sự, trong tự học, tự nghiên cứu, trong trao đổi thông tin và hướng dẫn sinh viên; Bồi dưỡng năng lực làm việc với phần cứng, hệ điều hành, các phần mềm văn phòng, phần mềm trình chiếu, năng lực tìm kiếm, khai thác và chia sẻ thông tin, năng lực sử dụng một số chức năng thông dụng của phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại. Bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học về ứng dụng ICT trong QTDH như: phát triển những ứng dụng mới vào hoạt động dạy học; năng lực ứng dụng, chuyển giao ICT; năng lực tổ chức hội thảo khoa học về ứng dụng ICT các cấp; năng lực giao tiếp trong môi trường công nghệ thông tin và năng lực nghiên cứu, ứng dụng ICT vào phát triển các hình thức dạy học mới. Thứ hai, nội dung bồi dưỡng theo đặc thù theo chức trách nhiệm vụ Đối với giảng viên cần bồi dưỡng cho họ có năng lực khai thác, sử dụng có hiệu quả các phần mềm phục vụ cho thiết kế và tiến hành các bài giảng điện tử và dạy học trực tuyến ở các hình thức dạy học khác nhau như; năng lực khai thác và sử dụng kho dữ liệu điện tử, kỹ năng tìm kiếm và khai thác thông tin trên mạng Internet; năng lực khai thác, sử dụng các phần mềm hỗ trợ kiểm tra đánh giá, kỹ năng sử dụng ICT trong xây dựng nội dung và tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Đặc biệt, cần tập trung bồi dưỡng cho giảng viên có năng lực khai thác, sử dụng phần mềm lập trình thiết kế các trang Web, phần mềm mô phỏng thiết bị kỹ thuật, phần mềm xây dựng môi trường tương tác, giả định. Đối với cán bộ quản lý cần tập trung bồi dưỡng cho họ có năng lực làm chủ, khai thác hiệu quả các phần mềm quản lý giáo dục. Hiện nay có rất nhiều phần mềm quản lý giáo dục có thể ứng dụng trong quản lý nhà trường như: Phần mềm quản lý trường học - giáo dục Mona LMS; Phần mềm quản lý giáo dục Misa QLTH.VN; Quản lý giáo dục Ayotree; Phần mềm quản lý trường học VnEdu Bước 4: Xác định hình thức, phương pháp bồi dưỡng Hiện nay có rất nhiều các hình thức, phương pháp bồi dưỡng, nâng cao năng lực ITC cho giảng viên, CBQL. Hiệu trưởng phải căn cứ vào thực trạng và điều kiện thực tế của nhà trường, để xác định các hình thức, phương pháp bồi dưỡng cho hiệu quả. Một số hình thức, phương pháp mang lại hiệu quả cao có thể áp dụng như mở các lớp tập huấn ngắn hạn, liên kết với các trung tâm ITC, các trường đại học có uy tín để tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao, cử cán bộ đi đào tạo chuyên sâu, tổ chức các hội thi, các phong trào nghiên cứu, sáng tạo Bước 5: Dự kiến các nguồn lực đảm bảo cho hoạt động bồi dưỡng Để hoạt động bồi dưỡng có hiệu quả, Hiệu trưởng cần dự kiến đầy đủ các nguồn lực bảo đảm cho hoạt động bồi dưỡng và khả năng huy động cho hoạt động bồi đưỡng. Hệ thống các nguồn lực bảo đảm bao gồm nguồn nhân lực và vật lực. Nguồn nhân lực có đội ngũ giảng viên, CBQL có trình độ ITC cao ở nhà trường, đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học bên ngoài nhà trường có thể tham gia hoạt động bồi dưỡng. Nguồn vật lực bao gồm: cơ sở vật chất, phương tiện, tài chính, ngân sách cho hoạt động bồi dưỡng. Bước 6: Chỉ đạo thực hiện bồi dưỡng nâng cao năng lực ICT cho giảng viên, CBQL Trên cơ sở mục tiêu, nội dung, đối tượng, phương thức bồi dưỡng đã xác định, Hiệu trưởng các trường đại học có đào tạo khối ngành kỹ thuật cần chỉ đạo chặt chẽ quá trình bồi dưỡng, trọng tâm cần tập trung: Chỉ đạo tiến hành đa dạng hóa các hình thức, phương pháp bồi dưỡng thông qua tổ chức hội thi, hội giảng ứng dụng ICT cấp nhà trường, thông qua tổ chức các đợt tập huấn ngắn hạn, qua các hội nghị sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm huấn luyện cấp trường về ứng dụng ICT. Chỉ đạo các khoa/viện, bộ môn chủ động bố trí CBQL, giảng viên chuyên về ICT, CBQL, giảng viên có năng lực, kinh nghiệm về sử dụng ICT tiến hành bồi dưỡng cho cán bộ, giảng viên trong viện/khoa. Chỉ đạo kết hợp giữa nâng cao hiệu quả hoạt động bồi dưỡng của nhà trường với tổ chức tốt các lớp bồi dưỡng chương trình Tin học cơ bản qua hình thức liên kết với các trung tâm ICT, các trường đại học có uy tín về ICT; tiến hành mời giảng viên là các chuyên gia hàng đầu về ICT về trao đổi kinh nghiệm. Chỉ đạo kết hợp chặt chẽ giữa bồi dưỡng với đào tạo, tạo nguồn cơ bản về đội ngũ CBQL, giảng viên chuyên sâu về ICT. Chỉ đạo xây dựng phong trào tự học, tự rèn luyện các kỹ năng sử dụng ICT trong các tổ, nhóm chuyên môn cũng như trong tập thể sư phạm. Tạo ra một môi trường giao lưu học tập lẫn nhau, chia sẻ cho nhau những kinh nghiệm giữa các thành viên trong và ngoài nhà trường. Chỉ đạo huy động bảo đảm tốt nhất các nguồn lực cho hoạt động bồi dưỡng, tạo cơ chế để khuyến khích đội ngũ CBQL, giảng viên phát huy tính tích cực, chủ động trong tự học tập, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ. Bước 7: Đánh giá kết quả bồi dưỡng Thứ nhất, đánh giá sự phát triển năng lực ICT của giảng viên, CBQL sau quá trình bồi dưỡng. Nội dung đánh giá, cần tập trung trên hai phương diện: nhận thức của các đối tượng về vấn đề được bồi dưỡng và đánh giá khả năng vận dụng kiến thức đã học vào hoạt động thực tiễn dạy học, quản lý của giảng viên và CBQL. Các hình thức có thể sử dụng trong đánh giá như: tự đánh giá, đánh giá “chéo” giữa các nhóm đối tượng bồi dưỡng, nhờ đội ngũ chuyên gia đánh giá và đánh giá của các cấp quản lý giáo dục. Thứ hai, đánh giá và cải tiến chương trình bồi dưỡng. Sau mỗi đợt bồi dưỡng, Giám đốc/Hiệu trưởng các trường đại học có đào tạo khối ngành kỹ thuật chỉ đạo tiến hành điều tra bằng phiếu khảo sát để đánh giá trong từng giai đoạn; đồng thời kết hợp với giám sát đánh giá hiệu quả sự tác động của các đối tượng được bồi dưỡng đến quá trình giảng dạy và quản lý theo chức năng, nhiệm vụ. Căn cứ vào mục tiêu, nhu cầu và điều kiện của từng trường, Hiệu trưởng/Giám đốc tiến hành chỉ đạo điều chỉnh, bổ nội dung, chương trình bồi dưỡng cho các khóa bồi dưỡng tiếp theo. 4.1.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp Hiệu trưởng các trường đại học, cán bộ cơ quan, khoa phải có năng lực quản lý tốt, luôn luôn ủng hộ và thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời hoạt động ứng dụng ICT trong đơn vị. Có sự nhất trí đồng thuận cao trong nhà trường, đồng thời lãnh đạo các cấp nhất là cấp bộ môn, khoa/viện luôn là người tiên phong trong việc triển khai ứng dụng ICT trong QTDH. Thường xuyên đảm bảo đầy đủ kinh phí đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng ICT; kinh phí cho việc mua sắm các trang thiết bị; kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng, hỗ trợ CBQL, giảng viên. Hệ thống máy tính điện tử, mạng internet và các các thiết bị hỗ trợ phải đồng bộ; hệ thống thư viện điện tử, giáo trình, tài liệu phải phù hợp với sự phát triển của ICT. Hệ thống văn bản chỉ đạo, hướng dẫn ban hành vừa đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất, song vừa đảm bảo tính ổn định. Có cơ chế động viên, khuyến khích CBQL, giảng viên phát huy vai trò chủ động, tính tích cực, tự giác trong tự học tập, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực ICT đáp ứng yêu cầu đổi mới của nhà trường. 4.1.3. Chỉ đạo thực hiện hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học theo quy trình quản lý sự thay đổi 4.1.3.1. Mục tiêu biện pháp Đây là biện pháp quan trọng, việc tổ chức quản lý thực hiện hoạt động động ứng dụng ICT trong dạy học theo các bước của quy trình quản lý sự thay đổi không chỉ giúp nhà quản lý nắm chắc các hoạt động của các bộ phận trong hệ thống quản lý, đánh giá chính xác những thay đổi tích cực, từ đó có các biện pháp phù hợp nhằm điều chỉnh, duy trì hay thúc đẩy hoạt động ứng dụng ICT trong dạy học theo đúng tiến độ hướng đến các mục tiêu đã xác định. 4.1.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện Đây là giai đoạn có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả quá trình quản lý, hoạt động ứng dụng ICT trong dạy học đạt được kết quả như mong đợi, đòi hỏi Hiệu trưởng các trường đại học ngoài việc nắm chắc quy trình, quá trình chỉ đạo phải đảm bảo tính khoa học, thực tiễn, đồng thời huy động và phát huy tối đa hiệu quả các nguồn lực vào hoạt động, trong đó cần tập trung chỉ đạo thực hiện tốt các bước sau: Bước 1: Chỉ đạo kết hợp chặt chẽ giữa tổ chức các hội nghị, hội thảo thảo các cấp và hoạt động của tổ chuyên môn với phát huy vai trò của cán bộ khoa/viện, bộ môn tập trung quán triệt sâu rộng, giúp cho cán bộ, giảng viên nắm chắc nội dung của kế hoạch ứng dụng ICT trong dạy học, cũng như mục tiêu, phương hướng, bước đi cụ thể. Đồng thời giúp cho mọi người thấy rõ trách nhiệm của mình với sự thay đổi đó và tin tưởng vào khả năng hoàn thành nhiệm vụ, chức trách của mình, làm cơ sở để mỗi cán bộ, giảng viên xác định kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của cá nhân. Bước 2: Hiệu trưởng các trường đại học chỉ đạo tiến hành rà soát, phân tích và đánh giá chương trình, nội dung dạy học khối ngành kỹ thuật. Kết hợp giữa tham khảo lấy ý kiến của

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_quan_ly_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_va_truyen_thong.doc
  • doc4 THONG TIN MANG TIENG VIET - Nhu Quynh.doc
  • doc4 THONG TIN MẠNG TIẾNG ANH - Nhu Quynh.doc
  • doc3 TOM TAT TIENG VIET - Nhu Quynh.doc
  • doc3 TOM TAT TIENG ANH - Nhu Quynh.doc
  • doc3 BÌA TÓM TẮT TIẾNG ANH - Nhu Quynh.doc
  • doc2 BÌA TÓM TẮT TIẾNG VIỆT - Nhu Quynh.doc
  • doc1 BÌA LUẬN ÁN - Nhu Quynh.doc