Luận án Quản trị công ty tại các công ty đại chúng niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .VI

DANH MỤC BẢNG BIỂU .VIII

DANH MỤC HÌNH VẼ .IX

MỞ ĐẦU .1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.10

1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu quốc tế về Quản trị công ty.10

1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước về Quản trị công ty.14

Chương 2: CƠ SỞ KHOA HỌC NGHIÊN CỨU QUẢN TRỊ CÔNG TY

ĐẠI CHÚNG NIÊM YẾT TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN.22

2.1. Một số khái niệm và lý luận cơ bản.22

2.1.1. Tổng quan về Quản trị công ty.22

2.1.2. Tổng quan về Công ty đại chúng và Quản trị công ty đại chúng.28

2.2. Các nguyên tắc Quản trị công ty theo Mô hình Thẻ điểm Quản trị công ty.37

2.2.1. Bảo vệ quyền cổ đông .38

2.2.2. Đảm bảo đối xử bình đẳng giữa các nhóm cổ đông.42

2.2.3. Đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan về Quản trị công ty.44

2.2.4. Đảm bảo minh bạch và công bố thông tin.46

2.2.5. Đảm bảo trách nhiệm của Hội đồng quản trị .49

2.3. Kinh nghiệm về Quản trị công ty tốt ở một số quốc gia trên thế giới.53

2.3.1. Các mô hình, kinh nghiệm thực tiễn tốt về Quản trị công ty đại

chúng theo Mô hình thẻ điểm Quản trị công ty .53

2.3.2. Các bài học kinh nghiệm về Quản trị công ty đại chúng tại Việt Nam .63

Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ CÔNG TY TẠI CÁC CÔNG TY

ĐẠI CHÚNG NIÊM YẾT TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI .68

3.1. Tổng quan về Thị trường chứng khoán và các Công ty đại chúng niêm

yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung và sàn chứng khoán

HNX nói riêng.68

3.1.1. Tổng quan Thị trường chứng khoán Việt Nam và các Công ty đại

chúng niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam .68

3.1.2. Khung pháp lý cho việc thực hiện Quản trị công ty đại chúng ở Việt Nam.69

pdf233 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 397 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản trị công ty tại các công ty đại chúng niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
,762 127. Công ty công bố cách thực hiện và giám sát việc tuân thủ Bộ Quy tắc Đạo đức hoặc Ứng xử 1,491 0,754 Về thành phần và cơ cấu của HĐQT. 128. Thành viên HĐQT độc lập chiếm tối thiểu 50% số thành viên HĐQT 1,572 0,807 129. Công ty giới hạn về nhiệm kỳ tối đa 9 năm hoặc ít hơn hoặc tối đa 2 nhiệm kỳ 5 năm1 đối với mỗi thành viên HĐQT độc lập 1,547 0,801 130. Công ty đặt ra giới hạn tối đa năm vị trí HĐQT mà một thành viên HĐQT độc lập/không điều hành có thể nắm giữ đồng thời tại những công ty khác 1,566 0,831 131. Công ty có thành viên HĐQT điều hành phục vụ tại hơn 2 HĐQT của các công ty niêm yết ngoài tập đoàn 3,277 1,302 Về Tiểu ban nhân sự 132. Công ty có Tiểu ban Nhân sự 2,818 1,272 133. Tiểu ban Nhân sự bao gồm đa số thành viên HĐQT độc lập 1,962 0,980 134. Chủ tịch của Tiểu ban Nhân sự là thành viên HĐQT độc lập 1,969 0,990 135. Công ty công bố quy chế hoạt động/ cơ cấu quản trị/ điều lệ 1,931 0,962 98 của Tiểu ban Nhân sự 136. Sự tham gia của thành viên trong các cuộc họp của Tiểu ban Nhân sự được công bố công khai, nếu có, Tiểu ban Nhân sự có họp tối thiểu hai lần trong năm 2,000 1,019 Về Tiểu ban Thù lao/ Lương thưởng 137. Công ty có Tiểu ban Thù lao 2,220 1,083 138. Tiểu ban Thù lao bao gồm đa số thành viên HĐQT độc lập 1,761 0,910 139. Chủ tịch của Tiểu ban Thù lao là thành viên HĐQT độc lập 1,748 0,878 140. Công ty công bố quy chế hoạt động/ cơ cấu quản trị/ điều lệ của Tiểu ban Thù lao 1,723 0,913 141. Sự tham gia của thành viên trong các cuộc họp của Tiểu ban Thù lao được công bố công khai, nếu có, Tiểu ban Thù lao có họp tối thiểu hai lần trong năm 1,742 0,943 Về Tiểu ban Kiểm toán: 142. Công ty có Tiểu ban Kiểm toán 2,918 1,201 143. Tiểu ban Kiểm toán bao gồm toàn bộ thành viên HĐQT không điều hành với đa số thành viên/ủy viên HĐQT độc lập 1,717 0,901 144. Chủ tịch của Tiểu ban Kiểm toán là thành viên HĐQT độc lập 1,698 0,919 145. Công ty công bố quy chế hoạt động/cơ cấu quản trị/điều lệ của Tiểu ban Kiểm toán 3,321 1,270 146. Tối thiểu một thành viên HĐQT độc lập của Tiểu ban Kiểm toán có chuyên môn về kế toán (trình độ chuyên môn hoặc kinh nghiệm kế toán) 2,239 0,990 147. Sự tham gia của thành viên trong các cuộc họp của Tiểu ban Kiểm toán được công bố công khai, nếu có, Tiểu ban Kiểm toán có họp tối thiểu bốn lần trong năm 1,767 0,949 148. Tiểu ban Kiểm toán có trách nhiệm chính trong việc đưa ra khuyến nghị về bổ nhiệm, và miễn nhiệm kiểm toán độc lập 1,698 0,855 Nguồn: Kết quả khảo sát điều tra  Cơ cấu Hội đồng quản trị Theo điều 151 Luật Doanh Nghiệp 2014, số thành viên trong HĐQT phải nhiều hơn 3 và ít hơn 11 người (nếu điều lệ công ty không có quy định khác) [15]. Tuy nhiên, kết quả điều tra cho thấy tại hầu hết các CTĐC trên sàn HNX chưa có thành phần và cơ cấu tổ chức của HĐQT phù hợp, 52,20% cổ đông đánh giá là không có. GTBQ là 1,87/5 điểm; Cơ cấu số lượng nhân sự ĐHQT giữa các bộ phận chưa phù hợp, 37,11% cổ đông đánh giá là không tốt, GTBQ là 2,35/5 điểm; Cơ cấu thù lao các bộ phận, thành viên HĐQT chưa phù hợp: 37,11% cổ đông đánh giá là yếu kém, GTBQ là 1,96/5 điểm. Về Bộ Quy tắc Đạo đức hoặc Ứng xử: Tại Việt Nam, hầu hết các doanh nghiệp chưa chú trọng đến việc xây dựng và thực thiện các quy tắc đạo đức ửng xử trong kinh doanh. Theo OECD (2015), việc thiết lập các chuẩn mực đạo đức của công ty phải do HĐQT chịu trách nhiệm 99 thực hiện [34]. Kết quả điều tra cho thấy tại các CTĐC trên sàn HNX, chi tiết của Bộ Quy tắc Đạo đức hoặc Ứng xử chưa được công bố công khai, 47,8% cổ đông đánh giá là không có, GTBQ là 1,81/5 điểm; Công ty chưa công bố về việc tất cả thành viên HĐQT, lãnh đạo cấp cao và nhân viên phải tuân thủ bộ quy tắc, 62,26% cổ đông đánh giá là yếu kém, GTBQ là 1,52/5 điểm; Công ty chưa công bố cách thực hiện và giám sát việc tuân thủ Bộ Quy tắc Đạo đức hoặc Ứng xử: 64,15% cổ đông đánh giá là yếu kém, GTBQ là 1,49/5 điểm. Về thành phần và cơ cấu của Hội đồng quản trị: Theo báo cáo thẻ điểm QTCT của ASEAN năm 2016, không có công ty nào đáp ứng được tiêu chuẩn có tối thiểu 50% thành viên độc lập trở lên [34]. Tuy nhiên, kết quả điều tra các CTĐC trên sàn HNX cho thấy kết quả khả quan hơn khi vẫn có một số ít các công ty đáp ứng được tiêu chuẩn này, điều đó cũng không tránh khỏi kết quả có 59,12% cổ đông đánh giá là yếu kém, GTBQ là 1,57/5 điểm. Về nhiệm kỳ của các thành viên HĐQT, rất ít công ty giới hạn về nhiệm kỳ tối đa 9 năm hoặc ít hơn hoặc tối đa 2 nhiệm kỳ 5 năm đối với mỗi thành viên HĐQT độc lập, 62,89% cổ đông đánh giá là yếu kém, GTBQ là 1,55/5 điểm. Đồng thời, chỉ một số nhỏ các công ty đặt ra giới hạn tối đa năm doanh nghiệp mà một thành viên HĐQT độc lập/không điều hành có thể nắm giữ đồng thời tại những công ty khác, 61,01% cổ đông đánh giá là yếu kém, GTBQ là 1,57/5 điểm. Về Tiểu ban nhân sự: Khi quy mô của doanh nghiệp càng lớn, mức độ phức tạp và tầm quan trọng của các vấn đề cần HĐQT quyết định ngày càng lớn thì việc thành lập tiểu ban nhân sự là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, kết quả điều tra cho thấy không nhiều CTĐC niêm yết trên sàn HNX có tiểu ban nhân sự, 27,67% cổ đông đánh giá ở mức trung bình, GTBQ là 2,82/5 điểm. Trong đó, rất ít công ty có tiểu ban Nhân sự bao gồm đa số thành viên HĐQT độc lập, 41,51% cổ đông đánh giá là yếu kém, GTBQ là 1,96/5 điểm; Ở tiêu chí trưởng Tiểu ban nhân sự nên là thành viên HĐQT độc lập, 42,14% cổ đông đánh giá là không có, GTBQ là 1,97/5 điểm. Hơn nữa, tại các CTĐC niêm yết trên sàn HNX, việc công bố quy chế hoạt động/cơ cấu quản trị/điều lệ của Tiểu ban Nhân sự và công bố công khai sự tham gia của các thành viên trong các cuộc họp của tiểu ban Nhân sự, họp tối thiểu hai lần trong năm là rất hạn chế, tỷ lệ cổ đông đánh giá yếu kém là 42,77%, GTBQ là 1,93/5 điểm. 100 Về Tiểu ban Thù lao/lương thưởng: Chỉ các công ty có quy mô lớn mới thành lập Tiểu ban Thù lao/lương thưởng. Theo số liệu trong báo cáo thẻ điểm QTCT của ASEAN năm 2015, 12/55 công ty khảo sát có tiểu ban Thù lao/lương thưởng [34]. Kết quả điều tra các CTĐC tại Việt Nam cho thấy 35,22% cổ đông đánh giá là công ty không có tiểu ban Thù lao/lương thưởng, GTBQ là 2,22/5 điểm. Trong đó, 50,94% cổ đông đánh giá là Tiểu ban Thù lao/lương thưởng không bao gồm đa số thành viên HĐQT độc lập, GTBQ là 1,76/5 điểm. Trưởng của Tiểu ban Thù lao/lương thưởng không phải là thành viên HĐQT độc lập, 50,94% cổ đông đánh giá là không có, GTBQ là 1,75/5 điểm. Đồng thời, 54,09% cổ đông đánh giá là công ty không công bố quy chế hoạt động/cơ cấu quản trị/điều lệ của Tiểu ban Thù lao/lương thưởng, GTBQ là 1,72/5 điểm. Đa số (53,46%) cổ đông đánh giá rằng sự tham gia của thành viên trong các cuộc họp của Tiểu ban Thù lao/lương thưởng cũng không được công bố công khai, GTBQ là 1,74/5 điểm. Về Tiểu ban Kiểm toán: Hoạt động kiểm toán nội bộ tại các CTĐC trên sàn HNX khá được chú trọng bởi ban kiểm toán có vai trò bảo vệ cổ đông và giám sát hoạt động của HĐQT và BGĐ. Tuy nhiên, Tiểu ban kiểm toán tại các CTĐC chưa phát huy được hết vai trò của mình. Kết quả điều tra cho thấy đa số các công ty có Tiểu ban Kiểm toán với 27,67% cổ đông đánh giá là chấp nhận được, GTBQ là 2,92/5 điểm. Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có quy định nào yêu cầu bắt buộc các CTĐC phải công bố về các thành viên trong Tiểu ban kiểm toán. Báo cáo Thẻ điểm QTCT của ASEAN năm 2016 cho biết hầu hết các công ty không thực hiện việc công bố này (96,36%) [34]. Hơn một nửa cổ đông được điều tra (54,09%) đánh giá là Tiểu ban Kiểm toán không bao gồm thành viên HĐQT không điều hành hoặc thành viên/ủy viên HĐQT độc lập, GTBQ là 1,72/5 điểm. Tương tự, đa số (56,60%) cổ đông đánh giá trưởng Tiểu ban Kiểm toán không phải là thành viên HĐQT độc lập, GTBQ là 1,7/5 điểm. Tuy nhiên, để đảm bảo nguyên tắc công khai và minh bạch, đa số các CTĐC có công bố quy chế hoạt động/cơ cấu quản trị/điều lệ của Tiểu ban Kiểm toán được nhiều cổ đông (29,56%) đánh giá tốt, GTBQ là 3,32/5 điểm. Trình độ của các thành viên HĐQT độc lập của tiểu ban Kiểm toán được 31,45% cổ đông đánh giá ở mức trung bình. Cụ thể, tối thiểu một thành viên HĐQT 101 độc lập của Tiểu ban Kiểm toán có chuyên môn về kế toán (trình độ chuyên môn hoặc kinh nghiệm kế toán), GTBQ là 2,24/5 điểm Hơn một nửa cổ đông (52,20%) đánh giá sự tham gia của thành viên trong các cuộc họp của Tiểu ban Kiểm toán không được công bố công khai, GTBQ là 1,77/5 điểm. Kết quả này gần giống với kết quả như trong báo cáo thẻ điểm QTCT của ASEAN năm 2016, với chỉ 9,09% công ty công bố chi tiết tham dự cuộc họp của các thành viên ban kiểm toán [34]. Bên cạnh đó, đa số các cổ đông (52,83%) cho là Tiểu ban Kiểm toán không có trách nhiệm trong việc đưa ra khuyến nghị về bổ nhiệm, và miễn nhiệm kiểm toán độc lập, GTBQ là 1,7/5 điểm.  Quy trình Hội đồng quản trị Bảng 3.9: Đánh giá của cổ đông về quy trình Hội đồng quản trị tại các Công ty đại chúng niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội Chỉ tiêu (câu hỏi) Giá trị bình quân (điểm) Độ lệch chuẩn 149. Đánh giá về quy trình họp và tham dự họp HĐQT. Cụ thể: 2,906 1,184 150. Họp HĐQT được lập kế hoạch trước khi bắt đầu năm tài chính 1,975 0,968 151. Thành viên HĐQT họp tối thiểu sáu lần trong năm? 3,371 1,329 152. Mỗi thành viên HĐQT tham dự tối thiểu 75% số cuộc họp HĐQT trong năm 3,352 1,298 153. Công ty có yêu cầu về số đại biểu tham dự tối thiểu phải đạt 2/3 số thành viên HĐQT đối với các cuộc họp cần ra quyết định của HĐQT 1,679 0,895 154. Thành viên HĐQT không điều hành của công ty có họp riêng tối thiểu một lần trong năm mà không có mặt các thành viên điều hành 1,730 0,862 155. Đánh giá về quy trình và thủ tục tiếp cận thông tin. Cụ thể: 2,415 1,182 156. Văn bản cho các cuộc họp HĐQT được cung cấp cho HĐQT tối thiểu năm ngày làm việc trước khi diễn ra cuộc họp HĐQT 1,736 0,882 157. Thư ký công ty đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ HĐQT thực hiện trách nhiệm của mình 2,465 1,107 158. Thư ký công ty được đào tạo về pháp lý, kế toán hay thực hành công tác thư ký công ty và được cập nhật các vấn đề mới có liên quan các nội dung trên 1,723 0,941 159. Đánh giá về quy trình bổ nhiệm và tái cử thành viên HĐQT. Cụ thể: 2,025 1,142 160. Công ty công bố các tiêu chí sử dụng để lựa chọn thành viên HĐQT mới 1,717 0,880 161. Công ty có mô tả quy trình được áp dụng trong việc bổ nhiệm thành viên HĐQT mới 1,761 0,917 162. Tất cả các thành viên HĐQT được bầu lại tối thiểu 3 năm, hoặc 5 năm đối với công ty niêm yết ở những quốc gia có pháp 1,774 0,967 102 luật quy định nhiệm kỳ 5 năm 163. Đánh giá về quy trình xây dựng và phê duyệt các vấn đề thù lao. Cụ thể: 2,403 1,170 164. Công ty công bố chính sách/thực hành về thù lao (phí, thù lao, các hình thức quyền lợi hiện vật hoặc các bổng lộc khác) (nghĩa là việc sử dụng các chính sách khích lệ và các chỉ tiêu hiệu quả ngắn và dài hạn) đối với thành viên HĐQT điều hành và TGĐ 1,686 0,872 165. Cơ cấu thù lao cho thành viên HĐQT không điều hành được công bố công khai 1,755 0,912 166. Cổ đông hay HĐQT có thông qua thù lao của thành viên HĐQT điều hành và/hoặc lãnh đạo cấp cao 1,717 0,929 167. Công ty có các chính sách, tiêu chuẩn có thể đo lường để gắn mức thù lao chi trả dựa trên thành tích của các thành viên HĐQT điều hành hoặc ban điều hành với lợi ích lâu dài của công ty, chẳng hạn như áp dụng điều khoản thu hồi, chính sách khoản thưởng hoãn lại (Clawback provision, deffered bonus) 1,761 0,951 168. Đánh giá chất lượng quy trình kiểm toán Nội bộ. Cụ thể: 3,132 0,988 169. Công ty có bộ phận kiểm toán nội bộ riêng biệt 3,233 1,289 170. Trưởng bộ phận kiểm toán nội bộ được công bố, hoặc nếu được thuê ngoài, tên của công ty thuê ngoài có được công bố công khai 3,132 1,248 171. Việc bổ nhiệm và miễn nhiệm kiểm toán nội bộ phải được Tiểu ban Kiểm toán thông qua 2,881 1,260 172. Đánh giá chất lượng quy trình giám sát rủi ro. Cụ thể: 3,623 1,029 173. Công ty công bố quy trình kiểm soát nội bộ/hệ thống quản lý rủi ro và định kỳ xem xét tính hiệu quả của hệ thống mà công ty đang thực hiện 3,365 1,295 174. Báo cáo thường niên/Báo cáo QTCT công bố rằng thành viên HĐQT đã rà soát các chốt kiểm soát trọng yếu của công ty (bao gồm các chốt kiểm soát về hoạt động, tài chính và tuân thủ) và các hệ thống quản lý rủi ro 2,453 1,083 175. Công ty công bố cách thức quản lý các rủi ro quan trọng (như tài chính, vận hành bao gồm công nghệ thông tin, môi trường, xã hội và kinh tế) 3,333 1,189 176. Báo cáo thường niên/Báo cáo QTCT trình bày tuyên bố của thành viên HĐQT hay Tiểu ban Kiểm toán về sự đầy đủ của các chốt kiểm soát nội bộ/hệ thống quản lý rủi ro của công ty. 2,503 1,130 Nguồn: Kết quả khảo sát điều tra Theo kết quả điều tra tại các CTĐC niêm yết trên sàn HNX, quy trình họp và tham dự họp HĐQT nhìn chung là chấp nhận được, GTBQ là 2,91/5 điểm. Theo kết quả khảo sát điều tra, đa số các cổ đông (40,25) cho rằng công ty không lên lịch trình họp trước khi bắt đầu năm tài chính, GTBQ là 1,97/5 điểm. Luật Doanh Nghiệp 2014 quy định, cuộc họp định kỳ HĐQT do chủ tịch HĐQT triệu tập bất cứ khi nào nếu xét thấy cần thiết hoặc các cuộc họp HĐQT cần phải tiến hành ít nhất mỗi quý một lần [15]. Kết quả điều tra cho thấy đa số cổ đông 103 (25,79% ) đánh giá rằng việc thành viên HĐQT họp tối thiểu sáu lần trong năm ở mức chấp nhận được, GTBQ 3,37/5 điểm. Đánh giá về việc thành viên HĐQT tham dự tối thiểu 75% số cuộc họp HĐQT trong năm, có 25,16% cổ đông đánh giá tốt, GTBQ là 3,35/5 điểm. Cũng theo quy định của pháp luật, Cuộc họp HĐQT được tiến hành khi có từ ba phần tư tổng số thành viên trở lên dự họp. Thực tế tại các CTĐC niêm yết trên sàn HNX cho thấy đa số các công ty chưa tuân thủ yêu cầu này, cụ thể 56,60% cổ đông đánh giá là yếu kém, GTBQ là 1,68/5 điểm. Một số lượng rất ít CTĐC có tổ chức các phiên họp riêng, tối thiểu một lần trong năm dành cho các thành viên HĐQT không điều hành với 50,94% cổ đông đánh giá là không có, GTBQ là 1,73/5 điểm. Quy trình và thủ tục tiếp cận thông tin về họp HĐQT tại các CTĐC niêm yết trên sàn HNX nhìn chung là khá hạn chế với 30,19% cổ đông đánh giá ở mức trung bình, GTBQ là 2,42/5 điểm. Đa số cổ đông (50,94%) đánh giá việc cung cấp các văn bản các cuộc họp HĐQT tối thiểu năm ngày làm việc trước khi diễn ra cuộc họp HĐQT ở mức yếu kém, GTBQ là 1,74/5 điểm. Về vai trò của thư ký công ty trong việc hỗ trợ HĐQT thực hiện trách nhiệm của mình, kết quả điều tra cho thấy hiện trình độ của thư ký chưa đảm bảo, chưa được đào tạo bài bản về pháp lý, kế toán hay thực hành công tác thư ký và có kỹ năng cập nhật các vấn đề mới có liên quan các nội dung trên, 55,35% cổ đông đánh giá ở mức yếu kém, GTBQ là 1,72/5 điểm. Tại điều 143 Luật Doanh Nghiệp 2014, việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên do điều lệ công ty quy định [15]. Đánh giá về quy trình bổ nhiệm và tái cử thành viên HĐQT, đa số các cổ đông chưa hài lòng với 42,77% cổ đông đánh giá là ở mức trung bình, GTBQ là 2,03/5 điểm. Nguyên nhân là do đa số các công ty chưa công bố các tiêu chí để lựa chọn thành viên HĐQT mới (53,46% cổ đông đánh giá là yếu kém, GTBQ là 1,72/5 điểm); Phần lớn các công ty chưa có mô tả quy trình được áp dụng trong việc bổ nhiệm thành viên HĐQT mới (50,94% cổ đông đánh giá là yếu kém, GTBQ là 1,76/5 điểm); Chính sách thù lao là vấn đề được quan tâm nhất tại các cuộc họp HĐQT. Tuy nhiên, quy trình xây dựng và phê duyệt các vấn đề thù lao tại các CTĐC niêm yết trên sàn HNX còn hạn chế. Số lượng cổ đông đánh giá ở mức trung bình là 31,45%, GTBQ là 2,4/5 điểm. Cụ thể: 55,35% cổ đông cho biết công ty không công bố chính sách/thực hành về thù lao (phí, thù lao, các hình thức quyền lợi hiện vật 104 hoặc các bổng lộc khác) đối với thành viên HĐQT và TGĐ, GTBQ là 1,69/5 điểm; 51,57% cổ đông đánh giá là cơ cấu thù lao cho thành viên HĐQT không điều hành không được công bố công khai, GTBQ là 1,75/5 điểm; 55,97% cổ đông đánh giá là cổ đông hay HĐQT không thông qua thù lao của thành viên HĐQT điều hành và/hoặc lãnh đạo cấp cao, GTBQ là 1,72/5 điểm; Bên cạnh đó, đa số cổ đông (54,09%) đánh giá rằng công ty không có các chính sách, tiêu chuẩn có thể đo lường để gắn mức thù lao chi trả dựa trên thành tích của các thành viên HĐQT điều hành hoặc ban điều hành gắn với lợi ích lâu dài của công ty, chẳng hạn như áp dụng điều khoản thu hồi, chính sách khoản thưởng hoãn lại, GTBQ là 1,76/5 điểm. Để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của cổ đông và các bên liên quan, việc xây dựng quy trình Kiểm toán nội bộ được các CTĐC khá chú trọng. Đánh giá về chất lượng quy trình Kiểm toán nội bộ tại các công ty này, đa số cổ đông (30,19%) đánh giá là tốt, GTBQ là 3,13/5 điểm. Đa số các công ty có bộ phận Kiểm toán nội bộ riêng biệt (27,67% cổ đông đánh giá là chấp nhận được, GTBQ là 3,23/5 điểm); Việc công bố công khai trưởng bộ phận Kiểm toán nội bộ hoặc tên công ty thuê ngoài được đa số cổ đông đánh giá ở mức chấp nhập được (28,30%), GTBQ là 3,13/5 điểm. Việc bổ nhiệm và miễn nhiệm Kiểm toán nội bộ phải được Tiểu ban Kiểm toán thông qua được 31,45% cổ đông đánh giá là chấp nhận được, GTBQ là 2,88/5 điểm. Hiện nay tại Việt Nam, hoạt động quản lý rủi ro không còn phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của bản thân doanh nghiệp mà phải chịu sự quản lý, điều chỉnh của pháp luật. Kết quả điều tra cho thấy chất lượng quy trình giám sát rủi ro tại các CTĐC niêm yết trên sàn HNX ngày càng được nâng cao với một tỷ lệ cao cổ đông đánh giá tốt (37,11%), GTBQ là 3,62/5 điểm. Cụ thể, 25,79% cổ đông đánh giá việc công ty công bố quy trình kiểm soát nội bộ/hệ thống quản lý rủi ro và định kỳ xem xét tính hiệu quả của hệ thống mà công ty đang thực hiện ở mức tốt, GTBQ là 3,36/5 điểm. Báo cáo thường niên/Báo cáo QTCT công bố rằng thành viên HĐQT đã rà soát các chốt kiểm soát trọng yếu của công ty (bao gồm các chốt kiểm soát về hoạt động, tài chính và tuân thủ) và các hệ thống quản lý rủi ro được đánh giá ở mức chấp nhận được (28,93%), GTBQ là 2,45/5 điểm. Bên cạnh đó, việc công ty công bố cách thức quản lý các rủi ro quan trọng (như tài chính, vận hành bao gồm công nghệ thông tin, môi trường, xã hội và kinh tế) được 28,30% cổ đông đánh giá tốt, GTBQ là 3,33/5 điểm. Tuy nhiên, báo cáo thường niên/Báo cáo QTCT trình bày 105 tuyên bố của thành viên HĐQT hay Tiểu ban Kiểm toán về sự đầy đủ của các chốt kiểm soát nội bộ/hệ thống quản lý rủi ro của công ty được 27,04% cổ đông đánh giá không cao, GTBQ là 2,5/5 điểm.  Nhân sự trong HĐQT Theo điều 151 Luật Doanh Nghiệp 2014, thành viên HĐQT phải có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh của công ty và không nhất thiết phải là cổ đông của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định khác [15]. Kết quả điều tra tình hình nhân sự trong HĐQT tại các CTĐC niêm yết trên sàn HNX cho thấy việc bổ nhiệm số lượng nhân sự HĐQT tương đối phù hợp với 54,09% cổ đông đánh giá là chấp nhận được, GTBQ là 2,91/5 điểm. Trình độ và năng lực của nhân sự HĐQT được phần lớn cổ đông (40,88%) đánh giá tốt, GTBQ là 3,16/5 điểm. Bên cạnh trình độ và năng lực, kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của nhân sự HĐQT cũng được 47,74% cổ đông đánh giá là chấp nhận được, GTBQ là 3,13/5 điểm. Bảng 3.10: Đánh giá của cổ đông về nhân sự của Hội đồng quản trị tại các Công ty đại chúng niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội Chỉ tiêu (câu hỏi) Giá trị bình quân (điểm) Độ lệch chuẩn Nhân sự trong Hội đồng quản trị 177. Số lượng nhân sự HĐQT phù hợp 2,912 0,837 178. Trình độ và năng lực của nhân sự HĐQT 3,164 0,980 179. Kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của nhân sự HĐQT 3,132 0,935 Cụ thể về Chủ tịch HĐQT 180. Hai người khác nhau đảm nhiệm vị trí chủ tịch HĐQT và TGĐ 3,805 1,034 181. Chủ tịch là thành viên HĐQT độc lập 1,704 0,911 182. Có bất kỳ thành viên HĐQT là nguyên Tổng Giám đốc/Giám đốc điều hành của công ty trong 2 năm trước 2,075 1,047 183. Vai trò và trách nhiệm của chủ tịch được công bố công khai 2,270 1,077 Cụ thể về Trưởng thành viên HĐQT độc lập: 184. Nếu chủ tịch không phải là thành viên HĐQT độc lập, HĐQT bầu chọn Trưởng thành viên độc lập (Lead independent director) và vai trò của vị trí này có được xác định rõ ràng 2,208 1,032 Cụ thể về Kỹ năng và năng lực: 185. Công ty có tối thiểu một thành viên HĐQT không điều hành có kinh nghiệm làm việc trước đó trong lĩnh vực chính mà công ty đang hoạt động 3,390 1,316 Phát triển thành viên Hội đồng quản trị và bổ nhiệm Ban điều hành 186. Công ty có chương trình định hướng cho thành viên HĐQT mới 2,692 1,043 106 187. Công ty chính sách khuyến khích thành viên HĐQT tham gia các chương trình đào tạo liên tục hay đào tạo chuyên môn? 2,403 0,812 188. Công ty công bố cách thức thành viên HĐQT xây dựng quy hoạch kế nhiệm cho vị trí TGĐ/Giám đốc Điều hành/Quản lý chủ chốt 1,969 0,853 Đánh giá Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị và các tiểu ban 189. Thành viên HĐQT thực hiện đánh giá hiệu quả hàng năm đối với TGĐ/Giám đốc Điều hành/Quản lý chủ chốt 2,497 0,954 190. Công ty tiến hành đánh giá năng lực hàng năm đối với HĐQT và công bố quy trình đánh giá cũng như các tiêu chí dùng trong đánh giá 2,082 0,934 191. Công ty tiến hành đánh giá năng lực hàng năm đối với từng thành viên HĐQT và công bố quy trình đánh giá cũng như các tiêu chí dùng trong đánh giá 2,063 0,912 192. Công ty tiến hành đánh giá năng lực hàng năm đối với các tiểu ban của HĐQT và công bố quy trình đánh giá cũng như các tiêu chí dùng trong đánh giá 2,377 0,953 Nguồn: Kết quả khảo sát điều tra Về Chủ tịch HĐQT, việc thực hiện tiêu chí hai người khác nhau đảm nhiệm vị trí chủ tịch HĐQT và TGĐ tại các CTĐC được một tỷ lệ cao cổ đông đánh giá là rất tốt (32,7%), GTBQ là 3,81/5 điểm. Hơn một nửa số cổ đông được điều tra (55,97% ) cung cấp thông tin cho thấy Chủ tịch HĐQT không phải là thành viên HĐQT độc lập, GTBQ là 1,7/5 điểm. Đồng thời, không có bất kỳ thành viên HĐQT là nguyên Tổng Giám đốc/Giám đốc điều hành của công ty trong 2 năm trước với 39,62% cổ đông đánh giá là yếu kém, GTBQ là 2,08/5 điểm. Vai trò và trách nhiệm của Chủ tịch HĐQT cũng không được công bố công khai với 30,82% cổ đông đánh giá ở mức độ trung bình, GTBQ là 2,27/5 điểm. Về Trưởng thành viên HĐQT độc lập, phần lớn các cổ đông được điều tra (31,45%) cho biết khi Chủ tịch HĐQT không phải là thành viên HĐQT độc lập, HĐQT bầu chọn Trưởng thành viên HĐQT độc lập (Lead independent director) và vai trò của vị trí này không được xác định rõ ràng, GTBQ là 2,27/5 điểm. Về kỹ năng và năng lực, công ty có tối thiểu một thành viên HĐQT không điều hành có kinh nghiệm làm việc trước đó trong lĩnh vực chính mà công ty đang hoạt động được 28,93% cổ đông đánh giá tốt, GTBQ là 3,39/5 điểm.  Đánh giá Hội đồng quản trị, các thành viên Hội đồng quản trị và các Tiểu ban Đánh giá năng lực của các thành viên HĐQT thường xuyên và đúng đắn giúp đảm bảo chất lượng hoạt động của doanh nghiệp vì đây là đội ngũ chủ chốt có vai trò định hướng và đưa ra các quyết định mang tính sống còn cho doanh nghiệp. Tại các CTĐC niêm yết trên sàn HNX, các thành viên HĐQT gồm TGĐ/Giám đốc Điều 107 hành/Quản lý chủ chốt được thực hiện đánh giá hiệu quả hàng năm. Số liệu điều tra cho thấy có 40,88% cổ đông đánh giá là chấp nhận được, GTBQ là 2,5/5 điểm. Ở tiêu chí Công ty tiến hành đánh giá năng lực hàng năm đối với HĐQT và công bố quy trình đánh giá cũng như các tiêu chí dùng trong đánh giá; Đánh giá năng lực hàng năm đối với từng thành viên HĐQT và công bố quy trình đánh giá cũng như các tiêu chí dùng trong đánh giá được cho là đạt kết quả không cao, GTBQ lần lượt là 2,08/5 và 2,06/5 điểm. Việc tiến hành đánh giá năng lực hàng năm đối với các tiểu ban của HĐQT và công bố quy trình đánh giá cũng như các tiêu chí dùng trong đánh giá tại các CTĐC được 37,11% cổ đông đánh giá là chấp nhận được, GTBQ là 2,38/5 điểm. 3.2.2. Kết quả nghiên cứu định lượng 3.2.2.1. Kiểm định thang đo các các biến Kết quả phân tích EFA (Exploratory Factor Analysis) đối với các biến định lượng đo lường theo thang điểm likert – 5 điểm cho thấy có 10 biến độc lập (factors) được tạo thành (chi tiết xem phụ lục 8). Trong đó, 4 biến đầu tương ứng với 4 nguyên tắc quản trị công ty đầu tiên; riêng nguyên tắc thứ 5 hình thành 6 biến độc lập hay 6 mảng nội dung tương đối độc lập và có ý nghĩa khác nhau. Tiếp theo, nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích độ tin cậy thang đo thông qua công cụ Cronbach‟s Alpha và CFA (Confirmatory Factor Analysis) để kiểm định độ tin cậy của các biến độc lập. Giá trị Cronbach‟s Alpha, giá trị hệ số KMO và giá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_quan_tri_cong_ty_tai_cac_cong_ty_dai_chung_niem_yet.pdf
Tài liệu liên quan