Luận văn Khảo sát tình hình nhiễm Ascaris suum trên lợn chăn nuôi gia đình tại huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk và biện pháp phòng, trị

PHẦN I 4

ĐẶT VẤN ĐỀ 4

PHẦN II 6

TỔNG QUAN TÀI LIỆU 6

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của huyện Krông Bông 6

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 6

2.1.1.1. Vị trí địa lý 6

2.1.1.2. Địa hình 6

2.1.1.3. Thời tiết khí hậu 7

2.1.1.4. Chế độ nhiệt 7

2.1.1.5. Chế độ ẩm 7

2.1.1.6. Chế độ gió 7

2.1.1.7. Đất đai 7

2.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội 10

2.1.2.1. Điều kiện kinh tế 10

2.1.2.2. Điều kiện xã hội 11

2.2. Tình hình nghiên cứu bệnh giun đũa lợn trong và ngoài nước 11

2.2.1. Tình hình nghiên cứu bệnh giun đũa lợn ngoài nước 11

2.2.2. Tình hình nghiên cứu bệnh giun đũa lợn trong nước 11

2.3. Tình hình chăn nuôi lợn và công tác thú y tại huyện Krông Bông 12

2.3.1. Tình hình chăn nuôi lợn 12

2.3.2. Công tác thú y 13

1. Tình hình dịch bệnh: 13

2. Các biện pháp phòng chống dịch, nhận định tình hình 13

3. Công tác tiêm phòng 14

4. Công tác tiêu độc khử trùng: 16

2.4. Cơ sở lý luận của đề tài 18

2.4.1. Đặc điểm hình thái, cấu tạo của giun đũa lợn 18

2.4.2. Chu kỳ phát triển của giun đũa lợn 18

2.4.3. Đặc điểm dịch tễ học của bệnh giun đũa lợn 19

2.4.4. Tỉ lệ và cường độ nhiễm của bệnh giun đũa lợn 21

2.4.5. Cơ chế phát sinh bệnh của bệnh giun đũa lợn 22

2.4.6. Tác hại của bệnh giun đũa lợn 22

2.4.7. Triệu chứng, bệnh tích của bệnh giun đũa lợn 22

2.4.7.1. Triệu chứng 22

2.4.7.2. Bệnh tích 23

2.4.8. Chẩn đoán bệnh giun đũa lợn 23

2.4.9. Biện pháp phòng, trị bệnh giun đũa lợn 24

2.4.9.1. Phòng bệnh 24

2.4.9.2. Trị bệnh 24

2.4.10. Một số thông tin về loại thuốc tẩy giun sán Vimectin và Levavet hiện có bán tại các đại lý thuốc thú y trên địa bàn huyện Krông Bông 25

2.4.10.1. Thông tin về thuốc Vimectin 25

2.4.10.2. Thông tin về thuốc Levavet 26

PHẦN III 27

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27

3.1. Tình hình nhiễm giun đũa lợn tại các địa điểm 27

3.2. Tình hình nhiễm giun đũa lợn theo độ tuổi 27

3.3. Tình hình nhiễm giun đũa lợn theo tính biệt 27

3.4. Tình hình nhiễm giun đũa lợn theo phương thức chăn nuôi 27

3.5. Tình hình nhiễm giun đũa lợn theo giống lợn 27

3.6. Triệu chứng, bệnh tích của bệnh giun đũa lợn 27

3.7. Thí nghiệm sử dụng Vimectin và Bio-Levamisol 10% để điều trị 27

3.8. Phương pháp tiến hành 27

3.8.1. Địa điểm và thời gian khảo sát 27

a) Địa điểm 27

b) Thời gian 27

3.8.2. Dụng cụ 27

3.8.3. Hóa chất 27

3.8.4. Địa điểm xét nghiệm phân và tiến hành điều trị 28

3.8.5. Phương pháp nghiên cứu 28

a) Phương pháp lấy mẫu 28

b) Phương pháp xét nghiệm phân 28

c) Phương pháp mổ khám 29

3.8.6. Phương pháp bố trí thí nghiệm kiểm tra hiệu lực tẩy trừ của thuốc 29

3.8.7. Phương pháp xử lý số liệu 29

PHẦN IV 30

KẾT QUẢ -THẢO LUẬN 30

4.1. Tình hình nhiễm giun đũa lợn trên lợn chăn nuôi gia đình tại Krông Bông 30

4.1.1. Tình hình nhiễm giun đũa lợn tại các địa điểm 30

4.1.2. Tình hình nhiễm giun đũa lợn theo độ tuổi 33

4.1.3. Tình hình nhiễm giun đũa lợn theo tính biệt 36

4.1.4. Tình hình nhiễm giun đũa lợn theo giống lợn 37

4.1.5. Tình hình nhiễm giun đũa lợn theo phương thức chăn nuôi 40

4.2. Triệu chứng, bệnh tích của bệnh giun đũa lợn 42

4.3. Hiệu quả điều trị bệnh giun đũa lợn của thuốc tẩy giun sán Vimectin và Levavet. 43

PHẦN V 45

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 45

5.1. Kết luận 45

5.2. Kiến nghị 45

 

doc47 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 356 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khảo sát tình hình nhiễm Ascaris suum trên lợn chăn nuôi gia đình tại huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk và biện pháp phòng, trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
buôn bán, dịch vụ Thú y nữa. - Trạm cùng với Ban Thú y các xã đã mở được 6 lớp tập huấn cho nông dân ở các xã Yang Mao, Cư Đrăm, Hòa Phong, Cư Kty, Hòa Sơn, Ea Trul. Đồng thời, Trạm cùng phối hợp với Trạm Khuyến nông mở thêm 03 lớp tập huấn cho nông dân ở các xã Cư Đrăm, Hòa Tân, Hòa Phong về các biện pháp phòng chống dịch bệnh ở gia súc, gia cầm, mỗi lớp có khoảng 40 – 50 người tham dự. - Trạm cùng ban Thú y các xã, thị trấn thường xuyên kiểm tra tình hình dịch bệnh trên địa bàn huyện để phát hiện, xử lý dịch bệnh và báo cáo cho UBND huyện, Chi cục Thú y để chỉ đạo kịp thời chống dịch bệnh. (Nguồn: Trạm thú y huyện) 2.4. Cơ sở lý luận của đề tài 2.4.1. Đặc điểm hình thái, cấu tạo của giun đũa lợn Giun đũa lợn ký sinh ở ruột non lợn, màu trắng sữa, hình ống, hai đầu hơi nhọn. Đầu giun có ba môi bao bọc quanh miệng, một môi ở phía lưng và hai môi ở phía bụng. Trên rìa môi có một hàng răng cưa, cấu tạo hai môi này khác nhau giữa hai loài giun đũa, hàng răng cưa ở môi giun đũa người không rõ ràng bằng răng cưa của giun đũa lợn. Giun đực dài 12- 25 cm, đường kính 3 mm. Giun cái dài 30- 35 cm, đường kính 5- 6 mm. Phân biệt giun đực và giun cái: giun đực nhỏ, đuôi cong về mặt bụng, đuôi giun cái thì thẳng. Giun đực có hai gai giao hợp dài bằng nhau, khoảng 1,2- 2 mm, không có túi giao hợp. Trứng hình bầu dục hơi ngắn, kích thước 0,056- 0,087 x 0,046- 0,067 mm, vỏ rất dày có bốn lớp vỏ, lớp ngoài cùng là màng protit, nhấp nhô làn sóng, do tác dụng dịch mật nên màng có màu vàng cánh dán. 2.4.2. Chu kỳ phát triển của giun đũa lợn Không cần ký chủ trung gian, lợn trực tiếp nuốt phải trứng giun đũa gây bệnh, rồi phát triển thành giun trưởng thành. Giun cái đẻ trung bình một con là 27.000.000 trứng, mỗi ngày đẻ 200.000 trứng (Cram, 1925). Trứng theo phân lợn ra ngoài gặp độ ẩm thích hợp và nhiệt độ khoảng 24oC, sau hai tuần thành phôi thai, qua một tuần nữa phôi thai lột xác thành trứng có sức gây bệnh. Trứng này lợn nuốt phải, vào ruột non thành giun trưởng thành. Theo một số tác giả, nếu tiêm những trứng này vào xoang bụng hoặc tiêm dưới da bụng đều nở thành ấu trùng, ngoài ra có thể nuôi cấy ở môi trường glucose và đạm vẫn có thể nở ra ấu trùng. Như vậy, dịch dạ dày không phải là một yếu tố cho trứng nở thành ấu trùng. Ấu trùng nở ở ruột, chui vào mạch máu niêm mạc, theo máu về gan. Một số ít chui vào ống lâm ba màng treo ruột rồi vào gan. Sau khi nhiễm 4- 5 ngày thì hầu hết ấu trùng di hành tới phổi, sớm nhất là 18 giờ, muộn nhất sau 12 ngày vẫn có ấu trùng vào phổi. Khi tới phổi, ấu trùng lột xác thành ấu trùng III. Ấu trùng này từ mạch máu phổi chui vào phế bào, qua khí quản, và cùng với niêm dịch ấu trùng lên hầu, rồi xuống ruột non. Khi trở lại ruột non, lột xác lần nữa thành giun trưởng thành. Trong khi di hành, một số ấu trùng vào một vài khí quan khác như: lách, tuyến giáp trạng, nãov.v. Hoàn thành vòng đời cần 54- 62 ngày. Giun đũa sống nhờ vào chất dinh dưỡng của ký chủ, đồng thời tiết dịch tiêu hóa phân giải tổ chức ở niêm mạc ruột, lấy tổ chức đó nuôi sống bản thân. Tuổi thọ của giun đũa không quá 7- 10 tháng, hết tuổi thọ giun đũa theo phân ra ngoài. Nhưng gặp điều kiện không thuận lợi (con vật bị bệnh truyền nhiễm, sốt cao) thì tuổi thọ của giun đũa ngắn lại. Số lượng giun có thể vài con tới trên một nghìn con trên cơ thể một con lợn. 2.4.3. Đặc điểm dịch tễ học của bệnh giun đũa lợn Giun đũa phân bố rộng khắp thế giới, nguyên nhân chính là vòng đời của giun đũa lợn rất đơn giản, truyền trực tiếp và sức đề kháng của trứng rất cao. Đặc điểm của trứng giun đũa lợn có 4 lớp vỏ: lớp trong cùng bảo vệ phôi thai, giữ cho các chất hữu cơ không ảnh hưởng tới trứng, hai lớp giữa giữ cho chất lỏng của trứng không bị bốc hơi, lớp ngoài cùng là lớp protit có màu vàng cánh dán giữ cho tia tử ngoại không xâm nhập được vào bên trong. Trứng sống rất lâu 6- 12 tháng trong đống phân, trong điều kiện tự nhiên sống 1- 2 năm. Nhiệt độ thích hợp cho trứng phát triển khoảng 25oC. Khi nhiệt độ xuống thấp (12oC) trứng phát triển chậm. Trứng ở sâu 3 cm, nhiệt độ 26- 33oC, hàm lượng nước 9,5-19% thì 89% trứng phát triển. Trứng ngừng phát triển khi nhiệt độ ở rất thấp: - 4,8oC đến – 13,4oC, hàm lượng nước 6,3-17%. Trứng có thể bị chết khi gặp một trong ba trường hợp sau: - Độ ẩm quá thấp - Độ ẩm quá thấp, nhiệt độ cao. - Độ ẩm và nhiệt độ cao. Khi nhiệt độ 45-50oC trứng chết trong nửa giờ, nước nóng 60oC diệt trứng trong 5 phút, nước 70oC chỉ cần 1-10 giây. Chính vì vậy việc ủ phân sẽ làm tăng nhiệt độ trong đống phân sẽ diệt hết trứng giun đũa. Masnicova lần đầu tiên dùng nhiệt khí (170oC) diệt trứng trong phân lợn và chuồng lợn. Khi phun nhiệt khí vào phân khô hoặc ướt, chỉ 10-30 giây trứng đã chết. Ngoài ra trứng có sức đề kháng mạnh với một số chất hóa học như: focmon 2% trứng vẫn còn sống và tiếp tục phát triển, ereolin 3%, dung dịch bão hòa sunfat đồng, axit sunfuric 10%, xút 2%, hypochlorit canxi 10% không diệt được trứng. Vào mùa hè nắng chiếu trực tiếp lên đất cát thì trứng bị chết nhanh. Oxi cần cho trứng phát triển ở môi trường yếm khí, trứng không phát triển được, nhưng vẫn duy trì sự sống, vì thế trứng vẫn sống được một thời gian ở nước bẩn, hoặc môi trường thiếu oxi. + Đường truyền bệnh: Trứng giun đũa vào cơ thể chủ yếu qua miệng. Lợn thích liếm, gặm dụng cụ, máng ăn, bãi chănnên trứng dễ theo vào đường tiêu hóa. Khi bón phân lợn tươi cho ruộng trồng thức ăn, trứng giun sống được vài tháng ở thức ăn xanh. Ruồi, chuột, cũng có thể phân tán trứng giun, gió cuốn được trứng giun theo bụi từ chuồng này sang chuồng khác. Lợn con nhiễm bệnh chủ yếu khi bú sữa mẹ, nuốt phải trứng ở đầu vú. Ngoài ra có tài liệu cho biết ấu trùng gây bệnh ở trứng giun đũa người khi có nhiệt độ 34oC, thì nở ra ấu trùng và có thể chui qua da người mà vào cơ thể. + Mối liên quan giữa giun đũa người và giun đũa lợn: về mặt sinh học, nhất là gây nhiễm chéo, trong nhiều năm gần đây đã tranh luận là hai loại đó khác hay là cùng một loài. Nói chung gây nhiễm nhân tạo thấy giun đũa người có thể xâm nhiễm vào lợn và giun đũa lợn có thể xâm nhiễm vào người. Hiraishi (1928), Boer (1935), đã gây nhiễm giun đũa người cho lợn khi lợn ăn thức ăn thiếu vitamin A. Soulsby (1961) cũng gây nhiễm được cho lợn mới đẻ không được bú sữa đầu đối với giun đũa người. Takate (1951) lấy trứng giun đũa lợn gây nhiễm cho 19 người lớn, có 7 người bị nhiễm. Theo Mozgovoi (1953) nghiên cứu thấy ký chủ nhiễm giun đũa người thì ngoài người ra còn có tới 10 loại động vật khác như lợn, chócũng bị nhiễm. Vì vậy tác giả thừa nhận giun đũa lợn và giun đũa người không cùng một loài. Xét về mặt dịch tễ, ở một khu vực lợn nhiễm giun đũa lợn với tỉ lệ rất cao nhưng người không nhiễm cao, hoặc người nhiễm với tỉ lệ rất cao nhưng lợn không nhiễm cao chứng tỏ chúng khác loài và không có liên quan trực tiếp. 2.4.4. Tỉ lệ và cường độ nhiễm của bệnh giun đũa lợn Ở miền Bắc tỉ lệ nhiễm dao động 13-14% (Phạm Văn Khuê, Trịnh Văn Thịnh, 1982). Năm 1978, Phạm Văn Khuê, Phan Văn Lục điều tra 1055 lợn nuôi tại 6 tỉnh Nam Bộ cho biết tỉ lệ nhiễm giun đũa là 31,04%, trong đó heo ba tỉnh miền Đông nhiễm 40% cao hơn ở ba tỉnh đồng bằng sông Cửu Long là 23%. Năm 1995, Lương Văn Huấn mổ khám 891 lợn thuộc 4 lứa tuổi và khảo sát 5044 lợn lớn thuộc 12 tỉnh thành ở phía Nam cho thấy tỉ lệ nhiễm giun đũa là 53%. Bình Trị Thiên là 34%, Quảng Nam-Đà Nẵng là 61%, Bình Định 45%, Phú Yên, Khánh Hòa 75%, Đồng Nai 64%, Sông Bé 51%, Tây Ninh 45%, Thành phố Hồ Chí Minh 41%, Tiền Giang 73%, Kiên Giang 70%. Phạm Văn Chức, Châu Bá Lộc và cộng sự (1986) cho biết heo Hậu Giang nhiễm 28-50%. Bùi Lập, Nguyễn Đăng Khải, Vũ Sỹ Nhàn (1979) cho biết heo miền Trung nhiễm 36-58%. Trịnh Văn Thịnh, Phạm Văn Khuê, 1982 cho biết: Lợn dưới 3 tháng tuổi nhiễm 39,2% Lợn 3-4 tháng tuổi nhiễm 48,0% Lợn 5-7 tháng tuổi nhiễm 58,3% Lợn trên 7 tháng tuổi nhiễm 24,9% Lương Văn Huấn, Lê Hữu Khương, 1995 cho biết: Lợn dưới 3 tháng tuổi nhiễm 49,8% Lợn 3-4 tháng tuổi nhiễm 67,1% Lợn 5-7 tháng tuổi nhiễm 62,6% Lợn trên 7 tháng tuổi nhiễm 40,6% 2.4.5. Cơ chế phát sinh bệnh của bệnh giun đũa lợn Thời kỳ ấu trùng hay giun trưởng thành giun đũa lợn đều gây bệnh. Khi ấu trùng ở ruột chui vào thành ruột gây tổn thương sẽ mở đường cho các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Khi ấu trùng di chuyển qua phổi làm cho bệnh suyễn nặng hơn và tỉ lệ phát sinh bệnh có thể tăng gấp 10 lần. Theo Underdahl (1957), Phổi nặng gấp 10 lần so với lợn chỉ bị suyễn lợn. Khi ấu trùng theo máu về gan, dừng lại ở mạch máu gây ra lấm tấm xuất huyết, đồng thời gây hủy hoại tế bào gan, ấu trùng từ mạch máu phổi di chuyển tới phế bào nên mạch máu bị vỡ, ở phổi có nhiều điểm xuất huyết. Khi ấu trùng di hành qua phổi gây ra viêm, triệu chứng viêm còn phụ thuộc vào mức độ nhiễm, có thể kéo dài 5-14 ngày, cho khi làm cho con vật bị chết. Thức ăn thiếu Vitamin A làm cho lợn con dễ bị viêm phổi do giun đũa gây ra. Ấu trùng di hành độ 2-3 tuần, khi thành giun trưởng thành thì tác dụng gây viêm giảm dần. Khi giun trưởng thành ở ruột non làm niêm mạc bị loét và đau bụng, khi nhiều gây tắc ruột, thủng ruột. Có khi vào ống mật gây hoàng đản. Giun đũa còn tiết độc tố gây nhiễm độc thần kinh trung ương và mạch máu, triệu chứng thần kinh như tê liệt hoặc hưng phấn. Ngoài ra trong quá trình trao đổi chất giun còn thải chất cặn bã gây độc làm lợn chậm lớn, còi cọc. 2.4.6. Tác hại của bệnh giun đũa lợn Khi ấu trùng di hành qua phổi gây viêm phổi, xuất huyết. Ấu trùng L2 và L3 gây những điểm hoại tử xuất huyết ở gan kích thước khoảng 1 cm và có nhiều sợi Fibrin. Ấu trùng cũng gây tổn thương và làm rách các mao mạch, phế nang làm cho bệnh suyễn nặng hơn. Đồng thời ấu trùng còn mang vi khuẩn E.coli vào trong máu. Giun trưởng thành ký sinh ở ruột làm viêm cơ ruột, gây loét ruột. Lấy các chất dinh dưỡng của quá trình trao đổi chất gây còi cọc, chậm lớn, gây tắc ruột, thủng ruột. Giun sử dụng nhiều Ca2+ làm cho lợn co giật, mềm xương, còi xương. Khi di hành qua ống mật gây vỡ ống mật. 2.4.7. Triệu chứng, bệnh tích của bệnh giun đũa lợn 2.4.7.1. Triệu chứng Triệu chứng ở lợn lớn không rõ, phần nhiều là mang giun đũa, trở thành nguồn gieo rắc mầm bệnh. Bệnh nặng ở lợn con từ 3 đến 6 tháng, lợn chậm lớn, gầy còm, ấu trùng ở phổi gây viêm phổi, thân nhiệt tăng cao, ăn uống giảm sút, hô hấp nhanh, thường xuyên có các triệu chứng viêm phổi, khi giun trưởng thành thì triệu chứng không rõ: chậm lớn, gầy, sút cân, rối loạn tiêu hóa; khi có nhiều giun làm tắc ruột, thủng ruột, đau bụng, viêm xoang bụng, một số con bị quá mẫn thì có triệu chứng thần kinh, nổi mẫn, hov.v. 2.4.7.2. Bệnh tích Lúc đầu phổi bị viêm, trên mặt phổi có đám huyết màu hồng thẫm. Khi mổ phổi thấy nhiều ấu trùng. Khi nhiều giun trưởng thành ở ruột non làm ruột non viêm cata. Khi ruột bị vỡ thì gây viêm phúc mạc và xuất huyết. 2.4.8. Chẩn đoán bệnh giun đũa lợn + Lợn dưới hai tháng tuổi: Lợn con theo mẹ nếu có giun, thì giun chưa đẻ trứng (54-62 ngày mới đẻ trứng). Bởi vậy nếu muốn chẩn đoán bệnh, có thể mổ khám rồi tìm ấu trùng ở phổi và gan. + Lợn trên hai tháng tuổi: Kiểm tra phân bằng phương pháp phù nổi để tìm trứng. Ngoài ra có thể mổ khám để tìm trứng ở ruột non. + Chẩn đoán bằng phản ứng biến thái nội bì: Có nhiều cách chế kháng nguyên tiêm nôi bì, nhưng thường dùng cách chế của Ecsop: Rửa sạch giun đũa còn sống, nghiền nát hòa với hai phần nước cất, cứ 1ml dung dịch trên cho thêm 8g men tuyến tụy và 10ml clorofoc, điều chỉnh pH = 7,6-7,8. Để tủ ấm 7-12 ngày, giun tan hết thì ly tâm, lấy nước ở trên cho vào lọ pha với cồn 90o, tỉ lệ 1:5 để cho kháng nguyên lắng xuống, lấy kháng nguyên ở đáy cho vào lọ con để tủ ấm. Sau khi khô bảo quản ở tủ lạnh trên 8 tháng vẫn không ảnh hưởng đến đặc tính kháng nguyên. Khi tiêm, pha loãng 1:200. Có thể tiêm nội bì vành ngoài tai hoặc nhỏ vào xoang kết mạc mắt. Phương pháp chẩn đoán này rất tốt, không có phản ứng chéo với lợn nhiễm giun tóc, giun kết hạt và giun đầu gai. Sau khi lợn nhiễm giun đũa từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 11 bắt đầu có phản ứng dương tính. Phản ứng này duy trì được khoảng 110-140 ngày. Thời gian phản ứng biến thái xuất hiện phù hợp với thời gian kháng thể tập trung trong máu sau khi nhiễm giun và không phụ thuộc vào giun trưởng thành ở ruột. 2.4.9. Biện pháp phòng, trị bệnh giun đũa lợn 2.4.9.1. Phòng bệnh - Dùng thuốc tẩy cho lợn giai đoạn sau tách mẹ và giai đoạn 3-4 tháng. Nếu cần thiết tẩy cho lợn 5-7 tháng tuổi. Lợn lớn nhiễm ít nhưng là nguồn gieo rắc mầm bệnh, cần thiết thì tẩy cho lợn lớn. - Diệt căn bệnh ngoài cơ thể lợn: Trứng giun đũa phán tán ra ngoài là nguyên nhân chính làm bệnh lan tràn, để diệt trứng ta cần thực hiện các biện pháp sau: + Phân lợn tập trung đem ủ nhiệt sinh vật để diệt trứng và chống ô nhiễm, hoặc ủ phân Biogas. + Máng ăn, máng uống phải sạch sẽ. + Chăm sóc, nuôi dưỡng tốt. + Chú ý khi lợn nái trong thời kỳ tiết sữa có thể truyền cho con. + Phòng bằng vaccine: Thu thập trứng có chứa ấu trùng gây nhiễm, chiếu phóng xạ 700 R. Số lượng trứng là 500-2000/ liều vaccine cho ăn. Những lợn cho ăn vaccine tỉ lệ nhiễm giun đũa giảm 4,7 lần so với heo đối chứng. Thời gian miễn dịch khoảng 4 tháng. + Dùng Hygromycine 1,5 kg/ 1 tấn thức ăn phòng cho lợn. 2.4.9.2. Trị bệnh Khi lợn bị nhiễm giun đũa ta sử dụng một trong các loại thuốc sau để điều trị: - Tetramisole (Nilverm hoặc Ascaridin): liều dùng 20g thuốc tinh chất/ kg trọng lượng (P), trộn vào thức ăn hoặc cho uống một lần. - Levamisole (Vinacor, Decaris): ở dạng dung dịch 7,5% dạng chai 100 ml hoặc 240 ml hoặc 500 ml. Khi dùng sử dụng 6-8 mg/ kg P, chích bắp cho lợn nhỏ hơn 30 kg. Lợn lớn hơn chích liều 5-6 mg/ kg P. - Levomisole: nồng độ 6,5% dạng chai 100 ml. Lợn nhỏ hơn 30 kg chích bắp liều 1 ml/ 6 kg P. Lợn lớn chích liều 1 ml/ 9 kg P. - Tetravermex: dạng bột 10%, liều dùng 20 mg/ kg P cho ăn hoặc uống. - Themisole: dạng 15% đóng chai 200 ml. Chích bắp liều 1 ml/ 20 kg P, không quá 5 ml/ con. - Nilverm: Do Australia sản xuất nồng độ 7,5% đóng chai 500 ml. Chích liều 1 ml/ 7-8 kg P. - Nichlozamide-Tetramisole B: dạng viên 5 g, dùng 1 viên/ 75 kg P. - Piperazine: đối với lợn chỉ dùng dạng Hexahydrate piperazine và các dạng muối Adipinat, Phosphate, Sunfate cho ăn hoặc cho uống. Lợn nhỏ hơn 50 kg dùng liều 0,3 g/ kg P. Lợn lớn hơn 50 kg dùng liều 15 g/ con, dùng 2 lần/ ngày. - Mebendazole (Mebenvet): dùng liều 20 mg/ kg P cho ăn hoặc uống. Sau khi dùng lợn có thể bị tiêu chảy nhẹ. - Dichlovos (DDVP): 0,2 g/ kg P cho ăn hoặc uống. - Benacine: liều 150 mg/ kg P cho ăn hoặc uống. - Phenothiazine: 0,5 g/ kg P cho ăn hoặc uống. - Ivermectin: 0,1-0,3 mg/ kg P chích bắp hoặc chính dưới da. - Doramectin: liều 0,1-0,3 mg/ kg P chích bắp hoặc chính dưới da. - Ngoài ra còn có thể sử dụng: Safersan, Morantel, Benzimidazole, Febantel, Panacur, Parbendazole, Rintal, - Hạt keo dậu: phơi khô, rang vàng, giã nhỏ. Dùng 60-100 g/con. Tùy độ tuổi trộn với cám cho lợn ăn. Dùng liên tục 3 ngày. - Vỏ xoan tươi 50 g và 20 g rễ cây sòi, sắc nước cho lợn uống 3 ngày liền. - Hạt cau già: 5-20 g/con, sắc thuốc trộn thức ăn ngon cho lợn ăn. 2.4.10. Một số thông tin về loại thuốc tẩy giun sán Vimectin và Levavet hiện có bán tại các đại lý thuốc thú y trên địa bàn huyện Krông Bông 2.4.10.1. Thông tin về thuốc Vimectin Thành phần: Ivermectin Đóng chai: 100 ml Công dụng: Phòng và trị các bệnh ký sinh trùng như: giun đũa, giun chỉ, giun xoăn, giun lươn, giun đầu gai, giun tim ở chó, mèo, heo, cừu, trâu, bò Phòng và trị các bệnh ngoại ký sinh trùng như: cái ghẻ, ve, bọ chét, chấy rận gây ghẻ, xà mâu ở chó, mèo, dê, cừu, trâu, bò Cách dùng: Trâu, bò, dê, cừu: 1ml/14-16 kg thể trọng. Heo: 1ml/8-10 kg thể trọng Chó, mèo, thỏ: 1ml/ 12-15 kg thể trọng Gia cầm: 1ml/ 15 kg thể trọng Khi phát hiện bệnh chỉ tiêm một liều duy nhất Để phòng bệnh 2-3 tháng sau tiêm lại một lần Lưu ý: Không dùng quá liều quy định Không dùng cho chó, mèo, thỏ dưới 2 tháng tuổi Thuốc còn thừa trong lọ nếu bảo quản tốt vẫn còn hiệu lực sau 3-4 tháng 2.4.10.2. Thông tin về thuốc Levavet Thành phần: Levamisole...100 mg Tá dược vừa đủ .....5 g Công dụng: Trị nội, ngoại ký sinh trùng, giun tròn, giun lươn, giun phổi.... Cách dùng: Trộn vào thức ăn hoặc pha vào nước uống 1 gói/ 12-15 Kg trọng lượng. Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát. (Theo Vemedim) PHẦN III NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Tình hình nhiễm giun đũa lợn tại các địa điểm 3.2. Tình hình nhiễm giun đũa lợn theo độ tuổi 3.3. Tình hình nhiễm giun đũa lợn theo tính biệt 3.4. Tình hình nhiễm giun đũa lợn theo phương thức chăn nuôi 3.5. Tình hình nhiễm giun đũa lợn theo giống lợn 3.6. Triệu chứng, bệnh tích của bệnh giun đũa lợn 3.7. Thí nghiệm sử dụng Vimectin và Bio-Levamisol 10% để điều trị 3.8. Phương pháp tiến hành 3.8.1. Địa điểm và thời gian khảo sát a) Địa điểm - Các điểm giết mổ tập trung trên địa bàn huyện - Một số hộ gia đình tại: + Thị trấn Krông Kmar (vùng trung tâm) + Xã Hòa Sơn (vùng cận trung tâm) + Xã EaTrul (vùng ven trung tâm) b) Thời gian - Từ tháng 01 năm 2010 đến tháng 05 năm 2010. 3.8.2. Dụng cụ - Kính hiển vi quang học - Dụng cụ thủy tinh: lọ, đũa thủy tinh, cốc, phiến kính, lam kính, đĩa petri, rây lọc. - Bao nylon, túi đựng phân, găng tay, cân 3.8.3. Hóa chất - Dung dịch NaCl bão hòa - Dung dịch Formalin 10% - Thuốc tẩy giun sán Vimectin và Bio-Levamisol 10% 3.8.4. Địa điểm xét nghiệm phân và tiến hành điều trị - Phòng xét nghiệm bộ môn thú y chuyên ngành, Khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Tây Nguyên. - Một số hộ nuôi lợn tại: Thị trấn Krông Kmar, xã Hòa Sơn, xã EaTrul. 3.8.5. Phương pháp nghiên cứu a) Phương pháp lấy mẫu + Lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng: Lấy mẫu phân tươi, vào buổi sáng Trước khi lấy mẫu phân, tắm lợn và xua đuổi nhẹ đàn lợn để cho chúng đi phân nhanh. Sau đó tiến hành lấy mẫu phân cho vào túi nylon. Lấy tại 3 điểm (điểm đầu, điểm giữa, điểm cuối) trên đống phân, mỗi mẫu lấy 10g phân, cột chặt và dùng viết lông không phai ghi các thông tin (địa điểm, độ tuổi, giống, tính biệt, phương thức chăn nuôi) của từng con lên túi nylon. p(1-p) + Số lượng mẫu nghiên cứu được ước tính theo công thức: n = (1,96)2 d 2 b) Phương pháp xét nghiệm phân + Tiến hành xét nghiệm phân lợn bằng phương pháp phù nổi với dung dịch muối NaCl bão hòa của Willis. - Nguyên lý của phương pháp: phương pháp này sử dụng muối NaCl bão hòa có tỷ trọng cao hơn trứng giun sán nhưng thấp hơn cặn phân, do đó trứng giun sẽ được đẩy lên trên bề mặt. - Cách tiến hành: cho 1-2g phân vào cốc thủy tinh, cho vào đó một ít nước muối NaCl bão hòa (450g/ml) khuấy đều, lọc qua lưới lọc có 81 lỗ/cm2 vào một lọ miệng hẹp. Cho nước muối bão hòa vào cho đầy miệng lọ, đậy phiến kính lên miệng lọ để yên 10-15 phút, lấy nhanh phiến kính ra, đảo ngược, phủ lá kính lên và kiểm tra trên kính hiển vi với độ phóng đại 10X và 40X. - Cách xem tiêu bản: Mỗi mẫu phân được quan sát trên 3 tiêu bản, nếu thấy có trứng giun đũa thì quy định là dương tính (+), còn những mẫu quan sát trên 3 tiêu bản nếu không thấy trứng giun đũa thì quy định là âm tính (-). + Tiến hành xét nghiệm phân trong 24 giờ (trong trường hợp chưa xét nghiệm kịp thì bảo quản bằng dung dịch Formalin 10%). c) Phương pháp mổ khám Mổ khám không toàn diện: Lợn sau khi giết chỉ cắt lấy phần ruột, vuốt chất chứa ra, gạn rửa, thu nhặt giun. 3.8.6. Phương pháp bố trí thí nghiệm kiểm tra hiệu lực tẩy trừ của thuốc - Để kiểm tra hiệu lực tẩy trừ của hai loại thuốc trên, tiến hành chọn một số lượng lợn thích hợp ở các lứa tuổi khác nhau đã tiến hành xét nghiệm phân và cho kết quả dương tính vào thí nghiệm thuốc. Chia thí nghiệm làm hai lô: một lô sử dụng thuốc Vimectin, lô còn lại sử dụng Levavet. - Trước khi cấp thuốc, cân trọng lượng từng con để xác định liều thuốc theo trọng lượng cơ thể. - Sau khi cấp thuốc 1 giờ, kiểm tra các triệu chứng, phản ứng phụ sau khi sử dụng thuốc. - 3 ngày sau khi cấp thuốc, tiến hành lấy phân xét nghiệm. Đối với các mẫu dương tính với giun đũa lợn sau khi kiểm tra, tiếp tục kiểm tra ở ngày thứ 5 và ngày thứ 7. Tên thuốc Liều lượng (ml/kg P) Số lợn thí nghiệm (con) Tỉ lệ tẩy sạch (%) sau 3 ngày 5 ngày 7 ngày Vimectin Bio-Levamisol 10% 3.8.7. Phương pháp xử lý số liệu + Xử lý theo phương pháp thống kê sinh học. - Tỉ lệ nhiễm = (số con nhiễm/số con nghiên cứu) * 100% - Cường độ nhiễm theo từng địa điểm, từng độ tuổi, theo tính biệt, theo phương thức chăn nuôi: Xác định số lượng giun đũa trong đường ruột cao nhất và thấp nhất theo từng địa điểm, từng độ tuổi, theo tính biệt, theo phương thức chăn nuôi. - Hiệu lực tẩy trừ của thuốc (%) = (số con tẩy sạch/số con thí nghiệm)*100% + Xử lý số liệu bằng phần mềm Excel. PHẦN IV KẾT QUẢ -THẢO LUẬN 4.1. Tình hình nhiễm giun đũa lợn trên lợn chăn nuôi gia đình tại Krông Bông 4.1.1. Tình hình nhiễm giun đũa lợn tại các địa điểm Bệnh giun đũa lợn là bệnh giun sán truyền qua đất ( quá trình phát triển vòng đời không cần qua vật chủ trung gian). Chính vì vậy, bệnh giun đũa lợn chịu sự tác động rất lớn của điều kiện khí hậu, tính chất thổ nhưỡng, độ cao so với mật nước biển, sự hoạt động của con người, sự tác động qua lại của khu hệ động vật và khu hệ thực vật; tóm lại phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Mỗi vùng sinh thái khác nhau điều kiện tự nhiên cũng khác nhau, hoạt động của con người trong lao động cũng không giống nhau. Thế nên, việc xem xét mỗi vùng sinh thái khác nhau tác động đến tình hình nhiễm giun đũa lợn như thế nào là điều hết sức cần thiết. Vì vậy, chúng tôi tiến hành chọn ba địa điểm đại diện cho ba vùng sinh thái khác nhau tại huyện Krông Bông là: Thị trấn Krông Kmar (vùng trung tâm và cũng là vùng cao nhất), xã Hòa Sơn (vùng cận trung tâm), và xã Êa Trul (vùng ven trung tâm). Tại ba địa điểm này chúng tôi đã tiến hành xét nghiệm phân 384 mẫu phân lợn (trong đó có 135 mẫu phân được lấy ngẫu nhiên tại 8 khối và buôn Ya của thị trấn, 147 mẫu phân lợn lấy ngẫu nhiên tại 15 thôn xã Hòa Sơn và 102 mẫu phân lợn lấy ngẫu nhiên tại 9 thôn, buôn đồng bào dân tộc tại xã Êa Trul) bằng phương pháp phù nỗi với NaCl bão hòa và ghi nhận kết quả về tỉ lệ nhiễm ở bảng sau: Địa điểm nghiên cứu Số con nghiên cứu (n) Số con nhiễm (+) Tỉ lệ nhiễm (%) Cường độ nhiễm (max-min) Thị trấn Krông Kmar 135 39 28,89 4,78 ± 0,43 Xã Hòa Sơn 147 57 38,78 5,26 ± 0,39 Xã EaTrul 102 48 47,06 6,50 ± 0,73 Tổng 384 144 37,50 5,33 ± 0,27 Như vậy, qua bảng số liệu chúng tôi thấy tỉ lệ nhiễm giun đũa lợn tại ba địa điểm mà chúng tôi tiến hành nghiên cứu là 37,50 %. Cao hơn so với tình hình nhiễm giun sán ở một số vùng như: Thanh Hóa 13,2 %, Quảng Ninh 26,5 %, Nam Hà 33,3 % nhưng thấp hơn một số vùng khác như: Hải Hưng 40,5 %, Hà Bắc 42,1 %, Nghĩa Lộ 43,5 %, Hà Tĩnh 43,6 %. Ngoài ra, theo công bố của một số tác giả miền Bắc tỉ lệ nhiễm giao động từ 13 – 14 % (Phạm Văn Khuê và Trịnh Văn Thịnh, 1982). Năm 1978, Phạm Văn Khuê và Phan Lục điều tra 1055 lợn tại 6 tỉnh Nam Bộ cho thấy tỉ lệ nhiễm giun đũa lợn là 31,04 %. Trong đó tại 3 tỉnh miền Đông nhiễm 40 %, 3 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nhiễm 23 %. Năm 1995, Lương Văn Huấn mổ khám 891 lợn thuộc 4 lứa tuổi (< 3 tháng tuổi, 3 – 4 tháng tuổi, 5 – 7 tháng tuổi và trên 7 tháng tuổi) và khảo sát 5044 lợn tại 12 tỉnh phía Nam cho thấy tỉ lệ nhiễm giun đũa là 53 %, Bình Trị Thiên là 34 %, Quảng Nam-Đà Nẵng là 61 %, Binh Định 45 %, Thành phố Hồ Chí Minh 41 %, Long An 47 %, Tiền Giang 73 %, Kiên Giang 70 %. Phạm Chức, Châu Bá Lộc và cộng sự (1986) cho biết lợn Kiên Giang nhiễm từ 28 – 50 %. Bùi Lộc, Nguyễn Đăng Khảo, Vũ Sỹ Nhàn (1979) cho biết lợn miền Trung nhiễm 36 – 58 %. Như vậy ta thấy rằng trong thời gian trở lại đây tình hình nhiễm giun đũa có khuynh hướng giảm dần. Có thể nói đó là nổ lực khá nhiều của các nhà nghiên cứu, của người chăn nuôi, của cơ quan thú y trong việc phòng và trị bệnh cho gia súc, gia cầm nói chung và phòng và trị bệnh giun đũa lợn nói riêng. Tuy nhiên, tỉ lệ nhiễm như vậy vẫn còn khá cao. Như đã nói ở trên đó là do sự tác động của điều kiện tự nhiên, do điều kiện khí hậu có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô, tính chất thổ nhưỡng tương đối thuận lợi cho sự khu trú và phát triển của ký sinh trùng mà đặc biệt là giun đũa lợn. Vì vậy, việc nghiên cứu để có biện pháp phòng trị bệnh giun đũa lợn một cách hiệu quả nhằm hạn chế tác hại do bệnh giun đũa gây ra là điều vẫn còn rất cần thiết, cần được thực hiện. Tỉ lệ nhiễm chung là 37,50 %, tuy nhiên tại mỗi địa điểm có sự khác biệt rõ rệt. Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi ghi nhận tại Thị trấn Krông Kmar tỉ lệ nhiễm là 28,89 %, tại xã Hòa Sơn 38,78 %, và tại Êa Trul là 47,06 %. Đồng thời, qua xử lý số liệu cho thấy P = 0,015 < 0,05 chứng tỏ sự sai khác này có ý nghĩa về mặt thống kê. Sỡ dĩ, tại thị trấn Krông Kmar tỉ lệ nhiễm thấp hơn so với các vùng khác là vì: Thứ nhất, Trạm thú y huyện nằm ở Thị trấn Krông Kmar nên công tác phòng chống bệnh tại đây được chú trọng và đôn đốc thường xuyên. Hơn nữa, đội ngũ cán bộ thú y cơ sở ở đây cũng thường xuyên tiếp xúc với Trạm nhiều hơn nên học tập cũng như được phổ biến kiến thứ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_van_khao_sat_tinh_hinh_nhiem_ascaris_suum_tren_lon_chan.doc
Tài liệu liên quan