MỞ ĐẦU . 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨULIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN. 15
1.1. CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN MÔ HÌNH HỢP TÁC XÃ VÀ HỢP
TÁC XÃ KIỂU MỚI . 15
1.1.1. Các nghiên cứu quốc tế. 15
1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam. 16
1.2. CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LAO ĐỘNG NỮ NÔNG THÔN VÀ
QUYỀN NĂNG KINH TẾ CỦA PHỤ NỮ NÔNG THÔN TRONG MÔ HÌNH
HỢP TÁC XÃ. 19
1.2.1. Các nghiên cứu quốc tế. 19
1.2.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam. 23
1.3. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA NÂNG CAO QUYỀN NĂNG KINH
TẾ CỦA PHỤ NỮ NÔNG THÔN ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI. 28
1.3.1. Tác động của nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ nông
thôn đến quá trình phát triển về kinh tế . 28
1.3.2. Tác động của nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ nông
thôn đến quá trình phát triển về xã hội . 29
1.4. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ HưỚNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN. 30
1.4.1. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu. 30
1.4.2. Hướng nghiên cứu của luận án . 31
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUYỀN NĂNG
KINH TẾ CỦA PHỤ NỮ NÔNG THÔN TRONG MÔ HÌNH HỢP
TÁC XÃ KIỂU MỚI. 34
2.1. KHÁI NIỆM VỀ MÔ HÌNH HỢP TÁC XÃ KIỂU MỚI VÀ QUYỀN NĂNG
KINH TẾ CỦA PHỤ NỮ NÔNG THÔN TRONG MÔ HÌNH HỢP TÁC XÃ
KIỂU MỚI . 34
199 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 322 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn trong mô hình hợp tác xã kiểu mới tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợp tác xã, sản xuất theo chuỗi giá trị để thu
được lợi nhuận cao hơn.
Theo nghiên cứu của UNDP năm 2013 về tiếp cận đất đai của phụ nữ
trong xã hội Việt Nam, tỷ lệ hộ gia đình ở đô thị thực hiện việc đưa tên cả hai
vợ chồng vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cao hơn hẳn so với tại các
địa bàn nông thôn. Tỷ lệ phụ nữ đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất hoặc đứng tên cùng chồng có xu hướng cao hơn nếu như mảnh đất họ sinh
sống là do chính cha mẹ đẻ để lại, mảnh đất được cấp cho vợ hoặc chồng và
những mảnh đất họ cùng mua sau khi kết hôn [21]. Vì vậy, việc tuyên truyền để
phụ nữ nông thôn hiểu đúng về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai
và các văn bản hướng dẫn thi hành là rất quan trong và cần thiết.
Về tiếp cận vốn, phụ nữ nông thôn thường ít được vay vốn và số vốn
được vay thường ít hơn nam giới. Điều tra dân số nông thôn 2006, với việc
thu thập số liệu về các khoản vay dành cho mục đích sản xuất và kinh doanh,
cho thấy trên quy mô cả nước chỉ có 31% hộ gia đình nông thôn được vay vốn
dành cho mục đích sản xuất và kinh doanh, xét theo tỷ trọng tương ứng thì có
ít hộ gia đình do phụ nữ làm chủ hộ được tiếp cận vốn: 24% so với 33% hộ
gia đình do nam giới làm chủ hộ. Trong khi có rất nhiều nguồn vốn vay ưu
đãi cho phụ nữ nông thôn, một đánh giá mới đây của các chính sách an sinh
xã hội cho thấy các chương trình này có xu hướng bị phân đoạn, được thực
hiện bởi nhiều cơ quan khác nhau tại địa phương, và ít phối hợp với các
chương trình đào tạo và khuyến nông [82].
Mặc dù chưa có nghiên cứu tổng thể về việc tham gia HTX có tạo điều
kiện cho thành viên, trong đó có phụ nữ tiếp cận nguồn lực sản xuất, nhưng
kết quả nghiên cứu 150 phụ nữ nông thôn (tại Thái Nguyên, Quảng Bình, Cần
Thơ) cho thấy, đối với các phụ nữ tham gia HTX được phỏng vấn, tỷ lệ được vay
vốn tăng và khả năng trả nợ đúng hạn tăng. Cụ thể, so sánh trước thời điểm tham
gia HTX, chỉ có 39% được vay vốn sản xuất, sau khi tham gia HTX, đã có 52,4%
81
chị được vay vốn; về khả năng trả nợ đúng hạn, trước khi tham gia HTX có 4%
không thể trả nợ đúng hạn, sau khi tham gia HTX tỷ lệ này là 0%.
39
52.4
61
47.8
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
Trước khi tham gia HTX Sau khi tham gia HTX
Không được vay vốn
Có dược vay vốn
Hình 3.2: Phân loại nhóm phụ nữ nông thôn tham gia hợp tác xã theo tỷ
lệ tiếp cận vốn thời điểm trƣớc và sau tham gia hợp tác xã
Nguồn: Kết quả khảo sát của NCS năm 2019
Nếu so sánh giữa phụ nữ nông thôn tham gia HTX và không tham gia
HTX, cho thấy tỷ lệ được vay vốn của nhóm phụ nữ nông thôn tham gia các
loại hình kinh tế khác cao hơn so với nhóm tham gia HTX (75% so với 53%).
Tuy nhiên nếu so sánh về các hình thức hỗ trợ của HTX cho phụ nữ với nhóm
phụ nữ không tham gia HTX cho thấy ở nhóm phụ nữ nông thôn tham gia
HTX tỷ lệ các chị được nhận hỗ trợ vật chất và hỗ trợ kỹ thuật lớn hơn nhiều
so với nhóm không tham gia HTX: 36,2% được đào tạo về quản lý kinh
doanh (tỷ lệ này ở nhóm không tham gia HTX là 26%); 75,4% được đào tạo
về chuyên môn kỹ thuật là (tỷ lệ này ở nhóm không tham gia HTX là 38%);
27,5% được hỗ trợ máy móc, trang thiết bị sản xuất (tỷ lệ này ở nhóm không
tham gia HTX là 20%); 14% được hỗ trợ xây dựng thương hiệu (tỷ lệ này ở
nhóm không tham gia HTX là 7%).
82
0,54
0,66
0,74
0,81
0,66
0,74
0,58
0,50
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
Tư vấn ĐT về
quản lý
kinh
doanh
ĐT về
chuyên
môn kỹ
thuật
cho
các
thành
viên
Hỗ trợ
kết nối
thương
mại thị
trường
Hỗ trợ
máy
móc
trang
thiết bị
Xây
dựng
thương
hiệu
Hỗ trợ
xây
dựng
nhà
xưởng
Hỗ trợ
nguyên
vật
liệu/cây
con
giống
Có tham gia HTX
Không tham gia HTX
Hình 3.3: Phân loại nhóm phụ nữ nông thôn tham gia và không tham gia
hợp tác xã theo các hình thức hỗ trợ thành viên
Nguồn: Kết quả khảo sát của NCS năm 2019
Như vậy, trong phạm vi nhóm phụ nữ nông thôn tham gia HTX được
phỏng vấn, nếu so sánh thời điểm trước và sau khi tham gia HTX thì khi tham
gia HTX, phụ nữ nông thôn được vay vốn nhiều hơn. Nếu so sánh giữa nhóm
phụ nữ nông thôn tham gia HTX và nhóm phụ nữ nông thôn không tham gia
HTX, tuy tỷ lệ được vay vốn của nhóm tham gia HTX thấp hơn nhưng tỷ lệ
được hỗ trợ các nguồn lực khác lại lớn hơn.
Đây cũng là điều kiện cơ bản hỗ trợ phụ nữ nâng cao quyền năng kinh
tế. Phỏng vấn nhóm PN tham gia HTX cho thấy sau khi tham gia HTX, 52%
người được phỏng vấn cho biết khả năng tiếp cận nguồn tài chính tăng lên
nhiều hoặc rất nhiều.
83
Ngoài ra, việc tham gia HTX đã hỗ trợ các nguồn lực khác cho sự phát
triển kinh tế của phụ nữ nông thôn. 100% phụ nữ nông thôn tham gia HTX
được cung ứng các dịch vụ hỗ trợ sản xuất cho thành viên, trong đó 60,9%
được HTX cung ứng sản phẩm dịch vụ đầu vào cho sản xuất kinh doanh của
thành viên; 62,5% được cung cấp các hoạt động đào tạo, chuyển giao khoa
học kỹ thuật; 81,9% được hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm dịch vụ đầu ra; 61,2%
được tạo việc làm; 21% được hỗ trợ tín dụng; 22,6% được hỗ trợ kiểm tra,
giám sát quá trình sản xuất kinh doanh.
Hộp 3.1. Sự thay đổi về tiếp cận nguồn lực sản xuất của phụ nữ nông
thôn trong mô hình hợp tác xã kiểu mới
“Trước khi tham gia HTX tôi không được vay vốn do gia đình thuộc hộ cận
nghèo, không có tài sản thế chấp. Từ tháng 6/2016, sau khi tham gia HTX
Khoai deo, tôi đã được HTX tạo điều kiện để vay vốn của Ngân hàng theo hình
thức tín chấp với số vốn 50 triệu/năm vay trong 3 năm để mua vật tư hàng hoá
đầu vào cho sản xuất. Với sự hỗ trợ của HTX trong tư vấn, đào tạo về kỹ thuật
sản xuất, kết nối bán sản phẩm, đến nay tôi không còn khoản nợ quá hạn nào và
việc làm, thu nhập được ổn định, cải thiện hơn nhiều”.
(Ý kiến của chị Nguyễn Thị Liên, thành viên HTX Khoai Deo, xã Hải Ninh,
huyện Quảng Ninh, t nh Quảng Bình)
84
0.195
0.2
0.2625
0.1975
0.0675
0.0725
Cung ứng sản phẩm, DV
đầu vào
ĐT, chuyển giao KHKT, nghề
nghiệp
Tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ
đầu ra của thành viên
Tạo việc làm cho thành viên
HTX
Tiín dụng cho thành viên
Kiếm tra, giám sát quá trình
SXKD
Hình 3.4: Phân loại nhóm phụ nữ nông thôn tham gia hợp tác xã
theo các hình thức hỗ trợ của hợp tác xã với thành viên
Nguồn: Kết quả khảo sát của NCS năm 2019
Trong nhóm phụ nữ nông thôn tham gia HTX, với thời gian tham gia
trung bình 3-4 năm, khi đánh giá về mức độ hài lòng đối với dịch vụ do HTX
cung cấp, 33,33% thể hiện mức hài lòng cao nhất (mức 5, trong thang đánh
giá từ 1-5), 65,8% thể hiện mức hài lòng từ 3-4. Tuy đây chỉ là kênh tham
khảo nhưng có thể khẳng định, đối với nhóm phụ nữ tham gia HTX được
phỏng vấn, về cơ bản HTX đáp ứng được yêu cầu về dịch vụ cung ứng đối
với thành viên so với thời điểm trước khi tham gia HTX.
3.2.2. Sự thay đổi về năng lực tiếp thu, sử dụng các kiến thức, kỹ
năng trong phát triển sản xuất
Theo số liệu Tổng điều tra dân số năm 2019, tỷ lệ lao động nữ đã qua
đào tạo trong tổng số lao động nữ theo trình độ chuyên môn kỹ thuật có sự
tăng lên nếu so sánh năm 2013 và 2019, tuy nhiên còn ở mức thấp, chưa đáp
ứng yêu cầu, còn đến 79,5% lao động nữ chưa qua đào tạo [77]. Các loại hình
đào tạo nghề dành cho phụ nữ thường là ngắn hạn và được tập trung vào các
85
kỹ năng “truyền thống”. Điều này hạn chế việc tiếp cận với đào tạo kỹ thuật
nông nghiệp, dẫn đến bất bình đẳng giới trong việc tiếp cận và áp dụng công
nghệ mới và các phương pháp giúp tăng năng suất cao hơn.
Bảng 3.5. Tỷ lệ lao động nữ khu vực nông thôn và lao động nữ có trình
độ chuyên môn
Đơn vị: %
Stt Nội dung 2013* 2019** [65]
1 Tỷ lệ % lao động nữ trong
tổng số lao động khu vực
nông thôn
48,7
47,4
2 Tỷ lệ % lao động nữ đã qua
đào tạo trong tổng số lao
động nữ theo trình độ chuyên
môn, kỹ thuật
15,4
20,5
Nguồn: * Tổng cục Thống kê (2014), áo cáo điều tra Lao động, việc làm
năm 2013; ** Tổng cục Thống kê (2019), Kết quả tổng điều tra dân số và
nhà ở thời điểm 0h ngày 01/4/2019, Hà Nội.
Qua phỏng vấn 150 phụ nữ nông thôn trong mô hình HTX kiểu mới (tại
Thái Nguyên, Quảng Bình, Cần Thơ), nghiên cứu mức độ tiếp cận các hình
thức đào tạo nâng cao năng lực khi tham gia HTX so sánh với thời điểm trước
khi tham gia HTX có thể cho thấy HTX đã tạo điều kiện cho phụ nữ nông
thôn trong mẫu khảo sát tham gia nhiều hơn vào các hoạt động nâng cao năng
lực. Trước khi tham gia HTX chỉ có 38% được tham gia các hoạt động tập
huấn nâng cao năng lực, sau khi tham gia HTX, con số này tăng đáng kể, lên
đến 94,4%. Điều này cho thấy HTX tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho
phụ nữ nâng cao năng lực. Lý do trước khi tham gia HTX không được tập
huấn nâng cao năng lực là không có ai mời tham gia (58,4%). Những phụ nữ
nông thôn tham gia HTX được tập huấn về các kiến thức liên quan đến lập kế
hoạch kinh doanh, quản lý HTX (68%), kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt (32%).
Các lớp tập huấn chủ yếu do Liên minh HTX và Hội LHPN các cấp tổ chức.
86
38
62
Có tham gia tập huấn
Không tham gia tập huấn
Hình 3.5: Phân loại nhóm phụ nữ nông thôn tham gia hợp tác xã theo tỷ
lệ tham gia hoạt động nâng cao năng lực trƣớc khi tham gia hợp tác xã
Nguồn: Kết quả khảo sát của NCS năm 2019
94.4
5.6
Có tham gia tập huấn
Không tham gia tập huấn
Hình 3.6: Phân loại nhóm phụ nữ nông thôn tham gia hợp tác xã theo tỷ
lệ tham gia hoạt động nâng cao năng lực sau khi tham gia hợp tác xã
Nguồn: Kết quả khảo sát của NCS năm 2019
So sánh giữa nhóm phụ nữ nông thôn có tham gia HTX và nhóm không
tham gia HTX cho thấy, sau khi tham gia HTX hoặc loại hình kinh tế hiện tại,
nhóm không tham gia HTX có tỷ lệ được tập huấn nâng cao năng lực chỉ
chiếm 75,6%, trong khi tỷ lệ này ở nhóm tham gia HTX là 94,4%. Như vậy
HTX vẫn là nơi tạo điều kiện tốt cho phụ nữ nông thôn trong nâng cao năng
lực từ đó nâng cao quyền năng kinh tế của bản thân.
87
Về mức độ năng lực của phụ nữ nông thôn được nâng lên sau khi tham
gia các hoạt động tập huấn của HTX, với thời gian tham gia HTX từ 3-4 năm,
số lần tham gia tập huấn bình quân 2 đợt/năm, mỗi đợt bình quân 2-4 ngày,
100% phụ nữ nông thôn tham gia HTX cho biết sau khi tham gia HTX kiến
thức, kỹ năng được nâng lên, trong đó 19,4% cho rằng được nâng lên rất
nhiều và 59% cho rằng năng lực được nâng lên nhiều.
3.2.3. Sự thay đổi về năng lực thu thập, phân tích, quản lý, ứng
dụng thông tin trong phát triển sản xuất
Phụ nữ nông thôn có một số hạn chế chung là việc tiếp cận các thông
tin đặc biệt là thông tin liên quan đến lao động, sản xuất, thị trường do vậy
tính cơ động, sự thích ứng của lao động nữ nông thôn không cao, khó cạnh
tranh trong điều kiện thị trường lao động nhiều biến động. Mặt khác, do gắn
liền với thiên chức mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ, chăm sóc người già,
người ốm, nội trợ gia đình nên không còn thời gian vật chất để tiếp cận các
thông tin cần thiết cho cuộc sống và cho sản xuất.
Xét về việc tiếp cận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau trong đó có
khuyến nông, thông tin đại chúng và các nguồn khác (ví dụ như họ hàng, bạn
bè, dịch vụ, hàng xóm, hội họp), Theo Tổng cục thống kê, 43% hộ gia đình
Hộp 3.2. Sự thay đổi về năng lực của phụ nữ nông thôn trong mô hình
hợp tác xã kiểu mới
“Trước khi tham gia HTX, tôi không được tham gia một lớp tập huấn nào do
không có nơi nào mời tham gia. Từ tháng 8/2018, tôi đã đươc tập huấn kỹ
thuật trồng vú sữa theo quy trinh Việt Gap thời gian 30 ngày. Qua tập huấn
tôi thấy năng lực được nâng lên nhiều, áp dụng hiệu quả trong trồng cây vú
sữa nên năng suất cao hơn, thu nhập ổn định hơn”.
(Ý kiến của chị Trần Thị Tuyết Trang, thành viên HTX vườn cây ăn trái
Trường Khương A, xã Trường Long, huyện Phong Điền, Tp Cần Thơ)
88
do nam giới làm chủ hộ được nhận thông tin từ các cán bộ khuyến nông 12
tháng trước điều tra so với 35% gia đình do phụ nữ làm chủ hộ. Hơn nữa, các
hộ gia đình do nam giới làm chủ hộ có tiếp cận thông tin đại chúng tốt hơn
với 51% hộ nhận được thông tin thông qua thông tin đại chúng so với 45% hộ
gia đình do phụ nữ làm chủ hộ [74].
Đối với 150 phụ nữ nông thôn tham gia HTX ở 3 tỉnh Thái Nguyên,
Quảng Bình, Cần Thơ, qua phỏng vấn cho thấy: Đối với hoạt động cung cấp
thông tin, nâng cao nhận thức, trong nhóm các chị tham gia HTX, trước khi
tham gia HTX, chỉ có 49% phụ nữ được nghe các thông tin liên quan đến
công việc sản xuất kinh doanh của mình và sau khi tham gia HTX, 100% phụ
nữ được cung cấp các thông tin, trong đó 46% là thông tin liên quan đến thị
trường sản phẩm, 20,4% là thông tin liên quan đến kỹ thuật, công nghệ sản
xuất, 21,2% là thông tin liên quan đến đầu vào cho sản xuất và 11,5% là
thông tin liên quan đến loại hình kinh tế mà mình tham gia.
Trước khi tham gia HTX, trong số các chị được nghe thông tin liên
quan đến phát triển kinh tế thì có đến 55,3% từ phương tiện thông tin đại
chúng, và số còn lại từ hội thảo/tập huấn/truyền thông. Sau khi đã tham gia
HTX, nguồn thông tin cung cấp cho các chị ngoài tỷ lệ 34,6% từ hội thảo/tập
huấn/truyền thông, có đến 30,2% từ doanh nghiệp/HTX cung cấp. Đánh giá
tổng thể, sau khi tham gia HTX, 100% các chị cho biết được cung cấp thông
tin nhiều và rất nhiều so với trước khi tham gia HTX.
89
46
20.4
21.2
11.5
0.9 TT về thị trường sản
phẩm
TT về kỹ thuật công nghệ
sản xuất
TT về nguồn vật tư, đầu
vào cho sản xuất
TT về loại hình kinh tế mà
mình tham gia
Khác
Hình 3.7: Phân loại nhóm phụ nữ nông thôn tham gia hợp tác xã
theo tỷ lệ các loại thông tin đƣợc hợp tác xã cung cấp cho thành viên
Nguồn: Kết quả khảo sát của NCS năm 2019
Trong phạm vi mẫu khảo sát, so sánh giữa nhóm phụ nữ nông thôn có
tham gia HTX và nhóm không tham gia HTX cho thấy, ở nhóm không tham
HTX mà tham gia loại hình kinh tế khác, vẫn có đến 15% phụ nữ không được
tiếp cận các thông tin liên quan đến ngành nghề sản xuất của mình, trong khi
tỷ lệ này ở phụ nữ nông thôn tham gia HTX là 0%. Đối với việc ứng dụng
thông tin trong ra quyết định sản xuất, đối với nhóm phụ nữ nông thôn tham
Hộp 3.3. Sự thay đổi về tiếp cận thông tin của phụ nữ nông thôn trong
mô hình hợp tác xã kiểu mới
“Tôi tham gia HTX từ tháng 7/2017. Trước khi tham gia HTX, tôi không
được tiếp cận các thông tin liên quan đến sản xuất vì gia đình chỉ làm bánh
gio bán qua ngày. Sau khi tham gia HTX, tôi đã được HTX cung cấp nhiều
thông tin về HTX, về kỹ thuật sản xuất an toàn, được tư vấn trong sản xuất,
hỗ trợ nguồn nguyên vật liệu đầu vào”.
(Ý kiến của chị Đàm Thị Huệ, thành viên HTX chăn nuôi, sản xuất nông sản
sạch Kim Phượng, huyện Định Hoá, t nh Thái Nguyên)
90
gia HTX, 100% các chị cho biết khi được tiếp cận thông tin sẽ giúp ra quyết
định tốt hơn trong sản xuất kinh doanh, tỷ lệ này ở nhóm không tham gia
HTX là 95,7%.
3.2.4. Sự thay đổi về năng lực tham gia, ra quyết định và thụ hƣởng
thành quả trong mô hình hợp tác xã kiểu mới
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, đến quý 2 năm 2018, trong tổng
lực lượng lao động cả nước có gần 743,8 nghìn lao động thiếu việc làm và
gần 1,1 triệu lao động thất nghiệp, tình trạng thất nghiệp ở nữ cao hơn nam,
chiếm tới 53,3% trong tổng số lao động thất nghiệp cả nước. Tình trạng thiếu
việc làm luôn là vấn đề phổ biến ở khu vực nông thôn, hiện có gần 84,4% lao
động thiếu việc làm sinh sống ở khu vực này. Khác biệt giới về thị phần lao
động thiếu việc là không đáng kể khoảng 5,7% (trong đó, nam thiếu việc làm
chiếm 52,8% và nữ thiếu việc làm là 47,2% trong tổng số lao động thiếu việc
làm cả nước) [76].
Tác động của cuộc CMCN 4.0 đã và đang mở ra nhiều cơ hội cho phụ
nữ để họ có thể phát huy năng lực, nắm bắt xu hướng phát triển của khoa học
công nghệ cũng như giúp họ vượt qua được những thách thức, chuyển biến của
nền kinh tế. Tuy vậy, cuộc Cách mạng này cũng đưa lại những tác động khó
lường đến tính chất của việc làm truyền thống, gây ra nguy cơ phá vỡ thị trường
lao động, lao động bị dư thừa do máy móc thay thế con người và gia tăng áp lực
do sự chuyển dịch của nguồn lực lao động. Kể cả có được việc làm thì người lao
động tại các nhà máy trong kỷ nguyên này sẽ phải đáp ứng các yêu cầu cao hơn
và làm việc trong một môi trường hay cách tổ chức không còn giống như hiện
nay. Đặc biệt, thách thức này lại càng lớn đối với các nước đang phát triển và
trong những ngành nghề sử dụng nhiều lao động thủ công, lao động không đòi
hỏi kỹ năng cao, trong đó phụ nữ chiếm một tỷ lệ đông đảo [87].
91
Tương tự như nhiều nơi trên thế giới, ở Việt Nam, chịu áp lực nặng nề
nhất là những ngành thâm dụng lao động như may mặc, da giày, nơi thu hút
phần lớn lao động nữ nông thôn. Cuộc CMCN 4.0 được dự đoán là sẽ khiến
cho lao động trong các ngành này phải đối mặt với nguy cơ mất việc rất cao.
Trong bức tranh chung này, lao động nữ của Việt Nam sẽ là đối tượng phải
đối mặt với nhiều rủi ro, thách thức nhiều nhất do thường tập trung trong các
lĩnh vực đòi hỏi trình độ chuyên môn thấp hoặc những công việc có tính bền
vững và ổn định không cao.
Lao động nữ nông thôn có một số hạn chế chung là tính cơ động, sự
thích ứng của lao động nữ nông thôn không cao, do đó khó cạnh tranh trong
điều kiện thị trường lao động nhiều biến động; do gắn liền với thiên chức
mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ, chăm sóc người già, người ốm, nội trợ gia
đình nên thường gặp khó khăn trong quá trình tìm kiếm việc làm; trình độ
văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghề nghiệp, hiểu biết xã hội hạn chế;
tính quyết đoán, tự chủ, nhanh nhạy, nắm bắt thời cơ, mạo hiểm, của lao động
nữ nông thôn thường kém..., do đó tính cạnh trạnh khi tham gia thị trường lao
động không cao. Phụ nữ nông thôn so với phụ nữ thành thị thường tự ti, mặc
cảm, không hòa nhập được với sự biến đổi mạnh mẽ của đời sống kinh tế - xã
hội, chất lượng lao động kém không đáp ứng được nhu cầu về việc làm của
CNH, HĐH; không có điều kiện, khả năng tham gia thị trường lao động ở các
đô thị, các khu công nghiệp và thị trường lao động quốc tế.
Theo báo cáo nghiên cứu về kinh tế hợp tác do Oxfam và Viện RCD
qua khảo sát đối tượng nông dân, trong đó có phụ nữ cho thấy có rất nhiều
thay đổi tích cực về kinh tế của hộ gia đình khi tham gia các mô hình liên kết,
cụ thể là HTX. Ở khía cạnh kinh tế, 80,9% cho biết liên kết làm tăng doanh
thu cho hộ, 77,8% khẳng định tăng lợi nhuận. Về hiệu quả xã hội: 85,6%
người dân được hỏi khẳng định các mô hình hợp tác liên kết giúp nâng cao
tính tương trợ, gắn kết trong cộng đồng, giảm bớt những nguy cơ cạnh tranh
không lành mạnh như tự hạ giá, phá giá lẫn nhau, giúp tăng năng lực đàm phán.
92
Các thay đổi tích cực còn được thể hiện ở tỷ lệ cao theo đánh giá về mức độ áp
dụng khoa học kỹ thuật, tiếp cận thông tin về sản xuất, giảm ô nhiễm môi trường
trong sản xuất nông nghiệp, và cải thiện sức khỏe cho nông dân [84].
Qua khảo sát 150 phụ nữ nông thôn tham gia HTX ở các tỉnh Thái
Nguyên, Quảng Bình, Cần Thơ về sự tham gia, ra quyết định trong mô hình
HTX cho thấy, 92,3% phụ nữ tham gia HTX được bàn bạc, bày tỏ ý kiến
trong các hoạt động của HTX, 90,1% được quyết định các vấn đề của HTX và
tham gia các quy trình bỏ phiếu bầu ban lãnh đạo, 80,1% được chia sẻ kinh
nghiệm, cung cấp thông tin, 73,9% được đào tạo, bồi dưỡng nghề nghiệp. Khi
tham gia ý kiến tại các cuộc họp, 92,5% phụ nữ được ghi nhận ý kiến và
100% ý kiến đóng góp có mang lại lợi ích cho HTX.
Xét về lợi ích kinh tế đối với phụ nữ nông thôn, về tác động của HTX
đến việc làm và thu nhập của phụ nữ nông thôn đối với nhóm phụ nữ được
phỏng vấn cho thấy, có 15,3% cho thấy khi tham gia HTX công việc ổn định
hơn rất nhiều, có đến 56,25% các chị cho biết công việc ổn định hơn nhiều,
tương ứng với đó, 11,8% cho biết thu nhập được tăng lên nhiều, 58,33% cho
biết thu nhập tăng nhiều so với trước khi vào HTX.
Hộp 3.4. Sự thay đổi về năng lực tham gia và thụ hƣởng của phụ nữ
nông thôn trong mô hình hợp tác xã kiểu mới
“Gia đình tôi thuộc hộ cận nghèo, trước khi tham gia HTX, tôi trồng chè
với thu nhập khoảng 2 triệu/tháng. Từ tháng 12/2018, sau khi tham gia
HTX được 1 năm, thu nhập của gia đình đã cải thiện, bình quân 4
triệu/tháng vì HTX giới thiệu kỹ thuật trồng cây an toàn, hỗ trợ vay vốn.
Tôi cũng được tham gia bàn bạc các hoạt động của HTX. Hy vọng thời gian
tới thu nhập của gia đình sẽ tăng hơn”.
(Ý kiến của chị Đặng Thị Bích, thành viên HTX nông sản an toàn xã Liên
Minh, huyện Võ Nhai, t nh Thái Nguyên)
93
3.3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUYỀN
NĂNG KINH TẾ CỦA PHỤ NỮ NÔNG THÔN TRONG MÔ HÌNH HỢP
TÁC XÃ KIỂU MỚI Ở VIỆT NAM
3.3.1. Các yếu tố vĩ mô
3.3.1.1. Chính sách thúc đẩy phụ nữ nông thôn tham gia mô hình
HTX kiểu mới
Thời gian qua các chính sách nhằm nâng cao quyền năng của phụ nữ
nông thôn trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội ngày càng hoàn thiện, Việt
Nam đã có các chính sách thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ nông thôn nói
riêng tham gia các hoạt động kinh tế, trong đó có mô hình HTX. Nổi bật là
Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững và xây dựng nông
thôn mới; Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020; Kế
hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát
triển bền vững đã được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 622/QĐ-TTg
ngày 10/5/2017 Phụ nữ nông thôn ngày càng được tiếp cận và hưởng lợi từ
các chính sách, chương trình này.
Mục tiêu trong Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2011-
2020 (Quyết định số 2531/QĐ-TTg ngày 24/12/2010 của Thủ tướng Chính
phủ) [52] để ra mục tiêu giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế, lao
động, việc làm; tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ nghèo ở nông thôn, phụ nữ
người dân tộc thiểu số đối với các nguồn lực kinh tế, thị trường lao động;
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, từng bước bảo đảm sự tham gia bình
đẳng giữa nam và nữ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Quyết định số
939/QĐ-TTg ngày 30/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗ
trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025” yêu cầu Trung ương Hội Liên
hiệp phụ nữ Việt Nam có trách nhiệm chủ trì, phối hợp hỗ trợ thành lập 1.200
tổ hợp tác/hợp tác xã do phụ nữ quản lý [53]. Tuy nhiên, một số văn bản chưa
94
giúp giải quyết các vấn đề giới nảy sinh trên thực tế, việc thực thi các quy
định của pháp luật vẫn là vấn đề cần phải quan tâm nhiều hơn để mang lại lợi
ích cho phụ nữ.
3.3.1.2. Chính sách và việc thực thi các chính sách hỗ trợ phụ nữ
nông thôn tiếp cận nguồn lực sản xuất
Mặc dù pháp luật Việt Nam thừa nhận cả nam giới và phụ nữ đều có
quyền bình đẳng trong quyền sử dụng đất; nhưng trên thực tế, ít phụ nữ được
đứng tên giấy tờ sử dụng đất, dẫn đến sự hiểu lầm về quyền sử dụng đất chỉ
có ở nam giới. Từ năm 1988 ruộng đất đã được nhà nước cấp cho các hộ gia
đình nông thôn theo nhân khẩu, nên quyền sử dung đất thuộc về tất cả các hộ
thành viên trong gia đình. Nhưng Còn đa số giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu
sử dụng ruộng đất đều do nam giới đứng tên, điều đó không có nghĩa là người
nam giới trong gia đình có toàn quyền quyết định. Luật Đất đai năm 2003
2013 đã quy định tất cả Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới phải bao
gồm tên của cả hai vợ chồng, các con và các thành viên trong gia đình nếu có
quyền sử dụng khi được giao quyền sử dụng đất.
Phụ nữ nông thôn vẫn bị phân biệt đối xử, bất bình đẳng trong tiếp cận
các nguồn lực, các ngân hàng coi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là tài
sản thế chấp, trong khi phụ nữ khó tiếp cận quyền đất đai, nên cũng khó tiếp
cận tín dụng, khiến họ phải tiếp cận “tín dụng đen”. Ở Việt Nam, chỉ có 9%
số chủ trang trại là phụ nữ và phụ nữ làm nông nghiệp quy mô nhỏ có khả
năng tiếp cận đất đai thấp hơn hẳn so với nam giới [64]. Sự hiểu lầm, đáng
tiếc này phải được các ngân hàng xem xét lại các quy định cho vay tiền bằng
thế chấp phải có chữ ký cả vợ lẫn chồng Mặt khác, HTX và các tổ chức
khác cầnđẩy mạnh công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật; nhất là, Luật
Đất đai cho phụ nữ nông thôn.
95
Ngoài khả năng tiếp cận giới hạn với quyền sở hữu đất đai, phụ nữ
nông thôn còn đối diện với các rào cản khi tiếp cận tín dụng. Thủ tục vay vốn
cũng là yếu tố ảnh hưởng vì phụ nữ nông thôn thường không có tài sản thế
chấp và trình độ học vấn không cao nên nếu thủ tục quá phức tạp họ không có
khả năng tiếp cận vốn vay. Việc các ngân hàng có địa điểm thuận tiện cho
khu vực nông thôn là yếu tố quan trọng để người phụ nữ nông thôn có thể tiếp
cận vay vốn vì đa phần phụ nữ nông thôn sẽ đến những tổ chức tín dụng,
ngân hàng ngay gần khu vực sinh sống. Ngân hàng Chính sách xã hội được
thành lập năm 2003 là đơn vị cung cấp tín dụng chủ yếu cho các hộ gia đình
có thu nhập thấp và khu vực nông thôn, tuy nhiên do phần lớn khách hàng ở
khu vực xã xôi, khó khăn (rào cản về địa lý), do đó không đáp ứng được nhu
cầu tài chính của
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_quyen_nang_kinh_te_cua_phu_nu_nong_thon_trong_mo_hin.pdf