Luận án Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu truyền thuyết cho học sinh lớp 6

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng biểu

Mục lục

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

2. Mục đích nghiên cứu

3. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu

4. Phạm vi nghiên cứu

5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

6. Giả thuyết khoa học

7. Những đóng góp mới của luận án

8. Bố cục của luận án

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC HÌNH THÀNH VÀ

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU TRUYỀN THUYẾT CHO HỌC

SINH LỚP 6

1. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Nghiên cứu về kĩ năng đọc hiểu văn bản trong nhà trường phổ

thông

1.2. Nghiên cứu về rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản tự sự trong nhà

trường phổ thông

1.3. Nghiên cứu về dạy học đọc hiểu truyền thuyết trong nhà trường

phổ thông

2. CƠ SỞ LÍ LUẬN

2.1. Truyền thuyết và những đặc điểm cơ bản của truyền thuyết

2.1.1. Quan niệm về truyền thuyết

01

03

03

04

04

05

05

06

07

07

07

13

16

22

22

2

pdf210 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 465 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu truyền thuyết cho học sinh lớp 6, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĩ năng tìm kiếm, diễn giải mối quan hệ giữa “cái toàn thể” và cái “chi tiết, bộ phận” của tác phẩm văn học, phát hiện tính chỉnh thể, tính thống nhất về nội dung và hoàn chỉnh về hình thức thể hiện trong từng chi tiết bộ phận tác phẩm. GV cần hướng dẫn và khích lệ học sinh chủ động, tự tin trong vai trò “đồng sáng tạo” trong tiếp nhận tác phẩm. Khi tác phẩm văn học được xem như là sản phẩm chung của tác giả và độc giả, thì việc dạy đọc văn bản văn 82 học trong nhà trường phải đặc biệt chú ý đến đặc điểm, vai trò của chủ thể tiếp nhận là học sinh. “Phương pháp dạy đọc phải tập trung kích hoạt việc đọc tích cực, sáng tạo ở chủ thể đọc: học sinh hứng thú tham gia kiến tạo nghĩa cho văn bản, biết so sánh đối chiếu, liên hệ mở rộng, biết huy động vốn hiểu biết cá nhân, sử dụng trải nghiệm cuộc sống của bản thân để đọc, trải nghiệm văn học, phát hiện những giá trị đạo đức, văn hoá và triết lí nhân sinh, từ đó biết vận dụng, chuyển hoá thành giá trị sống,... Khi dạy học đọc hiểu, giáo viên cần chú ý khơi gợi vốn hiểu biết đã có của người học, giúp học sinh tự phát hiện thông điệp, ý nghĩa, góp phần lấp đầy “khoảng trống” của văn bản. Giáo viên cần gợi ý cho học sinh, nhưng không lấy việc phân tích, bình giảng của mình thay thế cho những suy nghĩ của học sinh; tránh đọc chép và hạn chế ghi nhớ máy móc”[12, tr 82]. GV cần sử dụng đa dạng các loại câu hỏi ở những mức độ khác nhau để hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản, đồng thời hình thành kĩ năng đọc. Các câu hỏi yêu cầu học sinh: nêu cảm nhận chung về văn bản, nhận biết các chi tiết quan trọng, nhân vật, cốt truyện,...; giải mã và kiến tạo ý nghĩa cho văn bản; phân tích, đánh giá được vai trò của các yếu tố hình thức nghệ thuật (ngôn từ, diễn đạt, hình ảnh,) trong việc thể hiện nội dung văn bản. Cụ thể với thể loại truyền thuyết, chúng tôi đã có đề xuất ở chương 1 về những kĩ năng đọc hiểu cần rèn luyện cho HS gồm: 1/ Nhận biết sự việc, nhân vật, chi tiết, cốt truyệntrong truyện và các yếu tố liên quan đến sự thật lịch sử; 2/ Phân tích giá trị nội dung và hình thức nghệ thuật của truyện truyền thuyết; 3/ Nhận xét, đánh giá thái độ của người kể (nhân dân) trong truyền thuyết; 4/ Liên hệ với bối cảnh lịch sử, kinh nghiệm cá nhân để rút ra bài học và giá trị thời sự của truyện truyền thuyết. Việc rèn luyện bốn kĩ năng này sẽ gắn với yêu cầu dạy học đọc hiểu văn bản văn học như đã trình bày ở trên nhằm thực hiện tốt nhất mục tiêu dạy học đọc hiểu truyền thuyết cho HS lớp 6. 1.5. Đa dạng trong tổ chức dạy học Khi tổ chức dạy học, GV cần sử dụng các phương pháp, kĩ thuật, hình thức dạy học để hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động học tập. Đa dạng trong tổ chức dạy học nghĩa là GV biết phối hợp các phương pháp, kĩ thuật, hình thức dạy học khác nhau. Tùy theo mục tiêu của từng bài học, thậm chí là từng nội dung cụ thể trong bài để lựa chọn phương pháp, kĩ thuật, hình thức phù hợp. Không nên “thần thánh” hóa bất kì một phương pháp, kĩ thuật, hình thức nào bởi mỗi loại đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Việc lựa chọn 83 các phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với nội dung dạy học, đối tượng HS để đạt được mục tiêu mới là vấn đề quan trọng. Chẳng hạn, trong chương trình Ngữ văn 6 hiện hành có 5 văn bản truyền thuyết. Với quan điểm dạy đọc hiểu văn bản theo nhóm thể loại nhằm hình thành cho HS cách thức đọc một tác phẩm văn học thuộc một thể loại nhất định thì GV cần lưu ý đến tính đa dạng trong tổ chức dạy học. Vì cùng thể loại nên khi dạy đọc hiểu truyền thuyết cần chú ý đến mức độ đọc hiểu giữa các bài để hình thành kĩ năng và phát triển năng lực đọc hiểu truyền thuyết cho HS. Bài đầu tiên chú trọng hình năng đọc hiểu truyền thuyết thông qua dạy học trên lớp, GV tổ chức cho HS hoạt động tìm hiểu VB truyền thuyết theo các phương pháp truyền thống: nêu vấn đề, thuyết trình, phân tích mẫu Bài thứ hai có thể chia nhóm, phân công chuẩn bị thực hành đọc hiểu một VB truyền thuyết thứ hai. Trong bài này, GV vẫn có thể tham gia góp ý, điều hành tiết học nhưng ít hơn so với bài một, HS thực hiện là chính: làm việc nhóm và trình bày kết quả đọc hiểu. Bài thứ ba tổ chức theo hính thức làm bài tập lớn hoặc bài tập dự án. GV giao nhiệm vụ đọc hiểu, giới thiệu và thuyết trình một số truyền thuyết và báo cáo kinh nghiệm về cách đọc truyền thuyết như một buổi thảo luận, seminare, Với mỗi hình thức, GV sẽ lựa chọn phương pháp, kĩ thuật, cách thức tổ chức dạy học khác nhau. Và ngay cả khi tổ chức hoạt động dạy học trên lớp, GV cũng nên phối hợp các hình thức như hình thức học theo nhóm, hình thức học cá nhân. Với HS, lực học trung bình hoặc yếu kém, GV cần quan tâm giúp đỡ nhiều hơn. Khi tổ chức hình thức học theo nhóm, GV khuyến khích các thành viên đều có ý kiến của riêng mình để giải quyết nhiệm vụ chung. Ý kiến cuối cùng là ý kiến có sự thống nhất chung của cả nhóm. Với hình thức này, các cá nhân có sự trao đổi, phối hợp, thúc đẩy nhau tích cực suy nghĩ, vì vậy nhiệm vụ học tập đề ra trở nên vừa sức mỗi HS. Bài tập GV yêu cầu HS thực hiện cũng cần đảm bảo nguyên tắc đa dạng. GV hiện thực hóa những kiến thức HS đã được học nhằm mục đích luyện tập, thực hành, khắc sâu. Việc GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập không chỉ giúp HS vận dụng kiến thức đã học mà còn kích thích được tư duy, khả năng sáng tạo, tích cực của các em. Ví dụ khi dạy đọc hiểu văn bản truyền thuyết, GV có thể giao cho HS một số bài tập mang tính định hướng để đọc, tìm hiểu nội dung nghệ thuật của văn bản. Các bài tập cần được sắp xếp theo mức độ từ dễ đến khó: bài tập tái hiện kiến thức, bài tập rèn luyện tư duy sáng tạo và suy nghĩ độc lập. Mỗi HS có thể hoàn thành số lượng bài tập khác nhau tùy thuộc vào năng lực của các em. Các bài 84 tập cùng mục tiêu vẫn có thể đa dạng về hình thức thực hiện. Ví dụ khi yêu cầu HS thực hiện bài tập tóm tắt truyện hoặc đánh giá nhận xét chung về bài học, giáo viên có thể khuyến khích HS thể hiện bằng sơ đồ tư duy, kẻ bảng hay lời văn. Việc đa dạng về yêu cầu của các nhiệm vụ học tập cũng góp phần tạo hứng thú cho HS khi thực hiện, cải thiện chất lượng học tập. 2. Cách thức hình thành và rèn kĩ năng đọc hiểu truyền thuyết Như phần trên đã nêu, muốn có năng lực đọc hiểu truyền thuyết, cần hình thành kiến thức và kĩ năng đọc cho HS; sau đó người học phải thực hành, rèn luyện thông qua làm, vận dụng nhiều lần. Kiến thức về đọc truyền thuyết chính là đặc trưng thể loại truyền thuyết đã được chúng tôi nêu ở chương 1 và nhắc lại ở phần trên của chương này. Kĩ năng đọc cần hình thành và rèn luyện bằng các hoạt động qua 4 bước lớn: Một là hình thành qua hoạt động đọc hiểu VB chính với các yêu cầu: i) Hình thành kĩ năng nhận biết nhân vật, sự việc, chi tiết, cốt truyện và các yếu tố liên quan đến sự thật lịch sử; ii) Hình thành kĩ năng phân tích giá trị nội dung và hình thức; trong đó chú trọng các yếu tố thần kì ( hoang đường, kì ảo) iii) Hình thành kĩ năng nhận biết về thái độ, tình cảm của người kể trong việc phán xét, đánh giá các nhân vật và sự kiên trọng truyện; iv) Hình thành kĩ năng liên hệ với bối cảnh lịch sử, kinh nghiệm cá nhân để rút ra bài học về giá trị thời sự của truyện truyền thuyết; Hai là thực hành rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản truyện truyền thuyết thông qua hoạt động thực hành có hướng dẫn. Bước này bám sát 4 yêu cầu của bước một nhưng với mức độ khác. Cái khác ở đây chủ yếu là: giản lược hoặc bỏ đi những hướng dẫn gợi ý trả lời; không quá chi tiết trong các câu hỏi mà hướng dần đến khả năng khái quát, tổng hợp; nâng cao hơn độ khó của câu hỏi ở một số khía cạnh phù hợp,Cũng ở bước này, GV lùi xuống nhường cho HS làm việc, trao đổi, thảo luận là chính. Ba là rèn luyện kĩ năng đọc hiểu truyện truyền thuyết thông qua hoạt động thực hành tự đọc hiểu văn bản. Ở bước này HS sẽ tự vận dụng kiến thức, kĩ năng đó để đọc hiểu một truyền thuyết khác với các yêu cầu như ở hai bước trên nhưng cách thức tiến hành có khác: i) xây dựng kế hoạch học tập ( ở nhà); ii) xây dựng, rà soát, hoàn thiện hệ thống câu hỏi tự học để đọc hiểu truyền thuyết; iii) thực hành tự đọc hiểu văn bản thông qua việc giải quyết hệ thống câu hỏi đã xây dựng và hoàn thiện sản phẩm báo cáo; iv) báo cáo sản 85 phẩm trên lớp. GV có thể giao nhiệm vụ theo nhóm, có thể yêu cầu làm việc cá nhân ở nhà; trên lớp chỉ dành giờ để báo cáo kết quả thực hiện. Bốn là đánh giá kết quả học tập nhằm củng cố kĩ năng đọc hiểu truyền thuyết. Bám sát các yêu cầu đọc hiểu truyền thuyết đã hình thành và rèn luyện để kiểm tra đánh giá kết quả đọc hiểu theo yêu cầu phát triển năng lực. Có thể khái quát quy trình hình thành và rèn luyện trên bằng biểu đồ 5: Các bước Yêu cầu Hình thức 1. Hình thành kiến thức và kĩ năng đọc hiểu a) Nhận biết các yếu tố liên quan đến sự thật lịch sử (câu chuyện, sự kiện, nhân vật) b) Phân tích giá trị nội dung và hình thức ( cốt truyện, nhân vật, chi tiết hoang đường, kì ảo) c) Nhận biết và đánh giá thái độ của người kể; d) Liên hệ rút ra bài học giá trị thời sự của văn bản truyền thuyết - GV tổ chức, hướng dẫn HS kĩ năng đọc hiểu qua 1 VB cụ thể trên lớp 2. Thực hành rèn luyện Tập trung vào 4 yêu cầu của bước 1 nhưng với mức độ khác. HS thực hiện là chính. - HS đọc hiểu trên lớp có sự trợ giúp của GV 3. Thực hành củng cố Bám sát các yêu cầu đã hình thành và rèn luyện ở 2 bước đầu. - HS tự đọc, tự làm bài tập ở nhà và trình bày kết quả trên lớp. 4. Kiểm tra đánh giá Bám sát các yêu cầu đã hình thành và rèn luyện để ra đề, kiểm tra kết quả đọc hiểu. - HS làm bài kiểm tra Sau đây là sự cụ thể hóa các bước hình thành và rèn luyện. 2.1. Hình thành kĩ năng đọc hiểu văn bản truyện truyền thuyết qua các hoạt động dạy học. Trong Chương trình GDPT môn Ngữ văn hiện hành và Chương trình 86 GDPT môn Ngữ văn mới đều sắp xếp các truyện truyền thuyết thành một cụm liền nhau. Đây là điều kiện thuận lợi để GV có thể thực hiện cách thức tổ chức mà luận án đề xuất để dạy học rèn kĩ năng đọc hiểu truyền thuyết cho HS. Các hoạt động trong từng bài học có thể giống nhau nhưng cách thực hiện, mức độ, yêu cầu từng nhiệm vụ trong hoạt động sẽ khác nhau phụ thuộc vào mục tiêu cốt lõi của bài học. Với bài thứ nhất, mục tiêu cốt lõi là hình thành kĩ năng đọc hiểu truyền thuyết cho HS. Do đó các mức độ yêu cầu sẽ ở mức nhẹ nhất, các nhiệm vụ cần có sự hướng dẫn thực sự kĩ lưỡng, dễ hiểu để đảm bảo mọi học sinh đều có thể đạt được ở ngưỡng tối thiểu là biết được cách đọc hiểu truyện truyền thuyết với mục tiêu hình thành bốn kĩ năng đã được xác định. 2.1.1. Hình thành kĩ năng nhận biết cốt truyện, nhân vật, sự việc, chi tiết và các yếu tố liên quan đến sự thật lịch sử của truyền thuyết Truyền thuyết thuộc thể loại truyện dân gian, do đó cốt truyện thường xây dựng dựa vào nhân vật chính. Nhân vật chính thường liên quan đến các sự kiện và nhân vật lịch sử. Nhân vật trong truyền thuyết là một điểm nhấn cần lưu ý với HS khi dạy đọc hiểu văn bản. Cuộc đời của nhân vật chính trong các truyền thuyết thường được giới thiệu ở ba chặng. Chặng thứ nhất nói về hoàn cảnh, thân thế của nhân vật (gắn với những yếu tố kì lạ); chặng thứ hai nói về quá trình hoạt động của nhân vật với những chiến công, kì tích; chặng thứ ba nói về sự kết thúc của cuộc đời nhân vật sau khi đã thăng hoa hoặc hóa thân vào cõi bất tử. Đây cũng là lưu ý để HS có thể dễ dàng tóm tắt cốt truyện dựa trên ba chặng cuộc đời của nhân vật chính. Trong truyện truyền thuyết, mỗi nhân vật đều mang một ý nghĩa hình tượng. Chẳng hạn như hình tượng Thánh Gióng tiêu biểu cho người anh hùng đánh giặc giữ nước, mang trong mình sức mạnh cộng đồng mà trước hết là sức mạnh của tổ tiên (sự ra đời thần kì), sau đó là sức mạnh cộng đồng (bà con lối xóm chung tay nuôi Gióng lớn), sức mạnh của thiên nhiên (đồng ruộng, núi non, tre đằng ngà). Để HS từng bước hiểu được những ý nghĩa này, GV nên có thiết kế những câu hỏi, bài tập phù hợp với đối tượng HS, tập hợp những suy nghĩ ban đầu bám sát các chi tiết sau đó khơi sâu dần những suy nghĩ đó bằng các gợi ý, hướng dẫn tiếp theo. Truyện Thánh Gióng, là bài học đầu tiên, nên GV cần đưa ra những gợi ý, chỉ dẫn cụ thể trong khi giao nhiệm vụ. Ví dụ: 1/Trong truyện có những nhân vật nào, nhân vật chính là ai? Dựa vào đâu để em khẳng định điều đó? 87 2/Nhân vật chính có những đặc điểm đáng chú ý nào? Nêu một số dẫn chứng cụ thể trong truyện. 3/Hãy kể lại cho bạn nghe truyện Thánh Gióng dựa vào những câu hỏi sau: a) Gióng ra đời và lớn lên có gì đặc biệt? b) Tình hình đất nước ta lúc đó như thế nào? c) Thánh Gióng đã nói với mẹ và sứ giả những gì? d) Từ sau khi gặp sứ giả, Thánh Gióng có gì khác? e) Thánh Gióng đã trở thành tráng sĩ, đánh giặc cứu nước như thế nào? g) Kết quả cuối cùng ra sao? . Với câu hỏi 1, 2 hướng đến nhận diện và lí giải các đặc điểm của nhân vật trong truyền thuyết. Loại câu hỏi này khá đơn giản, GV có thể sử dụng phương pháp dạy học đàm thoại, nêu vấn đề với hình thức học cá nhân. HS chỉ cần dựa vào thông tin trong văn bản để chỉ ra các nhân vật: Thánh Gióng, cha mẹ Gióng, nhà vua, sứ giả,... Trong đó nhân vật chính là Thánh Gióng. HS có thể dựa ngay vào nhan đề của truyện để khẳng định Thánh Gióng là nhân vật chính, hoặc huy động những tri thức đã biết về nhân vật chính (truyện kể chủ yếu về người đó/xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm được khắc họa bằng nhiều cách giới thiệu lai lịch, đặc điểm, hành động, lời nói, các sự việc liên quan,...). Từ các dẫn chứng cụ thể trong truyện liên quan đến nhân vật, HS cần khái quát được đặc điểm của nhân vật Thánh Gióng. Ví dụ: Thánh Gióng là nhân vật có sự ra đời và lớn lên vô cùng kì lạ. Bà mẹ hiếm muộn ướm chân vào vết chân lạ về mang thai và 12 tháng sau sinh ra cậu bé Gióng. Cậu bé 3 tuổi mà vẫn không biết nói, cười nhưng nghe tiếng sứ giả rao tìm người tài bỗng lớn nhanh như thổi, thành tráng sĩ và xin đi giết giặc. Với những HS khá, giỏi GV có thể đưa ra câu hỏi gợi mở bổ sung, nhằm khai thác sâu hơn các chi tiết liên quan đến nhân vật. Qua đó, giúp HS hiểu được trong nhóm truyện về motip sự ra đời kì lạ của nhân vật cũng có nhiều biến thể: Nhân vật sinh ra từ cây, nhân vật sinh ra do người mẹ kết hợp với một con vật lạ, nhân vật ra đời do thần linh đầu thai. Đây là những motip quen thuộc, có nguồn gốc từ những motip thần thoại. Nếu như ở thần thoại, môtíp dạng này phản ánh quan niệm của người xưa về nguồn gốc của con người, cho thấy những dấu hiệu tín ngưỡng vật tổ... thì ở thể loại truyền thuyết, motip này thể hiện những ý nghĩa nghệ thuật rõ rệt, mang tính chất dự báo về cuộc đời của nhân vật, báo hiệu những chiến công, kì tích, hành trạng khác thường của 88 nhân vật. Và đây chính là mô hình của nhân vật Thánh Gióng. Sự ra đời của Thánh Gióng là hình thức giao tiếp kì lạ giữa thần linh và con người, phản ánh nguồn gốc kì ảo của nhân vật. Chi tiết đó mang tính dự báo về sự lớn mạnh phi thường, sức mạnh vũ bão của Thánh Gióng ở chặng sau. Bên cạnh nhân vật, sự việc cũng là một phương diện đặc trưng của nội dung văn bản thuộc thể loại tự sự. Lí luận văn học khẳng định truyện là một chuỗi sự việc xảy ra liên tiếp cho nhân vật trong trong không gian và thời gian, có mở đầu, phát triển, kết thúc thể hiện những quan hệ, những mâu thuẫn nhằm phản ánh một quá trình nhất định trong cuộc sống của nhân vật. Việc tổ chức các sự việc chính là cách thức sáng tạo nên cốt truyện cho một tác phẩm văn học. Nhận diện chính xác các sự việc tiêu biểu của truyện sẽ giúp người đọc nắm bắt cốt truyện dễ dàng hơn. Khi hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản truyền thuyết đầu tiên trong chuỗi các VB, GV cần chú ý tới những nhiệm vụ nhằm khai thác các sự việc, chi tiết tiêu biểu của cốt truyện đó là cách giúp HS nắm cốt truyện, nhận diện bố cục truyện, xác định nội dung chính của truyện và kể lại được truyện. Ví dụ ở truyện Thánh Gióng, GV có thể đưa ra những nhiệm vụ sau liên quan đến việc khai thác các sự việc/chi tiết tiêu biểu: 1/ Sự việc là việc diễn ra trong một không gian, thời gian cụ thể có nguyên nhân, diễn biến, kết quả. Sau khi đọc truyện Thánh Gióng em nhớ được những sự việc nào? 2/Theo em, sự việc của phần mở đầu trong truyện là sự việc nào. Sự việc đó có ý nghĩa gì? 3/Một bạn xác định, trong chặng thứ hai của cuộc đời Gióng có những sự việc sau: - Gióng cất tiếng nói đầu tiên - Gióng trở thành tráng sĩ - Gióng đánh thắng giặc Theo em, đó có phải là những sự việc không? Vì sao? 4/Phần cuối của truyện kể về sự việc chính gì? Nêu ý nghĩa của sự việc này? Vì là hoạt động hình thành kĩ năng đọc hiểu truyền thuyết nên trước bất cú nhiệm vụ nào, HS cũng cần được hiểu biết cặn kẽ về những tri thức nền liên quan. Chẳng hạn, để HS nhận diện và phân tích được các sự việc/chi tiết tiêu biểu trong truyện Thánh Gióng, GV cần giới thiệu cho HS biết thế nào gọi là sự việc, sự việc chính (tri thức này theo phân phối của chương trình hiện hành, HS 89 được học sau bài Thánh Gióng). Vì vậy trước khi trả lời câu hỏi thứ nhất về sự việc, chúng tôi đã có ý cung cấp cho HS biết được thế nào là sự việc để các em căn cứ vào đó mà đưa ra câu trả lời của mình. Bên cạnh yêu cầu nhận diện, tìm hiểu, phân tích sự việc, chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật ý nghĩa của truyện truyền thuyết, GV cần hướng dẫn HS nhận diện các sự việc mang cốt lõi lịch sử, hoặc các sự việc liên quan đến những vấn đề trọng đại của đời sống dân tộc trong lịch sử. Những cụm từ dễ nhận thấy thường liên quan đến nhân vật lịch sử, địa danh lịch sử, sự kiện lịch sử, triều đại lịch sử,... Ví dụ truyện Thánh Gióng, phản ánh cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước của dân tộc Việt Nam thời Hùng Vương; truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh cũng phản ánh cuộc đấu tranh chống thiên tai lũ lụt của người dân thời Hùng Vương; truyện Con Rồng, cháu Tiên sau khi theo mẹ Âu Cơ lên non, người con trai cả trở thành Hùng Vương đầu tiên của người Việt,... Có thể nói các truyền thuyết đều phản ánh lịch sử nhưng phản ánh qua lăng kính của trí tưởng tượng, của niềm tin tưởng và tự hào về lịch sử dân tộc. Đọc hiểu truyền thuyết HS phải đặt các sự việc, chi tiết của truyện trong mối quan hệ với lịch sử dân tộc, nhận thức được yếu tố nào là sử, yếu tố nào là truyện để nhận thức đúng đắn nội dung cốt truyện. Yêu cầu này là khá cao so với năng lực nhận thức của HS lớp 6. Tuy vậy GV không thể né tránh vì đó cũng là một đặc trưng tiêu biểu của thể loại truyền thuyết. Để thực hiện được yêu cầu một cách phù hợp, GV nên chú ý tính tầng bậc của độ khó ở từng nhiệm vụ, với từng mục tiêu bài học, nâng dần độ khó một các hợp lí trong cụm bài. Một số câu hỏi có thể đặt ra là: 1/ Những phong tục, địa danh, di tích nào trong truyện Thánh Gióng đã giúp cho truyện tăng thêm tính hiện thực? 2/ Truyện Thánh Gióng liên quan đến sự thực lịch sử nào sau đây? Khoanh tròn vào những phương án đúng. A. Nhân dân ta luôn phải đối phó chống giặc phương Bắc. B. Nhân dân ta rất vất vả trong cuộc đấu tranh chinh phục tự nhiên. C. Nhân dân ta đã tạo ra bước đột phá trong việc chế tạo vũ khí chống kẻ thù. D. Nhân dân ta đã ý thức được việc sức mạnh đoàn kết cộng đồng để bảo vệ đất nước. Những câu hỏi này có thể được giao cho HS với các hình thức khác nhau 90 tùy thuộc vào năng lực của đối tượng. Tuy nhiên, về cơ bản đây là kĩ năng đơn giản với độ khó không cao nên HS có thể làm việc cá nhân, sau đó chia sẻ theo cặp đôi trước khi chia sẻ trước lớp. GV cũng nên dành nhiều hơn cơ hội trả lời loại câu hỏi này cho nhóm HS trung bình, yếu để tạo cơ hội cho các em nắm vững những vấn đề cơ bản nhất của thể loại truyền thuyết. 2.1.2. Hình thành kĩ năng phân tích giá trị nội dung và hình thức nghệ thuật của truyện truyền thuyết Kĩ năng này, về cơ bản sẽ đặt ra những yêu cầu cao hơn so với kĩ năng thứ nhất. Phân tích giá trị nội dung và hình thức nghệ thuật của truyện truyền thuyết trước hết là hướng đến đọc hiểu chi tiết (lí giải, phân tích, phản hồi) các yếu tố của truyện (cả nội dung, nghệ thuật), sau đó là khái quát, nhận xét/đánh giá về giá trị của tác phẩm. Đọc hiểu chi tiết truyện truyền thuyết nghĩa là GV sẽ hướng dẫn HS tìm hiểu từng phần của truyện. Có thể bắt đầu từ tên văn bản. Tên của các truyện dân gian nói chung và truyền thuyết nói riêng không cố định, bất biến mà có thể thay đổi theo mục đích, ý đồ của tác giả dân gian. Họ có thể chọn một cái tên nào đó để thể hiện được rõ ràng nội dung hoặc mục đích kể chuyện. Thông thường mỗi truyện có một tên đề, nhưng một số truyện có các tên khác nhau. Ví dụ Con Rồng cháu Tiên, còn có những tên khác như: Câu chuyện trăm trứng, Lạc Long Quân và Âu Cơ; truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy có các tên Sự tích Loa Thành, Truyện nỏ thần, Cách đặt tên cho truyện truyền thuyết cũng khác nhau. Thường là lấy tên nhân vật chính để đặt (Thánh Gióng, Sơn Tinh-Thủy Tinh), cũng có khi lấy kết quả cuối cùng để đặt (Sự tích Hồ Gươm), hay chọn những sự vật quan trọng hướng đến chủ đề của truyện để đặt (Con Rồng, cháu Tiên; Bánh chưng, bánh giầy), Cách đặt tên truyện như vậy khiến cho việc lưu truyền và tiếp nhận cũng thuận lợi, dễ nhớ hơn, giúp HS nhận diện được nhân vật chính, các tuyến nhân vật chính, các yếu tố cốt lõi của truyện. Thông qua việc khai thác tên truyện, HS có thể xác định xác định được ý nghĩa của truyện một cách hiệu quả. Ví dụ, ở truyện Thánh Gióng, câu hỏi khai thác tên văn bản sẽ là: 1/Tác giả đã dựa trên căn cứ nào để đặt tên truyện? Điều đó có tác dụng gì? 2/Tại sao tên truyện lại được đặt là “Thánh Gióng” mà không phải là “cậu Gióng”, “chàng Gióng”? GV có thể sử dụng những câu hỏi gợi mở này để dẫn dắt HS tìm được 91 nội dung trả lời bằng cách tái hiện những kiến thức đã học hay những kinh nghiệm đã có. Chú ý tập trung gợi mở những vấn đề là điểm sáng của văn bản, chứa nhiều thông tin và có dụng ý nghệ thuật. Thực tế cho thấy, tác giả dân gian có những cách khác nhau để đặt tên truyện mà phổ biến là dùng tên của nhân vật chính để đặt tên truyện (Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thủy Tinh; An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy,) hoặc lấy hậu thân nhân vật để đặt tên cho truyện, thường được gọi là sự tích (Sự tích Hồ Gươm, Sự tích hồ Ba Bể,). Song dù đặt theo cách nào thì nhan đề của các truyện kể dân gian cũng phải thỏa mãn được hai yêu cầu chính: không trùng lặp (để phân biệt các truyện với nhau), có quan hệ với chủ đề của truyện ở một phạm vi, mức độ nhất định. Cách đặt tên văn bản như vậy khiến cho việc tiếp nhận và lưu truyền các truyện dân gian trong nhân dân dễ dàng và hiệu quả hơn, người kể chuyện dễ nhớ, người nghe chuyện dễ hiểu. Ở câu hỏi thứ 2, GV nên hướng dẫn HS làm việc theo nhóm để giải quyết. HS có thể đưa ra những bình luận khác nhau về các tên truyện này. Mục đích cuối cùng là để hiểu được dụng ý của tác giả dân gian: những bậc anh minh, tài đức, được coi như có phép màu nhiệm, có công lao to lớn đối với đất nước thường được nhân dân tôn xưng là Thánh, được thờ ở đền. Cách đặt tên tác phẩm như vậy là nhằm thể hiện sự tôn kính của nhân dân dành cho nhân vật. Một trong những đặc trưng tiêu biểu của truyền thuyết còn là sự xuất hiện của những chi tiết kì ảo, hoang đường nhưng mang ý nghĩa biểu tượng vô cùng sâu sắc. Tuy nhiên với học sinh lớp 6 mà đặc biệt là với bài học đầu tiên trong chuỗi truyền thuyết, GV cũng nên cân nhắc khi hướng dẫn các em đọc hiểu phương diện nghệ thuật của truyền thuyết. Có thể chỉ dừng lại ở yêu cầu nhận diện chi tiết kì ảo hoang đường và bước đầu nêu ý nghĩa của những chi tiết đó đối với việc thể hiện nội dung của truyện và tác dụng đối với người đọc. Ví dụ khi dạy đọc hiểu truyện Thánh Gióng, GV sẽ nêu lên nhiệm vụ sau: Liệt kê những chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện “Thánh Gióng” theo bảng dưới đây và nêu lên tác dụng của các chi tiết này trong truyện. Chi tiết kì ảo trong truyện  Tác dụng đối với việc thể hiện nội dung của truyện ..  Tác dụng đối với người đọc, người nghe . 92 1. 2. 3. Để giúp HS cảm thấy không quá khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ này, GV nên áp dụng phù hợp những phương pháp dạy học đọc hiểu mới tăng cường tính tương tác giữa người học với nhau. Ví dụ ở đây có thể dùng chiến thuật đọc hiểu cộng tác ghi chú, hai HS ngồi cạnh nhau cùng thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV. GV có thể nêu câu hỏi hoặc sử dụng phiếu học tập có cột ghi ý kiến, mỗi HS trình bày ý kiến của mình sau đó trao đổi để đi đến thống nhất hoặc đặt ra những vấn đề cần có sự giải đáp của GV, Chẳng hạn, với sự việc Gióng cưỡi ngựa bay về trời. Mỗi HS có thể chỉ ra những tác dụng khác nhau đối với việc thể hiện nội dung câu chuyện: a) Đây là motip hóa thân mà ta bắt gặp nhiều trong truyền thuyết. Trong ngôn ngữ dân gian “về trời” và chết nhưng nhân

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_ren_luyen_ki_nang_doc_hieu_truyen_thuyet_cho_hoc_sin.pdf
Tài liệu liên quan