DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT .vii
DANH MỤC BẢNG.ix
DANH MỤC HÌNH .xi
MỞ ĐẦU .1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU. 3
1.1. QUÁ TRÌNH TIẾT PROTEIN Ở TẾ BÀO VI SINH VẬT .3
1.1.1. Quá trình tiết protein ở tế bào Eucaryotes .3
1.1.2. Quá trình tiết protein ở E. coli .3
1.1.3. Quá trình tiết protein trong Bacillus .4
1.1.4. Enzyme phân cắt peptide tín hiệu của Sec/P.16
1.2. HỆ BIỂU HIỆN PROTEIN TÁI TỔ HỢP Ở VI SINH VẬT.18
1.2.1. Vai trò của Bacillus trong công nghiệp sản xuất enzyme.18
1.2.2. Hệ thống biểu hiện ở Bacillus.20
1.2.3. Đặc điểm di truyền của Bacillus subtilis.20
1.2.4. Hệ biểu hiện ở E. coli và vi sinh vật khác.21
1.3. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN BIỂU HIỆN GEN Ở Bacillus subtilis .22
1.3.1. Lựa chọn promoter.23
1.3.2. Các vector biểu hiện ở Bacillus subtilis.24
1.3.3. Chọn trình tự peptide tín hiệu. .25
1.3.4. Đột biến peptide tín hiệu.25
1.3.5. Sử dụng chủng chủ đã đƣợc cải biến di truyền.28
1.4. α - AMYLASE .29
1.4.1. Cấu trúc của α – amylase .29
1.4.2. α-Amylase từ Bacillus.30
1.4.3. α-Amylase từ các vi sinh vật khác .32
1.4.4. α-Amylase tái tổ hợp trong vi sinh vật.35
CHƢƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP . 38iv
2.1. CHỦNG VI SINH VẬT VÀ PLASMID .38
2.1.1. Các chủng dại.38
2.1.2. Chủng chủ dùng trong nghiên cứu.38
2.1.3. Plasmid.39
2.2. MÔI TRƢỜNG NUÔI CẤY VÀ CÁC CHẤT BỔ SUNG .40
2.2.1. Môi trƣờng nuôi cấy.40
2.2.2. Chất bổ sung.40
2.3. HÓA CHẤT VÀ THIẾT BỊ.41
2.3.1. Thiết bị .41
2.3.2. Hóa chất và Kit.41
2.4. CÁC PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .42
2.4.1. Phân lập chủng .42
2.4.2. Phƣơng pháp xác định hoạt tính α – amylase .42
2.4.3. Phƣơng pháp xác định hàm lƣợng protein hòa tan theo Lowry.43
2.4.4. Phƣơng pháp thu amylase trong tế bào .43
2.4.5. Phƣơng pháp phân loại chủng chọn lọc .44
2.4.6. Phƣơng pháp tách chiết DNA .44
2.4.7. Biến nạp DNA plasmid vào chủng chủ.46
2.4.8. Kỹ thuật PCR .46
2.4.9. Cắt enzyme giới hạn và ligation DNA.49
2.4.10. Phản ứng loại đầu 5’ - Phosphat (Dephosphorylation).50
2.4.11. Phân lập đoạn gen mã hóa peptide tín hiệu.50
2.4.12. Phƣơng pháp megaprimer .50
2.4.13. Phƣơng pháp tinh sạch DNA từ gel agarose.52
2.4.14. Phƣơng pháp điện di DNA.52
2.4.15. Nghiên cứu điều kiện thu nhận α-amylase của chủng tái tổ hợp .53
2.4.16. Điện di SDS – PAGE .54
2.4.17. Xác định hoạt tính α – amylase trên gel polyacrylamid .55
2.4.18. Xử lý số liệu .55v
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. 56
3.1. PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN CÁC CHỦNG BACILLUS CÓ KHẢ
NĂNG TIẾT ALPHA AMYLASE MẠNH RA MÔI TRƢỜNG .56
3.1.1. Phân lập và tuyển chọn sơ bộ các chủng Bacillus có hoạt tính amylase .56
3.1.2. Sàng lọc bộ chủng phân lập thu các chủng thuộc chi Bacillus có hoạt tính
amylase cao .57
3.1.3. Nghiên cứu đặc điểm phân loại của các chủng.59
3.2. PHÂN LẬP CÁC ĐOẠN GEN MÃ HÓA CHO TRÌNH TỰ PEPTIDE TÍN
HIỆU CỦA ALPHA AMYLASE TỪ CÁC CHỦNG CHỌN LỌC.62
3.3. SÀNG LỌC THU PEPTIDE TÍN HIỆU MẠNH CỦA GEN α - AMYLASE .67
3.3.1. Tách các peptide tín hiệu và tạo tổ hợp với gen đích.70
3.3.2. Tạo vector mang tổ hợp gen đích.72
3.3.3. Đánh giá khả năng tiết của các tổ hợp gen đích trong chủng chủ B. subtilis
168M.75
3.4. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIẾT AMYLASE CỦA CÁC CHỦNG TÁI TỔ
HỢP MANG VECTOR BIỂU HIỆN CÓ CÁC PEPTIDE TÍN HIỆU ĐỘT
BIẾN ĐƢỢC THIẾT KẾ .83
3.5. NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN BIỂU HIỆN ALPHA AMYLASE CỦA
CHỦNG TÁI TỔ HỢP.91
3.5.1. Xác định động thái sinh trƣởng và sinh tổng hợp α - amylase của chủng
168MpHVC1 .91
3.5.2. Ảnh hƣởng của nhiệt độ nuôi cấy lên khả năng sinh trƣởng và sinh amylase
của chủng 168MpHVC1.92
3.5.3. Ảnh hƣởng của nồng độ IPTG lên khả năng tiết amylase của chủng
168MpHVC1 .93
3.5.4. Ảnh hƣởng của nguồn N, C lên khả năng sinh trƣởng và sinh amylase của
chủng 168MpHVC1 .95
CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN KẾT QUẢ . 97vi
4.1. QUÁ TRÌNH TIẾT PROTEIN .97
4.1.1. Phân lập và thu các chủng tuyển chọn có hoạt tính α – amylase.97
4.1.2. Protein ngoại bào và hoạt tính α – amylase của các chủng tuyển chọn.98
4.1.3. Tách dòng các peptide tín hiệu ở Bacillus và đánh giá vai trò của các axit
amin trong trình tự này với quá trình tiết protein.101
4.2. KHẢ NĂNG BIỂU HIỆN α–AMYLASE VỚI CÁC PROMOTER KHÁC
NHAU.105
4.3. SÀNG LỌC CÁC PEPTIDE TÍN HIỆU VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG
BIỂU HIỆN TRONG B. subtilis 168M.107
4.4. NGHIÊN CỨU TẠO MỘT SỐ ĐỘT BIẾN TRÊN PEPTIDE TÍN HIỆU VÀ
ĐÁNH GIÁ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾT PROTEIN ĐÍCH
CỦA CHÚNG .113
4.5. NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN NUÔI CẤY TĂNG TIẾT ENZYME.119
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 123
NHỮNG CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ TRONG THỜI GIAN THỰC HIỆN
LUẬN ÁN. 125
TÓM TẮT LUẬN ÁN BẰNG TIẾNG ANH . 126
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 132
181 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 417 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Sàng lọc và nghiên cứu ảnh hưởng của đột biến điểm trên Peptide tín hiệu đến khả năng tiết α – Amylase tái tổ hợp trong Bacillus Subtilis - Nguyễn Thị Đà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i từ vector pHV33 gốc
Các vector tái tổ hợp pHVgracAmy mới từ vector pHV33 gốc đƣợc thực
hiện theo sơ đồ Sơ đồ thí nghiệm tạo vector trên Hình 3.17. Các cụm tổ hợp tạo
thành bao gồm: Pgrac- DASsub3BT2Mature, Pgrac- DAScere3BT2Mature, Pgrac-
DASliche3BT2Mature, Pgrac-3BT2amy đƣợc nhân dòng bằng PCR với cặp mồi xuôi
là trình tự khởi đầu của Pgrac (FprimerPgrac- EcoRI) và mồi ngƣợc là P3BL – EcoRI
(Hình 3.16) đƣợc cắt bằng enzyme giới hạn EcoRI và sau đó đƣợc tinh sạch rồi gắn
75
vào vector pHV33 đã đƣợc cắt mở vòng bằng enzyme tƣơng ứng. Từ các đoạn tái tổ
hợp này, các plamid tƣơng ứng tạo thành đƣợc ký hiệu dựa trên tên của vector và
tên của cụm tái tổ hợp gắn với SP của các loài nhƣ: pHVSuSig5.2, pHVCeSig15,
pHVLiSig23, pHVLi3BT2full. Sản phẩm tách plasmid đƣợc thể hiện trên hình 3.18
A và cắt kiểm tra đoạn gen đã chèn bằng enzyme giới hạn EcoRI (Hình 3.18B)
Hình 3.18. Điện di đồ DNA plasmid pHVSusig5.2 (A) và xử lý EcoRI (B)
Chú thích: A: giếng 1, 2, 3, 5, 6 kết quả tách plasmid pHVSusig5.2 từ các dòng đƣợc biến nạp; 4,
Marker. B: 1, Sản phẩm cắt EcoRI của plasmid đã tách; 3,4 plasmid đối chứng; 2, Marker
3.3.3. Đánh giá khả năng tiết của các tổ hợp gen đích trong chủng chủ Bacillus
subtilis 168M
Tất cả các tế bào sống đều tổng hợp ra protein mới nhằm đảm bảo cho hoạt
động của tế bào. Với các protein ngoại bào, các protein đƣợc vận chuyển ra ngoài
màng tế bào thông qua con đƣờng tiết. Trong vi khuẩn, rào cản chính cho quá trình
tiết protein chính là lớp màng tế bào chất. Trong mấy thập kỷ qua, đã có nhiều
nghiên cứu về protein và các con đƣờng tiết của chúng và thông qua các nghiên cứu
này, bức màn bí mật về quá trình làm sao protein vận chuyển ra đƣợc ngoài màng
và tiết vào môi trƣờng cũng nhƣ các nhân tố tham gia trong quá trình vận chuyển đã
dần đƣợc sáng tỏ. Những nghiên cứu về quá trình tiết protein của vi khuẩn tập
chung chủ yếu trên hai đối tƣợng đó là E. coli, đại diện của G-, và B. subtilis, đại
diện cho các chủng vi khuẩn G+. Không giống nhƣ E. coli, protein của vi khuẩn G+
đƣợc vận chuyển ra ngoài màng để giải phóng vào môi trƣờng hoặc và tiết qua lớp
màng tế bào chất ra thẳng môi trƣờng nuôi cấy. Do đó, các chủng G+ là đối tƣợng
pHV33 vector 6.9 kb
Pgrac-DASsub3BT2 Mature
1.8 kb
1 2 3 4 5 6 1 2 3 4
76
nghiên cứu hấp dẫn để sử dụng làm chủng chủ cho quá trình tiết lƣợng lớn các
enzyme công nghiệp. Để đánh giá khả năng tiết của các peptide tín hiệu của một
gen có nguồn gốc từ Bacillus thì phải chọn chính một chủng cũng có nguồn gốc từ
chi này làm chủng tái tổ hợp. Thông qua quá trình tiết α - amylase tái tổ hợp trong
chủng chủ Bacilus có thể sàng lọc đƣợc các peptide mạnh và đánh giá mức độ biểu
hiện cũng nhƣ xác định hàm lƣợng protein tiết đƣợc ra môi trƣờng sẽ có tính chính
xác cao hơn. Trong đó, B. subtilis là đối tƣợng đƣợc nghiên cứu nhiều nhất trong
nhóm vi khuẩn gram dƣơng nói chung và trong chi Bacillus nói riêng bởi vì trình tự
gen của loài này đã đƣợc xác định toàn bộ, không tiết độc tố, có hiệu quả thu hồi
cao, khả năng tiết các protein tái tổ hợp trong loài này đƣợc biết đến khoảng 25g/l
đây chính là một bộ máy tiết enzyme hoàn hảo nhằm ứng dụng trong công nghiệp
thực phẩm, dƣợc phẩm, công nghệ sinh học, và trong lĩnh vực nông nghiệp
(Schallmey et al., 2004; Westers et al., 2004; Nijland & Kuipers, 2008). Một số
chủng thuộc loài B. subtilis đƣợc thiết kế và phát triển thành các chủng sản xuất
thƣơng mại: 168M, WB800, WB700, WB600, BG2054, DB104, DB105... và chủng
chủ đƣợc lựa chọn trong nghiên cứu này là B. subtilis 168M. Hệ thống biểu hiện có
sử dụng vector con thoi pHV33 có thể biểu hiện đƣợc ở cả E. coli và B. subtilis. Hệ
thống vector biểu hiện tạo thành bao gồm:
- Vector pHV33 gốc
- Promoter tách từ pHT43
- SP gen α - amylase đã tách từ các chủng tuyển chọn
- Đoạn gen trƣởng thành của gen α - amylase từ chủng 3BT2
3.3.3.1. Ảnh hưởng của promoter Pgrac lên khả năng tiết và biểu hiện amylase
trong Bacillus subtilis 168M
Trong 5 nhân tố ảnh hƣởng đến quá trình biểu hiện của một gen trong chủng
tái tổ hợp, nhân tố promoter là yếu tố đƣợc xét đến trƣớc tiên. Tổ hợp PHV33 mang
gen mã hóa cho α-amylase của chủng B. licheniformis 3BT2 và promoter Pamy của
chủng chủ đã đƣợc bảo quản trong bộ sƣu tập gen và chủng giống của phòng Công
nghệ vật liệu sinh học (Trần Đình Mấn, 2001). Promoter Pgrac là một promoter
77
mạnh đƣợc cảm ứng bằng IPTG và sử dụng trong vector thƣơng mại của hãng
MoBiTec. Do đó chúng tôi đã lựa chọn làm promoter chính cho nghiên này và so
sánh với sự biểu hiện của cụm gen tái tổ hợp mang promoter Pamy trong vector
pHV33. Để xác định ảnh hƣởng của 2 promoter: promoter của chính gen α-amylase
của chủng chủ B. subtilis 168M và promoter Pgrac lên khả năng tiết amylase, trƣớc
tiên cần tạo đƣợc tổ hợp gen mới bao gồm Pgrac – tách từ pHT43, pHV33 và gen α-
amylase 3BT2 sau đó tái tổ hợp và biến nạp trong B. subtilis 168M
Chủng tái tổ hợp mang cụm vector pHV33-Pgrac-Amy3BT2 sau khi biến nạp
đƣợc sàng lọc hoạt tính amylase trên môi trƣờng LB có bổ sung Chloramphenicol
20µg/ml và chất cảm ứng IPTG. Cả hai chủng tái tổ hợp B. subtilis 168M mang hệ
vector pHV33–PgracAmy3BT2 (ký hiệu 168MPgrac) và B. subtilis 168M mang hệ
vector pHV33–PamyAmy3BT2 (ký hiệu 168MPamy) tiếp tục đƣợc nghiên cứu đánh
giá khả năng tiết protein và hoạt tính amylase. 168MPgrac đƣợc nuôi cấy trong môi
trƣờng LB + Chloramphenicol đến khi OD đạt 0.6-0.8, bổ sung IPTG 0.01mM và
bắt đầu tính thời gian nuôi cấy tại thời điểm bổ sung IPTG đƣợc coi là 0h và nuôi
tiếp tục đến thời điểm 48h. Chủng 168MPamy đƣợc nuôi cấy trên môi trƣờng LB
+chloramphenicol + glucose trong khoảng 60h sau đó xác định hoạt tính enzyme và
khả năng tiết protein tổng. Hoạt tính của các chủng tái tổ hợp đƣợc đánh giá với đối
chứng chính là chủng B. subtilis 168M mang vector pHV33 gốc không chứa cụm
gen quan tâm.
Bảng 3. 5. Hoạt tính tiết enzyme của các chủng tái tổ hợp
Hoạt tính
Ký hiệu chủng
Amylase
Hàm
lƣợng
Protein
tiết tổng
số (µg/ml)
Tỷ lệ hoạt
tính enzyme/
hàm lƣợng
protein tiết
tổng số
(U/mg)
Khuếch tán
thạch (mm)
Hoạt tính α -
amylase (U/ml)
168MPamy 14 53,2±5,5 1763,5±15 30,17
168MPgrac 21 71,4±6,3 1876,4±25 38,05
168M 1 2,1±0,3 1798,7±30 1,17
78
Hình 3.19. Ảnh hƣởng của thời gian nuôi cấy lên hoạt tính cũng nhƣ khả năng sinh
tổng hợp enzym của chủng Bacillus subtilis168M mang vector pHV33-promoter
Pgrac - α-amylase 3BT2
Hình 3.20. Ảnh hƣởng của promoter lên khả năng tiết enzyme của chủng tái tổ hợp.
Chú thích: A, Điện di đồ SDS – PAGE sản phẩm protein thu đƣợc của chủng các chủng tái tổ hợp
168MPamy, 168MPgrac và chủng đối chứng 168M. Băng điện di đậm và đƣợc chỉ bằng mũi tến là
amylase với kích thƣớc khoảng 58 kDa. B, Hoạt tính amylase trên bản điện di protein có bổ sung
tinh bột tan 1% của các chủng tái tổ hợp nghiên cứu. Hoạt tính enzyme trên bản điện di thể hiện
qua vùng không bắt màu iot.
Hoạt tính enzyme đều đƣợc tiết ra môi trƣờng nuôi cấy ở cả 2 chủng nghiên
cứu cho thấy, α - amylase của B. licheniformis 3BT2 đã đƣợc tiết trong tế bào
chủng B. subtilis 168M. Với 168MPamy, hoạt tính α – amylase đạt đƣợc 53,2±5,5
79
U/ml sau 60h nuôi cấy. Chủng 168MPgrac, hoạt tính α – amylase đạt đƣợc 71,4
±6,3 U/ml sau 48h nuôi cấy tỷ lệ hoạt tính amylase trên hàm lƣợng protein tiết tổng
số của enzyme đạt 38,05 U/ml. Các peptide tín hiệu gốc gen α-amylase của 3BT2
đã có hiệu quả hoạt động tốt khi đƣợc điều khiển bởi cả 2 loại promoter trong B.
subtilis. Trong khi kết quả trên Bảng 3.5 cho thấy, promoter Pgrac của pHT43 cho
hiệu quả biểu hiện amylase cao hơn khi đƣợc tổ hợp với pHV33.
Ảnh hƣởng của thời gian nuôi cấy lên khả năng sinh trƣởng và sinh α -
amylase của chủng tái tổ hợp B. subtilis 168MpHV33–PgracAmy3BT2 (168MPgrac)
trên môi trƣờng LB có bổ sung IPTG 0,01mM và chloramphenicol 20 µg/ml đƣợc
trình bày trong Hình 3.19 cho thấy, chủng này sinh trƣởng và sinh enzyme tốt nhất
trong khoảng 30 - 48h nuôi cấy tính từ sau khi bổ sung IPTG, đạt OD cực đại
3,69±0,11 và hoạt tính amylase đạt 73,4±3,61 sau 48h nuôi cấy.
Điện di SDS-PAGE đƣợc thực hiện với gel 12% và đƣợc nhuộm bằng
AgNO3. Quan sát băng điện di protein và zymogram cho thấy kích thƣớc băng
amylase có hoạt tính khoảng 58 kDa (Hình 3.20) phù hợp với kích thƣớc chung của
enzyme α-amylase từ các chủng thuộc loài B. licheniformis đã đƣợc công bố
(Pandey et al., 2000). Thông qua kết quả này, promoter Pgrac đƣợc sử dụng làm
promoter cho plasmid khung pHV33 trong nghiên cứu biểu hiện hoạt tính amylase
của các peptide khác nhau trên đoạn gen đích α-amylase 3BT2 trƣởng thành.
3.3.3.2. Ảnh hưởng của các peptide tín hiệu khác nhau lên khả năng biểu hiện và
tiết protein của α-amylase B. licheniformis 3BT2
Một hệ thống biểu hiện tốt là protein quan tâm phải đƣợc tiết ra một lƣợng
lớn để thu hồi và mặc dù có một số protein đã đƣợc thu thành công trong B. subtilis
nhƣng hiệu suất không cao, đôi khi lƣợng enzyme thu đƣợc vẫn không đủ đáp ứng
yêu cầu vì vậy cần tìm hiểu thêm sâu hơn về cơ chế của quá trình vận chuyển
protein ra ngoài màng nhằm cải thiện hiệu quả. Đi sâu nghiên cứu nâng cao lƣợng
sản phẩm thu hồi chính là nghiên cứu về các con đƣờng tiết tham gia trong quá trình
vận chuyển protein và các nhân tố của bộ máy vận chuyển để có thể tìm quá trình
80
tác động nhằm nâng cao lƣợng enzyme tiết thu hồi. Ở vi khuẩn, hầu hết các protein
đƣợc tiết theo Sec/P đƣợc tổng hợp nhƣ các tiền chất có chứa SP và đoạn protein
trƣởng thành. Mặc dù không có sự bảo thủ về mặt trình tự nhƣng SP luôn cấu tạo
gồm: vùng N tích điện dƣơng, vùng H chứa các axit amin kỵ nƣớc và vùng cuối C
trung tính hoặc tích điện âm có chứa vị trí phân cắt cho các Spase. Tuy nhiên, SP
của vi khuẩn G+ đƣợc biết đến dài hơn so với các SP của gram âm (Nielsen et al.,
1997b) cho nên một SP của gram âm có thể sẽ không có chức năng đƣợc thể hiện
trong tiết protein nhƣ ở gram dƣơng (Collier, 1994). Tác động của việc thay thế SP
gen α-amylase của chủng B. licheniformis 3BT2 bằng các SP của gen α-amylase
của các loài khác trong cùng chi Bacillus nhƣ: B. cereus, B. subtilis, B.
licheniformis trong việc tiết α-amylase đƣợc đánh giá bằng protein tổng, hoạt tính
tổng và kết quả điện di protein. Các SP khác nhau đƣợc đánh giá ảnh hƣởng lên khả
năng biểu hiện hoạt tính amylase và tiết protein của gen đích 4 tổ hợp gen đã đƣợc
tạo thành bao gồm: pHV33-Pgrac-3BT2Amyfull (pHVAmy3BT2), pHV33 – Pgrac
– ScereusCN15 - 3BT2mature (pHVCeSig15), pHV33 – Pgrac – SsubtilisD5.2-3BT2mature
(pHVSuSig5.2), pHV33 – Pgrac – SlicheniformisDA23 - 3BT2mature (pHVLiSig23)
trong B. subtilis 168M (Bảng 3.6).
Bảng 3.6. Các plasmid thiết kế
Chủng tái tổ
hợp
Plasmids thiết
kế
Đặc điểm gen
168MSubsig52 pHVSubsig5.2
pHV33+Pgrac+SP gen α – amylase của chủng B.
subtilis D5.2+3BT2 Mature α – amylase gen
168MCeSig15 pHVCesig15
pHV33+Pgrac+ SP gen α – amylase của chủng B.
cereus CN1-5+3BT2 Mature α – amylase gen
168MLisig23 pHVLisig23
pHV33+Pgrac+ SP gen α – amylase của chủng B.
licheniformis DA23+3BT2 Mature α – amylase gen
168M3BT2 pHVLi3BT2full pHV33+Pgrac + α-amylase 3BT2 gen
Các chủng tái tổ hợp thu đƣợc đƣợc ký hiệu theo tổ hợp gen mà chúng đƣợc
tạo thành: 168MSubsig52, 168MCeSig15, 168MLisig23, 168M3BT2. Chủng tái tổ
hợp đƣợc nuôi cấy trong 48h trên môi trƣờng LB + chloramphenicol có bổ sung
IPTG để cảm ứng sau khi OD đạt 0,7 – 0,8. Kết quả đƣợc thể hiện trên bảng 3.7.
81
Bảng 3.7. Ảnh hƣởng của các SP khác nhau lên khả năng biểu hiện và tiết protein của
α-amylase B. licheniformis 3BT2
Chủng
Hoạt tính α – amylase (U/ml)
Hàm lƣợng
protein tiết
tổng số
(µg/ml)
Tỷ lệ hoạt
tính enzyme/
hàm lƣợng
protein tiết
tổng số
(U/mg)
Khuếch tán
thạch (mm)
Dịch phá
tế bào
Dịch
nuôi cấy
168MSubsig52 23±1,5 3,1±0,3 76,4±3,7 1896,4±35,0 40,9±3,13
168MCeSig15 16,5±2 4,9±0,7 47,7±4,6 1767,2±21,6 26,9±2,23
168MLisig23 21±1,5 6,3±0,6 71,3,±3,2 1824,7±27,1 38,7±0,72
168M3BT2 20,5±2 4,1±0,4 68,6±5,1 1787,3±20,2 37,5±1,42
Kết quả trên bảng này cho thấy, khi nuôi cấy cả 4 chủng tái tổ hợp trên môi
trƣờng LB có bổ sung IPTG 0,01M đều có khả năng sinh α-amylase điều này chứng
tỏ cả promoter Pgrac lẫn 3 SP hoạt động tốt khi tái tổ hợp với gen đích là đoạn gen
mã hóa cho α-amylase trƣởng thành của chủng 3BT2. Trong đó, chủng tái tổ hợp B.
subtilis 168M mang cụm gen pHV33 – Pgrac – SsubtilisD5.2-3BT2mature cho hoạt tính
α-amylase mạnh nhất đạt 76,4 ± 3,7 U/ml và tổ hợp gen với trình tự SP của B.
subtilis CN1-5 (B. subtilis 168M - pHV33 – Pgrac – ScereusCN15 - 3BT2mature) cho
hoạt tính amylase là thấp nhất, chỉ đạt 47,7 ± 4,6 U/ml.
Để khảo sát khả năng tiết α-amylase ra môi trƣờng nuôi cấy, dịch sau nuôi
cấy của 4 chủng tái tổ hợp sẽ đƣợc ly tâm loại bỏ tế bào và đƣợc kết tủa với ethanol
và hòa lại trong đệm thích hợp. Mẫu kết tủa sẽ đƣợc xử lý để điện di SDS-PAGE.
Cả 4 plasmid khảo sát đều xuất hiện vạch protein có kích thƣớc tƣơng ứng với lý
thuyết khoảng 58kDa (Hình 3.21).
Kết quả trên hình 3.21 cho thấy, sau 36h nuôi cấy, các chủng tái tổ hợp cho
thấy có sự khác biệt về hàm lƣợng enzyme quan tâm trên băng điện di thông qua
mức độ đậm nhạt của băng. Kết quả điện di protein cho thấy tƣơng ứng với các kết
quả phân tích ở trên. Dựa vào kết quả trên Bảng 3.7 và Hình 3.21, chủng tái tổ hợp
168MSubsig52 (B. subtilis 168M- pHV33–Pgrac –SsubtilisD5.2-3BT2mature) đƣợc
82
chọn lọc và trình tự SP của B. subtilis D5-2 đƣợc sử dụng cho nghiên cứu gây đột
biến trình tự SP nhằm đánh giá ảnh hƣởng của các đột biến này lên khả năng biểu
hiện hoạt tính enzyme.
Hình 3.21. So sánh biểu hiện tiết α-amylase các peptide tín hiệu khác nhau
Chú thích: 1. Thang protein chuẩn, 2: 168MCesig15; 3: 168MSusig52; 4, 168M3BT2;
5: 168Mlisig23
Hình 3.22. Ảnh hƣởng của thời gian nuôi cấy lên sinh trƣởng và sinh tổng hợp
amylase của chủng B. subtilis 168MSusig52
Chủng tái tổ hợp 168MSubsig52 (B. subtilis 168M- pHV33 – Pgrac –
SsubtilisD5.2-3BT2mature) đƣợc nuôi cấy trên môi trƣờng LB có bổ sung
83
Chloramphenicol và IPTG 0,01 mM và xác định ảnh hƣởng của thời gian nuôi cấy
lên khả năng sinh trƣởng và sinh hoạt tính amylase. Mật độ quang của mẫu đƣợc
xác định tại bƣớc sóng λ = 600 nm. Hoạt tính đƣợc xác định bằng phƣơng pháp
DNSA. Kết quả nghiên cứu trên hình 3.22 cho thấy, khoảng thời gian sinh trƣởng
và sinh tổng hợp amylase của chủng tái tổ hợp tốt nhất sau 18 ÷ 36h nuôi cấy đạt.
Hoạt tính enzyme đo đƣợc cao nhất sau 36h với giá trị đạt 73,7±6,36 U/ml ở thời
điểm này.
3.4. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIẾT AMYLASE CỦA CÁC CHỦNG TÁI TỔ HỢP
MANG VECTOR BIỂU HIỆN CÓ CÁC PEPTIDE TÍN HIỆU ĐỘT BIẾN ĐƢỢC
THIẾT KẾ
Bên cạnh các nghiên cứu thay thế các SP mã hóa cho các protein khác nhau
trong cùng loài hay khác loài để tăng cƣờng khả năng tiết enzyme, các nhà khoa học
trên thế giới còn sử dụng phƣơng pháp tạo đột biến trên chính các peptide này nhằm
đánh giá đƣợc khả năng tiết. Từ cái nhìn tổng quan tài liệu hiện nay về tác động của
đột biến các SP của gen từ Bacillus thì phƣơng pháp thay đổi các SP có thể là một
công cụ có giá trị để tăng cƣờng sản xuất các protein trong chi này hoặc các tế bào
chủ khác nhƣng đối với mỗi sự kết hợp của SP và một đoạn gen đích trƣởng thành
đều có sự biến đổi và cần đƣợc minh chứng bằng thực nghiệm. Trong nghiên cứu
này, SP đƣợc gắn với gen đích 3BT2 tuy tiết tốt nhất trong các peptide đƣợc so sánh
nhƣng khả năng tiết vẫn còn là hạn chế. Chính vì vậy, việc đột biến SP gen α -
amylase của B. subtilis D5-2 thu đƣợc này nhằm tìm khả năng để có thể tăng cƣờng
tính tiết enzyme. Đánh giá khả năng tiết của các SP thông qua một gen đích chung
là 3BT2 α - amylase mature qua B. subtilis 168M cho thấy, đoạn SP của chủng B.
subtilis D5-2 với 33 axit amin là cho hàm lƣợng protein tiết cao nhất đƣợc chọn cho
nghiên cứu tiếp theo. SP mã hóa cho gen α - amylase của chủng này đƣợc biết đến
gồm có 33 axit amin đƣợc chia thành 3 vùng N-(axit amin thứ 1-9), H (axit amin
thứ 10-25) và vùng C (axit amin thứ 26-33) (hình 3.23).
84
Hình 3.23. Sơ đồ cấu trúc và trình tự axit amin trên SP gen α-amylase chủng D5-2
Có nhiều phƣơng pháp đột biến peptide tín hiện khác nhau đƣợc sử dụng
trong nghiên cứu tăng tiết enzyme nhƣ: error-prone PCR, đột biến điểm định
hƣớngTrong khuôn khổ luận án này, SP α – amylase đƣợc gây đột biến định
hƣớng một số điểm chọn lọc dựa trên cấu trúc SP của α – amylase chủng B. subtilis
D5-2. Dựa trên chính trình tự ban đầu của SP gen α - amylase của chủng D5-2, các
đột biến tại các vị trí mong muốn trên SP này đã đƣợc thiết kế. Bằng các cặp mồi
mang trình tự đột biến mong muốn (Bảng 2.5), các đoạn SP đã đƣợc khuếch đại
bằng PCR sau đó gắn vào vector pHVSusig5.2 đã đƣợc loại bỏ đoạn SP tƣơng ứng.
Các điểm đột biến thiết kế (Hình 3.24) và đặc tính các peptide tính hiệu thiết kế trên
Bảng 3.8. Các vị trí đột biến và tổ hợp gen cũng nhƣ plasmid tạo thành đƣợc trình
bày trong bảng 3.9.
Bảng 3.8. Đặc điểm của các SP đột biến
Ký hiệu SP
Điện tích vùng
N
*
Độ kỵ
nƣớc**(%)
Điểm nhận biết
SPase
SPD 5-2 +4 72,7 A-N-A
SP K3Q +3 72,7 A-N-A
SPK3QK4I +2 75,8 A-N-A
SPP12LF14LA15LF17LF21LH22LV24L +4 75,8 A-N-A
SPA31V +4 72,7 V-N-A
SPA31G +4 72,7 G-N-A
SPA31C +4 69,7 C-N-A
Chú thích:
*
Đƣợc tính toán điện tích với quy ƣớc D, E là -1; R, K là +1, các axit amin còn lại là
0.
**
Phần trăm các axit amin kỵ nƣớc đƣợc xác định dựa trên đặc tính các axit amin G, A, V, L, I,
M, F, W và P là kỵ nƣớc và các axit amin còn lại là ƣa nƣớc
85
Hình 3.24. So sánh trình tự axit amin của các peptide đột biến.
Chú thích: Những axit amin đƣợc đánh dấu vàng là các vị trí đột biến đƣợc thiết kế
Bảng 3.9. Thành phần của plasmid mang tổ hợp gen đột biến
Chủng tái tổ
hợp
Plasmid Đặc điểm gen Vị trí axit amin thay đổi của SP
168MpHVD52 pHVN1
pHV33+Pgrac+ SP gen α –
amylase của chủng B. subtilis
D5.2 +3BT2 Mature α –
amylase gen
Vùng N: K3Q
168MpHVN1 pHVN2
pHV33+Pgrac+SP B. subtilis
D5.2K3QK4I+3BT2 Mature α –
amylase gen
Vùng N: K3QK4I
168MpHV
HCore
pHVHcore
pHV33+Pgrac+SP B. subtilis
D5.2+3BT2 Mature α –
amylase gen
Vùng H:
P12LF14LA15LF17LF21LH22LV24L
168MpHVC1 pHVC1
pHV33+Pgrac+SP B. subtilis
D5.2+3BT2 Mature α –
amylase gen
Vùng C: A31G
168MpHVC2 pHVC2
pHV33+Pgrac+Signal B.
subtilis D5.2+3BT2 Mature α
– amylase gen
Vùng C: A31V
168MpHVC3 pHVC3
pHV33+Pgrac+SP B. subtilis
D5.2+3BT2 Mature α –
amylase gen
Vùng C: A31C
Đột biến lựa chọn đƣợc tiến hành trên cả 3 vùng N, H, C của SP gen α -
amylase của chủng dại B. subtilis D5-2. Đột biến trên vùng N, vùng C của SP gen
quan tâm đƣợc tiến hành thông qua phƣơng pháp đột biến điểm có định hƣớng
nhằm thay thế các axit amin ở cả hai vùng này. Trong đó, đột biến axit amin ở vùng
N của SP đƣợc tiến hành bằng việc thay thế hai axit amin K ở vị tri 3 bằng axit
amin Q, axit amin K ở vị trí 4 bằng I nhằm đánh giá hiệu quả tiết thu đƣợc khi làm
giảm điện tích đầu N của SP từ +4 xuống +3 và +2. Đột biến ở đầu N đƣợc tạo bằng
86
PCR với hai cặp mồi P22 – P10 và P23 – P10 mang đột biến điểm đã thiết kế cho
đoạn sản phẩm PCR khoảng 100 bp (Hình 3.25 A)
Riêng đối với đột biến thiết kế trên vùng H của SP gen α - amylase chủng
B.subtilis D5-2, DNA khuôn dùng để khuếch đại chính là đoạn SPHcore đã đƣợc tổng
hợp bằng con đƣờng hóa học có chứa các điểm đột biến mong muốn đƣợc khuếch
đại với cặp mồi P18 (DABsusigaFXhoI) và P10 (PribasuRsigSacII). Sản phẩm PCR
đƣợc thể hiện trên Hình 3.25B cho thấy đã khuếch đại đƣợc đoạn sản phẩm có chứa
điểm đột biến mong muốn với kích thƣớc khoảng 100 bp tƣơng ứng với kích thƣớc
đoạn SP gen α - amylase của chủng B. subtilis D5-2 đã xác định.
Hình 3.25. Điện di đồ sản phẩm PCR khuếch đại đoạn peptide tín hiệu mang
trình tự đột biến
Chú thích: 1, Sản phẩm PCR đoạn SP mang đột biến vùng N với vị trí K3Q; 2, Sản phẩm
PCR đoạn SP mang đột biến vùng N với vị trí K3QK4I; 4, Sản phẩm PCR đoạn SP mang đột biến
vùng tâm H; 5, Sản phẩm PCR đoạn SP mang đột biến vùng C với vị trí A31V; 6, 7 Sản phẩm PCR
đoạn gen kép Pgrac- SP mang đột biến vùng C lần lƣợt với vị trí A31G, A31C; 3, 9
Để tiến hành tạo SP mang đột biến điểm định hƣớng ở điểm nhận biết phân
cắt của các SPase I trên vùng C, các cặp mồi đƣợc thiết kế mang một số đột biến tại
điểm cần quan tâm (Bảng 2.5) đƣợc sử dụng. Cặp mồi P18 (DABsusigaFXhoI ) - P25
(RSA31V-SacII ) đƣợc sử dụng để khuếch đại dựa trên DNA khuôn chính là SP đích
nhằm thay thế axit amin A ở vị trí 31 bằng axit amin V với sản phẩm PCR thu đƣợc
có kích thƣớc khoảng 100 bp (Hình 3.25B). Trong khi đó, hai SP mang đột biến tại
vị trí A31G và A31C đƣợc khuếch đại bằng PCR với hai cặp mồi P15 - P26 (RSA31G-
A B
87
SacII ) và P15 – P27 (RSA31C-SacII ) thu đƣợc có kích thƣớc khoảng 300 bp (Hình
3.25B). Sau khi đƣợc khuếch đại bằng PCR, tất cả các đoạn gen thu đƣợc đều đƣợc
xử lý bằng enzyme cắt giới hạn phù hợp, đƣợc tinh sạch và tiến hành ghép nối với
đoạn vector tạo các plasmid mang SP mong muốn.
Sản phẩm PCR đƣợc tinh sạch và cắt bằng 2 enzyme XhoI, SacII sau đó
đƣợc ghép vào vector pHVSusigD5.2 và biến nạp vào E. coli. Sàng lọc tìm các
dòng có chứa các vector mang điểm đột biến có hoạt tính amylase (hình 3.27) và
tách plasmid sau đó biến nạp vào B. subtilis 168M. Kết quả PCR cụm gen tái tổ hợp
có chứa các SP đột biến đƣợc thể hiện trên hình 3.26A, Sản phẩm DNA plasmid và
cắt kiểm tra bằng EcoRI của các plasmid có chứa điểm đột biến đƣợc thể hiện trên
hình 3.26B, 3.26C. Mức độ tiết cũng nhƣ hoạt tính amylase của các chủng tái tổ hợp
đƣợc thể hiện Bảng 3.10. Hàm lƣợng protein tiết tổng số của các chủng đột biến
đƣợc thể hiện trên Hình 3.28.
Bảng 3. 10. Khả năng tiết α - amylase và protein tổng số của các chủng tái tổ hợp
Chủng tái tổ
hợp
Điểm đột biến
Hoạt
tính
amylas,
U/ml
Hàm
lƣợng
protein
tiết tổng số
(µg/ml)
Tỷ lệ hoạt
tính enzyme/
hàm lƣợng
protein tiết
tổng số
(U/mg)
Hiệu
quả
tiết
(%)
168MpHVD52 Chủng gốc 70,6±3,3 1830,23±20,5 38,57 100
168MpHVN1 K3Q 76,7±4,1 1854,17±22,9 41,37 108,6
168MpHVN2 K3QK4I 57,4±4,5 1803,56±10,1 31,83 81,3
168MpHVHC
ore
P12LF14LA15LF17LF21
LH22LV24L
35,9±3,7 1797,77±21,2 19,97 50,8
168MpHVC1 A31V 80,1±3,1 1851,29±21,1 43,27 113,5
168MpHVC2 A31G 74,3±2,5 1837,13±24,3 40,44 105,2
168MpHVC3 A31C 56,4±2,3 1809,89±15,0 31,16 79,9
88
Hình 3. 25. Điện di đồ sản phẩm PCR các cụm tổ hợp và cắt kiểm tra plasmid
Chú thích: Pgrac – SP đột biến – đoạn gen α - amylase trƣởng thành của B. licheniformis 3BT2
(A) và sản phẩm tách DNA plasmid mang các tổ hợp đột biến (B) và cắt kiểm tra tổ hợp Pgrac –
SP đột biến vùng C (vị trí axit amin A31 thay bằng V)– đoạn gen α - amylase trƣởng thành của B.
licheniformis 3BT2 (C)
89
Hình 3.26. Sàng lọc các dòng mang vector thiết kế thu các chủng có hoạt tính amylase
Hình 3.27. Khả năng tiết amylase ngoại bào của các đoạn peptide tín hiệu đột biến.
Chú thích: 1, 168MpHVD52. 2, 168MpHVN1; 168MpHVN2; 4, Thang protein chuẩn; 5,
168MpHVHcore; 6, 168MpHVC1; 7, 168MpHVC2; 8, 168MpHVC3; 9, 168MpHV33
α-amylase
90
Kết quả trên Bảng 3.10 cho thấy, có sự khác biệt trong hoạt động tiết enzyme
amylase của các chủng tái tổ hợp. Từ peptide ban đầu, các peptide đột biến tại các
điểm mong muốn đã đƣợc thiết kế và đƣa vào vector pHVSubsig5.2 đã loại bỏ gen
α- amylase ghép giữa SP gen α - amylase của chủng D5.2 và đoạn gen mã hóa cho
α- amylase trƣởng thành của 3BT2 tạo thành hệ vector biểu hiện pHV mới. Vector
biểu hiện pHV bao gồm các thành phần: bộ khung gen của pHV33 và đƣợc bổ sung
thêm Pgrac promoter với một SP chọn lọc và gen mã hóa cho enzyme đích.
Tại điểm đột biến ở đầu N của peptide tín hiệu, các axit amin đƣợc thay thế
nhằm làm giảm điện tích đầu N và từ đó xét sự ảnh hƣởng đến khả năng tiết α-
amylase. Kết quả cho thấy, khi đột biến peptide tín hiệu tại K ở vị trí 3 nhằm thay
thế bằng Q, điện tích đầu N chỉ còn là +3 nhƣng lại làm tăng hoạt tính lên đạt
108,6% so với hoạt tính enzyme tiết đo đƣợc của chủng gốc (76,7±4,1 U/ml) so với
khả năng tiết của SP ban đầu (70,6±3,3 U/ml). Khi làm giảm điện tích đầu N thì
hoạt động tiết giảm xuống, hoạt tính enzyme đo đƣợc ít hơn so với chủng gốc và chỉ
còn khoảng 57,4±4,5 U/ml. Vùng H cũng có ảnh hƣởng đến khả năng tiết enzyme
của chủng vì vậy khi chủng tái tổ hợp 168MpHVHcore mang đột biến thay toàn bộ
các axit amin ở vùng H bằng L chỉ trừ vị trí G ở tâm kỵ nƣớc hoạt tính amylase tiết
giảm xuống còn 50,8% so với khả năng tiết amylase của SP ban đầu. Tại vùng C,
nơi có chứa vị trí nhận biết phân cắt của SPase, có 3 đột biến đƣợc thiết kế đó là lần
lƣợt thay axit amin Ala ở vị trí 31 bằng G, V và C. Kết quả cho thấy, hoạt tính tiết
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_sang_loc_va_nghien_cuu_anh_huong_cua_dot_bien_diem_t.pdf