Luận án Sinh kế bền vững của cư dân vùng đệm vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình

LỜI CAM ĐOAN.i

LỜI CẢM ƠN .ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.iii

MỤC LỤC. v

DANH MỤC BIỂU, BẢNG .ix

DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ . x

PHẦN I. MỞ ĐẦU . 1

1. Tính cấp thiết của đề tài . 1

2. Mục tiêu nghiên cứu. 3

2.1. Mục tiêu chung. 3

2.2. Mục tiêu cụ thể. 3

3. Câu hỏi nghiên cứu . 4

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 4

4.1. Đối tượng nghiên cứu . 4

4.2. Phạm vi nghiên cứu. 4

5. Đóng góp của luận án. 5

6. Kết cấu của luận án . 5

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. 6

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ SINH KẾ BỀN

VỮNG. 6

1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu sinh kế bền vững trên thế giới. 6

1.1.1. Một số công trình nghiên cứu sinh kế bền vững dựa trên các lợi thế về nguồn lực

sinh kế của địa phương. 6

1.1.2. Một số công trình nghiên cứu sinh kế bền vững vùng đệm dựa trên việc sử dụng

mô hình các nhân tố ảnh hưởng. 7

1.1.3. Một số công trình nghiên cứu sinh kế bền vững dựa trên việc sử dụng chỉ số đo

lường sinh kế bền vững. 9

1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu sinh kế bền vững trong nước.11

1.2.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu ở các địa phương trong nước .11

pdf210 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 399 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Sinh kế bền vững của cư dân vùng đệm vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gió hòa trong năm mới; nghi lễ của một năm sản xuất gồm: lễ cúng cơm mới, lễ cúng lấp lỗ, lễ xuống giống, lễ cúng thần sấm, thần mây, thần gốc cây; nhiều địa danh văn hóa vẫn còn nguyên sơ lưu giữ lịch sử ra đời của người Arem và người Rục (Hang rục, hang Cà Roòng) là tài sản để phát triển du lịch văn hóa. 4.1.5.2. Một số nguồn lực tự nhiên khác Tài nguyên du lịch đang là lợi thế phát triển để thực chuyển đổi sinh kế cho nhiều cư dân vùng đệm, Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng có nhiều danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp, nhiều sông suối, các tuyệt tác hang động, nhiều địa điểm di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng, nằm trên các trục đường giao thông, các tuyến đường Xuyên Á 131 – AH131, Quốc lộ 15, Quốc lộ 16, Tỉnh lộ 20, Tỉnh lộ 562 nằm rải rác trên một phạm vi rộng lớn 200.000 ha thuộc địa phận các huyện Bố Trạch, Quảng Ninh, Minh Hóa (tỉnh Quảng Bình). Nhiều địa điểm di tích tạo thành chuỗi trong phạm vi khoảng 20km. Hình 4.1. Sơ đồ về một số di tích lịch sử cách mạng trong bán kính 20 km [11][1] 11 Nguồn: Kết quả khảo sát tháng 12/2006, trong thuyết minh nhiệm vụ bảo tồn, tôn tạo các di tích 79 Trong quy hoạch về tài nguyên du lịch thuộc bản đồ số 4 [35, tr.39] cho thấy, hầu hết các địa danh du lịch nằm rãi rác ở các xã vùng đệm gồm: Sân bay khe gát, Đèo đá đẽo, Hang bệnh viện, Thác 9 xối thuộc địa phận xã Xuân Trạch; Bến phà Xuân Sơn, Hang xưởng rượu, Động Phong Nha, Động Sơn Đoòng, Sông Son, Suối nước Moọc thuộc xã Sơn Trạch; Hang Tám Cô, Hang y tá thuộc địa phận xã Tân Trạch; Cổng trời Cha Lo thuộc xã Dân Hóa; Hang Rục thuộc xã Trung Hóa; Khu vui chơi, giải trí thôn Chày Lập thuộc xã Phúc Trạch; Thung Lũng Bồng Lai thuộc xã Hưng Trạch,[36]. Ngoài ra, vùng đệm còn chứa các khoáng sản đá vôi, quặng và các tài nguyên về cây cảnh, chim cảnh cụ thể được thống kê ở phụ lục 3. 4.2. Đánh giá guồn lực sinh kế, chiến lược sinh kế, kết quả sinh kế của cư dân vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng 4.2.1. Đặc điểm chung của các hộ cư dân vùng đệm Vườn quốc gia 4.2.1.1. Thông tin chung của cư dân vùng đệm được khảo sát Thu thập dữ liệu và thông tin đầy đủ 330 phiếu theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng. Trong quá trình phân tổ, thống kê để thể hiện sự khác nhau về mức sống, về các hoạt động sinh kế điển hình. Luận án tiến hành phân tích các nguồn lực sinh kế trên cơ sở nhóm hộ và các hoạt động sinh kế điển hình mà người dân vùng đệm đang thực hiện. Đặc điểm cơ bản chung của các hộ cư dân vùng đệm Vườn quốc gia cho thấy, độ tuổi bình quân chung của chủ hộ là 46 tuổi, độ tuổi có đủ khả năng, kinh nghiệm quản lý các hoạt động gia đình, hầu hết là đã có sinh kế định hướng rõ ràng. Độ tuổi chủ hộ tập trung dưới 40 tuổi và từ 40 – 60 tuổi chiếm 79% đối với nhóm hộ nghèo, 83,6% hộ cận nghèo, 91% nhóm hộ trung bình - khá. Đây là một lợi thế, khi mà các chủ hộ đều nằm trong độ tuổi lao động. Tuy nhiên, vẫn có trên 10% chủ hộ có độ tuổi trên 60 tuổi, có 5 chủ hộ là neo đơn, người già, sống phụ thuộc vào hỗ trợ chính sách. 80 Bảng 4.5. Đặc điểm chung của các hộ cư dân vùng đệm Chỉ tiêu Hộ nghèo Cận nghèo Trung bình – khá 1. Tổng số hộ khảo sát 110 110 110 2. Giới tính chủ hộ - Nam (%) 87 89 99 - Nữ (%) 23 21 11 3. Tuổi chủ hộ Tuổi bình quân chủ hộ (năm) 46,5 46,3 46,3 < 40 tuổi 48 42 35 40 – 60 39 50 65 60 – 70 14 9 7 > 70 tuổi 9 9 3 4. Tổng nhân khẩu (người) 443 410 422 Số nhân khẩu b/q hộ 4,03 3,73 3,8 Nguồn: Xử lý dữ liệu từ phiếu khảo sát Nhân khẩu bình quân chung toàn vùng đệm của nhóm khảo sát là 3,9 khẩu/hộ, cao nhất là nhóm hộ nghèo 4,03 khẩu/hộ, nhóm hộ cận nghèo 3,75 khẩu và nhóm hộ trung bình - khá 3,8 khẩu. Số nhân khẩu từ 5 nhân khẩu trở lên của nhóm người nghèo cao nhất là 39,1%, cận nghèo và trung bình - khá là 28,2%. Nhóm hộ có 1 nhân khẩu tập trung là người già, tuổi trung niên đang độc thân không lập gia đình, chủ yếu là hộ nghèo có 10 hộ với độ tuổi trên 70 và 3 chủ hộ là người độc thân. Nhóm cận nghèo có 4 hộ chỉ có 1 nhân khẩu cũng tập trung vào số người già neo đơn trên 70 tuổi. 4.2.1.2. Các hoạt động sinh kế của cư dân vùng đệm Vườn quốc gia Các hoạt động sinh kế vùng đệm trước năm 2013, theo báo cáo các xã vùng đệm có trên 80% người dân vùng đệm phụ thuộc vào khai thác, đây được xem là sinh kế chính với nguồn thu mang lại trên 80%; hoạt động trồng trọt và chăn nuôi còn manh mún, nhỏ lẻ, du canh tự phát, chăn nuôi thả rong và thiếu quy hoạch nên tác động đến phá hoại cây trồng, vườn rừng, chưa được đầu tư dẫn đến năng suất thấp và thiếu ăn, mức độ và số loài khai thác nhiều ảnh hưởng đến Vườn quốc gia rất lớn. Sau năm 2013, nhờ chính sách hỗ trợ cải thiện sinh kế, công tác quản lý bảo tồn chặt chẽ hơn, thực hiện đóng cửa rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng tự nhiên và một loạt hệ thống giải pháp về cải cách sinh kế, chuyển 81 đổi sinh kế đã thúc đẩy dịch chuyển cơ cấu kinh tế nông thôn vùng đệm chuyển biến rõ rệt. Hiện nay, số hoạt động sinh kế mà hộ cư dân vùng đệm tham gia gồm 9 hoạt động, cho thấy tính đa dạng hóa sinh kế của vùng đệm ngày càng tăng, tỷ lệ hộ phụ thuộc vào khai thác từ rừng giảm xuống. Theo khảo sát mẫu về hộ gia đình tập trung 8 nhóm hoạt động sinh kế như sau: Bảng 4.6. Tỷ lệ các hoạt động sinh kế điển hình của cư dân vùng đệm Đơn vị tính: % hộ HĐ sinh kế chính Tỷ lệ chung Nghèo Cận nghèo TB-Khá 1. Nông ngiệp 53,6 68,2 66,4 25,5 2. LN và khai thác rừng 9,4 11,8 9,1 8,2 3. Dịch vụ 20,0 5,5 16,4 37,3 4. VT-TM 5,1 1,8 1,8 11,8 5. CN-XD 1,8 0,0 0,9 4,5 6. Thủy sản 1,0 0,0 0,9 1,8 7. Tổ chức khác 2,1 0,0 0,9 6,4 8. Nguồn thu khác 7,0 12,7 3,6 4,5 Tổng 100 100 100 100 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu khảo sát 2018. Kết quả ở bảng 4.6 cho thấy, hoạt động nông nghiệp chiếm 53,6%, phần lớn là hộ nghèo và cận nghèo trên 66%; lâm nghiệp và khai thác rừng chiếm tỷ lệ 9,4% cũng tập trung nhóm người nghèo và cận nghèo. Hoạt động sinh kế dịch vụ chiếm tỷ lệ 20%, phần lớn tập trung ở nhóm hộ trung bình – khá chiếm 37,3% và cũng là hoạt động sinh kế chủ yếu của nhóm hộ trung bình – khá. Hoạt động thủy sản chiếm tỷ lệ thấp chỉ 1%; các hoạt động sinh kế phi nông nghiệp khác chiếm 16% gồm các sinh kế về vận tải, thương mại, công nghiệp, xây dựng, hoạt động làm công ăn lương và các hoạt động sinh kế khác. Hoạt động sinh kế nông nghiệp, lâm nghiệp và kinh tế rừng được xem là hoạt động sinh kế truyền thống phụ thuộc lớn vào nguồn lực tự nhiên, điều này cũng đồng nghĩa dễ bị tổn thương trước những rủi ro của tự nhiên. Mặt khác, tỷ lệ hộ nông nghiệp chủ yếu tập trung ở người nghèo và cận nghèo là những người ít được đào tạo nghề, trình độ văn hóa thấp nên khả năng tiếp cận các dịch vụ cũng thấp. Trong khi các hoạt động phi nông nghiệp như dịch vụ hay hoạt động phi nông nghiệp khác tập trung phần lớn ở nhóm hộ có 82 mức sống trung bình – khá, là những hộ có điều kiện để chuyển đổi sinh kế truyền thống, đầu tư cơ sở vật chất, đầu tư cho giáo dục, y tế cũng như khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội khác tốt hơn, mặt khác các hoạt động sinh kế phi nông nghiệp ít bị tổn thương hơn trước các biến động của tự nhiên như nông nghiệp và lâm nghiệp. Ngoài ra, nhóm hộ có điều kiện để hưởng lợi về dịch vụ du lịch và thực hiện các hoạt động phi nông nghiệp có vị trí gần các trung tâm thương mại, dịch vụ phát triển, điều kiện đi lại thuận lợi, cơ hội phát triển đa dạng hóa sinh kế cao hơn. Mặt khác các hoạt động sinh kế của cư dân vùng đệm có tính đa dạng hóa, tính đa dạng hóa sinh kế được xem là chiến lược sinh kế bền vững của F.Ellis (2000), Văn Tuấn và Lê Cảnh Dũng (2015) và một số nghiên cứu khác trong những năm gần đây. Đặc biệt trong lĩnh vực nông thôn hoặc những vùng dễ bị tổn thương trước những biến động của môi trường, thể chế chính sách thì việc đa dạng hóa sinh kế sẽ làm giảm các rủi ro đến sinh kế. Vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng Quảng Bình trong những năm gần đây, nhiều hộ gia đình đã thực hiện chiến lược đa dạng hóa sinh kế nhằm giảm tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp, hạn chế tính rủi ro do biến đổi khí hậu và thiên tai, điều này cũng giúp họ tăng thời gian sản xuất, có việc làm thường xuyên và tăng thu nhập, thoát nghèo. Biểu đồ 4.2 thể hiện tính đa dạng hóa của các nhóm hộ như sau: Biểu đồ 4.2. Tình hình đa dạng hóa sinh kế của các nhóm hộ Nguồn: Tổng hợp từ phiếu khảo sát 2018. Tỷ lệ hộ có từ 1 đến 2 hoạt động sinh kế cao nhất là hộ nghèo chiếm 79,09% và thấp nhất là hộ trung bình khá chiếm 50%, ngược lại thì tỷ lệ hộ tham gia từ 3 hoạt động sinh kế trở lên cao nhất là hộ TB – khá chiếm 45,5% và thấp nhất là hộ nghèo. Điều này cho thấy nhóm hộ càng đa dạng hóa các hoạt động sinh kế thì có mức sống cao hơn. 12,73% 3% 4,5% 79,09% 65% 50% 8,18% 32% 45,5% .000% 10.000% 20.000% 30.000% 40.000% 50.000% 60.000% 70.000% 80.000% 90.000% tỷ lệ hộ nghèo t ỷ lệ hộ cận nghèo Tỷ lệ hộ TB-Khá Hộ làm thuê hoặc không có HĐSK cụ thể Hộ có từ 1 đến 2 HĐSK Hộ có từ 3 đến 4 hoạt động sinh kế % 83 Với những kết quả trên về hoạt động sinh kế của cư dân vùng đệm cũng phản ánh sự khác nhau về mức sống, điều kiện sống và sinh hoạt của các nhóm hộ. 4.2.2. Thực trạng các nguồn lực sinh kế bền vững của cư dân vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng 4.2.2.1. Nguồn lực con người a) Nguồn lực con người phân theo loại hộ nghiên cứu Theo nhóm hộ nghiên cứu, nguồn lực con người cho thấy có sự khác nhau về trình độ học vấn và tỷ lệ lao động được đào tạo nghề. Điều này phản ánh về chất lượng của nguồn lực lao động của hộ, kết quả phản ánh cụ thể ở bảng 4.7 sau: Bảng 4.7. Tình hình nguồn lực con người của các hộ cư dân vùng đệm Chỉ tiêu Hộ nghèo Cận nghèo Trung bình – Khá 1. ao động - Tổng số lao động 233 265 261 - Tỷ lệ lao động nữ 46,78 54,34 47,13 - Lao động bình quân/hộ 2,12 2,41 2,4 2. Trình độ học vấn - Trình độ học vấn bình quân chủ hộ (năm) 5,2 6,3 9,0 - Trình độ văn hóa cao nhất (năm/cấp học) Trung cấp Trung cấp Đại học - Số người không biết chữ (%) 15,6 10,2 4,0 3. Nhân khẩu bình quân của hộ (người) 4,0 3,7 3,95 4. Tình hình đào tạo nghề - Số lao động được đào tạo nghề (%) (có chứng chỉ nghề hoặc từ sơ cấp trở lên) 14,5 20,3 32,5 - Số chủ hộ được đào tạo nghề (%) 4,5 6,3 13,6 Nguồn: tổng hợp từ khảo sát hộ Nguồn lực lao động cho thấy, tỷ lệ lao động nữ của cả 3 nhóm trên 45% gần bằng tỷ lệ lao động nam, như vậy vùng đệm có lao động nam và nữ đều tham gia công bằng vào các hoạt động sinh kế, từ đó cho thấy người dân vùng đệm không chỉ thay đổi về các mặt kinh tế - xã hội mà còn thay đổi về quan niệm về phân biệt giới tính trong các quyết định liên quan đến sinh kế so với trước đây được chỉ ra trong nghiên cứu về “giới và bình đẳng giới” của Trang Hiếu Tường và Rita Gebert (2012). Số lao động bình quân hộ trên 50%, tức là 1 người ăn theo trên 1 lao động, điều này cho thấy dân số và lao động đang được xem là hợp lý, thuận lợi cho khả năng phát triển kinh tế - kinh tế của vùng đệm. 84 Trình độ văn hóa của các nhóm hộ có sự chênh lệch, nhóm người nghèo bình quân chủ hộ chỉ tới lớp 5 (bậc tiểu học), nhóm người cận nghèo chủ hộ chỉ lớp 6 (trung học cơ sở), trong khi nhóm hộ trung bình khá thì trình độ văn hóa bình quân của chủ hộ là lớp 9. Trình độ văn hóa cao nhất trong gia đình của nhóm hộ trung bình khá là bậc đại học cao hơn hai nhóm còn lại. Điều đặc biệt là số người không biết chữ trong gia đình của các nhóm hộ khá cao, hộ nghèo có 15,6%, hộ cận ghèo là 10,2% và hộ trung bình – khá là 4,0%. Tỷ lệ người không biết chữ chủ yếu là ở các vùng đồng bào dân tộc, chủ yếu là phụ nữ, kết quả này tương ứng với nghiên cứu về vùng đệm ở các Vườn quốc gia Xuân Sơn và Vườn quốc gia Tam Đảo [24], [69]. Song song với những hạn chế về trình độ học vấn, tỷ lệ đào tạo nghề tương đối thấp nhóm hộ nghèo chỉ 14,5%, hộ cận nghèo 20,3% và hộ trung bình – khá là 32,5%. b) Nguồn lực con người phân theo các hoạt động sinh kế Thực trạng về nguồn nhân lực giữa các hoạt động sinh kế cho thấy, có sự khác nhau về trình độ học vấn và tỷ lệ lao động được đào tạo nghề, phản ánh ở bảng 4.8 sau: Bảng 4.8. Tình hình về nguồn lực con người theo các hoạt động sinh kế Hoạt động sinh kế Chỉ tiêu Nông nghiệp âm nghiệp & KTTN Thủy sản Dịch vụ Phi nông nghiệp khác 1. ao động - Tổng số lao động (lao động) 419 75 8 147 105 - Tỷ lệ lao động nữ (%) 45 50,6 50 46,2 44,0 - Lao động bình quân/hộ (lđ/hộ) 2,4 2,4 2,7 2,2 2,0 2. Trình độ học vấn - Trình độ học vấn bình quân chủ hộ (năm) 6,2 6,6 9,0 8,8 7,0 - TL người không biết chữ trong tổng nhân khẩu (%) 11,7 5,4 9,1 8,1 8,0 3. Nhân khẩu bình quân của hộ (người) 3,9 3,0 3,7 3,9 4,0 4.Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề (từ sơ cấp trở lên) (%) 16,2 16,7 50,0 42,2 30,3 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu khảo sát hộ Nhìn chung chất lượng nguồn nhân lực giữa các hoạt động sinh kế có chênh lệch nhau, trong đó trình độ học vấn và số lao động được đào tạo nghề của hoạt động nông nghiệp là thấp nhất, tiếp theo là hoạt động lâm nghiệp và cao nhất là nhóm thủy sản và hoạt động phi nông nghiệp. Điều này dễ dàng nhận thấy, tỷ lệ lao động trong lĩnh vực 85 nông nghiệp và lâm nghiệp chủ yếu là người nghèo và cận nghèo, người dân tộc thiểu số, hoạt động sinh kế còn phụ thuộc lớn và đất đai, rừng và tự nhiên, mức sống thấp, thiếu vốn đầu tư cho sản xuất, giáo dục cũng như thiếu khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội khác. Điều này cho thấy, nguồn lực con người ở hoạt động nông nghiệp và lâm nghiệp dồi dào về số lượng nhưng lại yếu về chất lượng. 4.2.2.2. Nguồn lực tài chính Nguồn lực tài chính ảnh hưởng đến quyết định thực hiện các hoạt động sinh kế, các chỉ tiêu phản ánh như thu nhập, chi phí, đầu tư và tiết kiệm, khả năng tiếp cận các nguồn vốn tài chính của hộ gia đình. Đối với những hộ có thu nhập thấp thì chi phí chỉ tập trung cho ăn uống và chữa bệnh, không có tiết kiệm để đầu tư để mở rộng sản xuất . a) Tình hình nguồn lực tài chính của cư dân vùng đệm theo nhóm hộ Thực trạng về nguồn lực tài chính của các nhóm hộ có khác nhau về mức thu nhập, tỷ lệ thu từ các hoạt động sinh kế chính, tỷ lệ tiết kiệm, lương thực bình quân/người và khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính thể hiện ở bảng 4.9 như sau: Bảng 4.9. Tình hình nguồn lực tài chính theo nhóm hộ Chỉ tiêu Hộ nghèo Cận nghèo TB - Khá 1. Thu nhập (triệu đồng) - Thu nhập bình quân hộ (triệu đồng) 24,7 37,6 74,0 - Thu nhập bình quân đầu người (triệu đồng) 6,6 10,18 18,8 - Thu từ hỗ trợ (triệu đồng) 12,0 11,9 4,0 - Thu từ hoạt động dịch vụ, bảo vệ rừng (tr.đ) 3,0 3,0 3,0 2. Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động sinh kế chính (%) 57,3 56,6 66,0 3. Chi tiêu cho sinh hoạt và sản xuất (%) 100 95 80 4. Tỷ lệ tiết kiệm hàng năm - Tỷ lệ tiết kiệm trong tổng thu nhập (%) 0 0-10 10-30 - Tỷ lệ hộ có tiết kiệm (%) 0 20 60 5. Mức lương thực bình quân/người (kg) 107 148,8 287 6. Khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính (kênh chính thức) 2,0 3,0 4,0 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu khảo sát hộ Nhìn chung các nhóm hộ có nguồn lực tài chính khác nhau, thu nhập bình quân hộ nghèo và cận nghèo nằm trong khoảng quy định của chuẩn nghèo và cận nghèo, hai đối tượng này cũng được hưởng các khoản hỗ trợ về vốn sản xuất và các khoản sinh hoạt khác. Ngoài các chương trình được trợ cấp như người nghèo và cận nghèo như các vùng 86 khác, người dân vùng đệm được hưởng trợ cấp cao hơn so với các vùng khác là do đặc trưng của vùng cao, vùng sâu, vùng biên giới, người dân tộc thiểu số như: vốn sản xuất và trợ cấp sinh hoạt cho người dân để chuyển đổi sinh kế, cải thiện các nguồn lực phục vụ chuyển đổi sinh kế gồm hỗ trợ phương tiện sản xuất, trâu bò cày kéo, trâu bò sinh sản trợ cấp lương thực và thực phẩm theo Chương trình 30A, 135, hỗ trợ vốn cải tạo đất, giống cây trồng Tỷ lệ thu nhập từ các hoạt động sinh kế chính trên 50%, hộ trung bình – khá có tỷ lệ 66% ổn định hơn các nhóm hộ khác. Trên cơ sở đó, mức tiết kiệm hàng năm của các nhóm hộ khác nhau, nhóm hộ nghèo hầu như không có tiết kiệm, nhóm cận nghèo có khoảng 20% số hộ có mức tiết kiệm từ 0 - 20% tổng thu nhập có được, trong khi nhóm trung bình khá có khoảng 60% số hộ có tiết kiệm từ 10% đến 30%. Cơ cấu chi tiêu hàng tháng hộ gia đình được phân thành 4 nhóm cơ bản: (1) chi cho sinh hoạt gồm ăn, uống, đi lại; (2) Chi cho hoạt động sản xuất; (3) Chi cho giáo dục; (4) chi cho hoạt động y tế, chăm sóc sức khỏe; (5) nhóm chi tiêu cho hoạt động cộng đồng. Kết quả khảo sát cho thấy, ý kiến hộ gia đình 100% chi cho sinh hoạt ăn uống, 65% chi cho hoạt động sản xuất, 30% chi cho y tế và chăm sóc sức khỏe, 40% đồng thuận chi cho giáo dục, 70% chi cho sinh hoạt cộng đồng. Khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính cũng phản ánh các cơ hội phát triển kinh tế của hộ, nhóm hộ nghèo cho rằng họ khó để tiếp cận các dịch vụ tài chính bởi nhiều lý do: (1) Họ thiếu tài sản thế chấp (nhiều hộ chưa được cấp thẻ đỏ); (2) Không dám vay vì sợ không trả được nợ (rủi ro sản xuất); (3) Trông chờ ỷ lại các nguồn vốn hỗ trợ hoặc vốn vay không lãi suất (5 triệu đồng/hộ). Nhóm hộ cận nghèo đánh giá giá thỉnh thoảng vay khi rất cần thiết, chủ yếu là đầu tư chăn nuôi, chữa bệnh hay cho con đi học. Nhóm hộ trung bình – khá khả năng tiếp cận thường xuyên, đặc biệt là các hộ phi nông nghiệp dùng để đầu tư vào các tài sản, vật chất phương tiện, nhà xưởng kinh doanh dịch vụ, thương mại. Vì vậy nguồn lực tài chính cũng chỉ ra rằng nhóm hộ có mức sống cao thì nguồn lực tài chính tốt hơn. b) Tình hình nguồn lực tài chính của cư dân vùng đệm theo hoạt động sinh kế Thực trạng nguồn lực tài chính cho thấy, có sự khác nhau giữa các hoạt động sinh kế phản ánh ở bảng 4.10 sau. 87 Bảng 4.10. Tình hình nguồn lực tài chính phân theo hoạt động sinh kế Hoạt động sinh kế Chỉ tiêu Nông nghiệp LN và khai thác tự nhiên Thủy sản Dịch vụ HĐ nông nghiệp khác 1. Thu nhập bình quân (tr.đ/ hộ) 37,5 48,3 59,9 56,0 56,5 - Thu nhập bình quân đầu người (tr.đ) 9,9 11,3 13,7 14,7 17,0 - Thu từ hỗ trợ (tr.đ/hộ) 10,1 9,0 6,0 6,5 5,0 - Thu từ hoạt động dịch vụ, bảo vệ rừng (tr.đ/hộ) 3,2 3,4 2,8 3,0 2,2 2. TL thu nhập từ hoạt động sinh kế chính (%) 58,0 59,2 68,0 66,0 60,3 3. Chi tiêu cho các sinh hoạt và sản xuất (%) 95 -100 90-95 80-90 80-90 70-90 4. TL tiết kiệm hàng năm trong tổng thu nhập (%) 0-10 5-12 15-27 15-22 7-30 5. Mức lương thực bình quân/người (kg) 154,8 158,6 226,8 208,0 190,0 6. Khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính (kênh chính thức) 2,5 2,5 3,0 3,7 4,0 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu khảo sát hộ. Kết quả ở bảng 4.10 cho thấy: Thu nhập bình quân đầu người đối với hoạt động nông nghiệp và lâm nghiệp từ 800 ngàn đến 900 ngàn/người/tháng, tức là nằm trong khoảng thuộc nhóm cận nghèo. Mức thu nhập cao nhất từ 1,1 triệu đồng đến 1,5 triệu đồng/người/tháng gồm các hoạt động phi nông nghiệp thuộc nhóm dịch vụ, thương mại, vận tải, làm công ăn lương, đây cũng là hoạt động sinh kế có nguồn thu nhập ổn định. Nguồn thu từ hoạt động hỗ trợ cũng được xem là nguồn thu lớn của hộ gia đình, đặc biệt là các hộ được hưởng chế độ chính sách, hộ DTTS, đồng bào vùng biên giới; các hoạt động sinh kế nông - lâm nghiệp - thủy sản đang bị ảnh hưởng lớn của điều kiện tự nhiên, khí hậu và các chính sách đối với nhiệm vụ bảo tồn đa dạng sinh học của vườn quốc gia. Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động sinh kế chính này chiếm trên 58% và không chênh lệch nhiều. Hoạt động nông nghiệp và lâm nghiệp được xem là tự cung, tự cấp về lương thực nhưng mức lương thực bình quân đầu người thấp chỉ khoảng 12 kg/người/năm. Nguyên nhân là do diện tích đất canh tác ít, năng suất ruộng đất thấp do thiếu nước, độ dốc cao, nhiều vùng chỉ sản xuất 1 mùa/năm, hiện tượng du canh vẫn tồn tại. 88 Sự khác nhau về mức thu nhập dẫn đến khả năng tiết kiệm đối với từng hoạt động sinh kế, hoạt động nông nghiệp và lâm nghiệp có tỷ lệ tiết kiệm thấp dao động trong khoảng từ 0% đến 12% tổng thu nhập của hộ gia đình, thủy sản và phi nông nghiệp có mức tiết kiệm từ 15% đến 30%. Điều này cũng phản ánh được khả năng khả tái đầu tư và khả năng tự chủ tài chính của người dân đối với các hoạt động sinh kế khác nhau. Từ thực trạng về khả năng tài chính của các hoạt động sinh kế dẫn đến việc tiếp cận nguồn vốn tài chính của các hoạt động cũng khác nhau, đối với hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản khó khăn hơn các hoạt động sinh kế khác. Nhiều ý kiến cho rằng việc vay vốn trên 30 triệu đồng cần phải có các tài sản thế chấp, có mục đích sản xuất rõ ràng và tính khả thi khi thực hiện sản xuất. Vì vậy nhiều hộ không dám vay, một số khác không đủ điều kiện, trong khi mức vốn vay hỗ trợ lãi suất chỉ 5 triệu đồng. 4.2.2.3. Nguồn lực xã hội Nguồn lực xã hội phản ánh khả năng tiếp cận việc làm, các mối quan hệ trong tổ chức, nhóm xã hội của địa phương và các nhận thức về giáo dục, y tế, môi trường, thị trường Vì vậy khoảng cách đến các trung tâm văn hóa, trục đường giao thông, trung tâm chợ, nguồn điện cũng là yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn xã hội. a) Thực trạng nguồn lực xã hội phân theo nhóm hộ Tình hình nguồn vốn xã hội của cư dân vùng đệm có sự khác nhau giữa các nhóm hộ. Thực trạng về tỷ lệ việc làm của lao động phản ánh sự ổn định về thu nhập và sinh kế kiếm sống của họ, việc tham gia vào các tổ chức xã hội phản ánh sự nhạy bén với các thông tin về thị trường, sản xuất, lợi ích cá nhân và cộng đồng Đặc trưng của người dân vùng đệm là sự phân bố về địa hình và không gian sống khác nhau dẫn đến khoảng cách từ nơi ở đến trung tâm ảnh hưởng lớn đến khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội, khả năng nhạy bén với thông tin. Kết quả về nguồn vốn xã hội thể hiện ở bảng 4.11 sau: 89 Bảng 4.11. Tình hình về nguồn lực xã hội phân theo nhóm hộ Chỉ tiêu Hộ nghèo Cận nghèo TB – Khá 1. Tình hình việc làm của lao động - Số lao động có việc làm thường xuyên (%) 49,9 79,2 88,6 - Tỷ lệ người (lao động) làm việc trong các tổ chức và chính quyền địa phương (%) 6,7 5,6 24,9 2. Tình hình tham gia các hoạt động xã hội - Tỷ lệ người tham gia vào các tổ chức xã hội của địa phương (%) 54,2 58,9 65,0 - Số lần tham gia sinh hoạt cộng đồng/năm 3,0 3,0 2,7 3. Số tháng hỗ trợ bình quân về mức sống 12,0 7,0 0 4. Khoảng cách từ nhà đến chợ trung tâm hoặc đường giao thông lớn (km) 11,4 10,3 9,0 5. Khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội (thông tin, giáo dục, y tế, thị trường) 2,5 2,8 3,8 Nguồn: Nguồn: Xử lý dữ liệu từ phiếu khảo sát 2017, 2018. Tình hình việc làm thường xuyên của lao động cho thấy, nhóm hộ nghèo thấp dưới 50% nên lao động có việc làm chưa ổn định khá cao. Tỷ lệ lao động làm việc trong các tổ chức cơ sở và chính quyền địa phương của nhóm người nghèo và cận nghèo thấp chỉ dưới 7%, đòi hỏi lao động phải được đào tạo nghề. Tỷ lệ người tham gia vào các tổ chức xã hội chưa cao, chỉ từ 54% đến 65%, người dân chỉ tham gia sinh hoạt cộng đồng khi thực sự cần thiết liên quan đến lợi ích của cá nhân hoặc cộng đồng (trao đổi kinh nghiệm sản xuất, thông tin chính sách và pháp luật, tập huấn hoặc tuyền truyền các kiến thức về sức khỏe, các mô hình sản xuất từ chương trình, dự án). Các ý kiến cho rằng sinh hoạt cộng đồng họ biết được thông tin về hỗ trợ vay vốn, về các chương trình hỗ trợ sản xuất, được tập huấn các kỹ thuật sản xuất, mô hình sản xuất mới. Hộ nghèo và cận nghèo được hỗ trợ theo chế độ chính sách, ngoài ra do đặc trưng vùng biên giới, vùng dân tộc thiểu số, ngoài các chương trình hỗ trợ chuyển đổi sinh kế, hỗ trợ về lương thực theo chương trình 30A và chương trình hỗ trợ ổn định nhà ở, vốn sản xuất giảm nghèo bền vững, lương thực, bảo hiểm y tế, công trình công cộng, hỗ trợ vốn vay không lãi suất Chính những đặc điểm của người nghèo và cận nghèo vùng đệm là người dân tộc thiểu số có nguồn gốc từ hang đá, trong tán rừng, sinh kế kiếm sống dựa vào rừng, địa hình đi lại khó khăn nên khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cũng thấp hơn. 90 b) Thực trạng vốn xã hội phân theo hoạt động sinh kế Tình hình về vốn xã hội theo các hoạt động sinh kế có sự khác nhau về khoảng cách tiếp cận các dịch vụ xã hội và khả năng để cập nhật các thông tin về xã hội. Điều này ảnh hưởng đến nhận thức, khả năng phát triển của các hoạt động sinh kế, đặc biệt là nông nghiệp và lâm nghiệp về khả năng đầu tư và sản xuất hàng hóa. Bảng 4.12 phản ánh kết quả như sau: Bảng 4.12. Tình hình nguồn lực xã hội phân theo hoạt động sinh kế Hoạt động sinh kế Chỉ tiêu Nông nghiệp âm nghiệp & KTTN Thủy sản Dịch vụ HĐ phi NN khác 1. Tình hình việc làm của lao động - TL lao động có việc làm thường xuyên (%) 86,0 85,0 100 87,8 87,8 - TL người (lao động) làm việc trong các tổ chức và chính quyền địa phương (%) 11,0 18,5 25,0 25,2 3,2 2. Tình hình tham gia các hoạt động xã hội - TL người tham gia vào các tổ chức xã hội của đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_sinh_ke_ben_vung_cua_cu_dan_vung_dem_vuon_quoc_gia_p.pdf
Tài liệu liên quan