MỞ ĐẦU.1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT
VÀ GIỚI THIỆU NGƯỜI MƯỜNG Ở ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU . 9
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu.9
1.1.1. Những nghiên cứu về sinh kế các tộc người.9
1.1.2. Nghiên cứu về người Mường và hoạt động sinh kế của người Mường. 18
1.2. Cơ sở lý thuyết của luận án.22
1.2.1. Các khái niệm cơ bản.22
1.2.2. Cơ sở lý thuyết.28
1.3. Giới thiệu người Mường ở địa bàn nghiên cứu .32
1.3.1.Vài nét về xã Cẩm Lương.32
1.3.2. Người Mường ở xã Cẩm Lương.42
Tiểu kết Chương 1 . 50
Chương 2: CÁC HOẠT ĐỘNG SINH KẾ SẢN XUẤT VÀ KHAI THÁC
CÁC SẢN VẬT TỰ NHIÊN.53
2.1. Các nguồn vốn của hoạt động sinh kế sản xuất và khai thác tự nhiên .53
2.1.1. Vốn tự nhiên.53
2.1.2. Vốn vật chất .54
2.1.3. Vốn tài chính.57
2.1.4. Vốn xã hội .58
2.1.5. Vốn con người .60
2.2. Nông nghiệp.61
2.2.1. Trồng trọt.61
2.1.2. Chăn nuôi .71
2.3. Lâm nghiệp và khai thác các sản vật tự nhiên.78
2.4. Thủ công nghiệp và đi làm công nhân các doanh nghiệp.81
Tiểu kết Chương 2 . .83
196 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 397 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Sinh kế của người mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m nuôi nên anh nuôi thả là chủ yếu. Đàn dê đi ăn xa, ăn phải cỏ ở
khu vực trồng mía đã bị phun thuốc sâu. Đàn dê bị nhiễm thuốc sâu nên chết
gần hết. Đàn gà cũng bị cúm vì chuồng trại không kín, tiếp xúc với sương, gió
lạnh từ sáng sớm nên cũng không còn bao con. Sau hơn một năm chán nản,
năm 2015 anh quyết định quay trở lại; đem nhà đất thế chấp để vay vốn ngân
hàng được 200 triệu đồng, đầu tư chuồng trại, mua con giống (dê, gà) để nuôi
tiếp. Kết quả đến cuối năm này, anh có nguồn thu và dùng nguồn thu này đầu
tư lại cho chuồng trại. Năm 2017, anh tiếp tục có nguồn thu, tiếp tục củng cố
chuồng trại và xây nhà để ở hẳn, tiện cho trông nom; đồng thời mở rộng sang
nuôi lợn. Mô hình gia trại của anh Thành là điển hình cho sự nỗ lực, dám
nghĩ, dám làm giàu trên mảnh đất quê hương mình của một người vừa mới
qua tuổi thanh niên. Tuy nhiên, sự hình thành và mở rộng của gia trại này đặt
ra những vấn đề về cách thức tính toán làm ăn của người Mường ở đây. Đó là,
tính tự nhiên, thậm chí “tùy hứng” trong làm ăn vẫn còn rất rõ nét, thể hiện ở
việc chăn nuôi theo phong trào, không tìm hiểu đặc tính của vật nuôi để có
chế độ nuôi thích hợp (ngoài việc bị chết gần hết đàn dê đầu tiên, năm 2016,
anh còn bị chết một lứa dê con, thiệt hại ước tính hơn 10 triệu đồng); hay
chưa tính đến thời điểm nuôi thích hợp để được bán đúng thời điểm và được
giá cao (năm 2017, một lứa gà của anh bán ra “quá lứa” 2 tháng nên vừa
không được giá, vừa phải mất công, của để nuôi); hoặc nuôi vật nuôi không
còn phù hợp (cuối năm 2016, khi giá lợn đã xuống rất thấp, nhưng anh vẫn
đầu tư nuôi lợn, lại mua giống với giá cao, khi bán lợn giá rất thấp, bị lỗ 20
78
triệu đồng). Anh cũng không lập sổ ghi chép về thu chi, nên không thể biết
được việc sản xuất của mình lỗ, lãi thật sự là bao nhiêu để rút kinh nghiệm.
2.3. Lâm nghiệp và khai thác các sản vật tự nhiên
Trước đây, rừng chiếm diện tích rất lớn tổng diện tích đất lâm nghiệp
xã Cẩm Lương; dân cư lại ít và thưa thớt nên rừng mang lại nhiều nguồn lợi.
- Nguồn lợi về các sản phẩm mang tính chất lương thực hay phụ trợ cho
lương thực, chủ yếu là các loại củ, như củ mài, củ nâu, củ mớn (có nhiều vào
tháng 4 và tháng 5 khi có mưa, các chồi con nhú lên trên mặt đất nên dễ phát
hiện), cũng là các tháng giáp hạt, đói gay gắt vì nguồn lương thực ít ỏi thu
được chỉ một vụ sản xuất đến đây đã “cạn”).
- Nguồn lợi về thực phẩm hàng ngày: các loại rau rừng theo mùa, nhiều
nhất là các loại măng từ tháng 3, 4 (măng đắng), từ tháng 5 đến tháng 10 (các
loại măng bương, giang, nứa); các loại nấm ... Đặc biệt, xưa kia, khi rừng còn
nhiều, đã cung cấp lượng thịt thú rừng khá phong phú (lợn rừng, hươu nai,
chồn sóc... ) qua các cuộc hay săn tập thể (thường tổ chức vào mùa khô) hoặc
săn cá nhân. Công cụ săn là lưới, bẫy, dùng chó để đánh hơi và xua đuổi thú.
Cùng với nguồn rau trên rừng, ven suối là các loại cua, ốc, cá ở các con
suối. Ốc đá chủ yếu ở các vách đá, khai thác trong các tháng 4, 5, 6, khi có
mưa, trong đó ốc vào tháng 4 là ngon nhất. Cua đá thường nấp ở các tảng đá
trong các con suối, có quanh năm, nhưng cua vào tháng 10 ngon nhất, dùng
đuốc soi để bắt vào ban tối.
- Nguồn lợi về vật liệu xây dựng: các loại cây gỗ quý như lim, lát, sến,
táu, dổi...; các loại bương, tre, luồng, nứa, cỏ tranh để làm nhà, cùng nguồn
chất đốt (củi).
- Nguồn lợi về các loại dược liệu để phòng và chữa bệnh theo kinh
nghiệm dân gian, gồm các loại cây, cỏ, các loại vỏ cây, rễ cây...
Tuy nhiên, do khai thác bừa bãi nên rừng ngày càng bị nghèo kiệt.
Trong thời kỳ hợp tác hóa, rừng do hợp tác xã quản lý, song việc khai thác
79
cũng không có kế hoạch nên rừng tiếp tục bị nghèo kiệt đến mức cạn kiệt. Các
loại thú lớn, nhỏ đã không còn 30 năm nay. Các loại gỗ quý chỉ còn lác đác,
nay đã bị quản lý chặt. Các rừng cỏ gianh để lợp nhà cũng không còn. Đa số
các cánh rừng đã biến thành đồi trọc hoặc rừng thưa; chỉ còn một ít rừng trên
núi đá, nghèo về chủng loại thực vật. Gắn với việc rừng bị đẩy lùi là các loại
rau thực phẩm từ rừng cũng mất theo hoặc khan hiếm. Ngày nay, nhiều loại
củ, rau phải đi thật xa mới có và đã trở thành hàng hóa, đặc sản, có thời điểm
rất khan hiếm, khách muốn mua mà không có.
Từ năm 1993 trở đi, Chương trình trồng rừng (gọi tắt là Chương trình
327) được triển khai tại xã Cẩm Lương. Đây là chương trình phủ xanh đất
trống đồi trọc được thực hiện trong 5 năm (1993-1998). Đến năm 1998,
Chương trình này được tiếp nối bởi Dự án 661 (trồng mới 5 triệu héc ta rừng).
Chương trình và Dự án có chung mục tiêu là khuyến khích việc trồng và bảo
vệ rừng, nâng cao diện tích và độ che phủ của rừng, tạo điều kiện cho nhân
dân các tộc người thiểu số ở vùng sâu, xa, vùng khó khăn được hưởng lợi,
nâng cao mức sống từ rừng. Dưới sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân huyện Cẩm
Thủy, xã Cẩm Lương tiến hành giao đất, giao rừng cho các hộ.
Về rừng, đầu những năm 1990, xã Cẩm Lương còn trên 1.000 ha rừng
và đất rừng. Rừng còn khoảng hơn 800 ha, chủ yếu là rừng phòng hộ, đã bị
khai thác quá mức, đến thời điểm trên mới được giao cho các hộ gia đình các
thôn bảo vệ, chăm sóc, nhằm giữ rừng, bảo đảm nguồn nước cho khu suối cá
thần; các gia đình nhận giữ rừng được khai thác một số loại cây nhất định. Do
việc giao rừng diễn ra chậm, các hộ được giao lại không được hướng dẫn các
biện pháp, kế hoạch bảo vệ kịp thời, nên cả số rừng được giao và chưa giao
được đã bị “lâm tặc” và cả người dân “tấn công”. Xã đã thành lập các đội bảo
vệ rừng nhằm ngăn chặn tình trạng phá rừng bừa bãi; song do công chi trả cho
các thành viên đội bảo vệ thấp nên nhiều người bỏ việc. Từ năm 2000 trở đi,
việc giao rừng cho các thôn mới được đẩy mạnh và hoàn thành vào năm 2005.
80
Đến nay, rừng đã xanh trở lại. Tuy nhiên, giá công bảo vệ, chăm sóc rừng rất
thấp, năm 2015 mới được nâng lên 100.000đ/ha/ năm (trước đó còn thấp hơn
nhiều), hơn nữa, việc thanh toán số tiền này hàng năm rất chậm trễ, thậm chí
nhiều năm bị nợ, trong khi việc bảo vệ rừng rất vất vả, vì rừng ở xa, cheo leo
trên các dải núi đá, việc đi lại mất nhiều thời gian, khó khăn, không khuyến
khích người nhận rừng; nên tình trạng xâm hại rừng vẫn diễn ra. Năm 2015,
Hạt kiểm lâm huyện kiểm tra các hộ kinh doanh, buôn bán thớt nghiến tại khu
vực Suối cá, có 06 hộ vi phạm và thu giữ 34 thớt nghiến và thu 120kg nu
nghiến, lập hồ sơ chuyển hạt kiểm lâm để xử lý. Năm 2016, Hạt kiểm lâm
huyện kiểm tra tại khu vực thôn Xủ Xuyên phát hiện 01 hộ vi phạm khai thác
gỗ lim, 01 vụ khai thác 0,77 m3 gỗ nghiến tại thôn Lương Thuận,
Về đất rừng, chủ yếu là đất trống, đồi trọc. Khi Chương trình 327 được
mở ra, việc giao đất rừng rất khó khăn, vì phần đông các gia đình đều thuộc
diện nghèo, thậm chí số đông còn thuộc diện đói, phải lo đời sống trước mắt,
không đủ nhân lực, thời gian, không có vốn để đầu tư cho việc trồng rừng.
Trong 5 năm (1993 - 1998), mới giao được 147 ha cho 176 hộ. Diện tích còn
lại phải đến năm 2001 trở đi, mới giao thuận lợi, vì nhiều hộ đã có thu hoạch
từ rừng, đã khích lệ các hộ khác nhận theo. Đến năm 2005, về cơ bản đã giao
xong đất rừng. Tính đến năm 2017, toàn xã còn 991 ha đất lâm nghiệp; gồm
295 ha rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng sản xuất là 696 ha. Bình quân, mỗi
năm trồng từ 5 - 10 ha. Đến năm 2017, độ che phủ đạt của rừng đạt 65%.
Tuy nhiên, qua hơn 20 năm, việc phát triển lâm nghiệp của người
Mường ở đây vẫn mang tính tự nhiên, theo phong trào. Cây trồng chủ
yếu là luồng, tre, bương và bạch đàn - những loại thích hợp với chất đất ở
đây; chưa xuất hiện các loại cây có tính chất đột phá, mũi nhọn, có giá trị kinh
tế cao. Cách chăm sóc rừng cũng rất tự nhiên: chỉ phát bỏ các cây con, cây dại
ảnh hưởng đến các cây lớn. Vì thế, nguồn thu từ rừng cũng không có tính đột
biến, mà “tự nhiên” đến theo thời gian. Theo ông Bùi Văn Niên - Trưởng thôn
81
Lương Thuận, một ha rừng keo, sau 7 năm được thu hoạch, khoảng 60 triệu
đồng; sau đó lại trồng mới, song đất thường bị cỗi do cây ăn xác đất. Một ha
luồng trồng sau 5 năm được thu, mỗi năm thu được 24 triệu đồng và có thể
thu được trong nhiều năm. Nhìn chung, năng suất, chất lượng rừng trồng chưa
cao, sản lượng chỉ đạt 80-90 m3/ha/chu kỳ. Thu nhập của các hộ trồng rừng
không là nguồn thu lớn, chủ đạo. Đây cũng là tình hình chung của xã. Theo
Báo cáo chính trị của Đảng bộ xã tại Đại hội lần thứ XXIV (nhiệm kỳ 2015 -
2020), đến năm 2015, giá trị thu nhập từ lâm nghiệp của xã chỉ đạt 1,4 tỷ
đồng/20 tỷ tổng thu toàn xã; kinh tế lâm nghiệp phát triển chậm, chủ yếu là
khai thác tận dụng, chưa đầu tư thâm canh, chưa có mô hình trang trại. Sự
phát triển của lâm nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của xã; cơ
cấu cây trồng còn đơn điệu, trồng rừng chưa thâm canh, chủ yếu là sản xuất
gỗ nhỏ làm giấy, sản phẩm vẫn là nguyên liệu thô; người dân chưa sống được
bằng trồng rừng; việc cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt thành rừng sản xuất,
chuyển đổi rừng trồng từ các dự án chưa nhiều; công tác bảo vệ rừng còn
nhiều mặt hạn chế, rừng tự nhiên có nguy cơ bị xâm hại cao; đất lâm nghiệp
còn bị sử dụng sai mục đích, chưa được quản lý và xử lý nghiêm.
2.4. Thủ công nghiệp và đi làm công nhân các doanh nghiệp
Hai nghề thủ công truyền thống chủ đạo của người Mường là đan lát và
dệt, chủ yếu phục vụ cho các yêu cầu của đời sống gia đình.
Đan lát là công việc của nam giới. Nguyên liệu cho đan lát (các loại tre,
bương, song, mây, các loại cây dây trong rừng), xưa cũng như nay rất sẵn.
Sản phẩm đan lát là các đồ dùng trong nhà (giỏ, thúng mủng, giần sàng, rổ
rá...), các đồ phục vụ sản xuất (quang gánh, sọt, thừng...), các dụng cụ phục
vụ đánh bắt thú rừng, cá (dọ, lưới, nơm...)... Những năm 1988 - 2002, nghề
đan cót ép rất phát triển, song từ năm 2003 bị suy giảm, do nguyên liệu nứa bị
cạn, kiểm lâm cấm chặt nứa, cót ép không còn dùng làm đồ lót khi đổ trần
nhà, vì đã có nilon thay thế.
82
Nghề dệt truyền thống của người Mường gắn với trồng bông. Trước
đây, mỗi gia đình đều có một nương bông, rộng hẹp tùy nhu cầu, khả năng
của từng nhà. Các sản phẩm của nghề dệt là vải thô, khổ hẹp (chiều ngang chỉ
40cm), để may quần áo, chăn, màn, đệm, gối. Nhà nào cũng có ít nhất một
khung cửi. Việc se sợi, dệt vải tiến hành quanh năm, có giảm đi chút ít vào
mùa gieo cấy, gặt hái. Trồng bông, dệt vải là việc của phụ nữ. Tài hoa dệt của
người phụ nữ Mường thể hiện ở chiếc cạp váy, với nhiều loại hoa văn thể
niệm vũ trụ quan và nhân sinh quan của người Mường.
Ngày nay, đan lát vẫn được duy trì, song ít nhiều bị suy giảm, do các đồ
dùng bằng nhựa được bán nhiều trên thị trường. Tuy nhiên, từ công việc đan
lát, người Mường đã phát triển việc làm nỏ, làm điếu cày, vót đũa, đan các
loại giỏ, sọt mang tính nghệ thuật ... để tạo ra các sản phẩm phục vụ khách du
lịch ở khu vực suối cá. Còn nghề dệt bị mai một từ đầu thập niên 1990, khi
các loại vải công nghiệp sợi nhỏ mịn, mỏng, nhiều màu sắc hấp dẫn, các loại
quần áo may sẵn phong phú về kích cỡ, kiểu dáng, lại rẻ hơn nhiều so với tự
dệt và may, nên việc dệt truyền thống không còn.
Từ đầu năm 2000 trở lại đây, người Mường xã Cẩm Lương có nghề sản
xuất vật liệu xây dựng (gạch ngói), giá trị sản xuất năm thấp nhất (năm 2000)
đạt 385 triệu đồng, năm cao nhất (năm 2004) đạt 650 triệu đồng;
Nhìn chung, nghề thủ công của người Mường xã Cẩm Lương không
phát triển, do điều kiện tự nhiên không thuận lợi, cư dân quen sống bằng nông
nghiệp và khai thác sản vật của núi rừng, thị trường của sản phẩm thủ công rất
hạn hẹp.
Từ năm 2005 trở đi, nam thanh niên và trung niên người Mường đi học
nghề mộc và xây dựng, trong các thôn làng hình thành các toán, tốp thợ mộc,
thợ xây, đi làm cho các công trình tư nhân. Một hướng mưu sinh khác, tập
trung ở nguồn lao động trẻ là đi làm công nhân cho các công ty, nhà máy tại
các khu công nghiệp. Một số gia đình có điều kiện cho con em đi xuất khẩu
83
lao động ở Hàn Quốc, Nga, Malayxia. Bảng 2.5 là số liệu lao động của xã đi
làm tại các khu công nghiệp và đi xuất khẩu lao động.
Bảng 2.5: Số lượng lao động xã Cẩm Lương
đi làm tại các khu công nghiệp và đi xuất khẩu lao động
Đơn vị tính : Lượt người
Thôn Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Đi lao
động
tại các
khu
công
nghiệp
Đi
xuất
khẩu
lao
động
Đi lao
động
tại các
khu
công
nghiệp
Đi
xuất
khẩu
lao
động
Đi lao
động
tại các
khu
công
nghiệp
Đi
xuất
khẩu
lao
động
Đi lao
động
tại các
khu
công
nghiệp
Đi
xuất
khẩu
lao
động
Xủ Xuyên 41 1 51 0 58 2 67 1
Lương Ngọc 98 3 114 2 127 3 148 2
Lương Thuận 28 1 35 1 47 1 68 1
Lương Hòa 14 0 23 1 34 2 57 1
Kim Mẫm 1 52 0 61 0 71 1 85 1
Kim Mẫm 2 34 1 42 1 51 0 72 0
Nguồn: Ủy ban nhân dân xã Cẩm Lương.
Tiểu kết Chương 2
Môi trường tự nhiên và vị trí địa lý gắn với điều kiện giao thông của xã
Cẩm Lương là những yếu tố quy định diện mạo nền kinh tế truyền thống của
người Mường tại địa bàn với những đặc điểm nổi bật sau:
- Nông nghiệp là hoạt động kinh tế chủ đạo, trong đó, trồng trọt lúa nước
và lúa nương rẫy cùng các loại hoa màu trên nương rẫy và soi bãi là chính, chăn
nuôi nhỏ bé và phụ thuộc vào trồng trọt; ngoài ra đồng bào còn kết hợp với khai
thác các sản vật tự nhiên và tổ chức một số nghề phụ (dệt vải, đan lát, ...).
- Với cơ cấu trên đây, hoạt động mưu sinh truyền thống của người
Mường xã Cẩm Lương mang nặng tính tự nhiên (gắn chặt và phụ thuộc vào
84
điều kiện tự nhiên), tự cấp tự túc, nhỏ bé, phân tán, dựa trên tri thức kinh
nghiệm, nên năng suất thấp, tích lũy thấp.
Công cuộc đổi mới đã tạo ra những tiền đề và điều kiện để người Mường
xã Cẩm Lương cải biến các hoạt động mưu sinh và nền kinh tế truyền thống,
từ một nền kinh tế nông nghiệp độc canh một vụ, cây trồng vật nuôi cho năng
suất thấp, ít có giá trị hàng hóa phát triển thành nền kinh tế nông nghiệp hai
vụ, các loại cây trồng, vật nuôi được đa dạng hóa, cho năng suất cao, có giá trị
hàng hóa rõ nét; một số mô hình vật nuôi - cây trồng thể hiện được sự phù
hợp, đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, góp phần nâng cao thu nhập cho các hộ
gia đình; tư duy kinh tế của đồng bào đã thay đổi đáng kể. Đáng lưu ý, trong
hoạt động mưu sinh, các mối quan hệ xã hội, nhất là quan hệ họ hàng, làng
xóm đã được đồng bào sử dụng và phát huy.
Tuy nhiên, hoạt động mưu sinh, các mô hình phát triển kinh tế của người
Mường xã Cẩm Lương chưa vững chắc, nhất là trong bối cảnh kinh tế hàng
hóa đang phát triển và thay đổi nhanh chóng như hiện nay. Nhiều mô hình cây
trồng, vật nuôi được đưa vào xã, nhưng đồng bào khó tiếp cận, đều vấp phải
sức ỳ của tư duy kinh tế và thói quen mưu sinh truyền thống. Cho đến nay, trừ
mô hình cây mía tỏ rõ được sự phù hợp nhất định (với đồng đất, với trình độ
và canh tác) và hiệu quả một thời gian dài, còn các mô hình khác đều thiếu
tính phù hợp, kém hiệu quả, thậm chí có mô hình sớm thất bại. Nguyên nhân
sâu xa của tình hình trên là sự thiếu sâu sát trong việc nghiên cứu để đưa mô
hình vào địa phương và trong chỉ đạo thực hiện của các cơ quan có trách
nhiệm, không thấy được giữa phát triển kinh tế trong điều kiện khoa học kỹ
thuật - công nghệ với kinh tế truyền thống có một khoảng cách rất lớn.
Tình hình trên đây là cơ sở để các hộ gia đình người Mường, chính
quyền và các cơ quan chuyên môn tìm ra những hướng đi và cách đi thích
hợp, đưa ra được mô hình làm ăn có hiệu quả, nâng cao đời sống của mình.
85
Chương 3
CÁC HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ
Hiện nay, trong các báo cáo chính trị, báo cáo kinh tế, niên giám thống
kê thường xuất hiện cụm từ “Thương mại - dịch vụ”, dùng để chỉ các hoạt
động buôn bán và dịch vụ. Tuy nhiên, gần đây, có ý kiến cho rằng, hoạt động
buôn bán cũng chỉ mang tính chất dịch vụ, hay là loại dịch vụ hàng hóa để thu
tiền. Chẳng hạn, một người thu gom hoặc tích trữ các loại nông sản (hoặc hải
sản, các sản phẩm của nghề thủ công, hay các loại hàng hóa tiêu dùng...) để
bán lại cho người tiêu dùng (hoặc người thu gom khác) là hoạt động “mua đi
bán lại” để thu lợi, song về bản chất là hoạt động dịch vụ có thu lợi. Vì vậy,
trong chương này của luận án, chúng tôi dùng khái niệm “Các hoạt động dịch
vụ” để chỉ các hoạt động thương mại và dịch vụ nói chung.
3.1. Các nguồn vốn cho hoạt động dịch vụ
Mục 2. của Chương 1 đã giới thiệu về các đặc điểm của điều kiện tự
nhiên – dân cư, dân tộc xã Cẩm Lương tác động đến đời sống người Mường
tại đây. Chương này nhìn nhận lại các điều kiện trên có tác động như thế nào
trong việc tạo ra nguồn vốn cho các hoạt động dịch vụ.
Về vốn tự nhiên, như đã trình bày, xã Cẩm Lương với vị trí địa lý ngăn
cách với các xã lân cận bởi đồi núi và sông Mã không thuận lợi cho phát triển
các loại hình dịch vụ, nhất là việc buôn bán.
Tuy nhiên, khi ngành du lịch phát triển, xã Cẩm Lương lại có một lợi
thế rất lớn, bởi có một “đặc ân” của thiên nhiên ban tặng, ít nơi nào có được.
Đó là Suối cá ở thôn Lương Ngọc, với nhiều câu chuyện linh thiêng, ly kỳ,
được người dân địa phương và người các nơi biết đến tôn là “Suối cá thần”.
Trước kia, chỉ có số it người ở các xã trong vùng đến tham quan Suối cá. Họ
đến lẻ tẻ, nên các dịch vụ không hình thành. Từ năm 2004, Suối cá được biết
đến sau khi được giới thiệu trên sóng truyền hình VTV3. Rất đông khách các
86
nơi về tham quan. Đây là tiền đề cho việc phát triển du lịch. Như vậy, suối cá
ở thôn Lương Ngọc, cùng với động Đăng là nguồn vốn tự nhiên rất to lớn để
cộng đồng người Mường ở đây phát triển dịch vụ, theo hướng dịch vụ du lịch.
Vốn vật chất để phát triển dịch vụ là hệ thống đường giao thông trong
xã, đặc biệt là cầu treo Cẩm Lương bắc qua sông Mã khánh thành năm 2005
và đoạn đường từ trung tâm xã Cẩm Lương về thôn Lương Ngọc, ra trung tâm
suối cá được trải nhựa năm 2008. Hệ thống nhà cửa, hàng quán hai bên đường
này từng bước được xây dựng, chỉnh trang để thu hút khách du lịch. Hệ thống
biển hiệu hướng dẫn tham quan, hàng rào bảo vệ suối cá cũng được xây dựng.
Về vốn tài chính, người Mường xã Cẩm Lương từ bao đời sống với nền
kinh tế tính tự cấp, tự túc nên khi chuyển sang kinh tế thị trường gặp nhiều
khó khăn trong vấn đề tài chính để phát triển các loại hình dịch vụ. Tuy nhiên,
các hộ gia đình đã từng bước khắc phục tình trạng khó khăn về vốn tài chính
cho phát triển dịch vụ, nhờ tính cộng đồng, đùm bọc của gia đình, dòng họ,
cũng như nhờ các nguồn vốn cho vay của Nhà nước. Ngoài ra, chính các sản
phẩm nông nghiệp và sản phẩm của núi rừng cũng trở thành một phần của
nguồn vốn tài chính khi được đưa ra thị trường.
Vốn xã hội, để phát triển các loại hình dịch vụ là tính cộng đồng tương
đối bền chặt từ trong gia đinh, dòng họ, làng xóm của người Mường xã Cẩm
Lương. Phần đông các trường hợp, việc phát triển dịch vụ đều phải nhờ sự hỗ
trợ của anh em, họ hang, bạn bè, xóm giềng trên nhiều phương diện.
Vốn con người, người Mường xã Cẩm Lương mang nặng tư duy của nền
kinh tế nông nông nghiệp, tự cung tự cấp, từ duy về kinh tế hàng hóa mờ nhạt,
nên gặp khó khăn trong việc phát triển các loại hình dịch vụ. Tuy nhiên, đồng
bào có mặt mạnh là tính cộng đồng, đùm bọc, thật thà, trung thực, trọng chữ
tín. Đó là yếu tố quan trọng để tổ chức thành công một số hoạt động dịch vụ.
87
Tất cả các khía cạnh liên quan đến 5 nguồn vốn trên đây trong hoạt
động dịch vụ được trình bày trong các phần sau.
3.2. Nhìn nhận chung về các hoạt động dịch vụ ở xã Cẩm Lương hiện nay
Theo số liệu từ Ủy ban nhân dân xã Cẩm Lương, đến cuối năm 2017,
không kể số hộ tham gia chụp ảnh, sinh hoạt trong Câu lạc bộ nhiếp ảnh thôn
Lương Ngọc, các hộ có tổ chức các hoạt động dịch vụ ở xã thể hiện ở Bảng 3.1.
Bảng 3.1: Số lượng các hộ làm dịch vụ ở xã Cẩm Lương năm 2017
TT Thôn
Loại hộ kinh doanh
Tổng
Vật tư
nông
nghiệp
Hàng,
đồ tạp
hóa
Ăn
uống
Dịch vụ
chế biến
lâm sản
Dịch
vụ
khác
1 Xủ Xuyên 0 4 1 3 0 8
2 Kim Mẫm 1 0 4 1 1 1 7
3 Kim Mẫm 2 0 1 0 0 0 1
4 Lương Ngọc 0 35 4 1 0 40
5 Lương Hòa 0 3 0 0 1 4
6 Lương Thuận 0 2 1 0 1 3
Tổng 0 49 7 5 3 64
Nguồn: Ủy ban nhân dân xã Cẩm Lương.
Từ bảng trên, xin đưa ra một vài nhận xét:
- Nhận xét thứ nhất, số hộ tham gia các hoạt động dịch vụ quá ít, chỉ có
64 hộ/769 hộ của toàn xã (bằng 0,82%). Điều này phản ánh tình trạng chậm
phát triển của kinh tế nói chung, tình trạng kém phát triển của các hoạt động
dịch vụ nói chung ở từng thôn cũng như cả xã Cẩm Lương.
Tình hình trên bắt nguồn từ những nguyên nhân đã được trình bày ở
Chương 1. Đó là, về điều kiện tự nhiên, xã Cẩm Lương từ năm 2005 trở về
trước bị biệt lập như một "ốc đảo", bị ngăn cách bởi sông Mã ở phía Đông và
các dải núi ở các phía còn lại. Điều kiện tự nhiên cùng với truyền thống ứng
88
xử với môi trường của người Mường đã tạo ra một nền kinh tế, một lối sống
mang tính tự cấp tự túc rất cao, nhất là trong mùa mưa lũ.
Khi kinh tế thị trường được mở ra, với các đặc điểm về địa lý, giao
thông và nền kinh tế nặng tính tự cấp, tự túc từ bao đời, người Mường và cả
bộ phận người Việt ở xã Cẩm Lương không có điều kiện để mở các hoạt động
dịch vụ, đủ mạnh, đủ sức cạnh tranh với các cơ sở kinh doanh- dịch vụ ở bên
kia sông Mã, dọc Quốc lộ thuộc xã Cẩm Thành. Họ vẫn phải sang xã Cẩm
Thành mua các mặt hàng, đồ dùng thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày và dự
trữ những khi mưa bão, lũ lụt.
Khi cầu treo Cẩm Lương được bắc (năm 2005) và đường phía núi Bò
được mở (năm 2009), thể cô lập của xã Cẩm Lương không còn, tưởng như cư
dân ở đây có cơ hội phát triển các loại hình dịch vụ. Tuy nhiên khi đó, các cơ
sở kinh doanh, dịch vụ ở xã Cẩm Thành đã ổn định. Các cơ sở của người Cẩm
Lương nếu có mở ra thì phải chịu thân phận "sinh sau đẻ muộn", rất khó cạnh
tranh với người xã Cẩm Thành.
Nguyên nhân thứ hai, nền kinh tế thấp kém từ bao đời và chưa được
khắc phục đến ngày nay làm cho sức mua của xã Cẩm Lương bị hạn chế, cho
nên một người muốn mở một cửa hàng dịch vụ phải tính đến sức mua, nếu
không tính được sẽ bị ế hàng, dẫn đến "sập tiệm". Theo ý kiến chung của đa
số người được hỏi ý kiến, nhất là những người từng mở cửa hàng ở hai thôn
Lương Hòa và Lương Thuận, mỗi thôn chỉ hơn 100 gia đình, có 3 - 4 gia đình
mở cửa hàng dịch vụ là vừa đủ, nếu có thêm một – hai cửa hàng nữa sẽ khó
bán, vì các gia đình còn thường xuyên đi chợ Vạc (xã Cẩm Thành) họp 5
ngày một phiên để mua thêm các mặt hàng khác mà các quán ở trong thôn
không có. Mỗi lần đi chợ họ lại mua thêm nhiều thứ dự trữ, nên không cần
mua ở quán trong thôn. Thôn Kim Mẫm 2 ở sát chợ Vạc, đối diện với các
hàng quán ở Quốc lộ 217 ngay bên kia sông (thuộc xã Cẩm Thành) nên các gia
đình chủ yếu mua hàng ở đây, vì thế cả thôn chỉ có một hộ mở quán dịch vụ.
89
Một điều khác khiến cho bất kỳ ai có ý định mở quán dịch vụ phải tính
đến là trong một làng xóm của người Mường, hầu hết các thành viên đều có
các mối quan hệ anh em, họ hàng, xóm giềng, nên tình trạng mua chịu thường
diễn ra mà chủ quán khó có thể từ chối. Có người mua chịu trả ngay sau đó,
song khá nhiều người “mãi không trả”, nên không thu hồi đủ vốn để nhập
hàng mới kịp thời. Tình trạng đó kéo dài dẫn đến cửa hàng phải đóng cửa.
Thống kê sơ bộ, trong 5 năm (2010 - 2015), có 9 người trong xã đã phải đóng
quán vì bị nợ chịu. Người thuộc diện cao tuổi cũng có, có cả người còn trẻ,
như anh Phạm Văn Quỳnh (sinh năm 1983 ở thôn Kim Mẫm 2). Ngay ở thôn
Lương Ngọc- nơi buôn bán khá nhộn nhịp, tưởng chừng như luôn được “tiền
trao cháo múc”, nhưng vẫn có người phải đóng quán (quán hàng tạp hóa, đồ
tiêu dùng hàng ngày), như ông Lê Văn Tuấn, Trưởng thôn, vào năm 2010 vì
bị nợ quá nhiều, sau đó phải cho thuê cửa hàng. Dưới đây là lời của một
người từng "mở quán", chỉ một thời gian ngắn phải đóng quán.
Hộp 3.1: Lý do mở quán rồi đóng quán sớm
Ông Phạm Văn Khoái (sinh năm 1965, thôn Kim Mẫm 2): “Năm 2005, tôi
mở quán bán hàng tạp hóa (mắm muối, mì tôm, bánh kẹo, đồ dùng, giấy vở học
sinh), mong có thêm đồng ra đồng vào. Người mua lúc đầu cũng đông, cả thôn Kim
Mẫm 2 cũng sang mua. Tuy nhiên, nhiều người mua không trả tiền ngay mà khất nợ
một vài ngày. Chỗ anh em, họ hàng, người làng, người quen biết, chẳng lẽ lại không
cho chịu. Sau đó, có người trả ngay, song cũng không ít người khất lần, số tiền bị
nợ đọng cứ nhiều lên, tới 6 triệu đồng, bằng nửa số vốn mở cửa hàng. Tiền nợ
nhiều, tôi không thể đi lấy hàng tiếp, hoặc chỉ lấy được một số mặt hàng thôi,
không có nhiều loại hàng và nhiều hàng nên lãi chẳng được là bao, trong khi vẫn
có nhiều người nợ. Có người nợ đến 2 - 3 lần. Sợ tiền bị nợ nhiều lên, nên tôi cố
gắng đòi được số nợ rồi đành phải đóng cửa hàng. Buôn bán ở nông thôn miền
núi này khó lắm”.
Nguồn: Nghiên cứu sinh phỏng vấn ngày 30/4/2016.
90
Đây là lý do cắt nghĩa cho hiện tượng: trừ thôn Lương Ngọc có đông
người mở cửa hàng dịch vụ khách du lịch, còn các thôn khác, có rất
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_sinh_ke_cua_nguoi_muong_o_xa_cam_luong_huyen_cam_thu.pdf