MỞ ĐẦU.1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.6
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu truyện thơ ở Việt Nam và nước ngoài.6
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu hai truyện thơ Tum Tiêu và Vượt biển .17
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.26
2.1. Thi pháp và thi pháp học lịch sử .26
2.2. Văn học so sánh và so sánh song song.33
2.3. Thi pháp truyện thơ và truyện thơ Đông Nam Á .36
2.4. Sự hình thành văn bản hai truyện thơ Tum Tiêu và Vượt biển.52
CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG CỦA HAI TRUYỆN THƠ TUM
TIÊU VÀ VƯỢT BIỂN.66
3.1. Cốt truyện .66
3.2. Nhân vật.78
3.3. Không gian nghệ thuật.86
3.4. Thời gian nghệ thuật.93
CHƯƠNG 4: NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT CỦA HAI TRUYỆN THƠ TUM
TIÊU VÀ VƯỢT BIỂN.101
4.1. Cốt truyện .101
4.2. Nhân vật.115
4.3. Không gian nghệ thuật.123
4.4. Thời gian nghệ thuật.137
KẾT LUẬN .146
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
208 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 472 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án So sánh thi pháp truyện thơ tum tiêu của dân tộc Khơme Campuchia với vượt biển của dân tộc Tày ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gian gia đình) đến cấp độ lớn
(không gian xã hội).
Trong Tum Tiêu và Vượt biển đều xuất hiện không gian sinh hoạt hiện thực đời
thường gần gũi với đời sống con người như không gian của mảnh ruộng, ngôi nhà sàn,
ngôi chùa. Cùng nằm trong vùng nhiệt đới với tính đa dạng cao về động thực vật cũng
như cảnh quan địa mạo, sinh thái mà không có một nơi nào sánh kịp, thì Đông Nam Á
là “nơi phát sinh trồng trọt sớm nhất” [30; 366]. Cây lúa là biểu tượng cho cả một cơ
tầng văn hóa. Cư dân nơi đây mặc dù thuộc các dân tộc khác nhau nhưng như người
Pháp nhận xét: “họ đều cảm nhận rõ những nét tương đồng trong chiều sâu của cuộc
sống, trong cả thế giới vô thức của họ” [30; 368]. Làm nông nghiệp thì phải sống định
cư và hình ảnh ngôi nhà sàn làm một sáng tạo dân tộc rất duyên dáng của cư dân Đông
Nam Á. Và người Khơme, người Tày cùng sống trong cái nôi văn hóa nên họ đều ở
nhà sàn. Nhà sàn của họ với kiến trúc độc đáo hoàn toàn khác với kiểu nhà đất của
người Việt và người Hoa. Nếu như cầu thang của ngôi nhà sàn người Khơme
Campuchia đặt chính giữa ngôi nhà thì người Tày đặt bên trái ngôi nhà. Bậc cầu thang
thường là số lẻ: 5, 7, 9 bậc (họ quan niệm rằng số chẵn sẽ đem lại điều bất hạnh). Tại
đây có nhiều hoạt động diễn ra từ tục thờ cúng tổ tiên đến các sinh hoạt như hát, múa,
nhảy Ở đó chất chứa cả một cơ tầng văn hóa dân tộc. “Nhà sàn là một biểu tượng
của nền văn minh nông nghiệp ở vùng Đông Nam Á” [78; 24]. Đối với họ ngôi nhà
vừa là biểu tưởng truyền thống văn hóa vừa là biểu tượng sức mạnh chống thú dữ và
kẻ thù xung quanh.
Không gian ngôi nhà trong Tum Tiêu vừa là nhân chứng, vừa là nơi đơm hoa kết
trái cho tình yêu lứa đôi. Tum và Tiêu gặp nhau khi Tum được mẹ Tiêu mời lên nhà
hát kể chuyện Đức Phật. Khi đó Tiêu đang trong thời gian phải chịu lễ “Vào bóng
mát” (Chool Mlup) với những luật tục rất nghiêm ngặt và khắt khe của nghi lễ. Nhưng
90
vì tình yêu nàng đã vi phạm khi gặp gỡ Tum ở chính ngôi nhà mình. Hơn nữa, ngôi
nhà cũng là nhân chứng cuối cùng chứng kiến sự đớn đau khi Tum về gặp Tiêu lần
cuối: “Em hãy lại gần đây anh bế/ Bõ những ngày gian khổ xa nhau/ Đẹp duyên cặp
vợ chồng son trẻ/ Tay trong tay, đầu sát bên đầu” [193; 124]. Đến Vượt biển không
gian ngôi nhà sàn vừa là kỉ vật bố mẹ để lại cho hai anh em, nhưng đồng thời cũng
chính là nơi người chị dâu thể hiện lòng thương đối với em chồng khi nhìn thấy em
chú mặc: “Áo rách hết rồi/ Lên nhà chị khâu áo lại cho em” [13; 312]. Trong hoàn
cảnh tréo ngoe này, chỉ có ngôi nhà là nhân chứng rõ nhất cho tình cảm minh bạch chị
dâu - em chồng. Và cái chết oan của người em cũng tại ngôi nhà sàn. Những chi tiết
trên cho thấy không gian ngôi nhà sàn chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong tác
phẩm. Mặc dù, nó là không gian hẹp nhưng đóng vai trò như một nhân chứng sống
quan trọng trong việc tạo ra một không gian sống để nhân vật hoạt động. Không gian
ngôi nhà xuất hiện để cho các sự kiện, dưới con mắt của người kể chuyện của ngôi thứ
ba được diễn ra trôi chảy. Điều này góp phần quan trọng vào sự thành công của các
tình tiết, sự kiện trong cốt truyện.
Hơn nữa, ở cả hai tác phẩm này thì không gian sinh hoạt còn là nơi đánh đấu các sự
kiện mà nhân vật hoạt động. Bởi vậy, khi đọc hai tác phẩm này chúng ta đều thấy xuất
hiện không gian sinh hoạt hiện thực được mở rộng ở cấp độ vĩ mô. Ở Tum Tiêu thì
không gian sinh hoạt vĩ mô là không gian di chuyển qua nhiều địa điểm khác nhau. Từ
ngôi chùa đến làng Tbôông Khmun đến nơi kinh thành xa hoa, tráng lệ. Trong Vượt
biển người em từ không gian ngôi nhà sàn chuyển sang không gian núi rừng đại ngàn
và khi chết hồn người em lưu lạc xứ mường Ma trở thành Sa dạ Sa dồng, chèo thuyền
vượt “mười hai rán nước” để quan quân đem lễ cung tiến Ngọc Hoàng. Có thể thấy,
các nhân vật trong hai tác phẩm đều xuất hiện từ không gian hẹp giờ đây đã mở ra
không gian rộng lớn. Sự xuất hiện không gian mang tầm vóc lớn lao này như là một dự
cảm cho không gian cuộc đời các nhân vật sẽ rơi vào sự bất lực trước số phận.
Như vậy, cả Tum Tiêu và Vượt biển không gian sinh hoạt được nói đến gắn chặt
với không gian hiện thực nơi con người sinh sống và hoạt động. Việc xây dựng được
bầu không gian mở từ nhỏ hẹp đến không gian lớn đã làm nổi bật tâm lí, hành động và
các mối quan hệ ứng xử của nhân vật chính với các nhân vật phụ, với các hiện tượng,
sự vật trong đời sống. Không gian sinh hoạt hiện lên như một phông cảnh để tạo nên
một thế giới riêng cho truyện thơ khi dần kéo nhân vật từ thế giới thần linh về với cuộc
sống đời thường. Vì vậy, truyện thơ đã trở thành một thể loại chiếm được tình cảm yêu
mến và có sức sống lâu bền trong lòng người dân ở khu vực Đông Nam Á.
91
3.3.3. Không gian thiên nhiên
Không gian thiên nhiên chính là khoảng không gian bao trùm mọi vật xung quanh
cuộc sống của con người. Và không gian thiên nhiên trong truyện thơ là một trong
những thành tố của không gian bối cảnh để nhân vật hoạt động. Với việc miêu tả
không gian thiên nhiên, tác giả truyện thơ đã thể hiện được đời sống nội tâm của nhân
vật và toát lên tư tưởng chính bao trùm tác phẩm. Điều này được thể hiện rất rõ trong
Tum Tiêu và Vượt biển. Ở hai tác phẩm này, không gian thiên nhiên đóng vai trò
quan trọng thể hiện tâm trạng nhân vật, nội dung, chủ đề và bộc lộ tài năng của
các tác giả.
Đến với Tum Tiêu không gian thiên nhiên hiện lên rõ nét bởi toàn tác phẩm được
bao trùm bởi màu sắc thiên nhiên đậm chất Campuchia. Hình ảnh những cây Cơngao,
Thlốt, Khtiếc, bóng San Sô, bụi Keke được nhà sư miêu tả tỉ mỉ, cụ thể, đậm chất
văn hóa, phong tục, tập quán của dân tộc: “Cây Khtiếc làm ra lại nhớ/ Bóng San Sô
như ngói nhà nàng/ Bụi Kêke rào tường cách mặt” [193; 45], hay “Cây Riaploong nhớ
ai ủ dột” [193; 65]. Có lẽ tạo hóa đã ban tặng cho cư dân nông nghiệp lúa nước tâm
hồn tình cảm đặc biệt đối với thiên nhiên. Một khu vực nhiệt đới gió mùa, nông nghiệp
là chủ yếu, có rừng, sông, suối, đồng bằng và hải đảo Cảnh sắc thiên nhiên kì vĩ đã
góp phần quan trọng trong việc hun đúc nên chất thơ cho tâm hồn con người. Theo
thống kê của chúng tôi, trong Tum Tiêu có 117/4.024 câu thơ [193] và Vượt biển có
87/249 câu thơ [13] tả cảnh thiên nhiên hay nhất. Việc các tác giả sử dụng những câu
thơ tả cảnh thiên nhiên nhằm bộc lộ và gửi gắm tâm trạng của nhân vật vào đó. Đó là
thủ pháp tức cảnh lẩy tình - một thủ pháp độc đáo trong văn học trung đại khi miêu tả
con người và lấy thiên nhiên làm thước đo chuẩn mực để con người soi chiếu. Nguyễn
Du đã từng nói: “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Có thể thấy, thiên nhiên hiện
lên ở những mức độ đậm nhạt khác nhau nhưng nhất thiết nhân vật phải có mối dây
duyên với thiên nhiên. Ở Tum Tiêu, thiên nhiên không xuất hiện ở những cảnh vua xử
án, chết chóc. Điều này khắc họa rõ bản tính của người Khơme. Họ rất yêu và tôn
trọng thiên nhiên. Nơi đây hiện lên vừa có những nét huyền bí, thâm sơ nhưng cũng rất
nên thơ: “Đất nước Campuchia trải ra như một bức tranh màu xanh với hòa sắc nhịp
nhàng, uyển chuyển, trông thật sướng mắt: trong sáng, trong vắt của dòng sông nước;
xanh mượt mà, óng ả của đồng ruộng, xanh lam, xanh thẫm của núi rừng, xanh biêng
biếc luôn luôn biến ảo của biển Tất cả quyện lấy nhau, đan lấy nhau, đan vào nhau
bằng những đường nét sinh động, muôn màu muôn vẻ của sông ngòi, hồ ao, đất nước
phì nhiêu, màu mỡ, giàu có” [136; 5].
Ở đây, dù xuất hiện theo loại hình nào thì thiên nhiên đều thể hiện vai trò về mối
quan hệ mật thiết với chủ thể, nhân vật trữ tình trong tác phẩm. Đây là ngôn ngữ thay
92
lời nhân vật để thể hiện tâm trạng. Và việc tác giả sử dụng ngôn ngữ trữ tình những
câu thơ nhân hóa để thể hiện những tình cảm, rung động, tâm lí của nhân vật để cảnh
vật nói hộ tình cảm như: “Cây Riaploong nhớ ai ủ dột/ Ngôi sao rơi, từng giọt giọt
sao” [193; 118], hay “Nỗi buồn, theo chiều xuống dần vơi/ Bò đến bước đường rừng
khấp khểnh/ Gió hoàng hôn, từng chiếc sao rơi [] Cây nhòe bóng, lá chìm bóng tối/
Cảnh đìu hiu đôi bạn cô đơn/ Cò về muộn, xếp hàng bay vội/ Cây Dầu gai sương tỏa
mùi buồn” [193; 68]. Đây là những câu thơ mang sắc thái đăng đối giữa hai bờ hư -
thực, giữa con người với tự nhiên, giữa cái khách quan và cái chủ quan. Đôi khi là nỗi
nhớ ẩn mình qua sự ví von với một loài cây, loài hương nào đó. Nhưng đôi khi nỗi nhớ
lại mang tên gọi. Cuộc gặp gỡ giữa Tum và Tiêu qua câu chuyện kể Jataka của Tum
tạo bước ngoặt trong tình yêu. Hình tượng thiên nhiên xuất hiện từ mờ ảo, đẹp lung
linh quyện với đời sống tình cảm con người đến một thiên nhiên hết sức cụ thể, gần
gũi, sinh động: “Rồi bông súng nở thành hoa thắm/ Bên ngọn rau muống mướt xanh
tươi/ Lá xếp lá như tay bồng bế/ Anh nhớ đôi ta lúc tự tình [193; 38], hoặc: “Tiếng thú
đêm rừng khuya thêm lạnh/ Trăng cô đơn tỏa sáng nhờ nhờ [] Tiếng chim kêu cho
da âu sầu/ Chim trống mái tìm nhau không mỏi” [193; 60 - 61].
Đến với Vượt biển không gian thiên nhiên cũng được thể hiện rất rõ. Cốt truyện
được tạo thành từ tích truyện cổ và dân ca nên không gian trong Vượt biển vẫn chịu
ảnh hưởng của không gian truyện cổ tích và dân ca. Nhưng dưới sự sáng tạo của
Hoàng Hạc nó không chỉ là sự kết hợp đơn thuần mà đã có sự nhào nặn, trộn lẫn đạt
tới độ hoàn hảo. Nếu “không gian trong cổ tích thần kì là không gian hoàn toàn phiếm
định “ở một làng nọ”, “ở một vương quốc kia” ở đó xảy ra những sự kiện, những
nguyên nhân khác nhau mà từ đó nhân vật chính bước vào cuộc phiêu lưu dẫn đến sự
thay đổi về số phận. Ở đó có sự đan xen giữa không gian hiện thực và không gian kì
ảo, thường thường không gian kì ảo lấn át không gian hiện thực” [146; 232] thì ở Vượt
biển không gian hiện lên ở đây đã kết hợp nhuần nhị đến mức mường người và mường
ma hiện lên hiện thực, sinh động như cuộc đời thật đang trải ra trước mắt. Nơi đây,
không gian địa lí hiện lên rất đặc trưng cho địa lí vùng núi cao, rừng sâu, sông suối của
Việt Nam. Trên nền tảng không gian địa lí thì không gian thiên nhiên được khắc họa
cụ thể và rõ nét hơn sự bao la, rộng lớn của núi rừng đại ngàn. Nơi đây còn chính là
không gian để hai anh em người Tày mồ côi phải rau cháo nuôi nhau, tần tảo qua ngày
tháng. Không gian thiên nhiên đại ngàn rộng lớn này vừa là nơi che chở cuộc đời,
nhưng cũng là nơi chất chứa bao nguy hiểm rình rập họ. Và không gian núi rừng như
bà mẹ thiên nhiên ôm ấp, che chở cuộc đời hai nhân vật mồ côi chốn mường người,
đến khi xuất hiện không gian biển chốn mường ma. Một không gian mới được mở để
cuộc đời nhân vật chìm nổi trong đó. Đến đây chúng ta thấy, tính hiện thực khắc
93
nghiệt hiện lên qua không gian thiên nhiên kì vĩ và là khoảng cách “mười hai rán
nước” trắc trở để người phu thuyền phải vượt qua. Đó là cảnh: “Nước biển đỏ trồi lên
như máu/ Nước vằn mông mốc/ Nước ác kéo ầm ầm/ Nước xoáy ào ào/ Nước sôi to
phùn phụt” [13; 315]. Rõ ràng, không gian biển trong trí tưởng tượng của người Tày
hết sức độc đáo, kì lạ cả khi họ đang: “Chèo đi rán thứ chín/ Trông thấy nước dựng
đứng chấm trời/ Khắp mặt biển nước sôi gầm réo/ Biển ơi đừng giết tôi” [13; 315]. Cái
không gian biển rộng lớn, mênh mông này là hình ảnh ẩn dụ để phản ánh một vấn đề
gay gắt, khủng khiếp mang tính xã hội. Hơn nữa, không gian biển còn được các nghệ
nhân dân gian Tày điểm tô thêm những loài động vật trong từng rán như quỉ vô hình,
như ma, như thuồng luồng sống dưới đáy biển. Hai bên bờ biển còn xuất hiện những
loài thú dữ như hổ lang, rắn rếp. Có thể thấy, cái mê trường đầy hiểm họa này đã làm
nổi bật lên cảnh tượng những người lao động nô dịch nặng nhọc trong điều kiện đầy
hiểm nguy. Ở đây, tác giả chủ yếu dùng ngôn ngữ tả thực để khắc họa nên không gian
miền sơn cước, không gian biển rộng lớn.
Có thể thấy, thiên nhiên hiện lên trong Tum Tiêu và Vượt biển đã phần nào lột tả
được ý tưởng mà các nhà sáng tác muốn gửi gắm vào đó. Dùng không gian sinh hoạt
vi mô và vĩ mô kết hợp với không gian thiên nhiên đã khiến cho hai tác phẩm càng trở
nên độc đáo. Với Tum Tiêu không gian là minh chứng cho tình yêu tự do bất diệt và
không gian là nơi họ giãi bày tâm trạng, không gian cũng là nơi mà họ yên nghỉ bình
an nhất. Còn Vượt biển không gian vừa là nơi sống của con người vừa là nơi bày tỏ nỗi
niềm của những linh hồn sầu thảm, bi ai.
3.4. Thời gian nghệ thuật
Thời gian nghệ thuật là một yếu tố thuộc phương thức tồn tại của thế giới có cấu
trúc riêng. Thời gian nghệ thuật vừa là phương diện của đề tài, vừa là một trong những
nguyên tắc cơ bản để làm rõ nét tổ chức nghệ thuật trong tác phẩm. Nếu trong sử thi
chúng ta thấy nổi bật loại thời gian lịch sử - sự kiện thì đến với truyện thơ thời gian
thuận chiều, tuyến tính và không tách rời với cốt truyện. Đây là luận điểm sẽ xuyên
suốt quá trình tìm ra những điểm tương đồng của Tum Tiêu và Vượt biển.
3.4.1. Thời gian lịch sử xã hội
Xuất phát từ cách hiểu “xã hội” là hình thức sinh hoạt chung có tổ chức của loài
người ở một trình độ nhất định trong lịch sử, được xây dựng trên cơ sở của một
phương thức sản xuất nhất định. Chúng tôi nhận thấy, trong Tum Tiêu và Vượt biển có
hình thức sinh hoạt của con người theo một thiết chế xã hội nhất định trong cả đời
sống vật chất lẫn thế giới tinh thần.
Cả hai tác phẩm Tum Tiêu và Vượt biển được diễn ra trong khoảng thời gian lịch sử
xã hội nhất định. Sự xuất hiện thể loại truyện thơ ở các quốc gia - dân tộc ở khu vực
94
Đông Nam Á nói chung và Campuchia, Việt Nam nói riêng rõ ràng không phải là một
hiện tượng ngẫu nhiên. Sự ra đời của một thể loại văn học như truyện thơ là do nhu
cầu của lịch sử - xã hội. Trên nền bối cảnh không gian văn hóa chung của vùng Đông
Nam Á thì cư dân Campuchia và Việt Nam đã phát triển một nền văn minh nông
nghiệp trồng lúa nước, ruộng rẫy, đánh cá, săn bắt, chăn nuôi trên biển, trên sông suối
và thung lũng, rừng núi. Trải bao thăng trầm của lịch sử, Campuchia và Việt Nam vẫn
luôn giữ được tính chỉnh thể của một nền văn hóa vùng với một thể phức văn hóa
thống nhất nhưng rất đa dạng: đa dân tộc, nhiều tôn giáo và có những tôn giáo lớn giữ
vị trí độc tôn ở nhiều dân tộc; có những nền văn hóa lớn của những quốc gia nhỏ (như
văn hóa Chăm, Khơme, Pangan) cùng song song tồn tại bên cạnh những nền văn hóa
lớn của những quốc gia lớn (như Trung Hoa và Ấn Độ). Những đặc điểm này tạo nét
tương đồng của nền văn hóa - văn học ở khu vực Đông Nam Á nói chung và của
Campuchia và Việt Nam nói riêng.
Quá trình xác lập, vận động và phát triển của quốc gia Campuchia và Việt Nam là
một quá trình lâu dài, phức tạp và đầy biến động. Quá trình tồn tại và phát triển cả
Campuchia, Việt Nam luôn nằm trong tình trạng bị đe dọa bởi các cuộc chiến tranh
xâm lược từ ngoài khu vực và giữa các nước trong vùng âm mưu thôn tính lẫn nhau.
Lịch sử thời kì phong kiến ở Campuchia và Việt Nam là lịch sử của các cuộc chiến
tranh giành không gian đất đai và quyền lực. Đó không chỉ là những cuộc chiến tranh
của các thế lực phong kiến bành trướng phương Bắc thôn tính mà còn là những cuộc
chiến tranh nhằm mở rộng lãnh thổ giữa các nước phong kiến trong khu vực với nhau.
Do đó, tâm thế thường trực của người dân Campuchia và Việt Nam là đấu tranh giành
chủ quyền dân tộc, xây dựng nhà nước phong kiến trung ương tập quyền. Trong quá
khứ, Campuchia và Việt Nam có một điểm chung là hầu hết bị các cường quốc
phương Tây (thực dân Pháp) biến thành thuộc địa và sớm bị thực dân hóa từ thế kỉ
XIX. Mục đích xâm chiếm Campuchia và Việt Nam của các cường quốc phương Tây
chủ yếu là lợi nhuận kinh tế, sau đó là những âm mưu về chính trị. Quá trình thực dân
hóa ở Campuchia và Việt Nam đã làm cho hai đất nước này có nhiều thay đổi trên
nhiều địa hạt, đặc biệt là sự phát triển của chủ nghĩa dân tộc ở các nước thuộc địa.
Thời kì phong kiến thuộc địa, kinh tế ở Campuchia và Việt Nam đã có những bước
phát triển, đặc biệt trong những giai đoạn của các triều đại hưng thịnh. Lúa nước là sản
phẩm quan trọng nhất của hai nước. Nhận định về phân bố dân cư ở Đông Nam Á có
“khoảng 90% các dân tộc ở Đông Nam Á sống ở vùng nông thôn, các phương pháp
sản xuất lương thực và nhiều nghề thủ công truyền thống của họ vốn còn sót lại” [30;
340]. Ngoài sự phát triển về nông nghiệp như canh tác lúa nước, nông nghiệp du canh
(đốt rừng làm rẫy), canh tác các cây thương phẩm Ở Campuhia và Việt Nam còn
95
phát triển các nghề thủ công mĩ nghệ. Nền chính trị theo hệ thống của nhà nước phong
kiến trung ương tập quyền cùng với sự phát triển của nền kinh tế đã làm cho xã hội có
sự phân hóa giai cấp rõ rệt. Xã hội Angkor (Campuchia) cũng có tầng lớp như vậy
nhưng đặc biệt còn có tầng lớp nô lệ đền miếu. Xã hội người Tày cũng xuất hiện tầng
lớp “dưới đáy” là những người nghèo miền núi chịu áp bức của bọn phong kiến thổ ti.
Ở Campuchia và Việt Nam, vua có quyền lực tối thượng và quyền lợi tối cao. Giai cấp
chủ yếu trong xã hội là nông dân và nô lệ trong khi quyền lợi chủ yếu lại giành cho
giai cấp quan lại và quí tộc. Điều này đã dẫn đến sự mâu thuẫn đối kháng giữa các giai
cấp, các lực lượng xã hội càng ngày càng trở nên sâu sắc và gay gắt. Từ những mâu
thuẫn về xã hội, những xung khắc giữa tình yêu chân chính của đôi lứa với đòi
hỏi khắt khe, tàn nhẫn, lạnh lùng của lễ giáo gia đình và xã hội, mâu thuẫn giữa
người giàu và kẻ nghèo, mâu thuẫn giữa chính nghĩa và phi nghĩa, số phận cá nhân đã
bắt đầu đặt ra.
Những đặc điểm chung về thời gian lịch sử xã hội đã giúp cho Tum Tiêu và Vượt
biển có những điểm tương đồng nhau. Truyện Tum Tiêu xảy ra trong thời gian tiêu
biểu cho xã hội Khơme đó là thời Luông vếc (1505 - 1596). Đây là thời kì đất nước
Campuchia rơi vào cảnh loạn lạc, li tán. Họ vừa phải chấp nhận những cuộc nội chiến
tranh chấp ngai vàng vừa phải chống sự xâm lược của quân Xiêm (chiến tranh biên
giới với Thái Lan). “Nhà nước Angkor lúc này đã bước vào thời kì suy yếu rõ rệt.
Những cuộc chiến tranh xâm lược của Xiêm (Thái Lan) đã làm cho đời sống chính trị,
nghệ thuật của người Khơme hầu như bị tiêu tan” [30; 567]. Ra đời trong hoàn cảnh xã
hội đó cho nên Tum Tiêu đã phản ánh tình hình xã hội và những khát vọng của con
người trong thời kì ấy. Bởi vậy, “những gì của văn học Campuchia còn giữ được sống
động cho đến nay chính là mang dấu ấn của thời kì này” [30; 567]. Ứng với khoảng
thời gian này, thì Vượt biển có thể ra đời vào thời kì chiến tranh Nam - Bắc phân triều
(1540 - 1592), nội chiến Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) và nhiều cuộc khởi nghĩa của
nông dân đã nổ ra. Vương triều nhà Mạc đóng đô ở Cao Bằng từ đời Quang Hưng
1594 đến đời Vĩnh trị 1677 và người nông dân Tày cũng phải chịu cảnh loạn lạc, li tán.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận những thành tựu quan trọng khi nhà Mạc đóng đô ở
đây và đưa ra những chính sách để Then Tày phát triển. Theo những ghi nhận phổ biến
ở vùng đồng bào Tày thì họ là hậu thế của các phường văn nghệ chuyên nghiệp phục
vụ trong cung đình nhà Mạc. Do một số triều thần cùng nhà vua của triều đại lưu vong
này chạy lên cư trú tại Cao Bằng vào thế kỉ XVII thời Mạc Kính Cung (1598 - 1625).
Các phường nhạc đó do hai nho sĩ có tài năng là ông Bế Văn Phụng tức Tư Thiên quản
nhạc của nhà vua và ông Hoàng Quỳnh đặt ra. Tuy nhiên, Then ban đầu đã có trong
hoạt động sinh hoạt văn hóa của người Tày nhưng nó hoạt động như một loại hình văn
hóa dân gian. Sau đó, nó được các nghệ nhân nhà Mạc lên cát cứ đã nâng cao những ca
96
từ trong khúc hát một cách có hệ thống và bài bản. Hơn nữa, do tính chất của các cuộc
chiến tranh là nhân tố trực tiếp tạo ra những bước phát triển mới về kinh tế, văn hóa ở
nước ta nói chung và đặc biệt có sự biến đổi to lớn trong đời sống của nhân dân các
dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc thể hiện trên ba phương diện: 1) Sự phát triển của
nền kinh tế hàng hóa thị trường; 2) Sự giao lưu của các nền văn hóa láng giềng; 3) Vai
trò giao lưu văn hóa của các Nho sĩ người Việt lên trị nhậm vùng các dân tộc. Do đó,
những biến đổi mới về mặt xã hội trong khoảng thời gian này kết hợp với những tác
động trong sự giao thoa văn hóa đã hun đúc và làm nảy sinh các hoạt động sinh hoạt
tinh thần ở các dân tộc anh em. Bởi vậy, khi xã hội phát triển theo đúng qui luật thì đã
xảy ra hiện tượng phân chia giai cấp, mâu thuẫn quyền lợi nảy sinh nên đã kéo theo
nhiều mâu thuẫn khác... Chính văn học được coi như minh chứng lịch sử ghi chép tất
cả những hiện tượng trên thông qua các tác phẩm thành văn, ban đầu có tác giả cụ thể
nhưng sau đó nó được dân gian hóa. Đây là đặc trưng tiêu biểu không chỉ xảy ra trong
nền văn học Việt Nam mà còn là hiện tượng xảy ra trong toàn bộ nền văn học ở khu
vực Đông Nam Á. Và Vượt biển, một truyện thơ ra đời trong khoảng thời gian lịch sử
xã hội diễn ra phức tạp. Nên nó được khoác trên mình vừa là chiếc áo tín ngưỡng dân
gian, lại vừa là một tác phẩm văn học dân gian nhằm để thỏa mãn nhu cầu thưởng thức
của người dân.
Có thể thấy, thời gian lịch sử, xã hội của người Khơme Campuchia và người Tày ở
Việt Nam do cùng nằm trong cái nôi không gian Đông Nam Á, nên đều có chung
những đặc điểm quan trọng mà chúng tôi đã làm rõ như trên. Từ đó, góp phần vào việc
hình thành sự phong phú, đa dạng về nghệ thuật tổ chức cốt truyện, nhân vật, không
gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật của hai truyện thơ nói trên và đã bổ sung những
cứ liệu về mặt thể loại truyện thơ nói chung.
3.4.2. Thời gian sinh hoạt
Có thể hiểu, thời gian sinh hoạt là khoảng thời gian để nhân vật hoạt động, nó vừa
phản ánh được nhịp độ vận động của cuộc sống, vừa biểu hiện tâm lí nghệ thuật của
con người trước những biến cố, sự kiện của câu chuyện. Lí luận này được sử dụng để
làm nổi nét thời gian sinh hoạt trong Tum Tiêu và Vượt biển.
Thời gian trong Tum Tiêu có diễn biến cụ thể khi xẩy ra trong một thời gian thật sự
tiêu biểu cho xã hội Khơme. Vị vua xuất hiện trong Tum Tiêu cũng là nhân vật hoàn
toàn có thật. Ông chính là vị vua Ria Mia Chângprây (1594 - 1596) đã tập hợp lực
lượng đánh quân Xiêm giành lại thành Luôngvếc năm 1594, giết tướng giặc cùng
20.000 quân Xiêm. Thời gian sinh hoạt được Bôtum Mắtthê Xôm lột tả rất rõ ràng qua
những hoạt động của hệ thống nhân vật trong tác phẩm. Đó là khoảng thời gian mà
Tum trở thành Xadi sống trong chùa cùng những công việc hàng ngày như điêu khắc
gỗ, đan lát và thổi sáo. Thời gian sinh hoạt diễn ra bình lặng, êm đềm cho đến khi cùng
97
bạn Pếch đi bán mâm bồng và gặp nàng Tiêu. Thời gian sinh hoạt còn được thể hiện
qua những công việc hàng ngày của Tiêu. Và Tiêu hiện lên là một cô thôn nữ vừa đẹp
người lại vừa giỏi thêu thùa, may vá, ham hiểu biết. Như vậy, thông qua những hoạt
động thường ngày mà các nhân vật thể hiện trong tác phẩm đều chịu sự chi phối của
thời gian sinh hoạt. Nó trở thành bầu khí quyển bao phủ lên từng hành động và chi
phối đến tâm lí của các nhân vật. Và ngược lại, từng hành động và diễn biến tâm lí của
nhân lại cũng tác động lớn đến thời gian sinh hoạt trong tác phẩm. Như việc Tiêu bị
mẹ ép gả cho con trai quận trưởng Ơrơchun, vua, cho đến khi Tum lấy được Tiêu thì
bà lại bày cách ép Tiêu trở về quê lấy con trai quận trưởng Ơrơchun. Ở đây, thời gian
sinh hoạt dường như đã chi phối mạnh mẽ đến từng hành động và tâm lí của bà Phăn.
Nó trở thành một sợi dây vô hình trói buộc các nhân vật vào vòng xoay cuộc đời và họ
càng cố gắng giãy thoát thì sợi dây đó lại càng xiết chặt họ hơn. Đó còn là thời gian
mà người Khơme nghỉ ngơi sau những ngày mùa lao động vất vả: “Lúa đã vào bồ
người mong chuyện” [193; 33]. Hơn nữa, thời gian sinh hoạt còn được tác giả vận vào
những câu thơ: “Lễ an cư lần lần lại đến/ Ngày Vu Lan du khách viếng chùa” [193;
38]. Đó là khoảng thời gian sinh hoạt thường niên, những mùa lễ hội như: Vu Lan báo
hiếu, Tết đón năm mới (Chol Chăm Chmây).... Với một đất nước ưa múa hát thì lễ hội
diễn ra để thỏa mãn nhu cầu giao lưu tình cảm của con người. Ở Campuchia tháng nào
cũng diễn ra lễ hội. Đây là một nét sinh hoạt văn hóa thể hiện tính cộng đồng bền vững
và thấm sâu vào từng nếp sống của người Khơme.
Trong Vượt biển thời gian sinh hoạt của hai anh em được diễn ra trong không gian
vùng sơn cước. Thời gian sinh hoạt tuyến tính được kể từ khi cha mẹ mất hai anh em
sống đùm bọc với rau rừng, măng rừng nuôi nhau. Thời gian sinh hoạt diễn ra đơn
giản theo sự kiện của truyện cổ tích khi bắt đầu bằng “ngày xửa, ngày xưa” sau đó câu
chuyện về hai anh em cứ thế được kể theo một trình tự tuyến tính. Câu chuyện chủ yếu
xoay quanh hai khoảng thời gian sinh hoạt: 1) Hoạt động của người anh và người em
lúc còn nghèo khổ; 2) Hành động người chị dâu khâu áo cho em chồng. Tuy nhiên,
đến với Vượt biển thời gian sinh hoạt lại có sự lộn trái. Đó là cuộc sống của con người
chốn mường người: sinh ra, lớn lên, lấy vợ. Nhưng khi xuống chốn mường ma thì thời
gian sinh hoạt gắn với cuộc sống kiếp “phu thuyền” cực khổ. Điều đó cho ta thấy, thời
gian gắn liền với không gian. Không gian
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_so_sanh_thi_phap_truyen_tho_tum_tieu_cua_dan_toc_kho.pdf