MỞ ĐẦU.1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI.5
1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến đạo hiếu và đạo hiếu ở Việt Nam.5
1.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt
Nam hiện nay .15
1.3. Những công trình nghiên cứu liên quan đến giải pháp xây dựng đạo hiếu ở Việt
Nam hiện nay .20
1.4. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những
vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án.23
CHƯƠNG 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẠO HIẾU VÀ SỰ BIẾN ĐỔI
CỦA ĐẠO HIẾU Ở VIỆT NAM.26
2.1. Đạo hiếu và cơ sở hình thành đạo hiếu ở Việt Nam.26
2.2. Nội dung và vai trò của đạo hiếu trong đời sống xã hội.30
2.3. Sự biến đổi của đạo hiếu và đặc điểm của sự biến đổi đạo hiếu ở Việt Nam.48
CHƯƠNG 3. SỰ BIẾN ĐỔI CỦA ĐẠO HIẾU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY -
THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN.79
3.1. Thực trạng biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay.79
3.2. Nguyên nhân của sự biến đổi đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay.105
CHƯƠNG 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY BIẾN ĐỔI TÍCH CỰC,
KHẮC PHỤC BIẾN ĐỔI TIÊU CỰC CỦA ĐẠO HIẾU Ở VIỆT NAM HIỆN
NAY.121
4.1. Nâng cao nhận thức về đạo hiếu cho các thành viên trong gia đình Việt Nam
hiện nay.121
4.2. Kết hợp và nâng cao vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong công tác
giáo dục đạo hiếu.127
4.3. Phát triển kinh tế gia đình, tạo lập môi trường văn hóa lành mạnh, tạo điều kiện
cho việc thực hiện đạo hiếu.135
4.4. Phát huy vai trò của pháp luật trong việc đưa ra các quy định về đạo hiếu và xử
lý các hành vi bất hiếu.140
KẾT LUẬN .149
DANH MỤC BÀI BÁO, CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ.151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.152
168 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 10/03/2022 | Lượt xem: 454 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ù hợp để bổ sung và làm
phong phú thêm các giá trị đạo đức nói chung và đạo hiếu nói riêng cho dân tộc mình.
Thứ ba, sự biến đổi đạo hiếu tuân theo quy luật tiến bộ đạo đức trong lịch sử.
Tiến bộ dưới dạng chung nhất là kiểu phát triển đi từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện
đến hoàn thiện của các hệ thống phức tạp trong các lĩnh vực khác nhau của hiện thực
khách quan. Tiến bộ đạo đức là một quy luật khách quan, phản ánh xu thế vận động
của đời sống đạo đức xã hội. “Tiến bộ đạo đức là một quá trình biến đổi và phát triển từ
thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện trong quan hệ tự nguyện, tự giác giữa
người với người vì hạnh phúc của cộng đồng và của các cá nhân” [62, tr.59]. Trong sự
phát triển của đạo đức nói chung và đạo hiếu nói riêng, những chuẩn mực, khuôn mẫu,
hành vi đạo đức của giai đoạn sau thường có xu hướng tiến bộ hơn giai đoạn trước.
Chẳng hạn, trong đạo hiếu trước đây, người con có hiếu khi nuôi dưỡng cha mẹ phải
dâng biếu cha mẹ cơm lành, canh ngọt với tấm lòng chân thành và ái kính; ngày nay,
khi kinh tế khá giả hơn, con cái nuôi dưỡng cha mẹ không chỉ chăm lo về miếng ăn, cái
mặc cho cha mẹ mà còn tạo điều kiện cho cha mẹ được hưởng thụ những thành quả
mà khoa học công nghệ đem lại để phục vụ cuộc sống, được vui chơi giải trí, đi du
75
lịch an hưởng tuổi già. Trong việc tổ chức tang ma khi cha mẹ qua đời, đạo hiếu
trước đây yêu cầu người con phải thực hiện đầy đủ lễ nghi, phải ăn dơ, ở bẩn, mặc
quần áo xấu, khóc lóc, lăn đường mới là hiếu thảo; đạo hiếu ngày nay vẫn yêu cầu
con cái phải thực hiện chu đáo các nghi lễ khi cha mẹ qua đời nhưng theo hướng trang
trọng, văn minh và tiết kiệm; v.v..
Tuy nhiên, trong sự biến đổi của đạo hiếu, không phải mọi khuôn mẫu, hành vi
hiếu thảo trong giai đoạn sau đều tiến bộ hơn giai đoạn trước mà trong những giai đoạn
cụ thể, do sự tác động của những nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan, có những
biểu hiện của đạo hiếu diễn ra theo chiều hướng thoái bộ. Đó là sự vận động theo
hướng đi xuống, thụt lùi, suy đồi, thoái hóa. Hành vi anh em đùn đẩy trách nhiệm, tị
nạnh nhau trong việc nuôi dưỡng cha mẹ; anh chị em mất đoàn kết thậm chí chém giết
lẫn nhau vì tài sản mà cha mẹ để lại; việc làm mượn cớ tổ chức mừng thọ, tang ma cho
cha mẹ để nhận quà mừng, quà biếu, tiền phúng viếng vun vén cho lợi ích cá nhân
đang diễn ra hiện nay là những hành vi thoái bộ, đi ngược với những chuẩn mực và
yêu cầu của đạo lý gia đình và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Trong sự phát triển của đạo đức nói chung và đạo hiếu nói riêng, tiến bộ và thoái
bộ là hai mặt của một quá trình, nó vừa đối lập nhau, vừa thống nhất biện chứng với
nhau. Trong một xã hội cụ thể, một giai đoạn lịch sử cụ thể, hành vi hiếu thảo và hành
vi bất hiếu vẫn tồn tại bên cạnh nhau, đấu tranh và phủ định lẫn nhau, tạo nên những
vòng khâu liên tục của sự phát triển đạo hiếu. Do vậy, chúng ta cần phát hiện những
yếu tố tích cực, tiến bộ để tác động và tạo điều kiện cho chúng nảy nở, phát triển nhằm
hướng tới một xã hội hiếu đạo nhân văn.
Thứ tư, sự biến đổi của đạo hiếu phụ thuộc vào nội dung các chuẩn mực và gắn
liền với hoạt động của con người. Chuẩn mực đạo đức là những giá trị đạo đức được
thừa nhận một cách phổ biến, được lựa chọn và áp dụng một cách rộng rãi vào đời
sống, có ý nghĩa như những khuôn mẫu, tiêu chuẩn định hướng cho việc xem xét, đánh
giá và điều tiết hành vi của con người trong xã hội. Nó cũng là một hình thức “thước
76
đo tinh thần” của đời sống văn hóa xã hội. Nói đến chuẩn mực đạo hiếu trước hết là nói
đến chuẩn mực thái độ, hành vi của con cái đối với cha mẹ. Và như vậy, chuẩn mực
trong đạo hiếu là giới hạn, là khuôn mẫu định hướng về thái độ và hành vi của con cái
trong ứng xử với cha mẹ cho phù hợp với sự tiến bộ xã hội. Chính vì thế, việc không
ngừng đổi mới, hoàn thiện các chuẩn mực trong đạo hiếu như là vấn đề tất yếu trong
việc xây dựng quan hệ xã hội lành mạnh và xây dựng đời sống xã hội ngày một tốt đẹp
hơn.
Đạo hiếu là phạm trù đạo đức học, thuộc hình thái ý thức xã hội - ý thức đạo đức,
do đó, vai trò, sự biến đổi của đạo hiếu chỉ được thể hiện qua quá trình tác động vào
chủ thể và ở chính hoạt động thực tiễn của chủ thể. Sự vận động của đạo hiếu luôn gắn
liền với hoạt động của con người, do vậy, quá trình giáo dục các chuẩn mực của đạo
hiếu cho các thành viên trong gia đình và xã hội là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, quá
trình này chỉ có tác động tích cực khi nó chuyển thành quá trình tự giáo dục của mỗi
con người. Nói cách khác, kết quả của công tác giáo dục đạo hiếu chỉ có được khi con
người biết biến những chuẩn mực đạo hiếu đã được học trong nhà trường, gia đình, xã
hội thành sự hiểu biết của bản thân. Từ đó, họ hiểu được chân giá trị của nội dung được
giáo dục, biến nó thành tình cảm, niềm tin, nguyên tắc chi phối trong mọi suy nghĩ,
hành động của chính mình. Khi đó, nó trở thành nội lực, định hướng, hướng dẫn con
người sống, học tập, rèn luyện theo xu hướng tích cực, tiến bộ mà xã hội yêu cầu. Vì
thế, việc không ngừng nâng cao ý thức tự giác học tập và thực hiện theo các chuẩn
mực tiến bộ của đạo hiếu có ý nghĩa quyết định trực tiếp đối với sự biến đổi đạo hiếu
nói chung và thái độ, hành vi của mỗi người con nói riêng.
Sự tồn tại, biến đổi của đạo hiếu chịu tác động của nhiều nhân tố: kinh tế, chính
trị, văn hóa, xã hội, các nhân tố này tác động nhất định đến sự biến đổi theo những
xu hướng khác nhau (tích cực, tiêu cực). Vì thế, ở Việt Nam hiện nay, việc phát triển
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội
77
chủ nghĩa cùng với xây dựng nền văn hóa mới và con người mới là một yêu cầu tất yếu
tạo cơ sở nền tảng cho sự biến đổi của đạo hiếu theo xu hướng tiến bộ.
Kết luận chương 2
Đạo hiếu là một giá trị đạo đức tốt đẹp của con người Việt Nam nói riêng và nhân
loại nói chung. Là một phạm trù đạo đức học, đạo hiếu được hình thành trên cơ sở tồn
tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định. Đạo hiếu
ở Việt Nam được hình thành trên cơ sở nền kinh tế, văn hóa bản địa, bên cạnh đó, với
vị trí địa lý đặc biệt, nằm ở nơi giao thoa với các luồng tư tưởng, văn hóa lớn của thế
giới, đạo hiếu Việt Nam còn chịu ảnh hưởng của các tư tưởng văn hóa khác nhau, đặc
biệt là tư tưởng của đạo hiếu trong Nho giáo, Phật giáo và Thiên chúa giáo. Các tư
tưởng này được truyền bá vào Việt Nam bằng những con đường khác nhau với những
mục đích khác nhau, nhưng khi giao thoa với truyền thống hiếu đạo của văn hóa Việt
Nam nó đã hòa quyện và góp phần làm phong phú, sâu sắc thêm nội dung đạo hiếu ở
Việt Nam. Đạo hiếu Việt Nam được nghiên cứu ở nhiều chiều cạnh với nội dung rất
phong phú, song xuyên suốt và cốt lõi nhất vẫn là ba nội dung: chăm sóc, nuôi dưỡng
cha mẹ với lòng kính thuận; tôn kính, vâng lời cha mẹ, nỗ lực học tập, rèn luyện, gìn
giữ gia phong, hoàn thiện bản thân làm rạng danh gia đình, dòng họ; lo tang ma chu
đáo, thờ cúng và chăm sóc mộ phần khi cha mẹ qua đời. Bất kỳ ở thời đại nào, đạo
hiếu cũng luôn được coi trọng và khẳng định vai trò của mình đối với việc hoàn thiện
đạo đức cá nhân, xây dựng đạo đức gia đình và củng cố đạo đức xã hội.
Đạo hiếu là một phạm trù không nhất thành bất biến mà vận động, biến đổi
không ngừng cùng với sự biến đổi của đời sống xã hội. Nghiên cứu sự biến đổi của đạo
hiếu ở Việt Nam, chúng ta có thể nhận thấy một số đặc trưng cơ bản, đó là: sự biến đổi
nội dung của đạo hiếu tuân theo sự biến đổi của tồn tại xã hội; sự biến đổi đạo hiếu tuân
theo quy luật kế thừa trong sự phát triển của đạo đức; sự biến đổi đạo hiếu tuân theo
quy luật tiến bộ đạo đức trong lịch sử; sự biến đổi của đạo hiếu phụ thuộc vào nội dung
các chuẩn mực và gắn liền với hoạt động của con người. Nếu đánh giá một cách khách
78
quan thì sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay vẫn vẫn không làm thay đổi bản
chất đạo hiếu truyền thống mà chỉ là sự biến đổi tiệm tiến chứ không phải là sự biến đổi
mang tính cách mạng. Điều đó phản ánh đúng tính kế thừa, tính lạc hậu của ý thức xã
hội so với tồn tại xã hội, đồng thời cũng phán ánh đúng tính chất “quá độ” của xã hội
Việt Nam hiện nay.
79
CHƯƠNG 3
SỰ BIẾN ĐỔI CỦA ĐẠO HIẾU Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN
Công cuộc đổi mới đất nước (từ năm 1986) là một dấu mốc đánh dấu sự biến đổi
của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay. Khi mọi mặt của đời sống xã hội được thay đổi một
cách căn bản, toàn diện thì các lĩnh vực của đời sống tinh thần cũng ngay lập tức hoặc
từng bước biến đổi theo. Trong lĩnh vực đạo đức, dưới tác động của nền kinh tế thị
trường trong thời kỳ hội nhập quốc tế, cùng với sự tác động của Nhà nước và pháp luật,
đạo đức nói chung trong đó có đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay đang có sự biến đổi
mạnh mẽ theo cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực. Trong chương này, tác giả sẽ đi
sâu làm rõ sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay trên cả hai chiều hướng tích
cực và tiêu cực đồng thời chỉ ra nguyên nhân của sự biến đổi đó.
3.1. Thực trạng biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay
3.1.1. Sự biến đổi của đạo hiếu theo chiều hướng tích cực
Trong gia đình Việt Nam, hiếu luôn được coi là “nết đầu trong trăm nết”, là giá trị
hàng đầu của đạo làm người. Bất kỳ thời đại nào, người con có hiếu luôn được xã hội
tôn vinh, coi trọng; người con bất hiếu thì bị xã hội lên án, trừng phạt. Vậy nên, theo
thời gian, nhiều truyền thống, tư tưởng bị mất đi nhưng đạo hiếu vẫn là một giá trị đạo
đức cốt lõi trong mọi gia đình. Hơn nữa, dưới tác động của tồn tại xã hội, đạo hiếu ở
Việt Nam hiện nay đang có những biến đổi theo chiều hướng tích cực.
Thứ nhất, việc chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ được con cái nhận thức và thực
hiện ngày càng chu đáo với cách thức phong phú, đa dạng; không còn cứng nhắc, giáo
điều như trong xã hội Việt Nam truyền thống.
Chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ là yêu cầu đầu tiên và không thể thiếu của đạo
làm con. Từ ngàn xưa cho tới nay có lẽ vẫn vậy, có khác chăng chỉ là vấn đề này được
nhận thức và thực hiện như thế nào mà thôi.
80
Xuất phát từ công lao trời biển và tình thương bao la của cha mẹ dành cho con cái
nên ở bất kỳ thời đại nào, con cái cũng ghi lòng, tạc dạ công ơn của mẹ cha và luôn tự
nguyện, hết lòng để báo đáp công ơn trời biển ấy. Trong việc chăm sóc, phụng dưỡng
cha mẹ, đạo hiếu Việt Nam yêu cầu con cái phải thăm hỏi, chu cấp cho cha mẹ cái ăn,
cái mặc và chỗ ở tốt nhất, trong khả năng của con cái, đặc biệt là khi cha mẹ già cả, ốm
đau bệnh tật và không có khả năng lao động. Con cái chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ
phải bằng tấm lòng kính thuận, đó là đạo lý, là yêu cầu đầu tiên của việc thực hiện đạo
hiếu ở Việt Nam.
Trong xã hội Việt Nam truyền thống, với nền sản xuất nông nghiệp, ba bốn thế
hệ cùng chung sống trong một gia đình, thì việc chăm sóc, phụng dưỡng ông bà, cha
mẹ được thực hiện bởi chính con cháu trong gia đình. Đạo hiếu truyền thống yêu cầu
con cái phải thường xuyên cận kề, “cơm bưng nước rót”, “sớm thăm, tối viếng” vấn an
và đáp ứng nhu cầu trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của cha mẹ. Trong một xã
hội kinh tế còn nghèo, cuộc sống còn khó khăn thì việc chăm sóc, phụng dưỡng cha
mẹ chỉ dừng lại ở việc con cái chu cấp cho cha mẹ miếng ăn, thức mặc để cha mẹ khỏi
khổ sở, đói rét; nếu giàu có cũng chỉ là “giã gạo cho trắng mà nuôi mẹ già” mà thôi.
Khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới, việc chuyển đổi từ nền kinh tập trung
quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường đã tạo ra một lượng hàng hóa vô cùng
phong phú, đáp ứng nhu cầu nâng cao đời sống vật chất, tinh thần nói chung và việc
chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ nói riêng. Cùng với đó, hội nhập quốc tế và xu thế
toàn cầu hóa cũng đã và đang tạo điều kiện cho chúng ta tiếp cận với các nền văn hóa
và tư tưởng mới trên thế giới. Sự biến đổi của gia đình về quy mô, cấu trúc, chức năng;
sự ra đời các chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan tới vấn đề gia đình... đang
tạo ra những điều kiện cho đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay có những biến đổi tích cực so
với đạo hiếu trong xã hội Việt Nam truyền thống. Trong điều kiện hiện nay, nhiều gia
đình, con cái có thể đáp ứng mọi nhu cầu không chỉ về đời sống vật chất mà cả về đời
sống tinh thần, tâm linh cho cha mẹ. Khi kinh tế khá giả, con cái không chỉ chu cấp cho
81
cha mẹ ăn no, mặc ấm mà còn tổ chức cho cha mẹ đi du lịch, vui chơi an hưởng tuổi
già. Khi kinh tế khá giả, con cái cũng tạo cơ hội cho cha mẹ được thụ hưởng những
thành quả của cuộc cách mạng khoa học công nghệ. Giờ đây công việc “quạt nồng, ấp
lạnh” đã được các phương tiện máy móc hỗ trợ và thay thế. Việc chăm sóc cha mẹ
cũng không còn lệ thuộc vào lực lượng duy nhất là con cháu trong gia đình.
Thực tế hiện nay, xã hội đang có nhiều biến đổi, do công việc, con cái phải đi làm
cả ngày, đi làm xa, thậm chí là lập nghiệp ở nơi rất xa nên không thể ở bên chăm sóc
cha mẹ thường xuyên. Việc con cái bỏ ra một khoản tiền để thuê người giúp việc hoặc
gửi cha mẹ vào viện dưỡng lão, mặc dù còn nhiều tranh cãi nhưng cũng đang được xã
hội nhìn nhận và coi đó là một hành vi hợp đạo lý của một người con có hiếu. Gần đây,
trên các diễn đàn hoặc các trang mạng xã hội xuất hiện những cuộc trao đổi, tranh luận
về vấn đề “có nên đưa cha mẹ già vào viện dưỡng lão hay không?”. Mặc dù vẫn còn
nhiều ý kiến trái chiều, thậm chí có người cho rằng lựa chọn này là bất hiếu, là đi
ngược lại truyền thống bảo bọc, yêu thương của người Việt Nam. Nhưng đa số các ý
kiến đều cho rằng, trong xã hội hiện nay, quan niệm này cần được thay đổi và nên nhìn
nhận nó một cách khoa học, nhân văn hơn. Trong điều kiện già hóa dân số ở Việt Nam
hiện nay, cuộc sống hiện đại có nhiều áp lực, thiếu thời gian,... một số chuyên gia xã
hội, tâm lý học cho rằng việc bỏ tiền đưa cha mẹ vào viện dưỡng lão để họ hưởng một
dịch vụ tốt, có điều kiện chăm sóc sức khỏe, khác với chối bỏ trách nhiệm. Thậm chí,
có quan điểm còn cho rằng, đưa cha mẹ vào viện dưỡng lão chính là thương cha mẹ,
hơn nữa đó còn là cách “báo hiếu văn minh”. Bởi lẽ, ở viện dưỡng lão, cha mẹ có môi
trường, có không gian, có bạn bè tâm giao, trò chuyện. Ở đó, có đội ngũ điều dưỡng, y
tá, bác sĩ có chuyên môn chăm sóc sức khỏe cho cha mẹ. Nếu cha mẹ vào viện dưỡng
lão được chăm sóc, được quan tâm để sống vui, sống khỏe thì rõ ràng đó là một cách
báo hiếu. Về vấn đề này, tác giả Nguyễn Tài Thư cho rằng: “ngày trước 4, 5 thế hệ đều
ở chung một nhà, con cháu dễ phục vụ cha mẹ, ông bà, dễ có điều kiện báo hiếu, ngày
nay không có điều kiện như thế, nhà cửa chật hẹp, không đủ chỗ cho nhiều thế hệ cùng
82
ở chung, khiến cha mẹ, ông bà có khi phải gửi đến nhà dưỡng lão hoặc do con cháu
bận đi làm mà lúc cha mẹ, ông bà ốm đau, bệnh tật nên phải nhờ người khác chăm
nom. Những việc làm đó của con cái phải được xem là bình thường, không thể coi là
bất hiếu” [134, tr.20].
Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, khi đời sống xã hội thay đổi thì những
chuẩn mực, yêu cầu của đạo hiếu cũng đã có những biến đổi nhất định. Việt Nam là
một quốc gia có nền kinh tế đang phát triển lại chịu ảnh hưởng nặng nề của tư
tưởng Nho giáo nên đa phần cha mẹ khi về già vẫn sống cùng con cháu và được
con cháu chăm sóc, phụng dưỡng tại nhà. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, trách
nhiệm quan tâm, chăm sóc cha mẹ đã có những thay đổi nhất định. Nếu như trong
xã hội Việt Nam truyền thống, trách nhiệm chăm sóc cha mẹ đặt nặng lên vai người
con trai, nhất là con trai trưởng thì trong xã hội hiện nay điều đó không còn quá
nặng nề. Cha mẹ có thể lựa chọn sống với một người con trai, con gái bất kỳ hoặc ở
riêng không sống cùng con cái.
Như vậy, khi điều kiện kinh tế - xã hội thay đổi thì những chuẩn mực và yêu cầu
của đạo hiếu trong việc chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ cũng đã có những biến đổi
nhất định. Nhìn từ chiều hướng tích cực, về cơ bản, yêu cầu của đạo hiếu trong việc
chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ không còn quá cầu kỳ, khắt khe, câu nệ như trong xã
hội Việt Nam truyền thống. Cách thức chăm sóc, phụng dưỡng cũng đa dạng, phong
phú hơn nhằm đạt được mục đích cuối cùng là cha mẹ được vui vẻ, an hưởng tuổi già
dưới sự yêu thương, kính trọng của con cái.
Xã hội phát triển, đi liền với nó là quá trình già hóa dân số. Việc già hóa dân số là
thành quả của sự phát triển kinh tế - xã hội, mà trực tiếp là kết quả của sự chăm sóc chu
đáo về mặt sức khỏe con người của toàn xã hội và của các thành viên trong mỗi gia
đình. Trong xã hội trước kia, “nhà nào có cha mẹ già đến bảy tám mươi tuổi...thì làm lễ
mừng thọ cha mẹ” [7, tr.26]. Việc tổ chức mừng thọ thường được tổ chức với những
83
nghi lễ rất cầu kỳ, rườm rà “con cháu lễ bái xong, ăn mừng ăn rỡ...có nhà ăn hai ba
ngày, có nhà ăn đến năm bảy ngày” [7, tr.26].
Ngày nay, kế thừa truyền thống “trọng lão”, trong gia đình, khi cha mẹ được 70
tuổi trở lên, con cháu dù giàu hay nghèo thường coi đó là phúc ấm của gia đình và
hãnh diện, tự hào tổ chức mừng thọ cho cha mẹ. Việc tổ chức mừng thọ cho cha mẹ
ngày nay không còn cầu kỳ, lễ nghi như trong xã hội truyền thống. Thường vào mùa
xuân, chính quyền và Hội người cao tuổi địa phương sẽ chọn một ngày cụ thể để tổ
chức mừng thọ và tặng quà cho những người cao tuổi. Sau đó, tùy từng gia đình, con
cháu có thể lựa chọn ngày hôm đó hoặc một ngày khác, mời anh em, họ hàng, bạn bè
thân hữu đến nhà tổ chức tiệc mặn mừng thọ cho cha mẹ. Tiệc mừng thường chỉ gói
gọn trong một ngày, là dịp để con cháu chúc tụng ông bà, cha mẹ mạnh khỏe, sống lâu
để vui vầy bên con cháu. Có thể nói, mừng thọ cha mẹ “cũng là một việc để tỏ cái lòng
yêu kính cha mẹ là việc rất hay có lẽ hơn là làm giỗ ngày húy nhật” [7, tr.26].
Ở Việt Nam hiện nay, có những vùng miền còn lưu giữ những tập tục rất ý nghĩa
bày tỏ lòng hiếu thảo của con cháu đối với ông bà, cha mẹ. Chẳng hạn, tập tục của
người Nguồn ở Minh Hóa, Quảng Bình. Hàng năm, cứ vào giữa tháng 11 âm lịch cho
đến khoảng 25 tháng Chạp, con cháu nơi đây lại rộn ràng với Tết báo hiếu, người
Nguồn gọi là “Pơng cộ Tết” hay tục “giỗ sống” để tỏ lòng hiếu thảo của con cháu đối
với bậc sinh thành. Vào những ngày này, mỗi người con khi đã có gia đình riêng đều
nấu một mâm cơm với những món ăn truyền thống và những món mà cha mẹ thích ăn
nhất để dâng lên cha mẹ. Ngày nay, bữa cơm báo hiếu thường được các con làm chung
một lần. “Bữa cơm được dọn ra, các con, các cháu lần lượt dành những lời cầu chúc
cho bố mẹ, ông bà sống lâu trăm tuổi để hưởng phúc vui cùng con cháu. Nếu có ai
phạm phải những điều làm ông bà, cha mẹ buồn trong năm qua thì đây cũng là dịp nói
lời sám hối. Đáp lại tình cảm của con cái, bậc sinh thành sẽ dặn dò, cầu chúc con cháu
những điều tốt đẹp nhất” [159]. Thiết nghĩ, nên chăng, tục “giỗ sống” này nên được
nhân rộng trong mọi gia đình, dòng tộc để nhắc nhở con cháu trong việc báo đáp công
84
ơn ông bà, cha mẹ khi họ còn tại thế. Trong bối cảnh già hóa dân số hiện nay, tục “giỗ
sống” hay tổ chức mừng thọ cho ông bà, cha mẹ cũng là một cách thể hiện lòng hiếu
thảo của con cháu, đồng thời cũng là một dịp nhắc nhở con cháu phải quan tâm hơn
nữa tới ông bà cha mẹ, bởi người già tuổi càng cao sức càng yếu, mẹ già như chuối
chín cây, như ngọn đèn trước gió, có thể rụng xuống, vụt tắt bất cứ lúc nào, nếu hôm
nay con không quan tâm, chăm sóc thì sau này khi cha mẹ mất đi rồi, có muốn cũng
đâu còn được chăm sóc nữa.
Trong gia đình Việt Nam hiện nay, dù giàu hay nghèo, theo tôn giáo hay không
theo tôn giáo, dù là gia đình hạt nhân quy mô nhỏ hay gia đình thân tộc đa thế hệ thì
hiếu thảo với mẹ cha vẫn là đạo lý được xem trọng. Khi xã hội phát triển, kinh tế gia
đình ngày càng được nâng cao đã và đang tạo điều kiện cho con cái thực hiện ngày
càng tốt hơn việc chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ. Mặc dù nội dung và hình thức báo
hiếu đã và đang có những thay đổi, đôi chỗ còn chưa thích ứng hoàn toàn với tâm lý,
truyền thống, tập quán thói quen của người dân Việt Nam, song ta vẫn có thể khẳng
định rằng việc chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ hiện nay đang được con cái nhận thức
và thực hiện chu đáo bằng những cách thức phong phú; những hủ tục rườm rà, lạc hậu
đang từng bước được hạn chế trong đời sống hiếu đạo Việt Nam.
Thứ hai, thái độ tôn kính, vâng lời cha mẹ, sự nỗ lực học tập, rèn luyện, vượt qua
khó khăn để làm vui lòng, rạng danh cha mẹ vẫn là một nét đẹp nổi trội, ngày càng
được bổ sung và phát triển trong việc thực hiện đạo hiếu của người Việt Nam hiện nay.
Trong quan niệm của người Việt Nam, hiếu với cha mẹ không chỉ là nuôi dưỡng
được cha mẹ. Người con có hiếu còn phải biết đem đến cho cha mẹ niềm vui, niềm tự
hào trong cuộc sống. Điều làm cho cha mẹ vui nhất, tự hào nhất có lẽ chính là sự ngoan
ngoãn và thành đạt của con cái. Người con ngoan ngoãn sẽ luôn tôn kính và vâng lời
cha mẹ. Trong đạo hiếu truyền thống, tôn kính, vâng lời cha mẹ là tuân theo sự sắp đặt
của cha mẹ, “cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy”, con làm trái lời cha mẹ dạy là con bất
hiếu. Trong mọi vấn đề, cha mẹ có quyền uy tuyệt đối với con cái, con cái có bổn phận
85
phục tùng cha mẹ. Nếu có muốn “thưa lại” thì phải lựa lời, lựa lúc và cuối cùng nếu
cha mẹ đã quyết thì nhất nhất phải tuân theo.
Trong đạo hiếu Việt Nam hiện nay, yêu cầu con cái tôn kính, vâng lời cha mẹ
không còn quá cứng nhắc và hà khắc như vậy nữa. Do xã hội đề cao yếu tố dân chủ,
bình đẳng nên trong gia đình hiện nay, quyền dân chủ giữa con cái với cha mẹ cũng
được tôn trọng. Ở nhiều gia đình, cha mẹ đã chú ý lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của
con cái, chia sẻ với con cái niềm vui, nỗi buồn, đặc biệt còn trao quyền cho con cái
trong việc lựa chọn nghề nghiệp, bạn bè và cả việc quyết định lựa chọn bạn đời. Trong
xã hội truyền thống, quyền quyết định hôn nhân của con cái thuộc về cha mẹ thì trong
xã hội ngày nay, đa phần con cái tự quyết định hôn nhân của mình. Theo kết quả điều
tra gia đình Việt Nam 2006, “quyền quyết định tuyệt đối của cha mẹ đối với hôn nhân
của con cái trong xã hội Việt Nam truyền thống đã giảm đáng kể dưới tác động của
những biến đổi kinh tế xã hội. 28.5% số người từ 61 tuổi trở lên cho biết cuộc hôn nhân
của họ là do cha mẹ quyết định hoàn toàn so với 7.3% người trong độ tuổi từ 18 - 60
Trong thời kỳ đổi mới, xu hướng phổ biến là cha mẹ và con cái cùng tham gia quyết
định hôn nhân của con mà cụ thể là con cái quyết định có hỏi ý kiến bố mẹ (70.8% đối
với cuộc hôn nhân hiện tại của cặp vợ chồng từ 18 - 60 tuổi)” [12, tr.24]. Như vậy, đa
số con cái trong xã hội hiện nay tự quyết định hôn nhân của mình. Việc con cái hỏi ý
kiến cha mẹ trong hôn nhân chủ yếu mang ý nghĩa tham khảo và thể hiện sự tôn kính
của con cái chứ không phải để cha mẹ can thiệp, quyết định. Cha mẹ là người trải việc
đời và có nhiều kinh nghiệm sống; cha mẹ luôn yêu thương và muốn mang đến cho
con những điều tốt nhất nên thường dành những lời khuyên hữu ích cho con. Việc con
cái tham khảo và nghe theo ý kiến của cha mẹ để có những quyết định trong cuộc sống
của mình vừa là thể hiện sự tôn kính đối với cha mẹ, vừa là một sự vâng lời khôn
ngoan của con cái.
Trong gia đình, con cái vâng lời cha mẹ, nỗ lực học tập, rèn luyện làm rạng danh
gia đình, dòng họ cũng là một cách để báo hiếu cha mẹ. Người Việt Nam xưa thường
86
lấy ý thức rèn luyện, tu thân làm rạng danh gia đình, dòng họ là một tiêu chuẩn để báo
hiếu, hơn nữa việc đỗ đạt khoa bảng còn là biểu hiện của đại hiếu đối với ông bà, cha
mẹ. “Học cũng là một cách đáp ơn cha mẹ, vì cha mẹ nào cũng muốn cho con cái
mình tinh thông, tài giỏi. Nếu ta biếng nhác bỏ học, ta dốt nát cũng có nghĩa là ta đã
phụ lòng mong mỏi của cha mẹ. Và như vậy ta chính là kẻ mang tội bất hiếu” [49,
tr.80]. Vì thế mỗi người con, nhất là những người con trai phải “quyết chí tu thân”, nỗ
lực học tập rèn luyện, lập thân, lập nghiệp làm rạng danh gia đình, dòng họ. Đó cũng là
một cách để báo hiếu cha mẹ.
Ngày nay, xã hội càng phát triển con người ta càng phải nỗ lực học tập, trang bị
cho mình tri thức để khỏi bị tụt lại phía sau. Vốn là một xã hội coi trọng việc học, nên
thời đại nào cha mẹ cũng chăm chút việc học cho con. Nhà nghèo đến mấy cha mẹ
cũng cố gắng chắt chiu, lo cho con ăn học. Đáp lại sự lo lắng và công lao của cha mẹ,
hầu hết con cái đều nỗ lực để đạt được những thành tích cao trong học tập. Hàng năm,
trong các kỳ thi tuyển sinh vào các trường đại học, không ít con em dù gia đình khó
khăn vẫn đỗ đại học với điểm số rất cao. Trong số những thủ khoa của các trường đại
học trong cả nước được xướng tên ở các đợt vinh danh, nhiều em là con em của những
gia đình có hoàn cảnh khó khăn nhưng đã nỗ lực học tập, vượt qua khó khăn để vươn
lên trong cuộc sống. Thành tích ấy chính là món quà lớn nhất dành tặng cha mẹ, khiến
cha mẹ quên đi mọi khó khăn, vất vả và tự hào về con. Đó cũng chính là sự báo hiếu
thiết thực nhất mà cha mẹ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_su_bien_doi_cua_dao_hieu_o_viet_nam_hien_nay.pdf