Luận án Sự chuyển biến của một số tác giả thơ mới trong thơ ca cách mạng

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN . 3

MỤC LỤC . 4

MỞ ĐẦU. 5

1. Tính cần thiết và mục đích, ý nghĩa của đề tài: .5

2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tư liệu:.5

3. Lịch sử vấn đề: .7

4. Phương pháp nghiên cứu:.22

5. Đóng góp của luận án:.23

6. Cấu trúc của luận án:.23

CHƯƠNG 1: SỰ CHUYỂN BIẾN VỀ QUAN NIỆM SÁNG TÁC. 24

1.1. Quan niệm sáng tác của các nhà thơ mới trước năm 1945: .24

1.2. Quan niệm sáng tác của các nhà thơ mới trong thơ ca cách mạng Việt Nam từ

sau 1945: .30

CHƯƠNG 2: SỰ CHUYỂN BIẾN VỀ CẢM HỨNG SÁNG TÁC . 43

2.1. Quan niệm về cảm hứng: .43

2.2. Sự chuyển biến về cảm hứng sáng tác trong thơ các nhà thơ mới từ sau 1945:.44

2.2.1. Sự chuyển biến từ cảm hứng về cái tôi cá nhân đến cảm hứng công dân: .44

2.2.2. Sự chuyển biến cảm hứng từ tình yêu riêng tư đến cảm hứng về tình yêu gắn với

cộng đồng dân tộc:.68

CHƯƠNG 3. SỰ CHUYỂN BIẾN VỀ GIỌNG ĐIỆU, HÌNH ẢNH VÀ NGÔN

NGỮ THƠ . 81

3.1. Sự chuyển biến về giọng điệu: .81

3.1.1. Quan niệm về giọng điệu:.81

3.1.2. Sự chuyển biến giọng điệu trong thơ các tác giả:.82

3.2. Sự chuyển biến về hình ảnh thơ:.93

3.2.1. Quan niệm về hình ảnh thơ:.93

3.2.2. Sự chuyển biến về hình ảnh thơ trong thơ các tác giả:.95

3.3. Sự chuyển biến về phương diện ngôn ngữ: .106

3.3.1.Quan niệm về ngôn ngữ văn học, ngôn ngữ thơ ca: .106

3.3.2. Sự chuyển biến về ngôn ngữ thơ trong thơ các nhà thơ mới:.108

KẾT LUẬN . 134

TƯ LIỆU THAM KHẢO. 139

pdf157 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 573 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Sự chuyển biến của một số tác giả thơ mới trong thơ ca cách mạng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g có nhiều quan niệm về tình yêu, dẫn đến nhiều cảm hứng vô cùng phong phú. Trong thế giới nghệ thuật thơ tình của Xuân Diệu trước 1945, có một vấn đề cần được khẳng định: Tình yêu trong thơ ông suy cho cùng là một loại tình yêu không thôi muốn gắn bó với cuộc đời, với lòng yêu cuộc sống. Dĩ nhiên cũng phải thấy cái vồ vập, thậm chí mang màu sắc “nhục cảm” trong một số bài thơ của ông, nhưng cái bao trùm vẫn là tình yêu đời, lòng khát khao giao cảm với cuộc đời trước mặt. Đọc Thơ Thơ rồi đọc Gởi Hương cho gió ta thấy tình yêu lứa đôi dù đi từ lãng mạn, trong sáng, mộng mơ đến khổ đau, oan trái, nhưng vẫn luôn hiện lên một tâm hồn yêu sự sống. Chính nguồn cảm hứng lớn này đã trở thành chỗ dựa tự thân cho tâm tình ông mỗi khi ông nếm trải xót xa, mất mát và cũng giúp ông tìm lại sự thăng bằng để tiếp tục phát triển hồn thơ mình từ sau tháng tám 1945. Từ những năm đầu cách mạng, Xuân Diệu đã viết: “Vâng, anh sẽ yêu em mãi mãi” (Mãi mãi), “Vì đang sống, tôi vẫn còn sống nữa - Vì còn yêu tôi lại muốn yêu thêm” (Trở về- 1948), nghĩa là ông vẫn nối liền mạch cảm hứng yêu đương, yêu đời của mình, dù tình yêu về sau này có khác đi cũng là điều dễ hiểu. 70 Đọc thơ tình Xuân Diệu trước 1945, ta thấy dù có khá nhiều cảm hứng, nhiều cung bậc tình cảm khác nhau, nhưng nổi bật nhất vẫn là cái cô đơn đến xao xác của nhà thơ. Cái cô đơn, của ông không phải là thiếu quan hệ người như kiểu Tản Đà “suông rượu, suông tình, bạn cũng suông”, mà đúng như Hoàng Như Mai nói, với Xuân Diệu thì dù có người, có cảnh, nhưng có chút gì xa cách về không gian, thời gian... thì nhà thơ vẫn cứ là hòn đảo cô đơn [124; 120 - 121]. Nói như vậy, ta lại hiểu thêm ý thơ “Hãy sát đôi đầu! Hãy kề đôi ngực! - Hãy trộn nhau đôi mái tóc ngắn dài!” là một quan niệm yêu đương của ông. Nhưng buồn thay, càng yêu cầu xóa những không gian cách chia con người thì Xuân Diệu lại càng cô đơn! Xuân Diệu nghiệm ra: “Dù tin tưởng: chung một đời, một mộng - Em là em, anh vẫn cứ là anh” (Xa cách). Đến sau cách mạng, cái cô đơn ấy, cái không hiểu được tình yêu ấy đã mất dần đi và được bù đắp bằng cái gần gũi trong yêu thương, nhất là cái hiểu nhau: “Chuyện trước ta chưa kể một lời - Mà anh đã hiểu tận sâu khơi - Vai anh khi để đầu em tựa - Cân cả buồn vui của một đời” (Tình yêu san sẻ). Ngày xưa, khi chỉ có hai người “lặng lẽ bước trong thơ - Lạc giữa niềm êm chẳng bến bờ” mà ông vẫn thấy “chẳng bớt bơ vơ” (Trăng). Gòn ngày nay, ông cảm thấy hạnh phúc riêng tư đang sống giữa bao người và dẫu có cái hữu hạn của một tình yêu thì cũng muốn hát ca niềm sung sướng cho bay đến vạn thời gian: “Nhưng từ may mắn yêu nhau - Trái tim gắn với dài lâu triệu người” – “Dầu rằng hữu hạn đôi ta - Yêu đương một thuở thành ca muôn đời” (Tình yêu muốn hóa vô biên). Nói thơ Xuân Diệu trước 1945 có “nỗi ám ảnh thời gian” [193; 51 - 55] là đúng, vì ông rất sợ đời người, tuổi trẻ và tình yêu qua nhanh với thời gian. Còn giờ đây, thời gian được cảm nhận thật gần và hạnh phúc yêu thương rồi sẽ về trong thời gian mong ước với bao chăm sóc đợi chờ: “Nguyện anh là tất cả năm canh” (Nguyện), “Áo em ngày nhớ đêm thương - Áo em chín nắng mười thương anh chờ” (Áo em). Các bài thơ Đứng chờ em, Trái tim em thức đập. . . cũng có những tình cảm gần gũi như vậy. Ngày trước yêu đương, Xuân Diệu “Vội vàng”, Giục giã”, nhưng ngày nay, có khi chỉ cần người yêu nói “ríu rít ở sau xe”, ông cũng thấy “Đời vui khi có được em kề” (Giọng nói). Đòi hỏi yêu thương giờ đây có thêm chọn lựa mới và mang tính tinh thần hơn: “Mắt em một vừng yêu mến - Thắt anh trong lưới êm đềm” (Hôn cái nhìn). Các bài thơ Chén nước, Biết tạc đâu ra hình của em, Em làm bếp cũng nghiêng về tính tinh thần như thế. Đối với Xuân Diệu, trường cảm xúc tình yêu luôn có sự hòa hợp với thiên nhiên, sự sống, tuổi trẻ. Ông quan niệm “phong cảnh cũng là người” (Xuân rụng). Ông muốn sống 71 toàn thân, thức nhọn giác quan và các giác quan ấy luôn tương ứng, hòa hợp. Do vậy, ông đã dùng một câu thơ của Baudelaire làm đề từ cho bài thơ Huyền Diệu của mình (Les parfums, les couleurs et les sons se réponđent - Những mùi hương, những màu sắc và âm thanh tương ứng với nhau). Qua khảo sát thấy sự sống thiên nhiên, tình yêu, tuổi trẻ luôn đồng hiện trong rất nhiều bài thơ của Xuân Diệu. Đến sau cách mạng, quan niệm này vẫn được ông sử dụng, có bớt đi về tỉ lệ, độ phong phú như qua bài thơ: Mùa thu vàng sáng, Đêm trăng đường Láng, Chớm sang vị hè, Nhớ mãi như in, nhất là bài Biển. Nhưng, như vậy thì khó nói đó là sự chuyển biến. Riêng quan niệm song phương, cần có đôi, gọi đôi [75; 320 - 321] từng xuất hiện trong thơ ông trước kia với tính chất lãng mạn, mộng tưởng, xa cách thì ngày nay đã chuyển dần sang tính cụ thể, gần gũi và hiện thực. Các bài thơ: Hoa Ngọc Trâm, Một ngã ba, Trách em, Trên đèo Pha Đin, Kỷ niệm... góp phần cho thấy điều ấy. Yêu thương là thuộc tính của con người. Còn thuộc tính của yêu thương thì Xuân Diệu nói: “Uống xong lại khát là tình - Gặp rồi lại nhớ là mình của ta” (Uống xong lại khát). Cho đến cuối đời ông vẫn thống nhất với mình: “Trong hơi thở chót dâng trời đất - Cũng vẫn si tình đến ngất ngư”. Từ những chuyển biến về cảm hứng tình yêu trong thơ ông trên đây, có thể rút ra mấy nhận xét chính: Tình yêu trong thơ ông sau cách mạng vẫn say đắm, nồng nàn, trẻ trung và tinh tế. Điều đáng nói là cảm hứng này được diễn ra trong tất cả sự thuần nhất và bình tâm, chứ không phải ẩn hiện cái bất an, phấp phỗng âu lo như thuở trước. Điều nổi bật hơn cả là sự chuyển biến ấy đi theo hướng gắn bó với “dài lâu triệu người”, với cuộc đời chung của nhân dân, đất nước: Tiêu đề tập thơ Riêng Chung của ông cũng mang hàm nghĩa đó. Trong tính cụ thể của cảm hứng, Hà Minh Đức có nói tính chất sôi nổi có bớt đi, nhưng tình cảm được kết hợp thêm với lý trí, với sự chiêm nghiệm bản thân nên thơ tình Xuân Diệu có thêm phẩm chất mới [44; 412]. Mã Giang Lân cũng cho rằng “cái suối tình trong anh vẫn dạt đào tuôn chảy trên nền tư tưởng mới, tình yêu lứa đôi hòa cùng niềm vui, lo toan của xã hội, có ý thức trước cuộc đấu tranh của dân tộc” [104; 161]. Với sự chuyển biến tích cực như đã nói, thơ tình sau cách mạng của Xuân Diệu vẫn là sự nối liền với thơ tình của ông trước kia. Chế Lan Viên nói trước kia ông “quản lý những tháp đổ, những nấm mồ, còn nhường địa hạt tình yêu cho anh Lưu Trọng Lư, cho anh Xuân Diệu. Nhưng theo Đảng là trở lại với đời, với nhân dân, với sự sống, không đến với tình yêu sao được” [216; 309 - 310]. Đúng, 72 Chế Lan Viên không có thơ tình yêu đôi lứa trước 1945. Trong sự xác định trên, ông gọi là “nhường”, nghĩa là vẫn có thể có thơ tình, nhưng trong Điêu tàn, ông đã tập trung cho một cảm hứng rất đặc biệt. Còn khi nhà thơ đi theo cách mạng thì cũng như ông nói “không đến với tình yêu sao được”. Điều ưu trội hơn cả là cảm hứng tình yêu trong thơ Chế Lan Viên phần lớn luôn gắn với những vấn đề sống còn của nhân dân, đất nước. Ông cũng có một số bài thơ mang cảm hứng trữ tình về tình riêng một cách thuần túy, nhưng ngay trong hạnh phúc đời tư như vậy vẫn cứ là niềm hạnh phúc được sinh sôi từ chế độ xã hội tốt đẹp của chúng ta. Đọc Tiếng hát con tàu, ta thấy tình yêu riêng tư được hòa nhập vào tình cảm chung của cộng đồng dân tộc. Đó là trong khi nói say mê về tình nghĩa tri ân đối với nhân dân, đất nước, Chế Lan Viên bỗng trữ tình riêng tư nhưng cũng là cho những đôi lứa đang yêu nhau: Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng Như xuân đến chim rừng lông trở biếc Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương. (Tiếng hát con tàu) Mỗi khi nói về tình yêu trong nỗi nhớ, người ta thường mường tượng đến người thân yêu qua những hình ảnh cụ thể trong đời. Hình ảnh thơ ở đây lại không gợi những điều cụ thể của quan hệ yêu đương mà được so sánh thật rực rỡ, tân kỳ, làm tình yêu đẹp một cách thanh sang và giàu tính tinh thần. Bài thơ đang nói về tình cảm đối với mảnh đất Tây Bắc xa xôi của tổ quốc, lại chuyển sang nói nỗi nhớ tình yêu, ngỡ như đi xa, nhưng đúng như Trần Đăng Xuyên nói “Mạch thơ tưởng như đột ngột rẽ sang một hướng khác, nhưng kỳ thực là khơi sâu cái mạch suy nghĩ, triết luận” [230; 553] của tình cảm nhà thơ đối với nhân dân, đất nước. Chính việc khơi sâu thêm mạch suy nghĩ, triết luận này, cho thấy rằng tình cảm riêng tư luôn gắn liền với tình cảm chung của nhân dân, đất nước. Bài thơ Giữa tết trồng cây là phục vụ cho một chủ trương, mục đích cụ thể, nhưng qua đây, Chế Lan Viên cũng “ Dệt cây ta vào với tấm vui đời”, tự hiểu rằng “ Đôi ta lại hồi sinh trong tuổi họ”, nghĩa là sự sống và hạnh phúc của lứa đôi cần gắn với cuộc sống chung, được cuộc sống chung che 73 chở, chăm sóc. Tuy nhiên, nếu suy ngẫm rộng hơn, ta sẽ thấy bài thơ còn có nghĩa lý sâu xa. Chẳng hạn, trước kia Chế Lan Viên viết: “Tôi có chờ đâu, có đợi đâu - Đem chi xuân đến gợi thêm sầu? - Với tôi tất cả như vô nghĩa - Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau !”- (Xuân). Lúc bây giờ nhà thơ ở vào độ đương tuổi trẻ - tuổi của mùa xuân và niềm hy vọng, nhưng lại chán ghét mùa xuân, sức sống !. Còn ngày nay, nhờ đi theo cách mạng mà ông yêu thích mùa xuân, tham gia trồng cây mùa xuân để mang lại màu xanh, bóng mát cho cuộc đời. Ở đây cũng không phải chỉ đơn giản về nghĩa lý như vậy, mà vấn đề còn khái quát hơn như hàm nghĩa trong lời thơ: “Biến cái rụng rơi thành sự vun trồng”, tức là đem tình riêng xây đắp cuộc sống chung, là đi từ cái riêng đến cái chung, là tự giác giải quyết câu hỏi tu từ “Ta là ai ?” để tiến đến giải đáp câu hỏi “ Ta vì ai ?”. Do vậy, “Hành động trồng cây như một sự thức tỉnh, hơn thế nữa, một hành động quật khởi, tự vươn lên mình, vươn lên trên những đau khổ đã dìm mình trong “thung lũng đau thương” của quá khứ” [226; 557]. Không những gắn bó tình cảm riêng tư với tình cảm chung của dân tộc, mà Chế Lan Viên còn mang tình cảm riêng tư đi vào cuộc sống chiến đấu, tự động viên mình hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ (Nhờ em cởi hết thương đau). Bài thơ Hoa những ngày thường là sự nồng ấm của tình yêu như hoa hồng vẫn nở - một loài hoa vừa thực vừa hư nhưng đã “Rời chốn phòng riêng nho nhỏ - Theo anh lên tận chiến hào - Dập tắt muôn trùng lửa đạn - Láp bằng những hố bom sâu”. Như vậy tình yêu lứa đôi đã thực sự tìm thấy ý nghĩa và sức mạnh của mình khi được đồng hành cùng nhiệm vụ đối với tổ quốc và nhân dân. Bên cạnh phần cảm hứng tình riêng gắn bó với tình chung nói trên, Chế Lan Viên còn có những bài thơ tình thuần túy riêng tư như Mây của em, Rét đầu mùa nhớ người đi phía bể, Tập qua hàng, Tình ca ban mai. Dù là thơ tình thuần túy riêng tư, nhưng những bài thơ này vẫn là cảm hứng tình yêu được sinh sôi từ trong xã hội mới của chúng ta. Có thể chừng đó những bài thơ tình “của Chế Lan Viên là chưa được nhiều, nhưng bài nào cũng đích đáng. Thơ tình Huy Cận trong Lửa thiêng chỉ chiếm 36%, nhưng bài thơ nào cũng đều thể hiện tâm hồn yêu đương hoặc lãng mạn, trong sáng hoặc buồn sầu như được kết tinh từ ngàn xưa để lại. Cũng như trong thơ ông nói chung, trong thơ tình của ông nói riêng, ta thường gặp cảm hứng yêu đương; gắn bó, tương giao với thiên nhiên, vũ trụ. Đặc điểm này cũng còn neo giữ trong các nguồn cảm hứng về sau của ông, trong đó có thơ tình. Đọc lại Lửa thiêng, quả có sự xuất hiện dày đặc của nhiều không gian xa - gần khác nhau. Sự chan hòa và cũng là giăng mắc với nhiều không gian này vừa giúp cuộc đời “như núi đứng riêng 74 tây” (Mai sau) kia đỡ cô đơn, vừa phải tự ràng buộc với ngoại giới đang làm gãy đứt các mối quan hệ tình người. Những bài thơ tiểu biểu như Vạn lý tình, Đi giữa đường thơm, Em về nhà, Ngậm ngùi cho thấy điều đó. Đến sau cách mạng, thơ tình Huy Cận vẫn chiếm lĩnh không gian như một đối tượng thẩm mỹ, nhưng sự tái sinh, phát triển này khác về tính chất. Nếu trước kia, khí quyển chung của các không gian thơ là nỗi buồn sầu thì sau này đã chuyển biến sang những không gian tươi sáng, ấm áp tình người, tình đời. Ngày xưa, ông ru tình trong không gian u hoài với tiếng thùy dương, “cây dài bóng xế ngẩn ngơ” (Ngậm ngùi), còn ngày nay, ông tặng tình trong không gian “mát như sông-Trong veo chảy giữa hai hàng cây xanh” (Buổi sáng hôm nay). Không phải thơ tình Huy Cận trước kia không có niềm vui, nhưng nhìn chung, nỗi buồn sầu vẫn tràn lên hầu khắp. Xưa, ông thường “Chờ mong phương nọ ngóng phương này” (Vạn lý tình), nay tình lứa đôi trở nên gần gũi: “Em mộng điều chi, miệng thoảng cười”. Xưa, ông xót xa những bàn chân của người đẹp trên đường bị nhạt phai vì từng cơn gió (Dấu Chân trên đường), nay đôi bàn chân của người thân yêu luôn được ấp ủ trong tháng ngày rét mướt (Em đi xe tháng). Trước kia ông luôn gắn bó, giao tiếp với không gian, nhưng không phải lúc nào Huy Cận cũng tìm được sự tương hợp, ấm êm, mà nhiều khi ông “nghe nặng trái sầu rụng rơi” (Ngậm ngùi), nghe “Mỗi lúc trời đau gió thở dài” về những Dấu chân trên đường. Ngày nay, gắn bó, giao tiếp với không gian, ông tìm thấy sự tương hợp giữa tình yêu với các thiên hà trong vũ trụ: Ngoài kia sao vẫn từng đôi sáng Từng cặp nhân vàng trong trái đêm.... Bát ngát lòng anh giữa trái đời Hai ta đôi hạt giữa nghìn đôi (Anh viết bài thơ) Có thể nói, gắn cảm hứng yêu đương với đất trời, vũ trụ không phải là lòng ham thích thiên nhiên giản đơn, mà thực ra là khát vọng muốn đạt đến sự hài hòa - giữa con người và thế giới. Đây là một nét mỹ học của Huy Cận. Hài hòa, tương giao với không gian, thơ tình Huy Cận cũng tự nhiên gắn với thời gian trong các chiều của nó. Uxpenki nói đúng: “không gian là thời gian trường tồn, thời gian là không gian lấn bước”. Đối với Huy Cận, thời gian là những gì đã qua, là hoài niệm. Thơ ông xưa vốn chứa những đại lượng thời gian, những 75 thời gian khó xác định: “Lòng em nhớ anh từ vạn kỷ” - “Gặp hôm nay nhưng đã hẹn ngàn xưa” (Tình tự), “Sống một đời chàng tưởng vọng muôn năm” (Mai sau). Chính do gắn nối với các kiểu thời gian này nên đối tượng trữ tình trong thơ ông không rõ chân dung, mà thường lẫn vào mộng mơ, vào duyên xưa, trời xưa, mai sau...Hiện tượng này, đến sau cách mạng, Huy Cận vẫn sử dụng, nhưng có khác hơn về sắc thái. Chẳng hạn các ý thơ: “Tay lại từng đôi mở ánh ngày” (Người yêu nào lại không là mẹ), “Em ơi, dẫu sống trăm năm - Đến khi chết xuống anh nằm không yên” (Yêu đời), “Xanh tím gặp nhau mùa gặp gỡ - Tặng em kỷ niệm cưới mười năm” (Em ạ, Vườn xoan). . . cho thấy điều đó. Nói ông dùng lại các kiểu thời gian đã khác hơn về sắc thái, tức là cũng có ít nhiều sự chuyển biến, nhưng thực ra là hiện tượng không đáng kể. Trong thơ tình sau cách mạng của ông có một vài hiện tượng chuyển biến sát hợp với quỹ đạo Riêng - Chung như cách nói của Xuân Diệu, nhưng ông lại không đi theo hướng này. Đó là các trường hợp như Tình yêu trong đất nước chở che, Chiếc võng tơ em tặng... Ở Tình yêu trong đất nước chở che, ông thấy “Nhiều nhớ riêng lại cùng thời điểm. Với nhớ chung, chung thắm tình riêng”. Ở Chiếc võng tơ em tặng, ông cũng cảm nhận tình cảm riêng tư thấm vào chiếc võng tơ khi người thân yêu đan dệt đã “theo anh” đi khắp chiến trường. Chính ở các cảm hứng này mới cho thấy rõ hơn sự gắn bó giữa tình riêng với tình chung. Nếu thơ tình của Huy Cận phát triển theo hướng này thì sự chuyển biến ở ông sẽ khác hơn. Chắc chắn ông vẫn hiểu sự hài hòa giữa tập thể và cá nhân ở đây không bao giờ thủ tiêu cái “đơn vị con người” [89; 136], không bao giờ đánh mất tình yêu cá nhân. Nhưng, tiếc rằng sự chuyển biến theo hướng này không rõ trong thơ ông. Những nét chính của sự chuyển biến cảm hứng tình yêu thương thơ Huy Cận trên đây, cho thấy Huy Cận vẫn có ý thức hòa cái riêng vào cái chung và trong những trường hợp như thế, thơ ông trở nên tươi vui, yêu đời. Tuy nhiên, trong sự chuyển biến tình yêu riêng tư đến sự hòa nhập vào cuộc đời chung, ông vẫn neo giữ những nét riêng trong kiểu cảm xúc của mình, đó là hướng về vũ trụ, không gian, tạo vật, chứ không thường xuyên “hạ cánh” nơi cuộc sống đời thường. Nét riêng này càng về sau càng cho thấy tâm hồn nhà thơ bình yên và như có chút gì mãn nguyện. Tất nhiên không thể đòi hỏi nhiều hơn ở ông, vì đó là cá tính sáng tạo của tác giả. Nhưng nói chung, nếu thơ tình của ông trước kia là nỗi buồn từ vạn kỷ thì ngày nay cũng là niềm vui vạn kỷ [77; 328]. Ngày xưa Tế Hanh từng là một tâm hồn thơ đậm tình quê hương đất nước, một hồn thơ tinh tế, trong trẻo, chân thành, nhưng ông cũng là một hồn thơ say đắm yêu thương, dù 76 rất ngại ngùng, nhút nhát. Bàn về thơ tình Tế Hanh trước 1945, Chế Lan Viên nói trong thơ tình Tế Hanh chỉ có hai người yêu nhau và “họ biệt lập cắt đứt với mọi việc, mọi người, có chăng chỉ lấy cỏ hoa và sắc trời làm bạn” [221; 67 - 68]. Đọc 28 bài thơ tình trong tập Hoa Niên, thấy nhận xét trên đúng. Nhưng từ khi đi theo cách mạng thơ tình Tế Hanh không còn “biệt lập”, mà luôn gắn với cuộc đời rộng lớn của nhân dân, tổ quốc. Chính Tế Hanh cũng từng tự hỏi: “Tình yêu có thay đổi theo thời đại không?, trước và sau cách mạng có giống nhau không?, và ông tự trả lời: tôi thấy có khác” [53; 8]. Trong cái “có khác” này có thể có nhiều khía cạnh, nhưng khía cạnh “quan hệ” trong thơ tình Tế Hanh từ sau cách mạng vẫn là điều đáng nói hơn cả. Đó là quan hệ “Riêng - Chung”, là tình riêng luôn gắn với tình chung, tình dân tộc. Tế Hanh không có cái mạnh dạn tỏ tình trực tiếp như Xuân Diệu. Trước kia, tuy là “kẻ say mê, nhưng nhút nhát”, nên Tế Hanh tự gặm nhấm tình lòng mình một cách đơn phương (Ao ước, Hờ hững). Ngày xưa, ông cảm hứng trong giấc mơ: “Lẫn bóng nương hình”, “Mến yêu ảo ảnh” (Chiêm bao) là một tình yêu chưa được hiện thực. Ngày nay, cũng trong giấc mơ, nhưng tình yêu là quan hệ thực và còn đáng nói hơn, khi nó gắn với tình Bắc - Nam của đất nước chưa thống nhất. “Giấc chiêm bao đêm trước - Soi sáng cả ngày sau” là tình, cũng là triết lý của những tương quan tình cảm, mộng và thực, chia ly và thủy chung” [110; 295]. Ý thức gắn bó nguồn cảm hứng tình yêu lứa đôi với tình cảm chung của nhân dân, đất nước ở Tế Hanh là một ý thức khá thường trực và trước sau đều thống nhất. Đi ra nước ngoài, nhìn xứ sở phương xa, ông thấy vừa yêu đất nước mình, vừa thương nhớ người thân yêu (Bài thơ tình ở Hàng Châu), ông nói “Mỗi lần lòng hướng về Nam - Anh càng muốn sống, anh càng muốn yêu” (Nam Bắc, Bắc Nam). Trả lời câu hỏi của Nguyễn Công Hoan về việc lập ý bài thơ Mặt quê hương, Tế Hanh nói “mặt người yêu và mặt quê hương phản ánh lẫn nhau, nhập vào nhau làm một” [69; 426]. Ông cũng nói: “khi mình nghĩ đến người yêu thì mình nhớ đến quê hương, cũng như mình nghĩ đến quê hương thì mình nhớ đến người yêu” [69; 425]. Như vậy, rõ ràng nguồn cảm hứng tình yêu trong thơ ông luôn luôn gắn bó với tình cảm quê hương, đất nước. Điều thú vị là sự gắn bó của nguồn cảm hứng tình riêng với tình chung ấy có khá nhiều dạng thức trong thơ Tế Hanh. Có khi tình yêu quê hương, tình yêu đất nước hòa quyện trong tình lứa đôi: “ Bắc của Nam và Nam của Bắc - Quảng Ngãi anh và Bình Định em” (Buồn riêng - vui chung, vui riêng). Có khi đó là một cảm hứng tổng hòa giữa tình yêu lứa đôi, với quê hương và một thiên nhiên từng tạo ra bao kỷ niệm: “Anh yêu em như yêu dấu quê ta - Gởi mong nhớ miền Nam trong Hà Nội -Những đêm trăng nhìn hàng cây gió thổi - Anh nhớ rặng dừa xưa sóng bước tóc em 77 xòa” (Hà Nội và hai ta). Và có khi cảm hứng tình yêu vừa gắn với nhiệm vụ vừa quay về hoài niệm: Mảnh vườn xưa cây mỗi ngày mỗi xanh Bà mẹ già tóc mỗi ngày mỗi bạc Hai ta ở hai đầu công tác Có bao giờ cùng trở lại vườn xưa ?. ( Vườn xưa) Thời gian đi qua rơi lại dấu vết trên đời người, một nỗi cô đơn trong tình yêu đôi lứa, một niềm xót xa do chia cắt đôi đường, một khát khao đến nao lòng được đoàn tụ... đã hiện về với không gian vườn xưa, một không gian buồn tỏ - mờ bao hoài niệm. Khổ thơ giàu xúc động, chân thành và có sức đánh thức rất sâu. Còn nhớ ngày trước ông viết: Vườn cũ, nhưng đó là mảnh vườn có tính cách chứng nhân của tuổi trẻ tình tự, còn với Vườn xưa ngày nay, diện phản ánh được mở rộng, gắn với công tác xã hội của những người yêu nhau, chứ không còn là chuyện chỉ của hai người. Bên cạnh các dạng thức nguồn cảm hứng tình riêng gắn với tình chung nói trên, Tế Hanh cũng có những vần thơ tình yêu lứa đôi thuần túy. Những vần thơ này tuy không gắn bó trực tiếp với tình cảm chung của nhân dân, đất nước, nhưng vẫn là tình cảm hình thành trong chế độ xã hội chúng ta. Còn xét sự chuyển biến của tình yêu trong chính hành trình của nó, những vần thơ này cũng có nhiều thay đổi theo hướng ấm áp hơn, tươi vui hơn. Chẳng hạn, ngày xưa, người yêu đi: “Em đi, em để gì đâu? - Em đi, em để mối sầu cho anh” (Biệt ly - 1944), còn ngày nay, ông tiễn người thân yêu đi khi “Trăng sắp độ tròn - Mùa thu quá nửa, lá giòn khua cấy” và khi ông trở về, lại có “Vầng trăng như thể mắt em soi đường” (Mùa thu tiễn em - 1968). Vậy là từ “mối sầu” đã đến niềm tin yêu, ấm áp, có ý nghĩa động viên sự sống. Hoặc cũng là nỗi nhớ trong tình yêu, nhưng trước kia, nỗi nhớ từng làm ông “dần dần khô héo với chờ mong” (Nhớ). Gòn giờ đây, khi người thân yêu đi công tác xa, nỗi nhớ thôi thúc ông đi tìm kỷ niệm, lại thấy yêu thương hơn không gian mình đang sống và dường như cái không gian có tính cách nhân chứng cho tình yêu của nhà thơ ở đây trở thành niềm an ủi và hy vọng cho tình cảm cô đơn đang tột cùng trống vắng: “Anh theo các phố đó đây - Yêu thêm Hà nội vắng đầy cả em” (Hà nội vắng em). Trước kia, trong tình yêu, Tế Hanh không có cái đòi hỏi một cách vồ vập 78 như Xuân Diệu, mà chỉ có những mong cầu, chờ đợi, nhưng nói chung, cảm hứng tình yêu trong Hoa Niên là đầy thương cảm, xót xa, đau khổ, (Ao nước, Hờ hững, Có những con đường, Độc ác...). Ngày nay, cảm hứng tình yêu trong thơ ông lại có nét mới và lạ: vẫn say đắm yêu thương, yêu trong trạng thái bình tâm, tự tại, không mong cầu những điều toàn bích, tuyệt đối: Anh yêu em như người vào bữa tiệc Uống cốc rượu đầy không nghĩ đến khi tan (Anh yêu em) Dẫu lòng ta có hóa con tàu Lòng em chẳng bao giờ thành bến (Em ở đâu ?) Cùng với nét mới và lạ như những vần thơ nói trên, Tế Hanh còn có thêm quan niệm mới về tình yêu:. “Ngày mai kia trong biến động liên hồi - Anh không thể giữ cả những gì yêu quý nhất” (Giữa anh và em), “Em không thể mãi là em - Dẫu anh còn mãi cái nhìn ngày xưa” (Cái nhìn). Đây có thể là sự nghiệm sinh về cuộc đời, tình yêu - một sự nghiệm sinh không dấu được chút ngậm ngùi khi nhà thơ hiểu được qui luật tồn tại. Sự chuyển biến cảm hứng tình yêu lứa đôi riêng tư đến cảm hứng tình yêu gắn với cộng đồng dân tộc của các tác giả trên đây, có thể thấy điều đáng khẳng định nhất là cảm hứng tình yêu ấy không còn biệt lập với thế giới bên ngoài, mà đã gắn bó với cuộc đời chung, gắn với nỗi buồn - vui, với sự nghiệp xây dựng và đấu tranh cách mạng của nhân dân. Sự gắn bó đó đúng như Lê Đình Kỵ nói, khi tình yêu được “thể hiện vào thơ ca cách mạng thì càng âm vang nỗi niềm chung của dân tộc, của thời đại” [89; 136]. Gắn bó với cuộc đời chung, những đặc điểm riêng từng có trước kia trong thơ tình của tác gia vẫn được gìn giữ ở những khía cạnh cần thiết và phát triển những mặt mới, phù hợp với quan hệ cuộc đời chung. Nhưng nhìn chung, cảm hứng tình yêu trong thơ tác giả từ sau cách mạng đều bị chi phối bởi tuổi tác và năm tháng cuộc đời, nên không thể giống với thơ tình trước kia. Thiết nghĩ, Tuổi trẻ không hai lần thắm lại (Xuân Diệu), không ai tắm hai lần trên một dòng sông (Hêraclit) vẫn là chuyện qui luật xưa nay của cuộc đời. Điều đáng quí hơn cả trong vấn 79 đề đang bàn vẫn là những cố gắng của tác giả trong việc Ca chung chế độ trên niềm riêng tôi. Tiểu kết: - Thứ nhất: Cảm hứng sáng tác của các nhà thơ mới đi theo cách mạng là mới mẻ so với cảm hứng trước Cách mạng tháng Tám 1945. Nó là kết quả của quá trình dấn thân, khát vọng đổi đời và niềm say mê sáng tạo, nhu cầu tự biểu hiện mình của các nhà thơ trước cuộc đời mới. Trong số các nguồn cảm hứng ấy, nguồn cảm hứng đối với tổ quốc và lý tưởng độc lập, tự do có ý nghĩa chủ đạo, bao trùm hơn cả. Nếu nguồn cảm hứng về tổ quốc và lý tưởng chủ nghĩa xã hội khá rõ tính chất lãng mạn, niềm tin yêu cuộc đời thì nguồn cầm hứng về tổ quốc và lý tưởng dộc lập, tự do lại giàu tính sử thi và chủ nghĩa anh hùng cách mạng. - Thứ hai: Sự chuyển biến cảm hứng của các tác giả trong nền thơ ca cách mạng cùng một lúc mang lại một số thành quả mới mà trước kia chưa từng có. Một là: thơ ca không chỉ biểu hiện tâm tư của riêng nhà thơ, mà còn nhận thức, biểu hiện những sự kiện chính trị - xã hội, gắn liền với đời sống của cộng đồng dân tộc. Hai là: Người làm thơ không phải chỉ biết “đóng phòng văn hì hục viết” (Chế Lan Viên), mà còn tham gia vào các hoạt động xã hội, có thể đồng thời làm nghệ sĩ và chiến sĩ. Nhưng trong khi tạo ra các thành tựu vừa nói, tính chủ quan, và sự

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_10_14_6544068636_1858_1871164.pdf
Tài liệu liên quan