DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .vi
DANH MỤC CÁC BẢNG .viii
DANH MỤC CÁC HÌNH.ix
TÓM TẮT .x
Chương 1. TỔNG QUAN.1
1.1. Bối cảnh nghiên cứu.1
1.2. Nhận dạng vấn đề nghiên cứu .10
1.3. Mục tiêu nghiên cứu.17
1.4. Câu hỏi nghiên cứu .18
1.5. Đối tượng nghiên cứu.18
1.6. Phạm vi nghiên cứu.19
1.7. Phương pháp nghiên cứu.20
1.8. Ý nghĩa của nghiên cứu.21
1.9. Kết cấu luận án.22
Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .24
2.1. Giới thiệu chương.24
2.2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây .25
2.2.1. Các yếu tố (tiền tố) tác động đến sự gắn kết của sinh viên .25
2.2.1.1. Môi trường học tập ở trường (thầy cô, bạn bè, cấu trúc lớp học, nhà
trường và viên chức của trường).25
2.2.1.2. Bố mẹ .27
2.2.1.3. Động cơ.27
2.2.1.4. Nhận thức.28
2.2.1.5. Nhiệm vụ học tập .29
2.2.1.6. Tự tin vào năng lực.29
2.2.1.7. Sự thân thuộc .30
2.2.1.8. Tính cách.30
2.2.1.9. Cảm xúc cá nhân.30
2.2.1.10. Trò chơi cho mục tiêu học tập, và kỹ năng của người học.31
2.2.1.11. Tính bền bỉ .31
2.2.1.12. Mục đích cuộc sống .32
2.2.2. Các yếu tố (hậu tố) chịu tác động bởi sự gắn kết của sinh viên.32
255 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 389 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Sự gắn kết của sinh viên và mối quan hệ với chất lượng cuộc sống đại học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
PE8 Những thất bại không ngăn cản được tôi.
(Nguồn: Tác giả điều chỉnh theo Duckworth và Quinn (2009))
Cũng cần lƣu ý rằng, tính bền bỉ đƣợc đo lƣờng bởi hai thành phần là sự
kiên định của sở thích (CI), và sự kiên trì nỗ lực (PE), trong đó thành phần CI
đƣợc sử dụng cách đo ngƣợc (reverse-scored items) nên khi xử lý dữ liệu tác giả sẽ
nghịch đảo giá trị thành phần này.
90
Chất lượng cuộc sống đại học (QL)
Nhƣ đã đề cập, nhìn chung có hai xu hƣớng nghiên cứu về chất lƣợng cuộc
sống phổ biến: (1) nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng cuộc sống, và
(2) nghiên cứu đo lƣờng chính nó. Theo đó, cách đo lƣờng chất lƣợng cuộc sống
cũng khác nhau tùy thuộc vào xu hƣớng nghiên cứu. Theo Vaez và cộng sự (2004)
và Zullig và cộng sự (2009) cho rằng chất lƣợng cuộc sống là một khái niệm đa
hƣớng. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu đo lƣờng chất lƣợng cuộc sống trong
từng lĩnh vực thƣờng đặt câu hỏi cụ thể liên quan đến các thành phần quan trọng
nhất của nó. Đây là xu hƣớng đo lƣờng theo cấu trúc đơn hƣớng khá phổ biến và
đƣợc áp dụng trong nhiều khía cạnh của cuộc sống (Nguyen và cộng sự, 2012;
Sirgy và cộng sự, 2007; Testa & Simonson, 1996).
Chất lƣợng cuộc sống đại học là một phần của chất lƣợng cuộc sống chung,
đƣợc định nghĩa là sự hài lòng và hạnh phúc của ngƣời học với những trải nghiệm
giáo dục của họ trong suốt thời gian học tập và sống tại trƣờng (Nguyen và cộng sự,
2012; Sirgy và cộng sự, 2007). Do vậy, tác giả sử dụng và có điều chỉnh theo thang
đo đơn hƣớng của Nguyen và cộng sự (2012) và Sirgy và cộng sự (2007). Để đảm
bảo giá trị nội dung (bao phủ nội dung của khái niệm) cũng nhƣ an toàn trong việc
đánh giá độ tin cậy của thang đo (Cronbach‟s Alpha), thang đo này từ ba biến quan
sát của hai nghiên cứu Sirgy và cộng sự (2007) và Nguyen và cộng sự (2012), đã
đƣợc tác giả sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu kinh nghiệm để điều chỉnh thành bốn
biến quan sát. Thang đo chất lƣợng cuộc sống đại học nhƣ sau:
Bảng 3.6. Thang đo khái niệm Chất lƣợng cuộc sống đại học
Ký hiệu Biến quan sát (cuối cùng)
QL1 Sự hài lòng của bạn với môi trường học thuật và cuộc sống nói
chung tại trường?
QL2 Sự hài lòng của bạn bè và những bạn cùng lớp (mà bạn biết) với môi
trƣờng học thuật và cuộc sống nói chung tại trƣờng?
QL3 Mức độ hạnh phúc của bạn với việc học của mình tại trƣờng?
QL4 Mức độ hạnh phúc của bạn bè và những bạn cùng lớp (mà bạn biết)
với việc học của họ tại trường?
(Nguồn: Tác giả điều chỉnh theo Sirgy và cộng sự (2007) và Nguyen và cộng sự (2012))
91
3.2.2.2. Hình thành và điều chỉnh thang đo
Quá trình hình thành và điều chỉnh thang đo cụ thể nhƣ sau:
i) Trên cơ sở tra cứu lý thuyết để lựa chọn thang đo, tác giả đã thảo luận với
nhà nghiên cứu có kinh nghiệm [trong cùng chủ đề nghiên cứu] để kiểm tra, điều
chỉnh thang đo (nếu có) cho các khái niệm, nhƣ vậy tác giả đã có bản nháp đầu tiên
(phiên bản tiếng Anh), sau đó đƣợc chuyển ngữ sang tiếng Việt với sự tham vấn của
các dịch giả có chuyên môn trong lĩnh vực kinh tế, kinh doanh.
ii) Tiếp theo, nhằm tiến hành điều chỉnh thang đo nháp đầu tiên, tác giả tiếp
tục thảo luận tay đôi với những nhà nghiên cứu có kinh nghiệm cũng là những nhà
quản trị đại học để kiểm tra nội dung các biến quan sát bằng ngôn ngữ tiếng Việt,
liệu xem chúng đã phù hợp với bối cảnh là giáo dục đại học Việt Nam hay chƣa.
Sau khi ghi nhận các ý kiến đóng góp, tác giả tiếp tục điều chỉnh thang đo nháp để
chuẩn bị cho bƣớc thảo luận nhóm.
iii) Kế đến, tác giả tổ chức thảo luận nhóm với đối tƣợng nghiên cứu (sinh
viên) để hoàn chỉnh thang đo nháp cuối cùng. Bƣớc này là quan trọng bởi vì chính
sinh viên sẽ là ngƣời trả lời cho khảo sát của tác giả, đồng thời thảo luận nhóm với
đối tƣợng nghiên cứu sẽ tốt hơn trong xây dựng thang đo vì có sự tƣơng tác cao
(Nguyễn Đình Thọ, 2013). Tác giả gửi đến nhóm sinh viên thang đo nháp đã có ở
bƣớc ii), mỗi sinh viên đƣợc đề nghị đọc kỹ, sau đó lần lƣợt cho ý kiến thảo luận
với nhau cũng nhƣ với tác giả về những nội dung chƣa rõ. Kết thúc bƣớc này tác giả
cùng ngƣời hƣớng dẫn khoa học, dựa trên các ý kiến của buổi thảo luận, để tiếp tục
điều chỉnh nhằm làm cho nội dung các thang đo dễ hiểu, rõ ràng, truyền tải đƣợc
nội dung cần đo lƣờng.
Nhƣ vậy, kết thúc quá trình hình thành và điều chỉnh thang đo này, tác giả có
bản nháp cuối cùng thang đo các khái niệm để chuyển sang giai đoạn đánh giá sơ
bộ. Kết quả điều chỉnh qua các bƣớc nghiên cứu kinh nghiệm, thảo luận tay đôi và
thảo luận nhóm nói trên và Bảng câu hỏi khảo sát hoàn chỉnh đƣợc tác giả trình bày
92
tại Phụ lục 3.1; danh sách các nhà nghiên cứu có kinh nghiệm, và sinh viên thảo
luận nhóm tại Phụ lục 3.2.
3.2.3. Đánh giá sơ bộ thang đo
3.2.3.1. Chọn mẫu
Các thang đo khái niệm nghiên cứu đƣợc tác giả tiến hành kiểm định sơ bộ
trƣớc khi thực hiện nghiên cứu chính thức. Việc kiểm định này đƣợc thông qua
bƣớc nghiên cứu định lƣợng sơ bộ. Theo Hair và cộng sự (2006) để sử dụng phƣơng
pháp phân tích nhân tố, kích thƣớc mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỉ lệ
quan sát/biến đo lƣờng là 5:1. Với 4 biến độc lập, 2 biến phụ thuộc và 60 biến quan
sát trong thang đo, dựa theo cách tính kích thƣớc mẫu đã nêu, bằng phƣơng pháp
chọn mẫu thuận tiện là sinh viên tại Trƣờng Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, tác
giả khảo sát đƣợc 450 bản, trong đó có 422 bản đạt yêu cầu.
3.2.3.2. Hệ số tin cậy Cronbach's Alpha
Công cụ thứ nhất đƣợc sử dụng để kiểm định sơ bộ các thang đo nêu trên là
đánh giá độ tin cậy thông qua hệ số tƣơng quan biến - tổng và hệ số Cronbach‟s
Alpha. Nếu một biến quan sát có hệ số tƣơng quan biến - tổng ≥ 0,30 thì biến đó đạt
yêu cầu. Bên cạnh đó, nếu Cronbach‟s Alpha ≥ 0,60 là thang đo đạt độ tin cậy
(Nunnally, 1994; Nguyễn Đình Thọ, 2013). Tuy nhiên, hệ số Cronbach‟s Alpha
không phải là càng cao thì càng tốt. Theo Nguyễn Đình Thọ (2013) nếu Cronbach‟s
Alpha quá lớn (≥ 0,95) thì nhiều biến trong thang đo không có khác biệt gì nhau,
chúng cùng đo lƣờng một nội dung nào đó của khái niệm nghiên cứu gây ra hiện
tƣợng trùng lắp trong đo lƣờng.
3.2.3.3. Phân tích nhân tố khám phá - EFA
Công cụ thứ hai để kiểm định sơ bộ các thang đo là phƣơng pháp phân tích
khám phá EFA. EFA đƣợc sử dụng để đánh giá giá trị phân biệt và giá trị hội tụ của
thang đo. Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp trích yếu tố principal axis factoring
cùng với phép quay promax (sẽ phản ánh cấu trúc dữ liệu chính xác hơn dùng
93
principal components với phép quay varimax) để xem xét các thuộc tính quan trọng
bên dƣới thỏa mãn yêu cầu:
- Kiểm định KMO (Kaiser-Meyer-Olkin measure of sampling adequacy) >
0,50 (Nguyễn Đình Thọ, 2013).
- Tiêu chí eigenvalue để xác định số lƣợng nhân tố đƣợc dừng ở nhân tố có
eigenvalue tối thiểu bằng 1 (≥ 1) (Nguyễn Đình Thọ, 2013).
- Số lƣợng nhân tố trích đƣợc phù hợp với giả thuyết ban đầu về số lƣợng
(thang đo đạt giá trị phân biệt) (Nguyễn Đình Thọ, 2013).
- Trọng tải nhân tố của biến quan sát trên nhân tố mà biến đó đo lƣờng phải
cao và các trọng tải trên các nhân tố khác mà biến đó không đo lƣờng phải thấp
(thang đo đạt giá trị hội tụ). Trọng tải nhân tố ≥ 0,5 hoặc chênh lệch giữa hai trọng
số cùng đo lƣờng một biến quan sát > 0,3 là giá trị đƣợc chấp nhận nhƣng với mẫu
có kích thƣớc lớn hơn 350 thì hệ số tải nhân tố > 0,3 (Nguyễn Đình Thọ, 2013).
- Tổng phƣơng sai trích (TVE) thể hiện thang đo giải thích đƣợc bao nhiêu
phần trăm sự biến thiên của dữ liệu. TVE ≥ 50%, nghĩa là phần chung phải lớn hơn
phần riêng và sai số, nếu TVE ≥ 60% là tốt (Nguyễn Đình Thọ, 2013).
3.2.4. Nghiên cứu chính thức
3.2.4.1. Mẫu chính thức
Nhƣ đã đề cập ở nội dung của Chƣơng 1 luận án, tác giả xác định phạm vi
nghiên cứu là sinh viên các trƣờng đào tạo nhóm ngành kinh tế, kinh doanh của Việt
Nam. Do vậy, mẫu chính thức đƣợc tác giả khảo sát tại các trƣờng đại học hàng đầu
về kinh tế, kinh doanh tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội gồm: 1) Trƣờng Đại học
Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH), 2) Trƣờng Đại học Tài chính - Marketing (UFM),
3) Trƣờng Đại học Kinh tế - Luật thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM (UEL), 4)
Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân (NEU), và 5) Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng (Cơ
sở 1 - FTU).
94
Phƣơng pháp chọn mẫu cho dữ liệu chính thức là phi xác suất, cụ thể tác giả
sử dụng phƣơng pháp lấy mẫu định mức kết hợp với thuận tiện, theo các tiêu thức
mang thuộc tính có khả năng phân biệt đối tƣợng nghiên cứu cao, gồm: 1) hình thức
đào tạo (tập trung, không tập trung); 2) giới tính (nam, nữ); và 3) vùng miền (TP.
Hồ Chí Minh, Hà Nội). Nhằm thu thập đủ số quan sát cần thiết (có thể đại diện cho
đám đông), tác giả phân bố mẫu định mức cho mỗi tiêu thức ít nhất là 300 [60*5] để
kiểm định mô hình và các giả thuyết đặt ra.
Kế tiếp là lựa chọn dạng phỏng vấn để thu thập dữ liệu, theo Nguyễn Đình
Thọ (2013) phỏng vấn trực diện là dạng phỏng vấn mà nhà nghiên cứu (hoặc phỏng
vấn viên) trực tiếp phỏng vấn đối tƣợng nghiên cứu. Cách thức này có nhiều ƣu
điểm nhƣ có thể kích thích sự trả lời, giải thích câu hỏi nếu chƣa đƣợc hiểu đúng;
nhƣ vậy, tỷ suất trả lời và hoàn tất của bảng câu hỏi sẽ cao nhất. Do đó, nhằm gia
tăng số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng cho dữ liệu thu thập, trong khoảng thời gian từ
tháng 11 đến tháng 12/2018, tác giả đã nỗ lực đến từng lớp học (đƣợc khảo sát) của
5 trƣờng đại học nói trên để trao đổi trực tiếp với đáp viên về mục đích, ý nghĩa của
nghiên cứu và mong đƣợc họ trả lời một cách khách quan nhất; nhờ vậy, số lƣợng
sinh viên tham gia trả lời là khá lớn (1.520 bản). Tuy vậy, tác giả hiểu rằng sai sót
trong thu thập dữ liệu là không thể tránh khỏi; do đó, tác giả đã áp dụng kỹ thuật
hiệu chỉnh dữ liệu là hiệu chỉnh tại hiện trƣờng và hiệu chỉnh tại trung tâm để hoàn
chỉnh, loại bỏ những bản trả lời không hợp lệ; nhờ vậy, kích thƣớc mẫu cuối cùng
đạt yêu cầu là 1.435 bản.
Sau khi hoàn tất bƣớc hiệu chỉnh dữ liệu, tác giả tiếp tục thực hiện khâu
chuẩn bị dữ liệu bao gồm mã hóa dữ liệu, nhập dữ liệu, làm sạch giữ liệu để có một
bộ dữ liệu hoàn chỉnh cho các bƣớc tiếp theo. Ở giai đoạn này, tác giả sử dụng phần
mềm SPSS (version 23) làm công cụ xử lý.
3.2.4.2. Phân tích nhân tố khẳng định - CFA
Vì thang đo đã đƣợc đánh giá sơ bộ thông qua phƣơng pháp hệ số tin cậy
Cronbach‟s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA ở giai đoạn nghiên cứu sơ
95
bộ, nên nghiên cứu chính thức tác giả bỏ qua phần này (Nguyễn Đình Thọ &
Nguyễn Thị Mai Trang, 2011).
Kế tiếp, các thang đo khái niệm nghiên cứu đƣợc kiểm định bằng phƣơng
pháp phân tích nhân tố khẳng định CFA thông qua phần mềm phân tích cấu trúc
tuyến tính AMOS (version 20). Phƣơng pháp CFA có nhiều ƣu điểm nổi bậc trong
kiểm định thang đo, vì CFA cho phép kiểm định cấu trúc lý thuyết của các thang đo
mà không bị chệch do sai số đo lƣờng nhƣ mối quan hệ giữa một khái niệm nghiên
cứu với những khái niệm khác (Steenkamp & Van Trijp, 1991). Ngoài ra, giá trị hội
tụ và giá trị phân biệt của thang đo có thể đƣợc kiểm định thông qua phƣơng pháp
CFA mà không cần dùng nhiều nghiên cứu khác nhau (Nguyễn Đình Thọ &
Nguyễn Thị Mai Trang, 2011). Như vậy, tác giả đã dùng CFA để:
Thứ nhất, đo lƣờng mức độ phù hợp của mô hình (các thang đo) với thông
tin thị trƣờng qua các chỉ tiêu Chi-bình phƣơng (Chi-square: CMIN), Chi-bình
phƣơng điều chỉnh theo bậc tự do (CMIN/df), chỉ số GFI (Goodness-of-Fit Index),
chỉ số thích hợp so sánh CFI (Comparative Fit Index), chỉ số TLI (Tucker and
Lewis Index) và chỉ số RMSEA (Root Mean Square Error Approximation). Mô
hình đƣợc gọi là phù hợp (tƣơng thích) với dữ liệu của thị trƣờng khi:
- Phép kiểm định Chi-square có giá trị p > 0,5, Chi-square/df ≤ 2 (Bentler &
Bonett, 1980), một số trƣờng hợp CMIN/df có thể ≤ 3 (McIver & Carmines, 1981).
Tuy vậy, chỉ số này còn tùy thuộc vào kích thƣớc mẫu càng lớn chỉ số này càng lớn,
nghĩa là nó không phản ánh đúng mức độ phù hợp thực sự của mô hình khi kích
thƣớc mẫu lớn Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2011).
- Các chỉ số GFI, TLI, CFI ≥ 0,9 và RMSEA ≤ 0,08 (Nguyễn Đình Thọ &
Nguyễn Thị Mai Trang, 2011). Lƣu ý, đôi khi chỉ số GFI < 0,9 cũng đƣợc chấp
nhận trong nhiều nghiên cứu trƣớc đây (Hair và cộng sự, 2010), cụ thể chỉ số này
đạt từ 0,8-0,89 là ngƣỡng hợp lý để chấp nhận (Deeter-Schmelz & Sojka, 2007;
Doll và cộng sự, 1994; Hong và cộng sự, 2017).
96
Thứ hai, tính toán các chỉ tiêu đánh giá thang đo gồm: i) hệ số tin cậy tổng
hợp, ii) tổng phƣơng sai trích đƣợc, iii) tính đơn hƣớng, iv) giá trị hội tụ, v) giá trị
phân biệt, và vi) giá trị liên hệ lý thuyết. Theo đó, chỉ tiêu về giá trị liên hệ lý thuyết
sẽ đƣợc đánh giá trong mô hình lý thuyết (Anderson & Gerbing, 1988) còn các chỉ
tiêu 1, 2, 3, 4, và 5 đƣợc đánh giá trong mô hình thang đo. Các chỉ tiêu này đƣợc
xem là đạt yêu cầu nhƣ sau:
- Thang đo đạt yêu cầu về độ tin cậy khi hệ số tin cậy tổng hợp (ρC), và
phƣơng sai trích (ρVC ) > 0,5 (Hair và cộng sự, 1998).
- Thang đo đạt giá trị đơn hƣớng khi không có mối tƣơng quan giữa sai số
các biến quan sát (Steenkamp & Van Trijp, 1991).
- Thang đo đạt giá trị hội tụ khi các trọng số chuẩn hóa đều cao > 0,5 và có
ý nghĩa thống kê (p < 0,05; (Anderson & Gerbing, 1988)).
- Thang đo đạt giá trị phân biệt khi hệ số tƣơng quan xét trên tổng thể giữa
các khái niệm thật sự khác biệt so với 1 và có ý nghĩa thống kê (Steenkamp & Van
Trijp, 1991).
Việc ƣớc lƣợng tham số trong các mô hình đƣợc áp dụng theo phƣơng pháp
ƣớc lƣợng ML (Maximum Likelihood Estimator). Ƣu điểm của phân phối trong
phƣơng pháp này là lệch ít so với phân phối chuẩn đa biến, các kurtose và
skewnesses nằm trong khoảng [-1,+1] khi kiểm định phân phối của các biến quan
sát, do vậy, ML là phƣơng pháp ƣớc lƣợng thích hợp (Muthén & Kaplan, 1985).
3.2.4.3. Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính - SEM
Tác giả sử dụng phƣơng pháp phân tích cấu trúc tuyến tính để kiểm định
các mô hình nghiên cứu. Theo Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2011)
mô hình cấu trúc tuyến tính đƣợc đánh giá có lợi thế hơn các phƣơng pháp truyền
thống khác nhƣ hồi quy đa biến bởi vì mô hình này có thể tính đƣợc sai số đo lƣờng
trong mô hình nghiên cứu và kiểm định giả thuyết (các phƣơng pháp phân tích đa
biến ở thế hệ thứ nhất thƣờng giả sử các biến độc lập không có sai số trong đo
97
lƣờng, trong khi thực tiễn sai số luôn xuất hiện, do vậy giả sử này không có tính
hiện thực).
Tƣơng tự với phƣơng pháp CFA, mô hình SEM dùng để đánh giá độ phù
hợp với dữ liệu thị trƣờng của mô hình lý thuyết thông qua các tiêu chí: Chi-bình
phƣơng (Chi-square: CMIN), chi-bình phƣơng điều chỉnh theo bậc tự do
(CMIN/df), chỉ số thích hợp so sánh (CFI), chỉ số Tucker and Lewis (TLI), chỉ số
RMSEA. Yêu cầu về các chỉ số này cũng giống nhƣ yêu cầu trong mô hình CFA đã
đƣợc nêu trên.
Phƣơng pháp ƣớc lƣợng ML cũng đƣợc sử dụng để ƣớc lƣợng các tham số
của mô hình. Kết quả ƣớc lƣợng (chuẩn hóa) của các tham số cho thấy mối quan hệ
giữa các biến trong mô hình với mức ý nghĩa thống kê yêu cầu thông thƣờng là p <
0,05. Ngoài ra, căn cứ kết quả này, chúng ta có thể kết luận thang đo các khái niệm
trong mô hình đạt giá trị liên hệ lý thuyết bởi vì “mỗi một đo lƣờng có mối liên hệ
với các đo lƣờng khác nhƣ đã kỳ vọng về mặt lý thuyết” (Nguyễn Đình Thọ &
Nguyễn Thị Mai Trang, 2011).
3.2.4.4. Phân tích vai trò biến kiểm soát
Theo Nguyễn Đình Thọ (2013), biến kiểm soát là biến chúng ta không tập
trung để nghiên cứu. Chúng ta chỉ muốn kiểm soát mức độ giải thích của nó nhƣ thế
nào cho biến thiên của biến phụ thuộc. Nhƣ vậy, về lý thuyết, biến kiểm soát là một
giải thích thay thế hay bổ sung (cùng biến độc lập) cho biến thiên của biến phụ
thuộc. Về kỹ thuật phân tích, biến kiểm soát là một dạng biến độc lập, chúng ta sẽ
phân tích riêng (trƣớc hoặc sau) với những biến độc lập khác để giải thích.
Trong nghiên cứu này, ngoài mục tiêu chính là kiểm định mô hình nghiên
cứu với chín giả thuyết về các mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc, tác
giả còn kiểm định vai trò kiểm soát của giới tính, và vùng miền đối với biến phụ
thuộc là chất lƣợng cuộc sống đại học. Do hai biến kiểm soát này là hai biến định
tính, nên tác giả tiến hành mã dummy (hay đối ứng) với giới tính Nam là 1, giới tính
Nữ là 2, và TP. Hồ Chí Minh là 1, Hà Nội là 2. Hai biến này đƣợc đƣa vào mô hình
98
SEM để tiến hành phân tích sau khi đã phân tích xong tất cả biến độc lập chính của
mô hình nghiên cứu.
3.2.4.5. Kiểm định vai trò điều tiết nhóm
Tác giả sử dụng phƣơng pháp phân tích cấu trúc đa nhóm để giải quyết mục
tiêu kiểm định sự khác biệt giữa các mô hình nghiên cứu theo hai hình thức đào tạo
tập trung và không tập trung. Phƣơng pháp phân tích đa nhóm gồm khả biến và bất
biến (từng phần) đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này. Theo đó, các tham số ƣớc
lƣợng trong từng mô hình của các nhóm không bị ràng buộc đối với mô hình khả
biến. Ngƣợc lại, đối với mô hình bất biến (từng phần), trong mô hình nghiên cứu
các mối quan hệ giữa các khái niệm đƣợc ràng buộc có giá trị nhƣ nhau cho tất cả
các nhóm, nhƣng không bị ràng buộc các thành phần đo lƣờng. Kiểm định Chi-
square đƣợc sử dụng để so sánh giữa hai mô hình. Quá trình phân tích này đƣợc
thực hiện qua ba bƣớc: 1) ƣớc lƣợng mô hình bất biến, 2) ƣớc lƣợng mô hình khả
biến, và 3) so sánh sự khác biệt giữa hai mô hình bằng cách kiểm định giả thuyết sau:
H0: Không có sự khác biệt giữa hệ số Chi-square của mô hình bất biến và
khả biến.
H1: Có sự khác biệt giữa hệ số Chi-square của mô hình bất biết và khả biến.
Căn cứ vào kết quả kiểm định Chi-square, nếu giữa mô hình bất biến và mô
hình khả biến không có sự khác biệt (p-value > 0,05), H0 đƣợc chấp nhận tức là mô
hình bất biến sẽ đƣợc chọn (có bậc tự do cao hơn). Ngƣợc lại, nếu Chi-square khác
biệt có ý nghĩa giữa hai mô hình (p-value < 0,05), chấp nhận H1, hay nói cách khác
mô hình khả biến (có độ tƣơng thích cao hơn) đƣợc lựa chọn (Nguyễn Đình Thọ &
Nguyễn Thị Mai Trang, 2011).
Sau khi có kết quả kiểm định nói trên để đƣa đến sự lựa chọn về mô hình
bất biến hoặc khả biến, tác giả tiếp tục thực hiện kiểm định sự khác biệt giữa các
tham số với p = 5% (t = 1,96) để kết luận sự khác biệt có ý nghĩa hay không giữa
99
các mối quan hệ trong mô hình nghiên cứu của hai nhóm sinh viên tập trung và
không tập trung.
3.2.4.6. Ước lượng mô hình lý thuyết bằng Bootstrap
Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2011) cho rằng “trong các
nghiên cứu định lƣợng bằng phƣơng pháp lấy mẫu, thông thƣờng chúng ta phải chia
mẫu ra làm hai mẫu con. Một nửa dùng để ƣớc lƣợng các tham số mô hình và một
nửa dùng để đánh giá lại. Hoặc là lặp lại nghiên cứu bằng mẫu khác. Hai cách này
không thực tế vì phƣơng pháp phân tích cấu trúc tuyến tính thƣờng đòi hỏi mẫu lớn
nên việc làm này tốn kém thời gian và chi phí (Anderson & Gerbing, 1988). Trong
trƣờng hợp nhƣ vậy thì Bootstrap là phƣơng pháp phù hợp để thay thế. Bootstrap là
phƣơng pháp lấy mẫu lại có thay thế, trong đó mẫu ban đầu có vai trò là đám đông.”
Tuy vậy, trong một nghiên cứu về áp dụng bootstrapping cho mô hình cấu
trúc tuyến tính SEM (phƣơng pháp tham số và phi tham số), Awang-Hashim và
cộng sự (2015) cho rằng đối với mô hình CB-SEM (Covariance Based Structural
Equation Modeling) không yêu cầu phải bootstrapping bởi vì CB-SEM là phƣơng
pháp thống kê tham số (giả định dữ liệu ƣớc lƣợng phải là phân phối chuẩn) cho
nên các kết quả ƣớc lƣợng đã đạt chuẩn của kỹ thuật thống kê này (đạt độ tin cậy).
Trong khi đó, PLS-SEM (Partial Least Square Structural Equation Modeling) là một
phƣơng pháp thống kê phi tham số, điều này ảnh hƣởng đến những suy luận thống
kê; do đó, các nhà nghiên cứu dựa vào bootstrapping (thƣờng sử dụng 5.000 mẫu)
để kiểm định lại độ tin cậy của mô hình (Hair và cộng sự, 2017; Reinartz và
cộng sự, 2009).
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng mô hình CB-SEM để giải quyết các
mục tiêu nghiên cứu của mình nên không cần phải kiểm định Bootstrap.
3.3. Tóm tắt chƣơng
Chƣơng này trình bày các nội dung về thiết kế nghiên cứu của luận án nhƣ
quy trình nghiên cứu gồm ba bƣớc là: (1) nghiên cứu lý thuyết để xây dựng thang
đo nháp, (2) nghiên cứu sơ bộ để đánh giá độ tin cậy của thang đo qua hệ số
100
Cronbach‟s Alpha và EFA, và (3) nghiên cứu chính thức đƣợc thực hiện thông qua
công cụ CB-SEM để kiểm định mô hình lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu.
Trong nghiên cứu chính thức, trƣớc khi kiểm định mô hình lý thuyết và ƣớc lƣợng
tham số cho các mối quan hệ đƣợc nêu ra ở phần giả thuyết, tác giả sử dụng phƣơng
pháp phân tích nhân tố khẳng định CFA để kiểm định mô hình đo lƣờng cho các
khái niệm nghiên cứu, cũng nhƣ khẳng định sự phù hợp của dữ liệu thị trƣờng thông
qua mô hình tới hạn. Ngoài ra, tác giả cũng đã trình bày cách thức xử lý các biến
kiểm soát [giới tính, vùng miền] để xem xét mức độ tác động khác nhau của chúng
đối với chất lƣợng cuộc sống đại học; đồng thời, kiểm định vai trò điều tiết nhóm
[hình thức đào tạo] nhằm đi tìm sự khác biệt của các mối quan hệ trong mô hình
nghiên cứu. Cuối cùng, trong chƣơng này, tác giả cũng đã trình bày lý do tại sao
không sử dụng kỹ thuật Bootstrap để kiểm định lại một lần nữa độ tin cậy của các
ƣớc lƣợng trong mô hình nghiên cứu.
101
Chƣơng 4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Giới thiệu
Nội dung Chƣơng 3 đã mô tả phƣơng pháp và quy trình đƣợc thiết kế để
thực hiện công trình nghiên cứu trong luận án. Trong Chƣơng 4 này, tác giả sẽ trình
bày kết quả phân tích dữ liệu, trên cơ sở đó đƣa ra kết quả ở các giai đoạn sơ bộ và
chính thức. Vì vậy, nội dung của Chƣơng 4 sẽ bao gồm các mục đƣợc trình bày chi
tiết nhƣ sau: i) Đặc điểm mẫu và kết quả kiểm định thang đo sơ bộ thông qua hệ số
Cronbach‟s Alpha và EFA, ii) Đặc điểm mẫu và kết quả kiểm định thang đo chính
thức bằng phân tích CFA, và iii) Kiểm định mô hình lý thuyết và các giả thuyết
bằng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM.
4.2. Kết quả kiểm định thang đo sơ bộ
4.2.1. Đặc điểm mẫu
Đợt khảo sát thu thập dữ liệu cho giai đoạn nghiên cứu sơ bộ đƣợc thực
hiện tại Trƣờng Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh trong tháng 10 năm 2018. Tổng
cộng có 450 bảng câu hỏi đƣợc các sinh viên trả lời, sau đó dữ liệu đƣợc hiệu chỉnh
thông qua kỹ thuật tại hiện trƣờng và tại trung tâm, kết quả cuối cùng có 422 bảng
đạt yêu cầu và đƣợc sử dụng để nhập liệu, hoàn chỉnh dữ liệu phục vụ cho phân tích
kiểm định sơ bộ thang đo. Theo đó, mẫu này có đặc điểm đƣợc trình bày tại Bảng
4.1 nhƣ sau:
Bảng 4.1. Đặc điểm mẫu sơ bộ
Đặc điểm mẫu Số lƣợng Tỷ lệ (%)
Hình thức
đào tạo
Tập trung 315 74,6%
Không tập trung 107 25,4%
Giới tính
Nam 104 24,6%
Nữ 318 75,4%
Tổng số 422 100%
(Nguồn: Tính toán của tác giả)
102
4.2.2. Kết quả kiểm định thang đo sơ bộ
4.2.2.1. Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha
Theo mô hình nghiên cứu đề xuất, có sáu thang đo khái niệm: sự gắn kết
của sinh viên (SE), giá trị dịch vụ cảm nhận (PSV), khả năng hấp thu (AC), mục
đích cuộc sống (PL), tính bền bỉ (GR), và chất lƣợng cuộc sống đại học (QL) cần
đƣợc đánh giá độ tin cậy. Trong đó, khái niệm giá trị dịch vụ cảm nhận đƣợc đo
lƣờng bởi sáu khái niệm thành phần gồm: giá trị chức năng về sự hài lòng (FS), giá
trị tri thức (EP), giá trị hình ảnh (IM), giá trị cảm xúc (EM), giá trị chức năng về giá
cả/chất lƣợng (FQ), và giá trị xã hội (SO); còn khái niệm sự gắn kết của sinh viên
đƣợc đo lƣờng bởi hai khái niệm thành phần: gắn kết cảm xúc (EE), và gắn kết nhận
thức (CE); khái niệm tính bền bỉ cũng đƣợc đo lƣờng bởi hai khái niệm thành phần
là sự kiên định của sở thích (CI), và sự kiên trì nỗ lực (PE). Do đó, tất cả có mƣời
ba khái niệm đƣợc đo lƣờng bởi tổng cộng 60 biến quan sát cần đƣợc đánh giá độ
tin cậy bằng các hệ số tƣơng quan biến-tổng và Cronbach‟s Alpha.
Kết quả phân tích đƣợc trình bày chi tiết tại Phụ lục 4.1; theo đó, trong tổng
số 60 biến quan sát, có một biến quan sát thuộc khái niệm thành phần giá trị chức
năng về sự thỏa mãn (FS6 “Sau khi tốt nghiệp trung học, học lên cao nữa thì tốt
hơn là đi làm ngay”) và một biến quan sát thuộc khái niệm thành phần giá trị tri
thức (EP9 “Sĩ số sinh viên trong lớp ảnh hưởng đến giá trị tri thức mà tôi nhận
được”) bị loại do không đạt yêu cầu vì hệ số tƣơng quan biến-tổng < 0,3. Nhƣ vậy,
còn lại 58 biến quan sát, và tất cả chúng đều có hệ số tƣơng quan biến-tổng từ 0,318
đến 0,889 (> 0,3) nên đạt yêu cầu chấp nhận. Sau khi đã loại bỏ hai biến quan sát
nêu trên, hệ số tin cậy Cronbach‟s Alpha các thang đo của mƣời ba khái niệm có giá
trị từ 0,708 đến 0,916 đều > 0,6; do đó, kết luận mƣời ba thang đo này đạt yêu cầu về
độ tin cậy.
4.2.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA
Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA (Principal Axis Factoring với
phép quay Promax) đƣợc trình bày chi tiết tại Phụ lục 4.2. Theo đó, độ t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_su_gan_ket_cua_sinh_vien_va_moi_quan_he_voi_chat_luo.pdf