Luận văn Biện pháp quản lý giáo dục hướng nghiệp của hiệu trưởng trường THPT theo hướng tạo nguồn đào tạo cán bộ xã tại huyện Mường Khương tỉnh Lào Cai

MỞ ĐẦU 1

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 3

3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3

4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC 3

5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 4

6. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 4

7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

8. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 5

9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN 5

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 6

1.1. VÀI NÉT SƠ LƯỢC LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 6

1.1.1. Giáo dục hướng nghiệp một số nước trên thế giới 6

1.1.2. Giáo dục hướng nghiệp và vấn đề tạo nguồn cán bộ DTTS ở Việt Nam 8

1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP VÀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN MƯỜNG KHƯƠNG TỈNH LÀO CAI 11

1.2.1. Giáo dục hướng nghiệp và quản lý giáo dục hướng nghiệp 11

1.2.2. Một số vấn đề về tâm lý lứa tuổi học sinh THPT vùng cao 16

1.2.3. Những đặc điểm cơ bản về nhân cách người cán bộ xã và mối quan hệ với quá trình giáo dục hình thành nhân cách của người cán bộ xã ở các trường THPT 18

1.3. CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA QL GDHN TRONG TRƯỜNG THPT 21

1.3.1. Chỉ đạo của Bộ GD&ĐT về GDHN đối với học sinh trung học phổ thông 21

 

doc103 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 296 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Biện pháp quản lý giáo dục hướng nghiệp của hiệu trưởng trường THPT theo hướng tạo nguồn đào tạo cán bộ xã tại huyện Mường Khương tỉnh Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yện vọng chọn nghề SL TL Sẽ quyết tâm học tiếp lên cao hơn và thoát ly khỏi quê hương 134 35,35% Quyết tâm học cao hơn và về quê được làm cán bộ xã 88 23,22% Quyết tâm học cao hơn và về quê được làm nông, lâm nghiệp, sản xuất 65 17,15% Quyết tâm học cao hơn và về quê được đi nghĩa vụ quân sự 42 11,08% Không có nguyện vọng học cao hơn mà về quê làm cán bộ xã, nông lâm nghiệp, dịch vụ 50 13,19% Số học sinh có nguyện vọng trở về xây dựng quê hương chiếm 64,65% trong đó công việc làm cán bộ xã đã được các em chú ý tới: chiếm 36,41%, đó chính là tiền đề để nhà trường có hướng phân luồng sớm đào tạo theo địa chỉ. Tỷ lệ học sinh có hiểu biết về nghề nghiệp hiện nay trong xã hội chiếm khá cao có 387 (chiếm 97,2%) phiếu kể tên được nhiều nhóm nghề cơ bản. Nhưng khi được hỏi về các chức danh cán bộ xã và những tiêu chuẩn chuyên môn nghề nghiệp cần phải có để làm việc ở các vị trí trong chính quyền xã thì học sinh chỉ biết được một cách chung chung. Qua tìm hiểu về nguyện vọng và thực lực của HS chúng tôi thấy, việc phân luồng học sinh để định hướng cho các em tìm hiểu những ngành nghề phù hợp với công việc, quan trọng hơn là để thực hiện đúng quy trình hướng nghiệp cho học sinh theo mục đích đào tạo của trường THPT cần thực hiện từ lớp 10. Theo kết quả điều tra về mức độ hiểu biết về ngành nghề định chọn của học sinh ( bảng 2.11) Bảng 2.11: Hiểu biết của học sinh về ngành nghề định chọn TT Nội dung Mức độ Rất Biết Biết Chưa biết Điểm 1 Những phẩm chất năng lực cần cho ngành nghề định chọn học hoặc thi vào 180 224 16 2,39 2 Những điều kiện để làm ngành nghề định chọn học hoặc thi vào 102 183 192 1,81 3 Trình độ đào tạo cần có để làm nghề 121 196 117 2,01 4 Tính chất lao động của ngành nghề định chọn học hoặc thi vào 116 195 130 1,97 5 Cơ hội phát triển của ngành nghề định chọn học hoặc thi vào 221 140 66 2,36 6 Nhu cầu của xã hội đối với ngành nghề định chọn học hoặc thi vào 213 124 59 2,38 7 Biết rõ mình nên thi vào trường đại học, trường cao đẳng hay học nghề 226 158 72 2,33 8 Điều kiện kinh tế của gia đình có thể đáp ứng được khi học sinh đăng ký ‎ thi vào ngành nghề mà học sinh chọn 134 205 110 2,05 Học sinh tự đánh giá mức độ hiểu biết về những điều kiện để làm ngành nghề là 1,81 điểm, trình độ đào tạo cần có để làm nghề là 2,01 điểm, tính chất lao động của ngành nghề định chọn là 1,97 điểm điều đó cho thấy mức độ hiểu biết của học sinh về những vấn đề này còn thấp, nhưng điểm đánh giá mức độ hiểu biết về cơ hội phát triển của ngành nghề 2,36; nhu cầu của xã hội đối với ngành nghề định chọn 2,38 là khá cao Thống kê ý kiến đóng góp và đề nghị về công tác GDHN trong các trường THPT Mường Khương có 223 phiếu chiếm 56,2% học sinh đều mong muốn tìm hiểu về ngành nghề và có điều kiện thử thách về năng lực cá nhân thông qua các hoạt động ngoại khoá. Theo kết quả điều tra học sinh (phiếu 2) 51,3% học sinh xác định có thể tìm thông tin về nghề nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng, 38,4% cho rằng có thể dùng mạng Internet để tìm hiểu thông tin về nghề. Như vậy có thể nhận định rằng đa số học sinh đã rất quan tâm tới thế giới nghề nghiệp và mong muốn tìm hiểu về nghề nghiệp trong đó có nghề làm cán bộ xã song, học sinh còn chưa có cơ hội để tìm hiểu chuyên sâu về tính chất lao động và những điều kiện cần phải có để làm nghề, một bộ phận học sinh còn chưa xác định được rõ nét nhiệm vụ phấn đấu tu dưỡng và còn chưa quan tâm đến tìm hiểu về nghề nghiệp có đến 36% học sinh không hiểu biết gì về các công việc của chính quyền xã. Có 51,2% học sinh được hỏi cho rằng GDHN theo hướng tạo nguồn cán bộ xã là rất cần thiết, 26,8% cho là cần thiết điều đó chứng tỏ đa số học sinh đã nhận thấy tầm quan trọng của GDHN theo hướng tạo nguồn cán bộ xã. 2.2.3.2. Thực trạng về quản lý GDHN ở các trường THPT theo hướng tạo nguồn đào tạo cán bộ xã ở huyện Mường Khương tỉnh Lào Cai 1) Về công tác quản lý Bảng 2.12: So sánh đánh giá của GV và HS về GDHN theo hướng tạo nguồn đào tạo cán bộ xã STT Nội dung Đánh giá của GV Đánh giá của HS T 4đ K 3đ TB 2đ Y 1đ Điểm TB T 4đ K 3đ TB 2đ Y 1đ Điểm TB 1 Cung cấp thông tin về các chức danh trong bộ máy chính quyền xã cho học sinh 5 12 11 1 2,7 82 93 104 151 2,2 2 Cung cấp thông tin về các ngành nghề cần phải trang bị khi làm việc ở các vị trí trong bộ máy chính quyền xã 4 10 13 2 2,68 74 35 124 212 1,93 3 Cung cấp thông tin về các trường dạy nghề cho học sinh 8 17 4 0 3,96 206 124 17 83 3,05 4 Cung cấp thông tin về trường hợp những người chưa học đại học nhưng vẫn thành đạt 8 11 9 1 2,89 45 33 136 225 1,76 5 Cung cấp thông tin về định hướng phát triển KT-XH ở địa phương cho học sinh 8 12 8 1 2,93 97 122 137 103 2,43 6 Cung cấp thông tin về thị trường lao động cho học sinh 9 13 6 1 3,03 89 75 34 213 2,09 7 Giúp học sinh tìm hiểu về khả năng, năng lực của bản thân để tư vấn hướng nghiệp làm cán bộ và phân luồng học sinh. 5 13 10 1 2,75 119 112 103 107 2,55 8 Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp theo kế hoạch rèn luyện những kỹ năng và hình thành phẩm chất của người cán bộ xã 9 12 7 1 3,0 118 80 110 127 2,43 9 Giáo dục ý thức phấn đấu rèn luyện để có phẩm chất, kỹ năng của người cán bộ dân tộc thiểu số theo các tiêu chí cụ thể 5 13 10 1 2,75 297 68 32 36 3,52 Theo kết quả điều tra (bảng 2.12) tác giả thấy đánh giá của giáo viên và học sinh có sự chênh lệch. Hầu như tất cả điểm số của giáo viên cao hơn học sinh điều này cho thấy nhận định của giáo viên có phần chủ quan về hiệu quả của giáo dục hướng nghiệp theo hướng tạo nguồn cán bộ xã, nhất là việc cung cấp thông tin về nghề nghiệp cần thiết để làm ở các vị trí trong chính quyền xã. Đa số điểm bình quân đều dưới mức khá chứng tỏ việc thực hiện GDHN cho học sinh mới chỉ ở mức hình thức chưa chú ý tới giáo dục đặc thù theo nhiệm vụ chính trị của nhà trường. Các nội dung 7,8,9 đều cho thấy việc GDHN theo hướng tạo nguồn cán bộ chưa được thực hiện một cách có hiệu quả và định hướng rõ ràng điểm số của nội dung 7,8 chỉ đạt trên mức TB, sự chênh lệch điểm số ngược lại ở nội dung 9 chứng tỏ phía giáo viên thực ra chưa được chỉ đạo GDHN theo tiêu chí cụ thể nào nên đánh giá ở mức thấp, còn học sinh vì chưa phân biệt được tiêu chí về năng lực làm cán bộ nên còn hiểu chung chung do vậy đánh giá cao hơn. Điều này chứng tỏ trong công tác quản lý chưa chú ý tới lập kế hoạch tổ chức thực hiện và chỉ đạo về GDHN đặc thù. Qua đánh giá của giáo viên về các hình thức tổ chức GDHN (bảng 2.13) thì hình thức tổ chức các buổi sinh hoạt hướng nghiệp và cho học sinh tham quan học tập các cơ sở sản xuất trong địa bàn tỉnh được đánh giá ở mức khá, còn lại là ở mức trên trung bình, việc tổ chức các hoạt động GDHN thuộc quy định của chương trình GDHN THPT mới đã thực hiện ở lớp 11 và 10 cho nên đã được chú ý và tổ chức có bài bản hơn, hình thức này được học sinh khối 10 và khối 11 đánh giá cao hơn khối 12, xong những hình thức khác không được đánh giá cao mặc dù vẫn thuộc 4 con đường GDHN trong trường phổ thông đã được hướng dẫn thực hiện từ lâu nay. Nhà trường chưa thành lập ban tư vấn hướng nghiệp mà giao nhiệm vụ luôn cho hai giáo viên dạy môn hướng nghiệp khối 10 và 11 chịu trách nhiệm chính. Bảng 2.13: Thống kê kết quả điều tra giáo viên đánh giá về công tác tổ chức GDHN TT Hình thức tổ chức T K TB Y Điểm TB 1 Tư vấn hướng nghiệp. 5 9 8 7 2,4 2 Tổ chức cho học sinh đi tham quan các trường đại học, cao đẳng. 7 12 9 1 2,86 3 Tổ chức cho học sinh đi tham quan các trường TCCN, trường nghề. 7 9 7 6 2,58 4 Tổ chức cho học sinh đi tham quan các cơ sở sản xuất, các nông trường, lâm trường, HTX nuôi trồng thuỷ hải sản có trong địa bàn. 14 7 8 3,2 5 Tổ chức thi tìm hiểu nghề. 8 10 5 6 2,68 6 Tổ chức các buổi sinh hoạt hướng nghiệp. 13 9 7 3,2 7 Lồng ghép GDHN vào các môn văn hoá. 9 5 13 2 2,72 2) Năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm về GDHN của giáo viên Điểm đánh giá của học sinh về các nội dung có liên quan đến công việc làm cán bộ xã thấp chứng tỏ sự hiểu biết của giáo viên về những kiến thức liên quan đến GDHN đặc thù nói chung và GDHN theo hướng tạo nguồn cán bộ xã nói riêng chưa đầy đủ, học sinh chưa có được những thông tin này từ phía giáo viên. Hướng nghiệp qua hoạt động dạy học các bộ môn văn hoá, khoa học cơ bản và tư vấn hướng nghiệp được đánh giá thấp chứng tỏ năng lực thực hiện GDHN thông qua con đường dạy học các môn văn hoá, tư vấn hướng nghiệp của giáo viên còn hạn chế. 3) Công tác kết hợp các lực lượng tham gia GDHN trong nhà trường Qua kết quả thăm dò ý kiến học sinh thống kê ở các bảng 2.5; 2.6; 2.7, tác giả nhận thấy mức độ ảnh hưởng của các đối tượng thuộc lực lượng làm nhiệm vụ giáo dục trong nhà trường không đồng đều chỉ tập trung vào GVCN, và giáo viên được phân công làm nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp. Trong khi nhiệm vụ này phải được tất cả các đối tượng quan tâm nhất là đối với các trường THPT huyện Mường Khương tỉnh Lào Cai, điều này chứng tỏ việc kết hợp giữa các lực lượng trong nhà trường tham gia giáo dục hướng nghiệp chưa được chú ý tổ chức thành một hệ thống chặt chẽ, chưa phân công trách nhiệm rõ ràng nhất là các tổ chức đoàn thể chưa được phát huy hết tác dụng của chức năng nhiệm vụ mà tổ chức đó đảm nhận trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh. 4) Về công tác xã hội hoá GDHN Kết quả điều tra (bảng 2.14) đã phản ánh cả giáo viên và học sinh đều xác định công tác xã hội hoá GDHN mới chỉ dừng lại ở việc kết hợp với cơ sở GDHN là Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp để dạy nghề phổ thông cho học sinh chứ chưa chú ý đến liên kết đào tạo hay tổ chức hướng nghiệp theo hướng tạo nguồn cán bộ xã, mặc dù theo đánh giá thực trạng môi trường xã hội nêu ở phần (Phụ lục 1) thì hoàn toàn có thể phát huy được thế mạnh này ngay trong địa bàn tỉnh, nội dung 2 được cho điểm thấp nhất học sinh đánh giá 1,5 đ giáo viên đánh giá 1,86 đ dưới mức trung bình. Bảng 2.14: So sánh đánh giá của giáo viên và học sinh về xã hội hoá GDHN S TT Nội dung Đánh giá của GV Đánh giá của học sinh T 4đ K 3đ TB 2đ Y 1đ Điểm TB T 4đ K 3đ TB 2đ Y 1đ Điểm TB 1 Liên hệ với trường dạy nghề ở địa phương để giới thiệu học sinh đến học nghề hoặc đến dạy tại trường 13 11 5 0 3,62 92 239 75 36 2,87 2 Liên hệ với các cơ sở giáo dục khác để trang bị kiến thức, hiểu biết có liên quan đến nghề cán bộ xã cho học sinh nhằm chuẩn bị nguồn cán bộ xã cho địa phương 4 2 9 14 1,86 0 28 173 257 1,5 3 Kết hợp với các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề để tư vấn cho học sinh chọn ngành nghề. 5 15 9 0 3,17 68 55 81 223 1,92 4 Tổ chức cho những người do không có điều kiện học đại học những vẫn thành đạt đã làm cán bộ xã, phường, hoặc các doanh nhân đến tuyên truyền về nghề nghiệp. 6 5 6 12 2,17 78 73 116 174 2,12 5) Về quản lý CSVC phục vụ cho các hoạt động GDHN Trong điều kiện đang đổi mới giáo dục THPT, CSVC thiết bị phục vụ cho dạy học và giáo dục đang được ngành giáo dục chú ý đầu tư đồng bộ vì vậy về chuẩn bị CSVC được đánh giá đầy đủ song vấn đề quản lý và tổ chức sử dụng sao cho có hiệu quả cần phải được các nhà quản lý quan tâm và chú ý. Về tài liệu chưa được quan tâm tìm hiểu và đầu tư nên chỉ được đánh giá ở mức trên trung bình (bảng 2.15). Bảng 2.15: Đánh giá của GV về công tác quản lý cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động GDHN STT Nội dung Đánh giá của GV T 4đ K 3đ TB 2đ Y 1đ Điểm TB 1 Chuẩn bị CSVC và các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ cho GDHN như: - Sách tham khảo về GDHN - Băng hình phục vụ cho GDHN - Máy chiếu, thiết bị phục vụ cho giờ dạy GDHN, dạy nghề phổ thông, dạy kỹ thuật công nghệ tổ chức các buổi SHHN - Các trắc nghiệm dùng để tư vấn hướng nghiệp 9 14 6 0 3,44 2 Các tài liệu sách báo cung cấp thông tin về nghề nghiệp và các trường đại học, cao đẳng, TCCN và trường dạy nghề cho học sinh. 5 14 10 0 2,48 3 Tạo nguồn kinh phí cho GDHN. 2 14 13 0 2,96 Nguồn kinh phí cho giáo dục và đào tạo nói chung, cho công tác GDHN nói riêng là nguồn ngân sách nhà nước cấp, các trường THPT huyện Mường Khương tỉnh Lào Cai là vùng cao không có nguồn thu nào khác do vậy kinh phí còn eo hẹp và ảnh hưởng nhiều đến việc triển khai chương trình chính khoá cũng như ngoại khoá phục vụ cho hoạt động GDHN. Nhà trường cũng chưa có góc hướng nghiệp để có những trang thiết bị cần thiết cho các công tác chuyên sâu về tư vấn hướng nghiệp, đa số giáo viên được hỏi đều khẳng định tìm thông tin về GDHN qua các phương tiện thông tin đại chúng và thư viện của trường. Điều này cũng chứng tỏ các nhà quản lý chưa quan tâm liên hệ phát huy những nguồn lực của các cơ sở giáo dục trong địa bàn tỉnh để triển khai GDHN cho học sinh. 2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GDHN Ở CÁC TRƯỜNG THPT THEO HƯỚNG TẠO NGUỒN ĐÀO TẠO CÁN BỘ XÃ Ở HUYỆN MƯỜNG KHƯƠNG TỈNH LÀO CAI 2.3.1. Một số thành tựu Qua phân tích thực trạng quản lý GDHN ở các trường THPT huyện Mường Khương tỉnh Lào Cai từ năm 2005 trở lại đây cho thấy có những ưu điểm sau đây: - Quản lý thực hiện các nội dung, hình thức GDHN cho học sinh ngày càng phong phú và đa dạng góp phần quan trọng vào việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo của nhà trường. - Việc tổ chức GDHN đã bước đầu góp phần tích cực vào việc chuẩn bị cho một bộ phận học sinh những phẩm chất cơ bản của người cán bộ DTTS bước vào cuộc sống lao động sản xuất xây dựng quê hương và học tập lên cao hơn. - Quản lý giáo dục hướng nghiệp đã từng bước dịch chuyển, đổi mới về nội dung, hình thức, thực hiện nghiêm túc chương trình GDHN đối với các lớp 10, 11 phù hợp với yêu cầu của chương trình giáo dục THPT hiện nay và đã cập nhật được phương hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước. 2.3.2. Một số tồn tại Chất lượng, hiệu quả của quản lý GDHN nhìn chung còn nhiều hạn chế. Đặc biệt chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển giáo dục nói chung cũng như mục tiêu giáo dục của các trường THPT nói riêng là tạo nguồn đào tạo cán bộ DTTS cấp cơ sở có chất lượng cao phục vụ cho sự đổi mới kinh tế - xã hội ở địa phương trong giai đoạn hiện nay. Nhiều học sinh sau khi ra trường do chưa được sự chuẩn bị về những năng lực, phẩm chất cần thiết của người cán bộ đã gặp rất nhiều khó khăn trong công tác khi được chính quyền chú ý bồi dưỡng sử dụng vào những vị trí làm việc có chuyên môn về nghề trong chính quyền cấp xã, bởi vì những kỹ năng có thể được hình thành ngay trong nhà trường phổ thông như: sử dụng máy tính, soạn thảo văn bản tổ chức vận động quần chúng tham gia các hoạt động văn hoá, xã hội bảo vệ môi trường, chăm sóc sức khoẻ ban đầu, ngôn ngữ dân tộc, những hiểu biết cơ bản: về văn hoá dân tộc, về truyền thống lịch sử của địa phương; về tầm quan trọng của an ninh biên giới; Vai trò chính trị, về canh tác nông lâm nghiệp vv... chưa được chú ý trong quá trình giáo dục của nhà trường một cách có hệ thống, có chủ đích rõ ràng. Những kỹ năng và hiểu biết đó đa phần sẽ được hình thành và rèn luyện qua 4 con đường của GDHN: Qua các môn học, hoạt động LĐSX, sinh hoạt hướng nghiệp và qua hoạt động ngoại khoá. Qua đánh giá chất lượng học sinh sau ra trường cả 4 con đường để hướng nghiệp cho học sinh theo hướng tạo nguồn cán bộ DTTS đều chưa được thực hiện một cách đầy đủ và có kết quả. Chính vì vậy đa số học sinh chuẩn bị tốt nghiệp ít có hiểu biết về tầm quan trọng, đặc điểm của những ngành nghề cần thiết cho các chức danh công chức trong chính quyền xã, để có sự chuẩn bị định hướng theo học các ngành nghề chuyên môn phù hợp với năng lực học tập. Bên cạnh đó vì chưa được tư vấn một cách đầy đủ về năng lực cá nhân và hình thành lý tưởng, ý thức về quê hương, dân tộc nên việc chọn ngành nghề của các em chủ yếu dựa vào cảm tính và tập trung vào ngành nghề có thu nhập cao, có vị thế cao trong xã hội để thoát ly khỏi quê hương làng bản của mình trong điều kiện thực lực của bản thân không đáp ứng được yêu cầu của những vị trí làm việc và những ngành nghề đó. 2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại 2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan - Hạn chế về nhận thức của cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên về tầm quan trọng của GDHN theo hướng tạo nguồn cán bộ, tính chuyên biệt của GDHN trong các nhà trường; từ đó liên quan đến công tác lập kế hoạch, chỉ đạo, tổ chức thực hiện GDHN chưa có chủ đích theo hướng thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường. Cũng vì thế đội ngũ giáo viên chưa xác định được nhiệm vụ GDHN đặc thù của loại hình trường THPT vùng cao mà triển khai thực hiện trong quá trình giáo dục học sinh. - Trình độ, năng lực để quản lý và thực hiện GDHN cho học sinh của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên còn hạn chế. - Chất lượng đầu vào của học sinh còn thấp, nhất là những học sinh học theo chương trình phổ cập giáo dục ở bậc THCS, tư tưởng và nghị lực phấn đấu của một bộ phận học sinh của những dân tộc rất ít người thuộc diện ưu tiên đặc biệt chưa tốt còn ngại học tập, rèn luyện. - Công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh chưa được các đoàn thể, tổ chức trong nhà trường cùng quan tâm thực hiện, chưa phát huy được vai trò của hoạt động ngoài giờ lên lớp để hình thành những phẩm chất năng lực cần thiết của người cán bộ cho số đông học sinh. - Đội ngũ giáo viên còn thiếu chưa có giáo viên làm chuyên môn hướng nghiệp. - Công tác xã hội hoá, huy động các nguồn lực cho GDHN của các trường chưa thực hiện có hiệu quả, các nhà trường cũng chưa chú ý đến khai thác thế mạnh của chế độ chính sách ở địa phương có liên quan đến ưu tiên và sử dụng học sinh dân tộc thiểu số, để đào tạo cán bộ cấp cơ sở, kết nối chặt chẽ với GDHN, tạo cơ hội cho học sinh được đào tạo thêm chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện kỹ năng trong phạm vi nhận thức của mình. - Nguồn tài chính phục vụ cho GDHN còn phụ thuộc vào ngân sách được cấp. CSVC, tài liệu phục vụ cho GDHN còn chưa được trang bị đầy đủ nhất là CSVC thiết bị phục vụ cho tư vấn hướng nghiệp 2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan - Các cấp chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm đến việc tạo điều kiện sử dụng học sinh tốt nghiệp các trường THPT, còn hiện tượng lãng phí nhân lực do chính quyền cấp xã chưa thu hút sự tham gia của học sinh đã tốt nghiệp - Việc theo dõi hiệu quả sau đào tạo đối với đối tượng học sinh tốt nghiệp THPT được đi học cử tuyển của ngành giáo dục và các trường THPT trong huyện còn chưa sát sao, chưa có thống kê đầy đủ về số lượng học sinh đã tốt nghiệp các trường chuyên nghiệp về phục vụ tại địa phương. - Tác động của nền kinh tế thị trường cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý chọn nghề, ý chí, lý tưởng phấn đấu của một bộ phận học sinh. 2.3.4. Một số vấn đề cấp thiết đặt ra cần giải quyết trong quản lý GDHN của hiệu trưởng các trường THPT theo hướng tạo nguồn đào tạo cán bộ xã ở huyện Mường Khương tỉnh Lào Cai Xuất phát từ cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và đánh giá thực trạng quản lý GDHN của hiệu trưởng các trường THPT huyện Mường Khương, chúng tôi nhận thấy có 5 vấn đề cấp thiết đặt ra cần giải quyết là: Công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về GDHN theo hướng tạo nguồn cán bộ. Bồi dưỡng năng lực và nghiệp vụ sư phạm về GDHN nói chung và GDHN đặc thù ở trường THPT cho giáo viên. GDHN nhằm chuẩn bị năng lực phẩm chất cho người cán bộ xã theo các chức danh. Công tác xã hội hoá GDHN Huy động nguồn tài chính và CSVC cho GDHN Những vấn đề này là những nội dung chính của các biện pháp quản lý GDHN ở các trường THPT sẽ được đề xuất ở chương 3 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 Qua nghiên cứu về những yếu tố môi trường tác động đến giáo dục hướng nghiệp cho học sinh các trường THPT huyện Mường Khương (trình bày ở phụ lục 1) và thực trạng quản lý GDHN ở các trường THPT huyện Mường Khương, tác giả nhận thấy trong bối cảnh về KT - XH, quá trình chỉ đạo thực hiện các biện pháp quản lý tuy chưa đạt được những yêu cầu như mong muốn nhưng cũng đã có được những thành công ban đầu; bên cạnh đó cũng có không ít những hạn chế, thiếu sót. Những thành công có được trong quản lý GDHN là do tập thể sư phạm nhà trường mà trước hết là Hiệu trưởng có nhận thức được vị trí, tầm quan trọng của hoạt động GDHN, từ đó có sự nỗ lực trong chỉ đạo, trong tổ chức và trong thực hiện các biện pháp quản lý GDHN. Những hạn chế của hoạt động GDHN theo hướng tạo nguồn cán bộ, và công tác quản lý hoạt động GDHN trong nhà trường cũng có nguyên nhân của vấn đề nhận thức và một số nguyên nhân khác của quản lý GDHN như: chưa phát huy sức mạnh của tập thể sư phạm, của các lực lượng đoàn thể nhà trường, của gia đình học sinh, của các lực lượng xã hội; chưa quan tâm xây dựng các điều kiện cho hoạt động GDHN như cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ, xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên hướng nghiệp... Trong những nguyên nhân nêu lên những hạn chế của công tác quản lý hoạt động GDHN ở các trường THPT huyện Mường Khương, nguyên nhân chủ quan thuộc trách nhiệm quản lý của nhà trường. Trong quá trình quản lý, nhà trường chưa có biện pháp tốt để phát huy sức mạnh của tập thể sư phạm, của các lực lượng đoàn thể nhà trường, của cha mẹ học sinh, của các lực lượng xã hội. Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi của các nguyên nhân trên là vấn đề nhận thức. Có thể nói, dù hoạt động GDHN có bước chuyển biến trong các trường học nhưng hiệu trưởng, CBQL, giáo viên mà trước hết là hiệu trưởng vẫn chưa đặt GDHN vào đúng tầm, đúng vị trí như quan điểm của Đảng, của ngành của các cấp lãnh đạo tỉnh đã đề ra; GDHN vẫn bị xem là loại hoạt động thứ hai sau dạy văn hoá, khoa học cơ bản và chưa được xác định rõ tính đặc thù của GDHN trong các trường vùng cao. Chỉ khi nào vấn đề nhận thức trên được giải quyết tốt, nhà trường mới tập trung cho GDHN và khi đó GDHN mới thật sự mang lại hiệu quả thiết thực cho học sinh. Nhà trường khi ấy mới thực sự là cái nôi đào tạo nguồn cán bộ DTTS cho huyện. Trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài, chưa thể đề ra được đầy đủ các biện pháp để giải quyết được tất cả những vấn đề nêu trong thực trạng, chỉ tập trung vào một số những vấn đề cấp thiết cần giải quyết nhằm đạt được mục tiêu GDHN theo hướng tạo nguồn cán bộ xã trong giai đoạn hiện nay. Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG THPT THEO HƯỚNG TẠO NGUỒN ĐÀO TẠO CÁN BỘ XÃ Ở HUYỆN MƯỜNG KHƯƠNG TỈNH LÀO CAI 3.1. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC ĐỂ XÂY DỰNG BIỆN PHÁP Căn cứ vào thực trạng tình hình KT - XH và những chủ trương, chính sách của Tỉnh Lào Cai, huyện Mường Khương về GDDT nói chung và nhiệm vụ của nhà trường trong giai đoạn hiện nay để đưa ra các biện pháp quản lí GDHN đạt mục tiêu đã đề ra. Các biện pháp được đưa ra phải xuất phát từ mục tiêu của giáo dục về xây dựng mô hình nhân cách con người Việt Nam trong thời kì mới. Mà tập trung nhất là về các mặt tư tưởng và đạo đức, thẩm mỹ và kỹ thuật, trình độ hiểu biết về kỹ thuật phổ thông và kỹ năng sản xuất nông - lâm - công nghiệp và về quản lý kinh tế, quản lý xã hội phải được nâng cao hơn. Sau khi tốt nghiệp THPT, học sinh có thể thích ứng nhanh chóng với công việc cải tạo và xây dựng cuộc sống mới ở các vùng dân tộc và có thể đào tạo tiếp thành cán bộ. Từ các căn cứ đã nêu ở trên, để xây dựng các biện pháp QL GDHN ở các trường THPT huyện Mường Khương tỉnh Lào Cai, cần dựa vào những nguyên tắc cơ bản sau đây: Một là, các biện pháp phải đảm bảo tính khả thi, phù hợp với thực tiễn ở các trường THPT trong huyện. Hai là, các biện pháp phải có tính hệ thống và đồng bộ, có tác động vào các yếu tố, các khâu của quá trình QL GDHN của nhà trường. Ba là, các biện pháp phải phát huy được tính tích cực, tự giác của học sinh và tập thể giáo viên trong nhà trường trong hoạt động GDHN. Bốn là, các biện pháp phải phát huy được vai trò chủ đạo của nhà trường đối với các lực lượng xã hội trong quá trình QL GDHN. Năm là, các biện pháp phải phát huy được tính tích cực của các chủ thể, đặc biệt là các cán bộ quản lí thuộc chính quyền các cấp (bản, xã, huyện, tỉnh..) và các lực lượng xã hội khác. 3.2. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG THPT THEO HƯỚNG TẠO NGUỒN ĐÀO TẠO CÁN BỘ XÃ Ở HUYỆN MƯỜNG KHƯƠNG TỈNH LÀO CAI 3.2.1. Quản lý việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh về GDHN theo hướng tạo nguồn cán bộ 3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp Biện pháp này nhằm làm cho các đối tượng cần tuyên truyền hiểu rằng: Mục đích tạo nguồn đào tạo cán bộ là mục đích hàng đầu của hệ thống trường THPT. Muốn đạt được mục đích này thì GDHN theo hướng tạo nguồn đào tạo cán bộ cấp cơ sở có vai trò rất quan trọng, vì GDHN gắn với phân luồng học sinh, gắn với yêu cầu phát triển KT-XH và nhu cầu về xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở của từng địa phương trong từng giai đoạn. GDHN giúp cho mọi người hiểu rằng học lên đại học, cao đẳng không phải là con đường duy nhất để vào đời mà còn nhiều con đường khác để lập thân, lập nghiệp, với năng lực của bản thân cùng với sự chuẩn bị về nhân cách phẩm chất người cán bộ cấp cơ sở, mỗi người có thể tiếp cận với công việc trong chính quyền xã khi được chú ý trưng dụng, đề bạt. GDHN theo hướng tạo nguồn cán bộ xã là một biện pháp n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_van_bien_phap_quan_ly_giao_duc_huong_nghiep_cua_hieu_tr.doc
Tài liệu liên quan