Luận án Sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc của cộng hòa Ấn Độ trong giai đoạn 1950 - 1964

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 6

1.1. Các kết quả nghiên cứu đã công bố 6

1.2. Những vấn đề chưa được giải quyết nhìn từ phía Việt Nam 21

1.3. Những vấn đề luận án tập trung làm rõ 22

Chương 2: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ NGHIỆP CỦNG

CỐ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HÒA ẤN ĐỘ TRONG GIAI ĐOẠN

1950 - 1964 24

2.1. Tình hình thế giới và khu vực Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai 24

2.2. Tình hình Ấn Độ sau khi được tự trị 31

Chương 3: NỘI DUNG CỦNG CỐ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG

HÒA ẤN ĐỘ TRONG GIAI ĐOẠN 1950 - 1964 51

3.1. Trên lĩnh vực kinh tế 51

3.2. Trên lĩnh vực chính trị 61

3.3. Trên lĩnh vực ngoại giao 75

3.4. Trên lĩnh vực quốc phòng - an ninh 99

3.5. Trên lĩnh vực văn hóa - xã hội 110

Chương 4: NHẬN XÉT VỀ SỰ NGHIỆP CỦNG CỐ ĐỘC LẬP DÂN TỘC

CỦA CỘNG HÒA ẤN ĐỘ TRONG GIAI ĐOẠN 1950 - 1964 VÀ KINH

NGHIỆM ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN 117

4.1. Đánh giá chung 117

4.2. Kinh nghiệm từ sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc của Cộng hòa

Ấn Độ đối với các nước đang phát triển 143

KẾT LUẬN 149

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN

QUAN TỚI LUẬN ÁN 151

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152

CHÚ GIẢI 161

PHỤ LỤC 164

pdf192 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 557 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc của cộng hòa Ấn Độ trong giai đoạn 1950 - 1964, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ến một vùng lãnh thổ ở Akshi Chin rộng khoảng 36.000km2 thành lãnh thổ Trung Quốc. Từ năm 1959 đến 1962, mâu thuẫn biên giới Ấn - Trung ngày càng gay gắt đến mức không thể kiểm soát. Trong giai đoạn này, hợp tác quân sự và thương mại Xô - Ấn tăng nhanh càng khiến cho Trung Quốc có cơ sở để cho rằng Liên Xô ủng hộ Ấn Độ. Sau nhiều cuộc hội đàm thất bại, ngày 20/10/1962, Trung Quốc đơn phương phát động cuộc chiến tranh quy mô lớn trên toàn tuyến biên giới Ấn Độ. Qua một tháng tấn công và tiến sâu vào lãnh thổ Ấn Độ cách đường McMahon từ 80km đến 100km, ngày 21/11/1962, Trung Quốc tuyên bố ngừng bắn và rút quân về đường kiểm soát ngày 7/11/1959. Thực tế, với ưu thế về quân sự của mình, sự chủ quan về “bức tường thành Himalaya không thể công phá” của J. Nehru, Trung Quốc đã giành thắng lợi áp đảo đối với Ấn Độ. “Đường kiểm soát ngày 7/11/1959” trở thành biên giới thật sự giữa hai nước đến tận ngày nay [12, tr.47]. Sau năm 1962, quan hệ hai nước vẫn tiếp tục xấu đi. Trung Quốc chuyển sang thân thiện với Pakistan, gây sức ép và kiềm chế Ấn Độ. Tháng 3/1963, Trung Quốc và Pakistan ký Hiệp định biên giới (Chú giải 8), trong đó Trung Quốc tuyên bố thừa nhận quyền kiểm soát của Pakistan ở Kashmir và vấn đề tranh chấp Kashmir là có tồn tại. Ấn Độ phản đối Hiệp định và không thừa nhận giá trị pháp lý của nó. Song song với việc ủng hộ chính trị, Trung Quốc còn tích cực viện trợ kinh tế và quân sự cho Pakistan, lôi kéo nước này chuẩn bị Hội nghị Á - Phi lần 2, nhằm cô lập Ấn Độ và Liên Xô trong Phong trào không liên kết. Từ năm 1964, Trung Quốc tuyên bố hoàn toàn ủng hộ Pakistan trong vấn đề Kashmir và trong trường hợp Pakistan bị tấn công bất cứ từ phía nào. Như vậy, từ quan hệ thân thiện dựa trên những nét tương đồng xuất phát từ lợi ích của cả hai nước trong bối cảnh Chiến tranh lạnh, quan hệ Ấn Độ - Trung 81 Quốc trở nên căng thẳng thậm chí là thù địch từ chiến tranh Trung - Ấn năm 1962. Với Ấn Độ, sau cuộc xung đột biên giới, Ấn Độ luôn cảnh giác và hoài nghi chính sách của Trung Quốc, và cho rằng đây là mối nguy cơ tiềm tàng ở phương bắc. Để đối phó với nguy cơ đó, Ấn Độ tăng cường quan hệ với Liên Xô và dần cải thiện quan hệ với Mỹ. Mặt khác, Ấn Độ tăng cường đầu tư xây dựng, củng cố nền quốc phòng hiện đại, đảm bảo an ninh biên giới phía Bắc trong sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc. 3.3.2. Quan hệ với các siêu cường Liên Xô, Mỹ 3.3.2.1. Với Liên Xô Có thể nói, quan hệ Ấn Độ - Liên Xô là mối quan hệ giữa một siêu cường, một cực trong Trật tự hai cực với một nước rộng lớn, có vị thế quan trọng trong thế giới thứ ba và ở châu Á. Do vậy, nó không chỉ là quan hệ đơn thuần giữa hai quốc gia mà còn tác động qua lại sâu rộng với tổng thể các mối quan hệ quốc tế trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Mục tiêu chiến lược và động lực của Ấn Độ trong quan hệ với Liên Xô là đảm bảo vị thế một nước lớn trong khu vực và thế giới, duy trì và thực hiện sự độc lập, khách quan trong quá trình phát huy vai trò đứng đầu thế giới thứ ba theo đường lối không liên kết. Mặt khác, Ấn Độ cũng mong muốn thông qua mối quan hệ này để phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề trong nước, khẳng định vai trò nước lớn ở khu vực Nam Á và Cận Đông. Khởi đầu mối quan hệ giữa hai nước trong giai đoạn 1947 - 1950, dù có chuyển biến nhưng chỉ là những thái độ lạnh nhạt, chưa thật sự tạo nên bước ngoặt lớn. Trong nhận thức ban đầu của Liên Xô, Ấn Độ vẫn là nước đang chịu ảnh hưởng đến từ chủ nghĩa đế quốc. Khi Ấn Độ tuyên bố độc lập, quan hệ hai nước có điều kiện thuận lợi để tìm hiểu và xích lại gần nhau. Nhận thức của Liên Xô đối với Ấn Độ có dấu hiệu ấm dần lên trước khi J. Stalin qua đời. Bởi lẽ thái độ của Ấn Độ đối với vấn đề Triều Tiên, vị trí của Trung Quốc ở Liên hợp quốc, cùng với tư duy đối ngoại rõ ràng, đã có tác động tích cực đến lập trường của J. Stalin. Quan trọng hơn là những động thái của Mỹ đối với khu vực Nam Á như tăng cường quan hệ với Pakistan và sự tham gia của nước này vào các tổ chức quân sự khu vực đe dọa lợi ích chiến lược của Liên Xô, buộc 82 Moscow phải tìm kiếm một tiếng nói chung mạnh mẽ hơn từ khu vực Nam Á. Sự thay đổi chính sách của Liên Xô đối với Ấn Độ diễn ra trong bối cảnh cuối năm 1953, Mỹ ký với Pakistan hiệp ước viện trợ quân sự và xây dựng căn cứ quân sự gần biên giới Liên Xô. Trong tuyên bố ngày 24/2/1954, Chính phủ Liên Xô lên án việc Mỹ xây dựng căn cứ quân sự ở Pakistan đe dọa sự toàn vẹn lãnh thổ của Liên Xô, đồng thời khẳng định biến Thổ Nhĩ Kỳ và Pakistan thành đồng minh của Mỹ là “đạo luật chiến tranh”. Từ năm 1954, sau sự ra đời của SEATO và Hiệp ước Baghdad (Sau đổi tên thành Khối Hiệp ước Trung tâm (Central Treaty Organisation) - viết tắt là CENTO), quân đội Pakistan được trang bị vũ khí bởi Mỹ đã không chống cộng sản mà chủ yếu là chống lại Ấn Độ. Đây là những dấu hiệu rõ nét về sự thay đổi quan điểm của Liên Xô xuất phát từ sự thay đổi cá nhân lãnh đạo ở Kremli và đặc biệt là những biến động quan trọng trong khu vực Nam Á. Sau khi J. Stalin qua đời, quan hệ hai nước có những thay đổi bước ngoặt. Dấu hiệu đầu tiên là lời phát biểu của M. Malenkov - Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô tại Xô viết tối cao vào tháng 8/1953: Vị trí quá rộng lớn của một đất nước như Ấn Độ là hết sức quan trọng đối với việc củng cố hòa bình ở phương Đông. Ấn Độ đã cống hiến một cách đáng kể cho những nỗ lực của những nước yêu chuộng hòa bình bằng việc kết thúc chiến tranh ở Triều Tiên, mối quan hệ với Ấn Độ ngày càng lớn mạnh, văn hóa và kinh tế đang trên đà phát triển. Chúng tôi hy vọng rằng mối quan hệ giữa Ấn Độ và Liên Xô sẽ tiếp tục phát triển và lớn mạnh dựa trên nguyên tắc chủ đạo là hợp tác thân thiện [93, tr.3]. Có thể nhận thấy, những chuyển biến về nhận thức của Liên Xô trong việc cải thiện quan hệ với Ấn Độ vừa phản ánh nhu cầu tất yếu thúc đẩy quan hệ, vừa phù hợp với lợi ích dân tộc của hai quốc gia ở khu vực Nam Á trước tình hình mới. Quan hệ của hai nước được xem là tạo ra một bước ngoặt mới trong chuyến thăm Liên Xô từ ngày 7 đến 23/6/1955 của Thủ tướng J. Nehru. Tại đây, Ấn Độ được Liên Xô tiếp đón một cách nồng hậu, đặc biệt là đối với một nước phi cộng sản như Ấn Độ. Tuyên bố chung nêu rõ: “Người đứng đầu hai chính phủ tin 83 tưởng rằng, với Năm nguyên tắc cơ bản trong tuyên bố này, là cơ sở cho sự phát triển của quan hệ hợp tác văn hóa, kinh tế, khoa học kỹ thuật giữa hai nước” [119, tr.76]. Chuyến thăm của Thủ tướng J. Nehru có ý nghĩa hết sức quan trọng, đánh dấu sự thay đổi căn bản nhận thức của Liên Xô về Ấn Độ và con đường không liên kết do Ấn Độ khởi xướng, mở ra giai đoạn phát triển mới trong quan hệ hai nước. Sau chuyến thăm của Thủ tướng J. Nehru, từ ngày 17/11 đến 14/12/1955. Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô N. Khrushchev và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô N. Bulganin cùng nhiều quan chức cao cấp đã thăm chính thức Ấn Độ. Trong 3 tuần ở Ấn Độ, hai nhà lãnh đạo Liên Xô có nhiều cuộc hội đàm với lãnh đạo và các đoàn thể chính trị Ấn Độ ở thủ đô New Delhi. Phát biểu trước Quốc hội Ấn Độ, N. Khrushchev khẳng định: Ở đây, tại Quốc hội Ấn Độ, tôi quả quyết rằng tình hữu nghị của nhân dân chúng ta bao thế kỷ vẫn phát triển và không hề bị lu mờ vì những xung đột và xích mích. Ngày nay, Ấn Độ đã giành được độc lập và chủ quyền quốc gia, những quan hệ thân thiện giữa hai nước chúng ta lại càng được củng cố, phù hợp với lợi ích sống còn của hai dân tộc chúng ta, phù hợp với 5 nguyên tắc chung sống do Ấn Độ và Trung Quốc đề ra [53, tr.26]. Như vậy, chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao của Liên Xô sang Ấn Độ đạt được những kết quả to lớn trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa xã hội cũng như trong các vấn đề quốc tế. Theo đó, từ năm 1955, Liên Xô đã hoàn toàn ủng hộ Ấn Độ về vấn đề chủ quyền đối với khu vực Kashmir, và từ năm 1956, Liên Xô còn đe dọa sử dụng quyền phủ quyết của mình trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đối với các nghị quyết bất lợi cho Ấn Độ về vấn đề Kashmir. Đặc biệt, xuất phát từ sự tương đồng trong mục tiêu chống lại chủ nghĩa thực dân, Liên Xô tỏ rõ thái độ của mình đối với vấn đề thu hồi Goa, Diu, Daman từ thực dân Bồ Đào Nha, xem đó như là một giải pháp góp phần thủ tiêu hoàn toàn chủ nghĩa thực dân trên đất nước Ấn Độ. Ngoài ra, trên cơ sở Năm nguyên tắc chung sống hòa bình, hai nước còn nhấn mạnh sự đồng nhất trong việc phát triển quan hệ hữu nghị giữa các nước có chế độ chính trị khác nhau, thúc đẩy giải quyết hòa bình về vấn đề Đức; vấn đề Triều Tiên và Đông Dương 84 Con đường xây dựng và phát triển nền kinh tế mà Ấn Độ đã chọn là dựa trên vai trò quy hoạch và dẫn đường của lĩnh vực công nghiệp, đặc biệt là trong ngành công nghiệp nặng và lấy sở hữu nhà nước làm nền tảng. Chính điều này đưa Ấn Độ gần gũi hơn với Liên Xô. Trong khi các cường quốc phương Tây, đặc biệt là Mỹ, do dự viện trợ, thì Liên Xô lại sẵn sàng tiên phong với sự hỗ trợ trong việc xây dựng Nhà máy thép Bhilai vào năm 1956. Sau đó, Anh và Đức mới trợ giúp xây dựng các nhà máy thép tiếp theo ở Durgapur và Rourkela. Trong những năm sau đó, Liên Xô lại đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ Ấn Độ thăm dò dầu mỏ. Những kết quả trên làm nền tảng ngày càng thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa Liên Xô và Ấn Độ, đồng thời cũng tạo nên bước phát triển nhảy vọt trong quan hệ Ấn Độ - Liên Xô trong những năm tiếp theo. Từ năm 1957 đến 1959, quan hệ hai nước tiếp tục có những chuyển biến tích cực trên nhiều phương diện. Từ tháng 8/1959, quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc bắt đầu xấu đi, đồng thời với các cuộc đụng độ quân sự ngay khu vực biên giới Trung - Ấn. Lúc này, Liên Xô đã chủ động là nước trung lập. Ấn Độ nhận thức rõ được tầm quan trọng trong lập trường của Liên Xô, tích cực xích lại gần hơn nữa với Liên Xô. Ấn Độ và Liên Xô đã ký kết thỏa hiệp đầu tiên về việc Liên Xô cung cấp cho Ấn Độ các thiết bị quân sự. Năm 1960, Ấn Độ nhận được gói các máy bay vận tải, máy bay trực thăng cùng các thiết bị kỹ thuật cho “Cục phát triển đường bộ biên giới” để xây dựng đường giao thông tại các khu vực tranh chấp với Trung Quốc. Năm 1961, chuyến hàng quân sự đầu tiên gồm 10 chiếc máy bay trực thăng Mi-4, 8 máy bay vận tải An-12, 6 động cơ phản lực chế tạo máy bay HF 24 cùng với việc đào tạo binh sĩ và cung cấp trang thiết bị cho bộ binh [12, tr.31]. Đầu năm 1962, Liên Xô tiếp tục đồng ý chuyển giao khoa học công nghệ và xây dựng ở Ấn Độ một nhà máy chế tạo động cơ máy bay MIG-21. Do vậy, góp phần tăng thêm sức mạnh quân sự cho quân đội Ấn Độ trong xung đột với Bồ Đào Nha, Pakistan và Trung Quốc. Tháng 10/1962, Trung Quốc một lần nữa tấn công vào Ấn Độ. Liên Xô vẫn tiếp tục lựa chọn giải pháp trung lập của mình. Một phần vì nó xảy ra trong bối cảnh 85 cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba đang ở đỉnh điểm, mặt khác Liên Xô cũng không muốn khoét sâu thêm mâu thuẫn với “người anh em cộng sản” Trung Quốc. Nhưng ngay sau đó, vào tháng 12/1962, M. Suslov - một trong những nhà lãnh đạo tối cao của Liên Xô, tại một phiên họp, đã công khai tuyên bố Trung Quốc phải chịu trách nhiệm cho cuộc chiến này. Tiếp sau đó, sự thay đổi nhân sự lãnh đạo cấp cao ở cả Ấn Độ và Liên Xô cùng trong năm 1964 đã ảnh hưởng đáng kể đến quan hệ giữa hai quốc gia. Đặc biệt là sau khi J. Nehru qua đời, L. Shastri lên nối nghiệp cũng như các nhà lãnh đạo ở thời kỳ sau, Ấn Độ khẳng định tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại với Liên Xô mà J. Nehru đã lựa chọn để củng cố độc lập dân tộc. 3.3.2.2. Với Mỹ Quan hệ Ấn Độ - Mỹ trải qua nhiều thăng trầm nhưng cơ bản vẫn là mâu thuẫn với nhau về chiến lược. Sau khi Ấn Độ giành được quyền tự trị, đường lối đối ngoại của hai nước hoàn toàn ngược nhau. Ấn Độ theo đuổi chính sách không liên kết, hòa bình thì Mỹ lại mở rộng chính sách liên kết, xâm lược và phá hoại nền hòa bình thế giới. Từ sự nhận thức khác nhau về cuộc Chiến tranh lạnh, từ năm 1950, quan hệ Ấn Độ - Mỹ xuất hiện những bất đồng với nhau trong việc giải quyết các vấn đề lớn và phức tạp của thế giới như: chiến tranh Triều Tiên, Hiệp ước hòa bình Nhật - Mỹ, chiến tranh Đông Dương, sự kiện Liên Xô đưa quân vào Hungari (10/1956) và việc Mỹ thành lập các khối quân sự trên thế giới Tiếp sau vấn đề Ấn Độ công nhận nước Trung Hoa mới, dưới danh nghĩa lực lượng Liên hợp quốc, Mỹ đưa quân vào can thiệp ở Triều Tiên. Lúc đầu Ấn Độ ủng hộ nghị quyết lên án Bắc Triều Tiên của Liên hợp quốc và cử tới đây một đoàn quân y gồm 500 người. Nhưng ngay sau đó, Ấn Độ đã thay đổi quan điểm, chống lại mọi hành động của Mỹ ở Triều Tiên. Trước sức ép của Mỹ, Ấn Độ không những không lên án Trung Quốc xâm lược mà còn đứng về phía Trung Quốc tố cáo Mỹ. Mỹ phản đối gay gắt hành động của Ấn Độ bằng cách, ngày 2/2/1951, Tổng thống Mỹ H. Truman đã đề nghị Quốc hội Mỹ bãi bỏ việc viện trợ cho Ấn Độ 200 vạn tấn lương thực. 86 Về chiến tranh Đông Dương, Mỹ ủng hộ Pháp xâm lược, kéo dài chiến tranh. Để cứu Pháp, Mỹ yêu cầu Ấn Độ cho phép máy bay chở quân, vũ khí qua Ấn Độ, tiếp tế cho Pháp ở Đông Dương. Tuy nhiên, Ấn Độ đã từ chối. Thượng nghị sĩ Mỹ, ngài Knowland tuyên bố: “Việc Ấn Độ không cho phép máy bay Mỹ chở quân qua Ấn Độ chứng tỏ Ấn Độ đã đứng về phe cộng sản” [69, tr.73]. Sự kiện Hungari năm 1956 tiếp tục làm cho quan hệ hai nước xấu đi. Việc Liên Xô đưa quân vào Hungari đã tạo nên một làn sóng phản đối ở nhiều quốc gia. Mỹ, Anh và các nước Tây Âu xem đó là cuộc chiến tranh xâm lược, can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ và quyền dân chủ Hungari. Các nước phương Tây kêu gọi các quốc gia trung lập, trong đó đặc biệt là Ấn Độ, tỏ thái độ ủng hộ phong trào tự do của Hungari và chống lại Liên Xô. Trước yêu cầu của các nước không liên kết, Ấn Độ đã đưa ra giải pháp trung gian, bổ nhiệm quan sát viên của Liên hợp quốc vào Hungari, giám sát quyền tự do ở đây. Do đó, Mỹ lên án Ấn Độ không những không tố cáo Liên Xô can thiệp vào Hungari mà còn chống lại nghị quyết của Liên hợp quốc, kêu gọi tổng tuyển cử tự do ở Hungari. Với bản chất trong chính sách đối ngoại là không liên kết, chống lại các khối quân sự, Ấn Độ bị Mỹ kịch liệt phản đối. Bởi lẽ, Ấn Độ cho rằng các khối quân sự là nguyên nhân gây nên tình trạng bất ổn, phá hoại hòa bình trên thế giới. Đối lập với điều này, Mỹ thực hiện đường lối liên kết, thành lập các khối liên minh quân sự một mặt để chống các nước xã hội chủ nghĩa, mặt khác buộc các nước thuộc khối quân sự phải đi theo quỹ đạo của Mỹ. Đối với khối quân sự NATO, Ấn Độ cho rằng Mỹ tham gia vào khối quân sự mà các nước thực dân châu Âu đã có thời gian dài đô hộ các nước Á - Phi. Trong đó, Pháp và Bồ Đào Nha là hai thành viên của khối này đang chiếm hai vùng đất của Ấn Độ, điều này sẽ khó khăn cho Ấn Độ trong việc giải phóng hoàn toàn đất nước. Đặc biệt, Ấn Độ chống lại khối quân sự Baghdad, SEATO khi hai khối này ở gần và đe dọa trực tiếp đến an ninh của khu vực và Ấn Độ. Trong một thời gian dài tìm cách lôi kéo, đặc biệt dùng sức ép buộc Ấn Độ từ bỏ chính sách đối ngoại độc lập, không liên kết không thành công, Mỹ tìm đến Pakistan với hy vọng Pakistan trở thành một thành trì chống cộng ở Nam Á và bành 87 trướng xuống phía Nam, đồng thời còn kiềm chế sự phát triển của Ấn Độ. Quan hệ Mỹ - Pakistan ngày càng tiến triển, điều này đe dọa thật sự nền an ninh mà trực tiếp là sự nghiệp củng cố độc dân tộc của Ấn Độ cũng như nền hòa bình ở khu vực. Ngay từ năm 1954, Mỹ và Pakistan đã ký với nhau hiệp định về việc cung cấp vũ khí cho Pakistan. Thậm chí, năm 1959, Mỹ và Pakistan tiếp tục ký hiệp định hợp tác. Theo đó, Mỹ cam kết bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền của Pakistan, tuyên bố sẽ có những biện pháp cần thiết kể cả dùng lực lượng vũ trang. Mỹ luôn đứng về phía Pakistan trong các vấn đề tranh chấp, nhất là vấn đề Kashmir với Ấn Độ. Ấn Độ phản đối kịch liệt việc Mỹ viện trợ quân sự cho Pakistan. Chẳng hạn, trong thư gửi Thủ tướng Pakistan ngày 9/12/1953, Thủ tướng J. Nehru chỉ ra rằng việc nhận viện trợ quân sự Mỹ trước hết sẽ cản trở các cuộc đàm phán liên quan đến Kashmir, kéo Pakistan vào quỹ đạo của Mỹ. Tháng 1/1954, trong một bài viết đăng trên tờ Hindu - Madras, J. Nehru tuyên bố thẳng thắn và dứt khoát là sự can thiệp quân sự của các cường quốc Âu, Mỹ vào công việc châu Á sẽ làm tăng thêm chủ nghĩa thực dân và cản trở phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực này. Điều này sẽ làm đảo lộn quá trình bình thường hóa quan hệ giữa Ấn Độ và Pakistan; tạo ra những tiền đề cho bất ổn khu vực và cho sự xâm lược của Pakistan. Thực tế cuộc xung đột Ấn Độ - Pakistan năm 1965 đã chứng minh cho những hành động trên của Mỹ, càng làm cho quan hệ hai nước thêm căng thẳng. Trái với những khác biệt trong quan điểm về các vấn đề khu vực và quốc tế, trên lĩnh vực kinh tế, quan hệ Ấn Độ - Mỹ lại có những cải thiện đáng kể. Mặc dù không đồng tình với chính sách đối ngoại, nhưng Mỹ muốn tranh thủ sự ủng hộ của Ấn Độ để thực hiện mục tiêu về chính trị của mình. Mỹ muốn tất cả các nước nhận viện trợ phải ủng hộ trong các vấn đề quốc tế và hành động theo mong muốn của Mỹ. Mặt khác, Mỹ muốn kiểm soát nền kinh tế của các nước thuộc thế giới thứ ba như Ấn Độ. Đối với Ấn Độ, việc phát triển mối quan hệ về kinh tế với Mỹ đảm bảo nguồn cung cấp công nghệ và máy móc cho quá trình công nghiệp hóa đất nước, nhất là trong bối cảnh Chiến tranh lạnh, khi chính sách không liên kết làm cho Liên Xô không mấy thiện cảm. Do vậy, Ấn Độ nhận viện trợ từ Mỹ nhiều hơn các nước khác. Theo đó, ngày 28/12/1950, Hiệp định về hợp tác kỹ thuật theo chương trình 4 88 điểm được ký kết giữa hai nước về việc Ấn Độ nhận viện trợ không hoàn lại từ Mỹ. Ngày 5/11/1952, hai nước tiếp tục ký Hiệp định về việc Mỹ giúp Ấn Độ phát triển kinh tế. Tuy nhiên, Mỹ cũng đặt ra yêu cầu liên quan đến chính trị làm cho chính phủ J. Nehru phải liên tục có những thay đổi quan điểm cho phù hợp với tình hình. Trong chuyến thăm Mỹ lần thứ hai của Thủ tướng J. Nehru (12/1956), Mỹ đồng ý viện trợ lương thực và cho Ấn Độ vay 225 triệu USD nhằm trang trải cho kế hoạch 5 năm lần thứ hai, trong đó 70% được vay qua Ngân hàng phát triển, 30% thông qua Quỹ cho vay phát triển. Cuối năm 1956, Ấn Độ và Mỹ ký hiệp định theo đó Mỹ sẽ cung cấp lương thực dài hạn cho Ấn Độ (gọi tắt là P.L 480) trị giá hơn 350 triệu USD. Mặc dù trên danh nghĩa P.L 480 là nhằm: tăng thêm lương thực, góp phần ổn định giá cả, giúp Ấn Độ có điều kiện đầu tư vào các công trình hạ tầng cơ bản. Nhưng trên thực tế, P.L 480 là cách giải quyết lương thực thừa, buộc Ấn Độ trở thành con nợ lâu dài của Mỹ. Năm 1958, để đối phó với những khó khăn lớn về tài chính, cũng như mối đe dọa từ Trung Quốc, Ấn Độ đã dần cải thiện quan hệ với Mỹ. Mỹ đã viện trợ 225 triệu USD cho Ấn Độ, đồng thời thuyết phục các nước phương Tây khác viện trợ thêm. Trong thời kỳ của Tổng thống F. Kennedy (1961 - 1963), Ấn Độ được coi là một đối tác chiến lược quan trọng. Quỹ Tiền tệ quốc tế do Mỹ khống chế đã cho Ấn Độ vay 14.800 triệu rupee [28, tr.19]. Viện trợ của Mỹ cho Ấn Độ tiếp tục tăng lên đáng kể. Cụ thể: nếu trong 10 năm đầu (1949 - 1959) là 2.500 USD, từ năm 1959 - 1962 là 4.100 triệu USD. Chính điều này góp phần giúp kinh tế Ấn Độ giai đoạn (1950 - 1964) bước đầu vượt qua những khó khăn, đảm bảo nguồn cung ứng lương thực đồng thời thúc đẩy cho quá trình công nghiệp hóa đất nước diễn ra nhanh chóng. Như vậy, trong quan hệ với Mỹ, Ấn Độ vừa tuân thủ nguyên tắc của đường lối đối ngoại không liên kết, vừa quan hệ trên lĩnh vực kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc. Việc Chính phủ Ấn Độ theo đuổi chính sách trên hoàn toàn phù hợp với đặc thù của nước này, tạo cơ sở cho sự phát triển quan hệ giữa hai quốc gia về sau, nhất là sau chiến tranh biên giới với Trung Quốc năm 1962. 89 3.3.3. Tham gia sáng lập Phong trào không liên kết Là một trong những thành viên sáng lập, Ấn Độ đã có đóng góp to lớn cho sự ra đời và phát triển của Phong trào không liên kết. Trong bối cảnh phức tạp giữa những năm 50, Ấn Độ lại càng có nhiều nỗ lực trong việc triệu tập Hội nghị các nước Á, Phi. Trước cuộc gặp gỡ các nguyên thủ Ấn Độ, Indonesia, Pakistan và Ceylan tháng 12/1954 ở Bogor (Indonesia), J. Nehru đã thông báo sơ bộ dự kiến của mình: Hội nghị Á - Phi sẽ mời khoảng 30 nước ở cấp Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao; chương trình nghị sự không gồm những vấn đề đang tranh cãi mà là những vấn đề chung như hữu nghị, “Năm nguyên tắc chung sống hòa bình”, thành lập Ban thư ký để chuẩn bị Hội nghị. Sau thời gian 3 tháng kể từ cuộc gặp trên, tình hình thế giới, nhất là khu vực châu Á trở nên phức tạp hơn, đòi hỏi phải có sự đoàn kết của các nước Á - Phi. Việc Mỹ ký với Đài Loan hiệp ước đảm bảo an ninh ngày 2/12/1954 và Tổng thống Eisenhower đòi Quốc hội Mỹ trao cho ông toàn quyền sử dụng lực lượng quân sự để bảo vệ cho Đài Loan, tạo ra nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh lớn. Ở Trung Cận Đông, ngày 24/2/1955, khối quân sự Baghdad ra đời. Bốn ngày sau, Israel thực hiện cuộc tấn công xâm lược dải Gaza. Từ năm 1954 đến tháng 4/1955, Thủ tướng J. Nehru và Chính phủ Ấn Độ đã có nhiều hoạt động năng động chuẩn bị cho Hội nghị Bandung bằng một loạt các cuộc tiếp xúc quan trọng với Tổng thống Nasser của Ai Cập (2/1955); Tổng thống Tito của Nam Tư, và đặc biệt là với Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai. Thông cáo chung của cuộc hội đàm giữa J. Nehru và Chu Ân Lai (29/4/1954) đề ra 5 nguyên tắc chỉ đạo quan hệ giữa hai nước có chế độ chính trị - xã hội khác nhau, về sau được gọi là Năm nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình (Panch Sheel). Hội nghị các nước Á - Phi diễn ra từ ngày 18 đến 24/4/1955 với sự tham gia của 29 quốc gia, trong đó 23 quốc gia châu Á và 6 của châu Phi (Chú giải 9) thành công rực rỡ. “Panch Sheel” được phát triển thành 10 nguyên tắc Bandung. Kết quả lớn nhất của Hội nghị Bandung là thúc đẩy tiến trình đấu tranh giành độc lập của các nước và dân tộc thuộc địa. Về thực chất, 10 nguyên tắc Bandung khẳng định các nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình giữa các nước có chế độ chính trị - xã hội khác 90 nhau và được dùng làm cơ sở cho chính sách đối ngoại của các nước Á - Phi mới độc lập, cũng như những nguyên tắc của Phong trào không liên kết sau này. Đại đa số các nước thuộc thế giới thứ ba đã khẳng định lý tưởng của chính sách không liên kết. Thành công của hội nghị chứng tỏ rằng các nước có chế độ xã hội và khuynh hướng chính trị khác nhau có thể vượt qua các bất đồng nếu họ có chung nguyện vọng bảo vệ hòa bình thế giới, độc lập tự do của các dân tộc, bình đẳng và hợp tác cùng có lợi giữa các quốc gia. Sau Hội nghị Bandung, tình hình thế giới có nhiều biến động phức tạp. Mỹ giật dây để lập ra các khối quân sự do Mỹ lãnh đạo, phá hoại phong trào giải phóng dân tộc. Mặc dù vậy, phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới vẫn đạt được những thắng lợi quan trọng: cuộc cách mạng ở Iraq thành công, một loạt các nước châu Phi giành được độc lập, đặc biệt là Ai Cập đã đánh thắng cuộc xâm lược của Anh, Pháp và Israel, quốc hữu hóa kênh đào Suez. Trước tình hình này, Ấn Độ cùng các nhà lãnh đạo của một số nước như Indonesia, Nam Tư, Ai Cập, Ghana, đã có những cuộc tiếp xúc với nhau để tìm biện pháp cụ thể nhằm thực hiện nguyện vọng chung là: đoàn kết trong các vấn đề quốc tế nhằm bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc, ủng hộ các dân tộc đang đấu tranh thoát khỏi ách thực dân, không để bị lôi kéo vào các liên minh quân sự, góp phần bảo vệ hòa bình thế giới, tạo một môi trường quốc tế hòa bình để tồn tại và phát triển [72, tr.36]. Bằng những hoạt động con thoi để thúc đẩy phong trào đoàn kết Á - Phi, tiến tới thành lập Phong trào không liên kết, tại Hội nghị đoàn kết nhân dân Á - Phi được tổ chức ở Cairo (12/1957), Ấn Độ đã cùng với 44 nước quyết định thành lập Tổ chức đoàn kết nhân dân Á - Phi (AAPSO). Tổ chức đã trở thành diễn đàn quan trọng để các phong trào giải phóng dân tộc tranh thủ đồng tình rộng rãi của quốc tế, đồng thời cũng là một tổ chức tích cực ủng hộ các phong trào giải phóng dân tộc về tinh thần và vật chất [59, tr.55]. Tiếp theo cuộc gặp gỡ giữa Thủ tướng J. Nehru, Tổng thống Nasser và Tổng thống Tito tại đảo Brioni (Nam Tư) tháng 7/1956, trong cuộc họp lần thứ 15 của của Đại hội đồng Liên hợp quốc (9/1960), Thủ tướng J. Nehru tiếp tục gặp các nguyên thủ quốc gia của Ai Cập, Indonesia, Nam Tư, Ghana 91 để đi đến thống nhất triệu tập một hội nghị của tất cả các nước không liên kết Á, Phi, Mỹ latinh. Tháng 6/1961, hội nghị trù bị của phong trào được tổ chức tại Cairo. Nhờ chuẩn bị chu đáo, tháng 9/1961, hội nghị cấp cao các nước không liên kết lần thứ nhất được tổ chức tại Belgrade (Nam Tư) với sự tham gia của 25 thành viên chính thức, 3 quan sát viên, 15 thành viên phong trào giải phóng dân tộc và 11 Đảng công nhân và xã hội châu Âu - Á - Phi - Mỹ latinh và một số tổ chức khác, được coi là mốc khai sinh ra Phong trào không liên kết. Hội nghị Belgrade đã đề cập một cách toàn diện các vấn đề mục tiêu, nguyên tắc, vị trí và vai trò của Phong trào không liên kết. Tham gia tổ chức hội nghị và xây dựng chương trình nghị sự, Thủ tư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftv_su_nghiep_cung_co_doc_lap_dan_toc_cua_cong_hoa_an_do_trong_giai_doan_1950_1964_7653_1917228.pdf
Tài liệu liên quan