Luận án Sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế Đức những năm gần đây

LỜI CAM ĐOAN . i

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT . v

DANH MỤC CÁC BẢNG.vii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ .viii

MỞ ĐẦU. 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU. 9

1.1. Những công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến luận án . 9

1.1.1. Nhóm công trình đề cập khuôn khổ lý thuyết của các doanh nghiệp vừa

và nhỏ . 9

1.1.2. Nhóm công trình đề cập đến vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ

. 13

1.1.3. Nhóm công trình đề cập đến các nhân tố tác động và chính sách hỗ trợ

của Nhà nước đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ . 15

1.1.4. Nhóm công trình đề cập những vấn đề tồn tại của doanh nghiệp vừa và

nhỏ. 23

1.2. Khoảng trống nghiên cứu và hướng nghiên cứu của đề tài . 24

1.2.1. Đóng góp của của các công trình đi trước:. 24

1.2.2. Một số vấn đề các công trình trên còn bỏ ngỏ, cần tiếp tục nghiên cứu:

. 25

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH

NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ. 27

2.1. Lý luận về sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ . 27

2.1.1. Lý thuyết của Penrose về sự phát triển doanh nghiệp:. 27

2.1.2. Lý thuyết nguồn lực doanh nghiệp và năng lực động của doanh nghiệp

. 28

2.1.3. Lý thuyết phát triển theo giai đoạn . 30

2.1.4. Chiến lược cạnh tranh phổ quát của Michael Porter: . 34

pdf206 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 341 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế Đức những năm gần đây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
át triển xuyên quốc gia giữa các DNVVN và các trung tâm nghiên cứu. Nghiên cứu và phát triển ngày càng được định hướng là động lực đổi mới tăng trưởng kinh tế quốc gia.  Trau dồi kỹ năng và phát triển (bao gồm cả đào tạo quản lý) Nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp là nhân tố bên trong ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của doanh nghiệp và đây cũng là một trong những ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Đức nhằm giúp DNVVN củng cố nguồn lực để phát triển. Theo đó, “Học tập suốt đời” được xem là tâm điểm ở Đức trong suốt thời gian này. Chính phủ Đức đã phát động một chương trình mở rộng nhằm thúc đẩy việc “học trong quá trình làm việc”, “học trong môi trường xã hội”, “học trong các cơ sở đào tạo giáo dục” và “học trên mạng”. Một khoản tài trợ trị giá khoảng 130 triệu euro đã được Chính phủ Liên bang và Quỹ xã hội châu Âu cung cấp cho chương trình suốt giai đoạn từ 2001 đến 2007. Một dự án khác liên quan đến đào tạo kỹ năng là chương trình Cung cấp hỗ trợ - Đào tạo theo khu vực được thông qua năm 2001 bởi Bộ Giáo dục và Nghiên cứu Liên bang Đức hợp tác với các bang và được Quỹ xã hội châu Âu đồng tài trợ với kinh phí 118 triệu euro, hỗ trợ 73 mạng lưới khu vực cung cấp dịch vụ giáo dục, đào tạo, góp phần giảm thiểu sự thiếu hụt nguồn nhân lực lành nghề cho các DNVVN. 85 3.1.1.3. Những kết quả đạt được Có thể nói rằng trong giai đoạn này, Chính phủ Đức đã nhìn nhận đúng vai trò và vị trí của khối DNVVN trong nền kinh tế cùng sự kỳ vọng thông qua một loạt cải cách mang tính thực chất, tiếp tục giúp khối DNVVN có nhiều thuận lợi phát triển. Bên cạnh lợi thế sẵn có của các DNVVN là cơ cấu tổ chức đơn giản, văn hóa doanh nghiệp đặc trưng, sự gắn kết và tương tác giữa các vị trí trong doanh nghiệp cao, cùng đội ngũ lao động trung thành, tiếp nối truyền thống qua nhiều thế hệ với một tầm nhìn dài hạn, khối DNVVN đã được tiếp thêm sức mạnh bằng một loạt các cải cách môi trường pháp lý đến môi trường chính sách của Chính phủ, tăng khả năng tiếp cận các nguồn tài chính, giảm rào cản thủ tục hành chính, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy các DNVVN đổi mới công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Theo đó, lý thuyết của Penrose về phát triển doanh nghiệp cũng khẳng định “bản thân các nguồn lực chưa thể được xem là yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh mà tùy thuộc vào từng doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực đó theo những cách thức như thế nào dựa trên kinh nghiệm, trình độ của người lao động, năng lực của quản lý thì nguồn lực đó mới trở thành nhân tố giúp doanh nghiệp tăng trưởng”. Để đạt được những kết quả tích cực, DNVVN ở Đức đã khẳng định được nội lực và năng lực quản lý, vận hành, định hướng của mỗi doanh nghiệp là rất lớn. Bên cạnh đó, vai trò của các tổ chức, hiệp hội doanh nghiệp cũng rất quan trọng trong việc cung cấp thông tin và định hướng các doanh nghiệp phát triển đúng lộ trình, mở rộng mạng lưới kết nối quốc tế thông qua các Phòng Thương mại Đức trên toàn thế giới. Trên bình diện này, DNVVN ở Đức đã có những lợi thế cạnh tranh nhất định và được thừa nhận là những “nhà vô địch ẩn danh toàn cầu”. Những lợi thế này vốn được xây dựng dựa trên nền tảng nguồn lực mạnh mẽ của từng doanh nghiệp, được đúc kết và xây dựng qua nhiều thế hệ, là đặc trưng riêng của các DNVVN ở Đức. Điều này cũng phù hợp với lý 86 thuyết về nguồn lực doanh nghiệp và năng lực động của doanh nghiệp. Theo đó, Wernerfelt (1984) cho rằng các doanh nghiệp có thể hoạt động trong cùng một lĩnh vực nhưng có những chiến lược kinh doanh khác nhau và các chiến lược này không thể sao chép vì nó được xây dựng dựa trên đặc tính về nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp ấy [174]. Các nguồn lực và năng lực cốt lõi của doanh nghiệp cũng là nhân tố chính giúp doanh nghiệp có thể có được lợi thế cạnh tranh [151]. Bằng một loạt các giải pháp đồng bộ, Chính phủ Liên bang Đức thông qua sự đóng góp của các DNVVN đã đạt được nhiều kết quả tích cực, giúp nền kinh tế dần quay ngược trở lại quỹ đạo khi tăng trưởng GDP từ mức thấp nhất là -0,714% vào năm 2003 đã tăng trở lại đạt 1,19% năm 2004, 0,722% năm 2005 và đạt đỉnh ở mức 3,815% vào năm 2006 trước khi có dấu hiệu giảm sút do ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008. Thị trường lao động Đức được hưởng lợi khi đầu những năm 2000, tỷ lệ thất nghiệp mặc dù đạt đỉnh ở mức 11,167% vào năm 2005 đã có xu hướng giảm trong những năm sau đó. Điều này cho thấy các bộ giải pháp của Chính phủ Đức đã phát huy hiệu quả và đặc biệt khối DNVVN đã thể hiện được vai trò của mình trong việc góp phần giúp ổn định lại thị trường lao động. Hình 3.4: Tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ lệ thất nghiệp tại Đức từ 2003-2009 Nguồn: Ngân hàng Thế giới [179] [180] -0.714 1.19 0.722 3.815 2.984 0.962 -5.697 9.779 10.727 11.167 10.25 8.658 7.524 7.742 -10 -5 0 5 10 15 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Tăng trưởng GDP (%) Tỷ lệ thất nghiệp (%) 87 Vị trí của DNVVN ở Đức được khẳng định trong nền kinh tế khi nó vẫn giữ vai trò là bệ đỡ của nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng và có vai trò to lớn trong tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp với tỷ lệ doanh nghiệp chiếm 99,27% trong tổng số lượng doanh nghiệp cả nước, trong đó chiếm hơn 58% tỷ lệ lao động quốc gia. Ngoài ra, tỷ lệ doanh thu hàng năm đóng góp cho nền kinh tế vẫn duy trì thị phần không nhỏ ở mức 33,64%, đặc biệt là vai trò trong dạy nghề, đào tạo lao động được khẳng định với 82,94%, giúp duy trì tĩnh bền vững của thị trường lao động [105]. Bên cạnh đó, DNVVN cũng giúp phát huy các nguồn lực còn hạn chế trong nền kinh tế và có tiềm năng lớn trong đổi mới sáng tạo. *: Số liệu tính dựa trên phân loại DNVVN của EU, 2007 **: Số liệu tính dựa trên phân loại DNVVN của IfM Đức, 2009 Hình 3.5: Vai trò của DNVVN ở Đức trong nền kinh tế vĩ mô Nguồn: Giz (2012) [105]. 88 3.1.2. Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Đức trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế giới 3.1.2.1. Bối cảnh chung nền kinh tế Sau khi đạt được những thành quả dưới thời Thủ tướng Đức Gerhard Schröder với tăng trưởng GDP ở Đức đạt đỉnh ở mức 3,815% vào năm 2006 thì nền kinh tế Đức đã có dấu hiệu giảm tốc do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Chính phủ Đức lúc này lại đối mặt với nhiều khó khăn hơn trong tình cảnh mọi yếu tố vĩ mô trên thế giới đều bất lợi. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2008 của Đức chỉ còn 0,962% và năm 2009 đã chạm đáy ở mức -5,697%. Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ sụt giảm từ 1.163 tỷ euro, chiếm 43,799% tỷ trọng GDP năm 2008 xuống còn 996,946 tỷ euro, chỉ chiếm còn 38,12% tỷ trọng GDP năm 2009. Hình 3.6: Giá trị xuất khẩu hàng năm và tỷ trọng giá trị xuất khẩu trong GDP của Đức Nguồn: Ngân hàng thế giới [176] [177] 784 875 933 1,048 1,141 1,163 997 1,141 1,236 1,272 33 36 38 41 43 44 38 43 45 46.3 0 200 400 600 800 1,000 1,200 1,400 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Giá trị xuất khẩu hàng hóa & dịch vụ (đơn vị: tỷ euro) Tỷ trọng giá trị xuất khẩu hàng hóa & dịch vụ trong GDP (đơn vị: %) 89 Bối cảnh kinh tế Đức lúc này đối mặt với nhiều bất lợi hơn khi hàng loạt các doanh nghiệp lớn và cả các DNVVN hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Trong năm 2009, hơn 60% các DNVVN đã báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh sụt giảm [157], đứng trước nguy cơ phải sa thải lượng lớn người lao động, khiến tỷ lệ thất nghiệp có thể tăng cao. Điều này nếu xảy ra sẽ để lại hậu quả vô cùng to lớn về mặt xã hội. Đứng trước tình cảnh cần phải tiếp tục và mạnh mẽ cải tổ mọi hoạt động, một lần nữa, khối DNVVN lại được nhìn nhận là bệ đỡ của nền kinh tế, tiềm năng giúp nền kinh tế Đức phục hồi khi mà các doanh nghiệp lớn đang phải chịu đựng những tổn thất hết sức nặng nề. Với hơn 99% là các DNVVN, sử dụng một lượng lớn lao động trong nền kinh tế, Chính phủ Đức hiểu rằng, vai trò của các DNVVN là vô cùng quan trọng trong việc tiếp tục giữ nền kinh tế duy trì sự ổn định. Những lợi thế sẵn có của khối doanh nghiệp này như quy mô nhỏ, linh hoạt thích ứng trong điều kiện kinh tế có nhiều biến động, lao động có tay nghề cao và nền tảng là các công ty gia đình hoạt động qua nhiều thế hệ, truyền thống lâu đời, Chính phủ Đức thông qua các chính sách hỗ trợ về nhiều mặt đã ưu tiên giúp cho các DNVVN ở Đức có thể nhanh chóng phục hồi hoạt động sản xuất trong khủng hoảng để giúp ổn định trật tự kinh tế xã hội. 3.1.2.2. Chính sách hỗ trợ hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Đức  Những hỗ trợ từ Chính phủ Đức Áp lực đầu tiên của các doanh nghiệp khi chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế là kết quả kinh doanh giảm sút, đòi hỏi phải cắt giảm lực lượng lao động. Tuy vậy, đây là điều mà không một doanh nghiệp nào mong muốn khi mà phải mất rất nhiều nguồn lực để có thể đào tạo được một lao động có 90 tay nghề cao, gắn bó với doanh nghiệp, đặc biệt tại các DNVVN vốn mối quan hệ giữa người lao động và doanh nghiệp còn mật thiết hơn. Để giải quyết bài toán này, một trong những cơ chế chính mà các doanh nghiệp lựa chọn áp dụng là giảm số giờ làm việc thay vì cắt giảm nhân công. Tính từ 2007 đến 2009, số giờ làm việc trung bình của mỗi lao động làm công ăn lương đã giảm khoảng 3,3%. Về cơ bản, chi phí để sa thải một công nhân là tương đối cao khi so với việc giữ lại công nhân đó nhưng giảm giờ làm việc trung bình. Ngoài ra, không ai chắc chắn được rằng thời gian của cuộc khủng hoảng kinh tế sẽ kéo dài bao lâu nên các doanh nghiệp không muốn bị mất đi những lao động lành nghề, vốn đã gắn bó lâu dài với doanh nghiệp mà rất khó có thể đào tạo hay tuyển dụng lại được. Và để tăng tính cam kết hỗ trợ cho doanh nghiệp, Chính phủ Đức đã vận hành lại chương trình “Kurzarbeit” với mục đích hỗ trợ giảm giờ làm cho người lao động. Bằng cách này, doanh nghiệp sẽ vẫn duy trì được hoạt động mà không cần cắt giảm nhân công, giảm rủi ro gánh nặng thất nghiệp cho xã hội. Cùng với đó, Chính phủ cũng thông qua các kênh truyền thông và công đoàn, quảng bá rộng rãi chiến dịch này đến người lao động để tăng cường sự nhận thức và ý thức hợp tác của người lao động với doanh nghiệp [83]. Theo đó, Cơ quan Việc làm Liên bang sẽ chi trả cho người lao động tối đa hai phần ba mức tiền lương bị tổn thất trong quá trình giảm giờ làm so với trước đây và sẽ bồi thường từ 50% đến 100% các khoản đóng góp an sinh xã hội khác mà người chủ doanh nghiệp phải chi trả. Chỉ trong vòng một năm kể từ khi cuộc khủng hoảng xảy ra, số người tham gia vào chương trình Kurzarbeit này đã tăng đột biến từ 50.000 người năm 2008 (với chỉ khoảng 5.000 doanh nghiệp tham gia) lên 1,5 triệu người vào năm 2009 (với trên 60.000 doanh nghiệp tham gia vào chương trình). Trong năm 2009, chương trình đã chi khoảng 4,5 tỷ euro trợ cấp cho hơn 91 500 triệu giờ làm, chiếm khoảng 1,5% tổng chi ngân sách [144]. Sự trợ giúp của chương trình Kurzarbeit đã đạt được một số thành công vào thời kỳ này: - Ổn định việc làm và giảm thiểu tổn thất: Trong giai đoạn khủng hoảng, năng suất lao động trên mỗi lao động và trên mỗi giờ làm việc đều giảm đáng kể, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất. Tuy vậy, với các ưu đãi mà chương trình hỗ trợ mang lại, các DNVVN ở Đức đã tận dụng cơ chế làm việc linh hoạt cho phép người lao động làm việc ít giờ hơn mà không bị giảm lương. Nhưng bù lại, các lao động cũng phải cam kết sẽ phải làm thêm giờ mà không được tăng lương khi hoạt động sản xuất ổn định trở lại. Bằng cách này, doanh nghiệp nói chung và DNVVN nói riêng ở Đức đã giữ lại được các lao động tay nghề cao của mình và giảm thiểu những tổn thất liên quan đến tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. - Hỗ trợ thu nhập: Mặc dù việc cắt giảm giờ lao động khiến cho mức lương người lao động nhận được không còn cao như trước kia nhưng thu nhập của người lao động về mặt tổng thể vẫn được đảm bảo và vẫn duy trì được các chế độ đãi ngột tốt đối với người lao động. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc giúp người lao động và doanh nghiệp có niềm tin để cùng vượt qua khủng hoảng. - Giải pháp ba bên: Một tính năng độc đáo của chương trình này là chi phí và lợi ích được chia sẻ giữa người lao động, người sử dụng lao động và Chính phủ. Doanh nghiệp vẫn là bên chịu trách nhiệm về chi phí tiền lương, nhưng được giảm gánh nặng nhờ sự chia sẻ từ Chính phủ với hỗ trợ các khoản trợ cấp khác cho người lao động. Bù lại, doanh nghiệp giữ được lao động có tay nghề và Chính phủ giảm rủi ro gánh nặng thất nghiệp nếu người lao động bị sa thải. Về phía người lao động thì vẫn có thể duy trì được công việc nhưng phải chia sẻ với doanh nghiệp bằng cách chấp nhận giảm số giờ làm việc và có thu nhập thấp hơn trước kia. 92 Thứ ba, cùng với các giải pháp củng cố thị trường lao động trên, Chính phủ Đức cũng thông qua các chương trình xã hội để giảm thiểu các tác động của cuộc khủng hoảng đối với đối tượng người lao động dễ bị tổn thương [116]. Cụ thể: - Cải thiện trợ cấp thất nghiệp: trợ cấp thất nghiệp hàng tháng đã được tăng từ 351 euro lên 359 euro mỗi tháng, mang lại lợi ích cho khoảng 4,9 triệu người trong suốt năm 2009 - Giảm đóng góp an sinh xã hội: là một phần của gói kích thích thứ hai, đóng góp an sinh xã hội cho trợ cấp thất nghiệp tạm thời giảm từ 3,3% trong năm 2008 xuống còn 2,8% trong năm 2009 và 2010. - Cải thiện Dịch vụ việc làm công: Trong nỗ lực cải thiện tỷ lệ người thất nghiệp, hai gói kích cầu đầu tiên đã được công bố với mục đích tuyển dụng ngắn hạn 1.000 và 4.000 lao động bổ sung. Dịch vụ việc làm công đã phân bổ 1,12 tỷ euro trong năm 2009 cho mục đích đào tạo, trong đó 200 triệu euro được sử dụng để tuyển dụng lao động tạm thời và 770 triệu euro khác để kéo dài các chương trình đào tạo cho người lớn tuổi và các lao động có trình độ tay nghề thấp. - Bảo lãnh hưu trí và các lợi ích xã hội khác. Thứ tư, Chính phủ đã có các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế vĩ mô. Cụ thể, Chính phủ đã giới thiệu một loạt các sáng kiến mới để kích thích hoạt động kinh tế trong một số lĩnh vực, bao gồm hỗ trợ tín dụng trực tiếp cho các doanh nghiệp: tháng 03/2009, Chính phủ đã thành lập một quỹ trị giá 115 tỷ euro để bảo lãnh tín dụng và hỗ trợ cho các doanh nghiệp nói chung, trong đó 15 tỷ euro được dành riêng cho các DNVVN. Chương trình đặc biệt này được tài trợ bởi Ngân hàng trung ương KfW, nhằm duy trì nguồn lực tài chính và tính thanh khoản của các DNVVN, được hỗ trợ đến cuối năm 2010. Ngoài ra, Chính phủ 93 cũng cải thiện các điều kiện tài trợ cho các DNVVN. Quỹ tín dụng (Wirtschaftsfonds Deutschland) do Chính phủ thành lập đã rất thành công trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp cỡ vừa. Hơn 95% đơn xin tài trợ là của nhóm doanh nghiệp này. Quỹ đã giúp cho gần 20.000 doanh nghiệp được hưởng lợi trước khi tạm dừng hoạt động vào tháng 12/2010. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng không ngừng đổi mới và thúc đẩy tinh thần sáng tạo, kinh doanh của các doanh nghiệp, khởi nghiệp của các doanh nhân [116]. Việc cam kết hỗ trợ vốn là vô cùng quan trọng trong việc giúp các DNVVN trong hoạt động đổi mới sáng tạo. Theo đó, vay vốn qua kênh ngân hàng là thứ tự ưu tiên thứ hai trong các nguồn tài chính DNVVN tiếp cận để sử dụng trong hoạt động đổi mới sáng tạo. Hình 3.7: Tỷ trọng các nguồn tài chính DNVVN sử dụng trong hoạt động đổi mới sáng tạo (2010) Nguồn: Bộ Kinh tế và Công nghệ Liên bang (BMWi) [99] Với những hỗ trợ kịp thời của Chính phủ Đức, các DNVVN trong nền kinh tế đã dần ổn định hoạt động sản xuất và góp phần ổn định thị trường lao động. Sự tự tin và lạc quan đến từ DNVVN là rất đáng lưu ý. Theo đó, trong 3% 1% 2% 7% 12% 4% 71% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% Các nguồn khác Tài trợ hạng hai Quỹ đầu tư mạo hiểm Trợ cấp thuế/tài trợ Vay ngân hàng Tài khoản vãng lai Vốn tự có 94 khảo sát được thực hiện bởi Ngân hàng Commberzbank năm 2011, có 68% DNVVN cho rằng họ sẽ trỗi dậy trở lại mạnh mẽ hơn từ sau cuộc khủng hoảng và chỉ có 12% cho rằng hoạt động doanh nghiệp của họ sẽ yếu kém đi nhiều và 27% cảm thấy mọi hoạt động vẫn duy trì như cũ [157]. Điều này cũng được phản ánh đúng trong thời kỳ khủng hoảng. Trong năm 2009, chỉ có 90.000 trường hợp mất việc, một con số chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với lực lượng lao động của DNVVN. Trong năm 2010, xu hướng tích cực về việc thành lập mới các doanh nghiệp được ghi nhận. Nếu trong năm 2009, con số này tăng lên 412.600 doanh nghiệp thì năm 2010 đã đạt tới 417.600 doanh nghiệp, tăng 1,2% so với năm trước [166]. Đối với số lượng công ty giải thể trong năm 2010 cũng giảm khoảng 2,3% so với năm 2009, ở mức 384.200 doanh nghiệp. Do vậy, về mặt bằng chung của nền kinh tế, số lượng DNVVN trong năm 2010 đã tăng thêm 33.400 doanh nghiệp. Hình 3.8: Doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp giải thể và cán cân doanh nghiệp mới ở Đức từ 2007-2010 Nguồn: Viện Nghiên cứu DNVVN Bonn [166] 426000 399000 413000 418000415000 412000 393000 384000 11000 -12000 19000 33400 -50000 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 400000 450000 2007 2008 2009 2010 Doanh nghiệp mới thành lập Doanh nghiệp giải thể Cán cân doanh nghiệp mới 95  Hỗ trợ từ Ủy ban châu Âu thông qua việc ban hành Đạo luật doanh nghiệp vừa và nhỏ (Small Business Act – SBA): Đạo luật doanh nghiệp vừa và nhỏ được Ủy ban châu Âu thông qua vào tháng 06/2008, thể hiện sự kỳ vọng và phản ánh ý chí chính trị của Ủy ban châu Âu về việc xác định vị trí và vai trò quan trọng của các DNVVN trong nền kinh tế EU. Lần đầu tiên một Đạo luật dành riêng cho khối DNVVN được ra đời với kỳ vọng khối doanh nghiệp này sẽ nhận được sự quan tâm đúng đắn, được đánh giá đúng vai trò và tiềm năng, để từ đó xây dựng các chương trình, chính sách hỗ trợ, giúp cho khối DNVVN có thể phát triển mạnh mẽ trong nền kinh tế. Sự ra đời của Đạo luật doanh nghiệp vừa vừa nhỏ vào thời điểm này còn có ý nghĩa quan trọng hơn nữa khi mà cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đang diễn ra, kéo đến vô vàn mối lo cho Chính phủ các quốc gia, đòi hỏi cần phải có những chính sách hỗ trợ nền kinh tế kịp thời và hiệu quả. Trong đó, DNVVN được xem là xương sống, là đối tượng để giúp nền kinh tế sớm ổn định và tăng trưởng trở lại. Đạo luật ra đời với mục đích cải thiện cách tiếp cận tổng thể với tinh thần kinh doanh, với nguyên tắc “Nghĩ nhỏ trước tiên” trong hoạch định chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển của DNVVN thông qua việc tháo gỡ những cản trở vốn là rào cản cho sự phát triển. Đây cũng là lần đầu tiên một khung chính sách toàn diện dành cho khối DNVVN được triển khai ở cả cấp độ Liên minh châu Âu và cả các quốc gia thành viên, thông qua một bộ nguyên tắc gồm mười điểm giúp hướng dẫn việc thực thi chính sách được cụ thể, minh bạch [82]. I. EU và các quốc gia thành viên cần tạo một môi trường trong đó các doanh nhân và doanh nghiệp gia đình có thể phát triển mạnh mẽ với tinh thần kinh doanh được cổ vũ. 96 II. EU và các quốc gia thành viên cần đảm bảo rằng các doanh nhân trong trường hợp bị phá sản sẽ mau chóng nhận được hỗ trợ bằng cơ hội thứ hai. III. EU và các quốc gia thành viên nên thiết kế các quy tắc theo nguyên tắc “Nghĩ nhỏ trước tiên” bằng việc tính đến các đặc điểm của DNVVN khi xây dựng chính sách, và đơn giản hóa môi trường pháp lý hiện tại. IV. Các cơ quan hành chính nhà nước của EU và các quốc gia thành viên phải đáp ứng được các nhu cầu của DNVVN, đơn giản hóa các thủ tục và thúc đẩy giải pháp Chính phủ điện tử và một cửa. V. EU và các quốc gia thành viên nên điều chỉnh các công cụ chính sách công sao cho phù hợp với nhu cầu của các DNVVN. Tạo điều kiện cho các DNVVN tham gia các chương trình mua sắm công và sử dụng tốt hơn Trợ cấp nhà nước cho các DNVVN. VI. EU và các quốc gia thành viên cần tạo điều kiện cho các DNVVN tiếp cận các nguồn tài chính và phát triển môi trường pháp lý, môi trường kinh doanh nhằm hỗ trợ thanh toán kịp thời trong các giao dịch thương mại. VII. EU và các quốc gia thành viên phải khuyến khích các DNVVN được hưởng lợi nhiều hơn từ các cơ hội do Thị trường đơn nhất mang lại; đặc biệt thông qua việc cải thiện về mặt quản trị và thông tin về chính sách Thị trường đơn nhất. Tạo điều kiện cho các DNVVN có được các bằng sáng chế và nhãn hiệu thương mại. VIII. EU và các quốc gia thành viên phải thúc đẩy nâng cao các kỹ năng và mọi sự đổi mới trong các DNVVN. IX. EU và các quốc gia thành viên cần giúp các DNVVN biến các thách thức môi trường thành cơ hội. 97 X. EU và các quốc gia thành viên cần khuyến khích và hỗ trợ các DNVVN được hưởng lợi từ sự tăng trưởng của các thị trường bên ngoài EU, đặc biệt thông qua đặc thù thị trường và các hoạt động đào tạo kinh doanh. Hình 3.9: So sánh kết quả thực hiện theo bộ tiêu chí 10 điểm của Đạo luật doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2010/2011 giữa Đức và mức trung bình của EU Nguồn: Ủy ban châu Âu [86] (*: Điểm IX - yếu tố môi trường không đủ dữ liệu để thống kê) Có thể thấy rằng, ở trong hầu hết các lĩnh vực, kết quả thực hiện của Đức đều nằm trong mức trung bình của các nước EU, đặc biệt trong đó “Điểm II – 98 trao cơ hội thức hai”, “Điểm IV – đáp ứng về mặt hành chính nhà nước”, “Điểm VIII – kỹ năng và đổi mới” và “Điểm X – quốc tế hóa” là vượt mức trung bình của EU. Mặc dù ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng Đức vẫn thực hiện tốt công tác hỗ trợ các DNVVN thông qua việc cải thiện hệ thống hành chính nhà nước, xóa bỏ những rào cản và hỗ trợ sự đổi mới sáng tạo cho các doanh nghiệp. Theo thống kê, năm 2008 có 53,61% DNVVN ở Đức giới thiệu sản phẩm và quy trình công nghệ mới và 68,18% DNVVN có sự đổi mới về mặt tổ chức và quảng cáo, trong khi con số trung bình ở các nước EU lần lượt chỉ là 34,18% và 39,09%. Năm 2010, có 21% DNVVN ở Đức bán hàng qua mạng và 42% DNVVN thanh toán qua mạng internet; con số trung bình ở các nước EU chỉ lần lượt đạt 13% và 28% [86]. Đây là một trong những minh chứng rõ nét nhất trong việc các DNVVN ở Đức thúc đẩy đổi mới sáng tạo và tạo ra nền kinh tế linh hoạt, cạnh tranh hơn. 3.1.2.3. Những kết quả đạt được Tổng kết trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế giới, nền kinh Đức đã gặp nhiều khó khăn, phải đối mặt với những nguy cơ về tốc độ tăng trưởng GDP sụt giảm, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, các doanh nghiệp giải thể tiềm ẩn nhiều rủi ro về mặt kinh tế - xã hội. Mặc dù vậy, với một loạt các giải pháp chính sách đồng bộ, kịp thời từ trước và trong khi khủng hoảng diễn ra, nền kinh tế Đức với xương sống là các DNVVN đã nhanh chóng lấy lại đà tăng trưởng, ổn định sản xuất. Chính phủ Đức đã tập trung giữ ổn định thị trường lao động, tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho các doanh nghiệp bên cạnh việc không ngừng thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và cải thiện môi trường pháp lý lẫn môi trường chính sách. Đây đều là những nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phục hồi phát triển của các DNVVN trong nền kinh tế. 99 Ngoài ra, chính các DNVVN với tư duy dài hạn, chú trọng nâng cao chất lượng, không ngừng đổi mới về công nghệ đã giúp tình hình sản xuất và kinh doanh doanh nghiệp không bị gián đoạn, giúp nền kinh tế duy trì ổn định lực lượng lao động và có phản ứng nhanh hơn khi nền kinh tế thế giới phục hồi. Các DNVVN ở Đức vốn là các công ty gia đình, từ xưa đến nay thường có xu hướng vay vốn từ các ngân hàng hơn là đưa công ty của mình ra đại chúng (phát hành cổ phiếu trái phiếu). Điều này cũng giúp các công ty này không phải chịu áp lực từ các nhà đầu tư tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy mà sự cam kết hỗ trợ vốn từ các Ngân hàng thương mại Đức, đặc biệt là cam kết từ Ngân hàng trung ương KfW đảm bảo cho các DNVVN được tiếp cận nguồn vốn để hoạt động cũng trực tiếp giúp các DNVVN đề kháng tốt hơn trong cuộc khủng hoảng tín dụng này. Hình 3.10: Tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ lệ thất nghiệp tại Đức từ 2007-2012 Nguồn: Ngân hàng Thế giới [179] [180] 2.984 0.962 -5.697 4.179 3.924 0.42 8.658 7.524 7.742 6.966 5.824 5.379 -8 -6 -4 -2 0 2 4 6 8 10 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tăng trưởng GDP (%) Tỷ lệ thất nghiệp (%) 100 Tốc độ tăng trưởng GDP sau khi chạm đáy ở mức -5,697% vào năm 2009 đã bật tăng vào năm 2010 khi đạt mức 4,179% và duy trì cao ở mức 3,924% vào năm 2011. Tỷ lệ thất nghiệp ở Đức giảm đều qua các năm, chỉ tăng nhẹ ở mức 7,742% vào 2009 so với mức cũ là 7,524% vào năm 2008. Điều này phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh của Đức nói chung được đảm bảo và chính sách bảo vệ thị trường lao động đã phát huy tác dụng. Năm 2010, tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống ở mức dưới 7% và chỉ còn 5,379% vào năm 2012. Giá trị xuất khẩu hàng năm của Đức cũng bật tăng từ đáy 2009 là khoảng 997 nghìn tỷ euro (chiếm 38,12% tổng GDP) lên mức 1.272 tỷ euro (chiếm 46,3% tổng GDP) năm 2012 [176] [177]. Trong đó, doanh thu xuất k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_su_phat_trien_cua_doanh_nghiep_vua_va_nho_trong_nen.pdf
Tài liệu liên quan