Luận án Sự tham gia của công dân vào quá trình hoạch định chính sách công từ thực tiễn ở Trung Quốc hiện nay

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU . 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU. 8

1.1. Các công trình nghiên cứu về lý luận chính sách công. 8

1.2. Các công trình nghiên cứu về hoạch định chính sách công . 12

1.3. Các công trình nghiên cứu về sự tham gia của công dân vào

hoạch định chính sách công. 15

1.3.1. Nghiên cứu về tác dụng của sự tham gia của công dân vào quá

trình hoạch định chính sách công. 15

1.3.2. Nghiên cứu về phương thức tham gia quá trình hoạch định

chính sách công của công dân. 18

1.3.3. Nghiên cứu về thực trạng tham gia của công dân vào quá trình

hoạch định chính sách công . 21

1.3.4. Nghiên cứu về trở ngại trong quá trình công dân tham gia

hoạch định chính sách công . 25

1.3.5. Nghiên cứu đưa ra giải pháp để nâng cao tính tích cực cho

công dân tham gia hoạch định chính sách công. 29

1.4. Đánh giá tổng quan và hướng nghiên cứu của đề tài luận án . 31

1.4.1. Đánh giá tổng quan . 31

1.4.2. Hướng nghiên cứu của đề tài luận án . 34

Tiểu kết chương 1. 36

Chương 2: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ SỰ THAM GIA CỦA CÔNG

DÂN VÀO QUÁ TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH CÔNG. 37

2.1. Một số khái niệm cơ bản. 37

2.1.1. Khái niệm chính sách công . 37

2.1.2. Khái niệm, các bước hoạch định chính sách công. 39

2.1.3. Khái niệm công dân . 45

2.1.4. Khái niệm sự tham gia của công dân . 462.2. Chủ thể, nội dung, phương thức và hình thức tham gia của công

dân vào quá trình hoạch định chính sách công. 49

2.3. Sự cần thiết tham gia của công dân vào quá trình hoạch định

chính sách công. 54

2.3.1. Công dân tham gia hoạch định chính sách công là yêu cầu

tất yếu . 54

2.3.2. Công dân tham gia hoạch định chính sách công sẽ nâng cao

hiệu quả chính sách . 56

2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của công dân vào quá

trình hoạch định chính sách công. 58

2.4.1. Điều kiện chính trị - kinh tế - xã hội – văn hóa cụ thể của từng

quốc gia . 58

2.4.2. Tố chất của bản thân mỗi công dân . 59

2.4.3. Quy định pháp luật về việc công dân tham gia vào các hoạt

động chính trị của từng quốc gia. 60

Tiểu kết chương 2. 62

Chương 3: THỰC TRẠNG THAM GIA VÀO QUÁ TRÌNH HOẠCH

ĐỊNH CHÍNH SÁCH CÔNG CỦA CÔNG DÂN Ở TRUNG QUỐC

HIỆN NAY. 64

3.1. Thể chế về sự tham gia của công dân vào hoạch định chính sách

công tại Trung Quốc . 64

3.1.1. Quá trình hoạch định chính sách công ở Trung Quốc hiện nay . 64

3.1.2. Định hướng chính trị về việc công dân tham gia hoạch định

chính sách công ở Trung Quốc . 66

3.1.3. Chủ thể tham gia và con đường tham gia hoạch định chính

sách công của công dân Trung Quốc . 72

3.1.4. Các quy định pháp luật về sự tham gia của công dân vào quá

trình hoạch định chính sách công ở Trung Quốc hiện nay . 78

 

pdf172 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Lượt xem: 336 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Sự tham gia của công dân vào quá trình hoạch định chính sách công từ thực tiễn ở Trung Quốc hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g nền dân chủ cơ sở trong Đảng, thúc đẩy tính công khai cho các công việc trong Đảng; khơi thông con đường để cho Đảng viên được tham gia các sự việc trong Đảng, giám sát cán bộ và các tổ chức Đảng, đưa ra ý kiến và kiến nghị lên các tổ chức Đảng cấp trên một cách thuận lợi.‖ [138] Thứ năm, Trung Quốc coi việc công dân tham gia chính sách là biện pháp quan trọng để thực hiện quản lý nhà nước theo pháp luật. Báo cáo Đại hội XVII đã nêu: ―Thực hiện một cách toàn diện phương châm căn bản quản lý nhà nước theo pháp luật, đẩy nhanh việc xây dựng nhà nước pháp trị xã hội chủ nghĩa. Quản lý nhà nước theo pháp luật là yêu cầu căn bản của nền chính trị dân chủ xã hội chủ nghĩa. Trung Quốc cần phải kiên trì phương châm lập pháp khoa học, lập pháp dân chủ, hoàn thiện hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc. Tăng cường thực thi các quy định của Hiến pháp và pháp luật, kiên trì việc tất cả công dân đều bình đẳng trước pháp luật, bảo vệ công bằng chính nghĩa của xã hội... Trung Quốc phải tôn trọng và bảo vệ nhân quyền, bảo đảm quyền tham gia bình đẳng, quyền phát triển bình đẳng của toàn bộ các thành viên trong xã hội...‖ [135]. Báo cáo Đại hội XVIII cũng nêu: ―Hoàn thiện thể chế pháp luật xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc, tăng cường lập pháp ở các lĩnh vực trọng điểm, mở rộng con đường tham gia lập pháp có trình tự cho nhân dân‖, ―cần phải xây dựng và kiện toàn hệ thống chế 72 ước và giám sát vận hành quyền lực. Kiên trì việc thực hiện chế độ để quản lý quyền lực, quản lý công việc và quản lý con người; bảo đảm quyền được biết, quyền được tham gia, quyền được biểu đạt, quyền được giám sát của nhân dân. Đó là những bảo đảm quan trọng cho việc vận hành quyền lực một cách đúng đắn‖ [89]. Có thể thấy, Đảng và Nhà nước Trung Quốc đã quan tâm đến vấn đề công chúng tham gia chính sách từ rất lâu. Họ đưa ra quan điểm rất rõ ràng là ủng hộ công dân tham gia chính sách nói riêng và các hoạt động chính trị nói chung. Đồng thời, họ cũng đưa ra được nhiều quan điểm khẳng định được tầm quan trọng của việc công dân tham gia chính sách là rất lớn, nó có thể khiến cho nền chính trị của Trung Quốc bảo đảm được sự dân chủ, pháp trị, khiến xã hội ổn định, khiến sự cầm quyền của Đảng ngày càng vững chắc hơn. 3.1.3. Chủ thể tham gia và con đường tham gia hoạch định chính sách công của công dân Trung Quốc Trước hết, xét về chủ thể tham gia hoạch định chính sách công của Trung Quốc. Chủ thể tham gia hoạch định chính sách công của Trung Quốc là cá nhân công dân hoặc tổ chức mà công dân tham gia. Có rất nhiều cách phân loại chủ thể tham gia. Nếu phân loại theo kiến thức chuyên ngành, có thể chia thành chuyên gia và công dân phổ thông. Nếu phân loại theo hình thức tổ chức có thể chia thành công dân có tổ chức và công dân phi tổ chức. Nếu phân loại theo thái độ tham gia có thể chia thành công dân tham gia tích cực và công dân tham gia chưa tích cực. Nếu phân loại theo sự liên quan về lợi ích có thể chia thành công dân có lợi ích liên quan và công dân có lợi ích không liên quan. Công dân Trung Quốc có thể tham gia vào quá trình hoạch định chính sách công với tư cách cá nhân hoặc tham gia theo các tổ chức xã hội. Ví dụ như: nửa đầu năm 2017, Ủy ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc khóa XII có tất cả 9 bản Dự thảo các bộ luật cần công khai trưng cầu ý 73 kiến, như: ―Dự thảo Luật Quốc ca‖, ―Dự thảo sửa đổi Luật Thúc tiến doanh nghiệp vừa và nhỏ‖, ―Dự thảo Luật Thư viện công‖, ―Dự thảo sửa đổi Luật Hợp tác xã chuyên nghiệp nông dân‖, ―Dự thảo Luật Phòng ngừa ô nhiễm đất‖, Trong đó, cá nhân công dân có thể thông qua trang web của Đại hội Đại biểu nhân dân Trung Quốc (www.npc.gov.cn) để đưa ra ý kiến của mình, cũng có thể gửi ý kiến của mình đến Ủy ban công tác pháp chế của Ủy ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân Trung Quốc. Ngoài ra, công dân Trung Quốc cũng có thể tham gia hoạch định chính sách công thông qua một số tổ chức xã hội. Hiện nay, quá trình hoạch định chính sách công của Trung Quốc tiếp nhận sự tham gia của một số tổ chức xã hội như: Tham gia hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc gồm 8 tổ chức Tổng Liên đoàn Lao động Trung Quốc, Đoàn Thanh niên chủ nghĩa cộng sản Trung Quốc, Hội Liên hiệp Phụ nữ Trung Quốc, Hiệp hội Khoa học kỹ thuật Trung Quốc, Hiệp hội Hoa kiều, Liên hiệp hữu nghị Đồng bào Đài Loan, Liên hiệp Thanh niên Trung Quốc, Liên hiệp Công thương nghiệp Trung Quốc. Thứ hai, chủ thể quyết sách của Trung Quốc gồm: Đảng cầm quyền, cơ quan lập pháp, cơ quan hành chính. Đảng cầm quyền ở Trung Quốc được coi là chủ thể quyết sách có vai trò mang tính quyết định trong quá trình hoạch định chính sách công. Hiến pháp Trung Quốc quy định rõ: ―Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc là đặc trưng bản chất nhất của chủ nghĩa xã hội Trung Quốc‖. Bất cứ quyết sách quan trọng nào của đất nước liên quan đến nguyên tắc căn bản, đường lối cơ bản, phương châm chính sách phát triển đều do Đảng cầm quyền đưa ra và xây dựng. Sau khi Đảng Cộng sản đưa ra phương châm chính sách, các cơ quan quyền lực quốc gia và cơ quan hành chính thông qua các trình tự của pháp luật để biến nó thành chính sách của nhà nước. Vì vậy, Đảng Cộng sản của Trung Quốc có vai trò xác định mục tiêu và phương hướng cho quá trình hoạch định chính sách công. 74 Cơ quan lập pháp của Trung Quốc là Đại hội Đại biểu nhân dân các cấp và Ủy ban thường vụ. Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc chính là cơ quan quyền lực cao nhất. Cơ quan lập pháp của Trung Quốc có 3 nhiệm vụ chính trong quá trình hoạch định chính sách công: Một là, quyết định các sự việc quan trọng, đưa ra các chính sách của nhà nước hoặc địa phương. Hai là, giám sát công tác của các cơ quan hành chính, cơ quan giám sát, cơ quan kiểm sát, tòa án. Ba là, điều chỉnh lại những sai phạm trong quyết sách của các cơ quan hành chính. Cơ quan hành chính của Trung Quốc là cơ quan vận dụng chính sách công để quản lý các sự việc xã hội. Các cơ quan này có quyền lập pháp hành chính. Chức năng chính của các cơ quan này là hoạch định những chính sách cụ thể cho các lĩnh vực và các phương diện của đời sống xã hội theo cương lĩnh của Đảng và phương châm chính sách phát triển của đất nước. Các văn bản chính sách công do các cơ quan hành chính ban hành được gọi là ―Quyết định‖, có quan hệ lợi ích sát sườn với công dân, tỷ lệ công dân tích cực tham gia vào quá trình hoạch định chính sách cũng tương đối cao. Thứ ba, con đường tham gia hoạch định chính sách của công dân Trung Quốc Con đường hay hình thức để công dân Trung Quốc tham gia hoạch định chính sách công rất đa dạng. Cùng với sự phát triển của xã hội và ứng dụng vào thực tiễn, rất có thể có nhiều hình thức mới được ra đời. Các nhà hoạch định chính sách ở Trung Quốc căn cứ vào các mục tiêu cần đạt được để tiếp nhận sự tham gia của công dân qua các con đường khác nhau ở những thời điểm khác nhau. Có nhiều cách phân loại con đường tham gia của công dân ở Trung Quốc. Ba học giả Vương Kiến Quân, Vương Kiến Dung, Đường Quyên đã căn cứ vào tình hình thực tế của Trung Quốc, đưa ra hai cách phân loại [111, tr.16]: Căn cứ vào mục tiêu và tác dụng của việc công dân tham gia hoạch định chính sách công, có các hình thức như sau: Các hình thức tham gia nhằm mục 75 đích xác định vấn đề chính sách công (bao gồm: tiếp xúc công chúng chủ chốt, tiếp xúc công dân do nhu cầu của công dân đề nghị, điều tra công dân), Các hình thức tham gia nhằm mục đích hiệp thương về nội dung chính sách (bao gồm: gặp gỡ và lắng nghe ý kiến của công dân, sự tham gia của Ủy ban tư vấn, hội thảo tọa đàm, hội nghị dân thôn), Các hình thức tham gia nhằm mục đích tăng cường hiệu quả chính sách. Căn cứ vào phương thức tiếp cận và mức độ tham gia của công dân, có các hình thức như sau: Các hình thức mang tính chất trao đổi thông tin (điều tra công dân, công cáo xã hội), Các hình thức mang tính chất hiệp thương (gặp gỡ và lắng nghe ý kiến công dân, tiếp xúc công chúng chủ chốt, hội thảo tọa đàm, sự tham gia của ủy ban tư vấn), Các hình thức mang tính chất cùng đưa ra quyết sách (hội nghị dân thôn, bỏ phiếu qua mạng) Cụ thể một vài con đường phổ biến mà công dân Trung Quốc tham gia hoạch định chính sách công như sau: Tọa đàm và Hội nghị thảo luận Đây là con đường truyền thống mà Trung Quốc đã có từ lâu và vẫn đang được sử dụng trong hiện tại tương đối phổ biến. Tọa đàm là hình thức trước khi đưa ra một quyết sách, cơ quan quản lý phải lấy ý kiến của các tổ chức có liên quan, các chuyên gia và những người có lợi ích liên quan đối với bản dự thảo bằng việc tổ chức thảo luận tại một địa điểm và thời gian cụ thể. Hội nghị thảo luận là việc các cơ quan quản lý yêu cầu các chuyên gia học giả nghiên cứu thảo luận và đưa ra đánh giá về các nội dung của bản dự thảo trong phương diện lý luận và thực tiễn. Hai hình thức này tuy chưa có quy định nào riêng về mặt luật pháp, nhưng cũng đã có một số điều luật liên quan trong các bộ luật như: Luật Lập pháp nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Điều lệ trình tự hoạch định các quy định pháp luật hành chính, Cương yếu thực hiện hành chính theo pháp luật của Quốc Vụ Viện, Nếu so với các hình thức khác, hai hình thức này chưa đủ tính chính thức, nhưng hình thức tổ chức linh hoạt hơn, đơn giản hơn. 76 Hội nghị công dân Đây là phương thức tham gia do cơ quan hành chính mở các hội nghị công khai, mời những công dân phổ thông đến tham gia vào các quá trình của chính sách công, mục đích là để trao đổi thông tin chính sách, tuyên truyền vận động, phản ánh ý kiến, tăng cường sự hiểu biết, đưa ra kiến nghị chính sách,[105]. Hội nghị công dân được chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn diễn ra hội nghị, giai đoạn chỉnh lý. Hình thức này mở ra công khai với mọi công dân nhưng cũng là hình thức có đầu tư chi phí lớn mà hiệu quả lại khá thấp, người tham gia thiếu tính đại diện. Điều tra công dân Đây là hình thức điều tra được cơ quan hành chính triển khai ở một khu vực nhất định, nhằm tìm hiểu ý kiến và thái độ của công dân đối với vấn đề chính sách, chất lượng dịch vụ công và các vấn đề liên quan. Có rất nhiều hình thức để tiến hành điều tra khảo sát như: phỏng vấn tại nhà, phát phiếu điều tra, phỏng vấn qua điện thoại, khảo sát bằng tin nhắn, điều tra qua mạng, Ưu thế của hình thức này là có thể thực hiện điều tra khảo sát ở diện rộng, đối tượng tiếp nhận điều tra đa dạng về tầng lớp và trình độ, chi phí đầu tư ít, hiệu quả khá cao. Trưng cầu ý kiến công khai Đây là hình thức do cơ quan quyết sách công khai thu thập ý kiến và kiến nghị của công dân toàn xã hội, các cơ quan bộ ngành liên quan, từ đó chọn lọc ra các ý kiến có giá trị tham khảo nhất để làm căn cứ cho các quyết sách hoặc làm nội dung chính sách. Ưu thế của phương thức này là khiến cho mọi công dân đều có khả năng tham gia, chi phí đầu tư thấp, lĩnh vực có thể sử dụng nhiều. Tuy nhiên khi lượng thông tin được tham khảo quá lớn sẽ làm giảm sự chú ý và tốn nhiều thời gian nghiên cứu chọn lọc của các cơ quan đưa ra quyết sách. 77 Sự tham gia của Ủy ban tư vấn Đây là hình thức để công dân gián tiếp tham gia vào quá trình hoạch định chính sách công. Các ủy ban tư vấn ở Trung Quốc là các tổ chức do cơ quan hành chính và cơ quan của chính phủ thành lập và quản lý để nghiên cứu, thảo luận , thẩm định và đưa ra ý kiến cho các vấn đề của chính sách. Các ủy ban này sẽ tham gia vào quá trình hoạch định chính sách công từ giai đoạn rất sớm là lên dự thảo chính sách. Hình thức này hạn chế thành phần tham gia nên ý kiến được đưa ra rất tập trung. Tại Trung Quốc, các ủy ban tư vấn này đa số có thành phần tham gia là các chuyên gia ở các lĩnh vực xã hội, nghiên cứu các vấn đề kỹ thuật chuyên ngành và đưa ra ý kiến. Tiếp xúc công chúng chủ chốt Đây là hình thức mà các cơ quan đưa ra quyết sách thông qua phương pháp phỏng vấn bằng điện thoại, tổ chức hội nghị, gặp gỡ những người được coi là lãnh đạo của tập thể công dân hoặc người đi đầu trong lĩnh vực kinh tế để tìm hiểu tình hình, trưng cầu ý kiến. Hình thức này có lợi thế là giao lưu và trao đổi được sâu với đại diện của công dân, chi phí đầu tư thấp, hiệu quả cao. Gặp gỡ, lắng nghe ý kiến của công dân Đây là hình thức mà các cơ quan chức năng phải lắng nghe một cách đầy đủ ý kiến của những người có lợi ích liên quan, các giới trong xã hội và các chuyên gia trước khi đưa ra một quyết sách có lợi ích liên quan trực tiếp đến công dân và các tổ chức xã hội. Tại Trung Quốc, chế độ lắng nghe dân ý này lần đầu tiên được nhắc đến trong Luật Xử phạt hành chính của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm 1996. Sau đó Luật Lập pháp đã quy định chính thức về chế độ này và dần dần được sử dụng trong quá trình chấp pháp hành chính, lập pháp cũng như lĩnh vực hoạch định các chính sách công quan trọng. Tiếp xúc, gặp gỡ công dân do nhu cầu của công dân đề nghị Đây là hình thức do phía công dân chủ động liên hệ với các cơ quan hành chính, yêu cầu cung cấp những dịch vụ nào đó, hoặc biểu đạt sự không 78 bằng lòng với cơ quan hoặc dịch vụ nào đó, hoặc đưa ra yêu cầu và ý kiến của mình. Lợi thế của hình thức này là có thể để cho cá nhân công dân tham gia dễ dàng, cũng cung cấp căn cứ để cơ quan chính phủ đánh giá và xem xét các vấn đề chính sách, có thể phản ánh được ý kiến của phần đông công dân. Tuy nhiên hình thức này thiếu đi tính đại diện, có nhiều trường hợp bị một thế lực khác thao túng. 3.1.4. Các quy định pháp luật về sự tham gia của công dân vào quá trình hoạch định chính sách công ở Trung Quốc hiện nay Trung Quốc tuy chưa ban hành bộ luật nào quy định riêng về sự tham gia của công dân, nhưng đã ban hành những quy định pháp luật có liên quan đến việc tạo điều kiện để công dân tham gia vào các hoạt động chính trị nói chung và quá trình hoạch định chính sách nói riêng. Cụ thể: Trong Hiến pháp Trung Quốc Thứ nhất, Hiến pháp Trung Quốc đã quy định công dân Trung Quốc có quyền kiến nghị và quyền giám sát. Trong bản Hiến pháp nước CHND Trung Hoa (2018), Điều 2 đã quy định rõ: ―Mọi quyền lực của Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đều thuộc về nhân dân. Cơ quan để cho nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước là Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc và Đại hội Đại biểu nhân dân các cấp địa phương. Nhân dân cần căn cứ vào các quy định của pháp luật, thông qua các con đường và hình thức để quản lý các sự việc của nhà nước, quản lý kinh tế và sự nghiệp văn hóa, quản lý các sự việc của xã hội‖. Đây được coi là sự bảo đảm vững chắc nhất cho quyền tham gia vào các hoạt động chính trị của công dân Trung Quốc, khẳng định công dân có quyền lực, có quyền tham gia và quản lý mọi sự việc, mọi lĩnh vực của nhà nước. Khoản 2 Điều 27 quy định: ―Tất cả các cơ quan và nhân viên nhà nước đều phải dựa vào nhân dân, thường xuyên kết nối chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và kiến nghị của nhân dân, tiếp thu sự giám sát của nhân dân, nỗ 79 lực vì nhân dân phục vụ‖. Điều này cho thấy trong quá trình hoạch định chính sách công, công dân Trung Quốc có quyền kiến nghị và quyền giám sát. Điều 41 của Hiến pháp cũng quy định về quyền nêu ý kiến, quyền giám sát của công dân đối với cơ quan và nhân viên Chính phủ: ―Công dân nước CHND Trung Hoa có quyền phê phán và nêu lên kiến nghị của mình đối với bất kỳ cơ quan nhà nước và nhân viên nhà nước nào, đối với những cơ quan và nhân viên nhà nước có hành vi vi phạm pháp luật, có quyền đề nghị điều tra, tố cáo với các cơ quan có liên quan nhưng không được phép bẻ cong sự thật để mưu hại...‖ Điều 35 của Hiến pháp cũng quy định về một số quyền tự do của công dân: ―Công dân nước CHND Trung Hoa có quyền tự do ngôn luận, xuất bản, hội họp, biểu tình, thị uy‖. Trong đó tự do ngôn luận chính là việc công dân có thể thông qua việc nói chuyện, viết sách, thông qua các bộ phim, âm nhạc, truyền thông để biểu đạt ý kiến của mình. Do đó công dân có thể tiến hành giám sát bằng dư luận đối với quá trình hoạch định chính sách công của Chính phủ. Điều này là một trong những quy định có liên quan đến hình thức, con đường tham gia các hoạt động chính trị của công dân Trung Quốc. Thứ hai, Hiến pháp quy định quyền tham gia trực tiếp của công dân Trung Quốc. Khoản 3 Điều 2 quy định: ―Nhân dân có thể thông qua các quy định của pháp luật, thông qua các hình thức và con đường khác nhau để quản lý các sự việc nhà nước, quản lý kinh tế, văn hóa, quản lý các sự việc xã hội‖. Trung Quốc khẳng định mọi quyền lợi thuộc về nhân dân, nhân dân có thể thông qua nhiều con đường khác nhau để trực tiếp tham gia quản lý các sự việc nhà nước và xã hội. Trong các quy định pháp luật hiện hành của Trung Quốc cũng quy định về quyền tham gia của công dân. Thứ nhất, các quy định pháp luật về hình thức tổ chức các buổi gặp gỡ, trao đổi, lắng nghe ý kiến của nhân dân. 80 Ngày 15/3/2000, ―Luật Lập pháp của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa‖ được thông qua. Trong đó Điều 5 quy định: ―Công tác lập pháp phải thể hiện được ý chí của nhân dân, phát triển sự dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm cho nhân dân có thể tham gia vào hoạt động lập pháp bằng nhiều con đường khác nhau‖. Điều 58 quy định: ―Trong quá trình dự thảo các quy định của Luật Hành chính, cần phải lắng nghe ý kiến của các cơ quan liên quan, các tổ chức và của công dân. Việc lắng nghe ý kiến có thể bằng nhiều phương thức khác nhau như: thông qua các buổi tọa đàm, các buổi lắng nghe ý kiến, các buổi điều trần‖. Quy định này cho thấy sự tiến bộ của Trung Quốc trong chế độ lập pháp, tuy nhiên chưa quy định rõ về việc xây dựng các buổi gặp gỡ đối thoại với nhân dân. Ngày 27/8/2003, ―Luật Cấp phép Hành chính Cộng hòa nhân dân Trung Hoa‖ được thông qua. Bộ Luật này dành một chương nói về xây dựng chế độ lắng nghe ý kiến nhân dân. Điều 46 quy định: Các sự việc cần lắng nghe ý kiến nhân dân trong quá trình thực hiện cấp phép hành chính của các bộ luật và các quy định pháp luật, hoặc các sự việc cần cấp phép hành chính liên quan đến lợi ích chung mà cơ quan hành chính cho rằng cần lắng nghe ý kiến nhân dân, cơ quan hành chính cần công bố với xã hội, tổ chức các buổi gặp gỡ, đối thoại. Điều 48 của Luật này quy định rất rõ trình tự tổ chức các buổi gặp gỡ, đối thoại, lắng nghe ý kiến. Thứ hai, các quy định pháp luật yêu cầu trong quá trình xây dựng quy hoạch, xây dựng các điều luật từ lúc khởi thảo đến quá trình thẩm tra bắt buộc phải có sự tham gia của công dân. Ngày 1/9/2003, ―Luật Đánh giá ảnh hưởng môi trường‖ bắt đầu được thực hiện. Điều 11 quy định ngoài các sự việc bảo mật quốc gia, ―Đối với các quy hoạch có thể gây ảnh hưởng không tốt với môi trường hoặc trực tiếp ảnh hưởng đến lợi ích môi trường công, cơ quan xây dựng quy hoạch cần phải tổ chức các buổi lắng nghe ý kiến, buổi biện luận hoặc sử dụng các hình thức 81 khác để trưng cầu ý kiến của các đơn vị có liên quan, chuyên gia và công chúng về bản dự thảo báo cáo ảnh hưởng môi trường‖. Ngoài ra, quy định này cũng yêu cầu bản báo cáo phải giải thích rõ lý do tiếp thu hoặc không tiếp thu các ý kiến của nhân dân. Ngày 1/1/2002, ―Điều lệ Trình tự xây dựng các quy định pháp luật hành chính‖ được thực thi. Trong đó yêu cầu quá trình viết dự thảo các quy định hành chính phải có sự tham gia của công dân như Điều 12: ―Quá trình dự thảo các quy định hành chính cần phải đi sâu điều tra nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, lắng nghe ý kiến của đông đảo công dân, các tổ chức, các cơ quan có liên quan‖.Tiếp theo là đến quá trình thẩm tra các quy định hành chính cũng yêu cầu phải có sự tham gia của công dân như Điều 20: ―Đối với các vấn đề chủ yếu mà bản dự thảo được giao nộp lên đề cập tới, các cơ quan pháp chế của Quốc Vụ Viện cần phải đi sâu nghiên cứu và điều tra ở cấp cơ sở, lắng nghe ý kiến của cơ quan, tổ chức và công dân ở cơ sở‖. 3.2. Thực trạng tham gia hoạch định chính sách công của công dân Trung Quốc hiện nay 3.2.1. Thực trạng công dân tham gia vào bước xác định vấn đề chính sách công 3.2.1.1. Về con đường tham gia Theo một số điều tra khảo sát, công dân tham gia vào khâu xác định vấn đề chính sách công qua một số con đường sau: tiếp xúc công chúng chủ chốt, tiếp xúc công dân theo yêu cầu của công dân, điều tra công dân. Chúng ta có thể hình dung việc công dân tham gia vào bước xác định vấn đề chính sách công qua một số ví dụ dưới đây: Tiếp xúc công chúng chủ chốt: Trường hợp ―Cải tạo con ngõ Tào Gia – Hình thức cải tạo kiểu mới theo mô hình cư dân tự trị‖ Năm 2012, Thành Đô khởi động công trình cải tạo khu vực phía bắc, mục đích là biến khu vực phía bắc của Thành Đô từ một khu có hình ảnh xấu 82 nhất, giao thông tắc nghẽn, trị an phức tạp nhất và có diện mạo lạc hậu nhất thành một khu dân cư hiện đại hóa và quốc tế hóa. Trong đó con ngõ Tào Gia chính là một hình ảnh thu nhỏ của toàn bộ công trình cải tạo khu phía bắc. Con ngõ này có diện tích khoảng 198 mẫu, kiến trúc đa phần là các nhà ngói cũ, gồm 3.756 hộ dân cư sinh sống, đa phần là công nhân của các doanh nghiệp nhà nước về hưu, rất nhiều nhà có mấy thế hệ cùng sinh sống trong một diện tích chật hẹp. Tuy nhiên, rất nhiều người vì lý do khác nhau đã không muốn rời đi để chính quyền địa phương thực hiện cải tạo. Từ đó, chính quyền địa phương ở đây đã thực hiện một hình thức quản lý xã hội mới, đó là hình thức cải tạo theo mô hình cư dân tự trị. Chính vì thế, 65 người là chủ của các tòa nhà đã đại diện cho cư dân ở đây đi bỏ phiếu để chọn ra Ủy ban Cải tạo tự trị của cư dân và được sự ủng hộ của cả chính quyền cùng các doanh nghiệp phụ trách di dời mặt bằng. Ủy ban này phụ trách điều hòa các mối quan hệ lợi ích phức tạp, thay nhân dân biểu đạt nhu cầu với chính quyền. Các thành viên của Ủy ban đã nghiên cứu và đề nghị điều chỉnh phạm vi cải tạo, Bộ Chỉ huy dự án đã nghiên cứu thảo luận và đồng ý với đề nghị đó. Từ đó, công việc cải tạo con ngõ này được thực hiện, ước tính mất khoảng 30 tháng. Tiếp xúc công dân theo yêu cầu của công dân Hiện nay, ở Trung Quốc, con đường để công dân tham gia hoạch định chính sách công thông qua việc tiếp xúc công dân theo yêu cầu của công dân bao gồm hai hình thức: tín phỏng và đường dây nóng. Tín phỏng là hình thức công dân hoặc các tổ chức khác có thể dùng thư tay, thư điện tử, gửi fax, điện thoại, đến tận nơi làm việc để phản ánh tình hình, đưa ra kiến nghị, ý kiến hoặc biểu đạt yêu cầu với chính quyền nhân dân các cấp, theo pháp luật quy định sẽ do các cơ quan hành chính có liên quan xử lí [64]. Nội dung phản ánh ở đây rất rộng, có thể sẽ chỉ là nhu cầu của cá nhân 83 công dân nhưng cũng có thể phản ánh lợi ích quốc gia. Chính vì thế hình thức tín phỏng là chế độ liên hệ mật thiết với quần chúng nhân dân ở Trung Quốc. Hiện nay hình thức tín phỏng được Trung Quốc sử dụng phổ biến, thuận lợi nhất cho công dân tham gia hoạch định chính sách công. Công dân có thể dùng mọi phương tiện, đặc biệt là internet để phản ánh ý kiến của mình một cách nhanh nhất. Theo thống kê về việc công dân tham gia hoạch định chính sách thông qua hình thức tín phỏng bằng mạng internet của tỉnh Giang Tây, ngay trong đầu năm 2021 đã có rất nhiều phản ánh của công dân liên quan đến lợi ích cá nhân và cả lợi ích công đã được giải quyết và tìm giải pháp hợp lí. Từ những vấn đề nhỏ như âm thanh quảng cáo của cửa hàng buôn bán quá lớn, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày tại Nam Xương, đến những vấn đề chung của xã hội như hệ thống cấp nước không được cải tạo đồng bộ trong quá trình cải tạo khu dân cư Tân Dư – Du Thủy đều được công dân phản ánh rất nhanh qua mạng và được giải quyết ngay sau đó [70]. Theo Báo cáo tổng kết công tác của Cục Tín phỏng Trung Quốc, hàng năm người dân của đất nước này đều thông qua con đường này để yêu cầu chính phủ công khai thông tin có liên quan đến nhu cầu cá nhân công dân, tìm hiểu về công tác xây dựng chính sách, tìm hiểu về kết quả xử lí những sự việc được yêu cầu giải quyết của cá nhân. Trong đó, đa phần là tiếp nhận ý kiến của cá nhân công dân, tỉ lệ cá nhân công dân tự mình đề đạt ý kiến chiếm gần như đa số, tỉ lệ các tổ chức đề đạt ý kiến lại rất ít. Năm 2016, Cục Tín phỏng Trung Quốc nhận được tổng cộng 248 yêu cầu, trong đó có 247 yêu cầu của cá nhân [58]. Năm 2017, nhận được 556 yêu cầu, trong đó có 555 yêu cầu của cá nhân [59]. Năm 2018, nhận được 193 yêu cầu [60]. Năm 2019, nhận được 115 yêu cầu, trong đó toàn bộ là yêu cầu của cá nhân [61]. Năm 2020, nhận được 136 yêu cầu, trong đó toàn bộ là yêu cầu của cá nhân [62]. 84 Biểu đồ 3.1. Số lượng yêu cầu công khai thông tin chính phủ Cục Tín phỏng Trung Quốc nhận được hàng năm Số liệu trên cho thấy con đường tín phỏng ngày càng trở nên quan trọng trong việc tiếp nhận sự tham gia hoạch định chính sách công của công dân ở Trung Quốc. Đường dây nóng ở Trung Quốc chủ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_su_tham_gia_cua_cong_dan_vao_qua_trinh_hoach_dinh_ch.pdf
  • pdfQD_NguyenDieuHuong.pdf
  • jpgScan0033.JPG
  • jpgScan0035.JPG
  • pdfTrichyeu_NguyenDieuHuong.pdf
  • pdfTT Eng NGuyenDieuHuong.pdf
  • pdfTT NguyenDieuHuong.pdf
Tài liệu liên quan