LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT . vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH . viii
DANH MỤC BẢNG. ix
DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, BẢN ĐỒ, HỘP .x
PHẦN MỞ ĐẦU.1
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án .1
2. Mục đích, ý nghĩa của luận án.3
2.1 Mục đích của luận án.3
2.2 Ý nghĩa của luận án .4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA BẤT BÌNH ĐẲNG
GIỚI TỚI PHÁT TRIỂN VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN .6
1.1 Tổng quan nghiên cứu về tác động của bất bình đẳng giới tới phát triển.6
1.1.1 Các nghiên cứu lý thuyết về tác động của bất bình đẳng giới tới phát triển.6
1.1.2 Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của bình đẳng giới tới phát triển.15
1.1.3 Các đóng góp và vấn đề còn bỏ ngỏ trong các nghiên cứu đã tổng quan.26
1.2 Hướng nghiên cứu của luận án.27
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu .27
1.2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .28
1.2.3 Vấn đề mới của luận án: các câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu.30
1.2.4 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu.31
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA
BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI TỚI PHÁT TRIỂN.34
2.1 Các khái niệm cơ bản .34
2.1.1 Giới và bất bình đẳng giới .34
2.1.2 Phát triển.36
2.2 Lý luận và phương pháp đánh giá tác động của bất bình đẳng giới trong giáo dục
và việc làm tới tăng trưởng kinh tế .37
193 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 637 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tác động của bất bình đẳng giới tới phát triển ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa hộ do nam giới làm chủ hộ
[22].
78
Vì thế, kết luận có thể rút ra từ đây là khi các điều kiện hôn nhân như
nhau (có cả vợ và chồng) thì các chủ hộ là nữ có khả năng phân bổ nguồn lực
trong gia đình và tạo cơ hội thu nhập cao hơn các chủ hộ là nam. Số liệu này
cũng một lần nữa minh chứng từ góc độ vi mô về đóng góp vào TTKT của nữ
giới.
Tổng hợp kết quả phân tích vi mô cho thấy nếu tồn tại bất bình đẳng về vai
trò của nam và nữ trong gia đình biểu hiện là đa số nam là chủ hộ trong trường
hợp gia đình có cả vợ và chồng, tức là có BBĐG về quyền ra quyết định sử dụng
nguồn lực và đầu tư của gia đình thì khả năng tạo thu nhập bình quân của các hộ
gia đình sẽ thấp hơn so với trường hợp có bình đẳng giới (khi cả nam và nữ cùng
ra quyết định phân bổ nguồn lực).
3.4 Tác động của bất bình đẳng giới trong giáo dục và việc làm tới phát
triển con người ở Việt Nam
3.4.1 Phân tích vĩ mô
Như đã đề cập trong phần lý thuyết, phân tích vĩ mô của tác động của
BBĐG tới PTCN được thực hiện với đơn vị quan sát và phân tích là cấp tỉnh
thông qua tính toán hệ số tương quan giữa chỉ số phát triển giới (GDI) và chỉ số
phát triển con người (HDI). Chỉ số phát triển giới càng cao tức là BBĐG càng
thấp nên biến này được sử dụng nhiều để đại diện cho BBĐG. Hai trong 3 khía
cạnh của GDI phản ánh là nội dung luận án đang quan tâm nghiên cứu, đó là
BBĐG về giáo dục và thu nhập. Vì thế, GDI được coi là một biến gần đúng cho
BBĐG về giáo dục và việc làm. Kết quả phân tích tương quan của HDI và GDI
với số liệu chéo cấp tỉnh năm 2012 là 0,9993.
Hệ số tương quan rất lớn gợi ý rằng khi mức độ bất bình đẳng càng thấp
(tức là khi GDI càng cao) thì thành quả phát triển con người (HDI) càng cao. Kết
quả phân tích này cũng tương tự kết quả nghiên cứu được thực hiện năm 2009
của các tác giả Martin và Garvi (2009) đối với Tây Ban Nha. Tuy nhiên, hệ số
tương quan này có thể do tác động hai chiều: khi có bình đẳng giới thì chăm sóc
79
con cái sẽ tốt hơn, tức là trong dài hạn mức độ PTCN sẽ tăng lên và ngược lại
khi có mức độ PTCN cao (bao gồm trình độ học vấn cao) thì định kiến giới và
phân biệt giới được đẩy lùi, tức là chỉ số phát triển giới lại được cải thiện.
Bản đồ sau đây là cách thể hiện trực quan về tương quan dương và cao
giữa BBĐG (thể hiện qua GDI) và chỉ số phát triển con người (thể hiện qua
HDI).
Bản đồ 3.1 Chỉ số phát triển giới và chỉ số phát triển con người trung bình
cấp tỉnh năm 2012
Nguồn: Tính toán của NCS dựa trên số liệu của GSO, 2013
Kết quả phân tích này khẳng định rằng, xã hội không phải đánh đổi mục
tiêu PTCN với mục tiêu phát triển giới, mà cả hai mục tiêu này đều có thể song
song tồn tại trong mục tiêu phát triển tổng quát. Nói cách khác, bình đẳng giới
không chỉ là mục tiêu mà còn là phương tiện cho việc đạt được mục tiêu phát
triển con người.
80
Để khẳng định chiều của tác động, phân tích vi mô sẽ được thực hiện bổ
sungtrong phần 3.4.2.
3.4.2 Phân tích vi mô
3.4.2.1 Mô tả thống kê các biến số
Bảng 3.16 dưới đây mô tả thống kê đối với một số biến số sử dụng trong
mô hình. Tỷ lệ trẻ đi học đúng tuổi (EDU_Proper) khá cao và tăng nhẹ từ 92%
(2010) đến 93% (2012). Số năm đi học bình quân của bố và mẹ không có thay
đổi nhiều giữa 2 năm quan sát. Chủ hộ là nam vẫn chiếm tỷ trọng lớn đối với các
hộ gia đình Việt Nam, 75%. (Head_gender): thể hiện BBĐG về vai trò của nam
và nữ trong gia đình.
Bảng 3.16 Mô tả các biến phụ thuộc và các giải thích chính
Năm 2010 2012
Tên biến Obs Mean Std.
dev.
Min Max Obs Mean Std.
dev.
Min Max
EDU_Proper 4635 0,93 0,24 0,00 1,00 4494 0,94 0,22 0,00 1,00
EDU_6_18 5300 0,85 0,32 0,00 1,00 5118 0,86 0,31 0,00 1,00
EDU_expend 9399 0,09 0,13 0,00 0,89 9399 0,10 0,13 0,00 0,94
NVacin 4466 0,01 0,11 0,00 2,00 4349 0,00 0,07 0,00 2,00
HEALTH_Treat 3537 1,54 3,04 0,09 60,00 3312 1,49 2,41 0,08 36,00
EDU_M 7884 8,03 4,31 0,00 22,00 7861 8,07 4,33 0,00 22,00
EDU_F 9000 6,89 4,40 0,00 22,00 8986 6,95 4,40 0,00 22,00
Emp_M 7884 0,90 0,30 0,00 1,00 7861 0,90 0,30 0,00 1,00
Emp_F 9000 0,85 0,36 0,00 1,00 8986 0,84 0,36 0,00 1,00
Headgender 9399 0,75 0,43 0,00 1,00 9399 0,75 0,43 0,00 1,00
Nguồn: Tính toán của NCS dựa trên số liệu VHLSS 2010-2012
Hình 3.3 sau đây cho biết số năm đi học bình quân của các ông bố và các
bà mẹ (không so sánh trong cùng gia đình, nên được coi là của nam và nữ nói
chung) ở các độ tuổi khác nhau. Nhìn chung, nhóm người có tuổi càng cao thì số
năm đi học trung bình càng thấp. Điều đáng nói là số năm đi học bình quân của
nam cao hơn so với của nữ ở tất cả các độ tuổi. Chênh lệch số năm đi học của
81
nam và nữ ở nhóm tuổi cao lớn hơn số so với nhóm có độ tuổi thấp. Điều này
chứng tỏ cả số năm đi học trung bình của cả nam và nữ và chênh lệch số năm đi
học theo giới của thế hệ sau cũng được cải thiện so với thế hệ trước.
0
5
10
15
20
A
ve
ra
ge
s
ch
oo
lin
g
0 20 40 60 80 100
Age
EDU_F
EDU_M
kernel = epanechnikov, degree = 0, bandwidth = 1.98
Đồ thị 3.2 Số năm đi học bình quân của nam và nữ theo độ tuổi
Nguồn: Tính toán của NCS dựa trên số liệu VHLSS 2010 -2012
3.4.2.2 Phân tích kết quả ước lượng
Từ số liệu của VHLSS, nhiều biến phụ thuộc đã được sử dụng để phân
tích tác động của BBĐG trong giáo dục và việc làm tới PTCN như: như tỷ lệ đi
học đúng tuổi, tỷ lệ đến trường của những thành viên trong độ tuổi 6 đến 18,
bằng cấp cao nhất của con trong hộ, tỷ trọng chi tiêu cho giáo dục trong tổng chi
tiêu, chi tiêu cho truyện tranh cho con, BHYT cho các thành viên trong gia đình,
chi tiêu cho khám/chữa bệnh, số lần đến cơ sở y tế với mục đích khám chữa
bệnh... Tuy nhiên, kết quả ước lượng chỉ ra một số mô hình có ý nghĩa thống kê
và các kết quả này được trình bày chi tiết trong Phụ lục 4 và Phụ lục 5. Phần
dưới đây chỉ trình bày các giá trị của các hệ số ước lượng liên quan đến biến số
thể hiện tác động BBĐG trong giáo dục và việc làm.
82
(1) Tác động của bất bình đẳng giới trong giáo dục tới phát triển con người
Bảng 3.17 thể hiện kết quả hồi quy tác động riêng của trình độ giáo dục
của bố và mẹ tới giáo dục của con cái và chăm sóc sức khỏe các thành viên trong
gia đình có cả vợ và chồng. Các kết quả hồi quy với mức ý nghĩa thống kê tới
1% cho phép rút ra một số kết luận thú vị liên quan tới tác động của BBĐG trong
giáo dục tới PTCN.
Bảng 3.17 Kết quả hồi quy tác động của trình độ học vấn của bố và mẹ
tới giáo dục cho con cái và chăm sóc sức khỏe gia đình
Mô hình (1) (2) (3) (4) (5)
Biến số EDU_Proper EDU_6_18 EDU_expend NVacin HEALTH_Treat
EDU_M 0,011*** 0,005*** 0,002*** -0,000*** 0,011***
(0,000) (0,000) (0,000) (0000) (0,000)
EDU_F 0,010*** 0,025*** 0,007*** 0,003*** -0,018***
(0,000) (0,000) (0,000) (0.000) (0,000)
Constant 0,678*** 0,591*** 0,050*** 0,156*** 3,061***
(0,002) (0,004) (0,001) (0.003) (0,012)
Observations 3.049.415 1.282.141 5.599.541 2.365.608 1.983.267
R-squared 0,118 0,133 0,138 0,063 0,145
Standard errors in parentheses
*** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1
Nguồn: Tính toán của NCS dựa trên số liệu VHLSS 2010 -2012
Thứ nhất, hệ số của mô hình (1) cho thấy cha và mẹ có tác động gần như
tương đương tới tỷ lệ đến trường đúng tuổi của con cái (EDU_Proper): khi số
năm đi học của bố hoặc mẹ tăng thêm 1 năm thì tỷ lệ con đi học đúng tuổi tăng
thêm khoảng 1%. Điều này nhất quán với một số kết luận trong nghiên cứu của
các tác giả Hill và King (1995) rằng khi có trình độ học vấn cao hơn, các ông bố
và bà mẹ sẽ coi trọng vấn đề giáo dục cho thế hệ sau hơn, có định hướng rõ ràng
về nghề nghiệp trong tương lai cho con cái hơn. Ngoài ra, trình độ học vấn của
bố và mẹ cao hơn cũng có thể là một thước đo gần đúng cho thu nhập cao hơn.
83
Thứ hai, dấu dương trong các hệ số của EDU_F và EDU_M ở mô hình (2)
và (3) ngụ ý rằng khi trình độ giáo dục của cha mẹ tăng lên thì cả tỷ lệ trẻ em
đến trường trong độ tuổi 6 đến 18 (EDU_6_18) và tỷ lệ chi tiêu cho giáo dục
(EDU_expend) đều tăng lên. Tuy nhiên, tác động của 1 năm tăng thêm trong
trình độ học vấn của bố đến việc tình trạng đến trường của con cái thấp hơn so
với tác động của 1 năm tăng thêm trong trình độ học vấn của mẹ. Mỗi năm đi
học tăng thêm của bố làm tỷ lệ trẻ em đi học đúng tuổi tăng 0,5% và tỷ trọng chi
tiêu cho giáo dục trong tổng chi tiêu trong hộ tăng 2%, trong khi tác động tương
ứng này của người mẹ là 2,5% và 7%. Điều đó cũng có nghĩa là xét từ góc độ tác
động tới phát triển nhân lực trong dài hạn, đầu tư để tăng thêm 1 năm đi học của
mẹ sẽ có hiệu quả hơn đầu tư để tăng thêm 1 năm đi học của bố. Điều này đặc
biệt có ý nghĩa trong hoàn cảnh BBĐG về giáo dục của phụ nữ và nam giới ở
Việt Nam hiện nay đang thể hiện bất lợi cho nữ. Hơn nữa, trong các gia đình có
chênh lệch lớn giữa trình độ giáo dục của bố và mẹ, khi trình độ học vấn của
người mẹ tăng thêm làm cho trình độ của bố và mẹ tương đương thì sẽ có sự hỗ
trợ trong học tập và chia sẻ kiến thức cũng như kỹ năng giữa bố và mẹ. Do đó,
những đứa con có cơ hội nhận được tác động tích cực kép từ trình độ giáo dục
cao của cả bố và mẹ. Tóm lại, BBĐG về giáo dục của thế hệ cha mẹ gây ra
những thiệt thòi đối với giáo dục cho thế hệ con.
Thứ ba, BBĐG trong giáo dục còn thể hiện một tác động khác biệt theo
giới rõ rệt hơn đối với việc chăm sóc sức khỏe gia đình thể hiện qua hệ số của
mô hình (4) và (5). Khi số năm đi học của người mẹ tăng thêm 1 năm thì số lần
đi tiêm chủng tính trung bình cho một trẻ (NVacin) tăng lên 0,3%, đồng thời số
lần đến cơ sở y tế với mục đích khám và chữa bệnh tính trung bình cho một
thành viên (HEALTH_Treat) giảm đi 1,8%. Điều đó thể hiện việc chăm sóc sức
khỏe gia đình thường xuyên hơn và tình trạng sức khỏe của các thành viên trong
gia đình cũng tốt hơn, số lần phải đi chữa bệnh giảm đi. Trong khi đó, khi trình
độ giáo dục của người bố tăng lên, số lần đến cơ sở y tế với mục đích khám chữa
84
bệnh trung bình tính theo đầu người (Health_Treat) tăng lên. Dựa vào kết quả
nghiên cứu của các tác giả Hill và King (1995), điều này có thể được lý giải là
khi nam giới có trình độ cao hơn, họ có thể chuyên tâm hơn cho việc tạo thu
nhập và và ít chia sẻ công việc chăm sóc gia đình, làm cho thành tích về chăm
sóc sức khỏe chung giảm đi, số lần đến cơ sở y tế với muc đích khám chữa bệnh
tăng lên. Mặc dù kết quả hồi quy khó có thể khẳng định cơ chế của các tác động,
nhưng đã góp phần cho thấy sự khác biệt rõ rệt giữa tác động của trình độ học
vấn của nam và nữ tới chăm sóc sức khỏe gia đình. Kết quả hồi quy cũng khẳng
định lại những phát hiện trong các nghiên cứu trước (chẳng hạn nghiên cứu của
tác giả Mikkola 2005 và Klasen và Lammana (2009) về những ưu tiên của phụ
nữ trong cuộc sống: phụ nữ thường chú trọng đến việc giáo dục cho trẻ em và
chăm sóc gia đình hơn so với nam giới. Do đó, việc cải thiện trình độ học vấn
của phụ nữ có tác động tích cực lớn hơn tới giáo dục con cái và chăm sóc sức
khỏe cho các thành viên trong gia đình so với cải thiện trình độ học vấn của nam
giới.
(2) Tác động của bất bình đẳng giới trong việc làm tới phát triển con người
Tác động của BBĐG trong việc làm tới PTCN được sẽ kiểm định bằng hai
cách. Thứ nhất là phân tích trực tiếp thông qua định lượng tác động riêng của các
biến số phản ánh tình trạng việc làm của nam và nữ tới các các chỉ số phản ánh
PTCN. Thứ hai là phân tích gián tiếp thông qua kênh tác động của BBĐG trong
việc làm tới PTCN - kênh "quyền ra quyết định trong gia đình của phụ nữ đối
với việc phân bổ nguồn lực". Phân tích gián tiếp này được sử dụng vì các lý
thuyết đã chỉ ra rằng khi người vợ có việc làm hoặc có thể tạo thu nhập thì họ có
quyền ra quyết định hoặc có khả năng thương thuyết với chồng về việc sử dụng
ngân sách trong gia đình. Do số liệu điều tra VHLSS 2010-2012 khó cho phép
phân tách và đo lường quyền ra quyết định của vợ và chồng trong các gia đình
có cả vợ và chồng nên cách phân tích gián tiếp được thay bằng phân tích riêng
cho các gia đình có chủ hộ là nam và nữ. Phân tích này có ý nghĩa minh chứng
85
cho tác động của BBĐG về việc làm bởi nó gắn liền với ba giả định đã được đưa
ra trong các lý thuyết. Đó là (1) chủ hộ là người có quyền ra quyết định về phân
bổ ngân sách nói riêng và nguồn lực nói chung; (2) nam và nữ có cách sử dụng
ngân sách khác nhau và (3) quyền ra quyết định hay quyền thương thuyết tương
đối của vợ và chồng trong gia đình gắn liền với tình trạng việc làm hay thu nhập
tương đối của họ. Vì thế, việc phân tích tác động tình trạng làm chủ hộ của phụ
nữ có thể được dùng để suy ra cho tác động của tình trạng việc làm của phụ nữ.
(a) Tác động trực tiếp của bất bình đẳng giới trong việc làm tới phát triển con
người
Bảng 3.18 cho thấy tác động của tình trạng việc làm của người bố và
người mẹ thông qua biến giả về tình trạng việc làm (biến Emp_M và Emp_F;
nhận giá trị 0: không có việc làm; nhận giá trị 1: có việc làm) đối với giáo dục
cho trẻ em và chăm sóc sức khỏe của gia đình.
Bảng 3.18 Kết quả hồi quy tác động của tình trạng việc làm của bố và
mẹ tới giáo dục cho con cái và chăm sóc sức khỏe gia đình
Mô hình (1) (2) (3) (4) (5)
Biến EDU_Proper EDU_6_18 EDU_expend NVacin HEALTH_Treat
Emp_M -0,108*** -0,028*** 0,063*** 0,035*** 0,179***
(0,001) (0,002) (0,000) (0,001) (0,004)
Emp_F 0,054*** 0,093*** 0,022*** -0,036*** 0,062***
(0,001) (0,001) (0,000) (0,001) (0,003)
Constant 0,957*** 0,758*** 0,043*** 0,183*** 2,791***
(0,002) (0,004) (0,001) (0,003) (0,013)
Observations 3.049.415 1.282.141 5.599.541 2.365.608 1.983.267
R-squared 0,097 0,101 0,126 0,063 0,145
Standard errors in parentheses, *** p<0,01; ** p<0,05; * p<0,1
Nguồn: Tính toán của NCS dựa trên số liệu VHLSS 2010 -2012
Kết quả hồi quy ở mô hình (1) và (2) với mức ý nghĩa 1% cho thấy khi
người mẹ có việc làm thì điều kiện giáo dục cho con cái được cải thiện đáng kể:
86
tỷ lệ đi học đúng tuổi (EDU_proper) và tỷ lệ trẻ đến trường trong độ tuổi 6-18
(EDU_6_18) tăng lên tương ứng là 5,4% và 9,3% so với trường hợp người mẹ
không có việc làm. Tuy nhiên, kết quả là ngược lại đối với tình trạng có việc làm
của người bố. Kết luận có thể rút ra ở đây là tình trạng có việc làm của người mẹ
sẽ có tác động tích cực, trong khi tình trạng việc làm của người bố có tác động
tiêu cực tới giáo dục của thế hệ sau. Từ đó, có thể suy luận một cách trực tiếp là
khi bố có việc làm và mẹ không có việc làm thì rất bất lợi cho giáo dục đối với
thế hệ sau. Kết quả hồi quy này không gợi ý cơ chế tác động. Tuy nhiên, những
lý thuyết kinh tế có thể giúp đưa ra một số giả định. Thứ nhất, khi người phụ nữ
có việc làm và ngân sách gia đình được tăng cường thì ngân sách cho học tập có
thể tăng tính cả về tuyệt đối và tương đối (như mô hình (3) chỉ ra). Thứ hai, khi
người mẹ có việc làm thì những đứa con đáng lẽ phải lao động để tạo thu nhập sẽ
không phải làm việc nữa và được đi học. Về tác động âm của tình trạng có việc
làm của người bố, nhận định của các tác giả Hill và King (1995) có thể gợi mở
một số nguyên nhân như sau:
- Tình trạng có việc làm của bố có thể là hệ quả của phân công lao động
giữa cha và mẹ theo hướng bố đi làm, mẹ chăm sóc gia đình do có chênh lệch
lớn về trình độ học vấn giữa bố và mẹ. Trong trường hợp này, con cái nhận được
lợi ích từ thu nhập của người cha và nhận sự hỗ trợ trực tiếp về học hành từ
người mẹ. Khi người bố có trình độ càng cao thì tham gia vào thị trường lao
động càng sâu sắc hơn và mức thu nhập lớn hơn. Những đứa con sẽ nhận được
thêm lợi ích từ thu nhập gia tăng của người bố, nhưng lại chịu thiệt thòi do hạn
chế của trình độ học vấn của người hỗ trợ trực tiếp trong học tập. Những lợi ích
về tài chính từ thu nhập gia tăng của bố có thể không bù đắp cho hạn chế về thời
gian chia sẻ kiến thức và kỹ năng của người bố và sự thiếu hụt kiến thức của
người mẹ.
- Trong trường hợp cả bố và mẹ cùng có việc làm thì bố thường ít có thói
quen vừa đi làm vừa đảm nhận công việc chăm sóc con cái trong gia đình. Khi
87
trình độ người bố càng tăng, và đồng thời tồn tại chênh lệch về trình độ học vấn
với người mẹ càng lớn thì phân công lao động giữa bố và mẹ càng sâu sắc và
người bố càng ít thời gian chia sẻ hay truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm cho
con dẫn đến tác động tiêu cực hơn nữa.
Kết quả hồi quy của mô hình (3) trong Bảng 3.18 cũng cho thấy khi bố
và/hoặc mẹ có việc làm thì tỷ trọng chi cho giáo dục cho con cái trong tổng chi
tiêu của gia đình (EDU_expend) tăng lên. Đây thực sự là tác động kép tới giáo
dục của con cái vì tổng ngân sách gia đình và tỷ trọng chi tiêu cho giáo dục cùng
tăng lên. Tuy nhiên, các hệ số của EDU_F là 0,022 và EDU_M là 0,063 trong
mô hình (3) cho thấy tác động của tình trạng có việc làm của người mẹ (Emp_F)
tới tỷ trọng chi tiêu cho giáo dục của con cái của con cái (EDU_expend) không
mạnh bằng tác động của tình trạng có việc làm của người bố (EDU_M). Thoạt
nhìn, kết quả của mô hình (3) dường như mâu thuẫn với khung lý thuyết rằng
phụ nữ ưu tiên cho giáo dục của con cái hơn nam giới và tác động tích cực của
tình trạng có việc làm của mẹ tới giáo dục của con theo tính theo tỷ lệ đến trường
đúng tuổi (EDU_proper) và (EDU_6_18) trong mô hình (1) và (2). Tuy nhiên,
một số nghiên cứu thực nghiệm đối với các quốc gia khác trên thế giới có thể gợi
ý một số lý giải cho "mâu thuẫn" này. Thứ nhất, có thể, phụ nữ Việt Nam cũng
tương tự như ở các nước khác coi trọng và sát sao việc học tập của con cái nên
ngay cả khi không có việc làm thì các bà mẹ vẫn thường cố gắng thu xếp ngân
sách cho học hành của con từ nhiều nguồn khác tới mức tối đa, vì vậy khi
chuyển từ tình trạng không có việc làm sang có việc làm thì tác động biên không
mạnh như trong trường hợp của người bố. Thứ hai, có thể ở Việt Nam tình trạng
có việc làm của người vợ không cải thiện đáng kể quyền ra quyết định hay
thương thuyết của họ đối với chồng về việc phân bổ ngân sách gia đình so với
khi họ không có việc làm. Nếu các giả định này là đúng thì điều tưởng như mâu
thuẫn giữa mô hình (1) và (2) với mô hình (3) không còn nữa. Đồng thời, điều
này khẳng định thêm kết luận ở trên về so sánh tác động của tình trạng việc làm
88
của bố và mẹ tới hai biến số gần đúng về giáo dục cho con cái là EDU_proper và
EDU_6_18 cũng như sự ưu tiên của người phụ nữ đối với giáo dục dành cho con
cái của họ.
Liên quan đến tác động tới chăm sóc sức khỏe gia đình, kết quả hồi quy
trong mô hình (4) và (5) cho thấy tình trạng có việc làm của người chồng
(Emp_M) đối với tình trạng chăm sóc sức khỏe gia đình chưa thể hiện rõ xu
hướng: số lần đi tiêm chủng tính trung bình cho một trẻ em (NVacin) tăng lên
(biểu hiện tích cực) và số lần đến cơ sở y tế vì lý do khám và chữa bệnh
(Health_Treat) cũng tăng lên (biểu hiện tiêu cực). Tác động theo cả hai hướng
như vậy làm cho việc rút ra một kết luận chung về tác động của tình trạng việc
làm của người chồng tới chăm sóc sức khỏe là không dễ. Có thể giả định rằng,
khi người chồng có việc làm, tác động tiêu cực là khả năng chồng chia sẻ việc
nhà với vợ càng trở nên hạn chế, nhưng đồng thời tác động tích cực (có thể nhỏ)
là do thu nhập của hộ tăng lên thì đầu tư cho chăm sóc sức khỏe có thể tăng lên
về giá trị tuyệt đối hoặc tương đối. Ngược lại, tác động của tình trạng có việc
làm của người vợ tới chăm sóc sức khỏe gia đình trong hai mô hình này khá nhất
quán: số lần đến đi tiêm chủng trung bình cho một trẻ em (NVacin) giảm đi và
số lần đến cơ sở y tế vì lý do khám và chữa bệnh tăng lên so với khi người vợ
không có việc làm. Điều này thể hiện một tác động tiêu cực của tình trạng việc
làm của người mẹ tới chăm sóc sức khỏe gia đình. Một số giả định có thể lý giải
cho điều này. Khi phụ nữ có việc làm, họ phải chia sẻ thời gian cho cả việc tạo
thu nhập và chăm sóc gia đình do đó quỹ thời gian dành cho gia đình có thể bị
giảm đi so với khi họ không đi làm. Đương nhiên, trong tổng thời gian dành cho
chăm sóc gia đình, người mẹ vẫn phải chia sẻ thời gian giữa hỗ trợ con học tập
và chăm sóc sức khỏe gia đình. Trong điều kiện hạn chế hơn về quỹ thời gian
cho chăm sóc gia đình như vậy, việc đánh đổi thời gian dành cho việc này với
thời gian dành cho việc kia có thể có biểu hiện rõ rệt hơn. Có thể giả định rằng
trong trường hợp phải chọn giữa đầu tư thời gian cho con cái học tập và thời gian
89
cho chăm sóc sức khỏe gia đình thì, tính trung bình quỹ thời gian của người phụ
nữ dành cho giáo dục của con cái lớn hơn (hoặc đầu tư về tài chính nhiều hơn do
thu nhập tăng lên) so với thời gian dành cho chăm sóc sức khỏe gia đình. Kết
quả là thành tích trong giáo dục tốt hơn, (thể hiện qua các hệ số dương trong mô
hình (1), (2) và (3)) trong khi đó thành tích chăm sóc sức khỏe trẻ em và người
lớn giảm đi: số lần đi tiêm chủng của trẻ em giảm đi và số người phải đi khám và
chữa bệnh tăng lên (thể hiện qua hệ số âm trong mô hình (4) và hệ số dương
trong mô hình (5)).
(b) Tác động của việc tăng cường quyền ra quyết định trong gia đình tới phát
triển con người
Tác động của tình trạng có việc làm của phụ nữ tới PTCN thông qua phân
tích kênh này dựa vào việc so sánh hành vi và thành tích trên hai phương diện
giáo dục dành cho con cái và sức khỏe giữa các gia đình có chủ hộ là nữ và các
gia đình có chủ hộ là nam. Năm biến phụ thuộc như đã nêu trong chương 1 đều
được hồi quy với biến giải thích chính là biến dummy về giới tính của chủ hộ
(Head_gender) nhận giá trị 1 với nam và 0 với nữ. Ba mô hình (3), (4) và (5) có
ý nghĩa thống kê. Kết quả hồi quy với hệ số âm của hệ số của biến giới tính chủ
hộ cho thấy với các gia đình có chủ hộ là nữ, chi tiêu cho giáo dục trong tổng chi
tiêu của gia đình (EDU_expend) cao hơn so với các gia đình có chủ hộ là nam.
Tức là khi phụ nữ có quyền phân bổ chi tiêu tổng thu nhập gia đình thì việc ưu
tiên cho giáo dục có cơ hội được thể hiện rõ rệt trong qua cách phân bổ ngân
sách gia đình. Kết luận có thể rút ra là phụ nữ coi trọng và đầu tư nhiều hơn cho
giáo dục đối với con cái so với nam giới. Kết quả hồi quy này cũng nhất quán
với phát hiện của các nghiên cứu trước đây rằng khi được trao quyền phân bổ
ngân sách gia đình, phụ nữ có xu hướng dành tỷ trọng thu nhập nhiều hơn cho
học tập của con cái so với nam giới theo tác giả Mikkola đã tổng quan trong
nghiên cứu của bà năm 2005 và 2007 [52], [53].
90
Bảng 3.19 Khác biệt trong đầu tư cho giáo dục cho con cái và chăm sóc
sức khỏe gia đình theo giới tính của chủ hộ
Mô hình (3) (4) (5)
Biến EDU_expend NVacin HEALTH_Treat
Head_gender -0,035*** -0,004*** -0,071***
(0,000) (0,001) (0,004)
Constant 0,088*** 0,159*** 3,330***
(0,000) (0,002) (0,014)
Observations 6.654.482 2.832.056 2.386.509
R-squared . . .
R-squared 0,132 0,064 0,155
Standard errors in parentheses, *** p<0,01; ** p<0,05; * p<0,1
Nguồn: Tính toán của NCS dựa trên số liệu VHLSS 2010 -2012
Bảng 3.19 cũng cho thấy tính trung bình các hộ gia đình có chủ hộ là nữ
đưa trẻ em đi tiêm chủng (NVacin) thường xuyên hơn đôi chút so với các hộ có
chủ hộ là nam, thể hiện sự coi trọng của phụ nữ đối với vấn đề chăm sóc sức
khỏe của trẻ em trong gia đình. Tuy nhiên, đối với các hộ có chủ hộ là nữ, số lần
đến cơ sở y tế với mục đích khám chữa bệnh tính theo đầu người vẫn cao hơn
các hộ có chủ hộ là nam. Nếu giả định rằng tiêm chủng có thể góp phần hạn chế
khả năng mắc bệnh của trẻ em thì tình trạng khám chữa bệnh trung bình trong
gia đình cao hơn có thể do chăm sóc sức khỏe đối với người lớn trong hộ gia
đình do nữ làm chủ kém hơn so với các gia đình có chủ hộ là nam. Song, nếu kết
hợp kết quả hồi quy này với thống kê về tình trạng đơn thân của phần lớn các nữ
chủ hộ ở Bảng 3.14 (tr. 88) thì có thể lý giải nguyên nhân của thành tích kém
hơn này. Trong số những gia đình có chủ hộ là nữ thì tỷ lệ hộ có cả vợ và chồng
rất thấp (chỉ đạt 41,6% trong năm 2010 và thậm chí giảm xuống còn 38,5% trong
năm 2012), số còn lại chủ yếu là các gia đình nữ đơn thân góa chồng hoặc ly
thân. Trong các gia đình có hoàn cảnh đơn thân như vậy thì chủ hộ vừa phải đảm
nhiệm công việc tạo thu nhập vừa phải chăm sóc gia đình, do đó cơ hội chăm sóc
91
sức khỏe cho tất cả các thành viên trong gia đình là khó. Ngược lại, các gia đình
có chủ hộ là nam chủ yếu là các gia đình có cả vợ và chồng (chiếm xấp xỉ 95%),
tức là cả vợ và chồng phân công hoặc chia sẻ việc tạo thu nhập và chăm sóc gia
đình. Trong hai nhóm gia đình có chủ hộ là nữ và nam thì tình trung bình áp lực
tạo thu nhập đối với các chủ hộ là nữ lớn hơn. Hơn nữa, khi người phụ nữ có quỹ
thời gian hạn chế hơn dành cho việc nhà (khi họ có việc làm) thì có thể ưu tiên
của phụ nữ là cho học tập của con cái hơn là chăm sóc sức khỏe. Vì vậy, chưa
thể khẳng định, trong cùng hoàn cảnh (tình trạng hôn nhân, tình trạng việc
làm...) thì phụ nữ không chú trọng vào vấn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- oanh_la_final_7717_1853705.pdf