LỜI CAM ĐOAN . i
MỤC LỤC . ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT . iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU . v
DANH MỤC BẢNG HÌNH . vi
LỜI MỞ ĐẦU . 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 7
1.1. Tổng quan các nghiên cứu trên thế giới . 7
1.2. Tổng quan các nghiên cứu trong nước . 12
1.3. Câu hỏi nghiên cứu và mô hình, phương pháp nghiên cứu . 17
1.3.1. Khoảng trống nghiên cứu . 17
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu . 18
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 . 29
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CHI PHÍ ĐẠI DIỆN TỚI
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP . 30
2.1. Các vấn đề cơ bản về chi phí đại diện . 30
2.1.1. Khái niệm và phân loại về chi phí đại diện . 30
2.1.2. Mối quan hệ giữa quản trị công ty và chi phí đại diện . 36
2.1.3. Quản lý chi phí đại diện trong doanh nghiệp .41
2.1.4. Các tiêu chí phản ánh chi phí đại diện trong doanh nghiệp . 44
2.2. Hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp . 45
2.2.1. Khái niệm . 45
2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp . 47
2.3. Mối quan hệ giữa chi phí đại diện, cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp . 50
2.4. Tác động của chi phí đại diện . 54
2.4.1. Tác động tích cực của chi phí đại diện . 54
2.4.2. Tác động tiêu cực của chi phí đại diện . 56
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 . 58
139 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 338 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tác động của chi phí đại diện tới hiệu quả các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hữu
Nhà nước sang sở hữu tư nhân sẽ nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Những lập luận này đã được củng cố từ những kết quả nghiên cứu đối với
các nền kinh tế thị trường phát triển (Tian và Estrin 2008, Megginson và Netter,
2001; Djankov và Murrell, 2002). Dưới đây là một số kết quả nghiên cứu đáng chú ý
về vấn đề này.
Thứ nhất, hầu hết các công trình nghiên cứu về sở hữu Nhà nước đều cố gắng
chứng minh rằng sở hữu Nhà nước có tác động tiêu cực đến hiệu quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Bằng phương pháp hồi quy sử dụng sở hữu Nhà nước là
một trong nhiều biến độc lập, bao gồm sở hữu của ngân hàng, các công ty phi tài
chính, gia đình, nhà đầu tư nước ngoài, chính phủ, nhà đầu tư có tổ chức, Thomsen
và Pedersen (2000) thu được kết quả nghiên cứu cho thị trường châu Âu. Theo đó,
tác động của sở hữu Nhà nước/chính phủ đối với hiệu quả tài chính là khá tiêu cực.
Cơ sở dữ liệu của nghiên cứu này là dữ liệu chuỗi thời gian 6 năm (1990 - 1995) với
2.610 quan sát/doanh nghiệp lớn nhất ở 12 nước châu Âu. Các tác giả cũng đồng thời
chỉ ra rằng nếu cổ đông lớn nhất trong doanh nghiệp là một gia đình, một công ty
khác, hoặc chính phủ, thì tất cả các phần vốn này đều có tác động ngược đối với hiệu
51
quả doanh nghiệp (ví dụ, vốn chính phủ tăng một đơn vị tương đương với hiệu quả
tài chính giảm một số đơn vị nhất định). Một ý nghĩa thực tế của nghiên cứu này là
việc tái cấu trúc cơ cấu sở hữu các doanh nghiệp lớn nhất châu Âu là cần thiết nhằm
tạo ra sự phù hợp hơn giữa cấu trúc sở hữu và chiến lược công ty tại châu Âu nơi có
tỷ lệ tập trung sở hữu cao.
Đối với các nước đang phát triển, những kết quả nghiên cứu tương tự cũng
được công bố: sở hữu của Nhà nước làm giảm hiệu quả tài chính doanh nghiệp.
Ongore (2011) sử dụng cách tiếp cận kết hợp cả yếu tố cấu trúc sở hữu và tỷ lệ tập
trung sở hữu trong nghiên cứu của mình đối với 42 công ty niêm yết (CtyNY) ở
Kenya và đã xác nhận rằng sở hữu của chính phủ trong các doanh nghiệp niêm yết
nước này có quan hệ nghịch với hiệu quả lợi nhuận doanh nghiệp. Cũng với kết quả
tương tự, nhưng Bhatti và Sarwet (2012) thậm chí còn nêu rõ trong nghiên cứu của
mình những nguyên nhân chính dẫn đến kết quả kinh doanh tồi tệ của một trong
những DNNN lớn nhất Pakistan là Tổng công ty đường sắt Pakistan (Pakistan
Railways), đó là cơ chế quản lý tài chính kém, hệ thống thông tin quản lý thiếu hụt,
thiếu các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính chủ chốt được thống nhất, và tình trạng
tham nhũng.
Thứ hai, một số nghiên cứu cho thấy tác động tích cực của phần vốn Nhà
nước đối với hiệu quả tài chính doanh nghiệp, nhưng chỉ trong một số nhóm doanh
nghiệp nhất định. Những kết quả này chủ yếu tìm thấy đối với các Công ty niêm yết
trên thị trường Trung Quốc. Cho đến gần đây (tháng 6/2011), cổ đông lớn nhất trong
150 công ty lớn nhất Trung Quốc vẫn là Chính phủ Trung Quốc, và các doanh nghiệp
do Nhà nước chi phối chiếm tới 80% tổng vốn hóa thị trường cổ phiếu nước này, so
với ở Nga và Brazil lần lượt là 62% và 38% (The Economist, 21/1/2012). Trên thị
trường này, Tian và Estrin (2008) đã tiến hành một nghiên cứu với cơ sở dữ liệu là
hơn 9.000 quan sát trong 10 năm (1994 - 2000) trên thị trường chứng khoán (TTCK)
Trung Quốc. Các tác giả rút ra được kết quả là sở hữu của Nhà nước không làm giảm
hiệu quả công ty mà có tác dụng tích cực nếu tỷ lệ sở hữu Nhà nước đạt từ 25% trở
lên trong doanh nghiệp. Cụ thể, mối quan hệ giữa hiệu quả tài chính doanh nghiệp và
sở hữu Nhà nước có dạng chữ U: giá trị công ty giảm khi tỷ lệ sở hữu Nhà nước tăng
lên, nhưng sẽ bắt đầu tăng từ ngưỡng nói trên. Kết quả tìm được của Tian và Estrin
(2008) gợi ý rằng trong điều kiện một nước chuyển đổi như Trung Quốc, phần vốn
Nhà nước nếu đạt một mức độ đủ lớn nhất định hoàn toàn có thể đóng góp vào việc
tăng giá trị công ty.
52
Một đóng góp quan trọng khác trong khía cạnh này và cũng trên thị trường
Trung Quốc là nghiên cứu của Li và cộng sự (2009). Đáng chú ý là các tác giả đề
tài cho rằng do cổ phần Nhà nước nắm giữ bị hạn chế giao dịch, nên chỉ tiêu hiệu
quả tài chính là Tobin’s Q được điều chỉnh giảm theo các tỷ lệ 70% và 80% (tạo ra
hai biến phụ thuộc Tq_70 và Tq_80) để phản ánh chính xác hơn giá thị trường của
cổ phiếu các doanh nghiệp có vốn góp Nhà nước. Nghiên cứu này phát hiện ra rằng
sự biến động của kết quả kinh doanh theo phần vốn Nhà nước phụ thuộc vào mức
độ lợi nhuận của doanh nghiệp. Cụ thể, các tác giả phát hiện ra tác động tiêu cực rất
đáng kể của phần vốn Nhà nước nhưng chỉ đối với các doanh nghiệp có lợi nhuận
cao. Nói cách khác, đối với các doanh nghiệp đạt kết quả kinh doanh bình thường
trở xuống, không có ảnh hưởng xấu nào đáng kể của phần vốn Nhà nước theo
nghiên cứu của Li và cộng sự (2009). Trên cơ sở này, một khuyến nghị được các
tác giả đưa ra là Chính phủ Trung Quốc nên giảm bớt tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu tại các
công ty có kết quả sản xuất kinh doanh cao để dành vốn đầu tư vào các công ty có
lợi nhuận thấp hơn.
Thứ ba, có nghiên cứu tìm ra mối liên hệ tương hỗ giữa sở hữu Nhà nước và
hiệu quả tài chính doanh nghiệp. Le và Buck (2011) sử dụng các nhân tố trung gian
trong mô hình phân tích và chỉ ra rằng sở hữu Nhà nước không có mối liên quan trực
tiếp với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Thay vào đó, có một mắt xích liên kết
thường bị bỏ qua giữa hai nhóm biến số trên là chi phí đại diện (agency cost) - được
tính bằng chi phí hoạt động chia cho doanh thu. Các tác giả đề tài tiến hành thu thập
dữ liệu chuỗi thời gian 3 năm đối với hơn 1.000 Công ty niêm yết trên TTCK Trung
Quốc và kết quả nghiên cứu cuối cùng cho thấy sở hữu Nhà nước quan hệ nghịch
biến một cách rõ rệt đối với chi phí đại diện và vì thế có quan hệ thuận chiều với hiệu
quả tài chính doanh nghiệp bởi vì chi phí đại diện thấp (khi sở hữu Nhà nước cao),
có nghĩa là hiệu quả tài chính cao. Nhìn chung, Le và Buck (2011) nhìn nhận phần
vốn Nhà nước như là một loại tài sản chiến lược thay vì một gánh nặng trong cơ cấu
sở hữu công ty.
Cuối cùng, có nghiên cứu cho thấy phần vốn Nhà nước không có tác động rõ
rệt đối với hiệu quả doanh nghiệp cả theo chiều hướng tích cực và tiêu cực. Kole và
Mulherin (1997) đã thực hiện một nghiên cứu đối với 17 công ty Mỹ, trong đó Chính
phủ Mỹ nắm giữ từ 35 - 100% cổ phần trong vòng từ 1 - 23 năm trong và sau chiến
tranh thế giới thứ II. Kết quả cho thấy, không có sự khác biệt lớn giữa các công ty có
vốn sở hữu của chính phủ và các công ty tư nhân. Cụ thể, các chỉ tiêu lợi nhuận như
53
ROA, ROS... đều không có thay đổi đột biến gì trong nhóm 17 công ty trên trong cả
ba giai đoạn: trước khi chính phủ nắm giữ, sau khi nắm giữ và sau khi bán lại phần
vốn chính phủ. Xu hướng biến động lợi nhuận và tốc độ tăng trưởng của các công ty
này tương đồng với các công ty tư nhân cùng ngành. Các tác giả thừa nhận rằng kết
luận này hoàn toàn trái ngược với phần lớn những nghiên cứu đối với các nước phát
triển cho rằng sở hữu chính phủ là không hiệu quả; tuy nhiên nguyên nhân chính
được chỉ ra là do Chính phủ Mỹ đã ít can thiệp vào các quyết định đầu tư của nhóm
các doanh nghiệp này, có sự đánh giá, định giá khách quan, có các công cụ giám sát
ban giám đốc doanh nghiệp và có một môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng.
Một kết luận đáng chú ý khác là Kole và Mulherin (1997) cho rằng việc đơn thuần
chuyển đổi từ phần vốn Nhà nước sang tư nhân (bán cổ phần Nhà nước ra công
chúng) sẽ là không đủ để nâng cao hiệu quả tài chính nếu thiếu các điều kiện đi kèm
nói trên.
Tóm lại, việc xem xét, đánh giá hiệu quả của phần vốn Nhà nước tại doanh
nghiệp là một vấn đề quan trọng, đặc biệt tại các nước chuyển đổi khi Nhà nước nắm
giữ sở hữu tuyệt đối hoặc chi phối nhiều ngành nghề. Việc áp dụng đầy đủ các chỉ
tiêu đánh giá còn phụ thuộc vào từng điều kiện cụ thể, nhưng cần có ít nhất 4 chỉ tiêu
là lợi nhuận trên tổng tài sản, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, tăng trưởng vốn chủ sở
hữu, và tăng trưởng tổng tài sản. Nhìn chung, kết luận phổ biến của các nghiên cứu
thực tiễn trên thế giới là phần vốn Nhà nước không đem lại hiệu quả tài chính cho
doanh nghiệp. Tuy nhiên, những kết quả trái ngược nhau trong một số nghiên cứu
nêu trên chứng tỏ rằng sở hữu Nhà nước hoàn toàn có thể đóng góp tích cực vào việc
nâng cao lợi nhuận và tăng trưởng cho doanh nghiệp và điều đó phụ thuộc vào những
điều kiện cụ thể nhất định.
Bên cạnh sở hữu nhà nước, sở hữu nước ngoài cũng có thể có những tác động
đáng kể đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp theo lý thuyết liên quan đến chi
phí đại diện. Một mặt, theo lý thuyết về chi phí đại diện, các nhà đầu tư nước ngoài
thường là những cổ đông lớn, đầu tư vào doanh nghiệp trong dài hạn nên do đó sẽ có
nhiều động lực để giám sát nhà quản trị doanh nghiệp hơn là các cổ đông nhỏ lẻ. Các
nhà đầu tư nước ngoài không những chỉ cung cấp về tài chính mà còn cả công nghệ
cho những công ty mà họ đầu tư, do đó thường chọn đầu tư vào những lĩnh vực mà
họ có chuyên môn và thường là những mảng đầu tư chính của các doanh nghiệp nhận
đầu tư. Ví dụ, Chibber và Majumdar (1999) chỉ ra rằng các công ty có tỷ lệ sở hữu
nước ngoài nhiều hơn sở hữu trong nước có mối tương quan dương với mức độ đầu
54
tư nguồn lực vào chuyển giao công nghệ. Djankov và Hoekman (2000) tìm thấy bằng
chứng rằng đầu tư nước ngoài thường đi kèm với sự cung cấp về bí mật kinh doanh.
Anderson và cộng sự (2001) cho rằng nhà đầu tư nước ngoài có thể giúp làm giảm chi phí
đại diện trong doanh nghiệp bằng cách tạo ra áp lực cho nhà quản trị doanh nghiệp và yêu
cầu họ hành động vì mục đích tối đa hóa giá trị doanh nghiệp.
Mặt khác , Boardman và cộng sự (1994) lại cho rằng do khoảng cách địa lý và
những khác biệt về văn hóa kinh doanh có thể gây ra những cản trở trong việc giám
sát nhà quản lý và do đó không thể làm giảm được chi phí đại diện trong doanh
nghiệp. Hơn nữa, nếu như nhà đầu tư nước ngoài là những nhà đầu tư đơn thuần về
tài chính, mục tiêu của họ có thể là lợi nhuận ngắn hạn hoặc họ có thể rút vốn ra dễ
dàng hơn so với những nhà đầu tư nước ngoài khác hoặc họ có thể đầu tư đa dạng
hóa vào nhiều công ty tương tự trong cùng một ngành công nghiệp. Trong trường
hợp này, mục tiêu của các nhà đầu tư nước ngoài có thể không đồng nhất với mục
tiêu của công ty và do đó, theo lý thuyết về chi phí đại diện, nhà đầu tư nước ngoài
không giúp làm gia tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
2.4. Tác động của chi phí đại diện
Chi phí đại diện là một khái niệm xuất hiện trong tất cả các loại hình tổ
chức, chỉ cần nó liên quan đến vấn đề cố gắng liên kết - hợp tác giữa hai hay nhiều
bên trong quá trình vận hành. Chi phí đại diện phát sinh từ trong nội bộ các tổ chức
chính phủ, kinh doanh lớn, công ty cổ phần, gần hơn là các trường đại học và có
xuất hiện ở mối liên hệ theo cấp địa phương. Đối với doanh nghiệp, chi phí đại diện
xuất hiện khi có sự mâu thuẫn giữa các bên tham gia doạnh nghiệp hoặc sự tư lợi
của từng cá nhân tham gia. Chính vì vậy, chi phí đại diện ảnh hưởng không nhỏ đến
các bên. Trong đó, các bên (người chủ - người đại diện) đều phải gánh chịu tổn
thất, chi phí phát sinh.
Mặc dù vậy, xét về khía cạnh quản lý doanh nghiệp, chi phí đại diện vẫn
mang lại cho các doanh nghiệp Việt Nam cả những tác động tích cực lẫn những tác
động tiêu cực.
2.4.1. Tác động tích cực của chi phí đại diện
Thứ nhất, sự tồn tại chi phí đại diện trong quản trị doanh nghiệp cho thấy một
cách trực quan sự phát triển của doanh nghiệp ở mức độ quy mô cũng như sự chuyên
nghiệp trong quản lý điều hành. Mỗi doanh nghiệp cổ phần dù lớn hay nhỏ đều phân
định rõ ràng bên quản lý và bên đại diện. Bên đại diện này được lựa chọn dựa trên khả
55
năng hiểu biết về công ty, kiến thức chuyên môn về quản lý, qua đó có thể thay mặt chủ
sở hữu của công ty điều hành và đưa ra các quyết định các hoạt động trên các mặt kinh
doanh và quyết định điều hành. Mục đích chung nhất của việc bầu ra người đại diện là
để đảm bảo tính hợp nhất của toàn bộ doanh nghiệp, nhờ vậy tập trung lượng nhất định
trong việc ứng dụng quá trình kinh doanh của công ty với mục tiêu mang lại lợi nhuận
tối đa.
Khi đó, đại hội cổ đông và hội đồng quản trị sẽ giám sát quá trình làm việc để đảm
bảo sự vận hành đều đặn của đại diện, đảm bảo lợi cho các bên tham gia kinh doanh.
Thứ hai, chi phí đại diện là loại chi phí để duy trì một mối quan hệ đại diện hiệu
quả và sự tồn tại của chi phí đại diện trong quản trị doanh nghiệp cho thấy một thị
trường lao động hoạt động hiệu quả và chuyên nghiệp, trong đó có bộ phận lao động
và đặc biệt là các nhà quản lý mang tính chuyên nghiệp cao. Mỗi người lao động đảm
bảo được tận dụng hết khả năng khi họ được tuyển chọn vào vị trí thật sự phù hợp với
trình độ, năng lực của mình. Qua quá trình kinh doanh, các bên tham gia kinh doanh sẽ
nhận diện được điểm mạnh và điểm yếu của người lao động và đánh giá họ dựa trên
một số loại của chi phí đại diện (chi phí giám sát, chi phí ràng buộc). Thông qua đó,
người sử dụng lao động sẽ tuyển chọn được đúng nhóm lao động có khả năng đảm
đương vị trí người đại diện, quản lí công ty với chuyên môn và đạo đức phù hợp với
tính chất tổ chức.
Thứ ba, nếu chi phí đại diện được quản lí tốt, thì chi phí đại diện cũng như các
loại chi phí quản lí điều hành doanh nghiệp khác sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động có
hiệu quả, sản xuất kinh doanh có lợi nhuận cao, đem lại lợi ích tối đa cho các cổ
đông. Ví dụ, ban điều hành giỏi có khả năng đánh giá tình hình công ty, so sánh vị
thế của công ty với thực trạng của thị trường hiện thời, họ có thể cho ra những biện
pháp tối ưu hóa điểm mạnh của công ty và giảm thiểu những cản trở do điểm yếu gây
ra để phát triển công ty theo chiều hướng tốt nhất, Nói đúng hơn, khi doanh nghiệp
bỏ ra một khoản tiền phù hợp vào ban giám đốc điều hành có đủ mọi tố chất tốt để
đại diện công ty đưa ra quyết định cuối cùng trong việc vận hành hoạt động kinh
doanh thì khả năng thành công sinh lời sẽ cao. Lúc này, người đại diện sẽ tập trung
vào nhiệm vụ chính là điều hành công ty một cách vững vàng, các nhà đầu tư có thể
toàn tâm cho thời gian giải quyết vấn đề dài hạn, tìm hướng đi mới cho tổng công ty
và phát triển nhân rộng quy mô hoạt động.
56
Bên cạnh đó, nếu xem chi phí đại diện ở đây như một sự đầu tư cho nội bộ
doanh nghiệp thì chắc chắn, mỗi khoản tiền chi ra sẽ đem lời về cho toàn cộng đồng,
doanh nghiệp, và từng cá nhân tham gia doanh nghiệp. Một khi biết vận dụng khoản
tiền đó một cách phù hợp, chi phí điều hành bỏ ra sẽ không đáng giá nhiều trong
tương quan lợi nhuận từ việc sản xuất hiệu quả.
Ban đầu khi nhắc đến chi phí đại diện, chúng ta nhắc đến sự mâu thuẫn không
hòa hợp giữa các bên tham gia kinh doanh dựa trên lợi ích cổ đông. Tuy nhiên, khi
có được cái nhìn sâu hơn về loại chi phí này, ta có thể nhận thấy được tác động tích
cực mà chi phí này đem lại. Qua đó, ta thấy sự cần thiết khi xuất hiện loại chi phí này
trên trường kinh doanh.
Ngoài ra, khi nhà đầu tư chấp thuận bỏ ra khoản tiền trong việc chi trả chi phí
đại diện cho các chi phí: giám sát hoạt động của các cổ đông, chi phí ràng buộc trách
nhiệm và quyền lợi người đại diện và mất mát trong việc kí kết và áp dụng hợp đồng
vào thực tiễn, nghĩa là công ty đã hưởng lợi nhiều hơn khi chấp nhận sự tồn tại của
chi phí đại diện.
Thứ tư, chi phí đại diện đem lại sự công bằng cho cả hai chủ thể tham gia
hợp đồng đại diện trên sự thống nhất cả hai chủ thể tham gia đều chia sẻ một phần
chi phí đại diện. Qua đó, cả hai bên người đại diện và nhà đầu tư đều gánh một
khoản chi phí nhất định để đảm bảo quyền lợi và sự thực thi đồng đều của hai bên.
Bên đầu tư gánh chịu chi phí để đảm bảo bên đại diện đảm bảo lợi ích tốt nhất cho
công ty. Bên người đại diện gánh một phần để chi trả cho các quyền và lợi ích có
được từ giám đốc điều hành.
2.4.2. Tác động tiêu cực của chi phí đại diện
Thứ nhất, chi phí quản lí trong doanh nghiệp bị gia tăng. Xét về mặt đại diện,
nếu như tiền lãi đem lại từ các hoạt động kinh doanh không hơn chi phí đại diện hoặc
đơn giản nó không bù đắp được khoản chi phí, ta dễ dành nhìn thất sự không hiệu
quả trong hoạt động đại diện của công ty. Dù cho có các loại chi phí như giám sát,
ràng buộc để đảm bảo hiệu quả nhất trong quá trình kí kết và tiến hành hợp đồng
được đưa ra để đảm bảo quá trình vận hành kinh doanh tốt hơn, nhưng nó không đem
lại hiệu quả là một bước đi khiến ảnh hưởng chung đến kết quả hoạt động của cả một
doanh nghiệp.
Thứ hai, chi phí đại diện tồn tại bao gồm sự có mặt của bộ phận kiểm tra, giám
sát và đưa ra các ràng buộc đối với hoạt động của người đại diện khiến cho bộ máy hoạt
57
động của doanh nghiệp thêm cồng kềnh nhiều tầng lớp hơn. Vì lẽ đó, chúng hạn chế sự
sáng tạo và tính quyết đoán - yếu tố cần thiết mang lại hiệu quả cho công việc của một
người điều hành. Ví dụ, khi một quyết định trong điều hành được đưa ra, nó phải thông
qua các cấp và các bên liên quan xét duyệt mới đảm bảo được thực thi. Trong trường
hợp nảy sinh ý kiến không đồng nhất, dễ dàng dẫn đến tình trạng ý kiến bị bác bỏ và
không được thực hiện.
Thứ ba, một tác động tiêu cựckhông phổ biến của chi phí đại diện là khiến
xuất hiện tình trạng lạm dụng quyền lực quản lí của ban điều hành doanh nghiệp.
Tính trách nhiệm của các giám đốc, tổng giám đốc điều hành là cực kì hạn chế và
không được thực hiện kịp thời. Ngoài ra, các cổ đông không có quyền hành quyết
định nhiều trong việc kiểm soát ban điều hành trong công ty. Vì lẽ đó, sự cách biệt
giữa cổ đông - người đại diện - ban quản lí công ty sẽ dần càng gia tăng. Như một lí
do tất yếu, lạm dụng quyền lời trong công ty trở thành ảnh hưởng tiêu cực của chi
phí đại diện. Tình trạng này đòi hỏi nhiều sự đoàn kết vững chắc giữa các bên với
chính sách ràng buộc hiệu quả. Tuy vậy, trong điều kiện công ty bị thiệt hại hoặc
khủng hoảng thì tác động này mới xuất hiện một cách rõ nét.
58
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Với sự lớn mạnh không ngừng của các công ty trong thời đại hiện nay đòi hỏi
khả năng quản lý chuyên nghiệp ngày càng cao, và hệ quả tất yếu xu hướng tách biệt
chức năng sở hữu và chức năng quản lý trong doanh nghiệp. Một trong những bất lợi
của mô hình này là chi phí đại diện. Đây được coi là một vấn đề của rủi ro đạo đức,
và nguyên nhân chủ yếu là do sự bất cân xứng về thông tin giữa chủ sở hữu và người
quản lý, sự yếu kém trong việc giám sát bộ máy quản lý của doanh nghiệp. Chi phí
đại diện cao sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, vì khi đó nguồn lực
của doanh nghiệp bị lãng phí và phân bổ không hiệu quả. Bởi vậy, hạn chế chi phí
đại diện luôn là vấn đề được các nhà quản trị doanh nghiệp và các nhà nghiên cứu
quan tâm.
Một điểm đáng chú ý là chi phí đại diện được biểu hiện trên nhiều khía cạnh,
và không có một chỉ tiêu chính xác để đo lường nó. Luận án tập trung nghiên cứu các
biểu hiện của chi phí đại diện trong các doanh nghiệp niêm yết ngành xây dựng Việt
Nam, và tác động của nó đến hiệu quả hoạt động, từ đó đưa ra một số khuyến nghị
nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của chi phí đại diện.
Luận án đã khái quát hóa cơ sở lý luận về chi phí đại diện trong doanh nghiệp.
Với sự đa dạng các hình thức doanh nghiệp trong gian đoạn hiện nay, điều cần thiết
phải nghiên cứu về chi phí đại diện cũng như các tác động của chi phí đai diện, qua
đó làm giảm các chi phí quản lý cũng như các hành vi làm giảm hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động được đề cập trong
chương 2 sẽ cung cấp các công cụ để đánh giá thực trạng ảnh hưởng của chi phí đại
điện tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
59
CHƯƠNG 3
MÔ HÌNH KIỂM ĐỊNH TÁC ĐỘNG CỦA CHI PHÍ ĐẠI DIỆN TỚI
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT
3.1. Thực trạng hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết trong
thời gian từ 2010 đến 2016
3.1.1. Thực trạng hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp niêm yết
Theo tiêu chuẩn phân ngành ICB, các doanh nghiệp phi tài chính được phân
loại theo 8 ngành khác nhau bao gồm: Ngành dầu khí, ngành Xây dựng, vật liệu cơ
bản, ngành Công nghiệp, ngành Hàng tiêu dùng, ngành Y tế, ngành Dịch vụ tiêu dùng,
ngành Các dịch vụ hạ tầng và ngành Công nghệ. Trong đó, ngành công nghiệp có số
lượng doanh nghiệp lớn nhất (chiếm 33.6% trong mẫu).
Bảng 3.1. Thống kê tần số doanh nghiệp thuộc các ngành
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Theo đánh giá của FPTS (2017): “Ngành dầu khí Việt Nam trong giai đoạn từ
2011-2016 đã có những bước phát triển nổi bật với nhiều dự án đường ống thu gom
khí đồng hành ngoài khơi, cùng với xây dựng các cụm khí điện đạm và các cơ sở xử lý
khí trong đất liền. Trong giai đoạn 2011-2016, tốc độ tăng trưởng kép 5 năm của
Ngành Số doanh nghiệp Tỷ lệ phần trăm (%)
Dầu khí 25 3,4
Xây dựng 101 13,72
Vật liệu cơ bản 110 14,94
Công nghiệp 137 18,66
Hàng tiêu dùng 108 14,7
Y tế 26 3,5
Dịch vụ tiêu dùng 77 10,5
Các dịch vụ hạ tầng 98 13,3
Công nghệ 28 3,8
Tổng 736 100
60
ngành khí trong nước đạt trung bình 4,0%, mặc dù tốc độ đã giảm mạnh so với giai
đoạn 2001-2006 (đạt khoảng 35,7%) nhưng tốc độ này vẫn cao hơn so với mức 1,5%
của ngành khí toàn cầu. Dự báo trong giai đoạn 2016-2025, ngành khí trong nước vẫn
có nhiều động lực tăng trưởng. Trong đó, động lực chính đến từ khí LPG sử dụng
trong lĩnh vực dân dụng, dự báo sẽ đạt mức 7,6%/năm, do nhu cầu sử dụng khí LPG
trong sinh hoạt là nhu cầu thiết yếu và hiện tại mức sử dụng bình quân trên đầu người
ở Việt Nam còn rất thấp. Bên cạnh đó, kế hoạch phát triển nhiệt điện khí sẽ được đẩy
mạnh với sản lượng điện từ 8,8 GW vào năm 2015 lên đến 15 GW vào năm 2025, dự
báo ngành điện sẽ đóng góp 0,5%/năm vào mức tăng trưởng ngành khí, đồng thời
ngành đạm sẽ tiếp tục duy trì mức tiêu thụ khí ổn định như hiện nay. Cũng giống với
ngành khí thế giới, tỷ suất lợi nhuận của ngành khí trong nước phân hóa rõ rệt theo
chuỗi giá trị. Những doanh nghiệp có quy mô lớn đạt tỷ suất lợi nhuận sau thuế khá
cao trung bình 12-15% mỗi năm, trong khi đó các nhóm doanh nghiệp có quy mô nhỏ
đạt tỷ suất lợi nhuận sau thuế thấp hơn, chỉ khoảng 3-5% mỗi năm”
Ngành công nghiệp và xây dựng tăng trưởng mạnh trong giai đoạn 2011-2016.
Theo số liệu của Tổng cục thống kê (2017): ngành công nghiệp tăng trên 7%, trong đó
công nghiệp chế biến, chế tạo đạt mức tang cao hơn 11,9%, trong khi đó ngành giảm
sâu nhất là ngành khai khoáng (4%, giảm sâu nhất từ năm 2011 đến nay). Xu hướng
ngành công nghiệp chuyển dịch sang lĩnh vực chế biến, chế tạo, giảm sự phụ thuộc
vào ngành khai. Ngành xây dựng tăng trưởng khá với tốc độ 10,00%, đóng góp 0,60
điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung của toàn ngành.
Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành lâm nghiệp có mức tăng cao
nhất với 6,11%, ngành nông nghiệp với quy mô trong khu vực lớn nhất (khoảng 75%)
chỉ tăng thấp ở mức 0,72%,; ngành thủy sản tăng 2,80%. Khu vực nông, lâm nghiệp và
thủy sản năm nay gặp nhiều khó khăn do diễn biến bất lợi của thời tiết, rét đậm, rét hại
đầu năm tại nhiều nơi trên cả nước, đã gây ảnh hưởng lớn tới kết quả sản xuất của khu
vực này.
Trong khu vực dịch vụ, đóng góp của một số ngành có tỷ trọng lớn vào mức
tăng trưởng chung. Năm 2016, bán buôn và bán lẻ chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt mức
tăng 8,28% so với năm 2015; hoạt động kinh doanh bất động sản được cải thiện
hơn với mức tăng 4,00%, cao hơn mức tăng 2,96% của năm trước; dịch vụ lưu trú
và ăn uống năm 2016 có mức tăng trưởng khá cao 6,70% so với mức tăng 2,29%
của năm 2015.
61
Bảng 3.2. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước các năm 2014-2016
Tốc độ tăng so với
năm trước (%)
Đóng góp của các
khu vực vào tăng
trưởng năm 2016
(Điểm phần trăm)
Năm
2014
Năm
2015
Năm
2016
Tổng số 5,98 6,68 6,21 6,21
Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 3,44 2,41 1,36 0,22
Công nghiệp xây dựng 6,42 9,64 7,57 2,59
Dịch vụ 6,16 6,33 6,98 2,67
Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 7,93 5,54 6,38 0,73
Nguồn: Tổng cục thống kê (2017)
Bảng 3.3 thống kê giá trị trung bình của các biến trong mô hình 1 theo năm
trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2016. Kết quả cho thấy hiệu quả hoạt động của
các doanh nghiệp niêm yết trong các năm 2010, 2011 là tương đối tốt (ROA, ROE
trung bình tương đối cao so với các năm khác) nhưng đang có xu thế giảm dần (ROA
và ROE năm 2011 giảm so với năm 2010). Sau đó tiếp tục giảm xuống thấp vào các
năm 2012, 2013. Năm 2014 đánh dấu sự phục hồi và tiếp tục tăng trưởng trong năm
2015 của ROA, còn ROE thấp nhất vào năm 2014 nhưng đến năm 2015 tăng đáng kể.
Còn trung bình của biến Salass qua các năm có xu hướng bất ổn cao, đạt giá trị cao
nhất năm 2011 (1.306), sau đó giảm xuống mức thấp nhất là 1.204 năm 2015. Còn tỷ
số giữa chi phí quản lý doanh nghiệp và doanh thu có xu hướng tăng theo thời gian.
Biến q
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_tac_dong_cua_chi_phi_dai_dien_toi_hieu_qua_cac_doanh.pdf