TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN .i
LỜI CẢM ƠN.ii
MỤC LỤC. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.vi
DANH MỤC CÁC BẢNG .vii
DANH MỤC CÁC HÌNH . viii
TÓM TẮT LUẬN ÁN BẰNG TIẾNG VIỆT.ix
ABSTRACT .x
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU.1
1.1 Đặt vấn đề .1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu .4
1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.5
1.4 Phương pháp nghiên cứu.5
1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án .7
1.6 Kết cấu của luận án .8
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC.10
2.1 Lý thuyết kinh tế .10
2.1.1 Lý thuyết về ổn định kinh tế .12
2.1.2 Lý thuyết về ổn định tài chính .17
2.2 Lý thuyết về ổn định ngân hàng .25
2.2.1 Ổn định của NHTM .25
2.2.2 Vai trò của ổn định ngân hàng.29
2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến ổn định ngân hàng.30
2.2.4 Đo lường ổn định ngân hàng .32
2.3 Cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng.43iv
2.3.1 Khái niệm.43
2.3.2 Các lý thuyết về cạnh tranh .46
2.3.3 Đo lường khả năng cạnh tranh của NHTM .48
2.4 Đa dạng hóa trong hoạt động ngân hàng .52
2.4.1 Khái niệm.53
2.4.2 Các lý thuyết về đa dạng hóa trong hoạt động ngân hàng.53
2.4.3 Các hình thức đa dạng hóa của NHTM .58
2.4.4 Đa dạng hóa thu nhập ngân hàng.60
2.4.5 Đo lường mức độ đa dạng hóa thu nhập ngân hàng .60
2.5 Cơ sở lý thuyết về tác động của đa dạng hóa và cạnh tranh đến ổn định
ngân hàng.61
2.5.1 Cơ sở lý thuyết về tác động của đa dạng hóa đến ổn định ngân hàng.61
2.5.2 Cơ sở lý thuyết về tác động của cạnh tranh đến ổn định ngân hàng .62
2.6 Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm.64
2.6.1 Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của đa dạng hóa đến
ổn định ngân hàng.64
2.6.2 Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của cạnh tranh đến ổn
định ngân hàng.76
2.6.3 Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của đa dạng hóa và
cạnh tranh đến ổn định ngân hàng .86
2.7 Khe hở nghiên cứu.87
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.89
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .91
3.1 Mô hình nghiên cứu.91
3.2 Mô tả các biến phụ thuộc và các biến độc lập trong các mô hình nghiên
cứu.94
3.3 Giả thuyết nghiên cứu.101
3.4 Dữ liệu nghiên cứu.104
3.5 Các kiểm định sử dụng trong mô hình.107v
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.109
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .110
4.1 Thống kế mô tả các biến nghiên cứu .110
4.2 Kết quả nghiên cứu .114
4.2.1 Kết quả nghiên cứu tác động của đa dạng hóa đến ổn định ngân hàng.114
4.2.2 Kết quả nghiên cứu tác động của cạnh tranh đến ổn định ngân hàng .118
4.2.3 Kết quả nghiên cứu tác động của đa dạng hóa và cạnh tranh đến ổn định
ngân hàng.123
4.2.4 Kết quả nghiên cứu tác động của các biến kiểm soát đến ổn định ngân
hàng.128
4.3 Thảo luận kết quả.130
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4.134
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH .135
5.1 Kết luận.135
5.2 Gợi ý một số chính sách về đa dạng hóa, cạnh tranh trong hoạt động kinh
doanh ngân hàng .137
5.3 Đóng góp mới của luận án.143
5.4 Hạn chế nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo .144
KẾT LUẬN .146
215 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 538 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tác động của đa dạng hóa và cạnh tranh đến ổn định của Ngân hàng Thương mại: Nghiên cứu tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h cho hoạt động cạnh
tranh.
- Mẫu nghiên cứu là toàn bộ NHTM và ngân hàng tiết
kiệm Hàn Quốc giai đoạn 1999 - 2011
83
Goetz (2017)
Mô hình hồi quy tuyến tính
sử dụng dữ liệu bảng
Tác động của cạnh tranh
đến ổn định của ngân hàng
trước thay đổi của các quy
định pháp luật
- Tác giả thực hiện nghiên cứu về ảnh hưởng của cạnh
tranh gia tăng sau hàng loạt các quy định bãi bỏ hạn chế
đối với sự gia nhập thị trường của các NHTM ở Mỹ giai
đoạn 1976 – 2006 đối với ổn định của hệ thống ngân
hàng. Kết quả cho thấy khi gia tăng cạnh tranh, tính ổn
định và chất lượng tài sản của các NHTM cũng tăng lên.
Martinez-Miera và
Repullo (2010)
Mô hình Courot động
Mối quan hệ giữa cạnh
tranh và rủi ro ngân hàng
- Kết quả nghiên cứu của hai tác giả cho thấy cạnh
tranh gia tăng có thể làm giảm khả năng vỡ nợ của
người đi vay
Ariss (2010)
Mô hình hồi quy tuyến tính
dữ liệu bảng.
Tác động của cạnh tranh
đến hiệu quả hoạt động
ngân hàng
- Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ tích
cực giữa cạnh tranh và sức mạnh thị trường, lợi nhuận
và hiệu quả của các ngân hàng tại 13 quốc gia đang phát
triển (2000 – 2006).
Yeyati và Micco
(2007)
Phương pháp ước lượng
WLS.
Mối quan hệ cạnh tranh
với rủi ro và ổn định ngân
hàng
- Hai tác giả thực hiện nghiên cứu về ảnh hưởng của
cạnh tranh và ổn định ngân hàng và đánh giá tồn tại mối
quan hệ tích cực giữa hai yếu tố trên.
- Dữ liệu nghiên cứu của 8 nước Châu Mỹ Latinh giai
đoạn 1993 - 2002
84
Fernandez và Garza-
Garcia (2017)
Mô hình hồi quy tuyến tính
sử dụng phương pháp ước
lượng GMM
Mối quan hệ giữa cạnh
tranh với ổn định và rủi ro
ngân hàng
- Nghiên cứu thực hiện tại các ngân hàng Mexico giai
đoạn (2001 – 2008) xem xét liệu cạnh tranh ảnh hưởng
như thế nào đến ổn định và rủi ro ngân hàng. Kết quả
tìm thấy có mối quan hệ giữa các yếu tố nhưng lợi ích từ
ổn định hệ thống lớn hơn rủi ro danh mục gia tăng
Agoraki và cộng sự
(2011)
Mô hình hồi quy tuyến tính
sử dụng dữ liệu bảng
Tác động của các quy
định, cạnh tranh đến hành
vi chấp nhận rủi ro của
ngân hàng
- Kết quả nghiên cứu cho thấy sức mạnh thị trường có
xu hướng làm giảm rủi ro tín dụng, khả năng vỡ nợ
ngân hàng thấp hơn
- Nghiên cứu sử dụng dữ liệu 546 ngân hàng tại 13
quốc gia thị trường Đông Âu từ năm 1998 đến 2005.
Schaeck và cộng sự
(2009)
Sử dụng mô hình hồi quy, chỉ
số Boone để đánh giá cạnh
tranh ngân hàng
Mối quan hệ giữa cạnh
tranh và tính linh hoạt của
hệ thống ngân hàng
- Nghiên cứu thực hiện dựa trên dữ liệu của 38 quốc
gia trong giai đoạn dài (1978 – 2003) cho thấy ngân
hàng càng cạnh tranh thì rủi ro khủng hoảng hệ thống
càng giảm đi, tức là ổn định hơn
Liu và cộng sự
(2012)
Mô hình hồi quy GLS với dữ
liệu bảng động chưa cân
bằng.
Mối quan hệ cạnh tranh và
rủi ro trong hoạt động kinh
doanh ngân hàng
- Nghiên cứu cung cấp bằng chứng thực nghiệm về
việc cạnh tranh không làm gia tăng hành vi chấp nhận
rủi ro của ngân hàng, tức là không làm suy giảm tính ổn
định của ngân hàng
85
- Dữ liệu thu thập từ 5 quốc gia Đông Nam Á từ năm
1998 - 2008
Soedarmono và
Tarazi (2016)
Mô hình hồi quy với dữ liệu
bảng động chưa cân bằng
Mối quan hệ giữa cạnh
tranh, ổn định và rủi ro
ngân hàng
- Kết quả nghiên cứu chỉ ra những ngân hàng ít cạnh
tranh sẽ có sự sụt giảm trong tăng trưởng tín dụng, dẫn
đến ổn định giảm đi, kéo theo đó là sự suy giảm tiền
gửi.
- Dữ liệu từ 686 ngân hàng của 12 quốc gia Châu Á
Thái Bình Dương giai đoạn 1994 – 2009.
Võ Xuân Vinh và
Đặng Bửu Kiếm
(2016)
Mô hình hồi quy với dữ liệu
bảng động chưa cân bằng
Mối quan hệ giữa cạnh
tranh, lợi nhuận và ổn định
ngân hàng
- Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng việc nâng cao năng
lực cạnh tranh giúp các ngân hàng tạo ra lợi nhuận (được
điều chỉnh bởi rủi ro) càng cao và ổn định hơn
- Dữ liệu thu thập từ các NHTM Việt Nam giai đoạn
2006 - 2014
Nguồn: Tác giả tổng hợp
86
2.6.3 Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của đa dạng hóa và
cạnh tranh đến ổn định ngân hàng
Có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của cạnh tranh hay ĐDH đến ổn định ngân
hàng. Tuy nhiên, khi ngân hàng đồng thời thực hiện chiến lược cạnh tranh và ĐDH
thì ổn định ngân hàng có thật sự gia tăng? Trong xu thế phát triển hoạt động kinh
doanh đa dạng như hiện nay, các ngân hàng cần thiết nên thực hiện nhiều chiến lược
nhằm giúp gia tăng hơn nữa hoạt động của mình, đồng thời cũng đảm bảo ổn định
bền vững. Thực tế, không có nhiều các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ
đồng thời của ba yếu tố trên trong hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, trong hầu hết
các nghiên cứu đã thực hiện cũng làm nổi bật được ảnh hưởng đồng thời của cạnh
tranh và ĐDH đến ổn định. Đây là minh chứng vững chắc cho lập luận các ngân
hàng nên kết hợp hai chiến lược này để mang lại kết quả tối ưu trong quá trình kinh
doanh của mình.
Nghiên cứu gần đây nhất về mối quan hệ giữa cạnh tranh, ĐDH và ổn định
ngân hàng là của Amidu và Wolfe (2014) thực hiện trên mẫu là 978 ngân hàng ở 55
quốc gia đang phát triển trong 8 năm (2000 – 2007). Kết quả nghiên cứu cho rằng
cạnh tranh làm tăng tính ổn định trong mối tương quan với ĐDH thu nhập. Phân
tích của hai tác giả xác định ĐDH thu nhập như là một kênh thông qua đó cạnh
tranh ảnh hưởng mạnh đến ổn định ngân hàng.
Một nghiên cứu thực hiện tương tự như Amidu và Wolfe (2016) là của
Mensi và Labidi (2015). Hai tác giả đưa ra mục tiêu xem xét ảnh hưởng của ĐDH
sản phẩm trong mối quan hệ giữa cạnh tranh và ổn định tài chính trong hệ thống
ngân hàng. Mẫu dữ liệu được lựa chọn là 157 ngân hàng thuộc 18 quốc gia trong
khu vực Trung Đông – Bắc Phi suốt từ năm 2000 – 2013. Kết quả nghiên cứu cung
cấp bằng chứng thực nghiệm một cách rõ ràng về việc các ngân hàng ở khu vực này
không ổn định khi hoạt động kinh doanh kém đa dạng. Hơn nữa, bất ổn tài chính
còn xuất phát từ sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng khi nỗ lực trong việc
cung cấp các sản phẩm phi truyền thống khác nhưng lại thiếu kinh nghiệm trong
việc kiểm soát rủi ro của mình.
87
2.7 Khe hở nghiên cứu
Thông qua nội dung tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm được lược khảo,
nổi bật một số vấn đề như sau:
- Có khá nhiều nghiên cứu được thực hiện trong nước và trên thế giới về ĐDH và
ổn định ngân hàng. Kết quả của các nghiên cứu chỉ rõ ĐDH tác động cùng chiều
và ngược chiều đến ổn định. Tùy theo điều kiện kinh tế, đặc điểm hệ thống ngân
hàng của mỗi quốc gia, mỗi khu vực mà hoạt động ĐDH sẽ mang lại lợi ích cho
ổn định của hệ thống ngân hàng ở quốc gia hay khu vực đó. Tuy nhiên ở một số
giai đoạn kinh tế, hoạt động ĐDH đem lại bất ổn. Riêng ở Việt Nam, hầu như
chưa có nghiên cứu nào thực hiện nhằm xem xét các NHTM Việt Nam thực hiện
ĐDH trong thời gian qua ảnh hưởng như thế nào đến ổn định ngân hàng.
- Nghiên cứu về mối quan hệ giữa cạnh tranh và ổn định ngân hàng, nhiều nhà kinh
tế học và chuyên gia trong nước cũng như trên thế giới đều xác định có mối quan
hệ một chiều của cạnh tranh đến hoạt động kinh doanh ngân hàng. Các nghiên
cứu này chủ yếu kiểm định tương quan cùng chiều và ngược chiều của cạnh tranh
đến HQKD ngân hàng thông qua các chỉ tiêu như: khả năng sinh lợi, rủi ro, chi
phí và lợi nhuận ngân hàng. Đối với hệ thống NHTM Việt Nam, thực tế chưa tìm
thấy nghiên cứu một cách toàn diện tác động của cạnh tranh đến ổn định ngân
hàng trong suốt giai đoạn vừa qua.
- Thực tiễn hoạt động ngân hàng trên thế giới cũng như tại Việt Nam cho thấy các
nhà quản trị ngân hàng không ngừng tìm kiếm phương thức ĐDH trong hoạt động
của mình nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh cho chính ngân hàng. Từ đó góp phần
nâng cao HQKD ngân hàng, hướng đến sự phát triển ổn định và bền vững. Tuy
nhiên tồn tại rất ít các nghiên cứu trên thế giới về tương quan giữa ĐDH với mối
quan hệ của cạnh tranh và ổn định ngân hàng. Khi xác định sự khác nhau về mức
độ tác động của cạnh tranh đến ổn định ngân hàng, hầu như chưa có nghiên cứu
nào bàn về nguyên nhân từ ảnh hưởng của ĐDH đến mối quan hệ này một cách
toàn diện với bối cảnh kinh tế đặc trưng.
88
- Lược khảo tìm thấy một vài nghiên cứu tác động của ĐDH đến mối quan hệ giữa
cạnh tranh và ổn định ngân hàng. Tuy nhiên những nghiên cứu này thực hiện tại
rất ít quốc gia, hầu như chỉ ở Mỹ mà không tìm thấy ở quốc gia nào khác. Các kết
quả nghiên cứu trên không thể áp dụng cho các quốc gia mới nổi hay đang phát
triển do sự khác biệt về đặc điểm kinh tế với các quốc gia phát triển. Trong khi
đó, tại Việt Nam, vấn đề này thực sự cấp thiết vì ĐDH đã trở thành một quy luật
khách quan trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Các NHTM Việt Nam ngày
càng đối mặt với nhiều áp lực cạnh tranh từ các NHTM trong nước và sự gia nhập
của các ngân hàng nước ngoài.
Từ các vấn đề còn tồn tại chưa được giải quyết trong nghiên cứu thực nghiệm
trước kia về tác động của ĐDH đến ổn định ngân hàng, của cạnh tranh đến ổn định
ngân hàng cũng như tác động của ĐDH đến mối quan hệ giữa cạnh tranh và ổn định
ngân hàng, đặc biệt đối với hệ thống NHTM Việt Nam suốt giai đoạn hình thành và
phát triển vừa qua, luận án tìm ra khe hở nghiên cứu như sau:
Thứ nhất: Luận án nghiên cứu về tác động của ĐDH, cạnh tranh đến ổn định
ngân hàng nhằm cung cấp một bức tranh tổng quan, trong đó thể hiện rõ các mối
tương quan cùng chiều hay ngược chiều của ĐDH và cạnh tranh với ổn định ngân
hàng.
Thứ hai: Luận án thực hiện nghiên cứu tác động của ĐDH và cạnh tranh đến
ổn định của hệ thống 28 NHTM Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2017. Thực tế đối
với Việt Nam, việc các ngân hàng làm sao để lựa chọn đúng đắn và phù hợp chiến
lược ĐDH, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế,
đảm bảo cho hệ thống ngân hàng được ổn định và bền vững, đây thật sự là vấn đề
nan giải. Luận án vì vậy tập trung nghiên cứu mối tương quan một chiều của ĐDH,
cạnh tranh đến ổn định ngân hàng cho toàn bộ hệ thống NHTM Việt Nam để góp
phần giải đáp vấn đề thực tiễn đó.
Thứ ba: Đặc biệt, luận án tập trung nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng của ĐDH
đến mối quan hệ giữa cạnh tranh và ổn định ngân hàng tại hệ thống NHTM Việt
Nam. Liệu cạnh tranh thông qua ĐDH là chất xúc tác đặc biệt, có thúc đẩy ngân
89
hàng đạt đến mức độ ổn định bền vững hay không? Các NHTM Việt Nam liệu có
thật sự khai thác triệt để những lợi ích từ việc ĐDH trong các chiến lược kinh doanh
của mình và xem đó như là đòn bẩy thúc đẩy hơn nữa quá trình cạnh tranh, giúp
ngân hàng ngày càng ổn định và phát triển?
Luận án tập trung giải quyết các vấn đề trên nhằm cung cấp bằng chứng thực
nghiệm quan trọng có ý nghĩa cho các nhà quản trị ngân hàng cũng như các nhà
hoạch định chính sách tại Việt Nam. Trên cơ sở đó gợi ý các giải pháp phù hợp cho
hoạch định chiến lược phát triển hệ thống ngân hàng trong thời gian sắp tới, góp
phần ổn định hoạt động kinh doanh ngân hàng nói riêng và HTTC Việt Nam nói
chung.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 luận án trình bày cơ sở lý luận cơ bản về ba nội dung: ĐDH, cạnh
tranh và ổn định ngân hàng. Đồng thời cũng liệt kê chi tiết các nghiên cứu thực
nghiệm về tác động của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng trong suốt thời
gian qua. Qua đó cho thấy chưa có nghiên cứu nào chỉ ra sự tác động của các yếu tố
ĐDH, cạnh tranh đến ổn định ngân hàng một cách cụ thể và đầy đủ.
Về phương pháp tiếp cận vấn đề, cơ sở lý luận ở trên cho thấy các nghiên cứu
tiến hành phân tích riêng lẻ tác động của từng yếu tố ĐDH đến ổn định ngân hàng
hoặc cạnh tranh đến ổn định ngân hàng. Thông qua đó, thể hiện quan điểm đánh giá
và xu hướng tác động của từng yếu tố (ĐDH hay cạnh trạnh) để giúp các nhà quản trị,
các nhà hoạch định chính sách đưa ra các chiến lược kinh doanh và điều hành hoạt
động ngân hàng phù hợp. Trong khi đó, thực tiễn các hệ thống ngân hàng luôn nảy
sinh nhiều vấn đề cần quan tâm một cách toàn diện. Hoạt động kinh doanh của ngân
hàng không phải chỉ tập trung vào một vài chiến lược như ĐDH hay cạnh tranh mà có
thể kết hợp một cách linh hoạt nhiều chiến lược cùng với nhau để mang lại hiệu quả
cao nhất. Ổn định ngân hàng cần được đo lường bằng nhiều chỉ tiêu hơn để đảm bảo
HQKD là bền vững. Những nhận định trên một lần nữa cho thấy sự cần thiết quan
90
tâm tác động của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng cũng như tác động của
ĐDH đến mối quan hệ giữa cạnh tranh và ổn định ngân hàng.
Riêng đối với Việt Nam, thực tế cho thấy trong thời gian qua, các NHTM
không ngừng ĐDH sản phẩm, dịch vụ, mở rộng thêm phạm vi hoạt động, gia tăng thị
phần. Ngoài ra, trong chiến lược kinh doanh, các NHTM luôn nỗ lực tìm kiếm biện
pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên để đánh giá hiệu quả
của các hoạt động này mang lại đến nay vẫn chưa có nghiên cứu thực nghiệm nào
được thực hiện. Do đó, nội dung luận án hướng đến mục tiêu cấp thiết đánh giá tác
động của ĐDH, cạnh tranh đến ổn định và tác động của ĐDH đến mối quan hệ giữa
cạnh tranh và ổn định của các NHTM Việt Nam.
Từ nội dung của chương 2 trình bày các nghiên cứu thực nghiệm và các giả
thuyết nghiên cứu đặt ra là cơ sở để luận án lựa chọn, xây dựng phương pháp nghiên
cứu cũng như các kiểm định trên số liệu cho nội dung nghiên cứu tiếp theo.
91
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở chương 2 đã lược khảo các lý thuyết về vấn đề ổn định ngân
hàng, cạnh tranh, ĐDH và tác động của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng,
chương 3 tiếp tục trình bày việc lựa chọn và sử dụng các phương pháp trong quá
trình nghiên cứu xuất phát từ các mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và đối
tượng nghiên cứu. Các phương pháp này được sử dụng cho bộ số liệu thu thập từ
các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2017.
Để đo lường tác động của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng, trước
tiên tác giả kế thừa các nghiên cứu trước để xây dựng ba mô hình nghiên cứu cho
các mục tiêu nghiên cứu cụ thể. Phần tiếp theo của chương 3 là mô tả chi tiết các
biến nghiên cứu trong từng mô hình. Cuối cùng, dựa vào kết quả nghiên cứu thực
nghiệm của các nhà kinh tế học, tác giả biện luận và xây dựng giải thuyết nghiên
cứu phù hợp về ảnh hưởng của ĐDH, cạnh tranh đến ổn định ngân hàng của các
NHTM Việt Nam.
3.1 Mô hình nghiên cứu
Đầu tiên luận án giới thiệu ba mô hình hồi quy tuyến tính với dữ liệu bảng để
đo lường tác động của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng ở các NHTM
Việt Nam. Sau đó, luận án mô tả cụ thể các biến được sử dụng trong mô hình bao
gồm: biến phụ thuộc, biến độc lập và các biến kiểm soát. Trong đó, biến phụ thuộc
đại diện cho ổn định ngân hàng, biến độc lập đại diện cho ĐDH và cạnh tranh, các
biến kiểm soát bao gồm các yếu tố khác tác động đến ổn định ngân hàng được tìm
thấy trong các nghiên cứu thực nghiệm trước đó. Chi tiết mô hình và các biến
nghiên cứu như sau:
Mô hình đo lường tác động đa dạng hóa đến ổn định ngân hàng:
Như khung lý thuyết được lược khảo ở chương 2, có rất nhiều phương pháp
được dùng để đánh giá tác động của ĐDH thu nhập đến ổn định ngân hàng. Luận án
tham khảo cách tiếp cận của Lee và cộng sự (2013), Võ Xuân Vinh và Trần Thị
Phương Mai (2015) để xây dựng mô hình nghiên cứu định lượng.
92
Mô hình nghiên cứu đề xuất:
(1) Bankstabi,t = α0 + α1Bankstabi,t-1 + α2R-Divi,t + βj
,
Controli,t
+ βj
,,Control’i,t + εi,t
Trong đó :
Bankstab : là biến phụ thuộc, đo lường độ ổn định ngân hàng, được xác định
bằng chỉ số Z-score, ROA, ROE
R-Div : là biến độc lập, đo lường mức độ ĐDH thu nhập của ngân hàng.
Control : là tập hợp các biến kiểm soát mô tả theo đặc điểm riêng có của từng
ngân hàng (bao gồm: Logarit tự nhiên của TTS, Tốc độ tăng của
TTS, Tỷ lệ Cho vay/TTS, Tỷ lệ Vốn huy động/TTS)
Control’ : là tập hợp các biến kiểm soát mô tả đặc điểm nền KTVM có tác
động đến ổn định ngân hàng (GDP, INF)
it : ngân hàng i vào năm t
α0 : hệ số chặn
αj ( j = 1,2) : hệ số hồi quy của biến độc lập
βj
,
(j
,
= 1-4) : hệ số hồi quy của biến kiểm soát mô tả đặc điểm riêng của ngân
hàng
βj’
,
(j
,,
= 1,2) : hệ số hồi quy của biến kiểm soát mô tả đặc điểm nền KTVM
ε : phần dư mô hình
Mô hình đo lường tác động của cạnh tranh đến ổn định ngân hàng:
Hầu hết các nghiên cứu đều sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính với dữ liệu
bảng: OLS, WLS, FEM,cùng phương pháp ước lượng GMM, 2SLS, SURđể đo
lường tác động của cạnh tranh đến ổn định ngân hàng. Luận án cũng sử dụng mô
hình hồi quy trên cơ sở tiếp cận phương pháp nghiên cứu được đề xuất bởi Goetz
(2017), Fernandez và Garza - Garcia (2017), Berger và cộng sự (2009). Theo đó,
các biến kiểm soát liên quan đến mô hình sẽ được điều chỉnh phù hợp.
93
Mô hình nghiên cứu đề xuất:
(2) Bankstabi,t = α0 + α1Bankstabi,t-1 + α2Lerneri,t + α3Lerneri,t
2
+ βj
,
Controli,t + βj
,,Control’i,t + εi,t
Trong đó :
Bankstab : là biến phụ thuộc, đo lường độ ổn định ngân hàng, được xác định
bằng chỉ số Z-score, ROA, ROE, lợi nhuận điều chỉnh rủi ro:
RAROA và RAROE.
Lerner : là biến độc lập, đo lường mức độ cạnh tranh của ngân hàng.
Control : là tập hợp các biến kiểm soát mô tả theo đặc điểm riêng có của từng
ngân hàng (bao gồm: Logarit tự nhiên của TTS, Tốc độ tăng của
TTS, Tỷ lệ Cho vay/TTS, Tỷ lệ Vốn huy động/TTS)
Control’ : là tập hợp các biến kiểm soát mô tả đặc điểm nền KTVM có tác
động đến ổn định ngân hàng (GDP, INF)
it : ngân hàng i vào năm t
α0 : hệ số chặn
αj ( j = 1-3) : hệ số hồi quy của biến độc lập
βj
,
(j
,
= 1-4) : hệ số hồi quy của biến kiểm soát mô tả đặc điểm riêng của ngân
hàng
βj’
,
(j
,,
= 1,2) : hệ số hồi quy của biến kiểm soát mô tả đặc điểm nền KTVM
ε : phần dư mô hình
Mô hình đo lường tác động của đa dạng hóa và cạnh tranh đến ổn định
ngân hàng:
Khung lược khảo lý thuyết cho thấy còn hạn chế các nghiên cứu thực nghiệm
về mức độ ảnh hưởng của ĐDH thu nhập và cạnh tranh đến ổn định của ngân hàng.
Kế thừa phương pháp nghiên cứu của Mamtecon (2009), qua đó tiếp cận mô hình
nghiên cứu định lượng của Amidu và Wolfe (2013), luận án dựng mô hình nghiên
cứu như sau:
(3) Bankstabi,t = α0 + α1Bankstabi,t-1 + α2R-Divi,t + α3Lerneri,t
+ α4Lerneri,t * R-Divi,t + βj
,
Controli,t + βj
,,Control’i,t + εi,t
94
Trong đó :
Bankstab : là biến phụ thuộc, đo lường độ ổn định ngân hàng, được xác định
bằng chỉ số Z-score, ROA, ROE, lợi nhuận điều chỉnh rủi ro:
RAROA và RAROE.
R-Div : là biến độc lập, đo lường mức độ ĐDH thu nhập của ngân hàng.
Lerner : là biến độc lập, đo lường mức độ cạnh tranh của ngân hàng.
Control : là tập hợp các biến kiểm soát mô tả theo đặc điểm riêng có của từng
ngân hàng (bao gồm: Logarit tự nhiên của TTS, Tốc độ tăng của
TTS, Tỷ lệ Cho vay/TTS, Tỷ lệ Vốn huy động/TTS)
Control’ : là tập hợp các biến kiểm soát mô tả đặc điểm nền KTVM có tác
động đến ổn định ngân hàng (GDP, INF)
it : ngân hàng i vào năm t
α0 : hệ số chặn
αj ( j = 1-3) : hệ số hồi quy của biến độc lập
βj
,
(j
,
= 1-4) : hệ số hồi quy của biến kiểm soát mô tả đặc điểm riêng của ngân
hàng
βj’
,
(j
,,
= 1,2) : hệ số hồi quy của biến kiểm soát mô tả đặc điểm nền KTVM
ε : phần dư mô hình
3.2 Mô tả các biến phụ thuộc và các biến độc lập trong các mô hình nghiên
cứu
Ổn định của NHTM Việt Nam – Bankstab:
Có nhiều phương pháp đo lường ổn định của ngân hàng được trình bày chi tiết
trong các nghiên cứu được lược khảo như: phương pháp phân tích tỷ lệ, phương
pháp phân tích đơn biến và phương pháp phân tích kết hợp các chỉ số. Tác giả nhận
thấy phương pháp phân tích kết hợp các chỉ số mà ứng dụng là mô hình Z-Score của
Mercieca và cộng sự (2007) khá phổ biến và ngày càng phù hợp với đặc điểm của
hệ thống ngân hàng hầu hết các nước hiện nay, trong đó có Việt Nam. Do đó, Chỉ
số Z-score được chọn đại diện đánh giá cho ổn định của các NHTM Việt Nam. Chỉ
số Z-score phản ánh ổn định của ngân hàng tăng lên khi khả năng sinh lợi và mức
95
độ vốn hóa tăng lên, và giảm khi có sự bất ổn trong thu nhập phản ánh qua độ lệch
chuẩn của ROA. Như vậy Z-Score đo lường khả năng xảy ra vỡ nợ của một ngân
hàng khi giá trị tài sản giảm xuống thấp hơn giá trị các khoản nợ (Chiang và cộng
sự, 2014; Amidu và cộng sự, 2013; Ariss, 2010).
Z-Score =
𝑅𝑂𝐴+𝐸/𝑇𝐴
𝜎𝑅𝑂𝐴
Với:
- ROA là tỷ suất lợi nhuận ròng trên TTS.
- E/TA là tỷ số giữa VCSH trên TTS của ngân hàng.
- σROA là độ lệch chuẩn của lợi nhuận ròng trên TTS.
Ngoài ra để đánh giá toàn diện hơn ổn định NHTM, các nghiên cứu thực
nghiệm còn đưa vào các chỉ số như: ROA, ROE (Ariss, 2010; Uhde và Heimeshoff,
2009), Nợ xấu, Lợi nhuận điều chỉnh rủi ro RARROA, RARROE (Amidu và cộng sự,
2013, Võ Xuân Vinh và Trần Thị Phương Mai, 2015). Dựa trên cơ sở đó, luận án sẽ
đo lường các chỉ số ROA, ROE, Nợ xấu, RARROA, RARROE theo công thức sau:
ROA =
𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑟ò𝑛𝑔
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛
ROE =
𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑟ò𝑛𝑔
𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢
RARROA =
𝑅𝑂𝐴
𝜎𝑅𝑂𝐴
RARROE =
𝑅𝑂𝐸
𝜎𝑅𝑂𝐸
Đa dạng hóa thu nhập ngân hàng - R-Div:
Như đã trình bày ở chương 1 về chỉ tiêu ĐDH thu nhập ngân hàng phản ánh
mức độ mở rộng trong hoạt động của NHTM sang các lĩnh vực phi truyền thống
nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Bên cạnh đó, đứng trước những quy định ngày càng
nghiêm ngặt hơn đối với hoạt động tín dụng và bảo đảm an toàn trong kinh doanh
vốn, giới hạn cơ hội tìm kiếm các khoản sinh lời nhưng kèm theo rủi ro cao, các
NHTM thường lựa chọn chiến lược ĐDH chuyển nguồn thu sang các sản phẩm,
dịch vụ mới (Võ Xuân Vinh và cộng sự, 2015). Ngoài ra, dựa trên việc đánh giá
hiệu quả của hoạt động ĐDH trong ngân hàng trên nhiều lĩnh vực với mục tiêu
cuối cùng là gia tăng thu nhập cho ngân hàng, tác giả lựa chọn biến ĐDH thu
nhập để đại diện cho mức độ ĐDH trong hoạt động ngân hàng ở Việt Nam.
96
Kế thừa các nghiên cứu tin cậy trước, luận án lựa chọn biến ĐDH thu nhập
được đo lường bằng chỉ số cấu trúc (Constructing Index) Herfindahl – Hirschman
(HHI) của mỗi ngân hàng (Mercieca và cộng sự, 2007; Amidu và cộng sự, 2013;
Mensi và Labidi, 2015), cụ thể như sau:
R-Div = 1 - HHI
𝐻𝐻𝐼 = (
𝑁𝑂𝑁
𝑁𝐸𝑇𝑂𝑃
)2 + (
𝑁𝐸𝑇
𝑁𝐸𝑇𝑂𝑃
)2
𝑁𝐸𝑇𝑂𝑃 = 𝑁𝑂𝑁 + 𝑁𝐸𝑇
Với :
NON (Non-interest income) đại diện cho thu nhập ngoài lãi của các NHTM Việt
Nam.
NET (Net-interest income) đại diện cho thu nhập lãi thuần của các NHTM Việt
Nam.
NETOP là thu nhập thuần của ngân hàng được tính bằng tổng của NON và
NET.
Phương trình trên thể hiện một sự gia tăng của HHI chỉ ra sự gia tăng trong
việc tập trung thu nhập của các NHTM Việt Nam, đồng nghĩa với việc các ngân
hàng ít ĐDH hơn, nghĩa là R-Div giảm xuống.
Cạnh tranh ngân hàng – Lerner:
Trong bài nghiên cứu này tác giả sử dụng chỉ số Lerner đại diện cho cạnh
tranh ngân hàng nhằm xem xét một mối quan hệ phi tuyến tính có thể có giữa cạnh
tranh và ổn định ngân hàng. Đây là chỉ số được sử dụng khá phổ biến trong các
nghiên cứu thực nghiệm trước đó liên quan đến lĩnh vực này. Đồng thời cũng thể
hiện tính kế thừa của luận án, kết quả nghiên cứu phù hợp với các nghiên cứu trước
và phù hợp với cấu trúc dữ liệu bảng (Berger và cộng sự, 2009; Ariss, 2010;
Jimenez cùng cộng sự, 2013; Amidu và cộng sự, 2013; Fu và cộng sự, 2014; Mensi
và Labidi, 2015), cụ thể:
𝐿𝑒𝑟𝑛𝑒𝑟𝑖𝑡 =
𝑃𝑟𝑖𝑐𝑒𝑖𝑡 − 𝑀𝐶𝑖𝑡
𝑃𝑟𝑖𝑐𝑒𝑖𝑡
97
Theo đó, Priceit là trị giá của TTS ngân hàng i vào thời điểm t, được tính
bằng tỷ lệ Tổng thu nhập lãi và phi lãi chia cho TTS (Fu và cộng sự, 2014;
Fiordelisi và Mare, 2014; Guevara và cộng sự, 2005).
MCit là chi phí cận biên tính trên một đơn vị sản lượng đầu ra, đây là đại
lượng không quan sát trực tiếp được nên ước lượng bằng công thức sau (Fu và cộng
sự, 2014; Kasman và Carvall, 2014; Fiordelisi và Mare, 2014; Amidu và cộng sự,
2013):
𝑀𝐶𝑖𝑡 =
𝐶𝑜𝑠𝑡𝑖𝑡
𝑄𝑖𝑡
[β1 + β2 ln Qit + ∑ 𝛷
3
𝑘=1 k ln Wk,it + υ trendit] (4)
Qit đại diện cho sản lượng đầu ra của ngân hàng và được đo lường giống như
TTS.
W1 là chi phí huy động vốn, bằng chi phí lãi.
W2 là chi phí lao động, bằng chi phí lao động.
W3 là chi phí vốn, bằng chi phí hoạt động khác.
Trend là biến phản ánh sự thay đổi công nghệ.
Riêng Costit là tổng chi phí ngân hàng i vào thời điểm t, bao gồm chi phí tài
chính và chi phí hoạt động, đại lượng này được tính toán bằng hàm chi phí như sau:
𝑙𝑛𝐶𝑜𝑠𝑡𝑖𝑡 = 𝛽0 + 𝛽1𝑙𝑛𝑄𝑖𝑡 +
1
2
𝛽2(𝑙𝑛𝑄𝑖𝑡)
2 + ∑ ϒ𝑘𝑡𝑙𝑛𝑤𝑘 𝑖𝑡
3
𝑘=1
+ ∑ Φ𝑘𝑙𝑛𝑄𝑖𝑡
3
𝑘=1
𝑙𝑛𝑤𝑘 𝑖𝑡
+ ∑ ∑ 𝛿𝑖𝑗
3
𝑗=1
3
𝑘=1
𝑙𝑛𝑤𝑘 𝑖𝑡𝑙𝑛𝑤𝑗 𝑖𝑡 + ∑
𝛿𝑖
2
3
𝑖=1
(𝑙𝑛𝑤𝑗 𝑖𝑡)
2 +
1
2
∑ 𝜂𝑘𝑡𝑟𝑒𝑛𝑑
𝑘
2
𝑘=1
+ ∑ 𝜍𝑖
3
𝑖=1
𝑙𝑛𝑤𝑗 𝑖𝑡𝑡𝑟𝑒𝑛𝑑 +
1
2
𝜐𝑙𝑛𝑄𝑗 𝑖𝑡𝑡𝑟𝑒𝑛𝑑 + 𝜀𝑗
98
Sau khi triển khai và rút gọn hàm chi phí được phương trình ước lượng như
sau:
𝑙𝑛𝐶𝑜𝑠𝑡𝑖𝑡 = 𝛽0 + 𝛽1𝑙𝑛𝑄𝑖𝑡 +
1
2
𝛽2(𝑙𝑛𝑄𝑖𝑡)
2 + ϒ1𝑙𝑛𝑤1 𝑖𝑡 + ϒ2𝑙𝑛𝑤2 𝑖𝑡 +
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_tac_dong_cua_da_dang_hoa_va_canh_tranh_den_on_dinh_c.pdf