Luận án Tác động của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc đối với một số nước Đông Nam Á

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG

CỦA FDI TRUNG QUỐC.6

1.1. Những nghiên cứu về tác động của FDI đến nước nhận đầu tư.6

1.1.1. Tác động của FDI về mặt kinh tế .6

1.1.2. Tác động của FDI về chính trị an ninh xã hội, văn hóa, môi trường .11

1.2. Những nghiên cứu về tác động của FDI Trung Quốc.11

1.2.1. Động thái chung của vốn FDI Trung Quốc.11

1.2.2. Tác động của FDI và FDI Trung Quốc .13

1.2.3. Tác động FDI Trung Quốc tại Việt Nam .20

1.3. Khái quát những kết quả nghiên cứu liên quan đến luận án .22

1.3.1. Những kết quả đã được khẳng định về mặt lý luận và thực tiễn.22

1.3.2. Những vấn đề đặt ra .22

1.3.3. Những vấn đề cần nghiên cứu tiếp.23

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA FDI

TRUNG QUỐC.24

2.1. Tổng quan về FDI.24

2.1.1. Khái niệm FDI.24

2.1.2. Đặc điểm, mục tiêu của FDI từ các nước ĐPT .25

2.2. Tác động của FDI từ các nước ĐPT đến nước nhận đầu tư.30

2.2.1. Tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế .30

2.2.2. Tác động đến môi trường và các vấn đề văn hóa, xã hội .37

2.2.3. Tác động đến an ninh, chủ quyền quốc gia.38

2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến tác động của FDI Trung Quốc ở ĐNA .39

2.3.1. Nhân tố từ phía Trung Quốc.39

2.3.2. Nhân tố từ phía các quốc gia ASEAN.45

2.3.3. Các nhân tố bên ngoài .50

CHƯƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA FDI TRUNG QUỐC TẠI ĐÔNG NAM Á .52

3.1. Đặc điểm của hoạt động FDI Trung Quốc tại một số nước ĐNA .52

3.1.1. Đặc điểm chung của FDI Trung Quốc tại ĐNA.52

3.1.2. Mục tiêu và động thái của FDI Trung Quốc tại một số nước ĐNA.573.2. Tác động của FDI Trung Quốc tại một số nước ĐNA .74

3.2.1. Tác động đến tăng trưởng kinh tế của các nước ĐNA.75

3.2.2. Tác động đến môi trường và các vấn đề an ninh xã hội.86

3.2.3. Tác động đến chủ quyền, an ninh chính trị tại các nước ĐNA .90

3.3. Những biện pháp đối phó của các nước ĐNA đối với FDI Trung Quốc.92

3.3.1. Quan điểm của ASEAN đối với Trung Quốc và FDI Trung Quốc.92

3.3.2. Một số biện pháp ứng phó của một số nước trong khu vực ĐNA .96

3.3.3. Một số bài học kinh nghiệm về các biện pháp ứng phó với FDI Trung

Quốc của một số nước ĐNA . 105

CHƯƠNG 4: TÁC ĐỘNG CỦA FDI TRUNG QUỐC TẠI VIỆT NAM VÀ

MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM .110

4.1. Đặc điểm của FDI Trung Quốc tại Việt Nam từ năm 2000 đến nay .110

4.1.1. Động thái FDI Trung Quốc tại Việt Nam từ năm 2000 đến nay.110

4.1.2. Đặc điểm FDI Trung Quốc vào Việt Nam từ năm 2000 đến nay .114

4.2. Tác động của FDI Trung Quốc tại Việt Nam .120

4.2.1. Tác động đến tăng trưởng kinh tế.120

4.2.2. Tác động đến văn hóa, xã hội, môi trường.131

4.2.3. Tác động đến an ninh chính trị, quốc phòng.134

4.3. Một số hàm ý cho Việt Nam trong việc tăng cường các biện pháp quản lý FDI

Trung Quốc vào Việt Nam trong thời gian tới .137

4.3.1. Bối cảnh tác động đến triển vọng FDI Trung Quốc tại Việt Nam trong

thời gian tới .137

4.3.2. Quan điểm chung trong quan hệ kinh tế với Trung Quốc.140

4.3.3. Một số giải pháp ứng phó với FDI Trung Quốc trong thời gian tới .142

KẾT LUẬN.149

pdf170 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 656 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tác động của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc đối với một số nước Đông Nam Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của nền kinh tế Campuchia thời gian qua là sự yếu kém của mức đầu tư và quy mô khu vực công cộng nhỏ. Về đầu tư, tỷ trọng vốn đầu tư trong tổng GDP tuy có tăng từ mức 15% năm 1997 lên 21% năm 2007 nhưng cơ cấu đầu tư tồn tại một số vấn đề như: đầu tư công thấp và tăng nhanh FDI, đầu tư trong nước chỉ chiếm khoảng 5% GDP, còn lại là đầu tư nước 76 ngoài. Cùng với việc tạo lập nguồn vốn, FDI còn tác động rất lớn trên các khía cạnh như đóng góp vào việc nâng cao trình độ kỹ thuật và công nghệ của các khu vực, nâng cao kỹ năng của các DN và người lao động, qua đó, góp phần đào tạo lao động có kỹ năng cho đất nước. Đặc biệt, FDI đóng góp vào việc tạo lập chuỗi giá trị trong hoạt động sản xuất, góp phần vào việc tiếp cận, mở rộng thị trường khu vực và thế giới cho các DN và nền kinh tế nước này. Tính chung trong giai đoạn từ năm 2001 đến 2005, tốc độ tăng trưởng GDP của Campuchia đạt mức trung bình 9,1%, cao nhất là các năm 2004 đạt 10,0% và 2005 đạt 13,4%. Trong hai năm 2006 và 2007, tốc độ tăng trưởng GDP của nước này tiếp tục được duy trì ở mức cao, lần lượt là 10,8% và 10,1%, trước khi giảm xuống khoảng 6,8% năm 2008 do tác động của khủng hoảng kinh tế. Có thể thấy, có mối quan hệ mật thiết giữa tăng trưởng FDI và GDP tại Campuchia. Từ những năm 90 đến đầu những năm 2000, khi FDI vào nước này thấp, mức tăng trưởng GDP chỉ ở mức trung bình 6-7%. Tuy nhiên, trong những năm 2004-2007, khi FDI tăng nhanh với sự xuất hiện của dòng FDI Trung Quốc, tăng trưởng GDP luôn đạt hai con số. Bên cạnh đó, FDI cũng góp phần đáng kể trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Campuchia. Cơ cấu kinh tế chuyển từ chỗ nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao sang công nghiệp và dịch vụ giữ vai trò chủ đạo. Tỷ trọng của nông nghiệp trong tổng sản phẩm trong nước đã giảm từ 49,6% năm 1995 xuống 31,9% năm 2007. Trong khi đó, khu vực công nghiệp tăng từ 14,8% lên 26,8%, khu vực dịch vụ tăng từ 35,5% lên 41,3% thời kỳ 1995-2007 [59]. Trong vòng một thập kỷ qua, FDI nói chung và FDI Trung Quốc tại Campuchia đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng của các khu vực công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Trong thời kỳ 1998-2007, tăng trưởng của khu vực công nghiệp đạt mức nhanh nhất với mức tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm và đóng góp 3,4% điểm vào tăng trưởng GDP. Trong đó, may mặc chiếm đến 16% GDP của đất nước và 2,4% điểm tăng trưởng GDP. Bên cạnh đó, xây dựng cũng là một trong 4 ngành phát triển mạnh ở Campuchia thập kỷ qua, chiếm 7% GDP và đóng góp 0,7% điểm tăng trưởng GDP của nền kinh tế. Trong khi đó, tăng trưởng của ngành dịch vụ chủ yếu là sự tăng nhanh của các ngành thương mại (chiếm 8% GDP và đóng góp 0,5% điểm tăng trưởng của GDP thời kỳ 1998-2007). Bất động sản đóng góp 8% tỉ trọng GDP và 0,8% điểm tăng trưởng của GDP thời kỳ 1998-2007. Ngoài ra, là những đóng góp của các ngành giao thông, thông tin viễn thông, khách sạn và nhà hàng. Trong số này, tăng trưởng của ngành du lịch đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng của ngành dịch vụ. Tăng trưởng của nông nghiệp có phần thấp hơn so với các ngành còn lại nhưng vẫn đạt mức khá cao trong khu vực ĐNA với mức tăng trưởng bình 77 quân 4,4% thời kỳ 1998-2007 (so với 4% của Việt Nam và 3,9% của Lào) và đóng góp 2% điểm tăng trưởng GDP thời kỳ 2003-2007. Tác động tiêu cực: Giai đoạn 2000-2002 lượng vốn FDI của Trung Quốc vào ASEAN rất ít, hầu như không đáng kể, mặc dù trong những năm gần đây lượng vốn này đã được cải thiện nhưng vẫn chưa xứng với tiềm năng kinh tế giữa hai bên. Quan hệ thương mại Trung Quốc-ASEAN đang phát triển rất mạnh mẽ, kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều gia tăng trung bình mỗi năm trên 20%, đạt 168,8 tỷ USD vào năm 2006, đưa Trung Quốc và ASEAN trở thành đối tác thương mại lớn thứ tư của nhau (tổng hợp tin tức của Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế Việt Nam NCIEC). Trong khi đó, FDI của Trung Quốc vào các nước ASEAN năm 2006 chỉ đạt 936,9 triệu USD, một con số quá ít nếu đem so sánh với quy mô vốn của các nhà đầu tư chiến lược khác tại ASEAN như Nhật Bản - 10.803 triệu USD, Anh - 6729 triệu USD, Mỹ - 3865 triệu USD. Trong 3 năm từ năm 2004 đến năm 2006, FDI của Trung Quốc vào ASEAN trung bình chỉ chiếm khoảng 1,7% tổng vốn FDI ra nước ngoài của Trung Quốc và cũng chỉ chiếm khoảng 1,7% tổng vốn FDI vào ASEAN (Báo cáo Đầu tư ASEAN năm 2007). Đối với khu vực ASEAN, tỷ lệ FDI từ Trung Quốc với tổng số vốn FDI vẫn còn thấp (3,8% trong năm 2010), so với EU-27 (22,4%), trong nội bộ ASEAN (16%), Mỹ (11,3%) và Nhật Bản (11%) vẫn là nhà đầu tư hàng đầu. Quy mô, tỷ trọng này còn quá nhỏ bé, chưa cân xứng với tiềm năng của đôi bên. Bên cạnh đó, chênh lệch giữa lượng vốn đăng ký được thông qua và lượng vốn thực sự được triển khai là rất lớn, tính riêng trong giai đoạn 1999-2002, có tới 1448,32 triệu USD được thông qua trong lĩnh vực sản xuất nhưnglượng vốn thực sự được đầu tư lại không đáng kể, chỉ có 96,9 triệu USD. Ngoài ra, các dự án được triển khai chậm và nhỏ giọt. Năm 2002 chứng kiến 2 vụ mua lại lớn của các công ty dầu khí Quốc gia Trung Quốc trong lĩnh vựcdầu khí tại Indonesia với tổng trị giá lên tới 843 triệu USD, nhưng mãi đếnnăm 2004, DN Trung Quốc mới bắt đầu đầu tư 295,14 triệu USD. Các con số trên phần nào phản ánh tiến độ chậm chạp và không hiệu quả trong việc triển khai các dự án của Trung Quốc tại khu vực ASEAN. FDI của Trung Quốc giai đoạn 1999-2006 chủ yếu tập trung vào nhóm 5 nước là Indonesia, Campuchia, Singapore, Việt Nam và Myanma với tổng tỷ trọng lên đến 88,89%; 5 nước còn lại là Thái Lan, Malaysia, Brunei, Lào và Philippin nhận được lượng vốn đầu tư rất khiêm tốn, chưa đủ để mang lại các tác động tích cực cho các nước nhận đầu tư này. FDI của Trung Quốc tại các nước giàu tài nguyên như Indonesia, Myanma hầu như chỉ tập trung vào khai thác nguồn lợi tài nguyên thiên nhiênnhư dầu mỏ, khí đốt, than, các loại quặng,... Các ngành sản xuất và dịch vụ công nghệ cao chưa được chú trọng đầu tư nên chưa mang lại được cho các nước nhận đầu 78 tư tác động chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng tích cực. Các dự án trong ngành khai mỏ lại hầu hết mới chỉ dừng ở khai thác nguyên liệu thô hoặc sơ chế rồi xuất khẩu trở lại Trung Quốc, phục vụ cho nhu cầu đầu vào của nước này. Việc xuất khẩu tài nguyên ở dạng thô, sơ chế như vậy gây lãng phí, mang lại ít giá trị kinh tế cho các nước ASEAN. 3.2.1.2. Tác động đến xuất nhập khẩu của các nước ASEAN Hoạt động của các DN FDI của Trung Quốc tại ASEAN giai đoạn vừa qua đã góp phần khai thác có hiệu quả các lợi thế so sánh của từng nước trong khu vực. Khu vực ASEAN có rất nhiều lợi thế cạnh tranh về tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, nguồn nhân lực Do nền kinh tế một số nước trong khu vực còn đang phát triển, khả năng tập trung vốn và nhân lực trình độ cao để khai thác hiệu quả các nguồn lợi này còn hạn chế. Với thế mạnh về vốn và kinh nghiệm trong các ngành nghề khác nhau của mình, các DN Trung Quốc đã giúp các nước ASEAN giải quyết vấn đề này bằng việc tập trung đầu tư vào những ngành có lợi thế tại mỗi nước. Ví dụ như tại Indonesia - quốc gia có lợi thế đặc biệt về dầu khí nhưng chưa có đủ năng lực để khai thác triệt để, một lượng FDI lớn của Trung Quốc đã chảy vào ngành công nghiệp này giúp Indonesia khai thác có hiệu quả và tăng sản lượng dầu xuất khẩu là nguồn thu chủ yếu từ xuất khẩu của Indonesia. Tương tự như vậy, lợi thế của Campuchia về tài nguyên thiên nhiên và nhân công giá rẻ cùng lợi thế xuất khẩu sang thị trường lớn (Mỹ, EU) cũng được vốn FDI của Trung Quốc khai thác hiệu quả trong công nghiệp rừng và công nghiệp dệt may - da giầy. Ngoài ra, đầu tư nước ngoài cũng là một nhân tố chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu của Campuchia. Xuất khẩu của Campuchia tăng nhanh trong một thập kỷ qua với giá trị tăng từ 802 triệu USD năm 1998 lên 4.089 triệu USD năm 2008 [59]. Trong đó, khu vực xuất khẩu hàng đầu của nền kinh tế là may mặc và giày dép, với mức tăng trưởng trung bình 28% mỗi năm trong vòng 10 năm qua, từ con số 0 năm 1994 lên 2,8 tỉ USD năm 2007. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Myanmar đã thặng dư lên tới gần 8 tỷ USD trong năm 2007, hơn 9 tỷ USD năm 2008, đạt thặng dư thương mại trong 6 năm liên tiếp kể từ 2003. Trong đó thu nhập từ xuất khẩu khí đốt tự nhiên từ các dự án FDI của Trung Quốc chiếm hơn 40% tổng kim ngạnh xuất khẩu của nước này. Ngoài khí đốt tự nhiên, các mặt hàng xuất khẩu chính khác của Myanmar là nông sản, thủy sản và lâm sản, trong khi các sản phẩm nhập khẩu chủ chốt của nước này là máy móc, dầu thô, dầu ăn, sản phẩm y tế, xi măng, phân bón và sản phẩm tiêu dùng. Myanmar hiện đang chú trọng đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản, một trong những ngành đóng góp đáng kể cho GDP và nguồn thu ngoại tệ của quốc gia ĐNA này. Với 2.800 km đường biển và khoảng 500.000 hécta đầm lầy dọc theo bờ biển, 79 Myanmar có sản lượng thủy sản ước đạt trên 1 triệu tấn/năm xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Singapore, các nước Trung Đông, Liên minh châu Âu (EU), Hàn Quốc. Trong 7 tháng đầu năm 2009, Myanmar xuất khẩu hàng hoá ước đạt 3.376,8 triệu USD, giảm 1,9%; nhập khẩu hàng hóa ước đạt 2.017,6 triệu USD, giảm 3,6% so với cùng kỳ năm trước đó, trong đó xuất tới 74 thị trường và nhập từ 86 thị trường trên thế giới. Năm 2010, Myanmar đã xuất siêu hơn 3,4 tỷ USD, trong đó có sự đóng góp chính của khoáng sản (xuất siêu 2,27 tỷ USD) và nông sản (xuất siêu hơn 1,05 tỷ USD). Sự thay đổi về mặt hàng và thị trường xuất khẩu có nguyên nhân chính từ lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Myanmar. Sản phẩm dệt may đã từng chiếm 42% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2000, đã giảm còn gần 1% năm 2011; thay vào đó, sản phẩm xuất khẩu chiếm tỷ lệ lớn nhất là khoáng sản và dầu khí, chiếm 39% tổng kim ngạch xuất khẩu, so với 6,3% năm 2000. FDI Trung Quốc tập trung chủ yếu trong ngành dầu khí và khai thác khoáng sản đã đóng góp đáng kể tạo ra sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Myanmar. [104] Theo Bộ Thương mại Myanmar cho biết, năm 2015, một trong những sản phẩm của ngành khai thác khoáng sản, đá ngọc bích tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu tiềm năng của đất nước ĐNA này. Ngọc bích, sản phẩm xuất khẩu tiềm năng từ chín vùng và bang tại Myanmar, là mặt hàng xuất khẩu đem lại giá trị lớn thứ hai tại Myanmar trong hai năm tài chính vừa qua 2014, 2015. Kim ngạch xuất khẩu ngọc bích của Myanmar trong năm tài chính 2014-2015 đạt 986,64 triệu USD, giảm 23,36 triệu USD so với tài khóa trước đó. Mặt hàng này của Myanmar được xuất khẩu chủ yếu sang hai thị trường Trung Quốc và Ấn Độ, với Trung Quốc là khách hàng lớn nhất. Theo Thư ký Hiệp hội các DN đá quý và đồ trang sức Myanmar, Chính phủ Myanmar kêu gọi các nhà xuất khẩu của nước này chú trọng xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng hơn là xuất những sản phẩm dưới dạng thô [155]. Tuy nhiên, FDI Trung Quốc tại Myanmar chủ yếu tập trung vào các ngành khai thác tài nguyên thiên nhiên, xuất khẩu sản phẩm thô, chưa qua chế biến nên Myanmar đang thiếu các thiết bị và công nghệ cao để giúp nâng cao giá trị của mặt hàng xuất khẩu. Trong những năm gần đây, nhu cầu nguyên vật liệu và máy móc gia tăng khiến giá trị nhập khẩu tăng mạnh từ năm 2010, dẫn đến nhập siêu. Giá trị nhập siêu được dự báo sẽ tiếp tục gia tăng trong những năm tới. 3.2.1.3. Tác động đến chuyển giao công nghệ Một số tác động tích cực: Các DN lớn của Trung Quốc đã góp phần chuyển giao công nghệ sản xuất đồ gia dụng, sản xuất hàng điện tử và hóa mỹ phẩm, góp phần phát triển các ngành này tại Thái Lan trong những năm vốn FDI Trung Quốc hoạt động mạnh tại Thái Lan (từ năm 1998-2005). Tập đoàn China Worldbest Group 80 với dự án lớn nhất tại Thái Lan tại khu công nghệ Rojana, trị giá 175 triệu USD, đã mang lại 2016 việc làm cho lao động Thái Lan. Đại sứ Trung Quốc tại Thái Lan lúc đó đã nhấn mạnh rằng đây là dự án đánh dấu bước ngoặt mới của quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và Thái Lan. Một dự án khác đã là Nhà máy TCFF được xây dựng trên mảnh đất 17 mẫu ở Lad Bua Luang Quận Ayuthaya, Thái Lan vào năm 1989 với giá trị của 70 triệu Baht. Có nhà máy riêng biệt chuyên dụng cho: tinh dầu chưng cất dung môi chiết xuất và phun hóa chất tổng hợp. TCFF là một doanh liên doanh giữa Thái Lan và Trung Quốc để sản xuất nước hoa, hương vị, tinh dầu và chiết xuất cho các mỹ phẩm, thực phẩm và các ngành công nghiệp dược phẩm. TCFF là công ty đầu tiên tại Thái Lan sản xuất các loại tinh dầu tự nhiên và thậm chí là ngày hôm nay một trong số rất ít các công ty trên toàn thế giới kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất từ việc tập hợp các nguyên liệu thực vật thô, chưng cất tinh dầu và sản xuất các hợp chất thơm và hương vị thành phẩm, cung cấp cho hàng ngàn người tiêu dùng, các hộ gia đình và công nghiệp sản phẩm trên toàn thế giới. Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp giàu kinh nghiệm và thiết bị chuyên dụng và công nghệ, TCFF được trang bị để chiết xuất các loại tinh dầu có giá trị từ các nguồn thực vật như rễ, thân, lá, hoa, trái cây và nướu răng. TCFF có các cơ sở dung môi chiết, chưng cất và sản xuất hóa chất hương thơm. Có thể nói DN liên doanh với Trung Quốc này đã góp phần to lớn vào vị thế của ngành hóa mỹ phẩm Thái Lan ngày nay [59]. Một dự án FDI khác của Trung Quốc cũng đã khẳng định được vai trò, tác động thông qua chuyển giao công nghệ sản xuất trong ngành viễn thông cho Thái Lan. Huawei thành lập chi nhánh tại Thái Lan có một đội ngũ nhân viên hơn 350 người, trong đó, 80% là lao động địa phương, đã trở thành một trong những nhà cung cấp thiết bị chính trong thị trường viễn thông của Thái Lan. Sản phẩm điện thoại di động và phương tiện truyền tải đều được sử dụng quy mô lớn, với doanh thu đạt 150 triệu USD. Vào đầu năm 2000, Huawei xây dựng mạng thông minh điện thoại di động cấp quốc gia của Thái Lan khi hợp tác với các nhà điều hành di động lớn nhất AIS của Thái Lan. Huawei đã góp phần đáng kể cho sự phát triển ngành công nghiệp viễn thông của Thái Lan và dần dần trở thành một nhà cung cấp thiết bị chính trên thị trường. Cùng với Huawei, Haier cũng là một trong những dự án FDI lớn của Trung Quốc tại Thái Lan. Haier Group đã thành lập liên doanh tại Thái Lan với các đối tác địa phương dẫn đầu bởi TWZ Corp, một nhà phân phối địa phương các thiết bị viễn thông. Liên doanh này sản xuất và cung cấp điện thoại di động, sản phẩm công nghệ thông tin, và tivi LCD. Haier tiếp tục thành lập công ty liên doanh với Distar Electric Corp PCL để sản xuất hàng điện gia dụng đã làm cho Thái Lan có tiềm năng trở 81 thành cơ sở sản xuất thiết bị gia dụng cung cấp cho thị trường trong nước và đặc biệt là máy lạnh và máy giặt cho xuất khẩu sang Mỹ, Châu Âu và ASEAN [83]. Một số tác động tiêu cực: Trong thời gian vừa qua Trung Quốc đầu tư vào các nước ASEAN chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ và khai mỏ, đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp còn rất hạn chế. Hơn nữa, trong công nghiệp thì đầu tư lại tập trung hầu hết vào các ngành công nghiệp sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên và lao động như công nghiệp rừng (gỗ, bột giấy) và công nghiệp dệt may, da giầy, các ngành công nghiệp phát triển có công nghệ cao hầu như chưa nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư Trung Quốc. Do đó, FDI của Trung Quốc vào các nước ASEAN giai đoạn 1999-2006 ít mang lại tác động chuyển giao công nghệ. Thêm vào đó, dệt may, da giầy là ngành mà Trung Quốc đã phát triển từ lâu, công nghệ đã lạc hậu. Các DN Trung Quốc muốn chuyển giao công nghệ này sang các nước ASEAN để tăng tuổi thọ sản phẩm và thu lợi nhuận tại thị trường các nước nhận đầu tư. Mục tiêu của Trung Quốc là dịch chuyển các cơ sở sản xuất thâm dụng nhiều lao động, mức lương thấp, hàng hóa giá rẻ và công nghệ không cao ra nước ngoài. Đây chính là hạn chế lớn nhất của các DN FDI Trung Quốc tại ASEAN. 3.2.1.4. Tác động đến việc làm và thu nhập Một số tác động tích cực: Hầu hết các nước trong khối ASEAN dồi dào lao động nhưng trình độ thấp và tập trung chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp lạc hậu, mang tính thời vụ nên thu nhập còn thấp. Nền kinh tế các nước lại kém phát triển, năng lực sản xuất thấp, do đó lực lượng lao động đông đảo này chưa được khai thác và sử dụng hiệu quả. Vì vậy, giải quyết công ăn, việc làm cho các lao động là một nhu cầu vô cùng cấp thiết đối với các quốc gia trong khu vực, đặc biệt là tại các nước kém phát triển như Myanmar, Campuchia, Lào... Hầu hết các khoản đầu tư của Trung Quốc tại Campuchia vào các ngành công nghiệp may mặc, lĩnh vực tập trung các nhà máy lớn và thâm dụng lao động, và nhiều cơ hội việc làm được tạo ra. Theo một cuộc khảo sát gần đây được thực hiện bởi các học giả Trung Quốc về bốn nhà máy dệt may Trung Quốc tại Phnom Penh, hai nhà máy trong số này đã cung cấp việc làm cho hơn 1.000 lao động địa phương; nhà máy thứ ba là 2.000 công nhân, và nhà máy thứ 4 là hơn 3.000 lao động. Hầu hết các công nhân đến từ các vùng nông thôn và thu nhập của họ là nguồn thu nhập chính của gia đình họ. Các khoản đầu tư của Trung Quốc do đó đóng vai trò rất quan trọng ở Campuchia trong việc cung cấp vốn, việc làm và thu nhập, và trong việc nâng cao năng suất và khả năng cạnh tranh [59]. Bên cạnh đầu tư vào ngành khai khoáng, chế biến nông sản và công nghiệp nhẹ, các DN Trung Quốc cũng đầu tư vốn không nhỏ vào các lĩnh vực dịch vụ như tài chính, thương mại, logistics, viễn thông. Nhu cầu về lao động có trình độ cao trong 82 các DN FDI Trung Quốc ở các ngành này đã góp phần tạo động lực nâng cao tay nghề, trình độ cho lao động của các nước sở tại, tạo cơ hội cho lao động và các DN cùng ngành tại khu vực ASEAN tiếp xúc, học hỏi các quy trình làm việc tiên tiến, hiệu quả của DN Trung Quốc. Bên cạnh đó, lao động tại các nước này cũng có cơ hội được đào tạo khi được tuyển dụng vào làm tại các vị trí nhân viên, cũng như quản lý tại các DN FDI Trung Quốc. Một ví dụ điển hình là Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (BOC), 1 trong top 10 ngân hàng lớn nhất thế giới, đã mở một loạt chi nhánh ở ASEAN từ Indonesia, Philippin, Thái Lan, Malaysia và Singapore, tuyển dụng cũng như đào tạo nhân viên nước sở tại kiến thức, kỹ năng hiện đại tiên tiến, góp phần nâng cao trình độ cho người lao động. Tại Campuchia, cùng với việc thúc đẩy tăng trưởng, thay đổi cơ cấu nền kinh tế, đầu tư nước ngoài còn có những đóng góp ý nghĩa là tạo việc làm, cải thiện thu nhập, góp phần giảm đói nghèo và thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội. Trung bình, mỗi năm khu vực công nghiệp đã thu hút khoảng 100.000 lao động vào làm việc trong các lĩnh vực khác nhau. Đặc biệt, may mặc là ngành phát triển hàng đầu của nước ngày trong một thập kỷ qua, đem lại việc làm cho khoảng 350.000 lao động, góp phần giải quyết được phần nào tình trạng thất nghiệp gia tăng. Đại đa số lao động làm việc trong ngành công nghiệp may mặc là lao động từ khu vực nông thôn nên sự tăng trưởng và phát triển của các ngành đã góp phần tạo ra việc làm cho lao động nông thôn trong quá trình chuyển đổi. Tương tự, khu vực dịch vụ, nhất là các nghành thương mại, bưu chính viễn thông, bất động sản, khách sạn và nhà hàng là những ngành phát triển nhanh nhất ở Campuchia trong thập kỷ qua đã góp phần tạo ra khoảng 100.000 việc làm mỗi năm cho khu vực trong thời kỳ 1998-2007. Riêng ngành du lịch, lao động làm việc trong khu vực đã tăng từ 200.000 năm 2005 lên 300.000 người năm 2007 [59]. FDI cùng với mức tăng trưởng nhanh của nền kinh tế đã góp phần nâng cao thu nhập đầu người của Campuchia. GDP đầu người của Campuchia đã tăng hơn 2 lần trong vòng một thập kỷ qua, từ mức 285 USD đầu người năm 1997 lên 624 USD năm 2008. Chính vì vậy, tỉ lệ đói nghèo của quốc gia đã giảm đáng kể. Nghiên cứu kinh tế xã hội năm 2004 cho thấy mức sống của người dân ở cả thành thị và nông thôn được cải thiện đáng kể. Trong vòng một thập kỷ, từ 1994 - 2004 tỷ lệ nghèo đói đã giảm từ khoảng 45-50% xuống khoảng 35%, tức giảm 1 - 1,5% mỗi năm. Trong bốn năm gần đây, tỉ lệ đói nghèo giảm mạnh hơn, từ mức 34,7% năm 2004 xuống còn 30,1% năm 2007, tức khoảng 1,6% điểm mỗi năm. Trong đó, tỉ lệ người nghèo sinh sống ở khu vực nông thôn được cải thiện đáng kể nhờ phát triển sản xuất và sự thay đổi trên thị trường lao động. Trong đó, sự thay đổi lớn đã diễn ra khi lao động từ 83 khu vực nông nghiệp chuyển sang lĩnh vực phi nông nghiệp như công nghiệp chế tạo và dịch vụ. Tác động của FDI Trung Quốc đến sự phát triển nguồn nhân lực tại Thái Lan là khá đa dạng. Theo nghiên cứu của Mathavee Keorite qua việc khảo sát nhân lực làm việc trong các DN vốn FDI của Trung Quốc, đa số các ý kiến khảo sát đều cho rằng các DN Trung Quốc đã đào tạo lao động địa phương để sau đó họ có thể sẵn sang chuyển giao kỹ năng và kiến thức sang các DN trong nước, hoặc có thể giúp họ có nhiều kinh nghiệm để đứng ra thành lập DN của riêng mình trong ngành đó. Đa số các ý kiến khảo sát đều đồng ý rằng FDI Trung Quốc đã góp phần chuyển giao kỹ năng có ích cho người lao động. Một số tác động tiêu cực: Tuy nhiên, các ý kiến cũng tỏ ra không chắc chắn đối với tác động tới việc phát triển nguồn nhân lực của FDI Trung Quốc. Thông thường, việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực được thực hiện thường xuyên trong các ngành dịch vụ bởi vì đào tạo trong ngành dịch vụ có tập trung trực tiếp vào việc nâng cao kỹ năng và kiến thức cho nhân viên, trong khi đào tạo trong ngành sản xuất thường nhằm thích nghi, tạo điều kiện thuận lợi để áp dụng công nghệ mới với các máy móc và thiết bị mới. Các ý kiến đều không cho rằng các DN Trung Quốc sau khi gia nhập thị trường Thái Lan đã triển khai công nghệ tiên tiến để lao động Thái Lan có thể thích nghi và bắt chước. Các ý kiến đều cho rằng FDI mang đến sự cạnh tranh, các DN Trung Quốc thâm nhập thị trường Thái Lan đã tạo áp lực cạnh tranh đối với các DN trong nước về công nghệ mới và khiến lao động làm việc chăm chỉ hơn. Những ưu đãi đối với vốn FDI định hướng xuất khẩu đã dẫn đến cạnh tranh gay gắt giữa các nước ĐPT trong việc thu hút vốn FDI và thực hiện những chính sách thúc đẩy và cải thiện môi trường kinh doanh. Về tác động tạo việc làm, các ý kiến trong khảo sát đều nhận định tác động của các dự án FDI của các DN Trung Quốc triển khai ở Thái Lan đã tạo ra số lượng việc làm. Đặc biệt là dẫn đến tạo việc làm trong các khu kinh tế và khu công nghiệp của Thái Lan. DN FDI Trung Quốc chủ yếu sử dụng lao động không chuyên nghiệp và lao động phổ thông. FDI Trung Quốc không khiến mức độ cạnh tranh tăng lên quá cao giữa các DN trong nước do đó không làm giảm mạnh việc làm. FDI Trung Quốc cũng không cho thấy tác động làm giảm sự liên kết vùng về kinh tế và bất bình đẳng về việc làm của các vùng do việc phân phối không đồng đều FDI tại Thái Lan. 84 Nguồn: Pittaya Suvakunta [118] Biểu đồ 3.4: Tạo việc làm trong các dự án FDI của Trung Quốc ở Thái Lan (so sánh giai đoạn 2003-2007 và 2008-2013) Vốn FDI Trung Quốc được coi là có ý nghĩa trong việc cung cấp ngoại tệ nhằm ổn định tỷ giá hối đoái tại Thái Lan. Vốn FDI còn góp phần tăng tích lũy vốn và tăng tổng năng suất của vốn. Tuy nhiên mức độ đóng góp của vốn FDI Trung Quốc đối với tăng trưởng kinh tế của Thái Lan là cũng có thể được tính đến vì dòng vốn FDI trong các ngành sản xuất định hướng xuất khẩu, góp phần cân bằng cán cân thanh toán. Từng được coi là một mối đe dọa kinh tế, những cơ hội mà các khoản đầu tư của Trung Quốc cung cấp đang ngày càng được thừa nhận trên một số lĩnh vực. Các nước thành viên ASEAN dự đoán sự gia tăng hơn nữa trong dòng FDI từ Trung Quốc. 3.2.1.5. Những tác động khác Thông qua nộp thuế, khu vực có vốn FDI đã đóng góp đáng kể cho nguồn thu ngân sách các nước trong khu vực ASEAN. FDI của Trung Quốc cũng góp phần làm gia tăng thu ngân sách hàng năm giúp các nước chủ động trong cân đối ngân sách. Sự đóng góp của Trung Quốc vào nền kinh tế Myanmar, đặc biệt là khi nói đến các lĩnh vực như sản xuất điện và phát triển cơ sở hạ tầng, là đáng kể. Trong thời kỳ bị cô lập của phương Tây, nền kinh tế Myanmar vẫn đạt được 6,48% tăng trưởng GDP thực tế bình quân năm trong giai đoạn 1991-2000, và 5,22% giai đoạn 2001-2010. Các nguồn thu chính cho chính phủ trong những năm gần đây là từ việc xuất khẩu khí đốt tự nhiên với nhiều các mỏ khí và cơ sở hạ tầng giao thông có tài trợ của các đơn vị Trung Quốc. Nói rộng hơn, một nhà đầu tư chi phối và đối tác thương mại lớn, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế trên phải kể đến Trung Quốc [104]. 85 Một trong những mục đích mà DN Trung Quốc đầu tư vào các nước ASEAN là nhằm tìm kiếm thị trường nên chất lượng dịch vụ cung cấp và sản phẩm làm ra với giá rẻ, mẫu mã đẹp. Do đó người dân nước sở tại có nhiều lựa chọn hơn trong tiêu dùng. Hơn nữa, các DN trong nước chịu sức ép phải cải thiện hiệu quả hoạt động, tăng năng lực cạnh tranh với các DN Trung Quốc nên cũng có nhiều biến chuyển tích cực, và người tiêu dùng được lợi nhất

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftac_dong_cua_dau_tu_truc_tiep_ra_nuoc_ngoai_cua_trung_quoc_doi_voi_mot_so_nuoc_dong_nam_a_1418_19213.pdf
Tài liệu liên quan