Luận án Tác động của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đến hiệu quả hoạt động các ngân hàng thương mại Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN . i

MỤC LỤC . ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT . vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU . vii

DANH MỤC HÌNH . viii

PHẦN MỞ ĐẦU . 1

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ TÁC ĐỘNG GIỮA ĐẦU

TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI . 7

1.1. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các ngân hàng thương mại . 7

1.1.1. Khái quát về hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài . 7

1.1.2. Các hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài . 8

1.1.3. Các động lực khi thực hiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài . 10

1.2. Cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước

ngoài và hiệu quả của công ty . 13

1.2.1. Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh . 13

1.2.2. Lý thuyết về lợi thế độc quyền . 14

1.2.3. Lý thuyết về quốc tế hóa – nội bộ hóa . 16

1.2.4. Lý thuyết về chu kỳ (vòng đời) sản phẩm . 18

1.2.5. Mô hình Upsala . 19

1.3. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến tác động của đầu tư trực tiếp ra

nước ngoài và hiệu quả các ngân hàng . 21

1.3.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến tác động đầu tư trực tiếp ra nước

ngoài và hiệu quả các ngân hàng trên thế giới . 21

1.3.2. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước

ngoài tại Việt Nam . 27

1.3.3. Khoảng trống nghiên cứu . 28

1.4. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu . 29

1.4.1. Giả thuyết về mối quan hệ giữa hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và

hiệu quả hoạt động .29iii

1.4.2. Các giả thuyết về biến tác động đến mối quan hệ giữa hoạt động đầu tư trực

tiếp ra nước ngoài và hiệu quả hoạt động . 32

1.4.3. Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu . 41

1.5. Kết luận chương 1 .42

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 43

2.1. Mô hình nghiên cứu . 43

2.2. Định nghĩa và đo lường các biến trong mô hình định lượng . 47

2.2.1. Mức độ đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và đo lường mức độ hoạt động đầu tư

trực tiếp ra nước ngoài của các NHTM Việt Nam . 47

2.2.2. Hiệu quả hoạt động và đo hiệu quả hoạt động các NHTM Việt Nam. 52

2.2.3. Các biến điều tiết mối quan hệ giữa OFDI và hiệu quả hoạt động . 75

2.2.4. Các biến kiểm soát . 77

2.3. Phương pháp phân tích . 78

2.3.1. Phương pháp sử dụng trong phân tích định lượng . 78

2.3.2. Phân tích định tính . 82

2.4. Kết luận chương 2 . 84

pdf187 trang | Chia sẻ: thinhloan | Ngày: 13/01/2023 | Lượt xem: 466 | Lượt tải: 7download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tác động của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đến hiệu quả hoạt động các ngân hàng thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2.8: Giả thuyết về các biến điều tiết trong mô hình STT Giả thuyết Biến tương tác Căn cứ 1 Biến điều tiết số lượng thị trường nước ngoài có tác động đến mối quan hệ giữa mức độ OFDI và OE đo bằng chỉ số hiệu quả Färe-Primont OFDI x DB Porter (1986); O'Donnell (2012) 2 Biến điều tiết chiều dài lịch sử hoạt động tại thị trường nước ngoài có tác động đến mối quan hệ giữa mức độ OFDI và OE đo bằng chỉ số hiệu quả Färe-Primont OFDI x LS Bartlett và Ghoshal (1986, 1987, 2002) 3 Biến điều tiết tính chất sở hữu có tác động đến mối quan hệ giữa mức độ OFDI và OE đo bằng chỉ số hiệu quả Färe-Primont OFDI x SH Nohria và Gulati (1994); Gary (2005); Staehle (1991) Nguồn: tác giả 77 2.2.4. Các biến kiểm soát Để kiểm soát các yếu tố khác ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa OFDI và FP, mô hình nghiên cứu đưa thêm các biến kiểm soát. Với đặc điểm dữ liệu là dữ liệu bảng, biến kiểm soát sẽ liên quan đến đặc điểm của từng doanh nghiệp và đặc điểm của từng ngành. Trong đó biến đặc điểm doanh nghiệp được sử dụng phổ biến nhất là quy mô doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu, chi phí. Biến đặc điểm ngành thường được sử dụng dưới dạng biến giả tương ứng với mỗi ngành hoặc quốc gia, khu vực riêng. Trong nghiên cứu này, do đối tượng nghiên cứu chỉ là các ngân hàng Việt nam nên chỉ sử dụng biến kiểm sát đặc trưng cho doanh nghiệp. Theo đó, căn cứ trên các nghiên cứu, 3 biến có tác động đến mối quan hệ giữa OFDI và FP gồm: Trước hết là biến quy mô. Theo Kotabe (2002), Haar (1989) và Morck (1991), phương sai trong kết quả hoạt động của doanh nghiệp được giải thích một phần bởi quy mô do vấn đề lợi thế theo quy mô của doanh nghiệp. Do đó, trong phân tích dữ liệu, cần phải kiểm soát quy mô doanh nghiệp để tránh các ước tính tham số có thể bị sai lệch. Theo Grant (1987), Mathur (2001), Gomes (1999), quy mô của doanh nghiệp có thể sử dụng biến đại diện là log của tổng tài sản hoặc log của tổng thu nhập. Luận án sẽ xem xét biến log tổng tài sản. Biến kiểm soát thứ hai là tài sản cố đinh: tài sản cố định của doanh nghiệp (nhất là tài sản vô hình) có ý nghĩa tương tự như quy mô. Theo Christophe (2005), tài sản cố định của doanh nghiệp có liên quan đến lợi thế của doanh nghiệp trong cạnh tranh và do đó có mối quan hệ thuận chiều với kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Trong đó biến đại diện quan trọng nhất là chi phí cho nghiên cứu phát triển. Tương tự tài sản liên quan đến marketing, mạng lưới, cơ sở hạ tầng, thu hút lao động cũng được xác định là có mối quan hệ với kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Tựu chung lại, biến đại diện thường được sử dụng là chi phí quản lý của doanh nghiệp. Theo đó, luận án sẽ xem xét biến kiểm soát chi phí quản lý trong mô hình. Cuối cùng là yếu tố liên quan đến vốn. Theo Molyneux và Seth (1996) nghiên cứu các yếu tố quyết định khả năng sinh lời của chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Mỹ trong giai đoạn 1987 đến 1991 kết luận rằng năng lực về vốn là yếu tố then chốt quyết định kết quả kinh doanh của các ngân hàng nước ngoài tại Mỹ. Theo đó, luận án sẽ xem xét biến kiểm soát vốn chủ sở hữu trong mô hình. Bảng 2.9: Giả thuyết về các biến kiểm soát trong mô hình 78 STT Giả thuyết Căn cứ 1 Quy mô tổng tài sản có tác động thuận chiều với chỉ OE đo bằng chỉ số hiệu quả Färe-Primont của các ngân hàng của các ngân hàng Kotabe (2002), Haar (1989) và Morck (1991), 2 Chỉ tiêu chi phí quản lý có tác động ngược chiều với chỉ OE đo bằng chỉ số hiệu quả Färe- Primont của các ngân hàng của các ngân hàng Christophe (2005), 3 Quy mô vốn chủ sở hữu có tác động ngược chiều với chỉ OE đo bằng chỉ số hiệu quả Färe- Primont của các ngân hàng của các ngân hàng Molyneux và Seth (1996) Nguồn: tác giả 2.3. Phương pháp phân tích 2.3.1. Phương pháp sử dụng trong phân tích định lượng 2.3.1.1. Các công cụ sử dụng Dữ liệu trong luận án sử dụng dữ liệu bảng. Trong đó mô hình tổng quát của dữ liệu bảng như sau: Yit= βit+ β2 X2it+ β3X3it+ uit i = 1, 2, 3, 4 t = 1, 2, ..., Để phân tích dữ liệu bảng, luận án sử dụng 4 phương pháp gồm: phương pháp phân tích ảnh hưởng cố định (fixed effect), phương pháp phân tích ảnh hưởng ngẫu nhiên (random effect) và phương pháp GSL, PCSE để khắc phục những khuyết tật của mô hình nếu có. Mô hình tác động cố định Hiệu ứng cố định được sử dụng khi cần phân tích tác động giữa các biến thay đổi theo thời gian. FE khám phá mối quan hệ giữa biến dự báo và biến kết quả trong một thực thể (như trong một công ty). Trong mỗi thực thể lại có những đặc điểm riêng có ảnh hưởng hoặc không thể ảnh hưởng đến các biến dự báo (ví dụ, hoạt động kinh doanh của một công ty có thể ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của nó). Khi sử dụng FE, giả định rằng có điều gì đó bên trong thực thể có thể tác động các biến dự báo hoặc kết quả và cần kiểm soát điều này. Đây là nền tảng đằng sau giả định rằng có mối tương quan giữa lỗi của thực thể và các biến dự báo. FE loại bỏ ảnh hưởng của các đặc điểm bất biến theo thời gian đó để chúng ta có thể đánh giá ảnh hưởng ròng của các yếu tố dự báo lên biến kết quả. 79 Một giả định quan trọng khác của mô hình FE là các đặc điểm bất biến theo thời gian đó là duy nhất đối với cá nhân và không nên tương quan với các đặc điểm cá nhân khác. Mỗi thực thể là khác nhau, do đó, thuật ngữ lỗi của đơn vị và hằng số (ghi lại các đặc điểm riêng lẻ) không được tương quan với những đối tượng khác. Nếu các điều khoản lỗi có tương quan, thì FE không phù hợp vì các suy luận có thể không đúng và bạn cần phải mô hình hóa mối quan hệ đó (có thể sử dụng hiệu ứng ngẫu nhiên), đây là điều chính cơ sở lý luận cho phép thử Hausman (được trình bày ở phần sau của tài liệu này). Phương trình cho mô hình hiệu ứng cố định trở thành: Yit = β1Xit + αi + uit Trong đó: αi (i = 1 .n) là vùng chặn chưa biết cho mỗi thực thể (n vùng chặn dành riêng cho thực thể). Yit là biến phụ thuộc (DV) trong đó i = thực thể và t = thời gian. Xit đại diện cho một biến độc lập. β1 là hệ số của biến đó. uit là sai số Về cơ bản, các mô hình hiệu ứng cố định được thiết kế để nghiên cứu nguyên nhân của những thay đổi bên trong một thực thể. Hiệu ứng cố định sẽ không hoạt động tốt với dữ liệu mà sự thay đổi trong cụm là tối thiểu hoặc đối với các biến thay đổi chậm theo thời gian. Mô hình tác động ngẫu nhiên Trong các mô hình hiệu ứng cố định, mỗi biến giả loại bỏ một bậc tự do khỏi mô hình. Do đó, các mô hình hiệu ứng cố định hoạt động tốt khi có một số khoảng thời gian đáng kể. Để tránh mất bậc tự do và sử dụng cả thông tin về sự thay đổi theo thời gian của một đơn vị nhất định và thông tin về sự khác biệt giữa các đơn vị, mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên ngẫu nhiên. Mô hình tác động ngẫu nhiên vẫn phân tích phần dư: Yit = α + Xitβ + ui + eit trong đó ui biểu thị hiệu ứng của đơn vị i và eit là hiệu ứng dư cho thời điểm t đối với đơn vị đó. Nhưng trong một mô hình tác động ngẫu nhiên, phần dư đơn vị ui không có giá trị cụ thể - ui là một biến ngẫu nhiên phân phối chuẩn (do đó có tên - tác động ngẫu nhiên). Ý tưởng cơ bản là bắt đầu với phương trình: Yit = β1i + β2X2it + β3X3it + uit Thay vì coi β1i như là hằng số thì mô hình tác động ngẫu nhiên giả định rằng đây là một biến ngẫu nhiên với giá trị trung bình là β1 (không có ký hiệu dưới dòng i ở đây). Và giá trị tung độ gốc đối với một công ty đơn lẻ có thể được biểu thị như sau: β1i + β1 + εi i = 1, 2, . . . , N trong đó εi là một số hạng sai số ngẫu nhiên có giá trị trung bình là 0 và phương sai σ2e. 80 Bản chất của các hệ số β cũng thay đổi khi chúng ta đi từ mô hình tác động cố định sang một mô hình tác động ngẫu nhiên. Trong mô hình tác động ngẫu nhiên, chúng ta không chỉ dự đoán sự thay đổi theo thời gian mà còn giải thích sự khác biệt giữa các đơn vị. Do đó, dữ liệu về sự thay đổi theo mặt cắt ngang được sử dụng để ước tính ảnh hưởng của các biến độc lập. Nguyên nhân do các yếu tố dự báo được sử dụng để giải thích không chỉ thay đổi theo thời gian mà còn cả sự khác biệt giữa các đơn vị, phân dư của đơn vị ngẫu nhiên u được giả định là không tương quan với Xβ: corr (u_i, Xb) = 0. Hệ số tác động ngẫu nhiên có tính chất kép: chúng giải thích đồng thời sự thay đổi theo thời gian và sự khác biệt mặt cắt giữa các đơn vị. Lựa chọn công cụ mô hình tác động cố định hay ngẫu nhiên Để kiểm tra việc sử dụng mô hình tác động cố định hay mô hình tác động ngẫu nhiên, phép thử Hausman được sử dụng. Giả thuyết Ho là các hệ số được ước tính bởi công cụ ước tính tác động ngẫu nhiên hiệu quả giống với các hệ số được ước tính bởi công cụ ước tính tác động cố định nhất quán. Nếu đúng như vậy, sẽ an toàn khi sử dụng mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên. Nếu hai bộ hệ số khác nhau đáng kể, thì mô hình tác động ngẫu nhiên có vấn đề. Xử lý các khuyết tật của mô hình nếu có Đặc điểm dữ liệu là long data với T và N tương ứng là 46 và 7. Do đó có 3 công cụ ước lượng được lựa chọn để khắc phục các khuyết tật của mô hình để xem xét: - Sử dụng Generalized least squares với lựa chọn panel specific AR (1) để xử lý hiện tượng tự tương quan (autocorrrelation) và lựa chọn heteroskedastic and correlated để xử lý hiện tượng phương sai sai số thay đổi và cross-section correlation. - Sử dụng Linear regression with panel corrected standard errors với lựa chọn panel specific AR (1) để xử lý hiện tượng tự tương quan (autocorrrelation). Đồng thời trong mô hình PCSE bổ sung thêm lựa chọn heteroskedastic and correlated để xử lý hiện tượng phương sai sai số thay đổi và cross-section correlation. Giữa 2 mô hình GLS và PCSE, mô hình GLS sẽ được ưu tiên hơn theo quy tắc được đề xuất bởi Reed and Ye (2011). Trong đó mục tiêu chính của mô hình tính chính xác và tỷ lệ T/N là > 1,5. Bảng 2.10: Quy tắc lựa chọn giữa GLS và PCSE Ước lượng Điều kiện Gói lệnh trong stata 81 Park estimator without cross sectional dependence Khi mục tiêu chính là ước lượng hiệu qủa và T/N <1,5 command = xtgls options = corr(ar1) panels(heteroscedastic) Park estimator Khi mục tiêu chính là ước lượng hiệu quả và T/N >1,5 command = xtgls options = corr(ar1) panels(correlated) PCSE Khi mục tiêu chính là kiểm định giả thuyết command = xtpcse options = corr(ar1) Nguồn: tác giả tổng hợp - Sử dụng Random effects linear model with AR(1) disturbances. Việc lựa chọn công cụ ước lượng này do đặc điểm dữ liệu có N là 7 trong khi T là 46 nên xử lý khuyết tật về tương quan chuỗi (serial correlation) được tập trung hơn, trong khi các khuyết tật về phương sai sai số thay đổi (heteroskedasticity) và tương quan chéo (cross section correlation) có thể linh hoạt hơn.. 2.3.1.2. Trình tự thực hiện phân tích Trình tự thực hiện phân tích định lượng như sau: Bước 1. Lựa chọn mô hình Trước hết sử dụng kiểm định F làm căn cứ để lựa chọn giữa mô hình pools OLS và mô hình tác động cố định (fixed impact model) Tiếp tục sử dụng kiểm định Breusch-Pagan để lựa họn giữa mô hình pools OLS và mô hình tác động ngẫu nhiên (random impact model) Cuối cùng sử dụng kiểm định hausman để lựa chọn giữa mô hình tác động cố định và tác động cố định. Quy tắc lựa chọn như sau: Bảng 2.11: Quy tắc lựa chọn mô hình FE vs OLS Ho = µ1 = µ2 = = µ F Test RE vs OLS Ho = Var(µi) = 0 Breusch – Pagan Test Mô hình lựa chọn Ho không bị bác bỏ → Bỏ mô hình FE Ho không bị bác bỏ →Bỏ mô hình RE Mô hình Pooled OLS 82 Ho không bị bác bỏ →Bỏ mô hình FE Ho bị bác bỏ →Chọn mô hình RE Mô hình tác động ngẫu nhiên Ho bị bác bỏ →Chọn mô hình FE Ho không bị bác bỏ →Bỏ mô hình RE Mô hình tác tác động cố định Ho bị bác bỏ →Chọn mô hình FE Ho bị bác bỏ →Chọn mô hình RE Sử dụng hausman test để lựa chọn. →Nếu Ho (với giả thiết: các hệ số giữa RE và FE không khác biệt) bị bác bỏ, chọn FE →Nếu Ho không bị bác bỏ, chọn RE Nguồn: tác giả tổng hợp Kiểm tra tự tương quan của từng chuỗi thời gian bằng Kiểm định Levin-Lin- Chu unit-root test và Kiểm định Levin-Lin-Chu unit-root test. Việc kiểm tra này nhằm đảm bảo chuỗi thời gian có tính dừng. Bước 2. Kiểm tra các khuyết tật của mô hình lựa chọn Trước hết thực hiện các kiểm định để phát hiện các khuyết tật của mô hình gồm phương sai sai số thay đổi, tương quan chuỗi, tương quan giữa các sectional và đa cộng tuyến. Sau khi xác định các khuyết tật dựa trên đặc điểm dữ liệu, lựa chọn công cụ xử lý khuyết tật phù hợp Bước 3. Đánh giá kết quả mô hình thu được 2.3.2. Phân tích định tính 2.3.2.1. Lý do thực hiện và phương pháp thực hiện nghiên cứu định tính Các kết quả phân tích định lượng đạt được trong mô hình tại mục 3.1 đã góp phần khẳng định thêm lý do tại sao các NHTM Việt Nam ngày càng đẩy mạnh OFDI mặc dù kết quả hoạt động kinh doanh của các đơn vị tại thị trường nước ngoài vẫn còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên từ kết quả này vẫn còn nhiều vấn đề cần phải làm rõ hơn. Tiêu biểu như việc có phải thực sự các lợi ích về đa dạng hóa, lợi thế theo quy mô, lợi thế trong thu hút khách hàng đã có tác động. Hay việc chỉ tiêu OFDI của các NHTM 83 vẫn đang ở mức hạn chế có ảnh hưởng đến kết quả ước lượng. Hay kết quả về mối quan hệ thuận chiều giữa chỉ tiêu OFDI/DN với FP chỉ có ý nghĩa trong một phương pháp ước lượng, còn những phương pháp khác kết quả này lại không có ý nghĩa thống kê. Khi đó kết quả có thực sự tin cậy. Tất cả những câu hỏi này đòi hỏi cần thực hiện thêm những nghiên cứu định tính với phương pháp phỏng vấn chuyên gia để phần nào làm sáng tỏ hơn kết quả phân tính định lượng cũng như củng cố thêm mức độ tin cậy của kết quả định lượng. Không những vậy việc thực hiện nghiên cứu định tính còn được kỳ vọng giúp làm phong phú thêm kết quả nghiên cứu và gợi mở những vấn đề mới cho nghiên cứu khác. Do hạn chế về đi lại trong thời gian nghiên cứu cũng như tính bảo mật thông tin của các hoạt động OFDI của các ngân hàng, luận án đã rất cố gắng phỏng vấn được 4 chuyên gia. Mặc dù số lượng chuyên gia phỏng vấn không nhiều nhưng đều là những cá nhân có kinh nghiệm thực tế trong hoạt động kinh doanh tại thị trường nước ngoài và nắm những trọng trách quan trọng trong mảng hoạt động này. Bên cạnh đó vị trí của 4 chuyên gia khá đa dạng như là tổng giám đốc, giám đốc đơn vị kinh doanh của ngân hàng tại Campuchia, Myanmar; chuyên gia trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và cán bộ quản lý chuyên trách khối đơn vị kinh doanh tại thị trường nước ngoài của trụ sở chính ngân hàng mẹ. Những thông tin phỏng vấn được từ các chuyên gia ở nhiều vị trí khác nhau sẽ cho những kiến thức sâu sắc về vấn đề. 2.3.2.2. Danh mục câu hỏi phỏng vấn Với mục tiêu làm cụ thể thêm cho kết quả định lượng, các cuộc phỏng vấn xoay quanh 6 câu hỏi chính. Phỏng vấn được thiết kế theo dạng phi cấu trúc. Các câu hỏi được ra cho chuyên gia và ghi nhận ý kiến trả lời. Bên cạnh các câu hỏi chính, luận án tiếp tục đưa ra những câu hỏi đối chiếu để khẳng định cũng như làm rõ thêm ý kiến thu được từ cuộc phỏng vấn trước đó. Cụ thể 6 câu hỏi chính như sau: - Câu hỏi thứ nhất liên quan đến việc xác định những động lực của các ngân hàng khi thực hiện OFDI. Xác định được các động lực sẽ giúp xác định được động cơ thực sự của các ngân hàng ẩn sau hoạt động này. Luận án kỳ vọng sẽ tìm được những động lực liên quan đến các yếu tố về thu hút khách hàng, lợi thế theo quy mô, mở rộng thị trường, đa dạng hóa và cả động lực về gia tăng thu nhập, tìm kiếm thị trường mới Đây là những yếu tố liên quan đến đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng và cũng giúp khẳng định giả thuyết nghiên cứu và hướng nghiên cứu của luận án đang đi đúng hướng. 84 - Câu hỏi thứ hai là tiếp nối và cũng là kiểm tra lại câu hỏi thứ nhất với nội dung tập trung vào với những động lực như vậy thì những lợi ích mà các ngaan hàng đã thu được đến nay là gì và mức độ ra sao. Câu trả lời giúp xác định cơ chế tác động, kiểm chứng lại kết quả phân tích định lượng trong luận án. Luận án không kỳ vọng chuyên gia sẽ đưa ra được những con số định lượng cụ thể nhưng những tình huống, những đánh giá chuyên gia là những thông tin hữu ích cho việc khẳng định kết quả của luận án. - Câu hỏi thứ ba liên quan đến chi phí, những đánh đổi của các ngân hàng khi thực hiện OFDI. Câu hỏi được thực hiện dưới dạng những khó khăn vướng mắc trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng tại thị trường nước ngoài. So sánh câu hỏi thứ ba với thứ hai sẽ cho biết phần nào so sánh giữa lợi ích và chi phí trong hoạt động này. Mục tiêu của câu hỏi này cũng là cách để luận án kiểm tra lại kết quả mô hình định lượng đã đạt được. - Câu hỏi thứ tư tập trung vào đánh giá tác động của hoạt động OFDI trong tổng thể hoạt động ngân hàng. - Câu hỏi thứ năm liên quan những vấn đề mà các ngân hàng cần cải thiện để nâng cao mức độ tác động, lơi ích thu được. - Câu hỏi cuối cùng để kiểm tra lại kết quả mô hình định lượng. Mức độ tán đồng, ủng hộ của các chuyên gia ra sao với kết quả này. Kết quả có phù hợp với thực tế hay phi lý. 2.4. Kết luận chương 2 Để trả lời câu hỏi nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu đề ra, Chương 2 của luận án đã đề xuất phương pháp nghiên cứu. Trong đó tại chương 2, luận án đã xây dựng 5 mô hình nghiên cứu định lượng gồm: (1) kiểm định mối quan hệ giữa mức độ OFDI và hiệu quả hoạt động; (2) kiểm định mối quan hệ giữa mức độ OFDI và hiệu quả tài chính; (3) kiểm định vai trò tác động của yếu tố sở hữu đối với mức độ OFDI và hiệu quả hoạt động, hiệu quả tài chính; (4) kiểm định vai trò tác động của yếu tố số lượng địa bàn hoạt động tại nước ngoài đối với mức độ OFDI và hiệu quả hoạt động, hiệu quả tài chính; (5) kiểm định vai trò tác động của yếu tố thời gian hoạt động OFDI tại nước ngoài đối với mức độ OFDI và hiệu quả hoạt động, hiệu quả tài chính. Các mô hình 3-4-5 được tách ra do các biến điều tiết yếu tố sở hữu là biến giả và biến số 85 lượng địa bàn là biến dạng thang đo. Nên việc tách ra các mô hình khác nhau sẽ thuận lợi hơn khi sử dụng các công cụ phân tích. Chương 2 trong luận án cũng trình bày cụ thể về phương pháp và kết quả đo các biến được sử dụng trong mô hình. Trong đó đặc biệt trình bày sâu về phương pháp và kết quả đo biến mức độ OFDI và biến hiệu quả hoạt động do 2 biến này không có dữ liệu trực tiếp. Phần cuối của Chương 2 trong luận án trình bày về các công cụ dự kiến sử dụng để phân tích định lượng và mô tả chi tiết trình tự các bước thực hiện. Bên cạnh đó để làm phong phú thêm cho kết quả phân tích định lượng, luận án cũng bổ sung thêm nội dung phân tích định tính với phương pháp được trình bày cụ thể. CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 3.1. Quá trình phát triển và đặc điểm hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các NHTM Việt Nam Lịch sử phát triển OFDI của các NHTM Việt nam cũng có thể chia thành 3 giai đoạn tương ứng. 86 Hình 3.1: Hoạt động OFDI trong ngành ngân hàng tài chính trong giai đoạn 2009-2019 của Việt Nam Nguồn: tổng cục thống kê Giai đoạn từ năm 1995 đến 2009 trong giai đoạn hoạt động OFDI của các NHTM Việt Nam rất hạn chế và đóng vai trò rất nhỏ trong so sánh với hoạt động kinh doanh trong nước. Giai đoạn 2 từ từ năm 2009 đến 2015, hoạt động OFDI của các NHTM Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ. Chỉ trong khoảng thời gian ngắn, số lượng các NHTM Việt Nam có hoạt động OFDI tăng từ 2 lên 6 ngân hàng là BIDV, Vietinbank, Agribank, Sacombank, MB Bank, SHBank. Số vốn đầu tư của các ngân hàng vào thị trường nước ngoài tăng từ khoảng 50 triệu USD năm 2008 lên đến gần 400 triệu USD năm 2015. Đặc biệt là bên cạnh vốn đầu tư, các ngân hàng còn thực hiện cho vay các đơn vị tại nước ngoài với con số lên đến gần 1 tỷ USD. Chính vì sự đột phá này nên trong lịch sử phát triển, mặc dù đã có dự án đầu tiên từ năm 1995, nhưng hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các ngân hàng thương mại Việt Nam chỉ được thực sự được tính từ năm 2009. Giai đoạn 3 từ năm 2015 đến cuối năm 2017, hoạt động lại có chiều hướng đi xuống. Mặc dù số lượng các ngân hàng tham gia vào OFDI không bị giảm sút nhưng quy mô đầu tư không tăng lên. Các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của các đơn vị tại thị trường nước ngoài được công bố cho thấy tình trạng yếu kém về chất lượng tài sản, thanh khoản hạn chế và kết quả kinh doanh đi xuống. Tại thị trường trong nước, các ngân hàng đã có OFDI điều chỉnh lại chiến lược kinh doanh tại thị trường nước ngoài theo hướng thu gọn hơn. Các khoản đầu tư cho thị trường nước ngoài được 0 5 10 15 20 25 30 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1.000 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 D ự án Tỷ U SD Vốn đăng ký Số dự án 87 tính toán lại và các quyết định về định hướng phát triển trong tương lai được bàn bạc. Điều thú vị là từ đầu năm 2018 đến nay, hoạt động OFDI của các NHTM Việt Nam lại tăng trưởng trở lại với sự tham gia của một số NHTM lớn chưa có hoạt động OFDI trước đây. Ví dụ gần đây là Vietcombank giúp nâng tổng số ngân hàng có OFDI lên 7 ngân hàng. Một số NHTM khác cũng đang dự kiến tiếp tục tăng vốn để cơ cấu lại hoạt động tại thị trường nước ngoài. Trong quá trình phát triển hoạt động OFDI của các NHTM Việt Nam, mỗi NHTM có những lựa chọn định hướng khác nhau về phương pháp thâm nhập, hình thức hiện diện, lựa chọn địa điểm, đối tượng khách hàng mục tiêu. Tuy nhiên quá trình phát triển OFDI của các NHTM mang đặc điểm của mô hình upsala khá rõ nét thể hiện ở một số điểm cơ bản như sau: Một là hình thức đầu tư của các ngân hàng khi tham gia vào thị trước nước ngoài theo hướng tăng dần theo mức độ am hiểu thị trường: theo đó các ngân hàng Việt Nam thường sẽ thành lập văn phòng đại diện trước tiên, sau đó thành lập chi nhánh và cuối cùng là thành lập ngân hàng con 100% vốn. Hình thức thành lập liên doanh khá hạn chế và chỉ được lựa chọn khi luật pháp nước sở tại chưa cho phép thành lập lập ngân hàng 100% vốn. Hai là, đa số các NHTM Việt Nam lựa chọn thị trường nước ngoài là những quốc gia thuộc khu vực lân cận, có trình độ phát triển thị trường ngân hàng thấp hơn Việt Nam, và đặc biệt là các quốc gia có quan hệ đặc biệt với Việt nam: Cụ thể các quốc gia được ngân hàng Việt Nam lựa chọn đầu tư nhiều nhất là Lào và Campuchia. Nguyên nhân do 2 quốc gia này có chung đường biên giới với Việt Nam. Đồng thời, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với hai quốc gia này là rất lớn nên sự có mặt của NHTM Việt Nam có thể hỗ trợ và phục vụ cho các doanh nghiệp Việt Nam tại các thị trường này trong quá trình trình thanh toán, kinh doanh ngoại tệ, cũng như các vấn đề liên quan đến vốn. Ba là các ngân hàng thường thực hiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài theo chiến lược củng cố vững chắc tại một thị trường, một quốc gia trước, sau đó mới nhân rộng hoạt động kinh doanh sang các thị trường khác, quốc gia khác. Điển hình là trường hợp BIDV với chiến lược mở rộng thị trường sang nước ngoài đã liên tục mở các văn phòng đại diện từ năm 2009: Campuchia (2009), Myanmar (2010), Séc (2012), Đài Loan (2015), Nga (2015). Đồng thời tại một thị trường cụ thể, BIDV thường sẽ thành 88 lập ngân hàng trước, sau đó sẽ dần mở rộng thành lập công ty bảo hiểm, công ty chứng khoản, công ty tài chính phù hợp với từng thị trường. Bốn là chiến lược OFDI của các NHTM Việt Nam nhắm tới khách hàng là các Việt kiều, nhân viên Việt Nam đang làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp nhỏ và vừa tại nước ngoài, các tầng lớp dân cư có nhu cầu giao thương với Việt Nam. Đây là đối tượng khách hàng tiềm năng lớn đối với các NHTM. 3.2. Hiện trạng hệ thống hiện diện tại nước ngoài của các NHTM Việt Nam Đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có 7 ngân hàng có hoạt động OFDI. Tuy nhiên trên thực tế chỉ có 5 ngân hàng có hoạt động mạnh nhất và tập trung vào 3 thị trường trọng điểm. Cụ thể như sau: Bảng 3.1: Địa bàn và hình thức đầu tư các NHTM Việt Nam tại nước ngoài STT Ngân hàng Năm Địa bàn Hình thức đầu tư 1 Vietcombank 1978 Hongkong Công ty con (công ty tài chính Vinafico- Hongkong) 1997 Singapore Văn phòng đại diện 2018 Mỹ Lào Văn phòng đại diện Ngân hàng con 100% vốn 2 BIDV 1999 Lào Văn phòng đại diện Công ty liên doanh bảo hiểm Lào Việt (2008) Ngân hàng Lào Việt (1999) 100% vốn 2008 HongKong Công ty con (công ty TNHH BIDV Quốc tế tại HongKong) 1 USD 2009 Campuchia Văn phòng đại diện Ngân hàng 100% vốn (Ngân hàng Đầu tư và phát triển Campuchia – 2010) Công ty bảo hiểm Campuchia Việt Nam (2009) Công ty cổ phần chứng khoán Campuchia – Việt Nam (2011) 2010 Myanmar Văn phòng đại diện Chi nhánh (2016) Công ty đầu tư tài chính 2012 Séc Văn phòng đại diện Công ty cổ phần tài chính châu âu (2010) 2015 Đài Loan Văn phòng đại diện 89 STT Ngân hàng Năm Địa bàn Hình thức đầu tư 2015 Nga Văn phòng đại diện 3 Sacombank 2008 Lào Văn phòng đại diện Chi nhánh 2009 Campuchia Văn phòng đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_tac_dong_cua_dau_tu_truc_tiep_ra_nuoc_ngoai_den_hieu.pdf
  • docxLA_NguyenDinhDung_E.docx
  • pdfLA_NguyenDinhDung_Sum.pdf
  • pdfLA_NguyenDinhDung_TT.pdf
  • docxLA_NguyenDinhDung_V.docx
Tài liệu liên quan