LỜI CAM ĐOAN .i
LỜI CẢM ƠN . ii
MỤC LỤC . iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT . vii
DANH MỤC CÁC BẢNG . viii
DANH MỤC CÁC HÌNH .ix
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .1
1.1. Lý do chọn đề tài . 1
1.3. Câu hỏi nghiên cứu . 4
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 5
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu. 5
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu . 5
1.5. Kết cấu của Luận án . 5
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .6
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN tác động của
KIỂM SOÁT NỘI BỘ tới HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP . 7
2.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án . 7
2.1.1. Các công trình nghiên cứu tác động của kiểm soát nội bộ tới hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp phản ánh qua các chỉ tiêu tài chính. . 8
2.1.2. Các công trình nghiên cứu tác động của kiểm soát nội bộ tới hiệu quả hoạt
động doanh nghiệp phản ánh qua các chỉ tiêu phi tài chính. . 15
2.1.3 Khoảng trống nghiên cứu và định hướng nghiên cứu của tác giả. 16
2.2. Cơ sở lý thuyết .17
2.2.1. Lý thuyết đại diện (Agency Theory) . 17
2.2.2. Lý thuyết đối phó ngẫu nhiên (Contingency Theory) . 19
2.2.3. Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder Theory) . 21
2.3. Lý luận chung về kiểm soát nội bộ và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp . 23
2.3.1. Những vấn đề cơ bản về kiểm soát nội bộ. 23
2.3.2. Hiệu quả hoạt động và hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động . 32
2.3.3 Mối quan hệ giữa kiểm soát nội bộ và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp . 39
2.4. Đặc điểm của doanh nghiệp chế biến thực phẩm ảnh hưởng đến kiểm soát
nội bộ. . 44
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 . 48
227 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 337 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tác động của kiểm soát nội bộ tới hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hính sách về hệ thống kiểm soát
phòng ngừa rủi ro; Ban điều hành xây dựng cơ cấu thông qua chức năng kiểm toán
nội bộ để thực hiện cơ chế kiểm soát phát hiện. Tuy nhiên, trong thực tế nhiệm vụ
của Ban kiểm soát liên quan đến chất lượng báo cáo tài chính tại các công ty CBTP
niêm yết khá mờ nhạt. Các báo cáo của Ban kiểm soát ở các kỳ Đại hội cổ đông
thường niên của các công ty niêm yết, đặc biệt phần báo cáo tài chính, thì số liệu
Ban kiểm soát hoàn toàn giống như số liệu của Ban điều hành và không có những
đánh giá về KSNB cũng như đề nghị trong việc cải tiến hệ thống này.
Kiểm soát hoạt động lưu kho
Đối với các doanh nghiệp sản xuất thì công tác quản lý kho hàng hóa, vật tư,
nguyên vật liệu rất quan trọng. Việc quản trị kho hàng hiệu quả sẽ giúp doanh
nghiệp giảm lãng phí, thất thoát hàng hóa, tăng hiệu quả sử dụng vốn cũng như
giảm lượng tồn kho. Qua khảo sát, 73,1% các công ty cho rằng đơn vị có định mức
dự trữ hàng tồn kho: có định mức chung, tối đa và tối thiểu. Định mức tối thiểu về
số lượng hàng trong kho (kết quả khảo sát: 2,4%) có nghĩa là doanh nghiệp sẽ phải
bổ sung hàng để mức tồn kho không bao giờ được thấp hơn mức quy định đó, còn
định mức tối đa (kết quả khảo sát: 87,8%), đơn vị sẽ phải kiểm soát lượng hàng tồn
luôn luôn thấp hơn con số đó. Theo thống kê của Hiệp hội Mía đường Việt Nam
vào ngày 15/3/2018, tồn kho của các doanh nghiệp trong hiệp hội đang rất cao, ước
tính trên 70%. Tổng sản lượng sản xuất đường ở thời điểm đầu năm đạt 750 nghìn
tấn, nhưng tồn kho lên đến 530 nghìn tấn. Nguyên nhân gây ra tình trạng trên là do
thị trường mía đường nước ta đang bị tác động mạnh bởi đường Thái Lan và đặc
biệt là tình trạng nhập lậu diễn ra ngày càng gay gắt. Tuy nhiên, các doanh nghiệp
mía đường niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam như TTC Biên Hoà,
Công ty Mía đường Lam Sơn, Sơn La, KonTum đều cho thấy có sự quản lý hàng
tồn kho nên mức hàng tồn kho năm 2018 đều giảm so với năm trước.
Bên cạnh đó, vấn đề kiểm kê hàng tồn kho cũng được các doanh nghiệp thực hiện
đầy đủ: 39/41 doanh nghiệp (95,1%) có thực hiện kiểm kê định kỳ, trong đó 2/39 doanh
nghiệp (4,8%) thực hiện kiểm kê 1 năm/lần, còn lại 37 doanh nghiệp thực hiện 6
tháng/lần. Việc kiểm kê nếu không được thực hiện tốt có thể dẫn tới việc hàng hóa/
nguyên vật liệu tồn kho lâu ngày, bị hỏng hóc, hao mòn hoặc không sử dụng được tiếp
buộc phải tiêu hủy. Điều này sẽ dẫn tới những tổn thất lớn cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, đối với ngành hàng thực phẩm đông lạnh trong chế biến thuỷ sản hệ
thống kho lạnh là hết sức quan trọng, góp phần đảm bảo chất lượng hàng hoá. Gần đây
các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đã có những động thái xây dựng, mở rộng, nâng
92
cấp thêm các kho lạnh; hầu hết các đơn vị trả lời đều có quy định về cách thức bảo
quản hàng trong kho, 95,1% các doanh nghiệp đánh giá điều kiện bảo quản hàng trong
kho ở mức bình thường.
Kiểm soát hoạt động cung ứng
Nguồn nguyên liệu chủ yếu của các doanh nghiệp CBTP là các mặt hàng nông
sản như tôm, cá, thịt, mía, sữa, do đó các biến động liên quan đến nguyên liệu đầu
vào đều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty như: thời tiết, môi
trường nuôi trồng, nguồn nước, chất lượng con giống, công nghệ nuôi, thức ăn, dịch
bệnh.. Đối với ngành dầu ăn, bánh kẹo, nguồn nguyên liệu sản xuất phụ thuộc lớn
vào nguồn nhập khẩu từ nước ngoài. Việc phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu khiến
ngành dầu và bánh kẹo dễ chịu ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài như biến động giá
dầu thế giới, tỷ giá hay những cú sốc về nguồn hàng cung cấp.
Để đảm bảo đủ nguồn nguyên liệu cho sản xuất với chi phí hợp lý, các công ty
luôn chú trọng đến việc kiểm soát quy trình mua hàng, liên kết, phối hợp chặt chẽ với
nguồn nuôi để đảm bảo nguồn dự trữ và tồn kho hợp lý, đồng thời với một số doanh
nghiệp lớp như Hùng Vương, Vĩnh Hoàn, Sao Ta, TTC Biên Hoà, Vinamilk,... đều tự
triển khai phát triển vùng nuôi để chủ động một phần nguồn nguyên liệu cho sản xuất.
Nội dung kiểm soát hoạt động cung ứng (mua hàng) của các doanh nghiệp CBTP
hướng đến các công việc liên quan theo trình tự từ khi xác định nhu cầu mua, lập kế
hoạch mua, phê duyệt nhu cầu mua, đặt hàng, thực hiện mua, kiểm tra và nhận hàng.
Qua kết quả khảo sát, đa số tại các doanh nghiệp CBTP, phòng Kinh doanh của công
ty có nhiệm vụ thu thập thông tin phục vụ đánh giá nhà cung cấp trên các khía cạnh:
năng lực cung cấp, quy mô, chất lượng nguyên liệu, trình độ công nghệ, tiến độ giao
hàng, giá bán, Từ đó, phòng kinh doanh lập danh sách các nhà cung cấp nguyên vật
liệu trình Ban giám đốc phê duyệt. Định kỳ, phòng kinh doanh cũng tiến hành xem xét
và đánh giá lại các nhà cung cấp để đảm bảo các yêu cầu cho nguồn nguyên liệu đầu
vào. Phòng kỹ thuật và bộ phận kiểm soát chất lượng chịu trách nhiệm xác nhận hàng
mua. Theo kết quả khảo sát, 70,7% doanh nghiệp cho biết tại đơn vị có bộ phận chịu
trách nhiệm đánh giá chất lượng nguyên liệu đầu vào, bộ phận kiểm nhận hàng mua về
độc lập với bộ phận cung ứng, bộ phận kế toán và bộ phận kho. Đồng thời, 97,5% các
đơn vị cũng khẳng định các nghiệp vụ mua hàng đều được phê chuẩn trước khi thực
hiện. Tuy nhiên những năm gần đây, việc đảm bảo nguồn cung ổn định, đảm bảo cho
các doanh nghiệp CBTP vẫn còn nhiều bất cập: Tại Công ty cổ phần Chế biến thủy sản
Xuất khẩu Ngô Quyền nguồn nguyên liệu cung cấp cho sản xuất thường thiếu và
không ổn định, tại Công ty cổ phần Thủy sản Mekong, Công ty cổ phần Xuất nhập
93
khẩu Thủy sản Cửu Long An Giang,vấn đề dịch bệnh, nhiễm thuốc kháng sinh, cá
không đạt chuẩn chế biến làm đình đốn sản xuất, nhà máy làm việc chỉ khoảng dưới
công suất và gây mất sự tin tưởng của khách hàng.
Kiểm soát tiêu thụ - thanh toán
Hiện nay các doanh nghiệp CBTP niêm yết đang thực hiện tiêu thụ dưới hình thức
bán hàng nội địa và bán hàng xuất khẩu. Đối với lĩnh vực chế biến thuỷ sản, theo VASEP,
hiện nay sản lượng thủy sản của Việt Nam mỗi năm đạt khoảng trên 6 triệu tấn. Trong đó,
2/3 sản lượng dành cho xuất khẩu, số còn lại dành cho thị trường trong nước. Với ngành
sữa, trong năm 2018, Công ty Vinamilk đã xuất hàng đến 40 quốc gia khác nhau thông
qua 70 khách hàng. Hay trong ngành bánh kẹo, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2018
của Bibibca đạt 3.800.000 USD bằng 123% so với năm 2017, Có thể khẳng định, với
các doanh nghiệp CBTP niêm yết thì thị trường xuất khẩu là thị trường chính, đem lại
doanh thu chủ yếu cho doanh nghiệp. 6 tháng đầu năm 2019, nhóm hàng nông sản chủ lực
xuất khẩu đạt 12,3 tỉ USD, trong đó có 5 mặt hàng có kim ngạch từ 3 tỉ USD trở lên như
thủy sản, rau quả, cà phê, hạt điều và gạo (Cơ hội lớn, thách thức không nhỏ cho ngành
lương thực thực phẩm VN, 2019). Chính vì chủ yếu hoạt động tiêu thụ là xuất khẩu nên
các doanh nghiệp CBTP cần kiểm soát tốt khâu tiêu thụ và thanh toán quốc tế.
Các doanh nghiệp CBTP vẫn còn gặp nhiều khó khăn tại nhiều thị trường xuất
khẩu lớn với sự cạnh tranh mạnh mẽ về giá, rào cản thương mại. Xuất khẩu nhiều mặt
hàng nông sản, thủy sản giảm do giá đã làm giảm kim ngạch xuất khẩu 1,22 tỷ USD. Có
tới 6/9 mặt hàng xuất khẩu chính trong nhóm hàng nông sản, thủy sản có kim ngạch xuất
khẩu giảm gồm: thủy sản, rau quả, hạt điều, gạo, cà phê, và sắn. Tình trạng cung vượt cầu,
tồn kho ngày càng lớn, kéo giá xuất khẩu giảm. Thêm vào đó, chủ nghĩa bảo hộ diễn biến
ngày càng rõ ràng, phức tạp hơn, tác động của cuộc xung đột thương mại Mỹ - Trung tới
xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và cả một số thị trường khác (Phan Trang, 2019).
Như công ty Cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An, khi giá điều thế giới giảm mạnh
đầu năm 2018, công ty đã phải chủ động giảm công suất sản xuất, chỉ duy trì sản xuất
mức thấp nhất, đồng thời trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp CBTP Việt Nam còn đối mặt với rủi ro từ rào cản
về thương mại và kỹ thuật ở các nước nhập khẩu. Về các rào cản thương mại, các doanh
nghiệp thủy sản Việt Nam thường xuyên bị đánh thuế chống bán phá giá cao từ thị
trường Mỹ đã gây tổn thất khá lớn cho tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài
Công ty cổ phần Sao ta hưởng thuế 0% thì các doanh nghiệp còn lại đều bị Bộ Thương
Mại Mỹ (DOC) áp thuế cho các lô hàng tôm đông lạnh nhập khẩu vào thị trường này.
Với mức thuế chống bán phá giá mà DOC áp dụng sản phẩm tôm của Việt Nam sẽ chịu
94
mức thuế cao gấp 2-3 lần so với tôm Thái Lan, Ấn Độ. Đây sẽ là bất lợi và tác động
không nhỏ đến hoạt động chế biến và xuất khẩu tôm của các doanh nghiệp vào Mỹ.
Việc ngăn ngừa ảnh hưởng từ các rào cản thương mại này đòi hỏi các doanh nghiệp
CBTP Việt Nam cần có sự kiểm soát tốt, tự nâng cao khả năng cạnh tranh để kịp thời
ứng phó với những tranh chấp có thể phát sinh trong thương mại quốc tế. Như bản
thân Công ty Thủy sản Sao Ta (FMC) đã cùng các hãng luật tư vấn của mình cố gắng
trong việc cung cấp hoàn chỉnh, chính xác tất cả các số liệu trong sản xuất, kinh doanh.
Hiện nay việc sử dụng chứng từ sổ sách và quy trình hạch toán kế toán của hầu hết các
doanh nghiệp còn nhiều điều chưa hợp lý, chưa phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Qua
các vụ kiện chống bán phá giá đã cho thấy chứng từ số liệu kế toán của doanh nghiệp
chưa rõ ràng minh bạch, làm cho cơ quan điều tra không chấp nhận những chi phí đó,
đã dẫn đến việc khó khăn và bất lợi trong việc điều tra biên độ phá giá của doanh
nghiệp.
Về hoạt động thanh toán quốc tế, rủi ro lớn nhất mà doanh nghiệp CBTP Việt
Nam có thể mắc phải là điều khoản hợp đồng không chặt chẽ, nguồn thông tin về
thương nhân nước ngoài, doanh nghiệp khá chủ quan, không điều tra cặn kẽ. Tuy
nhiên, hiện nay, theo khảo sát tại các doanh nghiệp CBTP Việt Nam còn một số ít
công ty (4/37 doanh nghiệp trả lời khảo sát) chưa bố trí riêng bộ phận chịu trách nhiệm
làm các thủ tục hải quan, nên vấn đề kiểm soát thanh toán chưa hoàn toàn chặt chẽ.
Đồng thời, trước khi xuất hàng vấn đề tìm hiểu kỹ thị trường, kiểm tra đánh giá, xếp
hạng rủi ro tín dụng, kinh doanh của phía đối tác nước ngoài rất quan trọng, 34/37
doanh nghiệp trả lời cho biết đơn vị có tiến hành tìm hiểu đối tác nước ngoài. Tuy
nhiên, các kênh thu thập thông tin còn khá hạn chế, ít công ty tìm hiểu thông qua các
nguồn tin công khai hay tiến hành mua dịch vụ thẩm tra từ các đơn vị có uy tín, như
Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam CIC (Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam), hay qua kênh của Hiệp hội tại các nước nhập khẩu, cơ quan đại diện ngoại giao,
thương vụ và chi nhánh thương vụ tại nước nhập khẩu.
Bên cạnh đó, việc tiêu thụ trong nước của các doanh nghiệp CBTP cũng gặp
rất nhiều khó khăn, đặc biệt là sự cạnh trạnh với hàng ngoại nhập, thay thế. Cùng
với việc gia nhập thị trường chung ASEAN, thuế nhập khẩu của ngành hàng bánh
kẹo bằng 0, thêm vào đó là tâm lý chuộng hàng ngoài của người Việt. Khoảng 25-
30% thị phần bánh kẹo phân khúc biếu tặng nằm trong tay các doanh nghiệp nước
ngoài. Gần đây, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 23/2019/TT-BTC quy
định việc không áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường có xuất xứ từ các
nước ASEAN, có hiệu lực từ ngày 1/1/2020. Điều này đồng nghĩa với việc, đường
95
nhập từ ASEAN có thể ồ ạt tràn vào Việt Nam, gây thêm áp lực cạnh tranh không
nhỏ cho ngành mía đường nội địa.
Chính vì những khó khăn trong tiêu thụ nội địa mà các doanh nghiệp CBTP trong
những năm qua liên tục có những kế hoạch và đầu tư nghiên cứu ứng dụng quy trình
công nghệ hiện đại để cho ra đời những sản phẩm mới phù hợp với văn hóa của người
Việt. Đặc biệt, các doanh nghiệp quan tâm đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, đổi
mới bao bì và đầu tư xây dựng hệ thống phân phối rộng khắp, đảm bảo tính tiện lợi, dễ
tìm mua cho người tiêu dùng, cũng như chú trọng đến công tác truyền thông quảng bá.
Như tại Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà, trong năm 2018 công ty xác định chuyển đổi
cơ cấu sản phẩm theo hướng giảm sản lượng của các dòng sản phẩm thông thường lợi
nhuận thấp để tập trung phát triển các dòng sản phẩm cao cấp đặc biệt là dòng sản phẩm
bánh, kẹo cao cấp để nâng cao thị phần; Đầu tư thiết bị sản xuất các sản phẩm mới trên
cơ sở nghiên cứu kỹ nhu cầu thị trường (Báo cáo thường niên công ty, 2018). Hay như
Công ty Cổ phần Vinacafe Biên Hoà đã tích hợp vào hệ thống phân phối rộng lớn của
Masan vừa giảm được chi phí vận chuyển vừa bao phủ và tiếp cận thị trường rất nhanh.
Đối với hình thức bán hàng nội địa, hình thức thanh toán thường bằng tiền mặt
hoặc thanh toán theo phương thức trả chậm. Vấn đề kiểm soát được đặt ra với hình
thức bán hàng trả chậm nhằm bảo vệ thất thoát tài sản của doanh nghiệp. Tại các
doanh nghiệp CBTP niêm yết, việc bán hàng trả chậm phải được sự đồng ý của nhà
quản lý. Một số doanh nghiệp thì việc bán chịu do giám đốc hoặc phó giám đốc kinh
doanh phụ trách, một số doanh nghiệp do trưởng phòng kinh doanh chịu trách nhiệm.
Theo kết quả khảo sát, 87,8% doanh nghiệp cho biết không có cán bộ kế toán chuyên
trách theo dõi chi tiết thanh toán đến từng khách hàng, kiểm soát về tổng số nợ, thời
hạn thanh toán. 65,8% doanh nghiệp cho biết đơn vị không quy định việc lập báo cáo
định kỳ bằng văn bản về tình hình phải thu – phải trả chi tiết đến từng khách hàng và
gửi cho nhà quản lý. Điều này cho thấy những hạn chế nhất định trong việc kiểm soát
thanh toán tại các doanh nghiệp CBTP niêm yết hiện nay.
4.2.4. Thực trạng hệ thống thông tin và truyền thông tại các doanh nghiệp
chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp
Thông tin đóng vai trò quan trọng trong KSNB của doanh nghiệp, trong đó hệ
thống thông tin kế toán là nội dung chủ yếu. Hệ thống này bao gồm: hệ thống chứng từ
kế toán, hệ thống tài khoản kế toán, hệ thống sổ sách và hệ thống báo cáo kế toán.
Các doanh nghiệp CBTP niêm yết đều đang áp dụng chế độ kế toán theo Thông
tư 200/2014/TT-BTC do Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014.
96
Vì vậy, việc vận dụng hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ sách và báo cáo kế toán đều
tuân thủ theo thông tư này.
- Về hệ thống chứng từ kế toán: Hệ thống chứng từ kế toán được áp dụng tại các
doanh nghiệp CBTP niêm yết như các chứng từ về tiền, chứng từ về tài sản cố định,
hàng tồn kho, tiền lương, bán hàng,. đáp ứng tốt nhu cầu cung cấp dữ liệu phục vụ
cho hoạt động kế toán của các doanh nghiệp. Ngoài hệ thống chứng từ mang tính bắt buộc
thì các doanh nghiệp còn sử dụng chứng từ theo hướng dẫn tùy thuộc vào hoạt động của
đơn vị như các chứng từ phục vụ cho hoạt động ngoại thương, chứng từ hải quan như tờ
khai hải quan, giấy phép xuất khẩu, chứng nhận hãng tàu đã nhận hàng, hóa đơn thương
mại, vận đơn, giấy chứng nhận xuất xứ hàng,.
- Về hệ thống tài khoản kế toán: Hiện nay các doanh nghiệp đang sử dụng hệ
thống tài khoản khá phù hợp: ngoài các tài khoản cấp 1 theo hướng dẫn, hệ thống tài
khoản đều được chi tiết thành các tài khoản cấp 2,3,4 cho phù hợp với đặc điểm sản
xuất kinh doanh của đơn vị.
- Về hình thức kế toán: Hình thức kế toán được áp dụng tại các doanh nghiệp
hiện nay khá đa dạng, nhưng chủ yếu các đơn vị sử dụng hình thức Nhật ký chung và
Chứng từ ghi sổ. Bên cạnh đó, hình thức kế toán máy đã được áp dụng tại tất cả các
đơn vị. Điều này giúp các doanh nghiệp nâng cao chất lượng cung cấp thông tin kế
toán và hạn chế được một phần sai sót so với hình thức thủ công.
- Về hệ thống báo cáo kế toán: Hiện nay các doanh nghiệp đều thực hiện đúng
các quy định của Nhà nước về trách nhiệm lập và nộp các báo cáo kế toán cho các cơ
quan chức năng. Hệ thống báo cáo quản trị cũng đã được thiết lập với nhiều hình thức
như văn bản, báo cáo trực tiếp, báo cáo qua điện thoại. 100% ý kiến khảo sát đã nhận
định những báo cáo định kỳ được cung cấp bới hệ thống kế toán có mang lại hiệu quả
trong việc cung cấp thông tin về tình hình tài chính của công ty. Tuy nhiên, trong điều
kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, việc lập báo cáo tài chính theo chuẩn quốc tế
IFRS chưa được thực hiện tại hầu hết các doanh nghiệp CBTP niêm yết ( trừ Vinamilk
và TTC Biên Hoà), nguồn nhân lực được đào tạo về IFRS cũng rất hạn chế.
Tình hình áp dụng công nghệ thông tin
Hiện nay, công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong quá
trình quản trị, điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Về cơ
bản, hiện nay tất cả các doanh nghiệp CBTP niêm yết đều đã thực hiện đầu tư cơ sở về
công nghệ thông tin như trang bị cơ bản về phần cứng, phần mềm và nhân lực. Các doanh
nghiệp đều trang bị máy tính, thiết lập mạng LAN, WAN, thiết lập kết nối Internet, môi
trường truyền thông giữa các văn phòng trong nội bộ hoặc giữa các đối tác; đào tạo cán bộ
97
nhân viên để sử dụng được các hạ tầng trên vào một số hoạt động tác nghiệp hoặc quản lý
của doanh nghiệp. Tuy nhiên việc sử dụng công nghệ thông tin một cách toàn diện để
nâng cao năng lực quản lý và sản xuất hiện nay chưa được nhiều doanh nghiệp đầu tư.
Việc triển khai các giải pháp đồng bộ nhằm thay đổi chất lượng quản lý nội tại, nâng cao
năng lực điều hành, tăng hiệu quả và tăng năng lực cạnh tranh như ERP hiện nay hầu như
mới chỉ được áp dụng tại một số ít doanh nghiệp như: Công ty cổ phần đồ hộp Hạ Long,
Công ty cổ phần chế biến thuỷ sản và xuất nhập khẩu Cà Mau, Công ty cổ phần Vĩnh
Hoàn, Công ty cổ phần Bibica, Công ty cổ phần Vinacafe Biên Hoà,...
ERP là: Enterprise Resource Planning – Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh
nghiệp, một hệ thống các phần mềm ứng dụng giúp cân đối các hoạt động sản xuất, phân
phối, tài chính và các hoạt dộng kinh doanh khác và là công cụ để tự động hóa và tổ hợp lại
các chức năng văn phòng như kế toán, quản lý nhân lực, tài chính và sản xuất của doanh
nghiệp. Hệ thống ERP làm việc sẽ liên kết tất cả các quy trình hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp trong một hệ thống phần mềm tích hợp trong đó các module chức
năng của doanh nghiệp liên kết, tương tác với nhau qua một hệ thống cơ sở dữ liệu chung.
Nó giúp doanh nghiệp quản lý tất cả các họat động sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả.
Bên cạnh đó, ngành CBTP trong đó đặc biệt là lĩnh vực chế biến thuỷ sản thường
phải đối mặt với nhiều rủi ro và sự không chắc chắn do chuỗi cung ứng phức tạp của mình
bởi mỗi sản phẩm hình thành từ rất nhiều lô hàng khác nhau. Nhiều doanh nghiệp trong
ngành đã hướng đến các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, ASC, HACCP, nhưng như
vậy vẫn chưa đủ nghiêm ngặt cho chuẩn mực chất lượng. Người tiêu dùng cần có sự minh
bạch hơn về quy trình, nguồn gốc sản phẩm, cần có thông tin truy xuất nguồn gốc tại tất
cả các khâu trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm (Lam Vân, 2019). Theo đó, nhà
nước đã ban hành Thông tư số 03/2011/TT – BNNPTNT quy định về việc truy xuất
nguồn gốc và thu hồi sản phẩm không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh
vực thủy sản. Việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm là một trong những chứng nhận bắt
buộc đối với thủy sản xuất khẩu sang EU. Việc truy xuất nguồn gốc sẽ giúp xác định
nguyên nhân của những trường hợp có vấn đề về an toàn phát sinh đối với thủy sản.
Trường hợp bị nhiễm khuẩn sản phẩm sẽ bị thu hồi. Do đó, truy xuất nguồn gốc sẽ đáp
ứng nguyện vọng của người tiêu dùng về an toàn và chất lượng thủy sản.
Các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản cũng phải cam kết chống khai thác IUU
bằng việc tuân thủ nguyên tắc chỉ thu mua hải sản từ những tàu đánh bắt có đầy đủ
giấy phép, nhật ký khai thác và chứng nhận của cảng cá. Đồng thời, các doanh nghiệp
phải thực hiện quản lý đồng bộ thông tin truy xuất nguồn gốc hải sản bằng phần mềm
cập nhật thông tin từ tàu cá đến cảng, doanh nghiệp thu mua.
98
Hiện nay tất cả các doanh nghiệp CBTP niêm yết đều khẳng định sản phẩm của
mình có khả năng truy xuất nguồn gốc. Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp hiện đang thực
hiện theo các cách thức khác nhau và chưa đồng bộ trong tất cả các giai đoạn. Một số
bước thì truy xuất theo theo phương pháp truyền thống, việc truy xuất nguồn gốc được
ghi chép, lưu trữ bằng giấy tờ sổ sách. Các bộ hồ sơ truy xuất nguồn gốc được quản lý
bằng mã số truy xuất nguồn gốc nội bộ của doanh nghiệp. Thông tin truy xuất được thực
hiện thông qua việc tổng hợp giấy tờ, rủi ro cao và thiếu minh bạch. Đây là phương
pháp làm thủ công gây nhiều khó chịu cho các doanh nghiệp do có quá nhiều hàng hóa
và có quá nhiều nguồn khác nhau. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp lớn thì đã tiến
hành việc truy xuất điện tử như Công ty cổ phần sữa Vinamilk, Công ty cổ phần Vĩnh
Hoàn, Công ty cổ phần thực phẩm Sao Ta - hệ thống này làm việc rõ ràng, theo dõi, truy
xuất và phân biệt giữa sản phẩm được chứng nhận và không được chứng nhận. Thông
qua quét mã QR trên điện thoại, khách hàng biết được thông tin chi tiết về sản phẩm. Ví
dụ như sản phẩm sữa của Vinamilk như sau: “sữa nguyên liệu được vắt vào ngày
20.2.2020; xuất xứ sản phẩm từ trang trại bò sữa ở thôn Lạc Trường, xã Tu Tra, huyện
Đơn Dương, Lâm Đồng; đàn bò ăn cỏ từ cánh đồng số 2.3 và ngô từ vụ thu đông; trang
trại này có 1.000 con bò, hoạt động từ tháng 3.2017; cùng ngày có 474 con bò được vắt
sữa, nguyên liệu giao vào lúc 5h50 chiều, vào lúc 2h45 sáng 21.2, sữa chuyển đến nhà
máy Vinamilk Trường Thọ (Thủ Đức, TP.HCM); sau khi kiểm nghiệm đạt chuẩn lúc 9h
sáng, lô sữa được tiệt trùng lúc 9h10 và hoàn thành đóng gói lúc 1h35 chiều cùng
ngày” Doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc quản lý hồ sơ, giấy tờ. Truy xuất
nguồn gốc hiệu quả là việc rất cần thiết mà các doanh nghiệp chế biến cần áp dụng để có
thể hướng tới các thị trường xuất khẩu mới. Tuy nhiên, hiện nay việc áp dụng truy xuất
này cũng chưa được áp dụng cho tất cả các sản phẩm của đơn vị, phần lớn mã QR lại chỉ
truy xuất được thông tin chứ không phải đầy đủ nguồn gốc sản phẩm như trên.
Thông tin và truyền thông tại đơn vị
Theo kết quả khảo sát tại các doanh nghiệp CBTP niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam, 95,1% doanh nghiệp nhận định các cấp quản lý tại đơn vị có thực hiện
báo cáo kịp thời các thông tin hữu ích cho cấp trên; 97,5% đơn vị cũng nhận định sự
truyền tải thông tin giữa các bộ phận trong công ty là thông suốt. Đặc biệt, khi đánh giá
về việc cung cấp thông tin tình hình tài chính của đơn vị thông qua những báo cáo định
kỳ của hệ thống kế toán, 100% các doanh nghiệp đều đánh giá ở mức hiệu quả. Tuy
nhiên chỉ có 17,1% ý kiến cho rằng sự truyền thông trong đơn vị đảm bảo các nhà quản
lý và nhân viên công ty nắm rõ các quy định, quy chế và quyết định của công ty. Như
vậy, việc truyền tải thông tin về các quy định tại các đơn vị có thể chưa hiệu quả.
99
100% ý kiến tại các đơn vị cho rằng công ty không áp dụng công khai đầy đủ các
kênh thông tin để nhân viên và các bên liên quan cung cấp các thông tin sai phạm,
nghi ngờ sai phạm và trao đổi các vấn đề đạo đức. Đồng thời, với quan điểm công ty
có khuyến khích việc cung cấp thông tin về sai phạm, nghi ngờ sai phạm và nhân viên
có cảm thấy yên tâm khi cung cấp thông tin không thì đều có tỷ lệ trả lời “không áp
dụng” là 92,7%; 82,9% ý kiến cũng đồng ý công ty không có những hướng dẫn cụ thể
cho nhân viên khi phát hiện hoặc nghi ngờ có những hành vi không đúng. Có thể thấy,
theo kết quả khảo sát thì có thể các kênh truyền thông, cách thức truyền thông hiện tại
của các đơn vị chưa hiệu qủa, các nhân viên còn e ngại, không cảm thấy thoải mái khi
cung cấp thông tin về vấn đề đạo đức và các hành vi không tuân thủ.
Đối với việc truyền thông bên ngoài, hiện tại chỉ mới có một số công ty có những
kênh truyền thông chuyên biệt như tại TTC Biên Hoà thường xuyên tổ chức các hội nghị,
hội thảo: Năm 2018, Công ty tổ chức hội nghị “Gặp gỡ Chuyên gia phân tích” từ các
công ty chứng khoán và Quỹ đầu tư nhằm cung cấp thông tin minh bạch, kịp thời ra thị
trường cho các Đối tác đầu tư với mục đích nâng cao hình ảnh của Công ty trên thị
trường tài chính. Công ty cũng lần đầu tiên phát hành Bản tin Nhà đầu tư Quý 4 niên độ
2017-2018 gồm hai phiên bản Anh - Việt, nhằm củng cố và cải tiến các kênh cung cấp
thông tin thường xuyên và liên tục cho cổ đông, nhà đầu tư trong và ngoài nước; đáp
ứng tiêu chuẩn cao hơn về minh bạch thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Còn lại hầu hết các doanh nghiệp CBTP đều duy trì các kênh truyền thông cơ bản như
thông qua Website, báo cáo thường niên, trả lời qua email, điện thoại.
4.2.5. Thực trạng giám sát tại các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Hoạt động giám sát giúp doanh nghiệp đảm bảo các yếu tố của KSNB được xây
dựng và vận hành hiệu quả, phù hợp. 40/41 doanh nghiệp (97,5%) đều cho biết đơn
vị có sự giám sát đối với các chính sách, quy trình và các hoạt động liên quan đến
KSNB (trừ công ty Chè Hiệp Khánh trả lời không). Tuy nhiên, việc giám sát đánh
giá rủi ro, điều chỉnh kiểm soát cho phù hợp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_tac_dong_cua_kiem_soat_noi_bo_toi_hieu_qua_hoat_dong.pdf