CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ MINH BẠCH THÔNG TIN TẠI
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC . 15
1.1. Lý luận chung về minh bạch thông tin doanh nghiệp.15
1.1.1. Khái niệm .15
1.1.1.1. Thông tin.15
1.1.1.2. Thông tin doanh nghiệp .16
1.1.1.3. Minh bạch thông tin .16
1.1.2. Phân loại thông tin doanh nghiệp.19
1.1.2.1. Theo nội dung của thông tin .19
1.2.2.2 Theo tính chất bắt buộc của thông tin.20
1.1.3. Vai trò của minh bạch thông tin trong nền kinh tế.21
1.1.3.1. Đối với doanh nghiệp.21
1.1.3.2. Đối với các bên liên quan của doanh nghiệp .22
1.1.3.3. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước và nền kinh tế quốc dân .23
1.2. Một số lý thuyết liên quan đến minh bạch thông tin.23
1.2.1. Lý thuyết thông tin bất cân xứng.23
1.2.2. Lý thuyết đại diện.26
1.2.3. Lý thuyết thông tin hữu ích .30
1.3. Lý luận chung về doanh nghiệp nhà nước và minh bạch thông tin tại
doanh nghiệp nhà nước .31
1.3.1. Khái niệm doanh nghiệp nhà nước.31
1.3.2. Vai trò của doanh nghiệp nhà nước.35
1.3.3. Mô hình quản lý vốn tại DNNN.36
1.3.4. Đặc điểm của minh bạch thông tin tại doanh nghiệp nhà nước .37
1.3.5 Nội dung của minh bạch thông tin tại doanh nghiệp nhà nước.40
1.3.5.1. Minh bạch thông tin bắt buộc .401.3.5.2. Minh bạch thông tin tự nguyện.41
1.3.6. Các tiêu chí đánh giá minh bạch thông tin tại doanh nghiệp nhà nước .46
1.3.6.1. Tính thích hợp.46
1.3.6.2. Tính tin cậy .46
1.3.6.3. Tính kịp thời.47
1.3.6.4. Khả năng tiếp cận dễ dàng và rộng rãi.47
1.3.6.5. Trách nhiệm của bên công bố thông tin.48
1.3.7. Các nhân tố tác động đến minh bạch thông tin tại doanh nghiệp nhà nước
.48
1.3.7.1. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp nhà nước .48
1.3.7.2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp nhà nước.52
1.4. Kinh nghiệm minh bạch thông tin tại doanh nghiệp nhà nước ở một số
quốc gia .58
1.4.1. Đặc điểm doanh nghiệp nhà nước ở Hàn Quốc và Malaysia .58
1.4.1.1. Đặc điểm doanh nghiệp nhà nước ở Hàn Quốc .58
1.4.1.2. Đặc điểm doanh nghiệp nhà nước ở Malaysia.58
1.4.2. Kinh nghiệm về minh bạch thông tin tại doanh nghiệp nhà nước của Hàn
Quốc và Malaysia.59
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1. 67
CHƯƠNG 2. 68
THỰC TRẠNG MINH BẠCH THÔNG TIN TẠI DOANH NGHIỆP NHÀ
NƯỚC Ở VIỆT NAM . 68
2.1. Khái quát về doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam .68
2.1.1. Vị trí, vai trò của DNNN tại Việt Nam .68
2.1.2. Quá trình đổi mới doanh nghiệp Nhà nước.682.1.3. Số lượng doanh nghiệp nhà nước.69
2.1.4. Số lượng người lao động làm việc tại các doanh nghiệp nhà nước .72
2.1.5. Giá trị tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn tại các DNNN.72
2.1.6. Mô hình tổ chức doanh nghiệp nhà nước.73
2.1.7. Mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước.75
2.1.8 Kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam
.77
2.1.8.1 Kết quả hoạt động kinh doanh chung .77
2.1.8.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của DNNN do Nhà nước sở hữu 100%
vốn.79
2.1.8.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của DNNN cổ phần hóa niêm yết.80
2.1.9. Đánh giá chung về doanh nghiệp nhà nước Việt Nam.81
2.2. Thực trạng quy định pháp luật về minh bạch thông tin tại DNNN.82
2.2.1. Quy định đối với DNNN do Nhà nước sở hữu 100% vốn .82
2.2.1.1. Nghị định số 81/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 9 năm 2015 về công bố
thông tin doanh nghiệp nhà nước.82
2.2.1.2 Các quy định khác có liên quan .85
2.2.2. Quy định đối với doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước từ 50% trở lên
và dưới 100%.86
2.2.2.1 Luật Doanh nghiệp 2014.86
2.2.2.2. Luật Chứng khoán năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Chứng khoán năm 2010 .86
2.2.2.3. Thông tư số 155/2015/TT-BTC (Thông tư 155) hướng dẫn công bố
thông tin trên thị trường chứng khoán .86
2.2.2.4. Thông tư 121/2012/TT-BTC ngày 26/7/2012 của Bộ Tài chính quy
định về quản trị công ty áp dụng cho các công ty đại chúng.872.2.2.5. Các quy định về xử phạt vi phạm quy định công bố thông tin.88
2.2.3. Đánh giá về quy định pháp luật liên quan đến minh bạch thông tin tại
doanh nghiệp nhà nước .91
2.3. Thực trạng minh bạch thông tin tại Doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam
.91
2.3.1. Minh bạch thông tin bắt buộc.91
2.3.1.1. Đối với DNNN không niêm yết.92
2.3.1.2. Đối với DNNN niêm yết trên thị trường chứng khoán.101
2.3.2. Minh bạch thông tin tự nguyện .103
2.3.2.1. Đối với DNNN không niêm yết.103
2.3.2.2. Đối với DNNN niêm yết trên TTCK .104
2.4. Phân tích các nhân tố tài chính ảnh hưởng đến minh bạch thông tin tại
DNNN.105
2.4.1. Xây dựng mô hình.105
2.4.2. Mô tả thống kê và tương quan.108
2.4.3. Kết quả hồi quy .110
2.5. Đánh giá về tình hình minh bạch thông tin tại DNNN.112
2.5.1. Kết quả đạt được .112
2.5.2. Hạn chế.113
2.5.3. Một số nguyên nhân của hạn chế .115
2.5.3.1. Nguyên nhân từ DNNN .115
2.5.3.2. Nguyên nhân bên ngoài DNNN.117
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2. 119
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG MINH BẠCH THÔNG TIN TẠI
CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM. 1203.1. Định hướng thực hiện minh bạch thông tin của DNNN ở Việt Nam thời
gian tới .120
3.2. Các giải pháp tăng cường minh bạch thông tin đối với DNNN Việt Nam
.125
3.2.1. Tăng cường hiệu quả kinh doanh của các DNNN.126
3.2.2. Hoàn thiện hệ thống quản trị công ty .127
3.2.3. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của nhà quản lý DNNN đối với minh
bạch thông tin .129
3.2.4. Xây dựng Bộ quy tắc ứng xử và đạo đức trong Doanh nghiệp Nhà nước
.130
3.2.5. Phát triển hệ thống thông tin trong doanh nghiệp .131
3.2.6 Chú trọng đến minh bạch thông tin phát triển bền vững của DNNN.134
3.3. Kiến nghị đối với cơ quan đại diện sở hữu.135
3.3.1. Xây dựng và triển khai báo cáo tích hợp của DNNN theo thông lệ quốc tế
.135
3.3.2. Xây dựng một bộ công cụ giám sát hoạt động DNNN theo thông lệ tốt
trên thế giới.136
3.3.3. Xây dựng hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin để vận hành chức năng
đại diện chủ sở hữu của cơ quan đại diện chủ sở hữu.137
3.3.4. Áp dụng bộ quy tắc về quản trị công ty dành cho DNNN .138
3.4. Kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước và các bên liên quan khác
.139
3.4.1. Đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa, giảm sở hữu Nhà nước, xóa bỏ ưu đãi
cho DNNN.139
3.4.2. Đổi mới mô hình quản lý DNNN.140
3.4.3. Cải thiện khung pháp luật đối với công bố thông tin DNNN .1413.4.3.1. Thống nhất các quy định về công bố thông tin DNNN .141
3.4.3.2. Cụ thể hóa các quy định về xử phạt vi phạm công bố thông tin.142
3.4.4. Các kiến nghị khác .143
3.4.4.1. Làm rõ cơ chế giám sát đối với cơ quan đại diện chủ sở hữu .143
3.4.4.2. Tiến tới áp dụng các chuẩn mực kế toán và kiểm toán quốc tế cho
DNNN .143
3.4.4.3. Nâng cao khả năng truy trách nhiệm giải trình của nhà nước từ phía
người dân .144
3.4.4.4. Tăng cường vai trò của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập.145
3.4.4.5. Tăng cường vai trò của các cơ quan truyền thông, cơ quan nghiên
cứu, người dân trong việc giám sát minh bạch thông tin tại DNNN .145
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3. 146
KẾT LUẬN . 147
TÀI LIỆU THAM KHẢO .
PHỤ LỤC 1.
PHỤ LỤC 2.
PHỤ LỤC 3.
176 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 499 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tăng cường minh bạch thông tin tại các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam - Nguyễn Thị Hải Vân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhiệm và Bộ
trưởng Bộ Tài chính và Chiến lược làm trưởng ban. Nhiều Thứ trưởng tại các Bộ
chủ quản có DNNN trực thuộc được bổ nhiệm làm thành viên của Ban, nhưng trên
một nửa số thành viên là các chuyên gia khu vực tư nhân. Bộ Tài chính và Chiến
lược đóng vai trò làm ban thư ký cho Ban. Cho dù Ban có vai trò giám sát, các Bộ
chủ quản vẫn giữ quyền bổ nhiệm Giám đốc điều hành (CEO) (ngoại trừ các DNNN
lớn có tầm quan trọng về kinh tế, thì Giám đốc điều hành do Tổng thống bổ nhiệm).
Các giám đốc bên ngoài do Ban chỉ đạo bổ nhiệm.
Mô hình thực hiện tập trung chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước vào
một tổ chức đầu tư kinh doanh vốn nhà nước hoạt động dưới hình thức doanh
nghiệp đang dần trở thành xu thế, ngày càng được nhiều các quốc gia lựa chọn do
có nhiều ưu điểm và phù hợp hơn về quản trị doanh nghiệp hiện đại so với các mô
hình khác. Những doanh nghiệp này có tư cách pháp lý độc lập và có bộ máy quản
trị riêng. Những doanh nghiệp này có thể coi là một dạng quỹ đầu tư chính phủ
(SWF), là một pháp nhân hoặc một quỹ đầu tư do chính phủ sở hữu, thường có
nguồn tiền là thặng dư cán cân thanh toán, hoạt động ngoại tệ nhà nước, tiền thu từ
67
cổ phần hóa/tư nhân hóa, thặng dư tài khóa hoặc thu từ xuất khẩu tài nguyên (không
tính dự trữ ngoại hối của các ngân hàng trung ương). Trên thế giới, hai tên tuổi
được nhắc đến nhiều nhất với hình thức này là Tập đoàn Temasek (Singapore) và
Tập đoàn Khazanah (Malaysia).
Khazanah là tổ chức đầu tư vốn nhà nước của Malaysia có cơ cấu gồm công
ty mẹ (Khazanah Nasional Berhad), các công ty con và các công ty có cổ phần, vốn
góp của công ty mẹ. Khazanah Nasional Berhad được giao thực hiện các chức năng,
nhiệm vụ: quản lý các khoản vốn đầu tư do Chính phủ Malaysia giao; thực hiện các
khoản đầu tư mới trong các ngành, lĩnh vực mang tính chiến lược, lĩnh vực công
nghệ cao và tìm kiếm các khoản đầu tư chiến lược ở nước ngoài; quản lý có hiệu
quả vốn, tài sản của Chính phủ Malaysia tại các DNNN và doanh nghiệp khác (trừ
Tập đoàn Petronas và một số DNNN do Chính phủ trực tiếp quản lý). Khazanah
Nasional Berhad có cơ cấu gồm Hội đồng quản trị, Ban kiểm toán, Ban điều hành,
Tổng giám đốc và các phòng, ban chuyên môn: Tài chính và Quản trị, Đầu tư và
Giám sát, Thư ký và Pháp chế. Công ty mẹ thực hiện các quyền và nghĩa vụ cổ
đông tại các công ty quy định tại Luật Công ty.
Hiện nay, Khazanah Nasional Berhad là cổ đông chi phối của 9 công ty chiến
lược quốc gia: Tenaga Nasional, Telekom Malaysia, Proton, Tập đoàn UEM, Plus,
Ngân hàng RHB, Malaysia Airports, PMB và Malaysia Airlines. Khazanah cũng là
nhà đầu tư chủ yếu trong các ngành, lĩnh vực chiến lược như: cơ sở hạ tầng, dịch vụ
công cộng, dịch vụ tài chính, hàng không, công nghệ và truyền thông.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Nội dung chương 1 đã trình bày cơ sở lý thuyết về minh bạch thông tin
doanh nghiệp bao gồm khái niệm, vai trò, phân loại của thông tin trong doanh
nghiệp, các lý thuyết lý giải cho việc minh bạch thông tin của doanh nghiệp, từ đó
đưa ra khái niệm và đặc điểm của Doanh nghiệp Nhà nước, đặc điểm của minh
bạch thông tin của DNNN, các tiêu chí đánh giá minh bạch thông tin của DNNN và
các yếu tố ảnh hưởng. Kinh nghiệm về minh bạch thông tin của một số quốc gia
cũng được trình bày trong chương 1 để làm nền tảng cho việc phân tích và đề xuất
giải pháp ở các chương tiếp theo của Luận án.
68
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG MINH BẠCH THÔNG TIN TẠI
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM
2.1. Khái quát về doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam
2.1.1. Vị trí, vai trò của DNNN tại Việt Nam
Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) tại Việt Nam ra đời cùng với sự phát triển
của thành phần kinh tế Nhà nước, đến nay cũng gần 50 năm. Cho đến nay, DNNN
vẫn giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Theo Nghị quyết Hội
nghị Trung ương 3 khoá IX ban hành năm 2001: “DNNN giữ vị trí then chốt trong
nền kinh tế, làm công cụ vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết
kinh tế vĩ mô, làm lực lượng nòng cốt, góp phần chủ yếu để kinh tế nhà nước thực
hiện vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, là
chủ lực trong hội nhập kinh tế quốc tế”. Vị trí của DNNN theo Nghị quyết Hội nghị
Trung ương 3 khoá IX được xác định là “tập trung vào những ngành, lĩnh vực then
chốt và địa bàn quan trọng, chiếm thị phần đủ lớn đối với các sản phẩm và dịch vụ
chủ yếu; không nhất thiết phải giữ tỷ trọng lớn trong tất cả các ngành, lĩnh vực sản
phẩm của nền kinh tế”. Đại hội X có sự điều chỉnh nhất định về vị trí của DNNN,
đó là “xoá bỏ độc quyền và đặc quyền sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà
nước” và “tập trung chủ yếu vào một số lĩnh vực kết cấu hạ tầng, sản xuất tư liệu
sản xuất và dịch vụ quan trọng của nền kinh tế, vào một số lĩnh vực công ích”. Đại
hội XI chỉ khẳng định vai trò chủ đạo của KTNN mà không khẳng định rõ ràng,
trực tiếp và cụ thể về vai trò, vị trí của DNNN nắm giữ trong nền kinh tế như Hội
nghị Trung ương 3 khoá IX và các văn kiện khác trước đây.
2.1.2. Quá trình đổi mới doanh nghiệp Nhà nước
Hệ thống DNNN qua nhiều lần sắp xếp, chuyển đổi từng bước được củng cố
và đóng góp vào thành tựu của quá trình đổi mới của nền kinh tế Việt Nam. Theo
TS. Trần Du Lịch, quá trình đổi mới DNNN có thể chia làm 4 giai đoạn:
69
(1) Giai đoạn 1991-1993: chấn chỉnh và tổ chức lại sản xuất kinh doanh của
khu vực kinh tế quốc doanh; khắc phục hiện tượng thành lập xí nghiệp quốc doanh
tràn lan ở các ngành và các địa phương trong giai đoạn 1986-1990.
(2) Giai đoạn 1994-1997: tổ chức lực lượng doanh nghiệp nhà nước thành
các Tổng công ty nhà nước giữ vai trò chủ lực của lực lượng DNNN; đồng thời sắp
xếp lại, đa dạng hóa sở hữu các DNNN có quy mô nhỏ; xóa bỏ dần chế độ chủ quản
cấp trên của doanh nghiệp nhà nước. Giai đoạn này đánh dấu sự ra đời của các Tổng
công ty nhà nước hoạt động theo mô hình mới và phân biệt rõ hai loại hình doanh
nghiệp nhà nước: doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh và doanh nghiệp
nhà nước hoạt động công ích;
(3) Giai đoạn 1998-2001:Tiếp tục củng cố và sắp xếp lại DNNN theo tinh
thần Nghị quyết TW 3 (khóa VIII), nổi bật của thời kỳ này là thực hiện mạnh mẽ
quá trình cỗ phần hóa DNNN; thực hiện cơ chế giao, bán, khoán, cho thuê; củng cố
các Tổng công ty nhà nước; áp dụng các biện pháp để lành mạnh hóa tài chính..;
(4) Giai đoạn từ năm 2001 đến nay: tổ chức mô hình tổng công ty đầu tư tài
chính nhà nước, tiếp tục CPH DNNN và nổi bật là chủ trương tổ chức thí điểm các
Tập đoàn kinh tế nhà nước (từ năm 2005 đến 2010).
2.1.3. Số lượng doanh nghiệp nhà nước
Với khái niệm về DNNN ở chương 1 của luận án, theo tác giả, DNNN ở Việt
Nam có thể được phân loại thành các nhóm chính như sau:
* DNNN 100% vốn của Nhà nước (bao gồm các tập đoàn kinh tế, tổng công
ty, công ty TNHH MTV) hay còn gọi là DN có Nhà nước là chủ sở hữu
* DNNN có vốn góp của Nhà nước từ 50% trở lên và dưới 100%, gồm 2
loại:
- DN có vốn Nhà nước được niêm yết chính thức trên TTCK (công ty cổ
phần niêm yết)
- DN có vốn Nhà nước chưa niêm yết (công ty TNHH 2 thành viên trở lên,
công ty cổ phần chưa niêm yết)
70
Cũng cùng với cách hiểu trên, Tổng cục Thống kê đã đưa ra con số tổng hợp
về số lượng DNNN tại Việt Nam hiện nay như sau:
Bảng 2.1. Tổng hợp số lượng DNNN tại Việt Nam
Đơn vị: Doanh nghiệp
Số lượng 2010 2014 2015 2016 2017
- DNNN, gồm 3281 3048 2835 2662 2486
+ DNNN 100% vốn NN 1801 1470 1315 1276 1204
+ DNNN hơn 50% vốn NN 1502 1578 1520 1386 282
- DN ngoài Nhà nước, trong
đó
268831 388232 427710 488395 541753
+ Tư nhân 48007 49222 47741 48409 45495
+ Khác 220824 339010 379969 439986 496258
-DN có vốn đầu tư nước
ngoài 7248 11046 11940 14002
16178
Tổng 279360 402326 442485 505059 560417
Tỷ trọng DNNN/Tổng số DN
1,2% 0,8% 0,6% 0,5% 0,4%
Nguồn: Tổng cục Thống kê 2018
Theo bảng 2.1 trên, doanh nghiệp nhà nước gồm các loại hình doanh nghiệp:
(1) Doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước ; (2) DNNN hơn 50% vốn Nhà nước. Cũng
theo bảng 2.1, số lượng DNNN qua các năm đã có sự giảm đáng kể về số lượng, với
tốc độ giảm trên dưới 5%/năm, đặc biệt số lượng DNNN 100% vốn Nhà nước giảm
năm 2015 so với năm 2014 là gần 10%. Tỷ trọng DNNN trong tổng số doanh
nghiệp cũng giảm mạnh từ 1,2% (2010) còn 0,4% trong năm 2017.
Trong Báo cáo của Chính phủ (2017), tính đến cuối năm 2016 còn 583
DNNN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (gồm 7 tập đoàn kinh tế, 67 tổng
công ty Nhà nước, 17 công ty TNHH MTV hoạt động theo mô hình công ty mẹ-
công ty con, 492 doanh nghiệp độc lập thuộc các Bộ ngành, địa phương); 273 doanh
nghiệp có cổ phần, vốn góp của Nhà nước (gồm 34 tập đoàn, tổng công ty, công ty
mẹ con cổ phần, 239 công ty cổ phần độc lập).
71
Số lượng các doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp của Nhà nước có sự biến
động do các nguyên nhân: (1) một số DNNN không thuộc diện Nhà nước nắm giữ
100% vốn điều lệ thực hiện cổ phần hoá, chính thức chuyển thành công ty cổ phần
trong năm 2015; (2) một số doanh nghiệp cổ phần thực hiện chuyển giao quyền đại
diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước về Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn
nhà nước (SCIC); (3) Nhà nước đã hoàn thành thoái toàn bộ vốn nhà nước tại một
số doanh nghiệp cổ phần theo phương án thoái vốn nhà nước đã được phê duyệt.
Như vậy, số lượng DNNN có tỷ lệ sở hữu 100% của Nhà nước giảm qua các
năm do khu vực DNNN đang được sắp xếp, đổi mới theo hướng thu hẹp dần, giảm
bớt ở nhiều vị trí không cần đến sự hiện diện DNNN, kể cả về diện hoạt động (tức
phạm vi ngành, lĩnh vực có DNNN) và mật độ hiện diện của DNNN (tức số lượng
DNNN cùng kinh doanh trong ngành, lĩnh vực). Cụ thể như sau: Số ngành, lĩnh vực
Nhà nước giữ 100% vốn đã giảm từ 43 ngành, lĩnh vực (năm 2002, theo Quyết định
58/2002/QĐ-TTg) xuống 20 ngành, lĩnh vực (năm 2011, theo Quyết định
14/2011/QĐ-TTg). Có thể dễ nhận thấy sự thay đổi về số lượng DNNN theo chiều
hướng giảm đi khá nhiều trong các ngành, lĩnh vực như thương mại, công nghiệp,
nông nghiệp, lâm nghiệp, v.v. Ví dụ, năm 1998 số DNNN trong ngành thương mại,
dịch vụ là 1.566 doanh nghiệp thì đến cuối năm 2011 chỉ còn 200 doanh nghiệp.
Đối với các DNNN cổ phần hóa niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam có tỷ lệ sở hữu vốn Nhà nước từ 50% trở lên, tác giả thống kê số liệu trong
năm 2010 đến 2018 như sau:
Bảng 2.2 Số lượng DNNN niêm yết giai đoạn 2010-2018
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Tổng số 69 89 125 131 133 158 168 180 157
DNNN trên
sàn HOSE 26 47 54 55 57 76 75 80
78
DNNN trên
HNX 43 42 71 76 76 82 93 100
79
Nguồn: Stockplus
Như vậy, theo thời gian, số lượng DNNN niêm yết ngày càng tăng. Số lượng
DNNN niêm yết năm 2017 gấp gần 3 lần số lượng DN năm 2010. Xét về sàn niêm
yết, số lượng DNNN niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí
72
Minh tăng mạnh từ năm 2015 (từ 57 lên 76), đến năm 2018 chiếm khoảng 50% tổng
số DNNN niêm yết trên 2 sàn. Sự tăng lên này được lý giải do quá trình cổ phần
hóa ngày càng mạnh mẽ hơn và xu hướng gia nhập thị trường chứng khoán để mở
rộng quy mô nguồn vốn và tiềm lực tài chính.
2.1.4. Số lượng người lao động làm việc tại các doanh nghiệp nhà nước
Đến nay, DNNN vẫn là khối DN tạo công ăn việc làm cho nhiều người lao
động nhất.
Bảng 2.3: Số lượng lao động trung bình làm việc tại các doanh nghiệp
Đơn vị: người
2010 2014 2015 2016 2017
DNNN 516 504 484 483 483
DNNN 100% vốn Nhà nước 734 694 651 583 585
DNNN hơn 50% vốn Nhà nước 258 265 284 390 388
DN ngoài Nhà nước 22 18 18 18 16
+ Tư nhân 13 9,8 9,8 9,8 8,6
+ Khác 24 19,7 19 18 16,9
-DN có vốn đầu tư nước ngoài 2972 312 316 297 279
Tổng 34,8 30 29 27,7 25,9
Nguồn: Tổng cục Thống kê 2018
Theo bảng 2.2, số lượng lao động bình quân của DNNN 100% vốn nhà nước
lớn gấp hơn 1,5 lần DNNN hơn 50% vốn Nhà nước và hơn hàng chục lần so với
khối doanh nghiệp ngoài Nhà nước. Điều này cho thấy, DNNN vẫn giữ một vị trí
quan trọng trong nền kinh tế quốc dân cho dù số lượng đã giảm dần theo thời gian.
2.1.5. Giá trị tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn tại các DNNN
Mặc dù số lượng DNNN không nhiều so với các DN ngoài Nhà nước, tuy
vậy, giá trị tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn tại các DNNN cũng tương
đương, thậm chí năm 2015 còn cao hơn. Giá trị đầu tư năm 2016 và 2017 của
73
DNNN có sự giảm nhẹ, nhưng tính riêng đối với DNNN có hơn 50% vốn Nhà nước
thì giá trị đầu tư lại tăng khoảng 20% trong giai đoạn này. Mặt khác, xét về tỷ
trọng, giá trị tài sản đầu tư của DNNN vẫn chiếm tỷ lệ khá lớn mặc dù đã giảm qua
các năm, tính đến năm 2017 là khoảng 1/3 tổng giá trị tài sản đầu tư của tổng số
doanh nghiệp.
Bảng 2.4: Giá trị tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn của các DN
Đơn vị: nghìn tỷ đồng
2010 2014 2015 2016 2017
- DNNN, gồm: 1758,9 3358,6 4599,7 4366,6 4566,5
+ DNNN 100% vốn Nhà
nước 1140,9 2429,5 3171,4
2597,8
2589,2
+ DNNN hơn 50% vốn Nhà
nước 618,0 929,1 1426,3
1768,8
1977,3
- DN ngoài Nhà nước, trong
đó: 2129,7 3455,8 3862
5856,5
6891,6
+ Tư nhân 126,1 95,6 124,2 86,5 236,9
+ Khác 2003,6 3360,2 3737,8 5770,0 6654,7
-DN có vốn đầu tư nước
ngoài 770,3 1635,8 2005,1
2327,9
2504
Tổng 4658,9 8450,2 10466,8 12551 13962,1
Tỷ trọng TS của DNNN 38% 40% 44% 35% 33%
Tỷ trọng DN Ngoài NN 46% 41% 37% 47% 49%
Tỷ trọng DN có VĐTNN 17% 19% 19% 19% 18%
Tổng 100% 100% 100% 100% 100%
Nguồn: Tổng cục Thống kê 2018
2.1.6. Mô hình tổ chức doanh nghiệp nhà nước
74
Tại Việt Nam, DNNN được quản lý theo Luật Doanh nghiệp (2014), bao gồm:
i. DNNN 100% vốn Nhà nước
Theo Luật Doanh nghiệp 2014, DNNN 100% vốn Nhà nước hoạt động dưới
loại hình Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên được tổ chức quản lý và hoạt
động theo một trong hai mô hình sau đây:
- Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên;
- Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên.
Hội đồng thành viên có số lượng không quá 07 người. Thành viên Hội đồng
thành viên làm việc theo chế độ chuyên trách và do cơ quan đại diện chủ sở hữu
quyết định, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức hoặc khen thưởng, kỷ luật. Nhiệm kỳ
của thành viên Hội đồng thành viên không quá 5 năm và không quá 2 nhiệm
kỳ. Chủ tịch Hội đồng thành viên do cơ quan đại diện chủ sở hữu bổ nhiệm. Chủ
tịch Hội đồng thành viên không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty
của công ty mình và các doanh nghiệp khác.
ii. DNNN có sở hữu vốn Nhà nước từ 50% đến dưới 100%
DNNN có sở hữu vốn Nhà nước từ 50% đến dưới 100% thì tùy theo loại
hình DN mà có mô hình quản trị công ty tương ứng, gồm công ty trách nhiệm hữu
hạn hai thành viên trở lên và công ty cổ phần.
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có Hội đồng thành viên,
Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Công ty trách nhiệm
hữu hạn có từ 11 thành viên trở lên phải thành lập Ban kiểm soát; trường hợp có ít
hơn 11 thành viên, có thể thành lập Ban kiểm soát phù hợp với yêu cầu quản trị
công ty.
Công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong
hai mô hình sau đây, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác:
Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc
hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ
đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc
phải có Ban kiểm soát;
75
Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám
đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên
độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị. Các thành viên
độc lập thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiểm soát đối với việc
quản lý điều hành công ty.
iii. Tập đoàn Kinh tế
Trong thời gian qua, Chính phủ đã thành lập 13 Tập đoàn kinh tế hoạt động
trong các lĩnh vực kinh tế được coi là chiến lược và/hoặc thiết yếu. Cơ cấu tổ chức
của các Tập đoàn kinh tế bao gồm: công ty mẹ (cấp 1), công ty con (cấp 2) và các
chi nhánh và doanh nghiệp trực thuộc là các cấp tiếp theo. Cơ cấu quản lý của Tập
đoàn Kinh tế là Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên – Tổng Giám đốc – Ban
Kiểm soát hoặc Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên – Tổng Giám đốc – Các
Kiểm soát viên.
2.1.7. Mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước
Thông thường chức năng và nhiệm vụ chủ sở hữu trong các DNNN được
thực hiện bởi Thủ tướng, các bộ ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (UBNDCT).
Căn cứ vào thẩm quyền của mình, họ sẽ chỉ định các đại diện phần vốn Nhà nước,
những người có quyền đề cử thành viên Hội đồng quản trị và Giám đốc điều hành
công ty; đồng thời cũng trực tiếp tham gia phê duyệt chiến lược kinh doanh, kế
hoạch kinh doanh, ngân sách, các dự án đầu tư quy mô lớn (cho các DNNN vay quá
mức hoặc các giải pháp bất thường khác), cho vay và đầu tư/thoái vốn, bổ nhiệm
nhân sự. Tại các công ty cổ phần và công ty TNHH hai thành viên trở lên, đại diện
sở hữu nhà nước có thể đề cử các đại diện của Nhà nước vào Hội đồng cổ đông để
thực hiện quyền biểu quyết. Mối quan hệ giữa các DNNN và các cấp chính phủ
được chia thành hai cấp: cấp trung ương (Thủ tướng và các bộ) và cấp tỉnh
(UBNDCT). Thủ tướng trực tiếp đại diện cho quyền sở hữu Nhà nước tại công ty
mẹ của các Tập đoàn kinh tế, các Tổng công ty Nhà nước, các DNNN quy mô lớn
và quan trọng, do Thủ tướng thành lập. Được sự hỗ trợ của Ban Chỉ đạo về Cải cách
Doanh nghiệp, Thủ tướng cũng là người ra quyết định tái cấu trúc DNNN và phát
triển doanh nghiệp. Chức năng tương tự cũng thuộc về các bộ và UBND cấp tỉnh.
76
Trong thời gian qua, một trong những sự thay đổi lớn của mô hình quản lý
vốn Nhà nước là Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 09/2018/NQ-CP thành lập Ủy
ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại
doanh nghiệp là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu
đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và phần vốn nhà
nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
theo quy định của pháp luật.
Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, con
dấu hình quốc huy và tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước. Số tiền quản lý có thể
lên đến 5 triệu tỷ đồng. Chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại
doanh nghiệp:
- Ủy ban giúp Thủ tướng xây dựng đề án thành lập doanh nghiệp, sắp xếp,
đổi mới doanh nghiệp.
- Ủy ban phê duyệt và giám sát việc thực hiện các chiến lược, kế hoạch sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp được giao.
- Uỷ ban là cơ quan chuyên trách phê duyệt phương án huy động vốn và dự
án đầu tư lớn, dự án đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp, quyết định chủ trương
góp, tăng, giảm vốn góp, chuyển nhượng vốn đầu tư của doanh nghiệp.
- Ủy ban sẽ giám sát việc thu hồi vốn đầu tư, thu lợi nhuận, cổ tức, chịu trách
nhiệm về hiệu quả sử dụng, bảo toàn, phát triển vốn Nhà nước.
- Ủy ban sẽ chủ trì, phối hợp trình Thủ tướng quyết định việc bổ nhiệm, miễn
nhiệm, khen thưởng, kỷ luật chủ tịch hội đồng thành viên của doanh nghiệp nhà nước.
Tại thời điểm thành lập, ngoài Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà
nước SCIC, còn có 29 tập đoàn, tổng công ty do Nhà nước nắm giữ 100% vốn hoặc
cổ phần chi phối lâu dài thuộc sự quản lý của Ủy ban này.
Công ty Mua bán Nợ và Tài sản tồn đọng doanh nghiệp được thành lập nhằm
xử lý nợ xấu của các DNNN, như một điều kiện cần trong quá trình tiến hành cổ
phần hóa. Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước được thành lập nhằm
giảm sự can thiệp của Nhà nước vào các quyết định kinh doanh hàng ngày trong
quá trình quản lý vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp cổ phần hóa.
77
Bộ Kế hoạch và đầu tư và Bộ Tài chính có nhiệm vụ chức năng trong lĩnh
vực của các bộ mình và có các Bộ khác chịu trách nhiệm về vấn đề chủ sở hữu Nhà
nước và quản lý Nhà nước, công tác quản lý Nhà nước bao gồm việc thực hiện và
thi hành các quy định của Nhà nước.
Công tác giám sát các DNNN của chủ sở hữu thực hiện dựa trên Báo cáo tài
chính thường niên và dẫn tới hình thành một bộ đánh giá (A, B, C) bao gồm các tiêu
chí cụ thể: kim ngạch, lợi nhuận và tỷ lệ lợi nhuận của vốn Nhà nước, khả năng
thanh toán nợ quá hạn và nợ đến hạn, tuân thủ pháp luật, chính sách, cơ chế ban
hành liên quan và tình trạng thực hiện cung cấp dịch vụ và hàng hóa công. Kết quả
đánh giá của các tổng công ty hay các công ty mẹ sẽ được công bố sau khi xin ý
kiến Bộ Tài chính. Nếu các DNNN thua lỗ hoặc báo cáo các hoạt động chưa đầy đủ,
các doanh nghiệp này phải chịu sự giám sát đặc biệt và sẽ phải nộp báo cáo hàng
quý cho đến khi có lãi trong 2 năm tới. Trường hợp doanh nghiệp tiếp tục thua lỗ,
doanh nghiệp có nguy cơ bị thanh lý/giải thể.
Kiểm toán Nhà nước Việt Nam có quyền kiểm tra sự tuân thủ các quy định,
báo cáo tài chính và các hoạt động của DNNN. Thanh tra Chính phủ sẽ tiến hành
thanh tra thường niên hoặc bất ngờ khi nhận được báo cáo về các hoạt động bất lợi
hoặc các kết quả tiêu cực.
Như vậy, có thể thấy, mặc dù mô hình quản trị công ty của DNNN đã có sự
tương đồng với các loại hình doanh nghiệp khác, tuy nhiên về mô hình quản lý giám
sát các DNNN lại có sự đa dạng phức tạp khá lớn.
Ví dụ, đối với tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN), các cơ quan giám sát tập
đoàn này bao gồm Bộ Công thương (chủ trì, phối hợp thực hiện giám sát, kiểm tra
thường xuyên, thanh tra), và các bộ liên quan khác (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài
chính, Bộ LĐTBXH, Bộ Nội vụ). Do đó, khó có cơ quan nào có đủ thẩm quyền và
khả năng theo dõi đánh giá đầy đủ hiệu quả, toàn diện.
2.1.8 Kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam
2.1.8.1 Kết quả hoạt động kinh doanh chung
i. Về doanh thu
78
Bảng 2.5: Doanh thu của DNNN từ 2010-2017
Đơn vị: nghìn tỷ đồng
Năm 2010 2014 2015
2016 2017
- DNNN gồm 2.033,50 2.960,80 2.722,20
2865,5 3126,3
+ DNNN 100%
vốn Nhà nước 1.517,6 1785,4 1660
1811,3 2036,9
+ DNNN hơn
50% vốn Nhà
nước 515,9 1175,4 1056,2
1054,2 1089,4
- DN ngoài Nhà
nước, trong đó:
4048,2 7039,5 8075,1
9762,1 11737,1
+ Tư nhân
391,4 532,7 516,2
541,7 473,5
+ Khác
3776,8 6506,8 7558,9
9220,4 11263,6
-DN có vốn đầu
tư nước ngoài
136 3515,7 4151,9
4808,8 5800,9
Tổng
7487,7 13516 14949,2
17436,4 20664,3
Nguồn: Tổng cục Thống kê 2017
Theo bảng 2.5, doanh thu của các DNNN vẫn chiếm tỷ trọng đáng kể so với
tổng doanh thu của các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình mặc dù có xu hướng giảm
theo thời gian. Doanh thu của DNNN gần bằng 50% doanh thu của các doanh
nghiệp ngoài Nhà nước trong các năm 2010, sau đó giảm còn khoảng 40% trong
các năm 2014, 2015 và bằng 30% trong các năm 2016,2017. Sự sụt giảm này có thể
xuất phát từ việc giảm số lượng DNNN trong thời gian trên cũng như sự phát triển
và lớn mạnh của các doanh nghiệp ngoài nhà nước khi nền kinh tế Việt Nam ngày
càng mở cửa.
ii. Về lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận của các DNNN theo thống kê cũng đạt
mức 5-6% trên doanh thu, đỉnh điểm là năm 2016 đạt 6,3% (DNNN 100% vốn Nhà
nước) và 6,9% (DNNN từ 50% vốn NN trở lên) cao hơn tỷ suất lợi nhuận của các
doanh nghiệp thuộc khối ngoài Nhà nước, nhưng thấp hơn các DN liên doanh với
nước ngoài (bảng 2.6)
79
Bảng 2.6. Tỷ suất lợi nhuận của các DNNN và các loại hình DN khác (%)
Năm 2010 2014 2015 2016 2017
DNNN 5,7% 6,3% 5,8% 6,9% 6,4%
DNNN 100% vốn Nhà nước 6,0% 8,8% 7,3% 6,3% 6,1%
DNNN hơn 50% vốn Nhà nước 4,8% 2,3% 3,4% 7,9% 7,0%
- DN ngoài Nhà nước, trong đó: 2,9% 1,7% 1,9% 1,9% 2,5%
+ Tư nhân 0,7% 0,7% 0,9% 1,2% 2,3%
+ Khác 3,0% 1,8% 1,9% 2,0% 2,5%
-DN có vốn đầu tư nước ngoài 9,0% 7,1% 5,9% 6,8% 6,6%
Tổng 4,8% 4,1% 3,7% 4,1% 4,2%
Doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài 18,77 14,82 11,22 12,89 10,6%
Nguồn: Tổng cục Thống kê 2018
2.1.8.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của DNNN do Nhà nước sở hữu 100% vốn
Xét riêng các DNNN do Nhà nước sở hữu 100% vốn, do không thể tiếp cận
được số liệu từ năm 2017 trở đi, trong 03 năm 2014-2016, theo bảng 2.7, tình hình
tổng tài sản, doanh thu và lợi nhuận cũng có sự sụt giảm do việc thu hẹp số lượng
các DNNN. Tuy vậy, điều đáng lo ngại là tỷ suất lợi nhuận cũng có xu hướng giám
từ mức 15,2% năm 2014, giảm xuống còn 10% trong năm 2016. Điều này cho thấy
hiệu quả kinh doanh của các DNNN do Nhà nước 100% vốn chủ sở hữu cũng còn
nhiều vấn đề.
Bảng 2.7 Kết quả hoạt động kinh doanh của DNNN sở hữu 100% vốn
Nhà nước giai đoạn 2014-2016
Năm 2014 2015 2016
Tổng số DNNN báo cáo 781 652 583
Tổng tài sản (tỷ đồng) 3.105.453 3.043.687 3.053.547
Vốn chủ sở hữu (tỷ đồng) 1.233.723 1.376.236 1.398.183
80
Tổng doanh thu (tỷ đồng) 1.709.780 1.588.326 1.515.821
Lợi nhuận trước thuế (tỷ đồng) 187.699 161.431 139.658
Lợi nhuận/Vốn chủ sở hữu 15,2% 11,7% 10%
Nộp NSNN (tỷ đồng) 278.212 246.038 25
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_tang_cuong_minh_bach_thong_tin_tai_cac_doanh_nghiep.pdf