Lời cam đoan .i
Mục lục.ii
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt .iv
Danh mục các bảng .vi
Danh mục các hình vẽ, biểu đồ, sơ đồ .vii
MỞ ĐẦU .1
Chương I: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CHUỖI CUNG ỨNG
TOÀN CẦU NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐÀI LOAN.8
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước.8
1.2. Những giá trị của công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, khoảng trống
nghiên cứu và điểm mới của luận án .22
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC THAM
GIA CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG
TIN.25
2.1. Khái quát về chuỗi cung ứng toàn c̀u.25
2.2. Tham gia chuỗi cung ứng toàn c̀u của ngành công nghệ thông tin.39
2.3. Bối cảnh hình thành và phát triển chuỗi cung ứng toàn c̀u ngành công nghệ
thông tin ở Đông Á và cơ hội tham gia của các quốc gia trong khu vực. .49
Chương 3: THỰC TIỄN THAM GIA CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU
NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA ĐÀI LOAN .63
3.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế khi Đài Loan tham gia chuỗi cung ứng toàn c̀u
ngành CNTT .63
3.2. Các chính sách và biện pháp tham gia chuỗi cung ứng toàn c̀u của ngành CNTT
Đài Loan.77
167 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 400 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu ngành công nghệ thông tin: Kinh nghiệm của đài loan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ành được vị trí dẫn đầu thế giới trong một số lĩnh vực như bán
dẫn, vi mạch. Đài Loan có ngành công nghiệp ICT đứng thứ ba thế giới (sau Mỹ và
Nhật, trên Đức và Hàn Quốc). Năm 1991, chính quyền Đài Loan ra Luật Thúc đẩy
Nâng cấp Ngành. Luật này cho phép các doanh nghiệp Đài Loan được hưởng khấu
trừ thuế nếu họ đầu tư vào thực hiện các biện pháp nâng cấp ngành như thực hiện
R&D, đào tạo nguồn nhân lực, áp dụng tự động hóa, phát triển các sản phẩm mang
nhãn hiệu nội địa, kiểm soát ô nhiễm, tái chế và bảo tồn năng lượng
Kể từ năm 2000 đến nay, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của Đài Loan
chịu sức ép cạnh tranh mạnh mẽ từ Trung Quốc. Đài Loan ứng phó bằng cách chuyển
hướng sang nền kinh tế đổi mới-sáng tạo. Một trong những biện pháp để thực hiện
chuyển hướng là phát triển các cụm liên kết ngành. Thập niên đầu thế kỷ XXI đến
nay, Đài Loan phát triển nền kinh tế chú trọng sáng tạo-đổi mới và liên kết với toàn
cầu. Các ngành công nghiệp được Đài Loan tập trung phát triển trong thế kỷ XXI
gồm du lịch, y tế và chăm sóc sức khỏe, công nghệ sinh học, năng lượng xanh, văn
hóa và nghỉ dưỡng, nông nghiệp cao cấp.
Vào năm 2000, Đài Loan sửa đổi Đạo luật nâng cấp các ngành công nghiệp,
trong đó nhấn mạnh đến “các ngành công nghiệp mới quan trọng” và có những chính
sách uu đãi đầu tư và khuyến khích thuế hợp lý. Danh sách các ngành công nghiệp
mới quan trọng được ban hành ngay sau đó, bao gồm 8 ngành: bán dẫn, máy tính,
viễn thông, điện tử chính xác (bao gồm cả LCD), vũ trụ, song học, hóa chất đặc biệt,
80
công nghệ xanh, vật liệu tiên tiến, dịch vụ công nghệ. Trong 8 ngành đó, có 3 ngành
thuộc CNTT. Năm 2002, quốc hội thực hiện chính sách “Thách thức 2008 – challenge
2008). Đây được đánh giá là kế hoạch phát triển quốc gia 6 năm nhằm tăng cường
tính cạnh tranh quốc tế của Đài Loan, với mục tiêu là: 1) Phát triển ít nhất 15 sản
phẩm công nghệ đứng thứ hạng cao trên thế giới; 2) tăng gấp đôi khách du lịch nước
ngoài vào Đài Loan; 3) Tăng chi tiêu R&D lên 3% GDP; 4) Giảm thất nghiệp xuống
dưới 4%; 5) Đạt tăng trưởng kinh tế 5%/năm; 6) Mở rộng số lượng người sử dụng
internet lên 6 triệu người; 7) Tạo 700.000 việc làm;
Năm 2002, công nghiệp nội dung số (CNNDS) trở thành một trong hai ngành
thuộc kế hoạch “hai ngàn tỷ - hai ngôi sao sinh đôi” (Two Trillion, Twin Stars) của Đài
Loan. Theo kế hoạch này, công nghiệp bán dẫn và LCD được chính quyền Đài Loan
chú trọng đầu tư và phát triển. Sự bùng nổ của ngành công nghiệp bán dẫn từ đầu thập
kỷ 2000 đã đưa Đài Loan trở thành nơi sản xuất chip điện tử, DRAM và máy tính xách
tay lớn trên thế giới. Kế hoạch Two trillion được thực hiện trong năm 2002-2010 với
hàng loạt các ưu đãi về thuế, chi tiêu R&D, đào tạo nguồn nhân lực và đầu tư. Tháng
4 năm 2002, để phục vụ cho kế hoạch này, một kế hoạch đầu tư R&D mang tên “Đảo
Silicon – Silicon island) đã được ban hành với mục đích tập trung nghiên cứu hệ thống
các chip điện tử. Quan trọng hơn, chính quyền Đài Loan đã lập ra các nguồn quỹ đặc
biệt cho các trường đại học để mở rộng các chương trình đào tạo liên quan đến lĩnh vực
bán dẫn. Chính quyền cũng thực hiện chương trình đào tạo nguồn nhân lực mới để đáp
ứng nhu cầu thiếu hụt về nguồn nhân lực trong ngành công nghiệp bán dẫn. Một số
viện nghiên cứu liên quan đến công nghệ bán dẫn được ưu tiên đầu tư, trong đó có
Công ty chế tạo sản phẩm bán dẫn (TSMC) thuộc khu chế xuất Cao Hùng. Vào năm
2002, TSMC đã trở thành hãng sản xuất vật liệu bán dẫn đầu tiên lọt vào Top 10 công
ty sản xuất mạch tích hợp IC bán được sản phẩm rộng rãi trên thị trường thế giới. Họ
đã nhận được sự tín nhiệm và hợp tác từ nhiều hãng lớn của Mỹ như Qualcomm,
Broadcom, Nvidia, và cả những công ty mới có sản phẩm tung ra thị trường trong 6
tháng vừa qua hoặc vẫn đang trong giai đoạn phát triển (chiếm gần một nửa số 300
khách hàng của hãng) như NuCORE - công ty công nghệ số và analog trong Silicon
81
Valley. NuCORE đã đặt quan hệ làm ăn với TSMC kể từ khi hãng này xuất xưởng loại
chip đầu tiên vào năm 2001. Trong vòng hai năm qua, các kỹ sư của TSMC đã hợp tác
với NuCORE trong kế hoạch mới sản xuất một bộ vi xử lý có tên mã là Puma. Sản
phẩm này sẽ giúp các nhà sản xuất phim của Mỹ kết hợp được những video đa phương
tiện có độ phân giải cao vào trong máy quay xách tay. Nvidia, công ty hàng đầu về
thiết kế chip đồ họa máy tính cho các dòng máy chơi game như Xbox của Microsoft
hay PlayStation của Sony, cũng đã tìm đến TSMC. Với nguồn quỹ đầu tư 400 triệu
USD cho nghiên cứu, TSMC tuyên bố lập kế hoạch sản xuất một transistor với khoảng
cách giữa 2 kênh dẫn (line width) chỉ là 10 nanometre - một thế hệ phải mất 10 năm
nữa mới hoàn thành. Bức tranh của ngành công nghệ bán dẫn Đài Loan khá sáng sủa
khi những nhà máy sản xuất chip theo hợp đồng thống lĩnh thị trường thế giới với giá
trị 16 tỷ USD.Các nhà máy Đài Loan đã trở thành chìa khóa thành công của hầu hết
công ty thiết bị bán dẫn Mỹ và họ mang đến cho khách hàng cả một "thư viện" thiết kế
chip-đó là các phần mã mà nhà phát triển có thể bổ sung vào thiết kế gốc [33].
Nhìn chung, sự phát triển của ngành CNTT Đài Loan kể từ thập niên 1980 cho
đến nay được đặt trong bối cảnh Đài Loan đã có sự tích lũy vốn vật chất và vốn con
người hiệu quả trong giai đoạn trước đó. Ở giai đoạn này, Đài Loan tiếp tục tăng chi
tiêu R&D, đạt ở mức trên 2,5% GDP vào những năm cuối thập niên 1980, đồng thời
chú trọng tập trung phát triển thương hiệu cho các sản phẩm make in Taiwan. Đây cũng
là giai đoạn thế giới đánh giá Đài Loan đã chuyển dần từ nhà sản xuất thiết bị gốc
(Original equipment manufacturer- OEM) sang nhà thiết kế gốc (Original design
manufacturer- ODM) trong nhiều sản phẩm công nghiệp. Nhờ chi tiêu mạnh cho R&D,
Đài Loan đã trở thành một trong những nơi có nhiều bằng phát minh sáng chế nhất thế
giới, trung bình là khủng 10.000 bằng sáng chế/năm (9.907 bằng sáng chế vào năm
2011), chỉ đứng sau Mỹ, Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc, Pháp, Anh [59]. Kể từ năm 1981,
Đài Loan đã trở thành nhà xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ lớn trên thế giới, luôn đạt
thặng dư thương mại cao, đặc biệt trong các hàng hóa xuất khẩu tập trung nhiều công
nghệ. Trong giai đoạn 1984-1994, tỷ lệ hàng công nghệ cao chiếm trên 50% tổng kim
ngạch xuất khẩu hàng hóa của Đài Loan, năm 2001 chiếm 50,6% [67]. Các nhà kinh tế
82
học hàng đầu như Paulm Krugman, Alwyn Young và một số người khác đều nhấn
mạnh tầm quan trọng của tỷ lệ đầu tư cao cho R&D và nguồn nhân lực đã tạo nên tốc
độ tăng trưởng kinh tế cao của Đài Loan kể từ đầu thập niên 1980 cho đến đầu thập
niên 2000. Cũng từ năm 1981, Đài Loan luôn đạt thặng dư thương mại lớn trong suốt
mấy thập niên qua. Vào năm 2003, thặng dư thương mại đạt mức kỷ lục 22 tỷ USD,
trong khi trung bình giai đoạn 1981-2003 thặng dư thương mại của Đài Loan đạt trung
bình 5-10 tỷ USD/năm [83]. Thặng dư thương mại cao liên tục đã đưa Đài Loan trở
thành nơi có dự trữ ngoại tệ lớn, chỉ sau Nhật bản và Trung Quốc. Đài Loan trở thành
nhà cung cấp lớn trên thế giới trong rất nhiều sản phẩm chế tạo, trong đó có các sản
phẩm CNTT, với các thương hiệu nổi tiếng. Trong chuỗi cung ứng toàn cầu, Đài Loan
đã nhanh chóng chuyển từ hàng nông nghiệp và chế biến nông nghiệp xuất khẩu (gạo,
đường, thực phẩm đóng gói) sang hàng hóa chế tạo công nghệ thấp (dệt may, chế tạo
sắt théo, máy móc) sang hàng hóa công nghệ cao (sản phẩm điện tử, máy móc thiết bị
điện, sản phẩm thông tin và viễn thông). Nếu như trong thập niên 1960, Đài Loan là
nơi xuất khẩu nấm và măng tây nổi tiếng trên thế giới, thì trong thập niên 1980 Đài
Loan đã có trên 12 sản phẩm xuất khẩu trên thế giới. Chẳng hạn vào năm 1983, Đài
Loan đã xuất khẩu tới 520 triệu đôi giày da, 11 triệu cái ô, trên 6 triệu racket tennis,
3,16 triệu máy khâu (chiếm 80% thị trường xuất khẩu máy khâu trên thế giới), 240
triệu xe máy (chiếm 70% thị trường xuất khẩu xe máy mini trên thế giới), 80 triệu xe
đạp (chiếm 50% thị trường xuất khẩu trên thế giới) Sang thập niên 1990, Đài Loan
đã trở thành nhà sản xuất và xuất khẩu lớn nhất về máy tính cá nhân và các thiết bị
CNTT. Vào năm 1998, Đài Loan được đánh giá là một trong 3 nước chế tạo các sản
phẩm CNTT lớn nhất thế giới, đứng sau Mỹ và Nhật Bản.
3.1.2. Bối cảnh quốc tế
Đài Loan tham gia sâu vào chuỗi cung ứng CNTT toàn cầu trong bối cảnh thế
giới bắt đầu bước vào thời kỳ khu vực hóa và toàn cầu hóa. Toàn cầu hóa đã làm gia
tăng sự tiếp nối giữa các nền kinh tế, các quốc gia với nhau thông qua việc mở rộng
dòng công nghệ, thông tin, vốn, hàng hoá, dịch vụ và con người trên toàn thế giới.
Toàn cầu hoá mở rộng trong thế kỷ XXI khiến các công ty xuyên quốc gia không
83
ngừng cấu trúc lại, hình thành các tập đoàn khổng lồ chi phối nhiều lĩnh vực kinh tế.
Thế giới sẽ hình thành các siêu công ty và thương mại điện tử sẽ trở thành một sân
chơi mới. Toàn cầu hoá lan nhanh cả về chiều rộng và chiều sâu khiến nền sản xuất
thế giới mang tính chất toàn cầu. Tự do hoá về thương mại, đầu tư, tài chính tiếp tục
được mở rộng. Hội nhập kinh tế và vai trò của các tổ chức quốc tế trở thành một nội
dung của toàn cầu hoá. Hội nhập nhấn mạnh đến tính chủ động tham gia của các nước
vào quá trình toàn cầu. Toàn cầu hoá kinh tế và hợp tác quốc tế là một quá trình vừa
hợp tác, vừa cạnh tranh. Xu thế khu vực hoá trong bối cảnh toàn cầu cũng sẽ gia tăng
mạnh hơn. Sự cạnh tranh thương mại giữa các khối tổ chức khu vực ngày càng gia
tăng. Xu thế toàn cầu hoá kinh tế với tốc độ nhanh đến chóng mặt đang làm tăng cơ
hội lựa chọn cho các nước, nhưng cũng đ òi hỏi các nước phải tham gia hội nhập khu
vực, coi đó là bước đi cơ bản để hội nhập toàn cầu và tránh những rủi ro khi hội nhập
ra toàn thế giới.
Những đặc trưng cơ bản của toàn cầu hóa và khu vực hóa đã đặt Đài Loan vào
nhiều cơ hội và thách thức mới. Cơ hội lớn nhất là có thể đưa Đài Loan tham gia dễ
dàng vào nền kinh tế toàn cầu, bởi đất nước này đã có những phát triển vượt bậc trong
các ngành công nghiệp tập trung nhiều vốn và lao động, có nguồn nhân lực chất lượng
cao và có kỹ năng. Tuy nhiên, thách thức đặt ra cho Đài Loan từ toàn cầu hóa cũng
không phải là ít. Đài Loan buộc phải tham gia các tổ chức toàn cầu, như WTO, tự do
hóa các ngành công nghiệp và tài chính trong nước, nới lỏng kiểm soát ngoại hối,
thực hiện nhanh chiến lược công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu để thích ứng với
dòng thác khoa học công nghệ trên thế giới và thích ứng với chuỗi giá trị, chuỗi cung
ứng toàn cầu.
Cùng với toàn cầu hóa, Đài Loan tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu về CNTT
trong thời đại cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba trên thế giới bắt đầu vào cuối
thập niên 1980. Cuộc cách mạng CNTT bắt đầu từ Mỹ, mở đầu bằng sáng chế máy
tính điện tử vào giữa thế kỷ XX, đưa cuộc cách mạng khoa học công nghệ vào giai
đoạn tự động hóa và trí năng hóa phương tiện vật chất, thông minh hóa phương tiện kỹ
thuật. Cuộc cách mạng công nghệ và cách mạng thông tin lần thứ tư song hành nhau,
84
đưa con người vượt qua mọi cản trở của không gian và thời gian, mở ra một giai đoạn
hoàn toàn mới thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa tăng tốc. Sự giao lưu giữa các nền văn
hóa và văn minh nhanh nhạy và hiệu quả chưa từng có. Thông tin và công nghệ tạo
thành một dòng thác chung, cuốn hút mọi dân tộc, mọi quốc gia. Biểu tượng đặc trưng
của cuộc cách mạng CNTT lần này là mạng internet, bao gồm bao gồm việc tạo lập
các thế hệ máy tính có tốc độ tính toán hàng triệu đến hàng tỉ phép tính/giây, chế tạo
các bộ nhớ thông tin có khả năng lưu trữ được toàn bộ tri thức của nhân loại trong suốt
lịch sử phát triển của nền văn minh, hình thành và lưu giữ cơ sở dữ liệu mà bất cứ ai,
bất cứ ở đâu và bất cứ thời điểm nào cũng có thể truy cập thông qua mạng lưới các máy
tính được điều khiển tự động... Cuộc cách mạng thông tin lần thứ tư đã tạo ra những
thách thức mới đối với nhiều quan niệm truyền thống của xã hội loài người. Theo đó,
nền văn minh công nghiệp chuyển thành nền văn minh thông tin với các siêu xa lộ
thông tin toàn cầu. Cuộc cách mạng thông tin đã mở ra một kỷ nguyên mới với các
“luật chơi” mới mà không một ai có thể đứng ngoài cuộc. Cuộc cách mạng CNTT đã
góp phần rất lớn trong tăng trưởng kinh tế của các nước có công nghệ nguồn như Mỹ.
Chẳng hạn trong giai đoạn 1991-1995, đóng góp của CNTT đối với tăng trưởng kinh
tế của Mỹ là 0,79%/năm, giai đoạn 1996-2000 đóng góp tới 1,86%/năm [53].Cũng từ
cuối thập kỷ 1980, nhiều học giả trên thế giới bắt đầu đánh giá CNTT là một nhân tố
quan trọng của sản xuất, cùng với nhân tố vốn và lao động [44]. Cũng từ cuối thập kỷ
1980, các dịch vụ CNTT như viễn thông đã trở thành ngành kinh doanh độc quyền của
các nước và các doanh nghiệp trên toàn thế giới. Các NIE trong đó có Đài Loan đã
không nằm ngoài xu hướng này. Do CNTT là ngành tập trung nhiều vốn, nên trong
giai đoạn đầu ngành này phát triển rất chậm ở khu vực Đông Á, trong đó có Đài Loan.
Từ giữa thập kỷ 1980, nhiều nước đã nhận thức được tầm quan trọng của tư nhân hóa
ngành CNTT và vai trò của FDI đối với sự phát triển của ngành này, vì vậy ngành
CNTT ở nhiều nước Đông Á đã được tư nhân hóa và thu hút FDI. Đặc biệt, từ đầu thập
kỷ 1990, các nước Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kong, Singapore
cùng với nhiều nước khác đã bắt đầu chú trọng đầu tư vào ngành CNTT. Cũng từ đầu
thập kỷ 1990, các chuỗi cung ứng trong ngành CNTT bắt đầu phát triển nhanh và mạnh
85
ở Đông Á.Trong giai đoạn 1996-2005, giá trị xuất khẩu các sản phẩm CNTT đã tăng
lên gấp đôi, đạt 1,5 nghìn tỷ USD vào năm 2005, trong đó khu vực Đông Á dẫn đầu
trong xuất khẩu sản phẩm CNTT, trong đó Đài Loan là một trong những nước dẫn đầu
về xuất khẩu sản phẩm này trong khu vực Đông Á. Nhờ có cuộc cách mạng CNTT trên
thế giới và sự mở rộng mạng lưới thương mại trong sản phẩm CNTT ở khu vực Đông
Á, Đài Loan đã tận dụng những lợi thế trong nước để phát triển ngành công nghệ này,
đưa nó trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn trong nền kinh tế và tham gia ngày càng
sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Kể từ khi cách mạng CNTT bùng nổ, sản xuất tại nước ngoài phát triển rất nhanh
trong lĩnh vực này. Các nhà lãnh đạo của các chi nhánh OEM đã thiết lập được hệ
thống điểm sản xuất, bán hàng mới ở nước ngoài và trong một số trường hợp các cơ
sở sản xuất này đã xác lập được vị trí chắc chắn của mình trong mạng lưới sản xuất
toàn cầu. Các OEM của Mỹ như Compaq, Dell, Hewlett - Packard, IBM, Intel...ngày
càng mở rộng mạng lưới của mình ra thế giới, trong đó có khu vực Đông Á. Nhờ sự
phát triển của mạng lưới sản xuất toàn cầu đã hình thành nên mạng OEM mới. Hãng
Electronics đã thành lập 62 nhà máy tại nhiều nước trên thế giới, hãng Soletron cũng
đã xây dựng nhiều công xưởng, nhà máy chế tạo tại 70 nước, hãng SCI cũng có 100
nhà máy được thiết lập trên thế giới. Tốc độ tăng trưởng các nhà chế tạo theo hợp
đồng trong ngành điện tử của Châu Á rất nhanh. Số lượng các nhà sản xuất theo hợp
đồng trong thời kỳ 1996-2000 tăng 50% và tổng thu nhập trong thời kỳ này đã tăng
lên 4 lần. Tỷ lệ tăng trưởng của công nghiệp điện tử Châu Á gần đây chủ yếu do quá
trình M&A tạo nên. Năm 2001 các hãng Châu Á giành được 13% số hợp đồng chế
tạo, năm 2002 tăng lên 16,3%. Gần đây các nhà sản xuất theo hợp đồng của Châu Á
đối với các hãng công nghiệp điện tử lớn của Mỹ đang tăng. Suốt cả thập niên 1990,
các hợp đồng trong lĩnh vực CNTT có quy mô lớn mà các hãng Châu Á giành được
đều dựa vào nguồn tài chính của Mỹ và Châu Âu cung cấp. Điều này đã tạo cơ hội
thuận lợi cho các nước Đông Á tập trung đầu tư vào hoạt động sáng tạo, tổ chức lại
mạng lưới sản xuất mới có thể giành được những hợp đồng lớn và mở rộng mạng lưới
sản xuất tại Đông Á. Sự phát triển nhanh mạnh của ngành công nghệ điện tử thông
86
tin trên thế giới đã buộc các nước Đông Á, trong đó có Đài Loan, phải linh hoạt trong
việc đầu tư vào các doanh nghiệp điện tử thông tin của nước này, đa dạng hóa sản
xuất các loại sản phẩm, mở rộng mạng lưới cung cấp linh kiện và gia công hàng hóa
cho các hãng nước ngoài, đồng thời phải dung hóa lợi ích giữa các OEM và các nhà
sản xuất theo hợp đồng, từ đó nắm bắt các bí quyết công nghệ và các kỹ năng quản
lý, dần dần nâng cấp ngành CNTT của nước mình dưới sự hỗ trợ chính sách tích cực
của chính phủ.
3.2. Các chính sách và biện pháp tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của
ngành CNTT Đài Loan
3.2.1. Phát triển cơ sở hạ tầng cho chuỗi cung ứng toàn cầu ngành CNTT
Để tập trung phát triển cơ sở hạ tầng ngành CNTT tham gia chuỗi cung ứng
toàn cầu, Đài Loan đã nỗ lực hết sức mình trong việc đầu tư R&D. Tính đến thời
điểm năm 2011, Đài Loan có khoảng 19 viện nghiên cứu công nghệ do nhà nước
thành lập, trong đó có 8 viện nghiên cứu có chức năng thiết kế chính sách công nghiệp,
công nghệ, và 11 viện nghiên cứu có chức năng thực hiện công nghiệp, công nghệ
[57]. Trong số các viện nghiên cứu đó, có các viện chuyên về chức năng nghiên cứu
công nghệ thong tin như Viện nghiên cứu công nghệ công nghiệp (ITRI), Viện nghiên
cứu CNTT (III), Công viên khoa học Hsinchu.
Viện nghiên cứu công nghệ công nghiệp (ITRI): Do Bộ quan hệ kinh tế thành lập
vào năm 1974, với chức năng tập trung R&D trong các lĩnh vực công nghệ phần cứng
như: máy tính, vi mạch, thiết bị ngoại vi, bán dẫn, thiết bị viễn thông. Trong ITRI có
Viện công nghiệp điển tử - ERSO- được thành lập liên quan đến việc thu hút đầu tư
của các nhà đầu tư nước ngoài trong các dự án sản xuất vi mạch thế hệ đầu ở Đài Loan.
Trong thời gian mới thành lập, ITRI đóng vai trò là vườn ươm công nghệ và chế
tạo. Sau một thời gian hoạt động ban đầu, ITRI đã tập trung vào phát triển các công
nghệ công nghiệp chiến lược và chuyển giao các công nghệ này sang sản xuất thương
mại . Năm 1978, nhà máy vi mạch đầu tiên được thành lập trong khuôn khổ ITRI.
Sau đó, vào năm 1979, ITRI phát triển thành công con chip vi mạch thương mại cho
đồng hồ và bắt đầu đặt hàng cho các nhà công nghiệp trong nước sản xuất, thúc đẩy
87
tiến trình sản xuất đồng hồ điện tử trong nước. ITRI đã đóng vai trò tích cực trong
việc kết nối nghiên cứu với sản xuất, giữa công nghệ và hàng hóa, tập trung chủ yếu
vào vấn đề triển khai (D) hơn vấn đề nghiên cứu (R) để tránh những sai lầm chung
của nhiều nước khi nghiên cứu không được ứng dụng trong thực tiễn. Cho đến nay,
ITRI là một tổ chức nghiên cứu có chi tiêu R&D lớn nhất của Đài Loan thông qua 3
hình thức cấp giấy phép, spin - off và liên doanh với nước ngoài. Công ty công nghệ
spin-off được hiểu là các công ty công nghệ triển khai các kết quả nghiên cứu ứng
dụng của các nhà khoa học với hình thức đồng sở hữu của cơ sở nghiên cứu và nhà
phát minh, và được quản lý độc lập với cơ sở nghiên cứu. Công ty này phát triển và
sản xuất sản phẩm từ công nghệ được phát triển bởi nhà nghiên cứu, và bán sản phẩm
ra thị trường thông qua các kênh phân phối thích hợp. Hoặc ở quy mô thấp hơn, công
ty spin-off có thể là một kênh trung gian để tiếp tục phát triển công nghệ nhằm chuyển
giao tới các doanh nghiệp sản xuất lớn hơn. Tính đến năm 2011, ITRI có khoảng 5800
nhân viên, trong đó có 1200 tiến sĩ, 80% nhiệm vụ của ITRI là R&D. ITRI có mối
quan hệ hợp tác chặc chẽ với Công viên khoa học Hsinchu và các trường đại học
nghiên cứu, đồng thời có các chương trình phối hợp đào tạo ở nước ngoài như các
nước Việt Nam, Philippines, Ấn Độ, Ba Lan.
Năm 1979, Viện nghiên cứu CNTT (III) được thành lập, với nhiệm vụ đầu tư
R&D cho công nghệ phần mềm, tìm kiếm thông tin thị trường, khai thác các CNTT.
Được sự hỗ trợ của chính phủ, các viện hàn lâm, các tổ chức tư nhân, nhiệm vụ chính
của III là phát triển phần mềm, cung cấp các chỉ dẫn và tư vấn chính sách cho chính
phủ và các tổ chức tư nhân. III còn là cơ sở đào tạo ở Đài Loan trong lĩnh vực CNTT.
Công viên khoa học Hsinchu (HSP) (còn gọi là công viên khoa học Tân Trúc)
được thành lập năm 1980, được đánh giá là mô hình thành công của Đài Loan trong
phát triển CNTT. Tính đến cuối năm 2010, HSP có 449 công ty làm thuê , doanh số
bán là 41 tỷ USD/năm, trong đó có 44 công ty nước ngoài. Số lượng lao động làm việc
tại HSP là 139.416 người, trong đó có 4.134 người nước ngoài. Doanh số năm 2010
của HSP tính theo các loại sản phẩm là như sau: chip điện tử (67,5%), quang điện tử
(chiếm 20,7%), máy tính (6,4%), viễn thông (2,7%), máy móc khác (2,4%) [57]. Mô
88
hình Hshinchu được cho là theo mẫu thung lũng Sillicon, khuyến khích đầu tư mạo
hiểm vào Đài Loan như là một giải pháp để nhiều doanh nhân công nghiệp cao có thể
tiếp cận nguồn tài chính để khởi nghiệp. Để thu hút doanh nghiệp vào HSP, Chính phủ
Đài Loan đã đưa ra hàng loạt chính sách ưu đãi, chủ yếu bao gồm: miễn thuế 5 năm,
mức thuế doanh nghiệp tối đa 22%, miễn thuế nhập khẩu máy móc, linh kiện, nguyên
liệu và bán thành phẩm, khuyến khích nhà đầu tư góp vốn cổ phần bằng các bằng sáng
chế và “know-how”. Chính phủ cũng trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất công
nghiệp, hùn vốn với các nguồn vốn tư nhân để thành lập các công ty liên doanh. HSP
được coi là vườn ươm của các công ty sản xuất vi mạch hàng đầu như TSMC và UMC
(United Microelectronics). Ba lợi thế lớn của các cụm liên kết ngành/công viên khoa
học này là sự tiếp cận lao động và đầu vào chuyên dụng dễ dàng hơn và hiệu ứng tràn
về công nghệ trong nội bộ cụm đã thu hút các công ty điện tử lớn toàn cầu thuê ngoài
các công ty Đài Loan. Tại HSP, đầu tư cho R&D rất được coi trọng. Hàng năm khoảng
1,4 tỉ USD, 5% doanh thu, được các công ty trong HSP chi ra cho R&D để sản xuất
các sản phẩm mới. Riêng năm 2004 đã có 3.026 bằng sáng chế, thành quả nghiên cứu
của 10.918 chuyên viên nghiên cứu R&D (khoảng 11% tổng số lao động đang làm việc
ở đây) đã được công nhận. Một thống kê của Đài Loan cho thấy trong năm 2004, riêng
HSP đã đóng góp 10% tổng sản lượng ngành công nghiệp, 24,95% CNTT, 8% ngoại
thương và sử dụng khoảng 11% những sáng chế của Đài Loan [20].
Nhìn chung, chi tiêu mạnh tay cho R&D đã đưa Đài Loan trở thành nền kinh tế
phát huy sáng kiến hiệu quả trong ngành CNTT. Vai trò của ITRI trong vấn đề này
là rất lớn, thông qua việc liên kết giữa các đối tác nước ngoài và các trường đại học
của Đài Loan. Năm 2004, chi tiêu R&D của khu vực chính phủ (trong đó có ITRI)
chiếm 23,2% tổng chi tiêu R&D của quốc gia, năm 2008 giảm còn 16,8%, nhường vị
trí cho chi tiêu R&D của các doanh nghiệp t nhân (chiếm 70,7% năm 2008). Trong
GDP, chi tiêu R&D của Đài Loan đã tăng rất nhanh, từ 2,32% GDP năm 2004 lên
2,77% GDP năm 2008. 70% chi tiêu R&D là giành cho CNTT, cho thấy Đài Loan có
những ưu tiên đặc biệt cho ngành này. So với các nước có chi tiêu R&D lón trên thế
giới, Đài Loan là nước đứng đầu thế giới về chi tiêu R&D cho CNTT. [70].
89
Hình 3.2.Chi tiêu R&D cho các ngành công nghệ cao của Đài Loan
(triệu TWD và %)
Nguồn: National Science Council, (2010). Indicators of Science and
Technology, Taiwan, 2009. Website:
Trong nội bộ ngành CNTT, chi tiêu R&D chiếm 71,6% tổng chi tiêu R&D của
chính phủ năm 2004, tăng dần lên đạt mức 73,9% trong tổng chi tiêu R&D của chính
phủ năm 2008. Tính theo phân ngành, chi tiêu R&D trong ngành CNTT ưu tiên chủ
yếu cho chiến lược “Two trillion”, đặc biệt là cho ngành LCD và vi mạch (chiếm
88,9% tổng chi tiêu R&D cho ngành CNTT giai đoạn 2001-2006). Chi tiêu R&D của
các doanh nghiệp trong ngành CNTT năm 2008 cụ thể như sau: TSMC đứng hàng
thứ nhất, có chi tiêu R&D chiếm 6,16% doanh thu năm 2008, tổng chi tiêu của TSMC
năm 2008 là 629,35 triệu USD. Tiếp theo là Mediatel (480,05 triệu USD, chiếm 22,24%
doanh thu năm 2008); HTC (305,16 triệu USD, chiếm 6,3% doanh thu); Hon Hai
(291,63 triệu USD, chiếm 0,62% doanh thu)
Bảng 3.1. Chi tiêu R&D của 20 doanh nghiệp CNTT hàng đầu Đài Loan
năm 2008
Công ty
Chi phí
R&D (Tỷ
USD)
Tỷ trọng
dành cho
R&D
Xếp
hạng
(2008)
Thứ
hạng
(2007)
TSMC 629.35 6.16% 1 1
Mediatek 480.05 22.24% 2 3
HTC 305.16 6.30% 3 13
Hon Hai Precision (Foxconn) 291.63 0.62% 4 7
90
UMC 260.15 8.86% 5 2
Nanya Techonology 202.96 17.62% 6 6
CMO (Chi Mei Optoelectronics) 202.24 2.06% 7 4
Wistron 197.33 1.47% 8 10
Asustek 174.07 2.20% 9 5
Quanta 171.26 0.71% 10 11
AUO 169.28 1.26% 11 9
Compal 150.01 1.18% 12 14
CPT (Chunghwa Picture Tubes) 135.73 4.26% 13 8
Inventec 117.24 1.05% 14 20
PSC (Powerchip Semiconductor) 109.41 6.53% 15 17
CHT (Chunghwa Telecom) 100 1.69% 16 16
Realtek 99.77 18.78% 17 21
Novatek 90.52 10.90% 18 29
Macronix 86.28 11.69% 19 19
ProMOS 80.07 8.23% 20 18
Nguồn: Shin Horng Chen, Pei Chang Wen, Meng Chung Liu (2011), Trends in
public and private investments in ICT R&D in Taiwan, JRC, European Commission,
JRC 63993-2011
Để tham gia hiệu quả vào chuỗi OEM/ODM, ngành CNTT Đài Loan đã tập
trung đầu tư vào khâu tìm tòi ý tưởng ban đầu và thiết kế sản phẩm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_tham_gia_chuoi_cung_ung_toan_cau_nganh_cong_nghe_tho.pdf