Luận án Thi hành án hành chính ở Việt Nam - Lý luận và thực tiễn

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC, BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

PHẦN MỞ ĐẦU.1

1. Tính cấp thiết của đề tài .1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài .3

2.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài.3

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.4

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.4

3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài .4

3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài.5

4. Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn của Luận án.5

5. Những điểm mới của Luận án .6

6. Cơ cấu của Luận án .6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT

CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .7

1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu .7

1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam .7

1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.26

1.1.3. Đánh giá chung tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài và những vấn đề được

luận án tiếp tục nghiên cứu.33

1.2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu.34

1.2.1. Cơ sở lý thuyết .34

1.2.2. Phương pháp nghiên cứu.37

Kết luận Chương 1 .39

CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THI HÀNH ÁN HÀNH CHÍNH Ở

VIỆT NAM .40

2.1. Khái niệm, bản chất của thi hành án .40

2.2. Khái niệm, đặc điểm, vai trò và những yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới hiệu quả thi

hành án hành chính ở Việt Nam.46

pdf272 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 19/02/2022 | Lượt xem: 421 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thi hành án hành chính ở Việt Nam - Lý luận và thực tiễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có một trong các hành vi quy định tại Điều 23 Nghị định này; người đứng đầu cơ quan, tổ chức thiếu trách nhiệm trong việc chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc THAHC để xảy ra hậu quả rất nghiêm trọng. Thứ ba, hạ bậc lương áp dụng đối với công chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật về THAHC sau đây: có hành vi quy định tại Khoản 1, 2 hoặc 3 Điều 21 Nghị định 71/2016/NĐ-CP và gây hậu quả nghiêm trọng; sau khi có quyết định buộc THAHC mà vẫn không chấp hành, chấp hành không đúng hoặc không đầy đủ nội dung bản án, quyết định của Tòa án và gây hậu quả nghiêm trọng. Thứ tư, giáng chức áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có một trong các hành vi vi phạm pháp luật về THAHC sau đây: sau khi có quyết định buộc THAHC mà vẫn không chấp hành, chấp hành không đúng hoặc không đầy đủ nội dung bản án, quyết định của Tòa án và gây hậu quả rất nghiêm trọng nhưng đã thành khẩn kiểm điểm trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật; người đứng đầu cơ quan, tổ chức thiếu trách nhiệm trong việc chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc THAHC, để xảy ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Thứ năm, cách chức áp dụng đối với công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có một trong các hành vi vi phạm pháp luật về THAHC sau đây: sau khi có quyết 111 định buộc THAHC mà vẫn không chấp hành, chấp hành không đúng hoặc không đầy đủ nội dung bản án, quyết định của Tòa án và gây hậu quả rất nghiêm trọng; bị phạt tù cho hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ về tội không chấp hành án hoặc tội cản trở việc thi hành án; viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có một trong các hành vi quy định tại Điều 24 Nghị định 71/2016/NĐ-CP. Thứ sáu, buộc thôi việc áp dụng đối với công chức, viên chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật về THAHC sau đây: sau khi có quyết định buộc THAHC mà vẫn không chấp hành, chấp hành không đúng hoặc không đầy đủ nội dung bản án, quyết định của Tòa án và gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng; bị phạt tù mà không được hưởng án treo về tội không chấp hành án hoặc tội cản trở việc thi hành án. Về nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật: được áp dụng theo quy định tại Nghị định 71/2016/NĐ-CP, đối với các nội dung chưa được quy định thì thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức. Việc xử lý kỷ luật trong THAHC có thể áp dụng đồng thời với một số biện pháp xử lý vi phạm khác. Xử lý kỷ luật trong THAHC sẽ áp dụng đồng thời với việc truy cứu trách nhiệm hình sự xảy ra khi cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội không chấp hành án, tội không thi hành án, tội cản trở thi hành án và bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật164. Đối với biện pháp trách nhiệm vật chất, biện pháp công khai thông tin về việc không chấp hành án cũng như biện pháp xem xét đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức cũng được áp dụng đồng thời với biện pháp xử lý kỷ luật với công chức. Tuy nhiên, việc xử lý kỷ luật không thể đồng thời áp dụng với việc xử phạt vi phạm hành chính. Điều 1 Nghị định 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính quy định “Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức thực hiện hành vi vi phạm khi đang thi hành công vụ, nhiệm vụ và hành vi vi phạm đó thuộc công vụ, nhiệm vụ được giao, thì không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, mà bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức”. 3.1.6.2. Xử phạt vi phạm hành chính 164 Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 34/NĐ-CP ngày 17/5/2011 về các hành vi bị xử lý kỷ luật bao gồm: 1. Vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ, đạo đức và văn hóa giao tiếp của công chức trong thi hành công vụ; những việc công chức không được làm quy định tại Luật Cán bộ, công chức. 2. Vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật. 3. Vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 112 Xử phạt vi phạm hành chính trong THAHC là việc các chủ thể có thẩm quyền áp dụng các hình thức xử phạt đối với cá nhân và tổ chức thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động THAHC. Mục đích của xử phạt là nhằm truy cứu trách nhiệm hành chính đối với một hành vi vi phạm cụ thể và quan trọng hơn là giáo dục, ngăn chặn những hành vi vi phạm trong THAHC. Theo quy định tại Điều 27 Nghị định 71/2016/NĐ-CP thì việc xử phạt trong THAHC được áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân cố ý không chấp hành án hoặc cản trở thi hành án. Về thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử phạt, mức xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Như vậy, cũng giống như một số biện pháp xử lý vi phạm khác, Luật TTHC năm 2015 và các văn bản hướng dẫn không quy định chi tiết về việc xử phạt mà viện dẫn sang quy định của pháp luật chuyên ngành, cụ thể là pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Xét về cấu thành vi phạm pháp luật trong THAHC, chủ thể thực hiện hành vi vi phạm có phạm vi rộng, bao gồm cả cá nhân, cơ quan và tổ chức. Chúng tôi cho rằng quy định này là phù hợp với thực tế hiện nay vì chủ thể vi phạm các quy định của pháp luật về THAHC không chỉ là cá nhân mà còn có cả cơ quan và tổ chức – là những người có nghĩa vụ thi hành án hoặc có liên quan đến việc THAHC theo phán quyết trong bản án, quyết định của Tòa án nhưng đã vi phạm việc thi hành án. Về hành vi trái pháp luật THAHC bị xử lý là hành vi không chấp hành án hoặc cản trở thi hành án. So với biện pháp truy cứu trách nhiệm hình sự thì hành vi trái pháp luật bị áp dụng xử phạt hành chính không có hành vi không thi hành án. Một trong những nguyên nhân mà nhà làm luật loại trừ việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không thi hành án là vì tính chất và mức độ gây nguy hiểm cho xã hội ở mức độ cao của loại hành vi này, vì vậy cần phải được xử lý hình sự để bảo đảm tính răn đe, giáo dục, trừng trị người có hành vi vi phạm. Về thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử phạt, mức xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, cụ thể là Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Nghị định và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. 3.1.6.3. Truy cứu trách nhiệm hình sự Truy cứu trách nhiệm hình sự là biện pháp xử lý vi phạm nghiêm khắc nhất trong số các biện pháp xử lý vi phạm đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về THAHC. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 28 Nghị định 71/2016/NĐ-CP, việc truy cứu trách nhiệm hình sự được áp dụng đối với người có hành vi không thi hành án, không chấp hành án, cố ý cản trở việc thi hành án có đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Theo quy định này, ba hành vi đủ yếu tố cấu thành tội phạm bị truy cứu trách nhiệm hình sự bao gồm: hành vi không thi hành án, không chấp hành án, cố ý cản trở việc thi hành án. Tương ứng với ba hành vi này 113 là ba tội sau đây được Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định: tội không thi hành án (Điều 379)165, tội không chấp hành án (Điều 380)166 và tội cản trở việc thi hành án (Điều 381)167. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 28 Nghị định 71/2016/NĐ-CP thì người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của người phải thi hành án, cơ quan THADS, cơ quan quản lý nhà nước về THAHC tùy theo nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm đề nghị cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự trong THAHC. Hiện nay, theo pháp luật hình sự Việt Nam thì việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm liên quan đến thi hành án chỉ truy cứu đối với cá nhân mà không truy cứu trách nhiệm đối với tổ chức. Bên cạnh đó, hành vi bị truy cứu trách nhiệm hình sự chỉ dừng lại ở ba hành vi là không thi hành án, không chấp hành án và cản trở việc thi hành án. Đối với các hành vi khác thường xảy ra quá trình THAHC nhưng không bị truy cứu trách nhiệm như: hủy hoại đối tượng thi hành án, sử dụng trái phép, tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu hoặc thay đổi tình trạng của đối tượng thi hành án Hình phạt mà Tòa án áp dụng đối với nhóm tội phạm này cũng không đa dạng mà chỉ dừng lại ở ba loại là tù có thời hạn, phạt tiền và cấm đảm nhiệm chức vụ trong thời gian nhất định. Ngoài ra, mức hình phạt có thể lên đến 05 năm hoặc 10 năm tù là tương đối cao, mang tính trừng phạt nghiêm khắc đối với các loại tội phạm này. 3.1.6.4. Trách nhiệm vật chất trong thi hành án hành chính Trách nhiệm vật chất trong THAHC được quy định tại Điều 29 Nghị định 71/2016/NĐ-CP. Trong khi đó, Khoản 2 Điều 314 Luật TTHC năm 2015 đề cập đến nội dung bồi thường thiệt hại. Nội dung của hai văn bản quy phạm pháp luật này quy định khác biệt về chủ thể chịu trách nhiệm, hành vi vi phạm chịu trách nhiệm và chế tài áp dụng đối với người vi phạm. Khoản 2 Điều 314 Luật TTHC năm 2015 quy định như sau “Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý cản trở việc thi hành án thì tùy từng trường hợp mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”. Như vậy, xét về chủ thể 165 Đối với tội không thi hành án, người có thẩm quyền cố ý không ra quyết định thi hành án hoặc không thi hành quyết định thi hành bản án, quyết định của Tòa án thì tùy theo tính chất và mức độ của hành vi phạm tội sẽ bị áp dụng cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù đến 10 năm. Đồng thời, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 166 Đối với tội không chấp hành án, người có điều kiện mà không chấp hành bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì có thể bị áp dụng mức phạt tù từ 03 tháng đến 05 năm, đồng thời người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. 167 Đối với tội cản trở việc thi hành án có khung hình phạt thấp nhất là bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm và tối đa là 05 năm tù giam, ngoài ra người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Đối tượng bị áp dụng tội phạm này là đối với người lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý cản trở việc thi hành án. 114 chịu trách nhiệm bồi thường theo Luật TTHC năm 2015 là chủ thể đặc biệt – có chức vụ quyền hạn. Hiểu theo quy định này thì việc bồi thường thiệt hại trong THAHC chỉ áp dụng đối với người phải THAHC là người bị kiện trong VAHC vì người bị kiện trong VAHC luôn là cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước hoặc chủ thể được trao quyền. Ngoài người phải THAHC là người bị kiện trong VAHC phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì cơ quan, người có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức THAHC cũng là người phải chịu trách nhiệm bồi thường nếu gây ra thiệt hại trong quá trình tổ chức thi hành án. Về hành vi phải chịu trách nhiệm bồi thường theo Luật TTHC năm 2015 là hành vi cố ý cản trở việc THAHC. Biện pháp chế tài mà người vi phạm phải thực hiện là bồi thường thiệt hại. Điều 29 Nghị định 71/2016/NĐ-CP quy định về trách nhiệm vật chất trong THAHC như sau: “Người phải thi hành án trong quá trình thi hành án mà gây ra thiệt hại thì phải khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại, hoàn trả theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, pháp luật về dân sự”. Theo quy định này, người phải chịu trách nhiệm vật chất trong THAHC rộng hơn so với quy định của Luật TTHC năm 2015 vì người phải THAHC là người bị áp dụng. Trong khi đó, người phải THAHC là cá nhân, cơ quan, tổ chức phải thực hiện nghĩa vụ trong bản án, quyết định của Tòa án về VAHC168, có thể là người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong VAHC. Một điểm đặc biệt là Nghị định 71/2016/NĐ-CP xác định bất cứ hành vi nào gây ra thiệt hại trong quá trình THAHC đều phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà không chỉ riêng hành vi cố ý cản trở việc THAHC như quy định của Luật TTHC năm 2015. Các hình thức chế tài mà người vi phạm bị áp dụng cũng đa dạng và phong phú hơn so với Luật TTHC năm 2015 khi bao gồm: khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại, hoàn trả theo quy định của pháp luật. Về trình tự, thủ tục và thẩm quyền áp dụng, Nghị định 71/2016/NĐ-CP cũng quy định rõ là áp dụng theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, pháp luật về dân sự. Việc dẫn chiếu quy định của Nghị định 71/2016/NĐ-CP có điểm bất cập là hiện nay Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 chỉ xác định việc bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực THAHS và THADS mà không có THAHC169. 3.1.6.5. Các biện pháp xử lý khác Mục 3 Chương III Nghị định 71/2016/NĐ-CP quy định về các biện pháp xử lý khác trong THAHC bao gồm: công khai thông tin về việc không chấp hành án (Điều 30) và 168 Khoản 4 Điều 3 Nghị định 71/2016/NĐ-CP. 169 Điều 20, Điều 21 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017. 115 xem xét đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức vi phạm pháp luật về THAHC (Điều 31). Những biện pháp này lần đầu được Nghị định 71/2016/NĐ-CP ghi nhận và có thể áp dụng đồng thời với một số biện pháp xử lý đã được phân tích ở trên. Nếu căn cứ vào các quy định của pháp luật, có thể nhận thấy hai biện pháp này không thuộc một trong các loại trách nhiệm pháp lý được các ngành luật tương ứng hiện nay điều chỉnh nên Nghị định 71/2016/NĐ-CP tách ra quy định riêng thành các biện pháp xử lý khác. Thứ nhất, công khai thông tin về việc không chấp hành án: điều kiện để áp dụng biện pháp này là người phải thi hành án đã hết thời hạn tự nguyện thi hành theo quy định của pháp luật nhưng đã không thi hành và đã bị Tòa án ra quyết định buộc THAHC. Thẩm quyền thực hiện biện pháp này thuộc về Cục THADS đối với các vụ việc thuộc thẩm quyền theo dõi của Cục và các Chi cục THADS trực thuộc. Về nội dung thực hiện, Cục THADS tổ chức công khai quyết định buộc THAHC bằng hình thức đăng tải trên trang thông tin điện tử của Cục THADS đối với các vụ việc thuộc thẩm quyền theo dõi của Cục và các Chi cục THADS trực thuộc; đồng thời tích hợp trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục THADS thuộc Bộ Tư pháp và Cổng thông tin điện tử Chính phủ đối với các vụ việc người phải thi hành án là UBND cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Nội dung thông tin của người phải thi hành án bị công khai gồm: tên, địa chỉ của người phải thi hành án; số, ngày, tháng, năm và tên Tòa án ra quyết định buộc THAHC và nghĩa vụ phải thi hành. Việc chấm dứt công khai thông tin được thực hiện trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo kết quả về việc thi hành xong. Đối với các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự hay xử lý kỷ luật làm hạn chế quyền tự do, quyền tài sản và quyền nhân thân của người bị xử lý thì biện pháp công khai thông tin về việc không chấp hành án đánh vào tâm lý nhằm tạo ra sức ép để người không chấp hành án phải nhanh chóng THAHC. Mặc dù quy định của pháp luật hiện nay chưa nói rõ nhưng căn cứ quy định về thủ tục THAHC có thể xác định chủ thể bị áp dụng biện pháp này chỉ là người bị kiện trong VAHC vì quyết định buộc THAHC của Tòa án chỉ áp dụng đối với người phải thi hành án là người bị kiện170. Thứ hai, xem xét đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức vi phạm pháp luật về THAHC: việc đánh giá, phân loại cán bộ, công chức là làm rõ ưu điểm, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực, hiệu quả công tác của cán bộ, công chức, viên chức để làm căn cứ tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo, 170 Lê Việt Sơn (2019), “Những bất cập và các kiến nghị hoàn thiện các quy định về quyết định buộc thi hành bản án, quyết định của Tòa án trong VAHC”, Tạp chí Kiểm sát, số 02, tr. 53. 116 bồi dưỡng, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức171. Vì vậy, đối với các cán bộ, công chức và viên chức có hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình THAHC bị xem xét đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức cũng là một trong những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao việc chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình THAHC. Theo Điều 31 Nghị định 71/2016/NĐ-CP, cơ sở thực tế để áp dụng biện pháp này là cán bộ, công chức và viên chức có hành vi vi phạm pháp luật về THAHC, bao gồm hai dạng sau: một là, cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật có nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến việc THAHC nhưng đã không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ, quyền hạn của mình; hai là, cán bộ, công chức, viên chức là người phải thi hành án nhưng đã không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trong phần bản án, quyết định của Tòa án đã tuyên. Đối với cán bộ, công chức và viên chức có một trong hai hành vi vi phạm trên sẽ không được xét thi đua, khen thưởng và việc đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức ở mức cao nhất chỉ là hoàn thành nhiệm vụ. Việc được xét thi đua, khen thưởng cũng như được đánh giá cao trong việc thực hiện nhiệm vụ là mục tiêu phấn đấu cũng như động lực quan trọng thúc đẩy mỗi cá nhân trong quá trình công tác. Do đó, đối với những cán bộ, công chức, viên chức vi phạm pháp luật về THAHC thì việc không được xem xét thi đua, khen thưởng, không được đánh giá, phân loại ở mức độ hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sẽ có tác động tích cực nhất định đến nhận thức và hành vi của các chủ thể này trong việc thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về VAHC172. Mặc dù Luật TTHC năm 2015 và Nghị định 71/NĐ-CP/2016 đã có nhiều sửa đổi, bổ sung quan trọng về việc xử lý vi phạm trong THAHC. Tuy vậy, qua việc nghiên cứu cho thấy vẫn còn một số hạn chế, bất cập như sau: Thứ nhất, chưa có những quy định cụ thể điều chỉnh việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong THAHC. Như trong phần trên đã phân tích, các quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử phạt, mức xử phạt vi phạm hành chính trong THAHC được Nghị định 71/2016/NĐ-CP dẫn chiếu sang pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Tuy nhiên, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hiện nay không có Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực THAHC. Chính vì không có văn bản xử lý nên khi áp dụng việc xử phạt trong thực tiễn, chủ thể có thẩm quyền áp 171 Trường Đại học Luật Tp. HCM (2018), Tlđd (51), tr. 345. 172 Nguyễn Thanh Thư (2017), Tlđd (66), tr. 28. 117 dụng Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân gia đình, THADS, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã và Nghị định số 67/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2013/NĐ-CP173. Việc áp dụng các Nghị định này để xử phạt là không hợp lý vì đây không phải là văn bản quy phạm điều chỉnh việc xử phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong THAHC. Mặt khác, bản chất của THAHC và THADS có nhiều điểm đặc trưng khác biệt nên không thể áp dụng chung cùng loại văn bản. Thứ hai, quy định về đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong THAHC theo pháp luật TTHC có sự mâu thuẫn với quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Như đã phân tích ở Mục 3.1.6.1 và Mục 3.1.6.2, đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong THAHC là người phải THAHC có hành vi vi phạm nghĩa vụ thi hành án. Người phải thi hành án có thể là người khởi kiện (thường là cá nhân, tổ chức trong xã hội) hoặc là người bị kiện trong vụ án (luôn là cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước). Tuy nhiên, nếu căn cứ vào Điều 1 Nghị định 81/2013/NĐ-CP thì người phải THAHC là người bị kiện trong VAHC vi phạm các nghĩa vụ THAHC thì không bị xử phạt vi phạm hành chính mà chỉ bị xử lý kỷ luật vì hành vi vi phạm nghĩa vụ THAHC là hành vi vi phạm khi đang thi hành công vụ, nhiệm vụ. Chúng tôi cho rằng, quy định của Nghị định 81/2013/NĐ-CP là không phù hợp bởi việc xử lý kỷ luật không làm vô hiệu hóa việc xử lý vi phạm hành chính và tuyệt đối không áp dụng xử phạt vi phạm hành chính để thay thế cho hình thức xử lý kỷ luật. Đây là hai loại trách nhiệm pháp lý hoàn toàn khác nhau. Do đó, cần sớm sửa đổi quy định của Nghị định 81/2013/NĐ-CP để tránh sự mâu thuẫn với việc áp dụng xử phạt vi phạm hành chính trong THAHC. Thứ ba, việc đánh giá mức độ hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật trong THAHC để làm căn cứ áp dụng các hình thức kỷ luật chưa được quy định rõ ràng. Theo Nghị định 71/2016/NĐ-CP, căn cứ vào mức độ hậu quả ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do hành vi vi phạm pháp luật trong THAHC gây ra để làm căn cứ áp dụng các hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức hay buộc thôi việc. Tuy nhiên, pháp luật hiện nay chưa có hướng dẫn về việc đánh giá mức độ thiệt hại xảy ra từ hành vi vi phạm nên rất khó khăn trong việc xác định đúng hình thức kỷ luật. Thứ tư, chủ thể và hành vi bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong THAHC chưa được quy định phù hợp. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm liên quan 173 Hồ Quân Chính (2015), “Thi hành các bản án, quyết định hành chính ở Thành phố Hồ Chí Minh – Những khó khăn, vướng mắc và một số kiến nghị”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 07, tr. 26. 118 đến thi hành án nói chung và THAHC nói riêng chỉ áp dụng đối với cá nhân mà không áp dụng đối với tổ chức như quy định hiện nay là không phù hợp. Trong hoạt động TTHC, pháp luật có quy định rất rõ là đương sự trong vụ án có thể là cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức. Trường hợp cơ quan, tổ chức là người thua kiện trong VAHC thì họ là người có nghĩa vụ phải thực thi các phán quyết của Tòa án. Do đó, việc không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tổ chức vi phạm nghĩa vụ THAHC dẫn đến một số điểm bất cập là: (1) Vi phạm nguyên tắc “Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong TTHC” được Luật TTHC năm 2015 quy định tại Khoản 2 Điều 17 Luật TTHC năm 2015174. Đối với cá nhân vi phạm thì bị áp dụng biện pháp xử lý nặng nhất trong số các biện pháp xử lý vi phạm, trong khi tổ chức vi phạm lại không áp dụng biện pháp này tạo nên sự thiếu công bằng giữa các chủ thể tham gia vào hoạt động TTHC và hoạt động thi hành án. (2) Cơ quan, tổ chức là đương sự trong VAHC có số lượng tương đối lớn trong tổng số các VAHC được giải quyết vì trong thực tiễn chủ thể quản lý thường ban hành nhiều quyết định hành chính, hành vi hành chính tác động đến các đối tượng này. Cho nên cơ quan, tổ chức vi phạm THAHC trong thực tiễn cũng chiếm số lượng lớn. Vì vậy, việc không xử lý hình sự đối với các cơ quan, tổ chức vi phạm trong THAHC sẽ tạo nên một thiếu sót và lỗ hổng trong quy định của pháp luật, khiến cho biện pháp truy cứu trách nhiệm hình sự mất đi tính răn đe và phòng ngừa tội phạm. Các cơ quan và tổ chức trong xã hội có hành vi xem thường pháp luật và có thể tái phạm ở mức độ cao hơn. (3) Hành vi vi phạm của tổ chức trong THAHC thường mang tính nguy hiểm cho xã hội cao hơn so với cá nhân. Ngoài ra, thiệt hại mà các cơ quan, tổ chức gây ra cho xã hội lại nặng nề hơn so với cá nhân. Đặc biệt một bên đương sự trong THAHC luôn là cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước, nếu các chủ thể này vi phạm nghĩa vụ THAHC thì mức độ, hậu quả tác động đến xã hội sẽ cao hơn vì đây có thể là các chủ thể thực thi pháp luật nhưng lại có hành vi vi phạm pháp luật. (4) Nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay đã và đang áp dụng việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cơ quan, tổ chức trong đó có các cơ quan nhà nước và mang lại hiệu quả cao như Anh, Trung Quốc, Estonia Hình phạt đối với các cơ quan, tổ chức mà pháp luật các nước quy định là hình phạt tiền, cấm thực hiện một số hoạt động nhất định của cơ quan tổ chức đó trong một khoảng thời gian nhất định, cấm đảm nhiệm chức vụ đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức vi phạm. Chúng tôi cho rằng quy định của pháp luật các nước rất tiến bộ vì đã giải quyết được vướng mắc lớn là nên áp dụng loại hình phạt nào cho cơ quan, tổ chức nếu các chủ thể này phạm tội. 174 Khoản 2 Điều 17 Luật TTHC năm 2015 quy định “Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân bình đẳng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong TTHC trước Tòa án”. 119 Với các lập luận trên, việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật về THAHC nói riêng và pháp luật hình sự nói chung

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_thi_hanh_an_hanh_chinh_o_viet_nam_ly_luan_va_thuc_ti.pdf
Tài liệu liên quan