MỞ ĐẦU. 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU . 8
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về đề tài luận án. 8
1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu. 21
1.3. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án . 25
Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THI HÀNH BẢN ÁN, QUYẾT
ĐỊNH CỦA TOÀ ÁN VỀ VỤ ÁN HÀNH CHÍNH . 28
2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thi hành bản án, quyết định của Toà án về vụ
án hành chính. 28
2.2. Chủ thể, đối tượng, thủ tục thi hành bản án, quyết định của Toà án về vụ án
hành chính. 39
2.3. Các yếu tố tác động đến thi hành bản án, quyết định của Toà án về vụ án hành chính. 51
Chương 3: THỰC TRẠNG THI HÀNH BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH CỦA TOÀ ÁN
VỀ VỤ ÁN HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY . 57
3.1. Pháp luật thi hành bản án, quyết định của Toà án về vụ án hành chính ở Việt
Nam hiện nay. 57
3.2. Hoạt động thi hành bản án, quyết định của Toà án về vụ án hành chính ở Việt
Nam hiện nay. 81
3.3. Thực trạng các yếu tố tác động đến thi hành bản án, quyết định của Toà án về
vụ án hành chính ở Việt Nam hiện nay . 103
3.4. Đánh giá chung thực trạng thi hành bản án, quyết định của Toà án về vụ án
hành chính ở Việt Nam hiện nay . 114
Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM HIỆU QUẢ THI HÀNH BẢN
ÁN, QUYẾT ĐỊNH CỦA TOÀ ÁN VỀ VỤ ÁN HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM . 120
4.1. Quan điểm bảo đảm thi hành bản án, quyết định của Toà án về vụ án hành
chính ở Việt Nam. 120
4.2. Giải pháp bảo đảm hiệu quả thi hành bản án, quyết định của Toà án về vụ án
hành chính ở Việt Nam. 125
KẾT LUẬN. 149
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ. 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 152
170 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 363 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thi hành bản án, quyết định của toà án về vụ án hành chính ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thi hành án thuộc về Tòa án đã xét xử sơ thẩm và thẩm quyền theo dõi thi hành án
của Cơ quan THADS cùng cấp.
Một là, thẩm quyền ra quyết định buộc thi hành án thuộc về Toà án đã xét xử
sơ thẩm vụ án. Quy định mới này ngoài việc chấm dứt những vướng mắc từ cơ chế
đôn đốc THAHC còn góp phần nâng cao vai trò của cơ quan tư pháp, đặc biệt là
75
Toà án trong quá trình xét xử VAHC và trong giai đoạn THAHC theo đúng tinh
thần cải cách tư pháp mà Nghị quyết 49-NQ/TW đã nêu rõ: “Mở rộng thẩm quyền
xét xử của Toà án đối với các khiếu kiện hành chính tại Toà án, tạo điều kiện thuận
lợi cho người dân tham gia tố tụng, bảo đảm sự bình đẳng giữa công dân và cơ
quan công quyền trước Toà án”.
Hai là, về chức năng theo dõi THAHC. Thẩm quyền này của cơ quan THADS
vẫn đảm bảo chủ trương của Đảng trong cải cách tư pháp khi yêu cầu Bộ Tư pháp là
cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trong thi hành án nói chung và
THAHC nói riêng. Theo dõi THAHC giúp Chính phủ có những đánh giá khách
quan thực trạng ban hành QĐHC, HVHC của hệ thống cơ quan hành chính nhà
nước để từ đó có những giải pháp quản lý phù hợp. Ngoài ra, chức năng này góp
phần cung cấp thông tin về thực trạng THAHC (số bản án, quyết định đã thi hành
xong, số chưa thi hành hoặc chậm thi hành, những lý do, khó khăn hay vướng mắc
cần phải tháo gỡ).
Thứ ba, quy định cụ thể hơn về trách nhiệm của thủ trưởng Cơ quan cấp trên
trực tiếp của người phải THAHC
Luật TTHC năm 2010 có quy định về vai trò của cơ quan cấp trên trực tiếp của
người phải thi hành án song quy định này khá “mờ nhạt”, do đó trường hợp nếu Cơ
quan cấp trên trực tiếp không chỉ đạo hoặc có chỉ đạo mà cấp dưới vẫn không thi hành
thì hướng giải quyết không được Luật TTHC năm 2010 xác định cụ thể. Ngoài ra, nếu
bên phải thi hành án là Chủ tịch UBND cấp tỉnh, UBND cấp tỉnh nhưng không thi hành
án thì trách nhiệm của Cơ quan cấp trên trực tiếp trường hợp này rất khó xác định.
Hiện nay, Nghị định 71/2016/NĐ-CP xác định rõ trách nhiệm của người đứng
đầu Cơ quan cấp trên trực tiếp trong việc kiểm tra, đôn đốc và xử lý trách nhiệm đối
với người phải thi hành án thuộc thẩm quyền quản lý của mình.
Thứ tư, quy định thẩm quyền xét xử các khiếu kiện hành chính liên quan đến
Chủ tịch UBND cấp huyện và UBND cấp huyện
Luật TTHC năm 2015 được Quốc hội thông qua ngày 25/11/2015 với nhiều
sửa đổi, bổ sung cơ bản trong đó có việc phân định rõ thẩm quyền giải quyết các
VAHC giữa Toà án cấp huyện với Toà án cấp tỉnh. Đó là, đối với QĐHC, HVHC
76
của UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp huyện thì thẩm quyền giải quyết theo
thủ tục sơ thẩm thuộc về Tòa án cấp tỉnh.
Quy định này có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy dân chủ, công khai và
minh bạch nền hành chính; tạo điều kiện để Thẩm phán thực hiện tốt nguyên tắc
độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong xét xử các khiếu kiện hành chính.
Thứ năm, quy định cụ thể về hình thức xử lý kỷ luật đối với công chức, viên
chức có hành vi vi phạm trong THAHC
Luật TTHC năm 2010 chỉ quy định nếu cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thi
hành án cố ý không chấp hành bản án, quyết định của Tòa án thì tùy từng trường
hợp mà bị xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình
sự. Việc xử lý vi phạm hành chính và trách nhiệm hình sự đã được Luật Xử lý vi
phạm hành chính, các Nghị định có liên quan và Bộ luật Hình sự hiện hành điều
chỉnh. Riêng hình thức xử lý kỷ luật không được xác định cụ thể trong Luật TTHC
năm 2010 và cũng không được hướng dẫn cụ thể tại bất kỳ văn bản nào khác. Do
đó, khi thực hiện hình thức xử lý này thực tế cơ quan có thẩm quyền tuân theo quy
định của Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và Nghị định 34/2011/NĐ-CP ngày
17/5/2011 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức (Nghị định
34/2011/NĐ-CP). Tuy nhiên, thực tế áp dụng thực hiện là rất khó khăn.
Hiện nay, Nghị định 71/2016/NĐ-CP dành hẳn Mục 1, Chương III để quy
định rõ những hình thức kỷ luật đối với công chức, viên chức có hành vi vi phạm
pháp luật về THAHC tùy theo tính chất, mức độ vi phạm từ cảnh cáo cho đến hình
thức kỷ luật buộc thôi việc.
3.1.2.2. Hạn chế
Thứ nhất, vấn đề tự nguyện thi hành án gây khó khăn cho quá trình áp dụng
trên thực tế
Một là, thời hạn tự nguyện thi hành án được quy định 30 ngày là thời hạn
người phải thi hành án phải thi hành xong hay là thời hạn người phải thi hành án tổ
chức triển khai việc thi hành án?
Điểm b khoản 2 Điều 311 Luật TTHC năm 2015 quy định thời hạn tự nguyện
thi hành án của người phải thi hành án là 30 ngày kể từ ngày nhận được bản án,
77
quyết định của Toà án. Tuy nhiên, quy định này chưa rõ vì trường hợp thi hành các
bản án, quyết định của Tòa án tuyên hủy QĐHC, buộc người phải thi hành án ra
QĐHC mới phù hợp với quy định của pháp luật. Ở đây, người phải thi hành án phải
thực hiện một quy trình ban hành QĐHC mới phù hợp với quy định của pháp luật
theo trình tự, thủ tục quản lý hành chính của ngành, lĩnh vực. Do đó, trong nhiều
trường hợp khi hết thời hạn 30 ngày, người phải thi hành án vẫn chưa thể ban hành
ngay QĐHC mới mà vẫn đang trong quá trình tổ chức thực hiện việc ban hành QĐHC.
Khoản 3 Điều 311 Luật TTHC năm 2015 quy định: “Quá thời hạn quy định tại
điểm b khoản 2 Điều này (Điều 311) mà người phải thi hành án không thi hành thì
người được thi hành án có quyền gởi đơn đến Toà án đã xét xử sơ thẩm ra quyết
định buộc thi hành bản án, quyết định của Toà án”.
Trong trường hợp nói trên, người phải thi hành có thi hành bản án, quyết định
của Toà án tuy nhiên chưa thi hành xong. Khoản 3 Điều 311 ghi là “không thi
hành” do đó khi có đơn yêu cầu của người được thi hành án, Toà án đã xét xử sơ
thẩm rất khó thực hiện trong trường hợp này, gây bất lợi cho cả người được thi hành
án và người phải thi hành án.
Hai là, quyền ban hành Thông báo tự nguyện thi hành án của Cơ quan
THADS cùng cấp với Toà án đã xét xử sơ thẩm VAHC
Khoản 3 Điều 196 Luật TTHC năm 2015 quy định: “Trong thời hạn 30 ngày
kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị mà không có kháng cáo, kháng nghị,
Toà án cấp, gửi bản án đã có hiệu lực pháp luật cho đương sự, Viện Kiểm sát cùng
cấp, Cơ quan THADS cùng cấp, cơ quan cấp trên trực tiếp của người bị kiện”.
Khoản 2 Điều 311 Luật TTHC năm 2015 quy định thời hạn tự nguyện thi hành
án của người phải thi hành án xác định như sau: (1) Thi hành ngay bản án, quyết
định tại điểm e và điểm g khoản 1 Điều 311 kể từ ngày nhận được bản án, quyết
định của Tòa án; (2) Thi hành bản án, quyết định của Tòa án trong thời hạn 30 ngày
tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 311 kể từ ngày nhận được bản án, quyết
định của Tòa án.
Tuy nhiên tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 71/2016/NĐ-CP quy định: Khi nhận
được bản án, quyết định của Tòa án, Cơ quan THADS phân công Chấp hành viên
thực hiện theo dõi việc THAHC. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận
được bản án, quyết định của Tòa án, Cơ quan THADS có trách nhiệm ra văn bản
78
thông báo về việc tự nguyện thi hành án gửi người phải thi hành án. Nội dung thông
báo nêu rõ thời hạn tự nguyện, trách nhiệm tổ chức thi hành án, việc xử lý trách
nhiệm nếu không chấp hành án. Có 02 trường hợp xảy ra như sau:
Trường hợp 1, người phải thi hành án nhận được bản án, quyết định của Toà
án trước khi Toà án chuyển giao bản án, quyết định cho Cơ quan THADS. Như vậy,
khi nhận được Thông báo tự nguyện thi hành án thì có thể người phải thi hành đã thi
hành án xong hoặc gần xong.
Trường hợp 2, người phải thi hành án nhận được bản án, quyết định sau thời
điểm Cơ quan THADS ra Thông báo tự nguyện thi hành án, không tổ chức việc thi
hành án theo thông báo của Cơ quan THADS mà chờ Toà án chuyển giao bản án,
quyết định vì theo quy định người phải thi hành án thi hành từ ngày nhận được bản
án, quyết định của Toà án có thẩm quyền.
Như vậy, cả hai trường hợp đều dẫn đến việc ban hành và thực hiện Thông
báo tự nguyện thi hành án của Cơ quan THADS không có hiệu quả, mất đi ý nghĩa
của việc thông báo tự nguyện thi hành án, gây khó khăn cho theo dõi và báo cáo kết
quả THAHC. Ngoài ra, khi Toà án tiếp nhận Đơn yêu cầu thi hành án sẽ khó khăn
trong việc xác định thời hạn tự nguyện thi hành án đã hết hay chưa.
Thứ hai, vẫn còn tồn tại tâm lý e ngại, nể nang của Cơ quan THADS khi thực
hiện chức năng theo dõi THAHC
Khoản 3 Điều 14 Nghị định 71/2016/NĐ-CP quy định trong thời hạn 03 ngày
làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định buộc THAHC, Chấp hành viên được
phân công theo dõi việc thi hành án phải làm việc với người phải thi hành án để yêu
cầu thực hiện nghĩa vụ trong bản án, quyết định của Tòa án. Nội dung làm việc phải
được lập thành biên bản. Khoản 5 Điều 14 Nghị định này cũng quy định Cơ quan
THADS có văn bản kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý trách nhiệm đối
với người phải thi hành án chậm thi hành án, không chấp hành, chấp hành không
đúng hoặc không đầy đủ nội dung bản án, quyết định của Toà án theo quy định của
Luật TTHC và Nghị định này.
Trong các VAHC người phải thi hành án nhiều trường hợp là Chủ tịch UBND
cấp tỉnh, Giám đốc các Sở ngành hoặc tương đương nên quá trình theo dõi THAHC
có phần khó khăn cho các Cơ quan THADS trong việc thông báo, tống đạt Thông
báo tự nguyện thi hành án và đặc biệt là việc lập biên bản về việc buộc THAHC
79
theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định số 71/2016/NĐ-CP. Hầu hết các Chấp
hành viên đều mang tâm lý e ngại trong việc lập biên bản về việc buộc THAHC đối
với Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Giám đốc các Sở ngành hoặc đề nghị xử lý trách
nhiệm về việc chậm thi hành án, không chấp hành án hoặc chấp hành không đúng
nội dung bản án, quyết định vì theo quy định tại Điều 173, Điều 174 Luật THADS
năm 2008, Chủ tịch UBND cấp tỉnh là Trưởng Ban Chỉ đạo THADS của tỉnh; Chủ
tịch UBND tỉnh có ý kiến bằng văn bản về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Cục trưởng,
Phó Cục trưởng Cục THADS; ngoài ra, định kỳ hàng quý, hàng năm, Cục THADS
phải báo cáo kết quả thi hành án cho UBND cấp tỉnh.
Thứ ba, quy định ban hành quyết định buộc thi hành bản án, quyết định của
Tòa án trong nhiều trường hợp gây nhầm lẫn, làm trì hoãn quá trình thi hành án
Một là, Điều 312 Luật TTHC năm 2015 quy định Tòa án đã xét xử sơ thẩm
VAHC ra Quyết định buộc thi hành bản án, quyết định của Tòa án nếu người phải
thi hành án không tự nguyện thi hành và người được thi hành án gửi đơn yêu cầu.
Như vậy, khi có đơn yêu cầu của người được thi hành án, Toà án có thẩm quyền sẽ
ban hành Quyết định buộc thi hành án. Giả sử trường hợp bản án được tuyên bao
gồm cả phần tài sản thì Quyết định buộc thi hành án của Tòa án là dành cho toàn bộ
bản án đã có hiệu lực hay chỉ dành cho những phán quyết liên quan đến tính hợp
pháp của QĐHC, HVHC bị khởi kiện trong bản án đó? Nhiều trường hợp trong thực
tế Toà án đã xét xử sơ thẩm ban hành Quyết định buộc thi hành án cho toàn bộ nội
dung ở phần quyết định của bản án, bao gồm phần tài sản. Cách áp dụng như vậy lại
mâu thuẫn với quy định điểm h khoản 1 Điều 311 là: “Quyết định về phần tài sản
trong bản án, quyết định của Toà án được thi hành theo quy định của pháp luật về
thi hành án dân sự”.
Hai là, trường hợp bản án, quyết định của Tòa án tuyên không chấp nhận yêu
cầu khởi kiện QĐHC, HVHC, điểm b khoản 2 Điều 311 Luật TTHC năm 2015 quy
định “Người phải thi hành án phải thi hành bản án, quyết định của Tòa án quy định
tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều này (Điều 311) trong thời hạn 30 ngày kể
từ ngày nhận được bản án, quyết định của Tòa án....”
80
Tiếp đó, khoản 3 Điều 311 quy định: “Quá thời hạn quy định tại khoản 2 Điều
này (Điều 311) mà người phải thi hành án không thi hành thì người được thi hành
án có quyền gửi đơn đến Tòa án đã xét xử sơ thẩm ra quyết định buộc thi hành bản
án, quyết định của Tòa án theo quy định tại khoản 1 Điều 312 của Luật này (Luật
TTHC năm 2015)”.
Theo các quy định nêu trên, hiện nay có quan điểm cho rằng trình tự, thủ tục thi
hành bản án không chấp nhận đơn yêu cầu khởi kiện được thực hiện theo trình tự, thủ
tục THAHC nói chung không? cụ thể: người đã khởi kiện có trách nhiệm tự nguyện thi
hành QĐHC, HVHC mà mình đã khởi kiện trong thời hạn 30 ngày. Hết thời hạn này
mà người đã khởi kiện không tự nguyện thi hành thì cơ quan, người có thẩm quyền đã
ban hành QĐHC có trách nhiệm nộp đơn yêu cầu Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ việc ra
quyết định buộc THAHC (theo khoản 3 Điều 311 Luật TTHC năm 2015) trước khi tự
tổ chức cưỡng chế thi hành đối với QĐHC mà mình đã ban hành hay trong trường hợp
này khi người phải thi hành án không thi hành thì cơ quan, tổ chức đã ban hành QĐHC,
có HVHC sẽ tổ chức cưỡng chế ngay.
Thứ tư, chưa có biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với người phải thi hành
án là cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước khi thi
hành phần QĐHC của bản án, quyết định của Toà án
Hiện nay, theo Luật TTHC năm 2015 và Nghị định 71/2016/NĐ-CP thì cơ chế
THAHC chủ yếu được thực hiện theo cơ chế tự thi hành mà không có cơ chế cưỡng
chế THAHC. Pháp luật về THADS được áp dụng trong trường hợp thi hành phần
tài sản trong bản án, quyết định của Toà án. Theo quy định, hết thời hạn 10 ngày kể
từ ngày người phải thi hành án nhận được hoặc được thông báo hợp lệ quyết định
thi hành án, người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi
hành án thì bị cưỡng chế [74]. Như vậy, trường hợp thi hành phần tài sản, có cơ chế
cưỡng chế thi hành đối với người phải thi hành án.
Trường hợp bản án, quyết định của Toà án bác yêu cầu khởi kiện, người đã khởi
kiện là người phải thi hành án có trách nhiệm tự nguyện thi hành QĐHC, HVHC mà
mình đã khởi kiện trong thời hạn 30 ngày. Hết thời hạn này mà người đã khởi kiện
không tự nguyện thi hành thì cơ quan, người có thẩm quyền đã ban hành QĐHC thực
81
hiện nhiệm vụ, công vụ của mình bằng cách tổ chức cưỡng chế thi hành đối với QĐHC
mà mình đã ban hành. Như vậy, đối với người phải thi hành án là người khởi kiện, việc
cưỡng chế thi hành án được thực hiện theo quy định của pháp luật về tổ chức thi hành
QĐHC, HVHC.
Tuy nhiên, trường hợp bản án, quyết định của Toà án tuyên chấp nhận một phần
hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện, người bị kiện là người phải thi hành án nếu không tự
nguyện thi hành trong thời hạn 30 ngày và khi có Quyết định buộc thi hành án của Toà
án đã xét xử sơ thẩm cũng không thực hiện thì hiện pháp luật không quy định việc
cưỡng chế thi hành trong trường hợp này. Những hình thức xử lý vi phạm từ xử lý kỷ
luật đến truy cứu trách nhiệm hình sự qua thực tế áp dụng cho thấy chưa đủ sức răn đe.
Thứ năm, khoản 3 Điều 23 Quyết định 810/QĐ-VKSTC quy định nội dung kiểm
sát THAHC của VKSND trong đó có nêu: “Kiểm sát việc Tòa án ra quyết định buộc
thi hành bản án, quyết định của Tòa án về VAHC; quyết định đôn đốc THAHC của
Cơ quan THADS và trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc của Thủ trưởng cơ quan cấp
trên trực tiếp của người phải thi hành án theo quy định tại Điều 312 Luật TTHC
năm 2015.”
Tuy nhiên, hiện theo quy định của Luật TTHC năm 2015, Nghị định
71/2016/NĐ-CP và Quyết định 1130/QĐ-TCTHADS thì cơ quan THADS không
còn chức năng đôn đốc THAHC, khi thực hiện chức năng theo dõi THAHC cơ quan
THADS cũng không ban hành quyết định đôn đốc THAHC.
3.2. Hoạt động thi hành bản án, quyết định của Toà án về vụ án hành
chính ở Việt Nam hiện nay
3.2.1. Kết quả thụ lý; giải quyết, xét xử vụ án hành chính và thi hành án
hành chính
Để có sự đánh giá khách quan giữa thực trạng giải quyết các VAHC và
THAHC tại Việt Nam hiện nay, trong giới hạn nghiên cứu của mình tác giả tổng
hợp số liệu và đánh giá về vấn đề này khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2018,
tức là trước, sau khi Luật TTHC năm 2010 có hiệu lực thi hành (01/7/2011) và giai
đoạn hiện nay khi Luật TTHC năm 2015 (01/7/2016) đang được triển khai áp dụng.
82
3.2.1.1. Kết quả giải quyết VAHC của Toà án các cấp
Về kết quả thụ lý; giải quyết, xét xử các VAHC của TAND các cấp từ năm
2010 đến năm 2018 [132]
Bảng 3.1. Số lượng các VAHC đã thụ lý; giải quyết, xét xử
từ năm 2010 đến năm 2018 của TAND các cấp
Năm
Tổng số VAHC
đã thụ lý
Tổng số VAHC đã
giải quyết, xét xử
Trong đó đã giải quyết, xét xử
theo các thủ tục
Sơ thẩm Phúc
thẩm
Giám đốc
thẩm, tái thẩm
2010 1.651 1.398 976 402 20
2011 - 1.790 1.236 535 19
2012 6.177 4.742 3.834 878 30
2013 7.738 6.430 4.671 1.751 8
2014 7.317 6.244 4.455 1.738 54
2015 6.259 5.553 4.174 1.336 43
2016 6.708 5.358 4.011 1.296 51
2017 7.922 5.155 3.796 1.323 36
2018 10.506 6.575 4.853 1.635 87
Nguồn: Toà án nhân dân tối cao
Kết quả thống kê trên cho thấy số lượng các VAHC được thụ lý và đưa ra giải
quyết, xét xử tại TAND các cấp có xu hướng gia tăng qua từng năm, trong đó, các
năm 2012, năm 2013, năm 2017 và năm 2018 có số lượng án hành chính tăng một
cách đột biến. Điều này cho thấy cá nhân, cơ quan, tổ chức đã tin tưởng hơn khi lựa
chọn hình thức khởi kiện tại Toà án để yêu cầu giải quyết các tranh chấp hành
chính. Đồng thời khẳng định chủ trương mở rộng thẩm quyền giải quyết các khiếu
kiện hành chính tại TAND các cấp của Đảng và Nhà nước ta theo yêu cầu cải cách
tư pháp và xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN là hoàn toàn đúng đắn.
So sánh với tình hình giải quyết khiếu nại hành chính
Quyền khởi kiện VAHC và quyền khiếu nại hành chính có điểm chung khi
đều là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu giải quyết những tranh chấp hành
chính liên quan đến QĐHC, HVHC do cơ quan hành chính ban hành hoặc thực
hiện. Xét về tính khách quan trong việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của
công dân, khởi kiện là hình thức nổi trội hơn vì TAND là chủ thể thứ ba trong giải
quyết tranh chấp. Đây cũng là xu hướng chung của các quốc gia trên thế giới đối
với một nền tư pháp hoàn toàn độc lập khi xây dựng Nhà nước pháp quyền. Tuy
83
nhiên, theo báo cáo của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong 03
năm từ năm 2015 đến năm 2017, tổng số QĐHC, HVHC bị khởi kiện (của Chủ tịch
UBND và UBND các cấp) là 11.180 trường hợp trong khi bị khiếu nại là 188.502
trường hợp (tổng số trường hợp bị khởi kiện là gần 6% so với hơn 94% tổng số trường
bị khiếu nại). Như vậy, số vụ việc công dân khởi kiện QĐHC, HVHC tại Toà án vẫn
chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với khiếu nại hành chính. Cơ chế khởi kiện tại Toà án đã được
người dân tin tưởng sử dụng đặc biệt là khi Luật TTHC năm 2015 có hiệu lực thi hành
nhưng thực tế khiếu nại vẫn là hình thức chủ yếu, cụ thể như sau [37]:
Bảng 3.2. So sánh tình hình khởi kiện QĐHC, HVHC của Chủ tịch UBND
và UBND các cấp tại Toà án với tình hình khiếu nại
tại cơ quan hành chính nhà nước
Năm Tổng số trường hợp
khiếu nại
Tỷ lệ
so sánh
Tổng số trường hợp
khởi kiện
Tỷ lệ
so sánh
2015 77.178 95.3% 3.632 4.7%
2016 63.492 95% 3.178 5%
2017 47.832 90.87% 4.370 9.13%
Tổng 188.502 94.06% 11.180 5.94%
Nguồn: Bộ Tư pháp
Đặc điểm của QĐHC, HVHC bị khiếu kiện
QĐHC, HVHC bị khiếu kiện chủ yếu thuộc lĩnh vực đất đai, nhà ở (như thu
hồi đất, giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ tái định cư) số còn lại tập trung ở
lĩnh vực thuế, xử phạt vi phạm hành chính, văn hoá... Các địa phương có số QĐHC,
HVHC bị khởi kiện lớn hơn so với cả nước gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội,
Kiên Giang, Long An, Đồng Nai, Đồng Tháp, Bà Rịa – Vũng Tàu, Hải Phòng, Đắk
Lắk, Quảng Nam, Bình Dương, Hải Dương. Đặc điểm này cũng tương đồng với
thực trạng khiếu nại, tố cáo hành chính.
Năm 2015, nội dung khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai,
tài chính ngân sách, đầu tư xây dựng cơ bản... chiếm 87.4%; năm 2016 tỷ lệ này là
66.2%; năm 2017 là 62.3% và tập trung chủ yếu ở một số địa bàn kể trên [37].
Điểm tương đồng này phản ánh thực trạng người dân khi khiếu nại tới cơ quan hành
chính nhà nước đã ban hành QĐHC, có HVHC, nhận quyết định giải quyết khiếu
nại, không đồng ý kết quả giải quyết khiếu nại này mới thực hiện quyền khởi kiện.
Nếu chấp nhận kết quả giải quyết khiếu nại thì không thực hiện khởi kiện vì tâm lý
chung còn ngại tiếp xúc hoặc còn chưa quen việc đề nghị giải quyết các tranh chấp
84
bởi cơ quan tố tụng. Do đó, án hành chính có tăng, song số vụ việc phải giải quyết
khiếu nại vẫn là chủ yếu. Đồng thời, thực trạng này làm cho việc xác định người bị
kiện trong các VAHC đôi khi rất phức tạp.
Thực trạng chất lượng xét xử các VAHC
Chất lượng xét xử các vụ án nói chung của TAND các cấp được đánh giá
thông qua số lượng án có kháng cáo, kháng nghị; án bị sửa, bị huỷ. Riêng án hành
chính, từ năm 2011 đến năm 2017, tại TAND cấp tỉnh, tỷ lệ án có kháng cáo, kháng
nghị là 60.7% (1.427 vụ/2.349 vụ); tỷ lệ Toà án cấp cao sửa án là 9,74% (139
vụ/1.427 vụ); tỷ lệ án bị huỷ là 14.4% (206 vụ/1.427 vụ) [84]. Như vậy, tỷ lệ án
hành chính mà TAND cấp tỉnh xét xử theo thủ tục sơ thẩm bị huỷ bình quân hàng
năm còn khá cao. Hiện nay, Luật TTHC năm 2015 quy định thẩm quyền giải quyết
theo thủ tục sơ thẩm khiếu kiện QĐHC, HVHC của UBND cấp huyện, Chủ tịch
UBND cấp huyện thuộc về TAND cấp tỉnh. Như vậy, thời gian tới số lượng án hành
chính tại Toà án cấp tỉnh sẽ tăng mạnh vì các tranh chấp hành chính bị khởi kiện
chủ yếu trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, tài chính ngân sách, đầu tư xây
dựng cơ bản, mà thẩm quyền quyết định những vấn đề này thuộc về Chủ tịch
UBND và UBND các cấp. Án hành chính vốn vẫn được đánh giá là án khó. Thực
trạng này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng xét xử các VAHC mà đặc biệt tại
TAND cấp tỉnh.
3.2.1.2. Kết quả thi hành án hành chính
Kết quả THAHC sẽ được đánh giá dựa trên số lượng bản án, quyết định có
hiệu lực của TAND các cấp được thi hành xong so với số lượng bản án, quyết định
có hiệu lực của TAND các cấp được đưa ra thi hành. Phần thi hành ở đây là phần
hành chính trong bản án, quyết định của Toà án về VAHC; phần tài sản (án phí, tiền
hoặc tài sản) được thi hành theo quy định của pháp luật về THADS, được tổ chức
bởi Cơ quan THADS, nội dung này hiện Cơ quan THADS không báo cáo số liệu
cùng với số liệu thống kê về kết quả THAHC. Phần hành chính là phán quyết của
Toà án có thẩm quyền về tính hợp pháp của QĐHC, HVHC, quyết định kỷ luật
buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh
tranh và danh sách cử tri bị khởi kiện.
Luật TTHC năm 2015 tiếp tục quy định Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thống
nhất quản lý nhà nước về công tác THAHC, trong phạm vi cả nước. Cơ quan quản
85
lý THADS (Tổng cục THADS) và Cơ quan THADS thuộc Bộ Tư pháp giúp Bộ
trưởng Bộ Tư pháp thực hiện chức năng này. Đồng thời quy định, bản án, quyết
định của TAND các cấp khi có hiệu lực phải gửi cho VKSND và Cơ quan THADS
có thẩm quyền. Luật TTHC năm 2010 quy định Cơ quan THADS thực hiện chức
năng đôn đốc THAHC khi người được thi hành án gửi đơn yêu cầu. Luật TTHC
năm 2015 quy định Cơ quan THADS thực hiện chức năng theo dõi THAHC từ khi
tiếp nhận bản án, quyết định do Toà án cùng cấp đã xét xử sơ thẩm gửi. Quy định
của Luật TTHC năm 2015 giúp giải quyết những hạn chế trong việc chuyển giao
bản án, quyết định của Toà án cho Cơ quan THADS. Tuy nhiên, thực tế sự phối hợp
này ở một số địa phương vẫn chưa tốt, kể cả giai đoạn Luật TTHC năm 2010 và giai
đoạn hiện nay. Do đó, số liệu báo cáo, thống kê có nhiều mâu thuẫn giữa các chủ
thể THAHC.
Căn cứ vào quá trình phát triển của Luật TTHC, việc đánh giá kết quả
THAHC được Luận án thực hiện theo 02 giai đoạn: (1) Giai đoạn từ năm 2012 đến
năm 2016 (giai đoạn Luật TTHC năm 2010 có hiệu lực thi hành); (2) Giai đoạn hai
năm 2017 và năm 2018 (giai đoạn Luật TTHC năm 2015 có hiệu lực thi hành).
Bảng 3.3. Kết quả THAHC từ năm 2012 đến năm 2016
Năm Tổng số vụ án đã
giải quyết, xét xử
Tổng số việc đã
thụ lý đôn đốc
Kết quả sau đôn đốc
thi hành án
2012 4.742 32 -
2013 6.430 352 Đôn đốc 350 việc, chưa đôn đốc 02
việc; trong số vụ việc đã có văn bản
đôn đốc, tổ chức thi hành xong 313
việc, chưa xong 37 việc
2014 6.244 452 Đôn đốc 449 việc, chưa đôn đốc: 03
việc; trong số các vụ việc đã có văn bản
đôn đốc đã tổ chức thi hành xong 388
việc, chưa xong 61 việc
2015 5.553 267 Đôn đốc 267 việc, chưa đôn đốc 06
việc; trong số các vụ việc đã có văn bản
đôn đốc đã tổ chức thi hành xong 193
việc, chưa xong 74 việc
2016 5.358 278 Đôn đốc 272 việc, chưa đôn đốc 06
việc; trong số các vụ việc đã có văn bản
đôn đốc đã tổ chức thi hành xong 182
việc, chưa xong 90 việc
Nguồn: Bộ Tư pháp
86
Số liệu THAHC ở trên được tổng hợp từ các Báo cáo của Bộ Tư pháp – Cơ
quan giúp Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về THAHC. Tuy nhiên,
nhận thấy Bộ Tư pháp chỉ thống kê được số vụ việc có yêu cầu đôn đốc thi hành án
trong giai đoạn này, tức là khi người được thi hành án đã gửi văn bản yêu cầu người
phải thi hành án thi hành song chủ thể này không thi hành. Vì vậy, rất khó để xác
định đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_thi_hanh_ban_an_quyet_dinh_cua_toa_an_ve_vu_an_hanh.pdf